intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

82
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ những quy định góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam kết hợp phân tích đánh giá thực tiễn thực hiện tại nƣớc ta hiện nay; đưa ra giải pháp góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề tài sản chung của vợ chồng theo Luật hôn nhân gia đình, hoàn thiện các quy định của Luật đất đai và Luật doanh nghiệp về vấn đề góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ ĐỖ THU TRANG GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN CHUNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2017
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ ĐỖ THU TRANG GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN CHUNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS DOÃN HỒNG NHUNG Hà Nội – 2017 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu đó.Luận văn này chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Vũ Đõ Thu Trang iii
  4. Mục lục DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................. 3 Mở đầu .......................................................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG ................................................................................ 9 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng ...................................................................................................... 9 Về cơ sở lý luận ............................................................................................................ 9 Về cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 11 1.2. Khái niệm và đặc điểm của góp vốn bằng quyền sử dụng đất ............................. 13 1.2.1. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng ............................................................. 13 1.2.2. Khái niệm góp vốn bằng quyền sử dụng đất ..................................................... 20 1.3. Ý nghĩa, vai trò của góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng ...................................................................................................................... 22 1.4. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. ...................................... 23 1.4.1. Sự phát triển của luật Việt Nam về quan hệ tài sản giữa vợ chồng .................. 23 1.4.2. Về chế định góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở nƣớc ta giai đoạn trƣớc khi ban hành Luật Đất đai năm 1993. ......................................................................... 27 1.4.3. Giai đoạn ban hành Luật đất đai năm 1993 đến trƣớc khi ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 1998 ................................................... 28 1.4.4. Giai đoạn từ khi ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998 đến trƣớc Luật đất đai năm 2003 ......................................................... 30 1.4.5. Về chế định góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở nƣớc ta giai đoạn 2003 - 2009 ............................................................................................................................. 34 1.4.6. Về chế định góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở nƣớc ta giai đoạn 2009 - 2013 ............................................................................................................................. 35 1.4.7. Về chế định góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở nƣớc ta giai đoạn 2013 đến nay ........................................................................................................................ 37 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG .................................... 44 2.1. Căn cứ pháp lý xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng ........ 44 2.2. Điều kiện để vợ chồng sử dụng tài sản chung là quyền sử dụng đất để góp vốn ............................................................................................................................... 46 2.3. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng ........ 52 2.3.1.Thủ tục ............................................................................................................... 52 1
  5. 2.3.2. Hợp đồng ........................................................................................................... 53 2.4. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung................................................................................................................ 55 2.5. Giải quyết tranh chấp liên quan đến góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng .............................................................................................. 59 2.6. Thực tiễn áp dụng pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng .................................................................................................... 67 CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG .................................... 75 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng ..................................................................................... 75 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng ..................................................................................... 76 3.2.1. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng ........................................................................................................................... 76 3.2.2. Kiến nghị nhằm áp dụng có hiệu quả quy định mới của pháp luật hôn nhân gia đình và thực tiễn ........................................................................................... 88 3.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng .............................................................................................. 91 3.2.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng .................................................................... 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 103 2
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự HN&GĐ Hôn nhân và gia đình QSDĐ Quyền sử dụng đất NSDĐ Ngƣời sử dụng đất TAND Toà án nhân dân 3
  7. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ lâu, vấn đề về Hôn nhân gia đình luôn chiếm đƣợc sự quan tâm rất lớn của xã hội. Hôn nhân là cơ sở của gia đình, còn gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp lợi ích hài hòa của mỗi công dân, Nhà nƣớc và xã hội. Trong mỗ i gia điǹ h, bên cạnh đời số ng tình cảm, yêu thƣơng lẫn nhau, các thành viên không thể không quan tâm đến điều kiện vật chất vì đó là cơ sở kinh tế giúp cho vơ ̣ chồ ng xây dƣ̣ng cuô ̣c số ng ha ̣nh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần cho các thành viên trong gia điǹ h. Do đó, trong Luật Hôn nhân & gia đình đã có nhiều quy định điều chỉnh các quan hệ pháp luật về hôn nhân & gia đình, đặc biệt chú trọng quy định về chế độ đối với tài sản chung của vợ chồng, tạo điều kiện cho việc bảo vê ̣ quyề n và lợi ích hợp pháp của vợ , chồ ng và các thành viên khác trong gia đình. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, vợ chồng ngày càng tham gia tích cực vào nhiều các mối quan hệ xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu về tinh thần và vật chất của cá nhân và của gia đình [50;87]. Đồng thời, khối lƣợng tài sản của vợ chồng tăng lên thì ý thức và tâm lý về quyề n sở hữu đối với tài sản để phục vụ c ho nhu cầu cuộc sống, nghề nghiệp, kinh doanh, sinh hoạt cá nhân đƣợc chủ động hình thành và ngày càng phát triể n. Do đó, vợ chồng càng có nhiều nhu cầu để phát triển tài sản của mình. Một trong số đó chính là vấn đề vợ chồng sử dụng tài sản chung của mình với mục đích phát sinh lợi nhuận. Hiện nay, ở nƣớc ta, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ là tƣ liệu sản xuất đặc biệt mà còn là nguồn lực quan trọng để thực hiện “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” [49;33]. Từ đó, vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên này để không chỉ với mục đích phát triển đất nƣớc mà còn nhằm phục vụ thu lợi nhuận cho cá nhân ngày càng cao. 4
  8. Trong đó, vấn đề góp vốn bằng quyền sử dụng đất đang là vấn đề nhận đƣợc nhiều sự quan tâm nhất. Nó không chỉ tạo điều kiện cho ngƣời sử dụng đất tiếp cận đƣợc các nguồn vốn vay của Nhà nƣớc, nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn, góp phần đắc lực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo phát tiển kinh tế. Ý thức đƣợc nhu cầu này, hiện nay, rất nhiều gia đình và cụ thể là vợ chồng đã sử dụng tài sản của mình là quyền sử dụng đất để góp vốn trong các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất mới, áp dụng rất nhiều các quy định pháp luật khác nhau nhƣ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân & gia đình... Do đó, vấn đề này hiện nay khi áp dụng trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá về vấn đề góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng là vấn đề có ý nghĩa thiết thực, vừa làm rõ những ƣu điểm, hạn chế, vừa đề ra những giải pháp trứơc mắt và lâu dài nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của vợ chồng đối với đời sống của gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung. Vì thế, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “ Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ sẽ phần nào đáp ứng đƣợc những đòi hỏi cấp bách hiện nay trên cả phƣơng diện khoa học và thực tiễn. 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, các mối quan hệ về tài sản của vợ chồng cũng thay đổi và phát triển không ngừng, và không phải quan hệ nào cũng đƣợc pháp luật dự liệu để kịp thời điều chỉnh một cách phù hợp. Chính vì vậy, các công trình nghiên cứu khoa học về chế độ tài sản của vợ chồng đặc biệt là tài sản chung của vợ chồng luôn thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời. Một số công trình nghiên cứu khoa học cần phải chú ý nhƣ: 5
  9. - “Chế đô ̣ tài sản của vơ ̣ chồ ng theo Luâ ̣t Hôn nhân & gia đình Viê ̣t Nam” năm 2008 của PGS.TS Nguyễn Văn Cừ. - “Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong pháp luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt Nam” của tác giả Bùi Minh Hồng đăng trên tạp chí Luật học số 11 năm 2009. - “Luâ ̣n bàn về các hình thức sở hữu và sở hữu chung hợp n hấ t của vơ ̣ chồ ng” năm 2011 của PGS. TS Phùng Trung Tâ ̣p. - Luận án tiến sĩ “Chế độ tài sản vợ chồng theo luật Hôn nhân & gia đình Việt Nam” đƣợc TS Nguyễn Văn Cừ bảo vệ thành công vào đầu năm 2005. - Hội thảo “Thể chế cho phát triển nông thôn, nâng cao phúc lợi cho nông dẫn với hình thức công ty bằng góp vốn bằng quyền sử dụng đất” năm 2009 do Tiến sĩ Lê Đức Thịnh – Viện chiến lƣợc chính sách phát triển nông thôn. - Kỷ yếu hội thảo “Xây dựng cơ sở pháp lý về thị trƣờng quyền sử dụng đất ở Việt Nam” bộ môn Luật Kinh doanh – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2002. - Sách chuyên khảo "Thị trƣờng bất động sản những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam của PGS. TS Thái Bá Cẩn và ThS Trần Nguyên Nam - NXB Tài chính (2003); - "Thị trƣờng quyền sử dụng đất ở Việt Nam" của Ths. Bùi Thị Tuyết Mai - NXB Lao động - Xã hội (2005); - Bài viết "Hoàn thiện khung pháp lý về chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất" - Nguyễn Văn Hiến - Toà án nhân dân Tối cao, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số ngày 29/08/2016. 6
  10. - Bài viết “Chế độ sở hữu toàn dân và vấn đề sở hữu đất đai” - Bài viết của LS. Nguyễn Tiến Lập đăng trên Báo điện tử Tia sáng của Bộ Khoa học & Công nghệ ngày 20/10/2010. Đây thực sự là những công trình có giá trị về khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, những công trình này hoặc đề cập đến những vấn đề mang tính khái quát chung về chế độ tài sản của vợ chồng; hoặc chỉ bàn về vấn đề về thị trƣờng bất động sản, đất đai nói chung, chƣa đề cập sâu đến vấn đề tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất. 3. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc vợ chồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3.2. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ những quy định góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam kết hợp phân tích đánh giá thực tiễn thực hiện tại nƣớc ta hiện nay. - Đƣa ra giải pháp góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề tài sản chung của vợ chồng theo Luật hôn nhân gia đình, hoàn thiện các quy định của Luật đất đai và Luật doanh nghiệp về vấn đề góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở nƣớc ta. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp... kết hợp sử dụng các văn bản pháp luật; phƣơng pháp luận khoa học của Triết học Mác – Lê-nin: phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, phƣơng pháp luận duy vật lịch sử. 5. Phạm vi và địa điểm nghiên cứu 5.1. Phạm vi nghiên cứu 7
  11. Nghiên cứu một cách khái quát những quy định của pháp luật hiện hành về tài sản chung của vợ chồng, về vấn đề góp vốn bằng quyền sử dụng đất thông qua Luật Dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật hôn nhân & gia đình... từ đó đƣa ra những bất cập của các chế định này để đóng góp vào dự thảo bộ Luật Dân sự sửa đổi. 5.2. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu chính của luận văn là địa bàn Hà Nội 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn Luận văn nghiên cứu về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng – đây là vấn đề phức tạp và mới mẻ hiện nay. Tuy nhiên Luật Hôn nhân và gia đình 2014 lại đặt ra những vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh mới. Theo đó, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề: - Nêu ra và phân tích các quy định với tài sản chung của vợ chồng có liên quan tới quyền sử dụng đất - Nêu ra và phân tích các quy định về góp vốn bằng quyền sử dụng đất - Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng tại nƣớc ta từ đó tìm ra những điểm hạn chế, vƣớng mắc và đƣa ra phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định liên quan đến vấn đề này. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 phần: - Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về góp vốn bằng quyền sử dụng đất và pháp luật góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng - Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. - Chƣơng 3: Hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. 8
  12. CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 1.1. Cơ sở khoa học về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng Về cơ sở lý luận về góp vốn bằng quyền sử dụng đất Nền kinh tế nƣớc ta chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, kế hoạch hóa cao độ sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trong đó pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền tự do kinh doanh của công dân và mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Để xây dựng thành công nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa thì trƣớc hết cần xây dựng đồng bộ các yếu tố cấu thành của nền kinh tế thị trƣờng. Đó là thị trƣờng vốn, thị trƣờng lao động và thị trƣờng quyền sử dụng đất. Giữa thị trƣờng vốn và thị trƣờng quyền sử dụng đất có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Một lƣợng giá trị có thể luân chuyển từ thị trƣờng quyền sử dụng đất sang quyền thị trƣờng vốn và ngƣợc lại. Thị trƣờng vốn đã hình thành với nhiều hình thức huy động vốn nhƣ thế chấp vay ngân hàng hay góp vốn… trong điều kiện đất đai đƣợc thừa nhận là một tài sản có giá trị. Do vậy, cần có các quy định về góp vốn bằng quyền sử dụng đất để xác lập nhiều hình thức huy động vốn cho các chủ thể kinh doanh lựa chọn, đồng thời góp phần thúc đẩy thị trƣờng quyền sử dụng đất phát triển mạnh mẽ ở nƣớc ta. Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế đƣợc. Giữa đất đai và lao động có mối quan hệ khăng khít. Mác đã nhấn mạnh vai trò của đất đai và sức lao động: “Đất đai là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất” [40]. Nhƣ vậy, quy định góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ giúp cho đất đai tích tụ tập trung vào những hộ gia 9
  13. đình, cá nhân có nguồn lao động dồi dào có khả năng và điều kiện sử dụng đất có hiệu quả. Trên cơ sở đó, tạo ra đƣợc nhiều của cải vật chất và cải thiện đời sống của chính những ngƣời nhận vốn góp cũng nhƣ ngƣời góp vốn thông qua việc phân chia lợi nhuận theo tỉ lệ phần trăm vốn góp. Về mặt lý luận, thừa nhận đất đai là một tài sản đặc biệt thì pháp luật cần ghi nhận và bảo hộ góp vốn bằng quyền sử dụng đất của ngƣời sử dụng đất. Bởi lẽ đất đai hội tụ trong bản thân nó các yếu tố giá trị và giá trị sử dụng. Nếu mà không cho phép ngƣời sử dụng đất đƣợc góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một sự vô lý. Mặt khác, kết hôn là sự kiện làm phát sinh một gia đình mà ở đó phản ánh sự chung sống của hai vợ chồng và con cái (nếu có) [24;22]. Nhƣ là một tất yếu của cuộc sống chung, vợ và chồng thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong một quy chế đƣợc gọi là Chế độ tài sản của vợ chồng. Có một câu hỏi lớn đặt ra là: Chế độ tài sản của vợ chồng sẽ đƣợc xác lập theo luật pháp hay theo sự thỏa thuận của vợ chồng? Tài sản của vợ chồng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) của các nƣớc trên thế giới đƣợc quy định gắn liền với các điều kiện kinh tế - xã hội, chế độ sở hữu, truyền thống, phong tục, tập quán, tâm lý, nguyện vọng của ngƣời dân…Do đó, giữa các nƣớc khác nhau thƣờng có những quy định khác biệt về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, về cơ bản tài sản của vợ chồng đƣợc xác định dựa trên hai căn cứ: Sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng và theo các quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định) [24;30]. Trong cơ chế thị trƣờng, đất đai trở thành một yếu tố không thể thiếu đƣợc của nền sản xuất hàng hóa. Đất đai từ chỗ là điều kiện sinh tồn, chuyển thành tƣ liệu sản xuất - điều kiện vật chất cần thiết của hoạt động sản xuất, kinh doanh và vận động không ngừng, nhằm mang lại nhiều lợi 10
  14. nhuận cho ngƣời sử dụng đất. Việc thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất là một trong những hình thức bảo đảm tiền vay chủ yếu của các ngân hàng, đồng thời cũng là một vấn đề pháp lý rất phức tạp, nhất là đặt nó trong bối cảnh hôn nhân. Đây là những điều kiện tiền đề cho việc ra đời quy định góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tải sản chung của vợ chồng. Về cơ sở thực tiễn Tài sản vợ chồng, bao gồm đất đai, là một trong những nội dung quan trọng của luật hôn nhân và gia đình. Sau khi kết hôn, tài sản chung đƣợc hình thành, các lợi ích và các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này cũng vì thế mà hình thành. Do tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của hai bên mà còn liên quan đến ngƣời thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia vào hoạt động kinh doanh thƣơng mại, cụ thể trong luận văn này là góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nên vấn đề này lúc nào cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là sau khi vợ chồng ly hôn. Thực tiễn xét xử cho thấy, phần lớn các tranh chấp của vợ chồng có liên quan đến tài sản [41;19]. Sự phức tạp trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng cùng những hạn chế trong việc qui định về chế độ tài sản vợ chồng trong luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình nƣớc ta ngày càng trở nên bất cập. Một mặt, việc giải quyết các xung đột trên không thể đảm bảo đƣợc công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể (ngƣời vợ thƣờng thiệt thòi về tài sản sau khi ly hôn). Mặt khác, số lƣợng và độ phức tạp của các vụ việc liên quan đến tranh chấp tài sản vợ chồng ngày càng gia tăng gây khó khăn và tốn kém cho ngành tƣ pháp. Ngoài ra, theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Luật dân sự năm 2015, thì trong điều kiện các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng đƣợc thừa nhận về mặt pháp lý, ta nói rằng luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng là tập hợp các quy tắc về thành phần cấu tạo của các khối tài sản 11
  15. mà vợ, chồng hoặc cả hai có quyền sở hữu; về các quyền của vợ, chồng đối với các khối tài sản đó và về những nghĩa vụ tài sản đối với ngƣời thứ ba mà vợ hoặc chồng hoặc cả hai có trách nhiệm thực hiện. Trong chừng mực nào đó, có thể nói rằng luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng là sự pha trộn (đúng hơn, là sự kết hợp) giữa luật gia đình và luật dân sự. Dựa vào luật dân sự, luật về quan hệ tài sản của vợ chồng xây dựng các quy tắc liên quan đến thành phần cấu tạo các khối tài sản, đến quyền của vợ chồng đối với các khối tài sản đó, cũng nhƣ đến các nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với ngƣời thứ ba hoặc đối với nhau [22;17]. Dựa vào luật gia đình, luật về quan hệ tài sản xây dựng các quy tắc mang tính đặc thù liên quan đến nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản, cũng nhƣ đến việc xác lập quyền sở hữu đối với một số tài sản nhất định, áp dụng trong điều kiện ngƣời có tài sản, ngƣời có nghĩa vụ, là ngƣời có vợ (chồng). Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều qui định hai cách thức xác lập quan hệ tài sản trên. Trong trƣờng hợp không có thỏa thuận của vợ chồng thì việc giải quyết quan hệ tài sản của họ tuân theo pháp luật. Nhƣ vậy, chỉ khi không có thỏa thuận của vợ chồng thì chế độ tài sản của họ mới theo sự điều chỉnh của pháp luật. Thực tế cho thấy, việc qui định nhƣ vậy trƣớc hết đảm bảo đƣợc quyền tự định đoạt của cá nhân đối với tài sản của mình. Hơn nữa, điều này còn cho phép vợ chồng có thể tự bảo toàn khối tài sản riêng của mình; giảm, tránh những xung đột về tài sản sau khi chia tay. Từ đó, góp phần làm giảm chi phí khi ly hôn và giúp tòa án xác định tài sản riêng, chung dễ dàng và nhanh chóng hơn. Xét về góc độ kinh tế thì vợ chồng đƣợc tự do thỏa thuận chế độ tài sản sẽ giúp họ giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh, do đó tránh đƣợc tình trạng gia đình bấp bênh khi cả hai vợ chồng cùng tham gia các hoạt động kinh doanh có rủi ro cao. Vì vậy, nghiên cứu tình hình xây dựng và phát triển chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam, từ đó, tìm hiểu 12
  16. các qui định cụ thể trong lĩnh vực này là việc làm hết sức cần thiết hiện nay. Hơn nữa, điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có “quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” [36;33], mà muốn kinh doanh thì một trong những điều kiện vật chất ban đầu là họ phải có vốn. Chính vì vậy, việc quy định cho ngƣời sử dụng đất đƣợc góp vốn bằng quyền sử dụng đất cũng chính là cụ thể hóa quy định trên đây của Hiến pháp. Quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai trong nền kinh tế thị trƣờng các nhà làm luật Việt Nam phải giải quyết mâu thuẫn giữa lý luận và thực tế đòi hỏi của cuộc sống. Về mặt nguyên lý đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nƣớc thống nhất quản lý, không cho phép tƣ nhân hóa đất đai, mua bán đất đai. Tuy nhiên thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng đòi hỏi đất đai phải có sự chuyển dịch. Nhất là trong thực tiễn hiện nay, khi mà nhiều vợ chồng có nhu cầu và đã dùng quyền sử dụng đất của mình để góp vốn trong sản xuất, kinh doanh. Để giải quyết bài toán này, luận văn sẽ phân tích, đánh giá vấn đề sử dụng đất chuyển nhƣợng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của góp vốn bằng quyền sử dụng đất 1.2.1. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng Tài sản chung của vợ chồng là một khái niệm đƣợc pháp luật dân sự quy định. Cụ thể, theo điều Điều 105 BLDS năm 2015, "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tƣơng lai" [34: Điều 105]. Tài sản của vợ chồng gồm tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của vợ, chồng. Tài sản chung của vợ chồng là những tài sản mà cả vợ lẫn chồng cùng là chủ sở hữu đối với khối tài sản đó, và có thể phân chia khi vợ chồng ly hôn hoặc theo 13
  17. thoả thuận của vợ chồng nhằm mục đích kinh doanh hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng. Ngoài ra, theo Điều 213 BLDS năm 2015, "Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung" [33; điều 213] - Đặc điểm của tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân Quan hệ HN&GĐ có tính chất đặc biệt không giống những hợp đồng, nghĩa vụ dân sự khác. Đây là quan hệ mà sự xác lập dựa trên yếu tố tình cảm. Những giao dịch về tài sản mà vợ chồng xác lập trong thời kì hôn nhân hầu nhƣ vì mục đích xây dựng gia đình. Vì thế, chế độ tài sản chung của vợ chồng có những nét đặc trƣng cơ bản: Thứ nhất, xét về chủ thể của quan hệ sở hữu thì các bên phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tƣ cách là vợ chồng của nhau. Do vậy, để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngoài việc có đầy đủ năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự còn đòi hỏi họ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn đƣợc quy định trong pháp luật hôn nhân và gia đình. Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, nhà nƣớc bằng pháp luật quy định chế độ tài sản của vợ chồng đều xuất phát từ mục đích trƣớc tiên và chủ yếu nhằm bảo đảm quyền lợi của gia đình, trong đó có lợi ích cá nhân của vợ và chồng. Những quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở tạo điều kiện để vợ chồng chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với tài sản của vợ chồng. Thứ ba, căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc vào sự phát sinh, chấm dứt của quan hệ hôn nhân hay nói cách khác, chế độ tài sản của vợ chồng thƣờng chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân. Chế độ tài sản đƣợc pháp luật ghi nhận, dù là chế độ tài sản theo thỏa thuận hay chế độ tài sản luật định đều nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng, tạo điều kiện để vợ, chồng có những cách “xử sự” theo yêu cầu của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội. 14
  18. Chế độ tài sản của vợ chồng đƣợc quy định trong pháp luật có ý nghĩa nhằm xác định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình. Khi hai bên nam nữ kết hôn với nhau trở thành vợ chồng, chế độ tài sản của vợ chồng đƣợc liệu với những thành phần tài sản của vợ chồng. Dù vợ chồng lực chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hay chế độ tài sản pháp định luôn đƣợc pháp luật quy định rõ. Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ và chồng của chế độ tài sản còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại tài sản của vợ chồng. Là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những ngƣời khác trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản cho các bên vợ chồng hoặc ngƣời thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nhiều điểm mới so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, trong đó có có điểm mới về chế độ tài sản của vợ chồng. Cụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bổ sung quy định về các nguyên tắc chung trong áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận [38]. Về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 qui định tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định tại bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu [38;34]. Đối với tài sản chung của vợ chồng đã đƣợc đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng. Trong trƣờng hợp tài sản chung đƣợc chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên đƣợc chia phần tài sản bằng hiện vật có 15
  19. quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung. Về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận: trƣờng hợp vợ chồng lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung: Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng; Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có đƣợc trƣớc khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung; Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có đƣợc trƣớc khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của ngƣời có đƣợc tài sản đó; Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng. Trong trƣờng hợp vợ chồng chọn chế độ tài sản theo luật định thì khi đó quyền sử dụng đất sẽ là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng nếu nó hình thành từ sản chung, hoặc đƣợc vợ chồng thống nhất nhập từ tài sản riêng vào tài sản chung. Còn nếu chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì khi đó quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ hoặc chồng nếu nó đƣợc hình thành từ nguồn tài sản riêng hay vợ, chồng tự thỏa thuận tách thành tài sản riêng. - Đặc điểm của quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng Quyền sử dụng đất khi xem xét dƣới góc độ tài sản của vợ chồng cũng mang đầy đủ các đặc trƣng của tài sản chung của vợ chồng. Cụ thể: Thứ nhất: vợ chồng bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất [38]. Khi quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì không phân biệt là do vợ hay chồng tạo lập ra, „„của chồng công vợ‟‟, việc ngƣời chồng tạo lập ra cũng mặc nhiên 16
  20. thừa nhận có công sức đóng góp của ngƣời vợ và ngƣợc lại. Vợ chồng đều đƣợc hƣởng phần bằng nhau là ½ giá trị của quyền sử dụng đất đấy. Pháp luật thừa nhận quyền sử dụng đất hình thành từ nguồn tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân đƣợc coi nhƣ là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất phải đăng kí quyền sử dụng mang tên cả vợ và chồng. Nếu chỉ một bên đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có nghĩa vụ chứng minh đó là tài sản riêng của mình. Vợ chồng với tƣ cách là đồng sở hữu có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sử dụng quyền sử dụng đất. Tƣ cách đồng sở hữu ở đây còn đƣợc hiểu là mọi giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất phải đƣợc sự nhất trí, đồng thuận của cả vợ và chồng. Sự đồng thuận này tùy từng trƣờng hợp có sự khác nhau. Ví dụ, trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ tài chính theo qui định của pháp luật đất đai thì mặc nhiên đƣợc hiểu là cả vợ và chồng cùng thực hiện nghĩa vụ đó. Tuy nhiên đối với một số quyền năng liên quan đến quyền sử dụng đất nhƣ quyền chuyển nhƣợng, góp vốn, tặng cho quyền sử dụng đất... thì pháp luật qui định phải cả vợ và chồng cùng nhất trí, cùng kí kết trong hợp đồng theo luật định. Nếu chỉ có mình vợ hoặc chồng giao kết những hợp đồng trên, không có sự ủy quyền của ngƣời còn lại thì giao dịch sẽ vô hiệu do không đúng thẩm quyền. Điều này khác biệt so với quyền của ngƣời sử dụng đất là cá nhân. Thứ hai: quyền tài sản khi một bên vợ (hoặc chồng) mất tích, bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự. + Trƣờng hợp vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích Khi vợ hoặc chồng đã biệt tích (vắng mặt tại nơi cƣ trú) từ 2 năm liền trở lên, đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm mà vẫn không có tin tức xác thực của ngƣời đó (tức là Tòa án đã ra thông báo tìm kiếm nhƣ nói ở trên) thì những ngƣời liên quan, có thể là chồng (hoặc vợ), bố mẹ, con đã trƣởng thành … có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2