intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

51
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và đi sâu làm rõ hợp đồng mang thai hộ. Nêu ra thực trạng của việc xác lập và thực hiện hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ngoài đời sống thực tế. Nêu, phân tích, nhận xét đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề hợp đồng thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đưa ra kiến nghị, đề xuất, hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ PHƯỢNG HỢP ĐỒNG MANG THAI HỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ PHƯỢNG HỢP ĐỒNG MANG THAI HỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 8380101.04 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MẠNH THẮNG Hà Nội – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO ................................................................. 9 1.1. Khái niệm, đặc điểm và đối tượng của hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ........................................................................................................ 9 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 9 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mang thai hộ vì mực đích nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam..................................................................................12 1.1.3. Đối tượng của hợp đồng mang thai hộ ...................................................19 1.2. Giao kết hợp đồng mang thai hộ .............................................................20 1.2.1. Chủ thể trong giao kết hợp đồng mang thai hộ .......................................20 1.2.2. Trình tự giao kết hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ..............26 1.2.3. Thời điểm giao kết hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo...........28 1.2.4. Kết quả của việc giao kết hợp đồng mang thai hộ ..................................29 1.3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo....31 1.4. Vô hiệu hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ..............................32 1.5. Thực hiện hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo...........................36 1.5.1. Nguyên tắc cơ bản trong quá trình thực hiện hợp đồng...........................36 1.5.2. Nội dung của việc thực hiện hợp đồng mang thai hộ ..............................36 1.6. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo .......................................................................................................37 1.6.1. Tranh chấp hợp đồng mang thai hộ .......................................................37 1.6.2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo......38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO .........................................41
  5. 2.1. Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hiện nay. ..........................................................................41 2.1.1. Hình thức của hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành ..................................................................41 2.1.2. Nội dung của hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành ..................................................................43 2.2. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm về hợp đồng mang thai hộ dưới hình thức thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và tầm quan trọng của hợp đồng mang thai hộ trong thực tế đời sống................................................................57 2.1.1. Những ưu điểm của hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hiện nay ...................................................................................................57 2.1.2. Nhược điểm của hợp đồng mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. .............................................................................................60 2.1.3. Tầm quan trọng của hợp đồng mang thai hộ trong quan hệ pháp luật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo..........................................................................65 CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO .............................68 3.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về mặt hình thức của hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 68 3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về mặt nội dung của hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................75 PHỤ LỤC .....................................................................................................78
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình./. Hà Nội, Ngày 30 tháng 09 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phượng
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HNGĐ Hôn nhân và Gia đình MTH Mang thai hộ BV Bệnh viện KHKT Khoa học kỹ thuật IVF In Vitro Fertilisation - Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm TTTON Thụ tinh trong ống nghiệm TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh WHO Tổ chức Y tế Thế giới THS Thạc sĩ BS Bác sỹ
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đã biết, trong giao dịch dân sự hay bất cứ giao dịch nào có sự thoả thuận của các bên thì hợp đồng chính là căn cứ pháp lý cơ bản, là nền tảng quan trọng nhất của quá trình thỏa thuận. Hợp đồng không chỉ là nơi thể hiện mong muốn, nguyện vọng của các bên tham gia giao dịch, hợp đồng còn là căn cứ để giải quyết những tranh chấp phát sinh nếu một trong các bên vi phạm nghĩa vụ của mình trong quá trình trực hiện thỏa thuận. Kể từ khi xuất hiện sơ khai cho đến nay, tùy vào nhu cầu, đặc điểm, đối tượng, hay loại giao dịch... mà hợp đồng thay đổi và thể hiện ở nhiều hình thức và nội dung khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu thiết lập thỏa thuận của con người. Trong đó, có một loại hợp đồng mới phát sinh gần đây mà tôi cho rằng khá đặc biệt, tuy không mấy phổ biến nhưng lại mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc và tính nhân đạo to lớn, đó là “hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”. Mong muốn có con là một mong muốn hoàn toàn chính đáng của vợ chồng, nhưng do một số trường hợp đặc biệt mà người vợ không thể tự mình mang thai và sinh con chính vì thế họ đã cậy nhờ tới mang thai hộ. Trên thực tế, trước khi pháp luật của nước ta quy định về vấn đề này thì việc mang thai hộ vẫn diễn ra ngoài đời sống xã hội, tuy nhiên đến năm 2014, khi Luật HNGĐ mới được ban hành thay thế cho luật trước đây thì vấn đề này mới được ghi nhận. Đây cũng được xem là một bước phát triển của pháp luật khi ghi nhận và điều chỉnh một vấn đề xã hội tương đối đặc biệt và phức tạp nhưng lại phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Kể từ khi ra đời, các quy định về vấn đề mang thai hộ đã nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận cũng như từ phía các nhà nghiên cứu pháp luật. Sau khi 1
  9. ban hành những quy định quan trọng và cơ bản về mang thai hộ trong Luật HNGĐ 2014, Chính phủ còn giải thích rõ hơn các quy định này tại Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Mục đích ban hành nghị định nhằm giải thích về các quy định của pháp luật về việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và hơn hết nghị định góp phần làm rõ các quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và điều kiện để mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Tại đây, nghị định ban hành kèm theo 07 loại biểu mẫu là các mẫu công văn, biên bản, đơn, cam kết, báo cáo, thỏa thuận… có liên quan đến quá trình tiến hành việc thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện để mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đáng chú ý là tại nghị định này, Chính phủ đã ban hành một dạng thỏa thuận quan trọng, có yếu tố quyết định đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ mang thai hộ đó là “thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”, đây được xem như một hợp đồng soạn sẵn chứa đựng đầy đủ các thông tin chủ thể, ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mang thai hộ. Thỏa thuận này cũng là nơi thể hiện ý chí chủ chể của đôi bên về các vấn đề liên quan đến quá trình thiết lập và thực hiện quan hệ pháp luật mang thai hộ. Do “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” còn là một vấn đề mới mẻ, nên các vấn đề liên quan đến mang thai hộ hiện nay không nhiều, bên cạnh đó các quy định về “hợp đồng” cũng còn gặp khá nhiều vướng mắc. Bởi lẽ, mang thai hộ vốn dĩ là một vấn đề dân sự nhạy cảm và phức tạp, ngoài việc áp dụng đúng các quy định của pháp luật thì việc thiết lập một hợp đồng dân sự chặt chẽ, đúng pháp luật giữa đôi bên cũng chính là căn cứ pháp lý để bảo vệ các bên trong quan hệ này. Tuy nhiên, hiện tại “thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì theo ý kiến tác giả vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu cần thiết để trở thành một hợp đồng mang thai hộ tiêu biểu. Chính vì thế, tác giả xin phép lựa chọn đề tài “Hợp đồng mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” làm đề tài nghiên 2
  10. cứu cho luận văn thạc sĩ của mình để đưa ra những dẫn chứng nhằm làm rõ hơn quan điểm trên. 1. Tình hình nghiên cứu đề tài Mới chỉ được pháp luật ghi nhận vào Luật HNGĐ năm 2014 nên vấn đề mang thai hộ vẫn còn nhiều mới mẻ. Dù cũng đã có nhận được sự quan tâm từ các nhà làm luật, cũng như các luật gia nghiên cứu, tuy nhiên tất cả cũng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về những vấn đề chung về mang thai hộ, chứ chưa có bất cứ một nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu về vấn đề “hợp đồng” trong lĩnh vực này. Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy đề tài về hợp đồng mang thai hộ là đề tài có tính lý luận đồng thời tính áp dụng trong thực tiễn khá cao nhưng các công trình nghiên cứu lại không nhiều hầu như chỉ tập trung nguyên cứu về tổng thể các quy định về mang thai hộ chứ chưa đề cập sâu vào vấn đề hợp đồng. Khi nhắc đến các công trình nghiên cứu chung về mang thai hộ, nổi bật có thể kể đến một số cuốn sách chuyên khảo, luận văn và các bài viết phân tích khá chuyên sâu về vấn đề này như sau: Đầu tiên, phải kể đến cuốn sách chuyên khảo của tác giả Trương Hồng Quang “Tìm hiểu quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” được Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – Sự thật xuất bản năm 2015. Nội dung cuốn sách được thể hiện dưới hình thức hỏi – đáp pháp luật, mà nội dung các câu hỏi và câu trả lời đều xoay quanh vấn đề sinh con bằng kỹ thuật TTTON và mang thai hộ để người đọc dễ dàng nắm bắt. Ngoài ra, cuốn sách còn bao gồm 7 biểu mẫu được trình bày ở phần Phụ lục là các đơn, bản cam kết, thỏa thuận mẫu... được sử dụng trong lĩnh vực nêu trên. Năm 2016, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – Sự thật tiếp tục xuất bản cuốn sách “Quy định pháp luật về thụ tinh nhân tạo và mang thai hộ” nhằm cung cấp cho người đọc các văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến nội dung trên. Cuốn sách đã tập hợp hóa các quy định pháp luật về thụ tinh trong ống 3
  11. nghiệm và mang thai hộ có trong Luật HNGĐ 2014, Nghị định chính phủ số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Sau nghị định ban hành, Bộ Y Tế đã ban hành Thông tư số 57/2015/TT-BYT ngày 30-12-2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP. Cuốn sách nhằm cung cấp cho người đọc những nội dung của những văn bản pháp luật trên. Ngoài ra, cuốn sách cũng cung cấp những quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội cho lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ. Thứ hai, luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Quỳnh Hoa mang tên “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mang thai hộ”. Luận văn được viết và bảo vệ năm 2014, cũng chính là thời điểm lần đầu tiên vấn đề “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” được pháp luật công nhận. Trong luận văn của mình, tác giả đã nêu ra gần như đầy đủ về các vấn đề lý luận về mang thai hộ bao gồm các quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mang thai hộ, điều kiện mang thai hộ, các vấn đề xoay quanh đến mang thai hộ trong đó có thỏa thuận mang thai hộ. Tuy nhiên, luận văn cũng mới dừng lại ở việc giới thiệu về thỏa thuận mang thai hộ như một tiểu mục nhỏ chứ chưa trực tiếp đi sâu vào vấn đề này. Năm 2015, tác giả Phạm Thị Hương Giang, cũng đã nghiên cứu và bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ “Mang thai hộ trong luật hôn nhân gia đình 2014”. Cũng như hầu hết các công trình nghiên cứu về mang thai hộ cùng thời điểm, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về mang thai hộ và cụ thể là vấn đề mang thai hộ được quy định trong Luật HNGĐ 2014. Đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật đối vấn đề này. Nhìn chung, đối với một công trình nghiên cứu khái quát về lý luận và thực tiễn của vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì cả hai luận văn đều là những công trình nghiên cứu khá chuyên sâu từ cả hai tác giả, có tính lý luận và thực tiễn cao trong đời sống xã hội về vấn đề mang thai hộ. Thứ ba, về công trình nghiên cứu khoa học, có thể kể đến 2 công trình nghiên cứu mang tên “Mang thai hộ – sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp 4
  12. luật ở Việt Nam hiện nay” năm 2013 của Trường Đại học Luật Hà Nội và công trình nghiên cứu “Vấn đề mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” năm 2015 của Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội… đây là những công trình khoa học nghiên cứu tiêu biểu phân tích các vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo dưới góc độ pháp lý có đầy đủ cả lý luận lẫn thực tiễn. Ngoài ra, vấn đề về mang thai hộ còn thu hút được khá nhiều tác giả,chuyên gia đưa ra những ý kiến, tham luận, các bài báo, cũng như các góp ý đăng trên các tạp chí chuyên ngành về pháp luật như công trình nghiên cứu” của tác giả Nguyễn Thị Hương – Khoa luật dân sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đăng trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/02/2001 - “Một số vấn đề pháp lý về mang thai hộ”. Bài viết đã đề cập đến nhiều khía cạnh pháp lý của việc mang thai hộ, từ những phân tích về việc xác định cha mẹ cho con, hay việc thỏa thuận về điều kiện mang thai cũng như điều kiện của các bên trong quan hệ mang thai hộ... đây cũng là một trong những công trình nghiên cứu từ khá lâu, đi trước, nắm bắt được những nhu cầu của xã hội về lĩnh vực này, nhìn thấy sự cần thiết phải thể chế hóa “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” vào pháp luật. Sau khi mang thai hộ được thể chế hóa vào pháp luật Tác giả Nguyễn Thị Lan cũng có một bài viết khá sâu sắc với nội dung “Mang thai hộ và những vấn đề phát sinh” đăng trên Tạp chí Luật học số 04/2015 phân tích những vấn đề còn vướng mắc liên quan đến pháp luật về mang thai hộ và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này… Tiếp theo đó, TS. Nguyễn Văn Cừ cũng đã có bài viết đăng trên tạp chí Luật học số 06/2016 “Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam” giới thiệu một cách tổng quát hầu hết các vấn đề liên quan đến mang thai hộ tại Việt Nam; Trên Tạp chí Kiểm sát số 04/2016, tác giả Nguyễn Văn Lâm cũng có nêu quan điểm của mình về vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với bài viết “Bàn về mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam”; Gần đây nhất vào tháng 10/2018, TS. Nguyễn Hải an và Ths. Lê Thị Thu Thủy cũng có bài viết đăng trên hai kỳ của Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử về “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình 5
  13. mang thai hộ” và “Về điều kiện của việc mang thai hộ đối với người mang thai hộ và một số vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình mang thai hộ” phân tích một cách đầy đủ chi tiết tất cả các vấn đề liên quan đến mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều bài viết chuyên sâu khác được đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành về pháp luật. Việc có khá nhiều bài viết liên quan đến mang thai hộ chứng tỏ sức hút không hề nhỏ của vấn đề này đối với các nhà luật học, các nhà nghiên cứu, cũng như sự quan tâm từ phía dư luận. Ở các công trình nghiên cứu trên, tập thể các tác giả đều tập trung nghiên cứu một cách cơ bản, sâu sắc, có hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, khái niệm bản chất của việc mang thai hộ, đồng thời đưa ra định hướng xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đều tập trung nghiên cứu ở khía cạnh vấn đề pháp lý và phân tích cụ thể các quy định của pháp luật đề khái niệm, đặc điểm, những bất cập, vướng mắc của quy định mang thai hộ theo quy định của pháp luật hiện hành, chứ chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu thỏa thuận mang thai hộ của các bên. Hay nói cách khác, “hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ và theo ý kiến tác giả cần thiết phải có một đề tài nghiên cứu tập trung làm rõ vấn đề này. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Làm rõ một số vấn đề lý luận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và đi sâu làm rõ hợp đồng mang thai hộ. - Nêu ra thực trạng của việc xác lập và thực hiện hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ngoài đời sống thực tế. - Nêu, phân tích, nhận xét đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề hợp đồng thai hộ vì mục đích nhân đạo. - Đưa ra kiến nghị, đề xuất, hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. 6
  14. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Một số vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu trong phạm vi pháp luật của Việt Nam, thực tiễn diễn ra trong đời sống thực tế của xã hội nước ta hiện nay về vấn đề hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Từ những lý luận trên cơ sở luật pháp và thực tiễn cuộc sống của hợp đồng mang thai hộ ở nước ta hiện nay, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề hợp đồng mang thai hộ. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của đề tài là phương pháp nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa khoa học Mac – Lê Nin, và hệ thống quan điểm lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để đạt được những mục đích nghiên cứu đã đề ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp bình luận khi sử dụng trong chương 1 khi nghiên cứu vấn đề chung về khái niệm, ý nghĩa của việc xác lập và thực hiện hợp đồng mang thai hộ, những yếu tố ảnh hưởng tới việc xác lập và thực hiện hợp đồng mang thai hộ. - Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ ở chương 2 khi đưa ra những trường hợp xảy ra trong quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng mang thai hộ diễn ra ngoài thực tế cuộc sống, những vướng mắc từ quyền và nghĩa vụ của đôi bên trong việc mối quan hệ của người mang thai hộ và người nhờ mang thai. 7
  15. - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp... được sử dụng ở chương 3 khi xem xét, đánh giá những quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề xác lập và thực hiện hợp đồng mang thai hộ, từ đó đưa ra kiến nghị về hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Nêu và làm rõ những vấn đề lý luận hợp đồng mang thai hộ. - Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành của việc xác lập thỏa thuận mang thai hộ trên cơ sở hợp đồng. - Việc áp dụng các quy định của pháp luật, thể hiện trong hợp đồng mang thai hộ vào thực tế cuộc sống hiện nay, những thành tự đạt được và những hạn chế bất cập. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, nêu ra phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng mang thai hộ. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tác giả bố trí luận văn thành 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Chương 3: Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 8
  16. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO 1.1. Khái niệm, đặc điểm và đối tượng của hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 1.1.1. Khái niệm Hợp đồng có những tên gọi khác nhau như thỏa thuận, khế ước, giao kèo, thỏa ước... dù rất gần gũi thiết yếu và quen thuộc với mọi người, nhưng khi hỏi nó là gì thì không phải ai cũng có thể định nghĩa được. Tại cuốn từ điển pháp luật nổi tiếng của Hoa Kỳ, có đưa ra 2 định nghĩa khác nhau về hợp đồng. Định nghĩa thứ nhất: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều người, mà tạo lập nên một nghĩa vụ, làm hoặc không làm một việc cụ thể” Định nghĩa thứ hai: “Hợp đồng là một sự hứa hẹn hoặc tập hợp sự hứa hẹn mà đối với việc vi phạm nó, pháp luật đưa ra một chế tài, hoặc đối với việc thực hiện nó, pháp luật, trong đó một số phương diện, thừa nhận như là một trách nhiệm” [22]. Tại Bộ luật dân sự Queébec (Canada) 1994 cũng định nghĩa: “Hợp đồng là một sự thỏa thuận các ý chí mà bởi nó hoặc một số người tự ràng buộc mình với một hoặc một số người khác để thực hiện một cam kết” (Điều 1378). Theo Bộ luật dân sự Pháp 1804, “Hợp đồng là sự thỏa thuận mà theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều nguời khác chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một việc nào đó” (Điều 1101). Bộ luật dân sự Nga cho rằng: “Hợp đồng được thừa nhận như một thỏa thuận đuợc giao kết bởi hai hoặc nhiều người về việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều 420 khoản 1). 9
  17. Theo Điều 385 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. Qua các khảo sát trên ta thấy rằng, định nghĩa hợp đồng đều thể hiện ở 2 vấn đề lớn. Thứ nhất: sự trao đổi và thống nhất giữa các ý chí hay sự thỏa thuận. Thứ hai, việc tạo lập nên hợp đồng là tạo lập nên một hậu quả pháp lý”[3, tr10 - 11]. Như vậy, dựa trên các định nghĩa mà tác giả có nêu ra ở trên, thì có thể tổng kết rằng: “Hợp đồng là thỏa thuận ý chí của các bên khi tham gia quan hệ dân sự”. Yếu tố thỏa thuận chính là yếu tố quyết định tạo nên hợp đồng. Thỏa thuận là sự bàn bạc, tham luận, cân nhắc, trao đổi đi đến thống nhất ý chí của đôi bên, kết hợp với các nhóm quyền và nghĩa vụ khi bàn bạc, thỏa thuận này sau đó được gọi chung là hợp đồng. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại, giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con [19, tr9]. Cặp vợ chồng có nhu cầu mang thai hộ cung cấp noãn và tinh trùng, chính là cha mẹ sinh học thật sự của đứa trẻ, được gọi là “vợ chồng nhờ mang thai hộ”. Cặp vợ chồng có người vợ là người nhận mang thai hộ gọi là “vợ chồng người mang thai hộ” [21]. Từ hai khái niệm trên, ta có thể định nghĩa về hợp đồng mang thai hộ như sau: Hợp đồng mang thai hộ là một văn bản chứa đựng sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của bên nhờ mang thai hộ là cặp vợ chồng vô sinh với bên mang thai hộ là người phụ nữ tự nguyện mang thai vì mục đích nhân đạo, nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ với nhau trong quan hệ pháp luật về mang thai hộ. Hợp đồng mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam là biên bản thỏa thuận 10
  18. việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được tạo nên từ ý chí của bên nhờ mang thai hộ với bên mang thai hộ một cách tự nguyện, thiện chí và dựa trên các quy định của pháp luật. Trong mang thai hộ, trước khi các chủ thể tiến hành hoạt động mang thai hộ thì việc đầu tiên đó là các bên phải thỏa thuận với nhau những nội dung trong suốt quá trình mang thai hộ. Nói nôm na, đó chính là sự bàn thảo để tạo nên một hợp đồng dân sự mang tên hợp đồng mang thai hộ. Thực chất, hợp đồng mang thai hộ đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện vào năm 1979 tại Hoa Kỳ, khi bác sỹ M.Levin đã thấu hiểu nguyện vọng của một cặp vợ chồng không thể có con vì người vợ không thể mang thai. Ông đã có ý tưởng, cậy nhờ một người phụ nữ khác mang thai hộ người mẹ, mà phôi thai vẫn lấy từ trứng và tinh trùng của cặp vợ chồng. Bước đầu thực hiện ý tưởng này, ông đã vấp phải khá nhiều vấn đề về pháp lý khi chưa có một văn bản pháp luật nào cụ thể quy định rõ về trường hợp này. Phải mất khá lâu vị bác sỹ, cùng với các nhà luật sư cũng như các nhà nghiên cứu mới có thể tìm hiểu hết và lập ra một “hợp đồng” kín kẽ đảm bảo mối quan hệ cũng như quyền lợi của các bên tham gia quan hệ pháp luật khá nhạy cảm này. Đây cũng được coi là ‘Hợp đồng mang thai hộ” hợp pháp đầu tiên trên thế giới [4, tr14]. Khác với các nước trên thế giới, ở Việt Nam, hợp đồng mang thai hộ không được thể hiện dưới tên gọi “hợp đồng” mà thể hiện ở một tên gọi khác có ý nghĩa tương tự là “thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ”. Tuy có khác nhau về cách đọc cách viết nhưng nội dung của thỏa thuận mang thai hộ cũng chứa đựng các thông tin chủ thể, các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ mang thai hộ, các thông tin thương lượng của đôi bên trong quá trình hỗ trợ mang thai, giao nhận con và các thỏa thuận khác…Thỏa thuận mang thai hộ cũng chính là căn cứ xác lập có tồn tại sự việc mang thai hộ, phân định rõ trách nhiệm cũng như quyền lợi của các bên trong quan hệ mang thai hộ. Đồng thời cũng là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ này. 11
  19. Dựa trên sự tương đồng về nội dung cũng như nhiệm vụ của “Thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” và “Hợp đồng mang thai hộ”. Để đảm bảo sự thống nhất về nội dung nghiên cứu, cũng như tính xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài này. Kể từ đây, tác giả xin phép nghiên cứu về “Thoả thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” dưới góc độ của một “Hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” và phân tích nó dưới cái nhìn của một hợp đồng mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Cụm từ “Hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” cũng xin được ngắn gọi lại là “hợp đồng mang thai hộ”. 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mang thai hộ vì mực đích nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam Thứ nhất, hợp đồng mang thai hộ là hợp đồng song vụ Pháp luật Việt Nam từ trước tới nay, tỏ ra đồng nhất trong việc phân loại hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ là phân loại đầu tiên được nhắc đến trong bộ luật dân sự [3, tr190]. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau [10, tr186]. Có nghĩa là, hợp đồng song vụ là sự ràng buộc của hai bên, hay song phương, khi các bên tự ràng buộc mình một cách qua lại, mỗi bên đối với bên kia, để nghĩa vụ của một bên, ứng với nghĩa vụ của bên kia [3, tr190]. Trong hợp đồng mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của các bên được thể hiện đối xứng với nhau ở các mặt sau đây: “Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào 12
  20. thai theo quy định của Bộ Y tế. Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con” [12, tr67]. Tương xứng với các quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ, bên nhờ mang thai hộ cũng có các quyền và nghĩa vụ như sau: “Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.”[12, tr68] Mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, không vì bất cứ lợi ích kinh tế, hay vật chất nào khác. Tuy 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2