Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích làm sáng tỏ tính ưu việt và những hạn chế, bất cập của chế định nuôi con nuôi trong hệ thống pháp luật Việt Nam; tìm ra những điểm còn hạn chế trong pháp luật hiện hành và trong quá trình thi hành, áp dụng các quy định về nuôi con nuôi; đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện chế định nuôi con nuôi và đảm bảo hiệu quả của việc thi hành, áp dụng chế định nuôi con nuôi trong thực tiễn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ HƢƠNG NUÔI CON NUÔI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2011
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ HƢƠNG NUÔI CON NUÔI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Cừ HÀ NỘI - 2011
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Ch-¬ng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NUÔI CON NUÔI 7 1.1. Khái niệm nuôi con nuôi 7 1.1.1. Nuôi con nuôi trong nước 13 1.1.2. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 17 1.2. Vµi nÐt khái quát sự phát triển của pháp luật Việt Nam về 19 nuôi con nuôi Ch-¬ng 2: THỰC TRẠNG VIỆC ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VÒ 28 NUÔI CON NUÔI Ở VIỆT NAM 2.1. Trước khi Luật Nuôi con nuôi năm 2010 ra đời 28 2.1.1. Một số kết quả đạt được 28 2.1.2. Những hạn chế, bất cập, tồn tại cần khắc phục 30 2.2. Sự hình thành, những điểm mới vµ nh÷ng ®iÓm cßn h¹n chÕ 42 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 2.2.1. Sự hình thành LuËt Nuôi con nuôi 42 2.2.2. Những điểm mới của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 45 2.2.3. Từ khi Luật Nuôi con nuôi n¨m 2010 có hiệu lực 53 2.2.3.1. Nh÷ng t¸c ®éng tÝch cùc tõ viÖc ban hµnh LuËt Nuôi con 53 nuôi n¨m 2010 2.2.3.2. Nh÷ng h¹n chÕ cÇn söa ®æi, bæ sung cña LuËt Nuôi con nuôi 56 n¨m 2010
- Ch-¬ng 3: CƠ CHẾ BẢO ĐẢM VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT 62 NUÔI CON NUÔI 3.1. Các biện pháp nhằm hạn chế tối đa tình trạng lợi dụng việc 62 nuôi con nuôi trong nước để hưởng chính sách đãi ngộ 3.2. Giải quyết cơ bản các vấn đề còn tồn tại trong cơ chế giải 68 quyết vấn đề nuôi con nuôi thực tế 3.3. Giải quyết cơ bản các vấn đề còn tồn tại trong cơ chế giải 73 quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 3.4 Theo dõi tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con 76 nuôi và tăng cường đảm bảo quyền của trẻ em được sống trong gia đình 3.5 C¸c biÖn ph¸p ®Ó b¶o ®¶m viÖc thùc thi LuËt Nuôi con nuôi n¨m 2010 77 3.6. Tin häc ho¸ qu¶n lý nhµ n-íc trong lÜnh vùc nu«i con nu«i 80 KÕt luËn 81 DANH MôC Tµi liÖu tham kh¶o 82
- MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xảy ra phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới và được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật của các nước trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế và mục đích xã hội của mỗi quốc gia. Ở nước ta, nuôi con nuôi là một vấn đề mang tính nhân đạo, được Đảng và nhà nước quan tâm sâu sắc. Trong hoàn cảnh đất nước còn phải chịu những di chứng nặng nề của chiến tranh, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, mức thu nhập của nhân dân còn thấp, nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần có mái ấm gia đình… thì vấn đề nuôi con nuôi càng trở nên cấp thiết trong đời sống xã hội. Bên cạnh ý nghĩa tạo mái ấm gia đình cho trẻ em, việc nuôi con nuôi còn góp phần đáp ứng nhu cầu chính đáng của vợ chồng nhận con nuôi, đặc biệt là những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, sống đơn thân… Pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi ở nước ta được hình thành từ khá sớm và trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình; động viên khơi dậy tinh thần nhân đạo, nhân văn của con người Việt Nam; giữ gìn và phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, hệ thống pháp luật này vẫn còn bộc lộ những hạn chế và bất cập nhất định. Để khắc phục những sự chồng chéo, tản mát của hệ thống các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi, nhằm đề ra các quy định phù hợp nhất với giai đoạn phát triển mới của đất nước để nâng cao hơn nữa số lượng trẻ em được nhận làm con nuôi mà vẫn đảm bảo được mục đích, ý nghĩa của hoạt động 1
- mang tính xã hội sâu sắc này, ngày 17/6/2010 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 7 đã ban hành Luật Nuôi con nuôi số 52/2010/QH12. Sự ra đời của một đạo luật riêng về nuôi con nuôi đã tạo ra được khung pháp lý thống nhất, ổn định, có giá trị áp dụng lâu dài, thu hút được sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em, nâng cao trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, cơ quan, tổ chức và xã hội trong việc bảo đảm quyền của trẻ em. Điều đó đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc, thiết thực của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ trẻ em, nhất là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tạo cơ sở để Chính phủ ban hành và thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm khuyến khích, động viên và tăng cường trách nhiệm của toàn xã hội trong việc giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để các em được chăm sóc, nu«i d-ìng và giáo dục trong môi trường gia đình, hòa nhập với cộng đồng và có điều kiện phát triển thành người có ích cho xã hội. Luật Nuôi con nuôi n¨m 2010 chính là cơ sở pháp lý đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các cặp vợ chồng trong nước mong muốn có con nuôi; bảo vệ quyền và lợi ích của cha mẹ nuôi, giúp họ ổn định tư tưởng và yên tâm trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con nuôi như con đẻ. Bên cạnh đó, việc ban hành Luật Nuôi con nuôi còn thể hiện sự tôn trọng các cam kết quốc tế của nhà nước ta khi tham gia công ước quốc tế về quyền trẻ em, tôn trọng và bảo đảm các quyền trẻ em, bảo đảm việc nuôi con nuôi được tiến hành trên nguyên tắc nhân đạo, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề nuôi con nuôi, đặc biệt từ khi có Luật Nuôi con nuôi n¨m 2010 ra đời để qua đó có thể so sánh, phân tích và thấy được những điểm mới, tính ưu việt của đạo luật này; đồng thời đề ra những cơ chế đảm bảo và biện pháp đưa pháp luËt nu«i con nu«i vào đời sống xã hội, tác giả đã chọn đề tài "Nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam" để nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. 2
- 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề nuôi con nuôi là đối tượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Dưới góc độ khoa học pháp lý, vấn đề này cũng được nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau, kể cả ở trong nước và nước ngoài. Tại Việt Nam, những năm gần đây, nghiên cứu về pháp luật nuôi con nuôi có khá nhiều, có số lượng tương đối phong phú. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp trong chương trình hợp tác với UNICEF đã biên soạn một chuyên đề Thông tin pháp lý về: "Chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế" (năm 1998). Cuốn sách đã giới thiệu khái quát về chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam, nêu thực trạng về nuôi con nuôi tại một số địa phương và giới thiệu về pháp luật nuôi con nuôi của một số nước. Tác giả Nguyễn Công Khanh biên soạn cuốn "Hỏi đáp về pháp luật nuôi con nuôi" (Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2004). Bên cạnh đó còn một số bài viết đăng trên các báo và tạp chí chuyên ngành. Tác giả Nguyễn Thị Thu Vân có bài: "Chế định nuôi con nuôi trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (tháng 2 năm 2001). Tác giả Nguyễn Phương Lan có bài "Bản chất của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam" (Tạp chí Luật học số 2 năm 2005), bài "Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về chấm dứt nuôi con nuôi và hủy việc nuôi con nuôi" (Tạp chí tòa án nhân dân số 24 năm 2005) và bài "Cơ sở của việc quy định hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn" (Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8 năm 2005)… Tác giả Ngô Thị Hường có bài "Về chế định nuôi con nuôi trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" (Tạp chí Luật học số 3 năm 2001). Bài viết phân tích và nêu một số khiếm khuyết, bất cập trong các quy định về nuôi con nuôi của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Năm 2009, Tạp chí Dân chủ và pháp luật xuất bản riêng một số chuyên đề "Pháp luật về nuôi con nuôi" bao gồm bài viết của các tác giả: Nguyễn Công Khanh, Bùi Thị Thu Hằng, Hằng Thu, Nguyễn Phương Lan, Nguyễn Thăng Long… về các tồn tại, bất cập và các giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi. 3
- Bên cạnh đó, nhiều cuộc hội thảo khoa học ở những cấp độ khác nhau cũng được tổ chức. Năm 2005, Viện Khoa học pháp lý và Cục Con nuôi quốc tế đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ với nhan đề: "Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế". Tháng 3/2007, tác giả Nguyễn Phương Lan đã bảo vệ Luận án tiến sĩ với đề tài "Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam" tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Có thể nói luận án này là công trình khoa học có tính chuyên sâu, nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn diện pháp luật về nuôi con nuôi ở nước ta giai đoạn trước khi có Luật Nuôi con nuôi ra đời. Với tình hình nghiên cứu chung đó, việc nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Nghiên cứu các quy định về nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam giai đoạn trước khi Luật Nuôi con nuôi 2010 ra đời. Nghiên cứu pháp luật một số nước về nuôi con nuôi. Nghiên cứu chế định nuôi con nuôi trong pháp luật hiện hành của Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng thực hiện việc nuôi con nuôi, áp dụng pháp luật nuôi con nuôi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ nuôi con nuôi. Tìm hiểu thực trạng quản lý nhà nước về nuôi con nuôi. Kiến giải một số vấn đề nhằm hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi ở Việt Nam hiện nay. 4
- 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục đích nghiên cứu đề tài: Làm sáng tỏ tính ưu việt và những hạn chế, bất cập của chế định nuôi con nuôi trong hệ thống pháp luật Việt Nam; tìm ra những điểm còn hạn chế trong pháp luật hiện hành và trong quá trình thi hành, áp dụng các quy định về nuôi con nuôi; đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện chế định nuôi con nuôi và đảm bảo hiệu quả của việc thi hành, áp dụng chế định nuôi con nuôi trong thực tiễn. - Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài: Phân tích để hiểu rõ bản chất pháp lý và tính nhân đạo của chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam. Nghiên cứu một cách tổng thể pháp luật nuôi con nuôi ở nước ta trong quá trình lập pháp, đồng thời có sự so sánh, đối chiếu với pháp luật các nước và pháp luật quốc tế; phát hiện những bất cập, hạn chế, khiếm khuyết của các quy định về nuôi con nuôi, từ đó có cơ sở hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi. Khảo sát và đánh giá thực tiễn áp dụng chế định nuôi con nuôi, qua đó phát hiện những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng và thực hiện pháp luật nuôi con nuôi. 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên cơ sở đó, đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp cụ thể là phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp lịch sử, thống kê… 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Góp phần đánh giá, khắc phục và hoàn thiện hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi của Nhà nước ta thông qua các lĩnh vực xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật trên thực tiễn. 5
- 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về nuôi con nuôi. Chương 2: Thực trạng việc điều chỉnh pháp luật nuôi con nuôi ở Việt Nam. Chương 3: Cơ chế bảo đảm việc thực thi pháp luật nuôi con nuôi. 6
- Ch-¬ng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NUÔI CON NUÔI 1.1. Khái niệm nuôi con nuôi Nuôi con nuôi là một khái niệm đã được quy định tại Điều 67 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Đến Luật Nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 tại khoản 1 Điều 3 vẫn tiếp tục kế thừa khái niệm đó nhằm kiến tạo một hệ thống các thuật ngữ pháp lý về nuôi con nuôi, chứ không nhằm đưa ra một cách hiểu khác về chế định nuôi con nuôi ở Việt Nam. Theo đó, "nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ, con gi÷a ng-êi nhËn nu«i con nu«i vµ ng-êi ®-îc nhËn lµm con nu«i" [28, §iÒu 3]. Kh¸i niÖm trªn cã thÓ ®-îc xem xÐt d-íi nhiÒu gãc ®é. XÐt trªn gãc ®é sinh häc, quan hÖ gi÷a cha mÑ nu«i vµ con nu«i cã nhiÒu ®iÓm kh¸c víi quan hÖ gi÷a cha mÑ ®Î vµ con ®Î. NÕu quan hÖ gi÷a cha mÑ ®Î vµ con ®Î dùa trªn sù kiÖn sinh ®Î, lµ mèi liªn hÖ huyÕt thèng tù nhiªn th× quan hÖ nu«i con nu«i ®-îc h×nh thµnh dùa trªn ý chÝ chñ quan cña cha mÑ nu«i vµ con nu«i. Nh- vËy, d-íi gãc ®é sinh häc, nu«i con nu«i lµ viÖc x¸c lËp quan hÖ cha mÑ vµ con gi÷a ng-êi nhËn nu«i vµ ng-êi ®-îc nhËn nu«i, c¸c bªn ®èi xö víi nhau nh- cha mÑ ®Î vµ con ®Î nh-ng c¸c bªn kh«ng cã quan hÖ víi nhau vÒ mÆt sinh häc vµ huyÕt thèng. D-íi gãc ®é x· héi, viÖc nu«i con nu«i cã thÓ tån t¹i c¸c h×nh thøc nh- nu«i con nu«i trªn danh nghÜa, nu«i con nu«i thùc tÕ, nu«i con nu«i theo phong tôc tËp qu¸n.... Trong ®ã, nu«i con nu«i trªn danh nghÜa lµ h×nh thøc nu«i con nu«i ®-îc x¸c lËp do sù tho¶ thuËn cña cha mÑ nu«i vµ con nu«i ®· thµnh niªn hoÆc gi÷a cha mÑ nu«i vµ cha mÑ ®Î cña con nu«i ch-a thµnh niªn trªn c¬ së t×nh c¶m vµ -íc nguyÖn g¾n bã gi÷a hai gia ®×nh. Nu«i con nu«i thùc tÕ lµ h×nh thøc nu«i con nu«i trong ®ã ng-êi nhËn nu«i vµ ng-êi ®-îc 7
- nhËn nu«i ®· g¾n bã víi nhau, thùc hiÖn quyÒn vµ nghÜa vô cña cha, mÑ, con trªn thùc tÕ, ®¸p øng ®-îc c¸c ®iÒu kiÖn chñ thÓ nh-ng ch-a ®¨ng ký t¹i c¸c c¬ quan nhµ n-íc cã thÈm quyÒn. Nh- vËy, d-íi gãc ®é x· héi, quan hÖ nu«i con nu«i kh«ng ®ßi hái c¸c ®iÒu kiÖn chÆt chÏ mµ chñ yÕu ®¸p øng nh÷ng lîi Ých vÒ vËt chÊt vµ tinh thÇn. Quan hÖ nu«i con nu«i d-íi h×nh thøc nµy kh«ng ph¶i khi nµo còng cã sù thõa nhËn cña c¬ quan nhµ n-íc cã thÈm quyÒn vµ hÇu nh- kh«ng ®-îc ph¸p luËt ®iÒu chØnh. D-íi gãc ®é ph¸p lý, viÖc nu«i con nu«i cã sù c«ng nhËn cña c¸c c¬ quan nhµ n-íc cã thÈm quyÒn vµ ®-îc c¸c quy ph¹m ph¸p luËt ®iÒu chØnh. D-íi gãc ®é nµy, c¸c chñ thÓ ph¶i ®¸p øng nh÷ng ®iÒu kiÖn cña ph¸p luËt. Ch¼ng h¹n, ng-êi ®-îc nhËn nu«i ph¶i ®¸p øng ®iÒu kiÖn vÒ ®é tuæi, ng-êi nhËn nu«i con nu«i ph¶i cã kh¶ n¨ng thùc tÕ ch¨m sãc, gi¸o dôc con nu«i... Bªn c¹nh ®ã, c¸c chñ thÓ ph¶i tu©n theo tr×nh tù, thñ tôc luËt ®Þnh vÒ x¸c lËp quan hÖ nu«i con nu«i. §ång thêi, khi quan hÖ nu«i con nu«i ®-îc c«ng nhËn, c¸c bªn còng sÏ cã nh÷ng quyÒn vµ nghÜa vô do ph¸p luËt quy ®Þnh. ViÖc nu«i con nu«i cã sù c«ng nhËn cña nhµ n-íc cã thÓ ph¸t sinh hai h×nh thøc: nu«i con nu«i ®¬n gi¶n vµ nu«i con nu«i trän vÑn. Nu«i con nu«i ®¬n gi¶n lµ h×nh thøc nu«i con nu«i kh«ng lµm chÊm døt hoµn toµn mèi quan hÖ ph¸p lý cña ng-êi ®-îc nhËn lµm con nu«i vµ gia ®×nh gèc. ë h×nh thøc nu«i con nu«i nµy, gi÷a cha mÑ ®Î vµ ng-êi ®-îc cho lµm con nu«i vÉn tån t¹i c¸c quyÒn vµ nghÜa vô ph¸p lý, vÝ dô quyÒn h-ëng di s¶n thõa kÕ cña nhau. Nu«i con nu«i trän vÑn lµ viÖc nu«i con nu«i lµm chÊm døt hoµn toµn quyÒn vµ nghÜa vô ph¸p lý gi÷a ng-êi ®-îc nhËn lµm con nu«i víi gia ®×nh gèc, gi÷a cha mÑ ®Î vµ con kh«ng cßn mèi liªn hÖ ph¸p lý nµo. Nh- vËy, d-íi gãc ®é ph¸p lý, nu«i con nu«i lµ viÖc x¸c lËp quan hÖ cha, mÑ vµ con gi÷a ng-êi nhËn nu«i con nu«i vµ ng-êi ®-îc lµm con nu«i, dùa trªn ý chÝ chñ quan cña c¸c chñ thÓ tham gia quan hÖ nu«i con nu«i vµ ®-îc sù c«ng nhËn cña c¸c c¬ quan nhµ n-íc cã thÈm quyÒn theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt. 8
- VÊn ®Ò nu«i con nu«i cã thÓ ®-îc hiÓu d-íi nhiÒu gãc ®é vµ ®-îc xem xÐt ë nhiÒu h×nh thøc, nh-ng dï d-íi gãc ®é vµ h×nh thøc nµo th× hÇu hÕt c¸c tr-êng hîp nu«i con nu«i ®Òu xuÊt ph¸t tõ ý chÝ chñ quan cña cha mÑ nu«i, cha mÑ ®Î vµ con nu«i. Các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi bao gồm: người nhận con nuôi (cha mẹ nuôi) và người được nhận làm con nuôi (con nuôi). Theo Điều 3 Luật Nuôi con nuôi n¨m 2010 thì cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Đây là một trong hai chủ thể của quan hệ nuôi con nuôi. Người nhận con nuôi, trước hết có thể là một cặp vợ chồng (hai người khác giới tính, lµ vî chång tr-íc ph¸p luËt), cũng có thể là người độc th©n (cá nhân) nam hoặc nữ, có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật, có quốc tịch Việt Nam (công dân Việt Nam) hoặc không có quốc tịch Việt Nam (người nước ngoài). Theo pháp luật hiện hành thì trường hợp một người đang có vợ hoặc chồng không thể xin nhận con nuôi mà không có ý kiến đồng thuận của người kia, tức là nếu vợ chồng xin con nuôi thì cả hai người cùng phải đồng ý xin nhận con nuôi, mới được giải quyết (khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi n¨m 2010); nếu chỉ có vợ hoặc chồng xin con nuôi, còn người kia không đồng ý xin con nuôi, thì yêu cầu nhận con nuôi không giải quyết được. Đây là điểm khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của nhiều nước hiện nay (theo pháp luật của một số nước, trường hợp chỉ có một mình vợ hoặc chồng nhận con nuôi, thì vẫn được giải quyết - con nuôi chỉ là con của một người, tuy nhiên, người còn lại vẫn phải có ý kiến cho vợ/chồng nhận con nuôi). Về cơ bản, điều kiện của người nhận con nuôi quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi n¨m 2010 đã kế thừa quy định của Điều 69, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. 9
- Cụ thể, người nhận con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi chưa thành niên; có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Luật Nuôi con nuôi n¨m 2010 quy định độ tuổi tối thiểu của người xin nhận con nuôi (phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên) là nhằm đảm bảo việc người xin nhận con nuôi có đủ điều kiện cần thiết để nuôi dưỡng con nuôi. Luật không quy định về việc giới hạn độ tuổi tối đa của người xin nhận con nuôi vì mục đích của việc nuôi con nuôi là tạo mái ấm gia đình cho trẻ em, trong đó trẻ em được sống trong tình yêu thương, sự chăm sóc, sẻ chia của cha mẹ nuôi và điều này không phụ thuộc vào độ tuổi của cha mẹ nuôi. Mặt khác, pháp luật của nhiều nước, đặc biệt các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam, cũng không đặt ra giới hạn độ tuổi tối đa của người xin nhận con nuôi. Ngoài các điều kiện trên, nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trÎ em Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật cña nước nơi người đó thường trú. Trường hợp công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi, ngoài việc phải đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên còn phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú. 10
- Chủ thể quan trọng thứ hai trong quan hệ nuôi con nuôi là người được nhận làm con nuôi. Người được nhận làm con con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi. Quy định này là phù hợp với độ tuổi của trẻ em được quy định trong Luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em năm 2005 (trẻ em Việt Nam lµ ng-êi từ dưới 16 tuổi). Xem xét trong mối quan hệ với các quy định pháp luật khác cho thấy, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đều quy định rằng: trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên đã được pháp luật công nhận năng lực hành vi dân sự để thực hiện một số quyền và nghĩa vụ: ví dụ: quyền quản lý tài sản, hoặc định đoạt tài sản riêng của mình…, ngoài ra còn có nghĩa vụ như chăm lo đời sống chung của gia đình, nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình (Điều 44 và Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Vì vậy, quy định về độ tuổi làm con nuôi của trẻ em là dưới 16 tuổi cũng cơ bản phù hợp với tinh thần của các quy định pháp luật liên quan. Ngoài ra, người được nhận làm con nuôi cũng có thể là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi; Về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi: pháp luật hiện hành của nước ta đã quy định rõ ràng, cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và con nuôi, đồng thời xác định rõ những quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và con đã được cho làm con nuôi sẽ chấm dứt nhằm tránh tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa hai gia đình cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi. Các quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể như: Sau khi đã hoàn tất các thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kể từ thời điểm giao nhận con nuôi, cha mÑ nu«i vµ con nuôi có đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý gi÷a cha mÑ vµ con theo LuËt ®Þnh. Cụ thể là, cha mẹ nuôi có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, yêu thương, 11
- đại diện cho con nuôi trước pháp luật, quản lý tài sản của con nuôi, bồi thường thiệt hại do con nuôi chưa thành niên gây ra; con nuôi có trách nhiệm yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ nuôi, lắng nghe những lời khuyên bảo ®óng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ. Con nuôi có thể được thay đổi tên và thay đổi họ theo họ của cha, mẹ nuôi nếu cha, mẹ nuôi có yêu cầu. Quy định này nhằm đảm bảo sự hòa nhập thực sự và toàn diện của con nuôi vào gia đình cha, mẹ nuôi. Vấn đề dân tộc của con nuôi: kế thừa các nguyên tắc của Điều 22 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về vấn đề này, khoản 3 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi n¨m 2010 quy định: "Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi" [28]. Không có quy định về việc cho phép con nuôi được đổi dân tộc theo dân tộc của cha mẹ nuôi vì như vậy sẽ dẫn đến thay đổi cơ cấu dân tộc trong dân cư Việt Nam và làm mất đi nguồn gốc của trẻ em. Đồng thời, cũng kể từ thời điểm giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn một số quyền và nghĩa vụ đối với con đã cho đi làm con nuôi như quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con, đại diện cho con trước pháp luật, quản lý, định đoạt tài sản riêng (nếu có) của con trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em với cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác. Bởi thực tế, đây là những quyền và nghĩa vụ mà khi đã cho con đi làm con nuôi và con nuôi sống cùng với cha mẹ nuôi thì cha mẹ đẻ không thể có điều kiện thực hiện. Mặt khác, để tránh xung đột trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ đối với người con đó thì việc quy định chấm dứt một số quyền, nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ đẻ đối với con đã cho làm con nuôi cũng là phù hợp. Tuy nhiên, theo Điều 11 của Luật Nuôi con nuôi n¨m 2010, việc chấm dứt một số quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ và con không làm 12
- ảnh hưởng đến việc thực hiện những quyền, nghĩa vụ khác của cha mẹ đẻ và con; con nuôi vẫn có quyền được biết về nguồn gốc của mình khi đến tuổi trưởng thành. Trường hợp làm con nuôi ng-êi nước ngoài thì con nuôi vẫn được cha mẹ nuôi tạo điều kiện để trở về thăm quê hương đất nước và tìm lại cội nguồn nơi đã sinh ra. Đây là một thực tế pháp lý mà nhiều nước đã thực hiện, điển hình là Trung Quốc. 1.1.1. Nuôi con nuôi trong nước Nuôi con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau thường trú ở Việt Nam. Các nội dung liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi trong nước được quy định tại chương II Luật Nuôi con nuôi n¨m 2010, bao gồm các quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi; quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc nuôi con nuôi, thẩm quyền giải quyết và đăng ký nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi. Công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó thường trú để xem xét, giải quyết vì Sở Tư pháp là nơi tổng hợp danh sách trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi do cơ sở nuôi dưỡng trẻ em gửi đến, nên sẽ là nơi giới thiệu trẻ em để cho làm con nuôi trong nước. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm giải quyết việc nuôi con nuôi. 13
- Việc nhận trẻ em làm con nuôi phải được sự đồng ý của cha, mẹ đẻ; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ của trẻ em (Điều 21 Luật Nuôi con nuôi n¨m 2010). Quy định này kế thừa khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình n¨m 2000 nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất quyền của trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình thay thế. Ngoài ra, việc nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của chính trẻ em đó. Quy định này kế thừa khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, tương đồng với quy định của nhiều nước trên thế giới và công ước La hay năm 1993 về nuôi con nuôi, nhằm đảm bảo để trẻ em được tự do bày tỏ ý kiến của mình và ý kiến của trẻ em phải được xem xét trong mọi vấn đề hoặc thủ tục ảnh hưởng đến trẻ em như đã được quy định tại Điều 12, Công ước về quyền trẻ em. Người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi phải được thông báo, tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Đặc biệt, người có quyền đồng ý phải được thông báo kỹ lưỡng về việc chấm dứt hay không chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa cha, mẹ đẻ và con đã được cho làm con nuôi. Đây là vấn đề quan trọng nhất cần được thông báo và tư vấn trước khi sự đồng ý được đưa ra. Trách nhiệm thông báo và tư vấn thuộc về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết cho trẻ em làm con nuôi, trong đó trước hết thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã. Tại Điều 9 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/03/2011 của Chính phủ quy ®Þnh chi tiÕt mét sè ®iÒu cña LuËt Nu«i con nu«i (sau đây gọi tắt là Nghị định số 19/2011/NĐ-CP) đã quy định rất rõ trách nhiệm của công chức tư pháp - hộ tịch khi kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan: Phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan…; phải tư vấn để trẻ em tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với điều kiện và khả 14
- năng thực tế của gia đình…; phải tư vấn đầy đủ cho những người liên quan về mục đích nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sau khi đăng ký nuôi con nuôi… [14]. Ý kiến đồng ý phải được đưa ra một cách tự nguyện, trung thực, không ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không được trả tiền hoặc bồi thường để có sự đồng ý đó. Nghĩa là, sự đồng ý phải được đưa ra một cách tự nguyện và vô điều kiện. Ý kiến đồng ý chỉ được đưa ra sau khi trẻ em đã được sinh ra nhằm tránh sự thỏa thuận ngầm giữa người cho và người nhận con nuôi, đồng thời ngăn chặn việc các bà mẹ đưa ra sự đồng ý một cách vội vàng do sự căng thẳng, lo lắng hoặc quá bồng bột trong lúc mang thai, nhất là trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Đây cũng là nguyên tắc mà Công ước La hay năm 1993 đề ra và được pháp luật nhiều nước ghi nhận. Nhằm đảm bảo tính chính xác, tự nguyện và trung thực của các ý kiến đưa ra, khoản 3, Điều 9 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định trường hợp những người liên quan do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi sau đó muốn thay đổi ý kiến, thì vẫn có thể được thay đổi ý kiến trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được lấy ý kiến. Đặc biệt, quy định tại Điều 20 và Điều 21 Luật Nuôi con nuôi n¨m 2010 là điểm hết sức mới trong quy định về nuôi con nuôi của Việt Nam. Việc quy định cụ thể về phương thức lấy ý kiến của những người có liên quan đến việc nuôi con nuôi, đặc biệt là ý kiến của người được nhận nuôi trong trường hợp người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên. Việc lấy ý kiến phải thể hiện bằng văn bản theo mẫu, có đủ chữ ký của người những người liên quan và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được lấy ý kiến. Ý kiến đồng ý cho trẻ em làm con nuôi là một quyết định quan trọng, có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của một con người, đặc biệt là quyền lựa chọn của trẻ em. Vì vậy, ý kiến này không thể chỉ xuất 15
- phát từ hành vi ý chí của các chủ thể có liên quan. Ý kiến đó cần được các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước xác nhận hoặc làm chứng. Một số nước còn trao cho tòa án quyền xác nhận ý kiến đồng ý đó (nước Bỉ) hoặc ý kiến đồng ý đối với những trẻ em được Nhà nước giám hộ phải do Hội đồng gia đình thuộc Hội đồng tỉnh quyết định (nước Pháp). Khi xét thấy người nhận nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người có quyền theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người có quyền theo quy định. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của những người được nhận làm con nuôi để đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch, đồng thời có cơ sở để Ủy ban nhân dân kiểm tra, giám sát việc nuôi con nuôi. Như vậy, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước được quy định thống nhất, đơn giản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ. Lễ trao quyết định công nhận việc nuôi con nuôi phải được thực hiện long trọng, có sự đại diện của chính quyền các bên giao và nhận con nuôi. Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau: Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 98 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 64 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 106 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn