intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

101
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua bài nghiên cứu này, tác giả mong muốn có thể giúp cho ngƣời đọc có một góc nhìn tổng quan những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở nước ta hiện nay. Không dừng lại ở đó, việc chỉ ra những khó khăn, vướng mắc cũng góp phần giúp cho người đọc vận dụng một cách tốt hơn những quy định thực định để bảo vệ chính bản thân mình trong các quan hệ pháp luật nói chung và các quan hệ thương mại điện tử giữa các chủ thể nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN PHÁT MINH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN PHÁT MINH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS PHẠM DUY NGHĨA Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... TỪ KHÓA .................................................................................................................... LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 3 3. Tình hình nghiên cứu .............................................................................................. 4 4. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 5 5. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu.................................................................. 7 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài .................................................... 7 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ..................................................................................................... 8 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ....................... 8 1.1.1 Khái quát về thƣơng mại điện tử ............................................................... 8 1.1.2 Thƣơng mại điện tử trong bối cảnh Việt Nam hiện nay .......................... 14 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 16 1.2.1 Khái niệm và cơ sở pháp lý của hợp đồng thƣơng mại điện tử ............... 16 1.2.2 Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử ..................................................... 18 1.2.3 Nguồn luật liên quan đến hợp đồng thƣơng mại điện tử ......................... 20 CHƢƠNG 2: GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM .................................................................................. 26 2.1 GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .................................... 26 2.1.1 Đề nghị giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử ....................................... 26 2.1.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử ...................... 29
  4. 2.1.3 Thay đổi, rút lại, huỷ bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử ........................................................................................................................... 33 2.1.4 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thƣơng mại điện tử ........................ 39 2.1.5 Năng lực chủ thể tham gia hợp đồng thƣơng mại điện tử........................ 41 2.1.6 Đối tƣợng của hợp đồng thƣơng mại điện tử ........................................... 47 2.2 THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................................. 48 2.2.1 Minh bạch thông tin và bảo đảm thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử ...................................................................................................................................... 49 2.2.2 Hợp đồng theo mẫu, điều khoản bất cân xứng và vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ............................................................................................................. 55 2.2.3 Bảo mật thông tin khách hàng và trách nhiệm của bên nắm giữ thông tin ...................................................................................................................................... 61 CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................................................ 68 3.1 GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .................................... 68 3.1.1 Chủ thể tham gia thƣơng mại điện tử ...................................................... 68 3.1.2 Đề nghị giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử ....................................... 69 3.1.3 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử ...................... 69 3.1.4 Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử ........................... 72 3.2 THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................................. 73 3.2.1 Minh bạch thông tin trong hợp đồng thƣơng mại điện tử ........................ 73 3.2.2 Hợp đồng mẫu, điều khoản bất cân xứng và vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ............................................................................................................. 74 3.2.3 Bảo mật thông tin khách hàng và trách nhiệm của bên nắm giữ thông tin ...................................................................................................................................... 75 3.2.4 Mức chế tài đối với hành vi vi phạm, đội ngũ thực thi pháp luật và vai trò của cơ quan tƣ pháp ...................................................................................................... 76
  5. KẾT LUẬN............................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 82 DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT............................................. 85
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Phát Minh – là học viên lớp Cao học Khóa 26 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử theo pháp luật Việt Nam” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung đƣợc trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều đƣợc trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin đƣợc sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện NGUYỄN PHÁT MINH
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự BLDS 2015 Bộ luật Dân sự 2015 LGDĐT 2005 Luật Giao dịch điện tử 2005 LBVQLNTD 2010 Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng 2010 LTTTM 2010 Luật Trọng tài thƣơng mại 2010 TMĐT Thƣơng mại điện tử GDĐT Giao dịch điện tử HĐĐT Hợp đồng điện tử TMTT Thƣơng mại trực tuyến UNCITRAL Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thƣơng mại quốc tế (United Nations Commission on International Trade Law) UNIDROIT Viện Quốc tế về nhất thể hoá pháp luật tƣ (United Nations Commission on International Trade Law) WTO Tổ chức kinh tế thế giới (World Trade Organization) OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development) CISG 1980 Công ƣớc Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods) GDPR Quy chế chung về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (General Data Protection Regulation) Website Kênh bán hàng thƣơng mại trực tuyến
  8. TÓM TẮT LUẬN VĂN Thƣơng mại điện tử là một lĩnh vực đƣợc thực hiện khá phổ biến trên thị trƣờng hiện nay. Luật Giao dịch điện tử 2005 ra đời nhằm điều chỉnh những vấn đề có liên quan đến hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử. Tuy nhiên, trải qua thời gian thì cách thức giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử ngày trở nên đa dạng khiến việc tìm hiểu những quy định trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Việc tìm hiểu những quy định pháp luật Việt Nam có liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử góp phần đóng góp vào việc nghiên cứu, cũng nhƣ thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật thực định Việt Nam hiện hành có liên quan. TỪ KHÓA Hợp đồng điện tử, Thƣơng mại điện tử, Thƣơng mại trực tuyến, Đề nghị giao kết hợp đồng điện tử, Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng điện tử.
  9. ABSTRACT E-commerce is an area that is widespread in the market today. The Electronic Transaction Law was realeased on 2005 to regulate issues regarding to the signing and implementation of e-commerce contracts. However, through out the years, the way to enter into and implement e-commerce contracts has become more and more diversified, making it therefore more vital to understand the regulations. The study of Vietnamese legal provisions relating to contracting and implementing the contracts contributes to the research activity, as well as to promote the completion of the current legal system and existing regulations. KEY WORD E-contract, E-commerce, Electronic contract, Electronic offer; Electronic acceptance.
  10. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, sau gần hơn ba mƣơi năm thực hiện việc chuyển đổi mô hình kinh tế, đất nƣớc đã gặt hái đƣợc những thành tựu kinh tế nhất định. Nếu nhƣ trƣớc đây, mệnh lệnh hành chính nền kinh tế không những không tạo ra đƣợc sự công bằng cho các đối tƣợng trong xã hội nhƣ mục tiêu ban đầu Nhà nƣớc hƣớng đến mà còn trực tiếp tạo ra nền kinh tế khủng hoảng “thiếu”, đời sống của ngƣời dân gặp nhiều khó khăn, nhất là trong quá trình phân phối sản phẩm thông qua kế hoạch hoá tập trung. Giờ đây, việc chuyển đổi mô hình kinh tế sang kinh tế thị trƣờng đã phát huy đƣợc vai trò vốn có của nó, mở ra nhiều cơ hội cho ngƣời kinh doanh đƣợc thực hiện những quyền năng cơ bản của chính mình, trong đó việc tự do hoá sở hữu tƣ nhân và tự do hợp đồng là những hệ quả tích cực mà kinh tế thị trƣờng mang lại. Nhận thấy, pháp luật hợp đồng đóng vai trò quan trọng nhƣ là xƣơng sống trong chuỗi các hoạt động kinh tế mà các chủ thể tham gia trên thị trƣờng. Nếu nhƣ hợp đồng đƣợc hình thành từ khá sớm trong hoạt động đời sống của con nguời thông qua các khế ƣớc hay thoả thuận mang tính chất đối ứng1 thì giờ đây, ngoài đặc trƣng là ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia, hợp đồng còn đƣợc nhìn nhận nhƣ một công cụ để các bên quản trị rủi ro, quản trị những nhân tố tác động trực tiếp vào hợp đồng cũng nhƣ kiểm soát tài chính thông qua việc xem chi phí giao kết hợp đồng nhƣ một chi phí giao dịch2. Do vậy, hợp đồng ngày càng đƣợc các bên 1 O'Sullivan & Hilliard's, 2016. The law of Contract. 5th ed. Oxford: Oxford University Press, Ch.1. 2 Oliver E. Williamson, 1985. The Economic institutions of Capitalism. The Free Press. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh, Hiệu đính: Vũ Thành Tự Anh – Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright Niên khoá 2005 – 2006. “Kinh tế học về chi phí giao dịch khẳng định rằng việc tập trung tất cả hành động mặc cả phù hợp vào giai đoạn trƣớc khi ký kết hợp đồng (ex ante) là điều không thể thực hiện. Thay vào đó, quá trình mặc cả dàn trải từ đầu đến cuối – vì lý do đó các thể chế (thể chế) về cách thức trật tự tƣ và việc nghiên cứu toàn bộ quá trình hợp đồng bắt đầu có ý nghĩa kinh tế có tính quyết định”.
  11. 2 xem trọng nhƣ một trợ thủ nhằm thiết kế những giao dịch xuất hiện trên thị trƣờng có khả năng sinh lợi cho bên tham gia, tăng khả năng lƣu thông hàng hoá, dịch vụ đồng thời cũng giảm thiểu các chi phí phát sinh liên quan trong quá trình giao kết và thực hiện. Cùng tồn tại song song với sự phát triển của pháp luật hợp đồng, việc phát triển khoa học công nghệ không những tác động đến các mặt của đời sống mà pháp luật hợp đồng cũng chịu ảnh hƣởng sâu sắc của sự phát triển mang tính chất tự nhiên đó, minh chứng rõ nét nhất là hợp đồng điện tử. Có thể thấy, khái niệm hợp đồng điện tử tuy xa lạ với ngƣời tiêu dùng nhƣng bản chất cũng nhƣ cách thức vận hành và những tiện ích mà hợp đồng điện tử mang lại đang ngày càng hiện hữu rõ nét trong cuộc sống của mỗi ngƣời dân3. Chẳng hạn, hàng hóa đƣợc phân phối hoặc mua bán thông qua các kênh bán hàng thƣơng mại trực tuyến website mà các bên tham gia không phải giao dịch trực tiếp; Việc cung ứng dịch vụ di chuyển ngày nay thông qua phần mềm ứng dụng trên các thiết bị công nghệ mà không phải bằng những cuộc gọi liên lạc qua tổng đài,... hoặc những dạng thức khác có liên quan đang ngày càng đƣợc ứng dụng và phát triển nhiều trong cuộc sống. Nếu việc giao kết hợp đồng theo cách truyền thống đƣợc thực hiện chủ yếu bằng văn bản (paper contract), hoặc thông qua hành vi tạo ra những thuận tiện nhất định cho các bên tham gia giao dịch, thì giờ đây hợp đồng điện tử lại mang một âm hƣởng hoàn toàn khác biệt do những đặc tính tiện lợi hơn, chẳng hạn đặc tính về không gian và thời gian trong giao kết và thực hiện hợp đồng, khiến pháp luật với 3 Trang thông tin điện tử Công ty phân tích thị trƣờng Euromonitor (2017). Consumer Electronics in Vietnam, truy cập tại địa chỉ: http://www.euromonitor.com/consumer-electronics-in- vietnam/report. “Thanks to Vietnam‟s huge population and improving living standards, it has become a promising market in Asia and it has received much attention from many international companies. Moreover, increasingly modern lifestyles and a better economic performance has also helped to boost the demand for consumer electronics in Vietnam; According to the Ministry of Posts & Telemetric, internet usage reached over 50% of the total population in Vietnam in 2017, which was nearly 20% higher than the previous year”.
  12. 3 vai trò và vị thế chủ đạo tạo ra hành lang pháp lý, phải làm sao có những sự điều chỉnh phù hợp và kịp thời nhằm bảo vệ và thúc đẩy các quan hệ kinh tế trong không gian thƣơng mại điện tử đƣợc diễn ra một cách an toàn, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí giao dịch đồng thời tăng khả năng lƣu thông hàng hoá, dịch vụ. Việc chọn đề tài “Giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam” nhằm phân tích những khía cạnh pháp lý có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử, những điểm khác biệt giữa việc giao kết và thực hiện một hợp đồng điện tử so với việc giao kết và thực hiện một hợp đồng theo cách thức truyền thống; những cách thức giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử hiện thời mà pháp luật vẫn chƣa có sự điều chỉnh; hoặc những khó khăn trong việc bảo vệ bên yếu thế, bảo mật thông tin, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng điện tử cũng đặt ra nhiều thách thức đối với quá trình lập pháp và hành pháp của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài những khó khăn, vƣớng mắc và thực tế liên quan đến đề tài nghiên cứu, việc so sánh và tham khảo một số quy định có liên quan tại một số khu vực, liên minh kinh tế, quốc gia phát triển thƣơng mại điện tử góp phần hoàn thiện các quy phạm hiện hành cũng nhƣ có những sự điều chỉnh kịp thời nhằm phát triển nền kinh tế thị trƣờng nói chung cũng nhƣ những giao dịch của ngƣời kinh doanh nói riêng trong giai đoạn ứng dụng công nghệ số hiện nay ngày một phát triển. 2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 2.1 Câu hỏi nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Trong giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử có những điểm khác biệt gì đáng kể so với giao kết và thực hiện một hợp đồng truyền thống? 2. Pháp luật Việt Nam đã xử lý các khác biệt này nhƣ thế nào? Có điểm gì chƣa đƣợc xử lý, kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành có liên quan? 2.2 Giả thuyết nghiên cứu
  13. 4 1. Pháp luật hiện hành chƣa tạo ra đƣợc những quy phạm pháp luật đầy đủ, rõ ràng nhằm điều chỉnh cũng nhƣ tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử; 2. Hợp đồng thƣơng mại điện tử tạo đƣợc những sự thuận lợi trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, tuy nhiên các bên tham gia cũng đối mặt với những rủi ro mà mặt trái của thƣơng mại điện tử mang lại; 3. Bên gia nhập hợp đồng thƣơng mại điện tử (phần lớn với tƣ cách ngƣời tiêu dùng) thƣờng gánh chịu những rủi ro trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. 3. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến chủ đề pháp luật hợp đồng thƣơng mại điện tử đã có không ít tác giả, những ngƣời nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật thể hiện những quan điểm, những góc nhìn pháp lý dƣới dạng bài nghiên cứu chuyên khảo, tạp chí khoa học, báo cáo hội thảo khoa học, luận văn,... Theo đó các bài nghiên cứu đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp những vấn đề liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử, những vƣớng mắc, khó khăn cũng nhƣ những vấn đề mà pháp luật hiện hành còn chƣa quy định. Qua đó, một số bài viết tiêu biểu của một số tác giả nghiên cứu, nhƣ: - Nguyễn Thị Mơ, 2006. Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử. Hà Nội: NXB Lao động xã hội; - Trần Văn Biên, 2007. Những vấn đế pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử. Tạp chí Tòa án nhân dân 2007 (số 1), trang 26 – 35; - Trần Văn Biên, 2010. Tự thỏa thuận trong giao kết hợp đồng điện tử qua mạng internet. Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 10 (270), tr.55 – 66; - Trần Văn Biên, 2012. Đặc điểm của hợp đồng điện tử. Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 5(289), tr.52-57; - Đặng An Thanh, 2014. Những bất cập trong quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục giao kết hợp đồng điện tử và một số giải pháp đề xuất. Tạp chí Tòa án nhân dân 2014 (Số 7), trang 26 – 30;
  14. 5 - Đặng An Thanh, 2014. Pháp luật về ký kết, thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; - Tào Thị Quyên, Lƣơng Tuấn Nghĩa, 2016. Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay. Hà Nội: NXB Tƣ pháp. Thông qua những bài nghiên cứu đó, những vấn đề pháp lý liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử đƣợc thực hiện một cách riêng rẽ, còn mang tính chất khái quát chung là chủ yếu, đa phần đƣợc thể hiện dƣới dạng những bài đăng tạp chí nghiên cứu pháp lý nên việc chi tiết hoá những quy định pháp luật, những thực tiễn có liên quan còn hạn chế. Do vậy, việc chọn đề tài “Giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam” nhƣ một cách để ngƣời viết có thể tổng hợp và nghiên cứu sâu hơn một số khía cạnh pháp lý có liên quan đến hoạt động thƣơng mại điện tử, nhằm đƣa ra những ý kiến và lập luận độc lập đối với các vấn đề liên quan mà các bài viết, bài nghiên cứu trên chƣa thực hiện đƣợc trong giai đoạn hiện nay, góp phần củng cố và hoàn thiện những quy phạm pháp luật thực định cũng nhƣ góp phần vào việc lý giải những các thức kinh doanh trong thực tiễn cuộc sống của ngƣời kinh doanh nói chung và các chủ thể quan hệ pháp luật hợp đồng thƣơng mại điện tử nói riêng. 4. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Thông qua bài nghiên cứu này, tác giả mong muốn có thể giúp cho ngƣời đọc có một góc nhìn tổng quan những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở nƣớc ta hiện nay. Không dừng lại ở đó, việc chỉ ra những khó khăn, vƣớng mắc cũng góp phần giúp cho ngƣời đọc vận dụng một cách tốt hơn những quy định thực định để bảo vệ chính bản thân mình trong các quan hệ pháp luật nói chung và các quan hệ thƣơng mại điện tử giữa các chủ thể nói riêng. Ngoài ra, việc nghiên cứu còn chỉ ra đƣợc những bất cập, bằng cách loại bỏ những quy định không hợp lý, những rào cản thƣơng mại hoặc bổ sung những quy định còn thiếu sót – chƣa bảo vệ đƣợc các chủ thể tham gia, mà thông qua đó các nhà hành pháp cần xem xét để có sự điều chỉnh kịp thời nhằm tạo hành lang pháp lý
  15. 6 an toàn, góp phần vào sự phát triển các giao dịch trên thị trƣờng nói riêng cũng nhƣ sự phát triển của xã hội nói chung. 4.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào: 1. Hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử, cũng nhƣ cách thức áp dụng và vận hành những quy định đó vào đời sống của ngƣời kinh doanh trên thị trƣờng hiện nay; 2. Những tình huống thực tế có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử; 3. Những phán quyết có hiệu lực của một số cơ quan tài phán nhƣ nguồn bổ trợ cho pháp luật thực định hiện hành, vốn chƣa hoàn thiện trong giai đoạn thƣơng mại điện tử đang ngày càng phát triển một cách nhanh chóng. 4.3 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nội dung của luận văn tập trung tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử theo những quy định pháp luật hiện hành. Bao gồm những cách thức tiến hành giao dịch đã đƣợc quy định bởi những quy định pháp luật có liên quan, những cách thức giao dịch đƣợc tiến hành trên thực tế những chƣa có sự dự liệu của pháp luật. Bên cạnh đó, luận văn còn phân tích những khía cạnh có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử, bao gồm vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, hợp đồng mẫu, điều khoản bất cân xứng, vấn đề minh bạch thông tin trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng cũng nhƣ quyền riêng tƣ do các bên tiếp cận đƣợc và việc bảo vệ quyền riêng tƣ theo những quy định pháp luật thực định. - Về thời gian: Luận văn phân tích những quy phạm pháp luật thực định hiện hành có hiệu lực và đang đƣợc ngƣời kinh doanh nói chung cũng nhƣ các bên tham gia giao dịch thƣơng mại điện tử nói riêng áp dụng vào trong cuộc sống. Bên cạnh đó, ngƣời viết còn tham khảo những quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực để chỉ ra những điểm tiến bộ, những điều mà pháp luật hiện hành chƣa giải quyết đƣợc. Không dừng lại ở đó, việc tham khảo những quy phạm của một số quốc gia, khu vực
  16. 7 khác đang có hiệu lực cũng góp phần hoàn thiện pháp luật trong nƣớc thông qua việc đề xuất những sửa đổi, bổ sung quy phạm pháp luật hiện hành. 5. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu - Phương pháp phân tích luật: Phân tích các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đề tài luận văn. Phƣơng pháp này là phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu của đề tài luận văn. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Cùng tồn tại song song với phƣơng pháp phân tích luật viết, phƣơng pháp so sánh, đối chiếu là công cụ hỗ trợ nhằm phân tích định tính nhằm chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế trong quá trình phân tích luật viết và những vấn đề pháp lý có liên quan đến đề tài luận văn. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề pháp lý có liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử, luận văn góp phần làm phong phú thêm những góc nhìn, những quan điểm pháp lý cũng nhƣ lý giải đƣợc cách thức vận dụng pháp luật hiện hành trên thực tế. Thông qua đó, luận văn đƣợc xem nhƣ một nguồn tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học pháp lý, và là nguồn tài liệu chứa đựng những đề xuất, những quan điểm, góc nhìn mới về giao kết và thực hiện hợp đồng trong giai đoạn công nghệ hiện đại ngày nay. Do vậy, luận văn còn đƣợc sử dụng nhằm đƣa ra những đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật thành văn cũng nhƣ sử dụng những quan điểm, góc nhìn mới nhƣ một phƣơng thức để áp dụng vào trong cuộc sống với mong muốn thúc đẩy những giao dịch trên thị trƣờng đƣợc diễn ra một cách nhanh chóng, tăng giá trị cũng nhƣ hiệu quả của giao dịch nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc lợi ích các bên, thông qua hợp đồng – một cách thức phân bố, chia sẻ rủi ro và lợi nhuận của các bên tham gia.
  17. 8 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1.1 Khái quát về thƣơng mại điện tử Kinh tế thế giới đã có những sự chuyển biến mang tính chất lịch sử, và nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng không nằm ngoài những sự chuyển biến mang tính thời cuộc nhƣ vậy. Từ tiền ảo (bitcoin, blockchain), dịch vụ vận chuyển bằng công nghệ (uber, grab); cho đến trí tuệ nhân tạo (AI), hoặc việc thanh toán không sử dụng tiền mặt (ví điện tử, e-banking),... là những cách thức kinh doanh, giao dịch mới đƣợc xuất hiện trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính những cách thức giao dịch mới đã mở ra nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức cho những lề lối kinh doanh truyền thống, vốn đƣợc áp dụng một cách xƣa cũ trên thị trƣờng, buộc phải dần thay đổi và thích nghi trƣớc những sự thay đổi của công nghệ ngày càng mạnh mẽ. Nếu nhƣ trƣớc đây, kinh tế truyền thống con ngƣời thực hiện một cách sơ khai thì ngày nay kinh tế nói chung cũng nhƣ thƣơng mại và dịch vụ nói riêng đã vƣợt qua khỏi những giới hạn sơ khai của nó, trong đó ranh giới lãnh thổ quốc gia ngày càng mờ nhạt, thế giới trở nên “phẳng” hơn bao giờ hết, cũng nhƣ những phƣơng thức giao thƣơng đã có những sự chuyển biến mang màu sắc hoàn toàn khác, tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí giao dịch cũng nhƣ gia tăng hiệu suất lƣu thông của hàng hoá, dịch vụ trên thị trƣờng. Không thể phủ nhận, những phƣơng thức giao dịch thƣơng mại xuất hiện từ thuở sơ khai đến bây giờ vẫn phát huy đƣợc những vai trò vốn có của nó. Chẳng hạn, giao kết và thực hiện hợp đồng dựa trên văn bản thuận tiện cho việc đàm phán, thƣơng lƣợng để đi đến ý chí chung của các bên tham gia; Việc giao nhận hàng hoá trực tiếp giữa ngƣời mua, kẻ bán đã tạo nên sự thuận tiện nhất định cho việc kiểm tra, chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng; hay là việc thanh toán bằng tiền mặt vốn gần gũi, đƣợc những ngƣời kinh doanh áp dụng hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên, nhƣ vòng xoáy của quy luật phát triển, việc phát triển khoa học công nghệ nói chung
  18. 9 cũng nhƣ sự phát triển hệ thống mạng internet toàn cầu đã tác động không nhỏ đến những cách thức giao dịch truyền thống đó. Và thuật ngữ “thương mại điện tử” xuất hiện nhƣ một quy luật tất yếu của kinh tế thị trƣờng bởi những đặc trƣng riêng có và những tiện ích mà nó mang lại. Theo cách định nghĩa của Black‟s Law Dictionary thì: “Thương mại điện tử là việc kinh doanh không sử dụng hình thức trao đổi dữ liệu giấy mà được thực hiện thông qua việc sử dụng phương tiện điện tử và/hoặc phương tiện trực tuyến. Bao gồm các hoạt động như mua sắm, đặt hàng, xử lý giao dịch, thanh toán, xác thực, kiểm soát hàng tồn kho, thực hiện đơn đặt hàng và hỗ trợ khách hàng. Sự tham gia của các bên vào thương mại điện tử ngày nay dường như mờ nhạt. Phương tiện thực hiện thương mại điện tử bao gồm máy tính, điện thoại, máy fax, thiết bị đọc mã vạch, thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động hoặc các thiết bị điện tử khác, có hoặc không có việc sử dụng mạng internet.”4 Còn theo cách định nghĩa của WTO tƣơng tự với OECD thì: “Thương mại điện tử là việc mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ được thực hiện thông qua mạng máy tính bởi cách thức được thiết kế riêng nhằm mục đích nhận và đặt hàng. Thậm chí hàng hoá, dịch vụ được thực hiện thông qua phương tiện điện tử, tuy nhiên việc thanh toán hoặc giao hàng không được thực hiện bởi phương thực trực tuyến. Một giao dịch thương mại điện tử có thể được thực hiện bởi doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, chính phủ hoặc các tổ chức công, tổ chức tư khác. Theo đó, giao dịch điện tử được thực hiện thông qua web, extranet hoặc phương tiện truyền dữ liệu điện tử. Việc thực hiện giao dịch được xác định theo phương thức đặt lệnh. Không bao gồm việc đặt hàng được thực hiện bằng các 4 Nguồn https://thelawdictionary.org/electronic-commerce-e-commerce. “Business conducted without the exchange of paper based documents through the use of electronic and/or online devices. It includes activities such as procurement, order entry, transaction processing, payment, authentication and nonrepudiation, inventory control, order fulfillment, and customer support. The general public participates in ecommerce, almost unknowingly these days. Ecommerce devices include computers, telephones, fax machines, barcode readers, credit cards, automated teller machines (ATM) or other electronic appliances, whether or not using the internet”.
  19. 10 cuộc gọi điện thoại, fax hoặc qua email bằng hình thức thủ công”5,6. Còn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì “Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”7. Từ những cách giải thích của những tổ chức hợp tác cùng với quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về thƣơng mại điện tử, có thể thấy thƣơng mại điện tử bao gồm những đặc trƣng cơ bản sau: Thứ nhất về chủ thể tham gia thương mại điện tử. Những chủ thể tham gia thƣơng mại điện tử không có sự khác biệt đáng kể so với chủ thể tham gia thƣơng mại trên thị trƣờng truyền thống. Bởi chính cách định nghĩa cũng nhƣ dẫn giải về khái niệm thƣơng mại điện tử đã nói lên đƣợc sự khác biệt, theo đó sự khác biệt tập trung chủ yếu ở cách thức mà các chủ thể tiến hành giao dịch. Điều 2.1 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thƣơng mại điện tử (Nghị định 52/2013/NĐ-CP) quy định chủ thể tham gia thƣơng mại điện tử bao gồm: “Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam; Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam; Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam”. Bên cạnh đó, một cách phân loại không chính thức nhƣng đƣợc đề cập khá nhiều trong những bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan đến thƣơng mại điện tử thì chủ thể tham gia bao gồm những mối quan hệ thông qua quá trình liên kết, phân phối nhƣ sau: (i) Mối quan hệ thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (Business to business – B2B); (ii) Mối quan hệ thƣơng mại điện tử giữa ngƣời tiêu dùng và ngƣời tiêu dùng (Customer to customer – C2C); (iii) Mối quan hệ thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng (Business to customer – B2C); (iv) Mối quan hệ thƣơng mại điện tử giữa 5 World Trade Organization, 2013. E-commerce in developing countries – Opportunities and challenges for small and medium-sized enterprises. 6 Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD), 2011. OECD Guide to Measuring the Information Society. 7 Điều 4.6 Luật Giao dịch điện tử 2005 và Điều 3.1 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
  20. 11 doanh nghiệp và chính phủ (Business to goverment – B2G)8. Nhìn chung, chủ thể tham gia thƣơng mại điện tử dƣới góc nhìn kinh tế có phần bao quát và rộng hơn so với những chủ thể luật định, chẳng hạn Chính phủ là một chủ thể đƣợc đề cập nhiều dƣới góc độ tham gia và chuỗi hoạt động thƣơng mại điện tử chứ không dừng lại ở tƣ cách cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc nhƣng pháp luật hiện hành vẫn chƣa có sự quy định chính thức đối với loại chủ thể này. Theo đó, chính phủ không chỉ tham gia thƣơng mại điện tử với tƣ cách là một bên trong mối quan hệ mua sắm hàng hoá công, mà ngày nay chính phủ còn tham gia thƣơng mại điện tử thông qua sự liên kết với những doanh nghiệp nhằm cung ứng những dịch vụ công trực tuyến, bao gồm các thủ tục cấp phép, thủ tục đăng ký và các thủ tục liên quan đến mối quan hệ hành chính giữa Nhà nƣớc và tƣ nhân. Do vậy, việc bổ sung loại chủ thể này vào những quy định pháp luật có liên quan hiện hành tạo nên sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia, đồng thời không loại trừ tƣ cách khi chủ thể này tham gia vào các giao dịch thƣơng mại điện tử. Thứ hai về hình thức và phương thức thực hiện của thương mại điện tử. Nhƣ đã đề cập, nếu nhƣ thƣơng mại truyền thống đƣợc thực hiện một cách thủ công thông qua việc đàm phán, gặp gỡ trực tiếp và đôi khi là thông qua những mối quan hệ tâm giao nhằm đạt mục đích giao kết hợp đồng, thì ở thƣơng mại điện tử, sự công nghệ hoá của các thiết bị điện tử và mạng internet đã xoá bỏ những yếu tố quan hệ, tình cảm trong việc giao kết và đƣa ra những quyết định mang tính ràng buộc. Theo đó, các bên trƣớc khi tham gia vào hợp đồng thƣơng mại điện tử chỉ có thể biết nhau thông qua các thông tin mà đối phƣơng cung cấp, hoặc uy tín và thƣơng hiệu của bên cung ứng hàng hoá, dịch vụ đƣợc gầy dựng trên thị trƣờng thông qua các chính sách marketing, quảng cáo, truyền thông. Do vậy, phƣơng tiện điện tử và dữ liệu điện tử là yếu tố quan trọng, quyết định giao dịch đó có đƣợc xem là giao dịch điện tử hay không. 8 Cục Thƣơng mại điện tử và Kinh tế số, 2017. Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2017.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2