intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

35
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, nội dung, bản chất quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế. Khi nghiên cứu đề tài, tác giả sẽ tham khảo toàn bộ các quy định pháp luật của nước ta về diện và hàng thừa kế gắn với từng giai đoạn trong lịch sử theo sự phát triển của đất nước, trong các sách chuyên khảo, đặc biệt là các quy định trong Bộ luật dân sự 2005, so sánh với các quy định của một số nước trên thế giới về diện và hàng thừa kế qua đó có cái nhìn về diện và hàng thừa kế theo pháp luật hiện hành một cách tổng quát hơn, cụ thể hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HUẾ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HUẾ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN AM HIỂU HÀ NỘI - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Huế
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ ...................................... 5 1.1. Khái niệm chung................................................................................. 5 1.1.1. Thừa kế và quyền thừa kế .................................................................... 5 1.1.2. Người để lại di sản thừa kế .................................................................. 8 1.1.3. Người thừa kế ..................................................................................... 10 1.2. Diện và hàng thừa kế ....................................................................... 13 1.2.1. Khái quát chung về diện và hàng thừa kế .......................................... 13 1.2.2. Diện và hàng thừa kế theo quy định của một số nước trên thế giới............ 17 1.2.3. Tập quán của Việt Nam về thừa kế .................................................... 24 1.2.4. Cơ sở của việc xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật ........... 29 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 33 Chƣơng 2: DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...................................................... 34 2.1. Diện thừa kế ...................................................................................... 34 2.1.1. Diện thừa kế theo quan hệ huyết thống.............................................. 34 2.1.2. Diện thừa kế xét theo quan hệ hôn nhân ............................................ 44 2.1.3. Diện thừa kế theo quan hệ nuôi dưỡng .............................................. 56 2.2. Hàng thừa kế ..................................................................................... 67 2.2.1. Hàng thừa kế thứ nhất ........................................................................ 67
  5. 2.2.2. Hàng thừa kế thứ hai .......................................................................... 73 2.2.3. Hàng thừa kế thứ ba ........................................................................... 78 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 81 Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ .................. 82 3.1. Thực trạng giải quyết các tranh chấp về thừa kế trong những năm gần đây .......................................................................... 82 3.2. Nguyên nhân của thực trạng diện và hàng thừa kế theo quy định pháp luật Việt Nam ................................................................. 91 3.3. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế...................................................................................... 95 3.3.1. Kiến nghị chung hoàn thiện các quy định pháp luật về thừa kế ............. 95 3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về diện và hàng thừa kế ................................................................................................ 96 Tiều kết chƣơng 3 ........................................................................................ 102 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 105
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. BLDS : Bộ luật dân sự 2. HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình 3. PLTK : Pháp lệnh thừa kế 4. PLVTK : Pháp luật về thừa kế 5. TAND : Tòa án nhân dân 6. TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao 7. UBND : Ủy ban Nhân dân 8. XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1: Thống kê số lượng vụ án giải quyết tranh chấp thừa kế của TANDTC từ năm 2006 – 2013 85 Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1: Các tranh chấp thừa kế giải quyết tại Tòa án từ năm 2007 - 2011 83 Biểu đồ 3.2: Thống kê thụ lý, giải quyết tranh chấp về thừa kế từ năm 2006 - 2013 84
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền thừa kế ra đời là một trong những phương thức pháp lý để bảo toàn và gia tăng tích lũy của cải trong xã hội. Nhà nước đã công nhận quyền thừa kế của cá nhân đối với tài sản, coi thừa kế là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu. Điều này không chỉ có tác dụng kích thích tính tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng mà còn tạo động lực đẩy mạnh niềm say mê, kích thích sự quản lý năng động của mỗi con người tạo ra khối tài sản của mình. Khi họ chết, các tài sản của họ để lại sẽ trở thành di sản và được phân chia cho các thế hệ con cháu, sự chuyển dịch di sản theo chế định thừa kế chính là sự nối tiếp về quyền sở hữu. Pháp luật công nhận quyền thừa kế đã đáp ứng phần nào mong mỏi của con người là tồn tại mãi mãi. Chính vì thế, pháp luật thừa kế trên thế giới nói chung và pháp luật thừa kế ở Việt Nam nói riêng đã không ngừng phát triển và hoàn thiện chế định này. Tại Việt Nam, Việt Nam, sớm nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của thừa kế, nên ngay những ngày đầu mới dựng nước, các triều đại Lý, Trần, Lê cũng đã quan tâm đến ban hành pháp luật về thừa kế. Pháp luật thành văn về thừa kế ở nước ta, lần đầu tiên được quy định trong chương "Điền sản" của Bộ luật Hồng Đức dưới triều vua Lê Thái Tổ. Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng CNXH ở nước ta, các quy định này đã được ghi nhận, mở rộng, phát triển và được thực hiện trên thực tế tại các Điều 19 Hiến pháp 1959 "Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân". Điều 27 Hiến pháp 1980 "Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân", Điều 58 Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013... và đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật Dân sự 1995, sau đó Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đánh dấu một bước phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng. 1
  9. Bộ luật Dân sự 2005 được xem là kết quả cao của quá trình pháp điển hoá những quy định của pháp luật về thừa kế. Nó kế thừa và phát triển những quy định phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của người thừa kế một cách có hiệu quả nhất. Hiện nay các tranh chấp về thừa kế có xu hướng ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp hơn. Sự nhận thức không đầy đủ về pháp luật của cá nhân, sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp Tòa án là những yếu tố làm cho các vụ kiện gặp nhiều khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài, ảnh hưởng không tốt đến truyền thống đạo đức tốt đẹp vốn có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, một trong những khó khăn vướng mắc lớn khi áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp thừa kế chính là vấn đề xác định sao cho đúng về diện và hàng thừa kế. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, phân tích, kiến nghị để làm sáng tỏ một số vấn đề về diện và hàng thừa kế trong chế định thừa kế theo pháp luật là một đòi hỏi tất yếu, khách quan cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế. 2. Tình hình nghiên cứu Do tầm quan trọng của vấn đề thừa kế nên nội dung này đã được rất nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm, nghiên cứu.Tiến sĩ Phùng Trung Tập đã giới thiệu với bạn đọc tác phẩm "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 từ trước đến nay"; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện là tác giả của cuốn "Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam"; Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thanh - Trần Hữu Biền có tác phẩm "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế". Ngoài ra, còn có nhiều bài viết về đề tài này được đăng tải trên sách, báo, tạp chí. Bên cạnh đó còn có nhiều cử nhân, học viên chọn nội dung thừa kế làm đề tài cho các bài tập cá nhân, bài tập lớn hay luận văn tốt nghiệp của mình. Có công trình nghiên cứu trên phạm vi rộng mang tính toàn diện, bao quát toàn bộ chế định thừa kế, cũng có công trình chỉ một phần nhỏ của chế định thừa kế. 2
  10. Riêng với đề tài "Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam", tác giả tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ nội dung, bản chất của diện và hàng thừa kế dọc theo chiều dài lịch sử pháp luật Việt Nam qua đó đi sâu vào quy định pháp luật hiện hành về Diện và hàng thừa kế, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp hoàn thiện các quy định về nội dung và hình thức trong luật. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, nội dung, bản chất quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế. Khi nghiên cứu đề tài, tác giả sẽ tham khảo toàn bộ các quy định pháp luật của nước ta về diện và hàng thừa kế gắn với từng giai đoạn trong lịch sử theo sự phát triển của đất nước, trong các sách chuyên khảo, đặc biệt là các quy định trong Bộ luật dân sự 2005, so sánh với các quy định của một số nước trên thế giới về diện và hàng thừa kế qua đó có cái nhìn về diện và hàng thừa kế theo pháp luật hiện hành một cách tổng quát hơn, cụ thể hơn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin có sự phối hợp với một số phương pháp như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp... để đánh giá tổng thể các vấn đề cần nghiên cứu. 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ nội dung và bản chất của diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, xác định đúng, chính xác về diện và hàng thừa kế cũng như thứ tự hưởng ưu 3
  11. tiên theo quy định của pháp luật thừa kế từng giai đoạn lịch sử nhất định và đặc biệt là BLDS năm 2005. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra những vướng mắc còn tồn tại khi áp dụng quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế. Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị mang tính giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại, góp phần hoàn thiện hơn các quy định về thừa kế. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực thừa kế. Có những công trình khoa học nghiên cứu vấn đề nội dung này một cách toàn diện, bao quát, nhưng cũng có những công trình chỉ nghiên cứu một khía cạnh nhỏ của chế định thừa kế. Đề tài luận văn này không phải là đề tài nghiên cứu mới. Đã có những tác giả chọn để làm công trình nghiên cứu riêng của mình ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên khi chọn đề tài nghiên cứu này tác giả nghiên cứu một cách chi tiết về từng diện và từng hàng thừa gắn với từng quy định của mỗi giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước. Trên cơ sở đó, tác giả so sánh với các quy định của một số nước quy định về diện và hàng thừa kế qua đó làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hiện hành và tìm ra những vướng mắc còn tồn tại trên thực tế và đề xuất kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về thừa kế. Chương 2: Diện và hàng thừa kế trong các quy định của pháp luật Việt Nam. Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật và phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế. 4
  12. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ 1.1. Khái niệm chung 1.1.1. Thừa kế và quyền thừa kế Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ. Điều 32, Hiến pháp 2013 quy định “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ” [27]. Từ điển tiếng Việt thừa kế là hưởng của người khác để lại cho. Theo các tác giả của Giáo trình Luật dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội, thừa kế được hiểu là: Việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống. Khái niệm này đã phản ánh chính xác bản chất cũng như nội dung thừa kế. Người có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam là công dân, tổ chức. Quyền thừa kế thuộc về cá nhân được thể hiện theo hai chủ thể nhất định, đó là chủ thể để lại tài sản (quyền của người để lại di sản) và chủ thể hưởng thừa kế di sản (quyền của người nhận di sản). Quyền thừa kế thuộc về tổ chức được thể hiện theo một chủ thể nhất định, đó là chủ thể hưởng thừa kế di sản (và chỉ trong trường hợp thừa kế theo di chúc). Những người được thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Người có hay không có năng lực hành vi hoặc người có năng lực hành vi không đầy đủ đều có quyền thừa kế. Trong trường hợp này, người giám hộ sẽ thực hiện giúp những người này các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi tài sản của họ. Thừa kế luôn gắn với quan hệ sở hữu xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và sự phát triển của xã hội loài người. Khi nhà nước và pháp luật chưa ra đời thì quan hệ sở hữu và quan hệ thừa kế đã tồn tại như một tất 5
  13. yếu khách quan. Thừa kế xuất hiện phụ thuộc vào quan hệ sở hữu. Nếu sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế, thì thừa kế là phương tiện duy trì và củng cố quan hệ sở hữu. Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người - Chế độ Cộng sản Nguyên thủy. Trong thời kỳ này, quan hệ thừa kế chỉ đơn thuần là một quan hệ xã hội, việc thừa kế chỉ nhằm di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định. Khi nhà nước ra đời việc chiếm giữ của cải vật chất giữa người với người được điều chỉnh bằng pháp luật theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị. Nhà nước đã sử dụng pháp luật là công cụ để bảo vệ tài sản và quyền tài sản của người chết cho những người còn sống. Lúc này các quan hệ thừa kế và quan hệ sở hữu không chỉ tồn tại một cách khách quan với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế nữa, mà những quan hệ này đã bị ràng buộc bởi những quy phạm pháp luật và làm xuất hiện khái niệm quyền thừa kế. Xét thừa kế dưới góc độ là phạm trù kinh tế tồn tại khách quan thì quyền thừa kế là một phạm trù pháp lý chỉ phát sinh khi có nhà nước và pháp luật. Nếu thừa kế là một quan hệ xã hội phát sinh ngay cả khi xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật, thì quyền thừa kế lại là một quan hệ pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội đã phân chia giai cấp và dẫn tới sự ra đời của nhà nước. Xét thừa kế dưới góc độ pháp luật dân sự, quyền thừa kế bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người khác còn sống theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định. Đồng thời, quy định quyền và nghĩa vụ cũng 6
  14. như các phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ đó của những chủ thể trong quan hệ thừa kế. Xét thừa kế dưới góc độ là quyền năng dân sự, quyền thừa kế là những quyền năng cụ thể của chủ thể trong việc để lại di sản thừa kế và nhận di sản thừa kế. Đó là những cách thức mà các chủ thể được phép xử sự theo quy định của pháp luật: Được để lại di sản thừa kế như thế nào, phân định phần di sản cho từng người thừa kế ra sao, việc lập di chúc phải tuân thủ những yêu cầu gì, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc trong điều kiện nào, ai là người được nhận di sản thừa kế, khi nào thì bị tước quyền hưởng di sản thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế như thế nào,... Trong các quan hệ về thừa kế, các chủ thể chủ động hiện thực hóa những quyền năng đó để biến nó thành những quyền dân sự cụ thể qua đó đáp ứng được nhu cầu và thực hiện được lợi ích cho bản thân mình. Tóm lại, quyền thừa kế là tổng thể các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho cá nhân, tổ chức theo di chúc hoặc theo pháp luật, cũng như quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ, phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế và được thực hiện theo những trình tự thủ tục nhất định. Pháp luật thừa kế ở nước ta trước hết nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tôn trọng thành quả lao động do họ làm ra cũng như chuyển kết quả đó cho những người thừa kế sau khi họ chết. Mặt khác, quyền thừa kế ở nước ta là một trong những phương tiện để củng cố và phát triển các quan hệ hôn nhân gia đình, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong quan hệ thừa kế, đặc biệt bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Qua đó góp phần bảo đảm quyền sở hữu cho mọi cá nhân trong xã hội. 7
  15. Như vậy thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của một người đã chết sang cho người còn sống theo những trình tự luật định. Quyền thừa kế của một cá nhân gắn bó chặt chẽ với quyền sở hữu của cá nhân đó. Quyền sở hữu là tiền đề, là cơ sở của quyền thừa kế và ngược lại, quyền thừa kế là căn cứ thiết lập quyền sở hữu mới. Vì vậy, hệ thống pháp luật dân sự của tất cả các nước trên thế giới bao giờ cũng quy định về vấn đề thừa kế như là một phương thức bảo đảm quyền sở hữu của chủ sở hữu. 1.1.2. Người để lại di sản thừa kế Quyền để lại thừa kế là một quyền cơ bản của cá nhân được pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo hộ. Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu của mọi công dân đối với những thu nhập hợp pháp của mình. Theo đó bất kỳ ai cũng có quyền quyết định đối với các loại tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của mình. Vì thế cá nhân có quyền lập di chúc cho người khác hưởng tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của mình sau khi mình chết, nếu không có di chúc thì tài sản này được chia theo pháp luật. Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật thừa kế nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản là nguyên tắc hết sức quan trọng, một mặt đã ghi nhận sự bảo hộ của pháp luật đối với quyền về thừa kế, mặt khác nó còn thể hiện một cách đầy đủ nhất các quyền dân sự chủ quan của mỗi cá nhân trong việc định đoạt toàn bộ tài sản của mình. Nội dung của nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt được ghi nhận khá đầy đủ trong BLDS 2005.Trước hết đối với cá nhân người để lại tài sản với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Pháp luật không cho phép bất kỳ ai có hành vi cản trở, cưỡng ép, đe doạ... người lập di chúc. Người để lại thừa kế có thể thực hiện quyền định 8
  16. đoạt thông qua hình thức di chúc viết hoặc di chúc miệng, có thể nhờ người làm chứng cho việc lập di chúc, có thể yêu cầu công chứng viên đến chỗ ở của mình để lập di chúc. Khi thực hiện quyền định đoạt trong di chúc, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định người giữ di chúc; người quản lý di sản, người phân chia di sản. Trong trường hợp di chúc đã được xác lập, nếu cần có sự thay đổi "ý nguyện" cũng như nội dung, người lập di chúc còn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc vào bất kỳ lúc nào. Quyền định đoạt của cá nhân để lại di sản được thể hiện không những trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản của họ, mà còn thể hiện ngay trong việc họ không lập di chúc để định đoạt tài sản để lại sau khi họ chết. Đây cũng là một cách thể hiện ý chí của cá nhân bằng việc không lập di chúc để định đoạt tài sản của họ, mà ý chí đó thể hiện ở việc chỉ để lại di sản của họ cho những người có quyền thừa kế theo pháp luật. Như vậy pháp luật ghi nhận quyền định đoạt tài sản của người chết thông qua việc lập di chúc để chỉ định thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Vì thế họ có quyền chỉ định bất cứ ai có thể là cá nhân trong hay ngoài diện thừa kế, thậm chí cũng có thể là nhà nước hoặc tổ chức nào đó. Cần lưu ý rằng, người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân, không thể là các pháp nhân hay tổ chức. Các pháp nhân hay tổ chức được thành lập với những mục đích và nhiệm vụ khác nhau và tài sản của các pháp nhân, tổ chức đó nhằm để phục vụ cho các hoạt động của chính mình. Khi các pháp nhân, tổ chức đó đình chỉ hoạt động của mình (phá sản, giải thể...) tài sản của các pháp nhân, tổ chức được giải quyết theo các quy định của pháp luật. Các pháp 9
  17. nhân, tổ chức chỉ tham gia quan hệ thừa kế với tư cách là người được hưởng di sản theo di chúc. 1.1.3. Người thừa kế Người thừa kế là người hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, tổ chức nhưng người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải có quan hệ hôn nhân, gia đình hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản. Giữa người để lại di sản và người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ pháp lý với nhau. Người thừa kế có quyền sở hữu đối với phần di sản thừa kế, đồng thời họ phải gánh vác những nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản. Điều 635 BLDS năm 2005 quy định chỉ những người còn sống vào thời điểm mở thừa kế mới có năng lực hưởng thừa kế. Tuy nhiên, đối với những người sắp sinh ra pháp luật cũng quy định họ cũng có thể là người thừa kế nếu vào thời điểm mở thừa kế (lúc người để lại di sản chết) họ đã thành thai. Nếu một người chưa thành thai vào thời điểm mở thừa kế hoặc thành thai trước thời điểm mở thừa kế nhưng sinh ra không sống thì không được hưởng di sản thừa kế. Pháp luật quy định: Người thừa kế đang là thai nhi nếu sinh ra sau khi mở thừa kế và phải còn sống. Thực tế khó xác định được như thế nào là sinh ra và còn sống. Tại Điều 23, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử. Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ Trẻ chết sơ sinh [11]. 10
  18. Do vậy, có thể coi trường hợp này nhà nước chưa quản lý về hộ tịch của đứa trẻ dưới một ngày. Như vậy có thể hiểu rằng, đứa trẻ sinh ra sau một ngày thì coi như là còn sống. Có quan điểm cho rằng, một đứa trẻ sinh ra phải có những căn cứ pháp lý, đó là giấy khai sinh mới được coi là một cá nhân trong xã hội. Thực tế, ở nhiều gia đình do không có điều kiện nên chưa làm giấy khai sinh được thì đứa trẻ sinh ra được coi là một cá nhân trong xã hội hay chưa? Có được thừa kế hay không? Thông thường một đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời đã là một con người trong xã hội. Vì vậy, không có lý do gì mà không thừa nhận sự tồn tại của chúng trong xã hội. Vấn đề này cũng cần được quy định cụ thể để tránh hiểu lầm và có căn cứ áp dụng pháp luật thống nhất. Hiện nay pháp luật đã thừa nhận sinh con bằng phương pháp khoa học kéo theo vấn đề phải xác định người thừa kế. Theo quy định tại khoản 1, Điều 21, Nghị định 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi được thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Người chồng hoặc người vợ trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh; - Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân; - Người tình nguyện hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi; - Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân lưu giữ phôi còn dư sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công. Khoản 2, Điều 21, Nghị định 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 quy định trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao 11
  19. giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản. Như vậy, kéo theo vấn đề xác định cha cho con trong trường hợp này. Theo khoản 4, Điều 21, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Người vợ hoặc người chồng sử dụng tinh trùng, noãn, phôi của người vợ hoặc người chồng bị chết làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự. Điều đó có nghĩa là đứa trẻ được sinh ra từ tinh trùng của người chồng để lại sau khi qua đời thì theo các quy định của pháp luật hiện hành, kể từ thời điểm người chồng chết, quan hệ hôn nhân giữa hai người sẽ chấm dứt (Điều 65, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014). Vì thế, việc nhận cha cho con được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 88 của luật Luật Hôn nhân gia đình năm 2014: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân… [28]. Đứa trẻ được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chồng chết thì về nguyên tắc, người chồng được xác định là cha của đứa trẻ. Trường hợp đứa trẻ sinh ra sau 300 ngày kể từ thời điểm người chồng chết sẽ không được coi là con chung trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, nếu muốn xác định cha cho con thì phải làm thủ tục xác nhận cha cho con (khoản 3, Điều 102, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014). Sau khi làm thủ tục xác nhận cha, người chồng mới được pháp luật thừa nhận là cha của đứa trẻ sinh ra. 12
  20. Người hưởng thừa kế theo di chúc còn có thể là các cơ quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì mới được hưởng di sản. Nếu như pháp luật quy định người thừa kế có quyền hưởng di sản thì cũng thừa nhận việc người thừa kế có quyền từ chối hưởng di sản. Quyền từ chối này không được nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình với người khác. Khi người thừa kế từ chối nhận di sản thì họ phải thể hiện ý chí từ chối đó bằng hình thức văn bản trong thời gian luật định và phải báo cho những người thừa kế khác cũng như cơ quan có thẩm quyền mà pháp luật quy định về việc họ từ chối nhận di sản. Người thừa kế có quyền từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản thừa kế cũng có thể từ chối quyền thừa kế theo di chúc là không từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật và ngược lại. Như vậy tất cả những người được hưởng di sản thừa kế hay chỉ một số ngời đủ điều kiện mới có quyền từ chối nhận di sản? Trường hợp người thừa kế chưa đủ 18 tuổi thì sẽ xử lý như thế nào? Đây là trường hợp cần quan tâm và quy định cụ thể hơn theo hướng muốn từ chối nhận di sản thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ, hoặc người giám hộ. 1.2. Diện và hàng thừa kế 1.2.1. Khái quát chung về diện và hàng thừa kế * Diện thừa kế Diện thừa kế là một trong những nội dung quan trọng của chế định thừa kế, tuy nhiên vấn đề này lại chưa được các nhà làm luật quy định cụ thể, chi tiết trong luật. Khái niệm diện thừa kế chỉ được quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Còn luật thực định từ trước đến nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề này. BLDS năm 1995 cũng như BLDS năm 2005 chưa có nội dung nào quy định về khái niệm diện thừa kế là gì và diện thừa kế bao gồm những ai? Đây là một vấn đề cần được khắc phục trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1