intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Chia sẻ: Phạm Thông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

46
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận văn đề xuất được những giải pháp phòng ngừa một cách có lý luận và thực tế, tức là, phòng ngừa phải trên cơ sở nghiên cứu, phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (2014 đến năm 2018).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN CHINH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM, TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HÀ NỘI, 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN CHINH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM, TỈNH NINH THUẬN Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 8.38.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM VĂN TỈNH HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN VĂN CHINH
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chương 1: Những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm .......................................................................... 10 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ............................ 10 1.1.1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ...................................................................... 10 1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác .......................................... 11 1.2. Phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ...................................................................... 12 1.2.1. Nguyên nhân và điều kiện thuộc quá trình tương tác nhập tâm .......................... 14 1.2.2. Nguyên nhân và điều kiện thuộc quá trình tương tác xuất tâm ........................... 19 1.3. Cơ chế tác động của nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ....................................................... 20 1.4. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội và phòng ngừa loại tội phạm này .................................................................... 22 1.4.1. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ...................................................... 22 1.4.2. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ................................... 23
  5. 1.4.3. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ................................... 24 Chương 2: Thực trạng nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm giai đoạn 2014 -2018 ........................................................ 26 2.1. Thực trạng nhận thức về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm......................................................................................................... 26 2.1.1. Thực trạng nhận thức thông qua văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và văn bản triển khai thực hiện của chính quyền thành phố Phan Rang – Tháp Chàm............ 26 2.1.2. Thực trạng nhận thức nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm giai đoạn 2014-2018 thông qua các thông số của tình hình tội phạm .......................................................................................................................... 33 2.2. Thực trạng các nguyên nhân và điều kiện cụ thể của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm giai đoạn 2014 -2018 .................................................................................. 42 2.2.1. Nguyên nhân và điều kiện thuộc quá trình tương tác nhập tâm .......................... 42 2.2.2. Nguyên nhân và điều kiện thuộc quá trình tương tác xuất tâm ........................... 50 2.3. Trực trạng làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện cụ thể của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm thông qua chủ thể phòng, chống tội phạm ..................................... 52 Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và những vấn đề đặt ra đối với phòng ngừa hiện tượng tiêu cực này57
  6. 3.1. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và vấn đề dự báo tình hình tội phạm này ................................................................................... 57 3.1.1. Cơ sở dự báo ........................................................................................................ 57 3.2. Tăng cường nhận thức về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm trong phòng ngừa tình hình tội phạm này ...................................... 60 3.2.1. Đối với các cơ quan chuyên trách ....................................................................... 60 3.2.2. Đối với các cơ quan, tổ chức không chuyên trách và Công dân ......................... 61 3.3. Giải quyết nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và phòng ngừa tình tội phạm này ................ 62 3.3.1. Những giải pháp khắc phục nguyên nhân và điều kiện thuộc quá trình tương tác nhập tâm ......................................................................................................................... 62 3.3.2. Những giải pháp khắc phục nguyên nhân và điều kiện thuộc quá trình tương tác xuất tâm .......................................................................................................................... 73 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANTT : An ninh trật tự BLHS : Bộ luật hình sự CAND : Công an nhân dân MTTQ : Mặt trận tổ quốc TAND : Tòa án nhân dân THTP : Tình hình tội phạm TNXH : Tệ nạn xã hội TTATXH : Trật tự an toàn xã hội VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phan Rang – Tháp Chàm là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận, diện tích tự nhiên 79,17 km² [6, tr.19], phía Bắc giáp huyện Bác Ái và huyện Ninh Hải, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn, phía Nam giáp huyện Ninh Phước, phía Đông giáp biển Đông. Thành phố có 15 phường (Bảo An, Đài Sơn, Đạo Long, Đô Vinh, Đông Hải, Kinh Dinh, Mỹ Bình, Mỹ Đông, Mỹ Hải, Mỹ Hương, Phủ Hà, Phước Mỹ, Tấn Tài, Thanh Sơn, Văn Hải) và 01 xã (Thành Hải). Thành phố có lịch sử lâu đời, từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ, sau nhiều lần tách, nhập thì ngày nay Phan Rang – Tháp Chàm là trung tâm văn hóa, kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận. Về dân cư, theo Niên giám thống kê của tỉnh Ninh Thuận năm 2018, thành phố có 176.865 người. Trong đó có 89.303 nam và 87.562 nữ; với mật độ dân số 2.233 người/km2, số dân thành thị là 167.270 nguuời, nông thôn là 9.595 người, số người trong độ tuổi từ 15- 59 tuổi khoảng 107.268 người chiếm 60,65% dân số. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao với 1.371 hộ, chiếm 2,76%, hộ cận nghèo còn 2.401 hộ chiếm 4,84%; Thành phố có nhiều dân tộc anh em chung sống, trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là người Kinh và người Chăm. Trình độ dân trí ở một số địa bàn còn thấp, nhất là các phường ven biển. Phan Rang -Tháp Chàm nằm ở vị trí đầu mối giao thông quan trọng trong phát triển, có trục quốc lộ 1A nối quốc lộ 27 đi Đà Lạt; tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam đi qua ga Tháp Chàm; cách cảng biển và cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh 60km và cách thành phố Nha Trang 110 km về phía Bắc; cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km về phía Nam; cách thành phố Đà Lạt 110 km về phía Tây. Với vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, thành phố đóng vai trò là đầu mối giao thông liên vùng, trung tâm giao lưu kinh tế kết nối với vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung bộ và khu kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là tiềm năng, lợi thế so sánh, tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên – xã hội nói trên cũng là 1
  9. điều kiện thuận lợi cho các loại tội phạm hoạt động. Qua nghiên cứu cho thấy, không nằm ngoài xu hướng chung của cả nước, THTP trên địa bàn thành phố có diễn biến phức tạp với nhiều loại tội khác nhau như giết người, cướp tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, mua bán trái phép chất ma túy, gây rối trật tự công cộng... đặc biệt, thời gian gần đây còn xảy ra một số loại tội phạm phi truyền thống như tội phạm lợi dụng công nghệ cao. Trong đó, nổi lên là tình hình tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Theo thống kê của TAND thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, từ năm 2014 đến tháng 2018, TAND thành phố đã xét xử 665 vụ án hình sự, 945 bị cáo; trong đó có 119 vụ án cố ý gây thương tích (chiếm tỷ lệ 17,89% tổng số vụ án khởi tố), với tổng số 178 bị cáo, chiếm tỷ lệ 18,84% tổng số bị cáo. Thủ đoạn phạm tội của các đối tượng này không còn đơn giản do bồng bột, thiếu suy nghĩ, mà nhiều vụ cho thấy đã có sự tính toán, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi, thậm chí đã hình thành các nhóm tội phạm có tính nguy hiểm cao, chuyên cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê... Việc gia tăng tội phạm “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” không chỉ tăng về số lượng đối tượng, vụ án, mà số đối tượng trong cùng một vụ án cũng có xu hướng tăng, tỷ lệ tái phạm tăng, cùng với đó là tuổi đời phạm tội của các đối tượng ngày càng trẻ hoá. Đây thực sự là một vấn đề rất đáng báo động. Trước tình hình nêu trên, Thành ủy, UBND thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng triển khai quyết liệt đồng bộ các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của địa phương về công tác phòng, chống tội phạm nói chung và THTP cố ý gây thương tích và gây tổn hại sức khỏe cho người khác nói riêng như Nghị quyết 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 về “Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”, Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”, Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự 2
  10. lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới”… đồng thời, Thành ủy đã cụ thể hóa bằng các văn bản như Công văn số 557-CV/TU ngày 08/11/2011 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường chỉ đạo phòng, chống tội phạm, lập lại THTP trên địa bàn thành phố; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 06/01/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ bảo vệ ANTT đến năm 2015”, Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 13/5/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm và TNXH trên địa bàn thành phố”… Tuy vậy, THTP vẫn diễn ra phức tạp và nghiêm trọng. Vì thế cần phải được nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu, tức là việc nghiên cứu phải được thực hiện trên cơ sở hướng dẫn của khoa học pháp lý hình sự chuyên ngành - tội phạm học. Bên cạnh bề dày lịch sử của các khoa học pháp lý hình sự về Chống tội phạm, Tội phạm học với tính cách là khoa học pháp lý hình sự về Phòng ngừa tội phạm cũng đã hiện hữu ở nước ta hàng chục năm nay và đang được áp dụng để nghiên cứu tội phạm các loại vì mục đích phòng ngừa. Theo đó, việc phòng ngừa tội phạm phải được thiết lập trên cơ sở xác định được quy luật vận động của tội phạm, trong đó, việc xác định nguyên nhân và điều kiện của THTP là vấn đề cơ bản. Nói cách khác, phải đặt phòng ngừa tội phạm trên nền tảng của kết quả nghiên cứu hai vấn đề cơ bản của nó là THTP và vấn đề nguyên nhân, điều kiện của hiện tượng tiêu cực này, trong đó phải xem THTP là Quả để xác định Nhân. Đây là hướng nghiên cứu hứa hẹn mang lại hiệu quả cao cho công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trên phạm vi quốc tế và quốc gia. Vì thế nó cần được áp dụng cho từng địa phương, trong đó có thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và việc áp dụng này đối với những tội danh vốn đã xảy ra trên thực tế hàng năm tại địa phương là rất cần thiết và khả thi. Chính vì các lý do như vậy, đề tài “Nguyên nhân, điều kiện tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận” đã được lựa chọn để nghiên cứu. 3
  11. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Để có cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài, các công trình khoa học sau đây đã được nghiên cứu: - GS.TS. Đào Trí Úc (chủ biên) (1994), Tội phạm học, Luật Hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia; - PGS.TS Phạm Văn Tỉnh, Cơ chế hành vi phạm tội - cơ sở để xác định nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tội phạm, Tạp chí kiểm sát Số 1 và số 3/1996. - PGS.TS. Trần Văn Luyện (2000), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; - TS. Phạm Văn Tỉnh (2007), “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam”, Nxb Tư pháp; - Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình “Tội phạm học”, Nxb CAND, Hà Nội; - GS.TS. Võ Khánh Vinh (2013), Giáo trình “Tội phạm học”, Nxb CAND, Hà Nội; - Nguyễn Văn Cảnh và Phạm Văn Tỉnh (2013), Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam, Học viện Cảnh sát nhân dân. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nguyên nhân của THTP nói chung gồm khái niệm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, phân biệt khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tội phạm với một số khái niệm khác có liên quan. Đây là những vấn đề lý luận hết sức cơ bản và quan trọng, làm nền tảng để tác giả nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác. Ngoài ra, đề cập đến vấn đề nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm cụ thể, cũng đã có nhiều công trình khoa học được thực hiện trong thời gian qua, trong đó có những công trình sau đây đã được đề tài tham khảo: - Nguyễn Hữu Cầu (2002), Đặc điểm tội phạm học của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, Luận án tiến sĩ, Học viện Cảnh sát nhân dân; 4
  12. - Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội; - Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2002), Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội; - Thái Hoàng Minh (2013), “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng chống”, Luận văn thạc sĩ, Học Viện khoa học xã hội; - Nguyễn Quốc Khánh (2015), “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội; - Bùi Như Lạc (2015), “Tội cố ý gây thương tích hoặc gãy tôn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội; - Tống Bảo Toàn (2018), “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cổ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội. Các công trình khoa học nêu trên đã góp phần làm rõ hơn lý luận nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác, rất thiết thực và giá trị cho việc thực hiện đề tài đang nói ở đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đề xuất được những giải pháp phòng ngừa một cách có lý luận và thực tế, tức là, phòng ngừa phải trên cơ sở nghiên cứu, phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn 5
  13. hại sức khỏe cho người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (2014 đến năm 2018). 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần phải đi sâu giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:  Nghiên cứu lý luận tội phạm học về vấn đề nguyên nhân và điều kiện của THTP, cũng như về vấn đề phòng ngừa tội phạm;  Làm rõ các yếu tố tác động đến tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố;  Đánh giá thực trạng THTP cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thực trạng công tác phòng ngừa của các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, có so sánh với địa bàn thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận để tìm ra tính quy luật riêng; - Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong những năm tới; - Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm góp phần phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các mối quan hệ giữa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm với các hiện tượng, quá trình, cũng như các yếu tố tâm-sinh lý-xã hội đặc trưng của thành phố. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học thuộc chuyên ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm; 6
  14. Về tội danh, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 của BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017); Về không gian, luận văn được thực hiện trên địa bàn Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận và sử dụng 119 bản án, hồ sơ vụ án; Về thời gian, luận văn nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận từ năm 2014 - 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận xuyên suốt đề tài là dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối, của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước về các vấn đề cơ bản của tội phạm học, áp dụng đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể  Phương pháp phân tích, tổng hợp: nghiên cứu lý luận, nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa, khái quát hóa và cụ thể hóa được sử dụng để làm rõ những vấn đề lý luận chung về tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và thực trạng phòng ngừa của các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.  Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phân tích, suy luận logic, quy nạp, diễn dịch... được sử dụng nhằm đưa ra kiến nghị việc hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố.  Để nghiên cứu sâu các đặc điểm riêng của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu 119 bản án, hồ sơ vụ án với 178 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn 7
  15. hại cho sức khỏe của người khác giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 đã được TAND thành phố Phan Rang – Tháp Chàm xét xử cũng như các số liệu thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm để phân tích.  Phương pháp so sánh: đối chiếu lý luận nhận thức với thực nguyên nhân, điều kiện tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố để tìm ra những đặc điểm riêng, những hạn chế, thiếu sót của các cơ quan chức năng tạo ra nguyên nhân, điều kiện đó, so sánh với tình hình cố ý gây thương tích ở địa bàn lân cận từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa phù hợp, hiệu quả.  Phương pháp lịch sử: thể hiện sự kế thừa của luận văn, phát huy sáng tạo có chọn lọc.  Phương pháp tọa đàm, lấy ý kiến chuyên gia: tọa đàm, lấy ý kiến một số chuyên gia về tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và giải pháp phòng ngừa.  Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học và đặc biệt là phương pháp hệ thống. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về lý luận: kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện hơn nữa lý luận của tội phạm học nói chung và lý luận về phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng; Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được vận dụng vào thực tiễn công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng là những tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ, giảng viên, sinh viên trong các cơ sở đào tạo. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của Luận văn gồm có 3 chương 8
  16. Chương 1: Những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm Chương 2: Thực trạng nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm giai đoạn 2014-2018 Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và những vấn đề đặt ra đối với phòng ngừa hiện tượng tiêu cực này 9
  17. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Với mục đích tổ chức phòng chống tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng đạt hiệu quả cao cần phải nghiên cứu và làm rõ nguyên nhân và điều kiện của THTP nói chung và tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. “Nguyên nhân của tình hình tội phạm là những hiện tượng xã hội tiêu cực ở trong mối liên hệ tương tác hai mức độ sinh ra và tái sản xuất ra tình hình tội phạm như là hậu quả tất yếu của mình. Điều kiện của tình hình tội phạm là những hiện tượng xã hội tiêu cực, tự mình không sinh ra tình hình tội phạm và các tội phạm, mà là hỗ trợ, làm dễ dàng và tăng cường cho sự hình thành và hoạt động của các nguyên nhân” [44, Tr.87]. Quan điểm trên thể hiện bản chất nguyên nhân và điều kiện của THTP nói chung định hướng cho việc tìm hiểu, làm rõ khái niệm nguyên nhân và điều kiện tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. “Tội phạm học Việt Nam cũng như các khoa học pháp lý hình sự khác, không có lý luận riêng về quan hệ nhân - quả, mà chỉ cụ thể hóa nội dung cặp phạm trù nhân - quả của triết học Mác-xít vào lĩnh vực nghiên cứu của mình” [32]. Như vậy, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được xem xét trên cơ sở tiếp cận phương pháp luận về mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong triết học Mác - Lênin. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động qua lại giữa 10
  18. các mặt của một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau tạo ra một sự biến đổi nhất định gọi là kết quả trong khi đó điều kiện, tuy không trực tiếp sinh ra kết quả, song nó tạo thuận lợi, hỗ trợ, thúc đẩy làm phát sinh kết quả. Tóm lại, chúng ta có thể đưa ra khái niệm như sau: “ Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là sự tác động qua lại giữa các yêu tố tiêu cực thuộc môi trường sống và các yếu tố tâm - sinh lý tiêu cực thuộc cá nhân người phạm tội, trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định dẫn tới việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định đó là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ”. Trên cơ sở này, học viên đi sâu nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. 1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.2.1. Ý nghĩa lý luận của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Thứ nhất: Việc nghiên cứu làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác góp phần nhận thức sâu sắc và rõ nét hơn về tình hình tội tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, góp phần hoàn thiện lý luận về nguyên nhân và điều kiện của THTP. Thông qua việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm sẽ góp phần làm rõ thực trạng, cơ cấu, diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và xu hướng THTP trong thời gian tới, đồng thời hiểu rõ về nhân thân người phạm tội để xem xét, nhìn 11
  19. nhận những yếu tố này trong sự tác động qua lại với các yếu tố khác thuộc môi trường sống và hoàn cảnh làm phát sinh THTP. Thứ hai: nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật nói chung và chính sách hình sự nói riêng. Thứ ba: nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác góp phần cung cấp thông tin cho các ngành khoa học pháp lý khác. 1.1.2.2. Ý nghĩa thực tế của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Thứ nhất: nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hỗ trợ đắc lực trong công tác điều tra, phát hiện và truy tố loại tội phạm này đồng thời cung cấp cung cấp thông tin hữu ích cho công tác quản lý, giáo dục người phạm tội nói chung, phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng trở thành người có ích cho xã hội. Thứ hai: Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phục vụ cho nghiên cứu đề ra các dự báo chính xác THTP và là cơ sở để xây dựng các biện pháp phòng ngừa một cách khoa học đạt hiệu quả cao. 1.2. Phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác “Trong tội phạm học, tùy thuộc vào nhiệm vụ của việc nghiên cứu người ta sử dụng việc phân chia các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm theo các cách khác nhau” [44, tr.93]. Việc phân loại các nguyên nhân và điều kiện của THTP được tiến hành theo các tiêu chí về cơ chế, mức độ tác động, nội dung tác động và bản chất của sự tồn tại. 12
  20. Như vậy, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác rất đa dạng, phong phú, luôn biến động theo sự vận động của thực tiễn và có nhiều cách phân loại khác nhau, để hướng đến mục đích mà đề tài đề cập cũng như thuận tiện cho việc nghiên cứu thì học viên phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên cơ sở cơ chế hành vi phạm tội và có thể rút ra các kết luận sau: Một là: hệ thống các yếu tố làm phát sinh tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xây dựng theo quy luật cơ bản của sự phạm tội với cơ chế vận hành S-X-R, trong mối quan hệ nhân - quả (nguyên nhân - điều kiện - kết quả): thì S là những yếu tố môi trường bên ngoài (Kích thích khách thể); X là những yếu tố làm phát sinh THTP thuộc chủ thể hành vi phạm tội, xét trên góc độ hẹp hơn là con người với những đặc điểm nhân thân đặc trưng (Kích thích phương tiện); R là sự trả lời các kích thích, gồm các quá trình động cơ hoá hành vi phạm tội, kế hoạch hoá và hiện thực hoá hành vi. Hai là: Cơ chế hành vi phạm tội gồm có hai quá trình đó là quá tình tương tác nhập tâm và quá trình tương tác xuất tâm. Hai quá trình này phụ thuộc và tác động qua lại với nhau. Ba là: Quá trình tương tác nhập tâm được hiểu là quá trình con người nhận thức sự vật, hiện tượng từ môi trường sống tiếp nhận vào bản thân mình để tạo thành tâm lý, ý thức, quan điểm và nhân cách của bản thân, quá trình này diễn ra từ khi con người nhận thức được thế giới xung quanh cho đến khi bộc lộ ra bên ngoài thông qua quá trình tương tác xuất tâm. Quá trình tương tác xuất tâm được hiểu là quá trình bộc lộ tâm lý, ý thức tích tụ trong quá trình tương tác nhập tâm ra bên ngoài thông qua hoạt động kế hoạch hóa và thực hiện hóa hành vi phạm tội. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2