Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật của một số nước trên thế giới
lượt xem 5
download
Mục đích của luận văn là tìm hiểu cơ sở lý luận về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài cũng như quy định pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam về loại hình ngân hàng này, từ đó góp phần đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm tạo ra một môi trường pháp lý đầy đủ, rõ ràng cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và cũng góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam với các nước trên thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật của một số nước trên thế giới
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU TRANG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU TRANG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Xuân Nhự Hà Nội – 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN NGUYỄN THỊ THU TRANG
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA 5 NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI 1.1. Khái niệm ngân hàng nước ngoài và địa vị pháp lý của ngân hàng 5 nước ngoài 1.1.1. Khái niệm ngân hàng nước ngoài và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài 5 1.1.2. Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài 10 1.2. Cơ sở pháp lý xây dựng địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài 14 1.2.1. Các nguyên tắc thương mại quốc tế 15 1.2.1.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử 15 1.2.1.2. Nguyên tắc tự do hóa thương mại (mở cửa thị trường) 17 1.2.1.3. Nguyên tắc minh bạch hóa 18 1.2.1.4. Nguyên tắc khác 18 1.2.2. Sự tham gia của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về lĩnh vực tài 19 chính ngân hàng CHƯƠNG 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC 23 NGOÀI THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật của Trung Quốc 23 2.1.1. Khái quát quá trình cải cách hệ ngân hàng tại Trung Quốc 23 2.1.2. Một số quy định về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài ở 25 Trung Quốc 2.1.3. Một số cam kết hội nhập của Trung Quốc trong lĩnh vực ngân hàng 32 2.1.4. Một số thuận lợi và thách thức của ngân hàng Trung Quốc sau khi 37 mở cửa hoàn toàn 2.2. Địa vị pháp lý của Ngân hàng nước ngoài theo pháp luật Mỹ 38 2.2.1. Tổng quan về pháp luật điều chỉnh ngân hàng Mỹ 39
- 2.2.2. Một số quy định về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo 41 pháp luật Mỹ 2.3. Pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài 46 2.3.1. Nguồn điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng nước ngoài 46 2.3.2. Quy định pháp luật về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài ở 47 Việt Nam 2.3.2.1. Hình thức hiện diện thương mại 47 2.3.2.2. Điều kiện cấp giấy phép và hoạt động 50 2.3.2.3. Trình tự thủ tục cấp phép thành lập, hoạt động đối với ngân hàng 56 nước ngoài 2.3.2.4. Điều kiện hoạt động 58 2.3.2.5. Chấm dứt hoạt động, giải thể 60 2.3.2.6. Hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại Việt Nam 61 2.3.3. Những cam kết của Việt Nam về lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân 62 hàng theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) 2.3.3.1. Các chế độ đối xử theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa 62 Kỳ (BTA) 2.3.3.2. Các cam kết của Việt Nam về dịch vụ tài chính ngân hàng theo Hiệp 65 định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2.3.4. Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS) của Tổ chức 70 thương mại thế giới (WTO) 2.3.4.1. Cam kết cụ thể của Việt Nam với WTO về lĩnh vực Ngân hàng 71 2.3.4.2. Cam kết về chính sách thương mại dịch vụ liên quan đến ngân hàng 74 2.3.4.3. Nghĩa vụ và quyền lợi của các ngân hàng sau khi Việt Nam gia 75 nhập WTO 2.3.5. Đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và thách thức khi 77 Việt Nam tham gia TPP CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 79 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 79 3.2. Định hướng về pháp luật ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 80
- 3.3. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về ngân hàng nước ngoài tại 84 Việt Nam 3.3.1. Về cấp phép thành lập và hoạt động 84 3.3.2. Về hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 85 3.3.3. Quy định về mua bán, sáp nhập ngân hàng 86 3.3.4. Hoàn thiện các quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại 87 Việt Nam 3.3.5. Giám sát hoạt động của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 87 KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC SỐ 01 98 PHỤ LỤC SỐ 02 99
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT AFTA ASEAN Free Trade Area Hiệp định khung về thành lập và phát triển khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á BCC Business Cooperation Contract Hợp đồng hợp tác kinh doanh BOT Build Operate Transfer Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BT Build Transfer Hợp đồng xây dựng - chuyển giao BTA US-VietNam Bilateral Trade Hiệp định thương mại Việt Nam – Agreement Hoa Kỳ FED Federal Reserve System Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ GATS Genaral Agreement on Trade in Hiệp định chung về thương mại Services dịch vụ GATT Genaral Agreement of Tariffs and Hiệp định chung về thuế quan và Trade mậu dịch IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế OCC Office of the Comptroller of Văn phòng Kiểm soát tiền tệ, một Currency cơ quan thuộc Bộ Tài chính Mỹ OPEC Organization of Petroleum Tổ chức các nước xuất khẩu dầu Exporting Countries lửa OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Cooperation and Development Kinh tế WB World bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại Thế giới
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thực tế kinh nghiệm quốc tế cho thấy hệ thống tài chính – ngân hàng cạnh tranh và mở cửa là hệ thống hỗ trợ hiệu quả cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Do vậy, các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đều mong muốn hội nhập quốc tế, phát triển và cải cách hệ thống ngân hàng nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh tốt và một nền kinh tế phát triển. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng được thể hiện thông qua: Mức độ sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng trong nước; thị phần dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài…Sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài có vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính của quốc gia bởi các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, là kênh truyền dẫn công nghệ ngân hàng hiện đại, có kinh nghiệm quản trị tiên tiến và bổ sung nguồn tài chính không nhỏ cho thị trường tài chính Trong xu hướng toàn cầu hóa, việc các ngân hàng nước ngoài phát triển mạng lưới hoạt động của mình tại các quốc gia sở tại thông qua việc thành lập các văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, liên doanh với các ngân hàng của các quốc gia sở tại hay việc thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại các quốc gia sở tại để mở rộng thị trường, nâng cao cạnh tranh là xu hướng tất yếu. Để xây dựng một nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng hội nhập và bền mạnh, một trong những vấn đề đặt ra là các quốc gia cần có một môi trường pháp lý lành mạnh, rõ ràng đảm bảo khuôn khổ pháp lý cho hoạt các ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, đồng thời cũng phải phù hợp với các điều ước quốc tế mà quốc gia đó (song phương, đa phương) đã ký kết, gia nhập và thông thệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Cùng với xu hướng hội nhập, Việt Nam đã tham gia ký kết một số hiệp định về thương mại dịch vụ (bao gồm cả lĩnh vực tài chính ngân hàng) như: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ ngày 13/7/2000, Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS), Hiệp định khung về thiết lập khu vực đầu tư ASEAN (AIA – năm 1988), Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ… và đang trong quá trình tham gia đàm phán 1
- Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Parnership Agreement - viết tắt TPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-châu Âu (EVFTA) …. Hiện nay, sự hiện diện và hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ngày càng gia tăng (tính đến năm 2011, có 5 ngân hàng thương mại liên doanh, 5 ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài và 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam – Theo Phụ lục số 01). Nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng, Nhà nước cũng đã ban hành một số các văn bản điều chỉnh hoạt động của các loại hình ngân hàng này. Tuy nhiên, ở nước ta, pháp luật quốc gia điều chỉnh về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài chưa thực sự hoàn thiện. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách sâu sắc và có hệ thống pháp luật điều chỉnh về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam, từ đó góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về ngân hàng ở Việt Nam, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính tiền tệ và phát triển hợp tác quốc tế là rất quan trọng. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật của một số nước trên thế giới” đã được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, quy định về hoạt động của các ngân hàng nước ngoài là nội dung quan trong được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật như: Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010; Luật đầu tư 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật thương mại 2005; Luât doanh nghiệp 2005; Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư số 40/2011/TT- NHNN ngày 15/12/2011 của Ngân hàng nhà nước về việc cấp giấy phép tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam; Thông tư số 34/2011/TT-NHNN ngày 28/10/2011 về trình tự, thủ 2
- tục thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam; Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 cuả Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng; Thông tư 05/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 21/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 19/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam … Trên một số tạp chí và website các tác giả cũng đã đề cầp đến vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân hàng nước ngoài như: “Hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam” của tác giả Văn Thanh đăng trên Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 23/12/2009; “Sân chơi nào cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong hội nhập” của tác giả ThS. Trịnh Thanh Huyền đăng trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam; “Hội nhập và mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng” của tác giả Nguyệt Anh đăng trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam; “Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Thanh Phong được đăng tải trên trang thongtinphapluatdansu.edu.vn ngày 10/4/2010; “Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: Âm thầm, quyết liệt cạnh tranh” của tác giả Trường Giang được đăng tin trên cổng tin báo lao động;… Tuy nhiên, các bài viết trên đây chỉ mang tíng chất phản ánh sự việc, bước đầu phân tích, bình luận một số vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt của ngân hàng nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế, thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các bài viết nhìn chung chỉ dừng lại ở việc đề cập thông tin cơ bản về việc ngân hàng nước ngoài đầu tư hoạt động tại Việt Nam mà chưa có một bài viết nào 3
- đi sâu vào vấn đề pháp luật về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam. Như vậy, theo hiểu biết của cá nhân tác giả, ở nước ta chưa có một công trình nghiên cứu nào viết hệ thống và chuyên sâu về địa vị pháp lý của ngân hàng ngân hàng nước ngoài theo pháp luật một số nước trên thế giới và theo pháp luật Việt Nam theo cách tiếp cận của Luật Quốc tế. Do đó, tác giả đã chọn đề tài này để nghiên cứu và bảo vệ Luận văn thạc sĩ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích của luận văn là tìm hiểu cơ sở lý luận về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài cũng như quy định pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam về loại hình ngân hàng này, từ đó góp phần đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm tạo ra một môi trường pháp lý đầy đủ, rõ ràng cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và cũng góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam với các nước trên thế giới. 3.2. Nhiệm vụ Với mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định pháp luật một số nước trên thế giới về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý ngân hàng nước ngoài. - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp có tính khả thi, các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp lý điều chỉnh địa vị pháp lý của các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Là một đề tài thuộc chuyên ngành luật quốc tế, tác giả nghiên cứu một số vấn đề mang tính lý luận về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài (hình thức đầu tư, hiện diện thương mại của ngân hàng nước ngoài tại nước sở tại; điều kiện cấp phép 4
- thành hoạt động; các hoạt động, dịch vụ cung cấp; chấm dứt hoạt động…). Trọng tâm những vấn đề được nêu ra trong luận văn được tiếp cận thông qua việc phân tích tổng hợp các quy định pháp luật một số nước trên trên thế giới, pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế (song phương, đa phương) mà Việt Nam đã tham gia có liên quan đến hoạt động của ngân hàng nước ngoài; đồng thời đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói chung và quy định về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài nói riêng. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên những cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân tích, quy nạp, diễn giải, so sánh, tổng hợp… để đưa ra nhận xét đánh giá vấn đề một cách đầy đủ nhất. 6. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam. Hai là, đánh giá quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, pháp luật một số nước trên thế giới về đia vị pháp luật của ngân hàng nước ngoài. Ba là, luận văn đã bước đầu đề xuất những phương hướng và giải pháp, góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về địa vị pháp lý của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được cấu trúc gồm ba chương với nội dung như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài. Chương 2: Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật một số nước trên thế giới. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài. 5
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm ngân hàng nước ngoài và địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài 1.1.1. Khái niệm ngân hàng nước ngoài và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu và đang diễn ra ngày càng sâu rộng về nội dung và quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong điều kiện nền kinh tế mở, mỗi quốc gia không chỉ có ngân hàng nước sở tại mà còn tồn tại nhiều ngân hàng có vốn nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường tài chính thông qua nhiều hình thức đầu tư như: góp vốn liên doanh với ngân hàng trong nước, mua cổ phẩn của ngân hàng trong nước và tham gia trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp trong nước, mua cổ phần ngân hàng trong nước nhưng không tham gia hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, mở chi nhánh, văn phòng đại diện của mình tại nước sở tại,... Trên thế giới, sự ra đời và phát triển của các loại hình ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Từ những năm 1990, nhiều quốc gia trên thế giới đã mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường ngân hàng của họ dưới hình thức ngân hàng con, trong việc đáp ứng nhu cầu hệ thống tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng. Theo thời gian, sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài ở các quốc gia sở tại ngày càng gia tăng trên thế giới, đặc biệt ở các nước Đông Âu. Đây là kết quả của xu hướng toàn cầu hóa và tự do tài chính. Ở Nga, cơ quan điều hành cho phép sự đầu tư vốn nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp vào lĩnh vực ngân hàng từ những năm 1990, đến cuối năm 2000 đã có 22 ngân hàng ở Nga có 100% vốn nước ngoài bên cạnh 31 ngân hàng có vốn nước ngoài và hơn 150 ngân hàng có tỷ lệ vốn nước ngoài nhất định [52,206]. Đến cuối năm 2007, có 205 ngân hàng từ 59 quốc gia hoạt động ở Hoa Kỳ dưới hình thức văn phòng đại diện, đại lý, chi nhánh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài [55]. Ở Trung Quốc, với việc gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001, nước này đã thực 6
- hiện tự do hóa hoàn toàn lĩnh vực ngân hàng trong thời hạn 05 năm theo cam kết, vì vậy, Trung Quốc đã thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Đến năm 2008, có 20 ngân hàng nước ngoài nhận được giấy phép thành lập ngân hàng con ở Trung Quốc và có số này có thể tăng lên 50 ngân hàng vào năm 2011[53]. Ở Việt Nam, đến năm 2011 đã có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, cùng với 5 ngân hàng thương mại Liên doanh và 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp phép và hoạt động tại Việt Nam [48]. Như vậy, có thể thấy, hoạt động đầu tư của ngân hàng nước ngoài ở các quốc gia sở tại ra đời và không ngừng gia tăng ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Sự hiện diện và hoạt động của các ngân hàng nước ngoài tại nước sở tại phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế quốc gia cũng như nền kinh tế thế giới. Theo Luật ngân hàng có vốn nước ngoài của Trung Quốc thì ngân hàng nước ngoài (foreign bank) là ngân hàng thương mại đã được đăng ký thành lập bên ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và được sự chấp thuận hoặc cấp phép của cơ quan giám sát tài chính của đất nước mình hoặc khu vực. Ngân hàng có vốn nước ngoài (foreign-funded bank) được hiểu là bất kỳ tổ chức nào dưới đây được chấp thuận để thành lập trong lãnh thổ nước Công hòa dân chủ nhân dân Trung Quốc, phù hợp với quy định của pháp luật của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc: 1. Ngân hàng có toàn bộ vốn nước ngoài được làm chủ bởi ngân hàng nước ngoài hoặc có sự liên doanh với bất kỳ một tổ chức tài chính nước ngoài khác; 2. Ngân hàng liên doanh Trung Quốc – nước ngoài, với vốn có sự liên doanh giữa một tổ chức tài chính trong nước với một công ty Trung Quốc; 3. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài [57]. Theo quy định của pháp luật Mỹ, ngân hàng nước ngoài là tổ chức được tổ chức theo pháp luật của quốc gia nước ngoài và có sự tham gia trực tiếp trong việc kinh doanh của ngân hàng bên ngoài nước Mỹ. Theo đó, các ngân hàng nước ngoài có thể thực hiện đầu tư vào Mỹ và thực hiện hoạt động ngân hàng tại Mỹ dưới hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý, ngân hàng con [55,1]. Ở Việt Nam, năm 1990, cơ chế đổi mới ngân hàng được thực hiện thông qua việc công bố hai Pháp lệnh ngân hàng vào ngày 24/05/1990 (Pháp lệnh ngân hàng Nhà 7
- nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt đồng của ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã đánh dấu sự ra đời và phát triền từ năm 1990. Đến nay, để thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam từng bước mở cửa dịch vụ ngân hàng, nhằm hướng đến xây dựng hệ thống ngân hàng cạnh tranh bình đẳng trên bình diện quốc tế theo khuôn khổ pháp lý phù hợp và thống nhất. Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, các ngân hàng nước ngoài hoạt động sôi nổi ở Việt Nam với nhiều hình thức hiện diện thương mại. Các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam luôn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Theo Nghị định 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam: “Ngân hàng nước ngoài” là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, có hoạt động chủ yếu và thường xuyên là hoạt động ngân hàng. Theo đó: 1. Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức tổ chức sau đây: a) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; b) Ngân hàng liên doanh; c) Ngân hàng 100% vốn nước ngoài. 2. Tổ chức tín dụng nước ngoài thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khác với hình thức ngân hàng khác, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài có những đặc điểm riêng mang tính chất riêng biệt ở chỗ nó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư, vì vậy nó không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng mà còn chị sự điều chỉnh của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp. 8
- Theo quy định của Luật đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (bao gồm cả lĩnh vực ngân hàng) thông qua hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp: - Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư; - Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Điều 21 Luật đầu tư 2005 quy định các hình thức đầu tư trực tiếp gồm: 1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; 2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; 3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, Hợp đồng BOT, Hợp đồng BT; 4. Đầu tư phát triển kinh doanh; 5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; 6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; 7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác. Theo Điều 26 Luật Đầu tư 2005 thì các hình thức đầu tư gián tiếp bao gồm: 1. Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây: a) Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; b) Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; c) Thông qua các định chế tài chính trung gian khác. 2. Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 9
- Theo điểm b khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư trực tiếp để thành lập tổ chức tín dụng (bao gồm các ngân hàng) tại Việt Nam nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện, quy định của pháp luật. Như vậy, có thể thấy theo quy định của pháp luật Việt Nam, địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài chủ yếu sẽ thực hiện thông qua việc thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hay hoạt động góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam. 1.1.2. Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài Theo thực tiễn quốc tế, pháp nhân được thành lập theo quy định của một nước nhất định. Nói cách khác, việc công nhận một tổ chức có tư cách pháp nhân phải dựa trên cơ sở của một nước nhất định. Thông thường một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân ở nước nó được thành lập cũng được công nhận có tư cách pháp nhân ở nước khác. Pháp nhân mang quốc tịch của một nước nhất định và được tổ chức và hoạt động theo pháp luật của nước đó. Nói cách khác, năng lực pháp luật dân sự, điều kiện và thủ tục thành lập, hợp nhất, chia, tách, giải thể pháp nhân, thanh lý tài sản khi giải thể pháp nhân ...do pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch. Khi hoạt động với tư cách là pháp nhân nước ngoài ở một nước nào đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân trên lãnh thổ nước sở tại lại tùy thuộc vào quy định của pháp luật nước sở tại. Tuy nhiên, những vấn đề về tổ chức, giải thể, thanh lý tài sản khi giải thể vẫn theo quy định của pháp luật nước pháp nhân mang quốc tịch. Như vậy, đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài thể hiện trước hết ở chỗ cùng một lúc pháp nhân nước ngoài phải tuân thủ hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tích và pháp luật của nước pháp nhân đang hoạt động. Ngoài ra, đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài còn thể hiện ở chỗ nếu các quyền lợi và nghĩa vụ trên lãnh thổ nước sở tại bị xâm phạm thì pháp nhân đó được Nhà nước của mình bảo hộ về mặt ngoại giao. Ngân hàng nước ngoài ngoài được hiểu pháp nhân nước nước ngoài, ngân hàng mang quốc tịch nước ngoài, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo pháp luật của nước đó. Theo định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ pháp lý, địa vị pháp lý là: "Tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho một chủ thể pháp luật, tạo cho 10
- chủ thể đó có khả năng tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”. Do đó, địa vị pháp lý của Ngân hàng nước ngoài được xác định là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật nước nguyên xứ và pháp luật nước sở nơi ngân hàng nước ngoài hoạt động quy định cho chủ thể này trong việc tổ chức, hoạt động và thực hiện đầu tư ở nước ngoài. Ngoài việc tuân thủ hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước ngân hàng nước ngoài mang quốc tịch và pháp luật của nước nơi ngân hàng nước ngoài hoạt động, ngân hàng nước ngoài còn phải tuân thủ các điều ước quốc tế (song phương và đa phương) mà hai quốc gia đã ký kết hoặc là thành viên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Như đã phân tích ở trên, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam đều quy định ngân hàng nước ngoài là ngân hàng được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài, theo đó, ngân hàng nước ngoài sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình qua việc xin cấp phép và thực hiện hoạt động của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại nước sở tại. Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 7 Nghị định số 22/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam và Điều 2 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 về việc cấp giấy phép tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mai, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, các hình thức hiện diện của Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được định nghĩa như sau: Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. Ngân hàng liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nhưng không quá năm thành viên trong đó một thành viên và người có liên quan không được sở hữu vượt quá 50% vốn điều lệ. 11
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng nước ngoài; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là một ngân hàng nước ngoài hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu 50% vốn điều lệ. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt nam, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự 2005 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài cũng như các ngân hàng thương mại khác của Việt Nam là doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam, theo pháp luật Việt Nam và có đầy đủ các tiêu chí của một pháp nhân theo quy định của tại Điều 84 Bộ luật dân sự. Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài cũng như các ngân hàng khác đều chịu điều chỉnh trực tiếp của pháp luật ngân hàng, chịu sự điều chỉnh gián tiếp của Luật doanh nghiệp và chị sự điều chỉnh của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Với ngân hàng 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư đầu tư toàn bộ vốn và có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp do mình lập ra, chính nguồn vốn và tư cách pháp lý của ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã tạo cho nó những đặc thù riêng so với ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài và ngân hàng liên doanh đều là doanh nghiệp Việt Nam có tư cách pháp nhân, có trụ sở chính tại Việt Nam và được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Điểm khác giữa hai loại hình ngân hàng này là ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài có 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài trong khi đó ngân hàng liên doanh có sự góp vốn của bên Việt Nam (một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và bên nước ngoài (một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. 12
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh của ngân hàng nước ngoài đều có vốn sở hữu của ngân hàng nước ngoài, tuy nhiên địa vị pháp lý và phạm vi hoạt động của hai hình thức này là khác nhau, cụ thể: - Ngân hàng 100% vốn nước ngoài là pháp nhân Việt Nam, tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc ngân hàng mẹ ở nước ngoài (ngân hàng mẹ là ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hoặc có chi nhánh hoạt động tại Việt Nam, theo khoản 2 Điều 7 Nghị đính số số 22/2006/NĐ-CP), không có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam vì thế hoạt động của nó phụ thuộc vào hoạt động của ngân hàng mẹ, phù hợp với pháp luật của nước nguyên xứ (Nước nguyên xứ đối với một tổ chức tín dụng nước ngoài là nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài được thành lập, theo khoản 3 Điều 7 Nghị đính số số 22/2006/NĐ-CP), nó được ngân hàng mẹ bảo đảm về việc chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của Chi nhánh tại Việt Nam. Chính vì phụ thuộc vào ngân hàng mẹ nên hoạt động của Chi nhánh ít nhiều bị hạn chế. Chi nhánh chỉ được thực hiện hoạt động nào mà ngân hàng mẹ thực hiện và cho phép. Ở Mỹ, Chi nhánh không là thực thể pháp lý riêng biệt theo pháp luật Mỹ. Nó là sự mở rộng hoạt động của ngân hàng nước ngoài (ngân hàng mẹ). Một chi nhánh có thể thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân hàng. Đối với việc thành lập, ở Mỹ, việc thành lập một chi nhánh ít tốn kém hơn thành lập một ngân hàng con riêng lẻ. Ngoài ra, một chi nhánh ở đây có thể có những khoản vay lớn hơn một ngân hàng con bởi lẽ giới hạn cho vay của nó dựa trên vốn của ngân hàng mẹ [55,25] * Hoạt động của ngân hàng nước ngoài và sự tác động đối với sự phát triển nguồn lực tài chính và nền kinh tế: Việc cho phép các ngân hàng nước ngoài xâm nhậm và thực hiện hoạt động tại nước sở tại có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nền tài chính, kinh tế quốc gia. - Việc cho phép các ngân hàng nước ngoài thành lập chi nhánh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, liên doanh với ngân hàng trong nước giúp cho thị trường tài 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 316 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 224 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 184 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 244 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 106 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – thực tiễn tại tỉnh Nam Định
17 p | 140 | 18
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 123 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 235 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 159 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn