intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

42
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những quan điểm, phƣơng hướng và kiến nghị cụ thể để hoàn thiện các quy định giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 hiện hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG THÁI HƯNG GI¶I QUYÕT XUNG §éT PH¸P LUËT VÒ HîP §åNG Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN LAN NGUYÊN HÀ NỘI - 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Do đó, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Đặng Thái Hưng
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ............................ 6 1.1. Khái quát về xung đột pháp luật ....................................................... 6 1.1.1. Quy phạm và hệ thống quy phạm pháp luật xung đột.......................... 6 1.1.2. Phƣơng pháp giải quyết xung đột pháp luật ......................................... 8 1.1.3. Các hệ thuộc luật cơ bản..................................................................... 12 1.2. Khái quát về xung đột pháp luật về hợp đồng ............................... 16 1.2.1. Hợp đồng và hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài .................................... 16 1.2.2. Đặc điểm và nguồn luật điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài ........ 27 1.2.3. Nhận xét chung về xung đột pháp luật về hợp đồng .......................... 32 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 35 Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CỦA VIỆT NAM..................................... 37 2.1. Thực trạng giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng ............................................................................................ 37 2.1.1. Phƣơng thức giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng ........ 37 2.1.2. Thực trạng các quy định về giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng ............................................................................. 40 2.2. Thực trạng giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng ...... 43 2.2.1. Phƣơng thức giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng ......... 43 2.2.2. Thực trạng các quy định về giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng .............................................................................. 46
  4. 2.3. Thực trạng giải quyết xung đột pháp luật về năng lực chủ thể giao kết hợp đồng ....................................................................... 58 2.3.1. Phƣơng thức giải quyết xung đột pháp luật về năng lực chủ thể giao kết hợp đồng ............................................................................... 58 2.3.2. Thực trạng các quy định giải quyết xung đột pháp luật về năng lực chủ thể giao kết hợp đồng ............................................................ 60 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 64 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG....................................................................................... 65 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng ........................................... 65 3.1.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng ......................................................... 65 3.1.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng .................................................................. 68 3.2. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng ............................................................... 71 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng ................................................................. 71 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng .................................................................. 72 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về năng lực chủ thể giao kết hợp đồng ........................................ 75 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự BLDS 2005 : Bộ luật Dân sự của Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 Công ƣớc Viên 1980 : Công ƣớc của Liên Hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Vienna, 1980) Quy tắc Roma I : Quy tắc số 593/2008 về Luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng (Quy tắc Roma I) XĐPL : Xung đột pháp luật
  6. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Kể từ khi bắt đầu tiến hành Đổi Mới vào năm 1986, Việt Nam đã bắt đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ đặc biệt hội nhập sâu và toàn diện vào sân chơi toàn cầu khi chính thức gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (WTO) năm 2007. Chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhƣ vậy, điều dễ dàng nhận thấy mỗi một quốc gia đều có một hệ thống các quy định pháp luật riêng và các quy phạm pháp luật này khác với quy phạm pháp luật của các quốc gia khác thậm chí là hoàn toàn trái ngƣợc. Nguyên nhân của sự khác nhau về pháp luật của mỗi quốc gia do xuất phát từ các đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội và điều kiện lịch sử hình thành của mỗi quốc gia đó. Sự khác nhau về hệ thống pháp luật giữa các quốc gia sẽ dẫn đến XĐPL khi điều chỉnh một quan hệ pháp luật có yếu tố nƣớc ngoài đặc biệt trong lĩnh vực hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài. Vì vậy, pháp luật Việt Nam vẫn cần thiết phải hoàn thiện để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, các quy định pháp luật cần phải có sự thống nhất và phù hợp theo thông lệ của thế giới nói chung và trong lĩnh vực hợp đồng nói riêng, đặc biệt là việc giải quyết XĐPL về hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2005 mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể so với Bộ luật Dân sự 1995 về những quy định liên quan đến Phần thứ 7 về Quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Tuy nhiên, những quy định về giải quyết xung đột pháp luật tại Phần này của Bộ luật Dân sự 2005 còn có những điểm bất cập, chƣa phù hợp hoặc gây khó khăn cho việc áp dụng hoặc không thể áp dụng đƣợc trên thực tế. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho việc hội nhập kinh tế của Việt Nam và đồng thời cũng chƣa tƣơng thích với xu thế 1
  7. phát triển của pháp luật của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 8 Khóa XIII năm 2014, Quốc hội Việt Nam đã cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005. Ngoài ra, Quốc hội Việt Nam tại kỳ họp thứ 8 Khóa XIII đã bắt đầu xây dựng một đạo luật riêng về tƣ pháp quốc tế để pháp điển hóa các quy định liên quan đến tƣ pháp quốc tế Do đó, bằng việc nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích đề tài “Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng” để đƣa ra cái nhìn tổng quát về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực xung đột hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các quy định pháp luật khác có liên quan và hƣớng giải quyết XĐPL trong lĩnh vực hợp đồng theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Đồng thời, tác giả cũng mong muốn đƣa ra những kiến nghị để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 trong lĩnh vực giải quyết XĐPL về hợp đồng và đóng góp đối với việc xây dựng đạo luật về tƣ pháp quốc tế riêng biệt của Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu trong vấn đề xung đột pháp luật và xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng tại Việt Nam đã có một số đề tài nhƣ: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Bá Chiến về “Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật xung đột ở Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thuận về “Giải quyết xung đột về hiệu lực và áp dụng giữa các điều ước quốc tế”; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Công Khanh về “Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay”; Luận án tiến sĩ của Nông Quốc Bình về “Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam”; Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Thoa về “Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng tòa án”; Luận văn thạc sỹ của Phạm Thành Tài về “Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định 2
  8. của pháp luật Việt Nam trong mối tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới”; Luận văn thạc sỹ của Lê Thu Hƣờng về “Một số vấn đề pháp luật và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài”; Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Mai Hƣơng về “So sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ”, ... Các công trình nghiên cứu nhƣ: Nguyễn Tiến Vinh: “Bàn về việc hoàn thiện các quy định trong Phần VII “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” (Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 5/2003, tr.45252); Đỗ Văn Đại: “Tư pháp Quốc tế Việt Nam và vấn đề dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng” (Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10/2003, tr. 64271), .v.v... Các sách chuyên khảo nhƣ: "Giáo trình Luật Thương mại quốc tế", của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội do PGS. TS Nguyễn Bá Diến chủ biên, 2005, .v.v... Các công trình về xung đột pháp luật của nƣớc ngoài nhƣ: Conflict of laws (Michael Freeman, Published by the University of London Press, 2004); Yeo Tiong Min, Professor of Law, School of Law, Singapore Management University: “The conflict of laws”, .v.v... Tóm lại, đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về xung đột pháp luật, một số vấn đề về quy phạm xung đột và việc áp dụng quy phạm xung đột trong thực tiễn nhất là trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài và mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, trong tất cả các công trình nêu trên và theo tác giả đƣợc biết thì chƣa có một công trình nào chỉ tập trung nghiên cứu chuyên sâu, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống và tổng thể đối với quy phạm xung đột về hợp đồng tại Việt Nam. Do đó, đề tài “Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng” nhằm mục đích nghiên cứu một cách chuyên sâu, tổng hợp, khái quát, đánh giá một cách 3
  9. có hệ thống các quy định giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng và hoàn thiện các quy phạm xung đột pháp luật về hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2005. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn Mục đích nghiên cứu: - Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những quan điểm, phƣơng hƣớng và kiến nghị cụ thể để hoàn thiện các quy định giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 hiện hành. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận văn: - Phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005. - Đƣa ra những kiến nghị và đề xuất giải pháp góp phần sửa đổi, bổ sung các quy định giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài theo quy định tại Phần thứ 7 của Bộ luật Dân sự 2005. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng đƣợc nghiên cứu của đề tài là các quy phạm pháp luật xung đột về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài chủ yếu trong Bộ luật Dân sự 2005 và các quy định pháp luật khác có liên quan của pháp luật Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung vào phân tích chủ yếu các quy định về giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005. Đề tài chỉ phân tích những quy phạm pháp luật xung đột về lĩnh vực hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2005 mà những quy định này còn có những điểm bất cập, không phù hợp với tình hình thực tế hoặc gây khó khăn trên thực tế khi áp dụng. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, phƣơng pháp phân tích và tổng 4
  10. hợp, phƣơng pháp luật học so sánh và phƣơng pháp thu thập thông tin để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. Các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng linh hoạt trong các phần khác nhau của luận văn. Ngoài ra, luận văn còn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở xem xét, so sánh tính phổ biến của pháp luật quốc tế và pháp luật các nƣớc trong lĩnh vực giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng. Luận văn cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn giới thiệu, trình bày một cách tổng hợp, khái quát các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về việc áp dụng các quy phạm xung đột pháp luật để điều chỉnh các loại hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài. Luận văn làm rõ thêm một số quan điểm, đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định liên quan đến việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2005. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm ba chƣơng: Chương 1: Khái quát chung về xung đột pháp luật và xung đột pháp luật về hợp đồng. Chương 2: Thực trạng giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng của Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng. 5
  11. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG Để có cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề XĐPL về hợp đồng, Chƣơng này sẽ trình bày những vấn đề có tính lý luận liên quan đến XĐPL, phƣơng pháp giải quyết XĐPL, khái niệm về hợp đồng và hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài và giải quyết XĐPL về hợp đồng. 1.1. Khái quát về xung đột pháp luật 1.1.1. Quy phạm và hệ thống quy phạm pháp luật xung đột Khái niệm “xung đột pháp luật” Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (WTO) vào năm 2007 thì các mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, sự gia tăng lƣu thông hàng hóa khiến các quan hệ mua bán hàng hóa ngày càng phát triển. Việc hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến các quan hệ pháp luật ngày càng phát triển và không còn bị giới hạn trong phạm vi Việt Nam mà còn liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau và các quan hệ pháp luật phát sinh không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam mà còn chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Do đó, dẫn đến hiện tƣợng XĐPL giữa các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng. Trƣớc hết, chúng ta cần làm rõ thuật ngữ “xung đột pháp luật” đƣợc hiểu nhƣ thế nào? Thuật ngữ “xung đột pháp luật” đƣợc hiểu theo nghĩa thông thƣờng là các quy định mâu thuẫn, không thống nhất giữa các văn bản pháp luật khác nhau trong việc giải quyết một vấn đề nào đấy. 6
  12. Tuy nhiên, khái nhiệm “xung đột pháp luật” (conflict of laws) trong tƣ pháp quốc tế lại đƣợc hiểu theo ý nghĩa hoàn toàn khác. Thuật ngữ này thuộc chuyên ngành tƣ pháp quốc tế đƣợc sử dụng ở một quốc gia với mục đích dùng để giải quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nƣớc ngoài. Ví dụ nhƣ việc ký kết hợp đồng giữa một công ty X của Việt Nam và công ty Y của Hoa Kỳ. Trong quá trình thực hiện hợp đồng có phát sinh tranh chấp thì câu hỏi đặt ra là hệ thống pháp luật nƣớc nào sẽ đƣợc áp dụng để giải quyết tranh chấp. Một ví dụ khác là việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và công dân Hàn Quốc thì pháp luật quốc gia nào sẽ đƣợc áp dụng để việc đăng ký kết hôn phù hợp với quy định pháp luật của Việt Nam và Hàn Quốc. Theo định nghĩa trong Giáo trình Tƣ pháp Quốc tế của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội do PGS.TS. Nguyễn Bá Diến định nghĩa thì “Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia điều chỉnh một quan hệ Tư pháp Quốc tế cụ thể và giữa các hệ thống pháp luật này có sự khác biệt về các quy định khi giải quyết vấn đề” [19, trg. 93]. Theo định nghĩa của Giáo trình Tƣ pháp quốc tế trƣờng Đại học Luật Hà Nội thì “Xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật này hay quan hệ pháp luật khác” [56, tr. 27]. Theo định nghĩa của Giáo trình Luật Tƣ pháp quốc tế của Bùi Thị Thu “Xung đột pháp luật là một tình huống pháp lý hoặc một quan hệ pháp lý khi phát sinh có thể chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau” [55, tr. 127]. Tóm lại, từ các định nghĩa trên ta có thể nhận thấy XĐPL xảy ra khi có từ hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ pháp luật và quan hệ pháp luật này là quan hệ có yếu tố nƣớc ngoài. 7
  13. 1.1.2. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật Để giải quyết XĐPL ngƣời ta thƣờng sử dụng hai phƣơng pháp: Phƣơng pháp xung đột và phƣơng pháp thực chất. Phương pháp xung đột Phƣơng pháp xung đột là phƣơng pháp mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng các quy phạm xung đột để xác định hệ thống pháp luật cụ thể nào để giải quyết XĐPL nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng của tƣ pháp quốc tế. Phƣơng pháp xung đột đƣợc áp dụng một cách chủ yếu và khá phổ biến trong cả hệ thống dân luật (civil law) mà tiêu biểu là một số quốc gia Châu Âu lục địa nhƣ Pháp, Đức và hệ thống thông luật (common law) nhƣ Anh, Mỹ, Australia. Phƣơng pháp xung đột đƣợc xây dựng trên cơ sở hệ thống quy phạm pháp luật xung đột của quốc gia, điều này có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền phải lựa chọn pháp luật của quốc gia này hay quốc gia kia có liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên dựa trên những quy định pháp luật xung đột của quốc gia đó. Ví dụ, để xem xét việc giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa một công ty Hàn Quốc và một công ty Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trƣớc hết cần xác định hệ thống pháp luật nào sẽ đƣợc áp dụng nhằm giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa các bên. Việc lựa chọn này nhằm xác định luật thực chất của quốc gia nào sẽ đƣợc áp dụng và các nguyên tắc về quy phạm thực chất nào sẽ đƣợc áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp. Việc lựa chọn này thƣờng do tòa án có thẩm quyền xem xét. Đây là điều trái ngƣợc hoàn toàn với việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Vì việc lựa chọn trọng tài là cơ quan để giải quyết tranh chấp thì các bên có ý muốn tránh khỏi việc bắt buộc sử dụng phƣơng 8
  14. pháp xung đột của một quốc gia để lựa chọn luật giải quyết vụ tranh chấp. Hội đồng trọng tài thƣờng áp dụng luật do các bên lựa chọn. Trên thực tế, có rất nhiều trƣờng hợp cơ quan có thẩm quyền không chọn đƣợc luật thực chất để áp dụng bởi chƣa có quy phạm xung đột trong lĩnh vực đó. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cần phải xem xét lại hệ thống pháp luật của quốc gia của mình để tìm ra các quy định phù hợp nhất để giải quyết vụ việc. Việc áp dụng phƣơng pháp xung đột tại quốc gia theo hệ thống thông luật (common law) còn phức tạp hơn nhiều vì tòa án có thẩm quyền rộng trong việc giải thích pháp luật và sáng tạo pháp luật (tuy nhiên vẫn phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nhƣ tính công bằng, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên và nằm trong khuôn khổ pháp luật) và việc giải quyết vụ việc lại dựa trên các án lệ; vì vậy rất dễ dẫn đến trƣờng hợp có nhiều trƣờng hợp phát sinh trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng mà các bên liên quan không thể tiên liệu đƣợc tất cả tình huống phát sinh trên thực tế [56, tr. 33]. Từ những phân tích nêu trên, ta nhận thấy phƣơng pháp xung đột có một số mặt hạn chế sau: Thứ nhất, khó có khả năng tòa án đƣa ra một phán quyết có tính thống nhất chung cho vụ tranh chấp bởi vì tòa án của các nƣớc khác nhau sẽ có quan điểm, cách nhìn nhận và áp dụng pháp luật khác nhau khi giải quyết vụ tranh chấp. Thứ hai, phƣơng pháp xung đột thƣờng không có tính ổn định và lâu dài vì các quy phạm xung đột luôn đƣợc hoàn thiện cùng với việc hệ thống hóa và pháp điển hóa tƣơng ứng với các điều ƣớc quốc tế mà quốc gia đó gia nhập hoặc văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia đƣợc ban hành trong từng thời kỳ khác nhau [55, tr.59]. 9
  15. Phương pháp thực chất Phƣơng pháp thực chất là phƣơng pháp xây dựng trên cơ sở các quy phạm thực chất, các quy phạm thực chất này quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Chính nhờ phƣơng pháp thực chất này mà cơ quan có thẩm quyền cũng nhƣ các bên khi tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài này chỉ cần căn cứ vào nội dung của những quy phạm thực chất này để giải quyết mà không cần phải sử dụng đến phƣơng pháp xung đột. Quy phạm thực chất gồm hai loại: quy phạm thực chất thống nhất trong điều ƣớc quốc tế và quy phạm thực chất trong pháp luật của quốc gia. Quy phạm thực chất thống nhất trong các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế: Xu hƣớng của các quốc gia hiện nay là càng ngày càng gắn bó với nhau về mặt kinh tế nên các quốc gia ngày càng có xu hƣớng sử dụng các quy phạm thực chất bằng cách ký kết các điều ƣớc quốc tế để điều chỉnh các quan hệ sản xuất, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, hàng hải, hàng không, đầu tƣ, thƣơng mại mua bán hàng hóa. Việc ký kết các điều ƣớc quốc tế và đƣợc nội luật hóa trong pháp luật quốc gia có tác dụng đơn giản hóa và giải quyết một cách có hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét các quy phạm thực chất trong điều ƣớc quốc tế để giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Điều này dẫn đến việc không cần phải xem xét việc chọn luật và áp dụng luật nƣớc ngoài mà áp dụng ngay các quy phạm thực chất trong các điều ƣớc quốc tế mà quốc gia đó gia nhập, ký kết [56, tr. 35]. Các quốc gia trên thế giới đã ký kết nhiều điều ƣớc quốc tế đa phƣơng nhƣ: Công ƣớc Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Công ƣớc Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Công ƣớc Bec-nơ 1886 về bảo hộ 10
  16. quyền tác giả, Công ƣớc 1980 của Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa đa phƣơng thức quốc tế, … Bên cạnh đó, quy phạm thực chất thống nhất còn đƣợc ghi nhận trong các tập quán quốc tế (nhất là trong lĩnh vực thƣơng mại và hàng hải quốc tế nhƣ Tập quán thƣơng mại quốc tế (Incorterm), Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits – UCP), .v.v… Các quy phạm thực chất trong luật của quốc gia (luật quốc nội): Trong phạm vi quốc gia, các quy phạm thực chất đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật của quốc gia. Các quy phạm này cũng đồng thời là các quy phạm đƣợc quy định trong các điều ƣớc quốc tế. Các quy phạm thực chất này trực tiếp điều chỉnh các quan hệ đã đƣợc các quốc gia thống nhất áp dụng và đƣợc dùng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Ví dụ ở Việt Nam hiện nay, các quy phạm thực chất đƣợc quy định trong văn bản luật nhƣ Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Đầu tƣ, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam, .v.v… Tóm lại, phƣơng pháp thực chất có những ƣu điểm sau: Thứ nhất, giải quyết trực tiếp quan hệ dân sự có yêu tố nƣớc ngoài và thƣờng đƣợc áp dụng trong một lĩnh vực cụ thể nhất định (nhƣ mua bán hàng hóa, sở hữu trí tuệ, đầu tƣ, .v.v…) Thứ hai, sử dụng đối với các bên tham gia vào một quan hệ cụ thể và chỉ đối với quốc gia là thành viên của điều ƣớc quốc tế đó và trong nhiều trƣờng hợp chỉ áp dụng với một chủ thể cụ thể và chủ thể này thƣờng biết trƣớc các điều kiện pháp lý khi tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài đó. Thứ ba, việc thực thi đƣợc nâng cao do các quy phạm thực chất trong các điều ƣớc quốc tế đã đƣợc nội luật hóa thành các quy phạm pháp luật của quốc gia. 11
  17. 1.1.3. Các hệ thuộc luật cơ bản Các hệ thuộc luật là các nguyên tắc chọn luật áp dụng đối với mỗi quan hệ dân sự trong tƣ pháp quốc tế. Mỗi quy phạm xung đột đều có phần hệ thuộc của mình. Các quốc gia trong hệ thống pháp luật của mình đều xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột dựa trên các nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức phù hợp với truyền thống pháp lý của quốc gia đó. Xu hƣớng phổ biến của quốc tế trong việc điều chỉnh loại quan hệ xã hội đƣợc đề cập trong phạm vi của quy phạm xung đột. Các hệ thuộc cơ bản sau đây thƣờng đƣợc dùng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. (1) Hệ thuộc luật nhân thân (lex personalis): là hệ thống pháp luật của nƣớc mà cá nhân hoặc pháp nhân mang quốc tịch hoặc có nơi cƣ trú. Đây là hệ thuộc luật đƣợc áp dụng phổ biến nhất để điều chỉnh các loại quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài bao gồm: xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của các bên đƣơng sự là thể nhân, pháp nhân, quan hệ về hôn nhân và gia đình nhƣ điều kiện kết hôn, ly hôn, quan hệ nhân thân giữa tài sản của vợ hoặc chồng, thừa kế đối với di sản là bất động sản … Hệ thuộc luật nhân thân có hai dạng cơ bản là luật quốc tịch (lex nationalis) và luật nơi cƣ trú (lex domicilii): (*) Luật quốc tịch là luật quốc gia mà đƣơng sự mang quốc tịch, ví dụ theo Khoản 1 Điều 762 BLDS 2005 quy định “Năng lực hành vi dân sự của ngƣời nƣớc ngoài đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc mà ngƣời đó là công dân, trừ trƣờng hợp pháp luật của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”. (*) Luật nơi cƣ trú là luật của quốc gia mà ở đó đƣơng sự có nơi cƣ trú ổn định (nơi cƣ trú ở đây là nơi thƣờng trú), ví dụ Điều 772 BLDS 2005 quy định trong quan hệ giao dịch dân sự đơn phƣơng, quyền và nghĩa vụ của bên 12
  18. tự nguyện thực hiện quan hệ giao dịch dân sự đơn phƣơng đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc nơi cƣ trú hoặc nơi có hoạt động chính của bên đó. (2) Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân (lex societalis) là luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch. Hệ thuộc này thƣờng đƣợc dùng để xác định quy chế pháp luật của pháp nhân nhƣ: năng lực pháp luật của pháp nhân, tƣ cách chủ thể của pháp nhân, giải quyết vấn đề tài sản của pháp nhân trong trƣờng hợp pháp nhân tổ chức lại hay chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay các quốc gia vẫn chƣa thống nhất đƣợc các dấu hiện xác định quốc tịch của pháp nhân. Các quốc gia theo hệ thống luật Châu Âu lục địa sử dụng phƣơng pháp xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi có trụ sở chính của pháp nhân hoặc trung tâm quản lý. Các quốc gia theo hệ thống luật Anh Mỹ và các quốc gia Châu Mỹ La-tinh xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi đăng ký điều lệ hoặc nơi thành lập của pháp nhân. Trong khi đó các quốc gia Hồi giáo lại xác định quốc tịch của pháp nhân thực tế tiến hành hoạt động kinh doanh. (3) Hệ thuộc luật nơi có vật hoặc tài sản (lex rei sitae): là pháp luật đƣợc áp dụng đối với nơi có tài sản. Hệ thuộc này thƣờng đƣợc áp dụng đối với quan hệ sở hữu và thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài, đặc biệt là giải quyết quan hệ sở hữu đối với tài sản là bất động sản. (4) Luật nơi thực hiện hành vi (lex loci actus): là pháp luật của nƣớc mà hành vi đã đƣợc thực hiện. Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi gồm có các dạng cơ bản sau: (*) Luật nơi giao kết hợp đồng (lex loci contractus): là hệ thuộc của pháp luật nơi giao kết hợp đồng. Hệ thuộc luật nơi giao kết hợp đồng đƣợc áp dụng nhằm xác định tính hợp pháp của hợp đồng đƣợc giao kết. Hợp đồng đƣợc giao kết ở quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó. Ví dụ, Việt Nam áp dụng hệ thuộc luật nơi giao kết hợp đồng để xác định hình thức 13
  19. của hợp đồng thể hiện trong Khoản 1 Điều 770 BLDS 2005 “Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nơi giao kết hợp đồng”. Việc xác định thời điểm và nơi ký kết hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong trƣờng hợp hợp đồng đƣợc giao kết vắng mặt. Nhất là trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển nhƣ hiện nay, các bên có thể ký kết hợp đồng thông qua thƣ điện tử, fax, điện tín, … Trên thế giới có hai trƣờng phái phổ biến để xác định thời điểm và nơi ký kết hợp đồng là: Thuyết tiếp thu: có nghĩa là hợp đồng coi nhƣ đƣợc ký kết khi bên chào hàng nhận đƣợc chấp nhận vô điều kiện chào hàng. Thuyết tiếp thu thƣờng đƣợc áp dụng tại các nƣớc Châu Âu lục địa nhƣ Pháp, Đức và Đông Âu. Thuyến tống phát: có nghĩa là hợp đồng đƣợc coi là đã ký kết khi bên nhận chào hàng chấp nhận vô điều kiện chào hàng và gửi chấp nhận chào hàng vô điều kiện này cho bên chào hàng. (5) Hệ thuộc luật nơi thực hiện hợp đồng (lex regit actum): là pháp luật của nƣớc nơi thực hiện hợp đồng đƣợc ƣu tiên áp dụng đối với hợp đồng đó. Theo đó, hợp đồng đƣợc thực hiện tại quốc gia nào thì pháp luật của quốc gia đó sẽ đƣợc áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên. Hệ thuộc này thƣờng đƣợc áp dụng để giải quyết XĐPL về hợp đồng. Pháp luật Việt Nam quy định tại Khoản 1 Điều 769 BLDS 2005 “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác”. (6) Hệ thuộc luật nơi thực hiện nghĩa vụ (lex loci solutionis): là pháp luật của quốc gia nơi có nghĩa vụ chính phải thực hiện nhằm mục đích giải quyết những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Hệ thuộc này dùng để giải quyết XĐPL về nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng [55, tr. 75]. (7) Hệ thuộc luật nơi thực hiện kết hôn (lex loci celebrationis): là pháp luật nơi tiến hành kết hôn. 14
  20. (8) Luật nơi tiến hành công việc (lex loci laboris): là pháp luật nơi công việc đƣợc thực hiện. Hệ thuộc này thƣờng đƣợc áp dụng để giải quyết XĐPL liên quan đến giải quyết XĐPL về lao động. (9) Hệ thuộc nơi xẩy ra hành vi vi phạm pháp luật (lex loci delicit commissi): là hệ thuộc dùng để điều chỉnh quan hệ bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo Khoản 1 Điều 779 BLDS 2005 thì việc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. (10) Hệ thuộc luật lựa chọn (lex voluntatis): là luật quốc tịch của ngƣời bán thƣờng đƣợc áp dụng để giải quyết các quan hệ trong hợp đồng mua bán trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác. (11) Hệ thuộc luật quốc kỳ (lex banderae): là hệ thuộc chỉ ra pháp luật của nƣớc mang quốc kỳ. Hệ thuộc luật quốc kỳ thƣờng đƣợc áp dụng để giải quyết XĐPL trong các vấn đề nhƣ: quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, trục vớt tài sản chìm đắm ở biển cả, các vụ việc xẩy ra ở biển cả khi tàu đang ở biển cả, trƣờng hợp đâm va chạm tàu xảy ra ở biển cả hoặc trong nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác giữa các tàu biển cùng quốc tịch [55, tr. 77-78]. … Ví dụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hàng hải quy định “Trong trƣờng hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng cho thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở biển cả, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch”. (12) Hệ thuộc nơi đăng ý phƣơng tiện vận tải (lex libri sitae): là pháp luật của nƣớc mà phƣơng tiện vận tải đƣợc đăng ký. Luật nơi đăng ký phƣơng 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2