Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo Pháp luật Việt Nam
lượt xem 6
download
Bên cạnh việc khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn của hợp đồng vận chuyển bằng đường biển, đồng thời cũng tiến hành nghiên cứu những chế định pháp luật cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Trên cơ sở phân tích, so sánh để rút ra ưu điểm và hạn chế của những chế định đó, hướng tới việc đưa ra một số ý kiến đóng góp về mặt lý luận cho việc ban hành pháp luật của Việt Nam về vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo Pháp luật Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƢƠNG THỊ THÚY NGA HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 603850 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Huy Cƣơng Hà Nội - 2009 1
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Mở đầu 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VẬN 4 CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN 1.1 Khái quát chung về vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển 4 1.1.1 Khái niệm về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 4 1.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của hoạt động vận chuyển hàng hóa 7 bằng đường biển 1.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng 1 hóa bằng đƣờng biển 0 1.2.1 Khái niệm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường 1 biển 0 1.2.2 Các đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường 1 biển 3 1.2.3 Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 1 4 1.3 Đối tƣợng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng 1 biển 7 1.4 Nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển 1 8 1.5 Ngƣời vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa 3 bằng đƣờng biển 2 1
- 1.5.1 Người vận chuyển theo hợp đồng 3 3 1.5.2 Người vận chuyển thực tế 3 4 1.6 Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển trong vận tải 3 đa phương thức 5 1.6.1 Khái quát về vận tải đa phương thức 3 5 1.6.2 Hợp đồng vận tải đa phương thức 3 9 1.7 Điều kiện thương mại quốc tế (Interms) với Hợp đồng vận 4 chuyển hàng hoá bằng đường biển 3 1.8 Vận đơn sử dụng trong giao nhận vận chuyển hàng hoá bằng 4 đường biển 5 1.9 Chậm trả hàng 5 1 1.10 Tổn thất chung 5 2 1.11 Khiếu nại và kiện tụng liên quan đến hợp đồng vận chuyển 5 hàng hóa bằng đường biển 4 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN 5 CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN VÀ 8 THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM 2.1 Pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng 5 đƣờng biển 8 2.1.1 Pháp luật quốc tế 5 8 2
- 2.1.1 Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường 5 .1 biển ( Quy tắc Hague 1924) 9 2.1.1 Nghị định thư sửa dổi Công ước quốc tế thống nhất một số quy 5 .2 tắc vận đơn đường biển, Visby 1968 (Quy tắc Hague-Visby 1968) 9 2.1.1 Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng 6 .3 đường biển, 1978 ( Quy tắc Hamburg) 0 2.1.1 Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng 6 .4 vận tải đa phươg thức quốc tế 1 2.1.2 Pháp luật Việt Nam 6 1 2.1.2 Cam kết của Việt Nam trong tổ chức Thương mại thế giới 6 .1 (WTO) 1 2.1.2 Quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến Hợp đồng 6 .2 vận chuyển hàng hoá bằng đường biển 3 2.1.2 Bộ luật Dân sự 2005 6 .2.1 3 2.1.2 Bộ luật Hàng hải 2005 6 .2.2 5 2.1.2 Tập quán trong hoạt động hàng hải 7 .2.3 2 2.2 Thực tiễn hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng 7 biển hiện nay ở Việt Nam 4 2.3 Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Hợp đồng vận 8 chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển 1 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY 8 ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG VẬN 9 CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƢỜNG BIỂN 3
- 3.1 Đánh giá chung về hệ thống văn bản pháp luật điều tiết quan 8 hệ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển 9 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về hợp đồng 9 vận chuyển hàng hoá bằng đường biển 1 3.2.1 Bổ sung, hoàn thiện một số nội dung trong Bộ luật Hàng hải 9 2005 1 3.2.2 Xây dựng hệ thống pháp luật trong nước về vận chuyển hàng 9 hoá bằng đường biển phù hợp với các quy định, tập quán vận 3 chuyển hàng hoá quốc tế nói chung 3.2.3 Tăng cường nâng cao hiểu biết pháp lý cho cơ quan Nhà nước 9 có thẩm quyền và các doanh nghiệp trong lĩnh vực ký kết và thực 4 hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển Kết luận 9 6 Danh mục tài liệu tham khảo 9 8 4
- MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Vận chuyển đường biển không chỉ là vấn đề liên quan đến lãnh thổ, đường biển mà còn liên quan đến chủ quyền của mỗi quốc gia. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. Chính tầm quan trọng như vậy, đòi hỏi các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực vận chuyển hàng hải phải có những nét đặc thù riêng. Bên cạnh đó, với sự phát triển của tự do hoá thương mại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong vận tải, vận chuyển đường biển là một xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu giao lưu thương mại trong nước cũng như trên thế giới. Hơn nữa, tại Việt Nam, khối lượng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức vận tải đường biển chiếm hơn 80% tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu quốc gia. Như vậy, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các phương thức vận tải. Tình hình kinh tế thế giới trong hai năm gần đây có nhiều bất ổn: giá dầu thế giới liên tục tăng rồi lại giảm xuống thấp đột ngột; khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới gia tăng; lạm phát tại hầu hết các nước trong đó có Việt Nam; Không tránh khỏi suy thoái, ngành vận tải biển cũng lao đao do: Giá cước vận tải giảm liên tục từ tháng 7/2008 tới nay, thậm chí với mức giảm đến 70%, nhiều doanh nghiệp vận tải đã phải ngừng khai thác để tránh lỗ, nhiều doanh nghiệp khác thì bị ép giá, phải chấp nhận mức giá rẻ nhưng có hàng để vận chuyển thường xuyên. Do đó, quyền và lợi ích của các doanh nghiệp vận chuyển bị xem nhẹ. Bên cạnh đó, để tạo tiền đề cho hoạt động vận chuyển phát triển mạnh sau thời khủng hoảng thì việc tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải biển là điều hết sức cần thiết mà trong đó có việc tăng cường năng lực pháp lý. 5
- Vì những lẽ nói trên, người viết lựa chọn đề tài "Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo Pháp luật Việt Nam" làm đề tài cho luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn: Bên cạnh việc khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn của hợp đồng vận chuyển bằng đường biển, đồng thời cũng tiến hành nghiên cứu những chế định pháp luật cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Trên cơ sở phân tích, so sánh để rút ra ưu điểm và hạn chế của những chế định đó, hướng tới việc đưa ra một số ý kiến đóng góp về mặt lý luận cho việc ban hành pháp luật của Việt Nam về vấn đề này. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển; - Nghiên cứu, so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển; - Đi sâu nghiên cứu các tranh chấp phát sinh trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và đưa ra một vài giải pháp để hạn chế tình trạng này cho các bên trong việc ký kết hợp đồng cũng như các quy định pháp luật điều chỉnh; - Đóng góp một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam. 3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời dựa trên nghiên cứu từ thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. 6
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đối chiếu để làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam với các điều ước quốc tế, từ đó phân tích, đánh giá về sự phù hợp của pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm hướng tới việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận, góp phần giới thiệu và làm rõ những nội dung cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và tầm quan trọng của phương thức này. Luận văn nêu ra vấn đề hiện trạng quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, từ đó nêu lên những thiếu sót và bất cập trong những quy định pháp luật về vấn đề này trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Luận văn đề ra một số kiến nghị và giải pháp có căn cứ, khoa học và có tính khả thi nhằm hoàn thiện những vấn đề có có tính chất lý luận về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Chương 2: Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. 7
- Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN 1.1 Khái quát chung về vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển Việt Nam, quốc gia đông dân thứ hai trong khối Asean, với bờ biển trải dài hơn 3.200 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, nằm ở vị trí mặt tiền của Đông Nam Á. Hiện nay có tới trên 100 cảng biển lớn nhỏ với tổng chiều dài bến trên 30 km. Hệ thống các cảng phía Bắc (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình) gồm 22 cảng, trong đó quan trọng nhất là cảng Cái Lân và cụm cảng Hải Phòng. Hệ thống các cảng miền Trung (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận) gồm 37 cảng với các cụm cảng quan trọng nhất là Đà Nẵng (tổng hợp) và Nghi Sơn, Dung Quất (chuyên dùng). Hệ thống các cảng miền nam (Từ Bà Rịa- Vũng Tàu đến Kiên Giang) gồm 45 cảng, hiện là khu vực có mật độ lưu thông hàng hoá lớn nhất trên cả nước, đặc biệt là khu vực cảng Sài Gòn - Thị Vải- Vũng Tàu. Các tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất đều xuất phát từ các trung tâm trung chuyển nêu trên. Các tuyến đường biển quốc tế quan trọng nhất xuất phát từ Hải Phòng/TP Hồ Chí Minh đi khu vực Đông Á (Nga, Nhật, Hàn Quốc, Hong Kong…). Rõ ràng rằng thiên nhiên đang ưu đãi cho chúng ta rất nhiều trong việc phát triển vận tải biển. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thương mại quốc tế, ngành vận tải biển Việt Nam đang có những cơ hội to lớn. Theo thống kê, lượng hàng hóa quốc tế vận chuyển qua đường biển chiếm 80% tổng lưu lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy, vai trò của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam là rất quan trọng. 1.1.1 Khái niệm vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển Ngoài những tính chất chung của hoạt động vận chuyển, vận chuyển đường biển có những yếu tố mang tính chất đặc thù. 8
- Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là quá trình sử dụng tàu biển vận chuyển đồ vật theo tuyến đường cố định hoặc không cố định từ nơi này tới nơi khác. Theo nghĩa rộng nó là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác, chuyên chở bằng tàu biển một cách có hiệu quả hàng hóa. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được tiến hành thông qua các doanh nghiệp, tổ chức chuyên ngành thực hiện. Vận chuyển đường biển là ngành vận tải chủ chốt so với các phương thức vận tải khác trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu. Nó đảm nhận chuyên chở gần 80% tổng khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Nguyên tắc " tự do đi biển " đã tạo thuận lợi cho ngành vận tải đường biển và nhờ đó tàu thuyền mang mọi quốc tịch được tự do hoạt động trên các tuyến thương mại quốc tế. Khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển quốc tế tăng nhanh qua các giai đoạn. Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển. Hiệu quả của hoạt động vận chuyển đường biển tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế. Theo nhà kinh tế học Anh Ullman "Khối lượng hàng hoá lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tỷ số tiềm năng kinh tế của hai nước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách kinh tế. Khoảng cách kinh tế càng được rút ngắn thì lượng hàng tiêu thụ trên thị trường càng lớn". Điều này lý giải tại sao khoảng cách địa lý từ Thái Lan đến Mỹ xa hơn đến Việt Nam nhưng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan và Mỹ lớn hơn so với Việt Nam. Hoạt động vận chuyển đường biển hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc tế. Theo nghiên cứu của Limao và Venables (2001), sự khác biệt trong kết cấu cơ sở hạ tầng (đặc biệt là lĩnh vực giao thông vận tải) chiếm 40% trong sự chênh lệch chi phí đối với các nước tiếp giáp với biển và 60% đối với các nước không tiếp giáp với biển. Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống cảng biển tốt... sẽ thu hút 9
- được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới [16, tr.29]. Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc là một minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận chuyển đường biển và dịch vụ logistics. Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời thương mại quốc tế. Với mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ giữa thương mại và vận tải mà nhiều nước đặt tên Luật hàng hải là Luật hàng hải thương mại (Merchant Marine Transport Law). Nhật Bản, một trong những nước có nền thương mại và vận tải phát triển nhất thế giới còn dành hẳn một quyển trong Bộ Luật Thương mại (quyển 4 bao gồm 7 chương, 151 điều) để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ thương mại hàng hải. Thực tế đã chứng minh giao nhận vận tải là một yếu tố quan trọng có tác dụng khuyến khích hoặc kìm hãm sự phát triển của buôn bán giữa các nước. Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế. Trước đây, khi vận tải đường biển chưa phát triển, hàng hoá chỉ có thể bán cho các nước lân cận, ở thị trường gần. Ví dụ, Việt Nam bán hàng cho các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan... Ngày nay, vận tải đường biển đã phát triển, hàng hoá có thể được buôn bán ở bất kỳ thị trường nào trên thế giới. Vì vậy, vận tải đường biển góp phần thay đổi thị trường hàng hoá. Những nước xuất khẩu có khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình ở những thị trường xa xôi. Ngược lại, nước nhập khẩu có điều kiện lựa chọn thị trường cung cấp hàng hoá rộng rãi hơn. Sự mở rộng thị trường và thay đổi cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế được thể hiện ở cự ly chuyên chở trung bình trong vận tải đường biển quốc tế ngày một tăng lên. Năm 1980 cự ly chuyên chở trung bình trong vận tải đường biển quốc tế là 3.601 hải lý, năm 1985 là 3.967 hải lý và năm 1990 là 4.285 hải lý (1 hải lý bằng 1,85 km). 10
- Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế. Nếu vận tải đường biển của một nước không đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hoá ngoại thương thì phải chi ra một lượng ngoại tệ nhất định để nhập khẩu sản phẩm vận tải. Sự thiếu hụt trong cán cân xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải sẽ ảnh hưởng xấu tới cán cân thanh toán quốc tế. Trái lại, dư thừa trong cán cân thanh toán về vận tải có thể bù đắp một phần thiếu hụt trong cán cân mậu dịch nói riêng và trong cán cân thanh toán quốc tế nói chung. Như vậy, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hoạt động giúp phát triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí vận tải thấp nhất nhưng lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn nhất. Với sự nỗ lực không ngừng của toàn ngành hàng hải hiện nay, vận tải biển đã có bước phát triển lớn mạnh không ngừng. Uy tín của vận tải Việt Nam trên thị trường thế giới ngày một nâng cao, giúp ngành hàng hải phấn đấu vươn lên cùng sự phát triển của thế giới. 1.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế, từ các loại hàng thể rắn như máy móc, trang thiết bị, sản phẩm dệt may đến thể lỏng, khí như dầu thô, khí ga... thậm chí cả các loại nhiên liệu. Các loại hàng hóa đặc biệt như hạt nhân, súng đạn, các loại khí hóa lỏng cũng đều có thể được vận chuyển bằng tàu biển. Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trên cự ly rất dài, khối lượng lớn. Tuy nhiên, vận tải đường biển không thích hợp với chuyên chở những hàng hoá đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh. Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên. Do đó, không đòi hỏi phải đầu tư nhiều về tiền vốn, nguyên 11
- vật liệu, sức lao động để xây dựng và bảo quản các tuyến đường vận tải trên biển. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành vận tải đường biển thấp hơn so với các phương thức vận tải khác. Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác. Trên cùng một tuyến đường biển có thể tổ chức chạy nhiều chuyến tàu trong cùng một thời gian cho cả hai chiều. Trong những năm gần đây, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trọng tải trung bình của tàu biển tăng nhanh và vẫn có xu hướng tăng lên đối với tất cả các nhóm tàu. Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp (bằng một phần mười so với đường hàng không). Trong chuyên chở hàng hoá, giá thành vận tải đường biển chỉ cao hơn giá thành vận tải đường ống còn thấp hơn rất nhiều so với các phương thức vận tải khác. Nguyên nhân chủ yếu là trọng tải tầu biển lớn, cự ly chuyên chở trung bình dài, năng suất lao động cao. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật và hoàn thiện cơ chế quản lý trong ngành vận tải đường biển, hiệu quả kinh tế chắc chắn ngày một tăng lên. Tuy nhiên, vận tải đường biển cũng có một số nhƣợc điểm: Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Môi trường hoạt động, thời tiết, điều kiện thuỷ văn trên mặt biển luôn ảnh hưởng đến quá trình chuyên chở. Những rủi ro thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển thường gây ra những tổn thất rất lớn cho tàu, hàng hoá và sinh mạng con người. Thực tế ở Việt Nam, cứ mỗi mùa mưa bão đến lại có biết bao tàu thuyền bị đắm, cướp đi bao sinh mạng, thiệt hại kinh tế khó mà tính được. Rủi ro về cướp biển, bắt cóc sỹ quan, thuyền viên để tống tiền. Rủi ro về việc tàu bị bắt giữ, thực chất do năng lực quản lý tàu yếu kém của một số chủ tàu là 12
- nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều sự cố hàng hải đáng tiếc trong thời gian vừa qua, đặc biệt là tăng đáng kể số lượng cùng tỷ lệ tàu treo cờ Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài. Việt Nam đang nằm trong “danh sách đen” của Tổ chức Hợp tác kiểm tra Nhà nước tại các cảng biển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Tokyo - MOU) do có tỷ lệ tàu bị lưu giữ cao và đứng thứ 09 trong số các quốc gia có tỷ lệ tàu bị lưu giữ cao nhất thế giới. Số tàu treo cờ Việt Nam bị lưu giữ năm 2004 là 38 tàu (so với 19 tàu năm 2002), trong 6 tháng đầu năm nay, tổng số tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại cảng nước ngoài là 21 tàu (giảm 11 tàu so với năm ngoái). Bên cạnh đó, khiếm khuyết thường gặp của tầu như là thiếu trang thiết bị cứu sinh, thuyền viên không duy trì, bảo dưỡng thường xuyên các trang thiết bị an toàn trên tàu; không ghi chép nhật kí, tiến hành thực tập không được thực hiện nghiêm túc… Theo tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, 6 tháng đầu năm, các cảng vụ hàng hải đã tiến hành kiểm tra 158 lượt tàu chạy tuyến quốc tế, phát hiện 693 khiếm khuyết. Ngoài ra còn nhiều rủi ro khác như tàu bị đâm va, bị đắm, bị lật tàu, tràn dầu, thủng vỏ, mất tích, mắc cạn hay đâm phải đá ngầm... Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn chế (tốc độ của tàu chở hàng hoá bình thường là 16 đến 20 hải lý/giờ, tàu biển có tốc độ kỹ thuật cao nhất cũng chỉ khoảng 35 hải lý/giờ). Do đó, thời gian giao hàng của vận tải biển chậm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc đảm bảo chất lượng của hàng chuyên chở, mặt khác, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm do người mua không chớp được thời cơ bán sản phẩm giá cao ra thị trường. Chứng từ và thủ tục của vận tải biển phức tạp. Nếu việc điền chứng từ thiếu chính xác dễ gây tranh chấp. Hàng hóa trong vận chuyển biển nội địa thường không cao nhưng trong vận chuyển quốc tế thường có giá trị lớn, do 13
- vậy, chỉ một chi tiết nhỏ cũng ảnh hưởng đến lợi ích lớn của các bên trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. Trang bị tàu cần một lượng vốn lớn mà nguồn kinh tế của nước ta lại có hạn. Thêm nữa, tuổi thọ tàu để đủ khả năng đi biển an toàn phải là dưới 20 năm. Tuổi thọ tàu trung bình của chúng ta trong vài năm trước là 17 tuổi đã được tính là tuổi thọ già. Trong buôn bán quốc tế, vận tải biển thực sự giữ vai trò quan trọng. Nhưng với điều kiện hiện nay, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới kéo theo sự giảm mạnh của lượng hàng hoá xuất nhập khẩu dẫn đến giảm đáng kể hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế. 1.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển 1.2.1 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển Vận chuyển hay chuyên chở nói chung là việc di chuyển hay di rời đồ vật hay động sản hữu hình hoặc người từ nơi này tới một nơi khác theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Tuy nhiên, việc di chuyển của các sóng điện từ hay điện năng không thuộc lĩnh vực di chuyển đồ vật theo nghĩa thông thường. Vì vậy, hiểu một cách đơn giản hợp đồng vận chuyển là sự thống nhất ý chí của người có nhu cầu di chuyển với người thực hiện việc di chuyển nhằm chuyển rời một đồ vật hoặc người từ nơi này tới nơi khác. Trong hoạt động vận chuyển này, có nhiều phân loại khác nhau. Chung nhất, căn cứ vào đối tượng vận chuyển, người ta chia hợp đồng vận chuyển thành hợp đồng vận chuyển hành khách và hợp đồng vận chuyển đồ vật. Dĩ nhiên trong hợp đồng vận chuyển hành khách thông thường kèm theo vận chuyển đồ vật với tích cách là hành lý. Tới lượt hợp đồng vận chuyển đồ vật lại có thể được phân loại thành vận chuyển hàng hóa và vận chuyển đồ vật thông thường. Hàng hóa theo quan 14
- niệm chung của thế giới là động sản hữu hình. Trong khi Luật Thương mại 2005 của Việt Nam có định nghĩa hàng hóa rất rộng: “Hàng hóa bao gồm : Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai.” (Điều 3, khoản 2). Luận văn này đề cập tới việc vận chuyển hàng hóa theo nghĩa chung nhất của thế giới là các động sản hữu hình. Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 1978 (United Nations Convention on the Carriage of Goods by Sea ), “Hợp đồng vận chuyển bằng đường biển là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó người vận chuyển đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước.” Tuy nhiên, một hợp đồng bao gồm vận chuyển bằng đường biển và cả phương thức khác thì hợp đồng đó chỉ được coi là hợp đồng vận chuyển bằng đường biển theo nghĩa trong Công ước này, nếu nó liên quan đến vận chuyển bằng đường biển (Điều 1, khoản 6, Quy tắc Hamburg). Theo Điều 1, khoản b, Quy tắc Hague-Visby năm 1968, Hợp đồng vận chuyển đó “được điều chỉnh bằng một vận đơn hoặc bất kỳ một chứng từ tương tự nào về quyền sở hữu liên quan tới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, kể cả bất kỳ vận đơn hoặc chứng từ nào nói trên đây được ký phát theo một hợp đồng thuê tàu, kể từ khi vận đơn hoặc chứng từ đó điều chỉnh quan hệ giữa người vận chuyển và người nắm giữ vận đơn hay chứng từ đó” Những quy định trong Quy tắc Hamburg và Hague-Visby đều đề cập tới phạm vi áp dụng có yếu tố quốc tế. Cụ thể là: Theo Điều X, Quy tắc Hague-Visby quy định : những quy định của Quy tắc này áp dụng cho mọi vận đơn liên quan đến vận chuyển hàng hoá giữa các cảng nằm trong hai quốc gia khác nhau nếu: 15
- - Vận đơn được ký phát ở một quốc gia thành viên Quy tắc này, hoặc - Việc vận chuyển bắt đầu từ một cảng nằm trong một quốc gia thành viên Quy tắc này, hoặc - Hợp đồng trong vận đơn hoặc bằng chứng bởi vận đơn quy định áp dụng Quy tắc này hoặc luật của bất kỳ nước nào thừa nhận hiệu lực của Quy tắc này để điều chỉnh hợp đồng đó, bất kể quốc tịch của tàu, người vận chuyển, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc bất kỳ người nào khác có liên quan. Trong mua bán, trao đổi hàng hoá, việc chuyên chở hàng hoá đóng vai trò quan trọng bởi chuyên chở hàng hoá được coi là một giai đoạn để hàng hoá chuyển từ người bán đến được với người mua. Để đi đến cụ thể hoá khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, trước hết phải đi từ khái niệm tổng quát nhất “hợp đồng vận chuyển” và xem xét khái niệm do các ngành luật khác nhau điều chỉnh. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá thông thường được xác lập dưới hình thức văn bản, trong đó quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên. Trường hợp bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia theo quy định của hợp đồng hay luật điều chỉnh. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa hay luật điều chỉnh có giá trị pháp lý để giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh sau này giữa người chuyên chở và người thuê chở. Theo điều 535 Bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.” Như vậy là theo Bộ luật dân sự Việt nam thì việc chuyên chở trong hợp đồng 16
- chuyên chở là để lấy tiền. Điều đó có nghĩa rằng việc chuyên chở ở đây mang tính chất chuyên nghiệp. Vậy có thể nói bộ luật dân sự áp dụng cho vận chuyển với tính cách là một hành vi thương mại. Thế nhưng trong thực tiễn vận chuyển có nhiều cuộc chuyên chở hàng hóa không lấy tiền hoặc để làm mục đích từ thiện hoặc để phục vụ cho các tình thế khẩn cấp. Trong khi đó Bộ luật Hàng hải Việt Nam cùng theo khuynh hướng của Bộ luật Dân sự 2005 đưa ra định nghĩa vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một loại hợp đồng có đền bù, có nghĩa là việc thanh toán cước phí của bên thuê vận chuyển luôn luôn được đặt ra. Những định nghĩa như vậy không bao quát được các trường hợp nói trên. “Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.” (Điều 70, khoản 1, Bộ luật hàng hải Việt Nam). Tóm lại, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là sự thỏa thuận giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển mà theo đó, người vận chuyển có nghĩa vụ di chuyển hàng hóa bằng đường biển tới địa điểm đến và giao hàng hóa cho người có quyền nhận. 1.2.2 Các đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mang những đặc điểm sau : Thứ nhất, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng dịch vụ, theo đó bên vận chuyển phải thực hiện công việc di chuyển hàng hóa từ một nơi này tới một nơi khác. 17
- Bên vận chuyển nhận hàng hóa từ bên thuê vận chuyển để vận chuyển hàng hóa từ điểm nhận hàng tới một nơi nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển. Thứ hai, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Phân tích kết cấu của giao dịch vận chuyển hàng hóa đã được mô tả khái quát tại các định nghĩa trên có thể thấy giao dịch này có ba loại chủ thể: Chủ thể thứ nhất là người gửi hàng hóa hay người thuê vận chuyển; Chủ thể thứ hai là người vận chuyển; và Chủ thể thứ ba là người nhận hàng hóa. Người gửi hàng hóa và người vận chuyển là những người giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Nhưng hợp đồng này không chỉ có hiệu lực đối với riêng họ, mà còn có hiệu lực với người thứ ba là người nhận hàng hóa. Thứ ba, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù, có nghĩa là người vận chuyển có thể nhận cước phí chuyên chở hoặc không. Thứ tư, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể là hợp đồng gia nhập hoặc hợp đồng ưng thuận tùy theo tính chất của hoạt động vận chuyển. 1.2.3 Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển Như vậy, qua phân tích ở trên, về cơ bản hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển không khác gì so với những hợp đồng vận chuyển tài sản thông thường ngoài một vài điểm khác biệt do đặc trưng của loại hình vận chuyển như chủ thể, đối tượng, phương tiện... Ngoài ra, khi hàng hoá được xuất nhập khẩu bằng đường biển thì hợp đồng vận chuyển có thêm yếu tố quốc tế. Như vậy, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể được chia thành hai loại là: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa nội địa và hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế. Ngoài ra, căn cứ vào việc thay đổi kỹ 18
- thuật chuyên chở trong một hoạt động vận chuyển cụ thể người ta còn phân loại thành hợp đồng vận chuyển đơn và đa phương thức; và căn cứ vào đối tượng vận chuyển, người ta còn phân loại thành vận chuyển hàng hóa thông thường và vận chuyển hàng hóa có quy chế đặc biệt như vận chuyển chất phóng xạ, dễ cháy... Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa dịch chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác và nó mang tính chất quốc tế trong trường hợp vận chuyển hàng hoá từ nước này qua nước khác, nói cách khác là hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó, quãng đường vận chuyển phải đi qua lãnh thổ của ít nhất hai quốc gia. Vì vậy có thể có hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật đều có thẩm quyền điều tiết hợp đồng vận chuyển đó, bởi hàng hóa được vận chuyển tới lãnh thổ của quốc gia khác, do vậy bắt buộc phải đi qua vùng biển của một hoặc một số quốc gia khác, do đó bị ảnh hưởng bởi những quy định pháp luật những quốc gia đó. Bởi thế Điều ước quốc tế hay Tập quán hàng hải quốc tế có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ vận chuyển hàng hóa quốc tế. Có hai loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được quy định tại Điều 71 Bộ luật hàng hải Việt Nam: hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo chứng từ: Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hoá để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thoả thuận (Điều 71, khoản 1, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005). 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 99 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn