intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có cấu trúc gồm 3 chương trình bày một số vấn đề lý luận về "Phạm tội nhiều lần" trong pháp luật hình sự Việt Nam; những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về "Phạm tội nhiều lần" và thực tiễn áp dụng, những phương hướng cơ bản của việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về "Phạm tội nhiều lần".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ BẢO TÂM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHẠM TỘI NHIỀU LẦN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ BẢO TÂM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHẠM TỘI NHIỀU LẦN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Văn Cảm HÀ NỘI - 2012 2
  3. Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n b¶o ®¶m ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn ThÞ B¶o T©m 3
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ "PHẠM TỘI NHIỀU 8 LẦN" TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề về chế định đa tội phạm 8 1.2. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của tình tiết phạm tội nhiều lần 10 1.2.1. Khái niệm của tình tiết phạm tội nhiều lần 10 1.2.2. Đặc điểm cơ bản của tình tiết phạm tội nhiều lần 12 1.3. Phân biệt phạm tội nhiều lần với một số tình tiết khác có liên 15 quan (gần) trong pháp luật hình sự 1.3.1. Phạm tội nhiều lần và phạm nhiều tội 15 1.3.2. Phạm tội nhiều lần và tội liên tục 18 1.3.3. Phạm tội nhiều lần và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp 20 1.3.4. Phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm 23 1.4. Ý nghĩa của việc điều chỉnh về mặt lập pháp tình tiết phạm tội 25 nhiều lần Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT 27 NAM VỀ "PHẠM TỘI NHIỀU LẦN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. Những quy định của pháp luật hình sự việt nam về phạm tội 27 nhiều lần từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 4
  5. 2.1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 cho đến trước 27 khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 2.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 cho đến 29 trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 2.2. Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về 33 phạm tội nhiều lần 2.2.1. Những quy định của Phần chung Bộ luật Hình sự năm 1999 33 về phạm tội nhiều lần 2.2.2. Những quy định của Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự năm 35 1999 về phạm tội nhiều lần 2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt 43 Nam về phạm tội nhiều lần Chương 3: NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN CỦA VIỆC TIẾP TỤC 57 HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TÌNH TIẾT "PHẠM TỘI NHIỀU LẦN" 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật 57 hình sự Việt Nam về phạm tội nhiều lần 3.2. Nội dung hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt 72 Nam về phạm tội nhiều lần KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 5
  6. Danh môc c¸c b¶ng Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Thống kê số liệu một số tội danh các đối tượng phạm tội 44 thường bị áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần từ năm 2007 đến năm 2011 6
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phạm tội nhiều lần là một tình tiết thuộc chế định đa tội phạm. Tuy nhiên tình tiết này vẫn chưa được quy định một cách cụ thể trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999. Trong Bộ luật nó được coi là một tình tiết "tăng nặng trách nhiệm hình sự" hay có thể là một tình tiết "định khung tăng nặng". Trong các vụ án hình sự đối tượng phạm tội nhiều lần chiếm tỉ lệ rất lớn. Về mặt pháp lý, phạm tội nhiều lần chưa được các nhà làm luật định nghĩa một cách chính thức mà ở mỗi một tội danh cụ thể lại có một quy định riêng. Ví dụ: tại Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC- BNV ngày 2-01-1998 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự thì: Tình tiết "Phạm tội nhiều lần" quy định tại khoản 2 Điều 133, khoản 2 Điều 134a... (đối với một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tội phạm liên quan đến tình dục) được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội đó trở lên (hai lần phạm tội tham ô trở lên, hai lần phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa trở lên...) mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự [22]. Về mặt lý luận, dưới góc độ khoa học luật hình sự các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm này như sau: Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều (hoặc tại cùng một khoản của điều) tương ứng trong Phần riêng Bộ luật Hình sự, đồng thời với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử. Đối với những trường hợp phạm từ hai tội trở lên mà 7
  8. những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau của Bộ luật này, chỉ khi nào do các điều tương ứng trong phần các tội phạm Bộ luật này quy định riêng mới bị coi hoặc có thể bị coi là phạm tội nhiều lần. Hay có thể được hiểu là: Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên như hai lần trộm cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần tham ô... và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội phạm độc lập nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án...; Phạm tội nhiều lần là người phạm tội có nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hành vi đó chỉ cấu thành một tội, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp và chưa đưa ra truy tố, xét xử... [26]. Qua khái niệm trên, chúng ta có thể thấy tình tiết phạm tội nhiều lần bao gồm năm nội dung sau: (1) Phạm tội nhiều lần là người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau (ví dụ: phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối đối với nhiều người - điểm c khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự, nhiều lần trộm cắp, nhiều lần hiếp dâm...). (2) Nếu tách ra từng hành vi phạm tội riêng lẻ thì mỗi hành vi ấy đã đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập. (3) Tất cả các hành vi phạm tội đó đều được quy định tại một điều luật cụ thể trong phần riêng Bộ luật Hình sự (cùng là tội trộm cắp, hiếp dâm...), có thể cùng một khoản, có thể phạm tội ở các khoản khác nhau của cùng một điều luật. (4) Các hành vi phạm tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật (như đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án...) và cùng bị đưa ra xét xử một lần trong cùng một vụ án (được tuyên trong một bản án). (5) Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại [22]. Như vậy, có thể thấy việc hiểu về tình tiết phạm tội nhiều lần khá phức tạp. Mặt khác để hiểu đúng về tình tiết phạm tội nhiều lần chúng ta cần 8
  9. phải phân biệt nó với các tình tiết khác thuộc chế định đa tội phạm: phạm nhiều tội, tội liên tục, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Đây là những tình tiết có nhiều dấu hiệu giống nhau, nếu không phân biệt được sẽ dẫn đến việc hiểu sai và áp dụng sai. Từ những lý do trên đây chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. T×nh h×nh nghiªn cøu Phạm tội nhiều lần là một tình tiết được đề cập đến trong luật hình sự Việt Nam với yếu tố là tình tiết tăng nặng định khung của rất nhiều loại tội và là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tình tiết này đã được đề cập đến trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và tiếp tục được kế thừa trong Bộ luật Hình sự 1999. Vấn đề này cũng được đề cập trong một số giáo trình, sách tham khảo do các tác giả khác nhau biên soạn như: 1) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung). Tập thể tác giả do TSKH.PGS. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003 (tái bản); 2) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Tập thể tác giả do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007; 3) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập thể tác giả do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005; 4) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1995; 5) Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (Phần chung), Tác giả Đinh Văn Quế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000; 6) Chế định nhiều tội phạm - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tác giả TS. Lê Văn Đệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 v.v... Một số nhà khoa học - luật gia hình sự Việt Nam đã dành không ít công sức cho việc nghiên cứu về đề tài này, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của TSKH.PGS. Lê Cảm: 1) Chế định đa tội phạm trong Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự 9
  10. (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 2) Chế định đa (nhiều) tội phạm và mô hình lý luận của nó trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6/2001; 3) Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản, Định tội danh: lý luận hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; 4) Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Tập IV, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002. Ngoài ra, còn có một số bài đăng trên tạp chí khoa học pháp lý như: 1) Bàn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "Phạm tội nhiều lần" quy định trong Luật Hình sự Việt Nam, của ThS. Lê Văn Luật (Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4/2006; 2) Thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải quyết hình phạt - tồn tại và giải pháp, của Vũ Hồng Thiêm (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10, tháng 5/2008); 3) Về việc áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần, phạm tội đối với nhiều người trong một số tội phạm của Bộ luật Hình sự năm 1999, của Nguyễn Hải Dũng (Tạp chí Kiểm sát, số 2/2005; 4) Áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tình tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức và phạm tội nhiều lần, của Vũ Thành Long (Tạp chí Kiểm sát, số 21/2006); 5) Bàn về phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, của Đỗ Thanh Huyền (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8/2007); 6) Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 1999, của Dương Tuyết Miên (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2003); 7) Cần hiểu chính xác về tình tiết tăng nặng chung và tình tiết tăng nặng định khung trong Bộ luật Hình sự, của Trinh Đình Thể (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8/1998); 8) Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, của Đinh Văn Quế (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2010); 9) Những hạn chế trong các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và hướng khắc phục, của Hồ Sĩ Sơn (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 16/2008); 10) Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, của Mai Bộ (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/1999) v.v... 10
  11. Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến vấn đề phạm tội nhiều lần nhưng chỉ dừng lại ở một khía cạnh nào đó hoặc chừng mực xem xét qua các trường hợp phạm tội cụ thể hay kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, về phương diện nghiên cứu lý luận chuyên sâu và có hệ thống vấn đề phạm tội nhiều lần vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Do vậy, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề phạm tội nhiều lần cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm tội nhiều lần là một vấn đề tương đối hẹp và phức tạp. Nghiên cứu về vấn đề này đã có nhiều nghiên cứu chung mà ít có nghiên cứu chuyên sâu. Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ xem xét và giải quyết một số vấn đề cơ bản xung quanh vấn đề phạm tội nhiều lần như: 1) Khái niệm và đặc điểm của phạm tội nhiều lần; 2) Phân biệt phạm tội nhiều lần và một số tình tiết khác thuộc chế định đa tội phạm như phạm nhiều tội, phạm tội liên tục, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm, tái phạm nguy hiểm; 3) Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về "Phạm tội nhiều lần". Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản của phạm tội nhiều lần, luận văn đi sâu nghiên cứu tình tiết này trên phương diện lập pháp và việc áp dụng chế định này trong thực tiễn xét xử để từ đó đưa ra các kiến nghị. 4. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu đúng như tên gọi của nó là vấn đề phạm tội nhiều lần trong luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở này, mục đính nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận về phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam. Đồng thời luận văn còn phân tích và đánh giá những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về phạm tội nhiều lần để từ đó, đưa ra những kiến nghị để việc áp dụng được thống nhất, tránh tình trạng hiểu sai về tình tiết này. 11
  12. 5. Các phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu bản án điển hình... để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề đã được nêu ra trong luận văn. Cụ thể đó là: - Phương pháp phân tích: Luận văn đã phân tích chi tiết các vấn đề có liên quan đến vấn đề phạm tội nhiều lần, từ đó có thể đánh giá được thực tiễn áp dụng. Các nội dung cần phân tích bao gồm: Phân tích các vấn đề lý luận về phạm tội nhiều lần, phân tích các thông số về tình hình phạm tội, người phạm tội, phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về phạm tội nhiều lần... - Phương pháp so sánh: Là việc so sánh các vấn đề có liên quan đến vấn đề phạm tội nhiều lần, từ đó có thể rút ra các kết luận mang tính đánh giá. Các nội dung so sánh bao gồm: so sánh giữa phạm tội nhiều lần và phạm nhiều tội; phạm tội liên tục; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm; tái phạm nguy hiểm. - Phương pháp tổng hợp: Đó là việc khái quát hóa toàn bộ các nhận định độc lập sau khi phân tích, so sánh từng nội dung, từng tiêu chí cụ thể. Phương pháp tổng hợp giúp cho quá trình đánh giá tránh khỏi sự phân tán, rời rạc và thiếu trọng tâm. Các nội dung tổng hợp được đặt trong một hệ thống cấu trúc có mối liên hệ qua lại, trong đó xác định những nội dung cơ bản chi phối nhận định chung. - Nghiên cứu các vụ án điển hình: Đây là một phương pháp nghiên cứu quan trọng của luận văn. Đó là những thực tiễn để chứng minh và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận mà tác giả đã đưa ra. 6. Cơ sở khoa học và thực tiễn của luận văn Cơ sở khoa học của luận văn là các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về phạm tội nhiều lần và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự 12
  13. năm 1999, cũng như các công trình khoa học, sách báo pháp lý của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó, cơ sở thực tiễn của luận văn là thực tiễn áp dụng các quy định về phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam và qua nghiên cứu các bản án của Tòa án nhân dân các cấp, những vụ án hình sự do cơ quan công an điều tra, khởi tố để rút ra những nhận xét, đánh giá. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng của luận văn là ở chỗ tác giả đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của vấn đề phạm tội nhiều lần, bản chất pháp lý của nó. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng để đưa ra các kiến nghị phù hợp. Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội hiện nay ở nước ta. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về "Phạm tội nhiều lần" trong pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về "Phạm tội nhiều lần" và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Những phương hướng cơ bản của việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về "Phạm tội nhiều lần". 13
  14. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ "PHẠM TỘI NHIỀU LẦN" TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẾ ĐỊNH ĐA TỘI PHẠM Phạm tội nhiều lần là một trong các dạng của chế định đa tội phạm. Do đó trước khi tìm hiểu về chế định này, chúng ta cần hiểu về chế định đa tội phạm. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam khi nghiên cứu về chế định đa tội phạm giữa các nhà nghiên cứu tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Có thể kể đến một số quan điểm khác nhau như sau: Quan điểm của PGS.TS Võ Khánh Vinh: Chế định đa tội phạm là một chế định của luật hình sự cần bao hàm tất cả những trường hợp khi một người thực hiện một số tội phạm với điều kiện nếu như đối với các tội này người đó vẫn chưa hết án tích hoặc thời hiệu truy tố về hình sự. Quan điểm khác với quan điểm của PGS.TS Võ Khánh Vinh là quan điểm của PGS.TS Lê Văn Đệ: "Nhiều tội phạm là trường hợp một người phạm từ hai tội trở lên, không phụ thuộc vào việc người đó đã bị xét xử về các tội đã phạm hay chưa; các tội này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và không có những trở ngại về mặt tố tụng hình sự để khởi tố vụ án hình sự" [14]. Theo quan điểm của GS.TSKH Lê Văn Cảm: Nhiều (đa) tội phạm là một chế định độc lập của luật hình sự Việt Nam bao gồm bốn dạng (trường hợp): (1) phạm tội nhiều lần; (2) phạm nhiều tội; (3) tái phạm; (4) phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, mà trong những điều kiện như nhau nếu so sánh với tội đơn nhất thì các dạng này thường cho thấy tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn của tội phạm được thực hiện, cũng như của nhân thân người phạm tội [7, tr 388-389]. 14
  15. Như vậy, theo định nghĩa nói trên thì GS.TSKH Lê Văn Cảm đã nêu rõ các dạng của chế định nhiều (đa) tội phạm. Theo đó, nhiều tội phạm không chỉ là trường hợp một người phạm từ hai tội trở lên và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử (phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội) mà còn bao gồm cả trường hợp phạm từ hai tội trở lên và có thể đã bị đưa ra xét xử (tái phạm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp). Nếu so sánh đặc điểm của bốn dạng tội phạm nói trên thì có thể thấy chúng có một đặc điểm chung là người phạm tội phạm từ hai tội trở lên và vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên ở mỗi dạng lại nổi bật lên một điểm khác biệt để phân biệt giữa các dạng tội phạm khác nhau. Ở dạng phạm tội nhiều lần đặc điểm nổi bật là: phạm từ hai tội trở lên và những tội ấy được quy định tại cùng một điều và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử. Ở dạng phạm nhiều tội thì người phạm tội cũng phạm từ hai tội trở lên, những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau và người phạm tội cũng chưa bị đưa ra xét xử về tội nào trong số những tội ấy. Ở dạng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp thì người phạm tội phạm tội nhiều lần, có tính chất liên tục, có hệ thống và tạo nên nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của người phạm tội, người phạm tội có thể bị đưa ra xét xử ở các lần khác nhau. Ở dạng tái phạm đặc điểm khác biệt của nó là ở chỗ người phạm tội trước đó đã bị kết án về bất kỳ tội phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Có thể nói khi nghiên cứu về chế định nhiều (đa) tội phạm ta có thể thấy được tính phức tạp cũng như tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và những thiệt hại do hành vi này gây ra thường là nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Phạm tội nhiều lần chính là một trong các dạng tội phạm có tính chất như vậy. 15
  16. 1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TÌNH TIẾT PHẠM TỘI NHIỀU LẦN 1.2.1. Khái niệm của tình tiết phạm tội nhiều lần Về mặt lập pháp: phạm tội nhiều lần với tính chất là một dạng của chế định đa tội phạm từ trước đến nay vẫn chưa nhận được sự điều chỉnh chính thức bằng một quy phạm riêng biệt nào mà mới chỉ được quy định với tính chất là tình tiết định khung tăng nặng của một số tội phạm cụ thể và là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999. Về mặt thực tiễn, lần đầu tiên bằng giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo trong Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT ngày 02/01/1998 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985 đã đưa ra khái niệm phạm tội nhiều lần đối với riêng một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tình dục được đề cập trong Luật đã nêu mà theo đó, khái niệm phạm tội nhiều lần đối với một tội nào đó trong số các tội phạm có tính chất tham nhũng được thực tiễn xét xử của nước ta hiểu là: Bị cáo đã phạm tội ấy từ hai lần trở lên mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ các yếu tố của cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1) trong điều luật tương ứng và người phạm tội chưa bị truy cứu trách nhiệm hình dự và tội ấy cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự [7, tr. 391]. Cụ thể như sau: Đối với tội phạm về ma túy: Tại điểm b khoản 3 Phần II quy định: Tình tiết "phạm tội nhiều lần" quy định tại khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185c, khoản 2 điều 185d, khoản 2 Điều 185e, khoản 2 Điều 185g, khoản 2 Điều 185h, khoản 2 Điều 185i, khoản 2 Điều 185k, khoản 2 Điều 185m, khoản 2 Điều 185n được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi 16
  17. lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng; đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu Điều luật có quy định về số lượng chất ma túy được định khung hình phạt. Người nào tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy từ hai lần trở lên dù chỉ đối với một người cũng được coi là phạm tội nhiều lần. Đối với tội phạm hiếp dâm, cưỡng dâm: Tại điểm c khoản 1 Phần III: Tình tiết "phạm tội nhiều lần" quy định tại khoản 3 Điều 112a, khoản 3 Điều 113a, khoản 2 Điều 114, khoản 2 Điều 201, khoản 2 Điều 137 được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần hiếp dâm trở lên, hai lần cưỡng dâm trở lên…) và mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng, đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cũng được coi là phạm tội nhiều lần người nào hiếp dâm, cưỡng dâm giao cấu… từ hai lần trở lên đối với một người. Về mặt lý luận: Dưới góc độ khoa học luật hình sự chúng ta thấy có hai quan điểm về khái niệm phạm tội nhiều lần. Một là: Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều (hoặc tại cùng một khoản của điều) tương ứng trong Phần riêng Bộ luật Hình sự, đồng thời với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử [7]. Hai là: Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên như hai lần trộm cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần tham ô… và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội 17
  18. phạm độc lập nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án. Phạm tội nhiều lần là người phạm tội có nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hành vi đó chỉ cấu thành một tội, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp và chưa đưa ra truy tố, xét xử…[26]. 1.2.2. Đặc điểm cơ bản của tình tiết phạm tội nhiều lần Từ khái niệm nói trên tình tiết phạm tội nhiều lần có những đặc điểm cơ bản như sau: Đặc điểm thứ nhất: Người phạm tội thực hiện từ hai lần hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Có thể hiểu hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đe dọa xâm phạm hoặc xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đặc điểm thứ hai: Hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mỗi lần thực hiện bao giờ cũng phải có đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập. Các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm bao gồm bốn yếu tố: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan. Đây là một đặc điểm quan trọng để xác định có phải người phạm tội đã thực hiện từ hai lần hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm hay không. Nếu hành vi không có đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập thì không thể xác định được đó là tình tiết phạm tội nhiều lần. Đặc điểm thứ ba: Tội phạm do một điều hoặc một khoản của điều tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự quy định. Đây là một đặc điểm đặc trưng của tình tiết phạm tội nhiều lần và dùng để phân biệt với tình tiết phạm nhiều tội. Người phạm tội thực hiện từ hai lần hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, mỗi lần thực hiện hành vi phải có đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập và tội phạm đó do cùng một điều hoặc một khoản tương ứng quy định tại Bộ luật Hình sự. 18
  19. Đặc điểm thứ tư: Tội phạm này vẫn phải còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội phải bị đưa ra xét xử cùng một lần. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 23 Bộ luật Hình sự năm 1999. Nếu hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa. Do đó, hành vi nói trên không bị tính là một lần phạm tội. Đặc điểm "người phạm tội phải bị đưa ra xét xử cùng một lần" có nghĩa là các hành vi phạm tội trước đó chưa bị đưa ra xét xử lần nào. Đây là một đặc điểm để phân biệt giữa tình tiết phạm tội nhiều lần và tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Như vậy, đây là bốn đặc điểm cần và đủ để có thể đánh giá thế nào là phạm tội nhiều lần. Nếu thiếu một trong bốn đặc điểm hay còn gọi là dấu hiệu nói trên thì khó có thể coi đó là tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần. Để phân tích rõ hơn bốn đặc điểm nêu trên của tình tiết phạm tội nhiều lần, chúng ta cùng nghiên cứu một ví dụ thực tế như sau: Ngày 28/09/2010 Nguyễn Văn Thêm (chưa có tiền án, tiền sự) sang nhà cháu Trần Thị H sinh ngày 04/08/1996, trú quán: Thôn Cựu, xã Vân Từ, Phú Xuyên, Hà Nội (gọi Thêm là ông trẻ ở gần nhà), Nguyễn Văn Thêm có hành vi sờ ngực, bộ phận sinh dục của cháu Trần Thị H sau đó định giao cấu với cháu H thì bị anh Trần Thế Hưng (bố cháu H) trên gác chạy xuống cầm đòn gánh đuổi đánh và hô hoán mọi người đến bắt quả tang Nguyễn Văn Thêm. Tại cơ quan điều tra Nguyễn Văn Thêm khai nhận: Khoảng tháng 05/2009 nhà cháu H đang sửa chữa công trình phụ nên H thường mang bát đĩa sang nhà Thêm rửa nhờ. Thêm thấy cháu H phát triển sớm nên Thêm đã nhiều lần có hành vi dùng tay sờ ngực cháu H và nảy sinh ý muốn giao cấu với cháu H. Một hôm cháu H sang nhà Thêm chơi thấy không có ai ở nhà nên cháu đã lấy chiếc điện thoại di động Trung Quốc màu đen của Thêm mang về nhà. Sau đó Thêm phát hiện ra cháu H lấy chiếc điện thoại nên đã nhắn cháu H phải đem 19
  20. điện thoại sang trả nếu không sẽ nói cho bố mẹ biết. Ngày hôm sau cháu H sang nhà Thêm để nói chuyện với Thêm về chiếc điện thoại H đã lấy của Thêm, lúc này không có ai ở nhà. Thêm bảo cho cháu H chiếc điện thoại đó rồi Thêm ôm cháu H, sờ bộ phận sinh dục của cháu H, cháu H không đồng ý, Thêm dọa sẽ mách bố mẹ cháu về việc cháu H lấy chiếc điện thoại, sau đó Thêm Thêm cởi quần của cháu H và thực hiện hành vi giao cấu. Thêm còn khai từ tháng 05/2009 đến đầu năm 2010 Thêm đã nhiều lần giao cấu với cháu H ở tại nhà Thêm và có lần ở nhà cháu H, cứ khoảng một tuần, 1 đến 2 lần thêm lại giao cấu với cháu H nhưng không cho vào sâu vì cháu H kêu đau và xuất tinh ra ngoài. Trong suốt thời gian quan hệ với cháu H, Thêm đã mua chuộc cháu H bằng cách thỉnh thoảng cho tiền và mua điện thoại di động cho cháu H, khi cháu H không muốn tiếp tục giao cấu thì Thêm dọa sẽ nhắn tin cho các bạn của H biết. Vì vậy cháu H sợ buộc phải cho Thêm tiếp tục hành vi giao cấu. Vào ngày 28/09/2010 Thêm thấy cháu H chỉ có một mình ở nhà liền đi vào ôm lấy cháu H và định thực hiện hành vi giao cấu thì bất ngờ bố cháu H ở trên gác chạy xuống cầm đòn gánh đuổi đánh và hô mọi người đến bắt quả tang. Tại bản giám định số 2480 ngày 26/10/2010 của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an kết luận: Trên cơ thể của cháu H không có dấu vết thương tích, màng trinh không bị rách. Sức khỏe của cháu H hiện bình thường. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xử Nguyễn Văn Thêm phạm tội "Hiếp dâm trẻ em". Áp dụng khoản 4 Điều 112, điểm g khoản 1 Điều 48 (phạm tội nhiều lần) của Bộ luật Hình sự năm 1999 xử phạt Nguyễn Văn Thêm 15 năm tù. Phân tích vụ án nói trên ta thấy được rõ bốn đặc điểm của tình tiết phạm tội nhiều lần là: - Nguyễn Văn Thêm đã thực hiện từ hai lần trở lên hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm đó là hành vi xâm hại đến quyền tự do và bất 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1