intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên từ thực tiễn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực tiễn và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên từ thực tiễn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG CHÂU HÒA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG CHÂU HÒA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN LINH GIANG HÀ NỘI, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu; các số liệu trong Luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực. Kết luận của Luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác. Phú Yên, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Trương Châu Hòa
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN ............................................................................................................... 11 1.1. Các khái niệm cơ bản về phòng chống xâm hại tình dục cho người chưa thành niên. ....................................................................................................... 11 1.2. Nội dung giáo dục pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục cho người chưa thành niên. .............................................................................................. 17 1.3. Các phương pháp giáo dục pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục cho người chưa thành niên .............................................................................. 19 1.4. Các chủ thể thực hiện giáo dục pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục cho người chưa thành niên ....................................................................... 21 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho người chưa thành niên. ...................................................................... 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN Ở HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN .......................................................... 29 2.1. Khái quát về địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên ................................. 29 2.2. Tình hình giáo dục pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục cho NCT ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên ....................................................................... 32 2.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 43
  5. CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN Ở HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN .......................................................... 50 3.1. Phương hướng đề xuất các giải pháp ....................................................... 50 3.2. Các giải pháp. ........................................................................................... 53 KẾT LUẬN .................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 TTPBPL Tuyên truyền, phổ biến pháp luật 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 KT-XH Kinh tế - xã hội 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 UBND Ủy ban nhân dân 6 MTTQ Mặt trận tổ quốc 7 XHTD Xâm hại tình dục 8 GDPL Giáo dục pháp luật 9 PCXHTD Phòng, chống xâm hại tình dục 10 NCTN Người chưa thành niên
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong công tác nâng cao ý thức, tuân thủ pháp luật và là nội dung quan trọng của công tác thực thi pháp luật, tăng cường phấp chế xã hội chủ nghĩa. GDPL là cầu nối để nội dung pháp luật đi vào cuộc sống. Cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cho đồng bộ và phù hợp với pháp luật quốc tế là đòi hỏi cấp bách của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, để pháp luật được tuân thủ, thực thi có hiệu quả thì nhận thức về pháp luật phải đầy đủ; người dân phải có tri thức pháp luật. Khi nói về vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ công tác GDPL là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và sáng tạo, bởi lẽ công tác giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật có tốt thì việc tuẩn thủ và thực hiện pháp luật mới đầy đủ và đúng quy định. Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thông qua đó mà kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, Chỉ thị 32 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, khẳng định: “Trong những năm tới, cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt công tác này để góp phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân”. Trong những năm qua, hệ thống pháp luật của Việt Nam về phòng, chống xâm hại tình dục nói chung; phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên nói riêng đã từng bước hoàn thiện, đồng bộ và đi vào 1
  8. cuộc sống; Quốc hội đã ban hành, bổ sung, sửa đổi nhiều đạo luật quan trọng, như: Luật Trẻ em; Luật Giáo dục; Luật Phòng, chống mua bán người; Bộ Luật Hình sự; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Lao động; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Quyết định 1555/QĐ0TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020; Quyết định 361/QĐ-TTg ngày 7/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 1863/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025; theo đó, mục tiêu phấn đấu và các hoạt động được quy định: và một số luật, pháp lệnh khác… quy định nhiều nội dung trực tiếp hoặc gián tiếp về việc phòng, chống, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục đối với người chưa thành niên khỏi bị bạo lực, xâm hại. Có thể nói đây là những căn cứ pháp lý quan trọng tạo thành hành lang có giá trị trong công tác phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục bước đầu phát huy hiệu quả. Các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và chính quyền các địa phương đã chủ động hơn trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục. Một số bộ, ngành chức năng đã tổ chức các hoạt động tập huấn, tư vấn cộng đồng về phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục. Chính quyền một số địa phương đã chủ động phối hợp với MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội để gắn vào hoạt động của các tổ chức này việc động viên nhân dân thi đua thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” và cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em, không có tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục. Sự vào cuộc của các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần 2
  9. không nhỏ trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục, tạo hiệu ứng xã hội trong việc bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bị bạo lực, xâm hại và các nguy cơ khác. Tuy nhiên, bên cạnh các thành tích đạt được thì tác động của mặt trái của cơ chế thị trường; sự phân hóa giàu nghèo và phân tầng xã hội một cách nhanh chóng, mạnh mẽ ở nước ta đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, trong đó có tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục người chưa thành niên. Do ảnh hưởng của văn hóa không lành mạnh, trên mạng internet ngày càng xuất hiện nhiều trang web “đen”, tung lên hàng loạt clip, bài viết khiêu dâm ... đã dẫn đến nguy cơ cao nảy sinh bạo lực, xâm hại nói chung và bạo lực, xâm hại người chưa thành niên nói riêng; mặt khác các Nghị quyết để thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em trên địa bàn các địa phương mà hầu hết đều được lồng ghép vào Nghị quyết về kinh tế-xã hội có liên quan, nên chưa tập trung được nhiều nguồn lực cho công tác trẻ em nói chung, phòng chống xâm hại trẻ em nói riêng; số lượng các văn bản chỉ đạo, điều hành còn hạn chế. Nhiều văn bản nội dung chưa bám sát vào tình hình thực tế, do vậy chưa thật sự đáp ứng yêu cầu phòng, chống xâm hại trẻ em tại địa phương; công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để đánh giá chất lượng tổ chức triển khai thực hiện nhưng tại nhiều địa phương lại chưa được tiến hành thường xuyên, chưa được thực hiện thực chất, dẫn đến chưa kịp thời phát hiện những thiếu sót, vi phạm pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Theo đánh giá và nhận định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em ở nước ta trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận xã hội: bạo lực, xâm hại không chỉ diễn ra trong cộng đồng hay tại nơi làm việc mà còn diễn ra ngay tại gia đình, nhà trường và các 3
  10. cơ sở chăm sóc trẻ em tập trung. Đối tượng có hành vi xâm hại đa dạng và phức tạp: người thân, người quen, thầy giáo… Xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên đang là vấn đề “nóng” trong xã hội. Những thông tin liên quan đến xâm hại tình dục người chưa thành niên đã thu hút nhiều sự quan tâm và lo ngại cho xã hội, gây nhức nhối trong dư luận, vấn nạn này dấy lên hồi chuông báo động về sự suy đồi nhân cách, đạo đức của một số đối tượng tha hóa, biến chất, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển về thể chất, tâm sinh lý của người chưa thành niên mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự. Xâm hại tình dục người chưa thành niên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển lành mạnh của họ. Nạn nhân của xâm hại tình dục có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, một số trường hợp mang thai ngoài ý muốn, tình trạng nạo phá thai, có thể bị mất khả năng sinh sản. Khi bị xâm hại tình dục, có những trường hợp người bị xâm hại tình dục rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, xấu hổ, sống mặc cảm, không muốn giao tiếp với mọi người, ít nói, nhút nhát, học kém, một số trường hợp con đi học thì thường trốn học, bỏ nhà ra đi do mặc cảm. Đây cũng chính là những nguy cơ đẩy người chưa thành niên tham gia vào tệ nạn xã hội và hoạt động tội phạm khiến số vụ phạm tội tiếp tục gia tăng. Nghiêm trọng hơn, ở góc độ xã hội thì tình trạng xâm hại tình dục người chưa thành niên lại là mầm mống phát triển của nhiều loại tội phạm khác như cướp tài sản, giết người, cố ý gây thương tích vv… Chính vì vậy việc lựa chọn đề tài “Giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên từ thực tiễn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên” làm đề tài nghiên cứu khóa luận chương trình đào tạo thạc sĩ luật học có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu. - Luận án tiến sĩ chuyên ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm 4
  11. “Điều tra vụ án xâm hại tình dục trẻ em” (2016), tác giả Hà Minh Tân đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và lý luận về điều tra vụ án xâm hại tình dục trẻ em. Đồng thời, tác giả của chỉ ra tình hình, đặc điểm hình sự, dự báo và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra vụ án xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam. - Luận án tiến sĩ chuyên ngành Tội phạm học và Điều tra tội phạm “Hoạt động của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ” (2018), tác giả Nguyễn Ngọc Trai đã nêu rõ tổng quan tình hình nghiên cứu và lý luận về hoạt động của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra tình hình, đặc điểm hình sự, dự báo và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trên. - Tác giả Đỗ Lan Phương trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em của Australia (2017) đã đưa ra một số kiến nghị đối với công tác phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh việc cần khẩn trương tiến hành rà soát và giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em để từ đó có cơ sở xác định những nguyên nhân và diễn biến tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Đồng thời, cần ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn đạo đức và điều kiện lý lịch tư pháp đối với người làm việc trong các lĩnh vực chăm sóc và thường xuyên tiếp xúc với trẻ em; trên cơ sở đó, cần thiết lập hệ thống thường xuyên giám sát công tác bảo vệ trẻ em và cấp thẻ hoặc giấy chứng nhận 12 cho người đủ điều kiện mới được làm những công việc liên quan tới chăm sóc và giáo dục trẻ em; cần bổ sung nội dung giáo dục giới tính vào chương trình giảng dạy tại các trường học và cung cấp kỹ năng phòng vệ trước các hành vi xâm hại cho trẻ em từ 4 - 5 tuổi trở lên. Ngoài ra, cần đẩy 5
  12. mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật liên quan tới phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục cho cha mẹ, thành viên gia đình và người giám hộ của trẻ em. Tác giả còn chỉ ra sự cần thiết của việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em và phòng, chống các tội xâm hại trẻ em qua nhiều kênh thông tin đại chúng nhằm góp phần giáo dục cộng đồng, đảm bảo phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng. Đặc biệt, cần nghiên cứu để ban hành quy định về sự tham gia của bác sĩ tâm lý, chuyên gia trị liệu và nhân viên công tác xã hội trong quá trình giải quyết vụ việc xâm hại tình dục trẻ em nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và quan trọng hơn cả là cung cấp điều trị, khắc phục kịp thời và hạn chế hậu quả lâu dài tới sức khỏe của nạn nhân trẻ em. - Đề tài “Phòng ngừa các tội phạm xâm hại tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội" của tác giả Lưu Hải Yến, (2016): Dưới góc độ tội phạm học, luận văn đi sâu phân tích tình hình tội phạm của nhóm tội xâm phạm tình dục, đưa ra một số nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm phù hợp với đặc điểm cụ thể và yêu cầu phòng ngừa tình hình tội phạm của các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Các công trình khoa học cho thấy những vấn đề liên quan đến giáo dục pháp luật đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu, tiếp cận và giải quyết dưới những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, có thể nói rằng, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên nói chung và nghiên cứu tại một địa phương cụ thể nói riêng. . Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luậtvề phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên tại tỉnh Phú Yên nói chung và huyện 6
  13. Tuy An nói riêng. Đây cũng là lý do để đề tài này được lựa chọn bởi sự không trùng lặp của đề tài với các công trình có liên quan được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực tiễn và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về giáo dục pháp luật nói chung và về giáo dục pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên nói riêng. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; đánh giánhững kết quả, phân tích được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế; - Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên và thực trạng công tác giáo dục pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên tại huyện 7
  14. Tuy An, tỉnh Phú Yên. Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên từ năm 2015 - 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Tác giả nghiên cứu, phân tích thực trạng dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử dựa trên học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm chỉ đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam về công tác giáo dục pháp luật phòng, công tác phòng chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên, bảo vệ quyền trẻ em. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Một là thu thập thông tin Nguồn dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ nguồn đã có sẵn, đây là những dữ liệu đã qua tổng hợp và xử lý gồm sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các văn bản luật, nghị định, thông tư của Quốc hội, chính phủ, các bộ ngành về tổ chức công tác giáo dục pháp luật về phòng chống xâm hại đối với người chưa thành niên.… Các dữ liệu từ nguồn này vừa là cơ sở lý luận vừa mang tính thời sự. Nguồn dữ liệu sơ cấp: Điều tra thu thập thông tin từ các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Tư pháp; Công an huyện Tuy An… hoặc thông qua quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp, phỏng vấn trực tiếp, điều tra để thu nhận thông tin. - Hai là xử lý phân tích dữ liệu: Các dữ liệu thu thập được sẽ được kiểm tra, sàng lọc, sau đó sử dụng công cụ word, excel để tiến hành thống kê, phân tích. Bên cạnh đó, tiến hành xử lý số liệu bằng cách sử dụng sơ đồ, bảng biểu... để phân tích, tổng hợp và đánh giá. 8
  15. - Ba là trình bày, diễn giải và phân tích dữ liệu: Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ, đồ thị thống kê. Tác giả tiến hành diễn giải và phân tích kết quả khảo sát căn cứ vào các quy định pháp lý về thực hiện đối với người chưa thành niên. - Bốn là thực hiện điều tra thông qua Phỏng vấn sâu: tác giả lựa chọn cán bộ thực hiện làm công tác Tư pháp, Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện, xã của huyện Tuy An để thu thập thông tin và đánh giá quá trình thực hiện chính sách để có đánh giá, phân tích từ phía người thực thi chính sách. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn vận dụng lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn thực hiện công tác giáo dục pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; từ đó chỉ ra những bất cập của quá trình thực hiện công tác này, cũng như đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất được các giải pháp thiết thực, hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nói riêng. 7. Cơ cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục cho người chưa thành niên. Chương 2: Thực trạng giáo dục pháp luật Phòng, chống xâm hại tình dục cho người chưa thành niên ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Chương 3: Các giải pháp về giáo dục pháp luật Phòng, chống xâm hại 9
  16. tình dục cho người chưa thành niên ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. 10
  17. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 1.1. Các khái niệm cơ bản về phòng chống xâm hại tình dục cho người chưa thành niên. 1.1.1. Người chưa thành niên. - Khái niệm người chưa thành niên: Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đưa ra khái niệm về người chưa thành niên: Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách và thể chất, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Mỗi quốc gia căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế- xã hội, phúc lợi xã hội, văn hóa dân tộc… mà có những quy định khác nhau về độ tuổi của người chưa thành niên. Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”.Theo các văn kiện quốc tế khác như: Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên (United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules) ngày 29-11-1985; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (United Nations Guidelines for the Prevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14-12-1990 thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, người chưa thành niên (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên. 11
  18. Mỗi quốc gia căn cứ trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người, văn hóa và truyền thống dân tộc để đưa ra những quy định, cụ thể hóa bởi các giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật. Ở Việt Nam, khái niệm người chưa thành niên được xác định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự ... và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Hầu hết, các văn bản đều xác định độ tuổi của ngưởi chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Xuất phát từ thực tiễn: Người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất và tinh thần, do đó, họ cần dược bảo vệ, chăm sóc đặc biệt. Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, khái niệm "người chưa thành niên" được giải thích như sau: Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Theo các quy định của Bộ luật Hình sự thì có các quy định riêng để quy định về người chưa thành niên phạm tội, theo đó thì người chưa thành niên phạm tội là người chưa đủ 18 tuổi. Qua các cách tiếp cận trên thì tác giả thống nhất khái niệm được sử dụng trong luận văn là: “Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên”. - Đặc điểm của người chưa thành niên: * Về trạng thái cảm xúc: Ở độ tuổi “đang lớn”, nhận thức chưa đầy đủ và hoàn thiện. Ở độ tuổi này, các em tò mò về tình dục và các vấn đề liên quan. Mặt khác, tư tưởng giáo dục giới tính và tình dục vẫn được nhiều người tranh cãi, cho rằng, dạy các em khác nào “vẽ đường cho hươu chạy”, cho nên việc thời lượng và chất lượng giang dạy còn nhiều bàn cãi. Bên cạnh đó, nhận thức của người chưa thành niên chưa đầy đủ do vậy 12
  19. nhiều khi các em khó kiềm chế cảm xúc. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của những thông tin tràn lan trên các trang mạng không lành mạnh cũng ảnh hưởng tới tâm lý của các em. Về nhu cầu độc lập: Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là lứa tuổi “nổi loạn”. Các em cho rằng mình đã “trưởng thành” “đủ lớn” và tự quyết định những vấn đề mà mình cho rằng “đúng”; hoặc làm ngược lại những ý kiến của người khác để khẳng định mình. - Về nhu cầu khám phá cái mới: Tìm hiểu, khám phá cái mới là một trong những nhu cầu của các em ở lứa tuổi chưa thành niên. Tuy vậy, sự tò mò và khám phá cái mới cũng có thể trở thành một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của các em , nếu các em thiếu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của gia đình, xã hội, không tự chủ được bản thân và không phân biệt được phải trái, đúng sai. 1.1.2. Xâm hại tình dục - Khái niệm xâm hại tình dục: Xâm hại tình dục hiện đang trở thành vấn đề nóng bỏng và nhức nhối hiện nay khi càng ngày càng có nhiều vụ việc xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm xâm hại tình dục. Theo Điều 34, Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc năm 1989: “Các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống lại mọi hình thức bóc lột cũng như lạm dụng tình dục. Vì mục đích này các quốc gia thành viên sẽ đặc biệt thực hiện mọi biện pháp thích hợp của từng nước, của hai bên và của nhiều bên để ngăn ngừa: + Có hành vi (hành động hoặc không hành động) nhằm xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia hành vi tình dục bất hợp pháp nào; + Việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong hành vi mãi dâm hay các hành vi bất hợp pháp khác; + Sử dụng/ bắt buộc người chưa thành niên tham gia biểu diễn hay thực 13
  20. hiện các hành vi khêu dâm, khêu gợi.” Dù luật pháp mỗi nơi định nghĩa mỗi khác, nhưng cụm từ “xâm hại tình dục” có thể được hiểu là hành vi tình dục không tự nguyện, trong một số trường hợp còn dùng đến vũ lực. Xâm hại tình dục có thể bao gồm việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, loạn luân, cưỡng hiếp và bóc lột tình dục bởi những người được xem là đáng tin cậy, chẳng hạn như bác sĩ, giáo viên hoặc giới tăng lữ. Các nạn nhân bị quấy rối tình dục, dù qua lời nói hay về thể chất, thường bị đe dọa hãm hại nếu nói ra sự việc. Cho đến hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất hoàn toàn về xâm hại tình dục ở người chưa thành niên. Tuy nhiên đặc trưng chính yếu của hành vi xâm hại tình dục người chưa thành niên là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép người chưa thành niên tham gia vào hoạt động tình dục. Mục 8, Điều 4, Luật trẻ em 2016 đưa ra khái niệm: Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. Trong Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định các tội về xâm hại tình dục, gồm: Tội hiếp dâm; Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Tội cưỡng dâm; Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi; Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Tác giả sử dụng khái niệm này để hiểu về xâm hại tình dục người chưa thành niên được đề cập trong luận văn. Xâm hại tình dục người chưa thành niên là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2