intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về các luật lệ của WTO về chống trợ cấp cũng như pháp luật của một số nước có quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp. Trên cơ sở lý luận để nghiên cứu về những thuận lợi và khó khăn về mặt pháp lý trong quá trình thực thi các cam kết và đưa ra những phương hướng, các giải pháp nhằm tìm ra hướng giải quyết các vấn đề và việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn đời sống. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn về mặt pháp lý trong quá trình thực thi các cam kết của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HIỀN DUNG PHÁP LUẬT CỦA WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG NÔNG NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2011
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HIỀN DUNG PHÁP LUẬT CỦA WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS HOÀNG PHƯỚC HIỆP Hà nội – 2011
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 4 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................ 6 2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................... 6 2.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề trợ cấp trên thế giới .............................................. 6 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................. 7 3.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài.................................................................. 7 3.2. Nhiệm vụ của đề tài .......................................................................................... 7 3.3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 7 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 8 5. Điểm mới của luận văn ............................................................................................ 8 6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn .................................................................................... 8 6.1. Ý nghĩa của luận văn ......................................................................................... 8 6.2. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 9 CHƢƠNG 1 ................................................................................................................. 10 TỔNG QUAN PHÁP LUẬT CỦA WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG NÔNG NGHIỆP....................................................................................................................... 10 1.1. Quan niệm của WTO về pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và chống trợ cấp trong nông nghiệp ...................................................................................................... 10 1.1.1. Thương mại nông sản trong WTO ................................................................ 10 1.1.2. Tính khả thi của Điều 9.4 của Hiệp định nông nghiệp về trợ cấp xuất khẩu đối với các nước đang phát triển .................................................................................. 12 1.1.3. Quy định của WTO đối với các thành viên đang phát triển trong Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng .............................................................................. 14 1.1.4. Quan niệm của WTO về trợ cấp và trợ cấp trong nông nghiệp ...................... 17 1.2. Phân loại sản phẩm nông nghiệp theo WTO ........................................................ 19 1.3. Các loại hình trợ cấp ........................................................................................... 23 1.3.1. Trợ cấp không thể đối kháng ........................................................................ 23 1.3.2. Trợ cấp có thể đối kháng .............................................................................. 26 1
  4. 1.3.3. Trợ cấp bị cấm ............................................................................................. 28 1.3.4. Trợ cấp xuất khẩu ........................................................................................ 30 1.4. Quy trình chống trợ cấp ...................................................................................... 33 1.4.1. Chế tài đối với trợ cấp bị cấm ....................................................................... 34 1.4.2. Chế tài đối với trợ cấp có thể bị đối kháng.................................................... 35 1.4.3. Tham vấn và chế tài được phép trong trợ cấp không thể đối kháng ............... 37 1.5. Biện pháp chống trợ cấp ..................................................................................... 38 1.5.1. Khái niệm .................................................................................................... 38 1.5.2. Các biện pháp chống trợ cấp ........................................................................ 40 1.6. Quan hệ tương thích giữa pháp luật của WTO với pháp luật quốc gia về chống trợ cấp trong nông nghiệp ............................................................................................... 46 1.6.1. Chính sách trợ cấp của Việt Nam ................................................................. 46 CHƢƠNG 2 ................................................................................................................. 52 NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN PHÁP LUẬT CỦA WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG NÔNG NGHIỆP ........................................................................................... 52 2.1. Thực tiễn của Hoa Kỳ áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp ............................................................................................................... 52 2.1.1. Tổng quan nền nông nghiệp Hoa Kỳ ............................................................ 52 2.1.2. Quan niệm về trợ cấp theo pháp luật Mỹ ...................................................... 53 2.1.3. Thực tiễn của Hoa Kỳ áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp ...... 55 2.2. Thực tiễn của EU áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp ....................................................................................................................... 60 2.2.1. Tổng quan nền nông nghiệp EU ................................................................... 60 2.2.2. Chính sách nông nghiệp chung (CAP) .......................................................... 61 2.2.3. Tình hình trợ cấp cho nông nghiệp của EU ................................................... 66 2.3. Thực tiễn của Nhật áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp ....................................................................................................................... 67 2.3.1. Tổng quan nền nông nghiệp Nhật Bản .......................................................... 67 2.3.2. Tình hình hỗ trợ nông nghiệp của Nhật Bản ................................................. 69 2.3.3. Trợ cấp trong nước ....................................................................................... 70 2
  5. 2.4. Thực tiễn của một số nước Châu Á khác áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp .......................................................................................... 72 2.4.1. Trung Quốc .................................................................................................. 72 2.4.2. Thái Lan ...................................................................................................... 75 2.5. Thực tiễn của Việt Nam áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp ............................................................................................................... 78 2.5.1. Tổng quan nền nông nghiệp Việt Nam ......................................................... 78 2.5.2. Đánh giá tính tuân thủ với quy định về trợ cấp nông nghiệp WTO của Việt Nam....................................................................................................................... 79 2.5.3. Trợ cấp trong nước theo khuôn khổ WTO trong giai trước ngày 11/01/2007 83 2.5.4. Trợ cấp trong nước theo khuôn khổ WTO giai đoạn sau 11/01/2007 ............ 87 2.5.5. Trợ cấp xuất khẩu ........................................................................................ 94 2.6. Vụ tranh chấp giữa Brazil và Hoa Kỳ trong vụ kiện về trợ cấp bông – Việc áp dụng Hiệp định trợ cấp đối với lĩnh vực nông nghiệp ................................................. 99 CHƢƠNG 3 ............................................................................................................... 102 PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỂ THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG NÔNG NGHIỆP ......................................................................................... 102 3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp102 3.1.1. Yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ............ 102 3.1.2. Yêu cầu khách quan của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và quá trình hội nhập với thế giới ......................................................................... 103 3.1.3. Thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực chống trợ cấp trong nông nghiệp .................................................................................................................. 103 3.2. Những đề xuất để sử dụng có hiệu quả các chính sách trợ cấp được phép .......... 106 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….115 3
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới ngày 11/01/2007 là một sự kiện quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới cho nền kinh tế trong nước. Trong 04 năm vừa qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng để nhận thức và thực thi các quy định pháp luật của WTO đặc biệt trong lĩnh vực chống trợ cấp trong nông nghiệp trên đất nước mình theo đúng tinh thần Pacta sunt servanda. Khi đã là thành viên của WTO Việt Nam phải nghiêm chỉnh thực thi các chính sách pháp luật của WTO và hệ thống pháp luật trong nước cũng phải có sự điều chỉnh để phù hợp với pháp luật của WTO và luật pháp quốc tế. Hơn nữa, những nội dung mới và sự nghiên cứu chưa sâu sắc nên rất có thể sẽ bị thiếu căn cứ pháp lý khi xảy ra một vụ kiện thực tế. Do vậy, những cam kết WTO đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu để sử dụng có lợi nhất cho Việt Nam trong những phạm vi cho phép Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong định hướng phát triển ngành, lĩnh vực và vùng đã xác định rõ “cần tạo điều kiện hơn để giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng cơ chế bảo hiểm nông sản để chủ động bù đắp thiệt hại khi bị thiên tai hoặc khi giá cả biến động bất lợi cho người dân. Mặt khác, tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước để phát triển mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn…”[54, tr.194]. Ngoài ra, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X cũng đã nhấn đề cấp đến vấn đề:“tăng mạnh sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước…. Giải quyết vấn đề nông nghiệp” [54, tr.12]. Vấn đề về trợ cấp, hỗ trợ trong nông nghiệp cũng đã được đề cập đến trong các Văn kiện nhưng đó chỉ là những định hướng và 4
  7. những yêu cầu đặt ra. Do vậy, cần phải nghiên cứu các biện pháp xử lý và phân tích làm rõ qua pháp luật và thực tiễn áp dụng. Khoa học pháp lý và hệ thống quy phạm pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực chống trợ cấp trong nông nghiệp còn có những hạn chế như: Còn thiếu các công trình nghiên cứu khoa học làm cơ sở pháp lý để xây dựng một hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh về chống trợ cấp trong nông nghiệp; Các văn bản trong lĩnh vực này còn chưa có vị trí pháp lý tương xứng chưa có Luật riêng để điều chỉnh mà chỉ được điều chỉnh trong Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư; Số lượng văn bản không nhiều lại tản mạn nên rất khó trong việc thực hiện các quy định chống trợ cấp trong nông nghiệp. Ở các nước phát triển đặc biệt là các nước trong nhóm OECD, vấn đề chống trợ cấp trong nông nghiệp được nghiên cứu rất nghiêm túc và cụ thể. Các nước phát triển đã đưa ra các chính sách về nông nghiệp nói chung và chính sách về trợ cấp nông nghiệp nói riêng, điển hình là Chính sách nông nghiệp chung Châu Âu (CAP), rất nhiều bài nghiên cứu được đăng trên các trang web như: www.farmsubsidy.org, ipsnews… Nghiên cứu về trợ cấp và phân tích những chính sách trợ cấp nông nghiệp của Mỹ của Agence France Presse [9]. Những nghiên cứu của Christopher Conte và Albert R. Karr về trợ cấp nông nghiệp và lịch sử quá trình hình thành và phát triển các quy định về trợ cấp nông nghiệp Mỹ [9]… Thực tiễn các nước trên thế giới đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển đã và đang nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn các quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp để sử dụng có hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, tình hình nghiên cứu các chính sách về chống trợ cấp trong nông nghiệp vẫn còn ít, kinh nghiệm thực tế trong việc áp dụng chưa nhiều. Do vậy, cần nghiên cứu các kinh nghiệm của các quốc gia khác để tìm ra giải pháp về sử dụng các hình thức trợ cấp có hiệu quả, cách thức sử dụng các biện pháp chống trợ cấp trong nông nghiệp theo đúng tinh thần quy định pháp luật của WTO. Trước tình hình đó, việc chọn đề tài “Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp” để nghiên cứu thật sự là yêu cầu bức thiết hiện nay. 5
  8. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chống trợ cấp trong nông nghiệp và tình hình thực thi các quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp luôn là vấn đề quan trọng. 2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Ở trong nước vấn đề trợ cấp nông nghiệp đã được quan tâm nghiên cứu đã có những cuộc hội thảo, nhiều bài viết và một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như: Hội thảo của Bộ tài chính và Ngân hàng phát triển Châu Á về Trợ cấp và gia nhập WTO: Tính tuân thủ quy định WTO và tác động về mặt chính sách đối với Việt Nam, 2005. Sổ tay về trợ cấp nông nghiệp và một số sách chuyên khảo có đề cập đến trợ cấp và trợ cấp trong nông nghiệp như Cam kết thuế quan và phi thuế quan trong nông nghiệp của Việt Nam gia nhập WTO của Dương Ngọc Thí, 2007. WTO và ngành nông nghiệp Việt Nam của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn và CEG/ AusAID, 2005. Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết của Việt Nam của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang (chủ biên), 2009. Thành viên thứ 150 bài học từ các nước đi trước, Nguyễn Văn Thanh, 2007. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Từ (chủ biên), 2008. Báo cáo phát triển thế giới 2008 Tăng cường nông nghiệp cho phát triển. Một số bài viết trên trang Web của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, VCCI, Bộ công thương. Trong các giáo trình giảng dạy luật học tại các trường đào tạo Luật ở nước ta những năm qua như giáo trình Tư pháp quốc tế. Giáo trình luật thương mại quốc tế…. 2.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề trợ cấp trên thế giới Trên thế giới vấn đề trợ cấp đặc biệt là trợ cấp nông nghiệp đã được nghiên cứu từ những thập niên của thế kỷ XX. Các nước trong nhóm OECD đặc biệt là Mỹ và EU đã ban hành những chính sách pháp luật về vấn đề trợ cấp trong nông nghiệp như Luật nông trại 2002 của Mỹ, Chính sách nông nghiệp chung của EU (CAP). CAP được hình thành và phát triển từ những năm 1950 và đầu những năm 1960 khi các thành viên sáng lập của EC nêu ra tình trạng thiếu lương thực trầm trọng sau Thế chiến lần thứ hai. Tại Nhật Bản chính sách trợ cấp trong nông 6
  9. nghiệp được nghiên cứu, hình thành và áp dụng từ những năm 1971, một số bài viết trên WTO. Org. UN.Org. Khi nào hòa bình kết thúc: Tính dễ tổn thương của các chính sách trợ cấp nông nghiệp của EC và Hoa Kỳ trước các quy định của WTO, Steinberg,Richard H. and Josling, Timothy, 2003. Nông nghiệp và đàm phán thương mại, Dominique Bureau, 2001. Một số ít công trình đã quan tâm là rõ vấn đề về quy định của pháp luật và thực tiễn thực thi vấn đề về chống trợ cấp. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp tại Việt Nam, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài Làm rõ cơ sở lý luận về các luật lệ của WTO về chống trợ cấp cũng như pháp luật của một số nước có quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp. Trên cơ sở lý luận để nghiên cứu về những thuận lợi và khó khăn về mặt pháp lý trong quá trình thực thi các cam kết và đưa ra những phương hướng, các giải pháp nhằm tìm ra hướng giải quyết các vấn đề và việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn đời sống. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn về mặt pháp lý trong quá trình thực thi các cam kết của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về Hiệp định về nông nghiệp, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Tìm hiểu một cách đầy đủ có hệ thống nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về chống trợ cấp trong nông nghiệp và nghiên cứu, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO và ảnh hưởng của các chính sách pháp luật đến nền kinh tế đặc biệt là trong nông nghiệp. 3.3. Phạm vi nghiên cứu “Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp” là một đề tài nghiên cứu về tổng quan các quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp, về 7
  10. những thuận lợi và khó khăn về mặt pháp lý khi thực hiện các Hiệp định của WTO cũng như các cam kết gia nhập WTO, những ảnh hưởng tích cực và hạn chế bước đầu đến sự phát triển kinh tế quốc gia thành viên đặc biệt là Việt Nam. Trong đề tài này, với khuôn khổ Luận văn thạc sĩ luật học, tác giả chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu những quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp; thực tiễn giải quyết một số tranh chấp trong lĩnh vực này; nêu các đề xuất để sử dụng có hiệu quả các chính sách trợ cấp được phép và phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp trong nông nghiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng và Duy vật Lịch sử, tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để nghiên cứu, làm rõ các nội dung, đạt được mục đích của luận văn. 5. Điểm mới của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên đi sâu vào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống các quy định của WTO về chống trợ cấp, nghiên cứu, đánh giá những điểm hợp lý và bất hợp lý của quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp của Hoa kỳ, EU, Việt Nam…. Nghiên cứu để tìm ra những phương hướng và giải pháp góp phần xây dựng các tiêu chí và đòn bẩy kinh tế, hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp trong nước phù hợp với các cam kết khi đã là thành viên của WTO. 6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn 6.1. Ý nghĩa của luận văn Hoàn thành luận văn này, tôi hy vọng những kiến thức khoa học trong luận văn sẽ là tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam, đặc biệt đối với chuyên ngành Tư pháp quốc tế. Nội dung luận văn sẽ có ý nghĩa thiết thực, bổ ích, cần thiết cho mọi cá nhân khi tìm hiểu vấn đề về pháp luật của WTO về chống trợ cấp, nghiên cứu những vấn đề pháp lý và thực tiễn đặt ra cho Việt Nam trong quá trình thực thi các cam kết. 8
  11. Chúng tôi mong rằng, những kiến nghị trong luận văn sẽ được sử dụng trong công cuộc pháp điển hóa pháp luật, sẽ là đóng góp có ý nghĩa thiết thực cho tất cả những ai mong muốn tìm hiểu các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp cũng như cơ chế thực thi các cam kết và giải quyết các tranh chấp nhằm hoàn thiện hơn pháp luật và các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực chống trợ cấp trong nông nghiệp. 6.2. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu như sau: Phần mở đầu, ba chương nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo. Ba chương có nội dung chính là: Chương 1: Tổng quan pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp. Chương 2: Những vấn đề thực tiễn pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam để thực thi có hiệu quả các cam kết của Việt Nam với WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp. 9
  12. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN PHÁP LUẬT CỦA WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG NÔNG NGHIỆP 1.1. Quan niệm của WTO về pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và chống trợ cấp trong nông nghiệp 1.1.1. Thƣơng mại nông sản trong WTO Thương mại nông sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước và tiếp tục giữ vai trò này trong sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cho người nông dân. Hệ thống thương mại cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Mặc dù nông nghiệp luôn nằm trong phạm vi quy định của Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) trước khi hình thành WTO, vẫn còn nhiều điểm khác biệt lớn về nguyên tắc áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp thô so với sản phẩm công nghiệp. Hiệp định GATT 1947 cho phép các nước sử dụng trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp thô trong khi cấm trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm công nghiệp. Điều kiện duy nhất cấm sử dụng trợ cấp trong xuất khẩu nông sản là khi mức trợ cấp đó lớn hơn thị phần của sản phẩm đó trên thị trường xuất khẩu thế giới (Điều XVI.3 – Hiệp định GATT). Hiệp định GATT cũng cho phép các nước sử dụng hạn chế nhập khẩu (như hạn ngạch nhập khẩu) trong một số điều kiện nhất định như khi những hạn chế này là cần thiết để tăng cường hạn chế một cách hiệu quả sản xuất trong nước (Điều XI.2.c – Hiệp định GATT). Ngoại trừ này cũng là điều kiện để duy trì mức nhập khẩu tối thiểu so với sản xuất trong nước. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều biện pháp phi thuế được áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu không trên cơ sở hạn chế đối kháng mức sản xuất trong nước và không duy trì mức tiếp cận thị trường tối thiểu cho hàng nhập khẩu. Kết quả là, hàng loạt các hạn chế thương mại nông sản được áp dụng như cấm nhập khẩu, hạn 10
  13. ngạch quy định mức độ nhập khẩu tối đa, các loại thuế và phí nhập khẩu, giá nhập khẩu tối thiểu và các biện pháp phi thuế khác của doanh nghiệp Nhà nước. Một số nông sản chính như ngũ cốc, thịt, sản phẩm sữa, đường, rau, quả phải đối mặt với một loạt rào cản bất hợp lý [43, tr.11]. Bên cạnh đó, nhiều Chính phủ đặt trọng tâm với việc tăng cường sản xuất nông nghiệp trong nước để đáp ứng của yêu cầu của dân số đang tăng nhanh. Với lý do này cộng với chính sách cân bằng tăng trưởng thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị, nhiều nước đặc biệt là các nước phát triển sử dụng cơ chế hỗ trợ giá thị trường, các rào cản đối với hàng nhập khẩu được sử dụng để đảm bảo sản xuất trong nước có thể bán được ra thị trường. Hưởng ứng lại những biện pháp này, sản lượng sản xuất lại tăng quá cả nhu cầu tự cung trong nước. Ở nhiều nước, sản xuất trong nước không đủ để thay thế nhập khẩu mà còn dư thừa quá mức. Trợ cấp nhập khẩu được sử dụng ngày càng tăng để bán phá giá nông sản dư thừa ra thị trường thế giới. Nguyên nhân làm xáo trộn ngành nông nghiệp thế giới được xác định đã vượt quá các vấn đề về mở cửa thị trường nhập khẩu. Các nguyên tắc chi phối tất cả các biện pháp ảnh hưởng tới thương mại nông sản như chính sách nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản được coi là quan trọng. Để giải quyết những vấn đề trên, WTO đã hoàn chỉnh cơ sở pháp lý làm căn cứ, chuẩn mực chung cho các nước sử dụng các biện pháp trợ cấp trong phạm vi cho phép không làm ảnh hưởng tới nền sản xuất của các nước khác đó là Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (ASCM) và Hiệp định nông nghiệp (AoA). Hiệp định nông nghiệp được thông qua tại thời điểm kết thúc vòng đàm phán Urugoay vào tháng 4 năm 1994 và có hiệu lực ngày 01/01/1995. Mục tiêu của Hiệp định nông nghiệp là nhằm cải cách thương mại nông sản và làm cho các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường hơn. Về dài hạn, Hiệp định nhằm nâng cao khả năng dự báo và an ninh cho các quốc gia nhập khẩu cũng như xuất khẩu. Hiệp định nông nghiệp đề cập đến hai vấn đề chính là: 11
  14. (i) Mở cửa thị trường nông nghiệp – thuế quan hóa các biện pháp phi thuế quan, cắt giảm và ràng buộc thuế quan đối với các mặt hàng nông sản. (ii) Quy định về các khoản trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp trong nước đối với hàng xuất khẩu. Hiệp định có quy định cụ thể đối với ngành nông nghiệp trong các lĩnh vực mở cửa thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Những lĩnh vực được coi là 03 trụ cột chính của Hiệp định. Theo nghĩa rộng, các trụ cột này được định nghĩa như sau: (i) Mở cửa thị trường - các hạn chế thương mại ảnh hưởng tới nhập khẩu. (ii) Hỗ trợ trong nước – trợ cấp trong nước và các chương trình khác, bao gồm các biện pháp nhằm nâng hoặc đảm bảo giá sản xuất và thu nhập của nông dân. (iii) Trợ cấp xuất khẩu – các khoản trợ cấp được sử dụng để tạo khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu. 1.1.2. Tính khả thi của Điều 9.4 của Hiệp định nông nghiệp về trợ cấp xuất khẩu đối với các nƣớc đang phát triển Trợ cấp xuất khẩu nông sản mà phù hợp hoàn toàn với Hiệp định nông nghiệp không bị cấm trong Hiệp định trợ cấp SCM nhưng sẽ bị điều chỉnh theo Hiệp định nông nghiệp. Điều này là đúng luật nếu chúng phù hợp với Hiệp định nông nghiệp, đặc biệt là đáp ứng cam kết của các thành viên về cắt giảm trợ cấp trong nông nghiệp (trong đó bao gồm cả trợ cấp xuất khẩu). Các nước không được phép duy trì ở mức cao hơn mức đã cam kết về trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm cụ thể. Do vậy, trợ cấp xuất khẩu nông sản bị cấm trừ khi các thành viên được ghi vào biểu cam kết dưới dạng cam kết cắt giảm. Trợ cấp xuất khẩu nông sản vì vậy nhìn chung là bị cấm. Hiệp định nông nghiệp quy định rằng “trợ cấp nhằm giảm chi phí tiếp thị xuất khẩu của sản phẩm nông nghiệp (không phải hỗ trợ rộng rãi và dịch vụ tư vấn) bao gồm chi phí đóng gói, nâng cấp và chi phí xử lý khác và chi phí vận tải quốc tế và cước vận chuyển” (Điều 9.1 (d)) và chi phí vận tải nội địa và cước phí 12
  15. gửi hàng xuất khẩu với điều kiện do Chính phủ cung cấp mà có ưu đãi hơn trong việc gửi hàng trong nước (Điều 9.1 (e)) đều là trợ cấp xuất khẩu thuộc diện cam kết cắt giảm. Tuy nhiên, Điều 9.4 quy định rằng “trong giai đoạn thực hiện, các nước đang phát triển sẽ không phải thực hiện cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu theo liệt kê tại các mục (d) và (e) với điều kiện chúng không được áp dụng nhằm tránh phải cam kết” [27, tr.45]. Tuy nhiên, dù điều 9.4 có vẻ như không còn hiệu lực vì giai đoạn thực hiện (quy định là 10 năm cho các nước đang phát triển - đến 2005) đã hết, quyết định của Đại hội đồng sau Hội nghị tại Cancun đã làm cho khung về mô hình áp dụng không có tính chắc chắn có khả năng gia hạn điều 9.4. Quyết định này quy định rằng “các nước đang phát triển sẽ tiếp tục được hưởng ưu đãi đặc biệt và khác biệt theo quy định của Điều 9.4 của Hiệp định nông nghiệp trong một thời gian hợp lý, sẽ được đàm phán, sau khi giai đoạn chuyển đổi của tất cả các trợ cấp xuất khẩu hết hạn và thực hiện tất cả các luật lệ được đưa ra”. Tuy nhiên, tình trạng hiện nay của việc gia hạn này vẫn chưa được rõ ràng do nằm ngoài phạm vi của Đại hội đồng, điều này có nghĩa là việc gia hạn cũng không có ý nghĩa pháp lý trừ khi được đưa vào gói cam kết Doha và Điều 9.4 hiện nay về nguyên tắc không được áp dụng. Tuy nhiên theo quyết định này, có nhiều khả năng các nước thành viên WTO sẽ không cho các nước đang phát triển đang áp dụng trợ cấp này tiếp tục duy trì nữa. Do đó, có vẻ như là mặc dù tác động pháp lý hiện nay của Điều 9.4 là mơ hồ, nhưng các nước đang phát triển như Việt Nam có thể sử dụng trên thực tế theo “Gói cam kết tháng 7” (“July package”) [77]. Tuy nhiên, có khả năng diện áp dụng được hiểu là rất hẹp, những biện pháp xuất khẩu chung đó sẽ không được đưa vào. Để được áp dụng, trợ cấp cần hướng tới riêng cho việc giảm chi phí tiếp thị và vận tải hàng nông sản. Trong khi các nước đang phát triển được hưởng lợi từ Điều 9.4 để duy trì trợ cấp xuất khẩu được phép, các nước thành viên WTO trong quá trình đàm phán 13
  16. thường không cho các nước đang phát triển đang xin gia nhập quyền này, thậm chí các nước này còn ép các nước đang phát triển ngay cả trong quá trình thực hiện. Trợ cấp xuất khẩu nông sản dù phù hợp với Hiệp định nông nghiệp vẫn có thể bị áp dụng biện pháp đối kháng căn cứ quy định của Hiệp định trợ cấp SCM do gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại tới nhà sản xuất trong nước của thị trường nhập khẩu. Ngoài ra, hành động đối kháng này không bị hạn chế theo điều khoản miễn trừ “Điều khoản hòa bình” nữa mà quan trọng hơn, sau khi điều khoản này hết hạn, các trợ cấp xuất khẩu nông sản dù phù hợp với Hiệp định nông nghiệp thậm chí tuân thủ các cam kết cắt giảm của các nước thành viên sẽ không còn được coi là không thể bị kiện theo quy định của Hiệp định trợ cấp SCM, giờ đây dường như là loại trợ cấp này có thể bị kiện nếu gây tác động tiêu cực cho đối tác thương mại. Loại trợ cấp này có thể dễ gây ra kiện nhất là trợ cấp gây thiệt hại nghiêm trọng, tỏ ra ít bị kiện hơn trợ cấp gây thiệt hại, hoặc giảm doanh số hoặc không bán được hàng trong nước của nước nhập khẩu, mặc dù loại trợ cấp gây thiệt hại nghiêm trọng cũng phải được chứng minh thông qua mối quan hệ nhân quả của hàng nhập khẩu và tình hình trong nước. Bất kỳ quyết định nào cũng sẽ buộc nước tiến hành trợ cấp phải thực hiện những biện pháp để xóa bỏ tác động tiêu cực và bỏ trợ cấp. 1.1.3. Quy định của WTO đối với các thành viên đang phát triển trong Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng Các thành viên thuộc các nước chậm phát triển theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc là thành viên WTO và các nước đang phát triển là thành viên WTO khác sẽ không phải áp dụng những quy định cấm về khối lượng trợ cấp, theo luật hay trong thực tế, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác [70, tr.366]. Tiêu chuẩn này được đáp ứng khi thực tế cho thấy rằng việc cấp trợ cấp dù không được áp dụng theo luật dựa trên kết quả xuất khẩu, nhưng lại gắn với tình hình xuất khẩu hiện tại hoặc trong tương lai hay những thu nhập về xuất khẩu. Thực tế là việc trợ cấp được cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu không vì thế mà có thể bị coi là trợ cấp xuất khẩu. 14
  17. Các nước chậm phát triển sẽ không áp dụng trong thời hạn tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với các quy định khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại [70, tr. 366]. Các thành viên đang phát triển khác sẽ không áp dụng quy định khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay những điều kiện kèm theo những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại, trong thời gian năm năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực và sẽ loại bỏ dần trợ cấp xuất khẩu trong vòng tám năm và tốt nhất nên làm từng bước. Tuy nhiên, một thành viên đang phát triển sẽ không tăng mức trợ cấp xuất khẩu của mình (đối với một thành viên đang phát triển hoặc không có trợ cấp xuất khẩu vào thời điểm Hiệp định của WTO có hiệu lực, khoản này sẽ áp dụng trên cơ sở mức áp dụng trợ cấp vào năm 1986) và sẽ loại bỏ trợ cấp đó trong thời gian ngắn hơn thời hạn tám năm nếu việc sử dụng trợ cấp như vậy không phù hợp với nhu cầu phát triển của mình. Nếu một thành viên đang phát triển thấy cần phải áp dụng trong thời hạn vượt quá thời hạn tám năm thì không chậm hơn một năm trước khi kết thúc thời hạn tám năm đã quy định, thì thành viên đó sẽ tham vấn cho Uỷ ban, sau khi xem xét mọi nhu cầu kinh tế, tài chính và phát triển liên quan của thành viên đó, Uỷ ban sẽ xác định việc gia hạn có đủ cơ sở không. Nếu Uỷ ban xác định rằng việc gia hạn là có cơ sở, thì thành viên đó sẽ tiến hành tham vấn hàng năm với Uỷ ban để xác định tính cần thiết phải duy trì trợ cấp đó. Nếu Ủy ban không xác định được tính cần thiết thì thành viên đó sẽ loại bỏ trợ cấp xuất khẩu vẫn còn áp dụng trong vòng hai năm, kể từ ngày hết thời hạn cho phép. Một thành viên đang phát triển đã đạt được trình độ cạnh tranh xuất khẩu với bất kỳ sản phẩm xuất khẩu nào sẽ xóa bỏ dần trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm đó trong thời hạn hai năm. Tuy nhiên, với một thành viên đang phát triển và đã đạt được tính cạnh tranh trong xuất khẩu một hoặc nhiều sản phẩm, trợ cấp xuất khẩu với sản phẩm đó sẽ được xóa bỏ trong vòng tám năm [70, tr. 418]. 15
  18. Một khoản trợ cấp được một nước đang phát triển áp dụng sẽ không bị suy đoán là gây ra thiệt hại nghiêm trọng theo điều kiện sau: (a) Tổng giá trị trợ cấp cho một sản phẩm vượt quá 5%, (b) Trợ cấp để bù cho sự thua lỗ kéo dài trong hoạt động kinh doanh của một ngành sản xuất; (c) Trợ cấp để bù cho các hoạt động kinh doanh thua lỗ của một doanh nghiệp, trừ khi nó là một biện pháp nhất thời một lần và không lặp lại với doanh nghiệp đó và được cấp chỉ thuần túy để cho phép có thời gian tìm kiếm một giải pháp lâu dài và tránh phát sinh một vấn đề xã hội gay gắt; (d) Trực tiếp xóa nợ như xóa một khoản nợ Nhà nước hay cấp kinh phí để thanh toán nợ. [70, tr.370]. Đối với những trợ cấp có thể đối kháng được một thành viên là nước đang phát triển áp dụng hay duy trì nhưng không thuộc 04 điều kiện trên thì hành động đối kháng không được phép hay thực hiện theo các chế tài nếu không chứng minh được khoản trợ cấp đó được một thành viên khác áp dụng hay duy trì, dẫn đến thiệt hại, làm vô hiệu hóa, suy giảm hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho một ngành sản xuất của mình trừ khi xác định được là do có trợ cấp thuộc loại đó mà làm mất hay giảm hiệu lực của các nhân nhượng về thuế quan hoặc những nghĩa vụ khác mà theo Hiệp định GATT 1994, đến mức loại bỏ hay ngăn cản việc nhập khẩu một sản phẩm tương tự của một thành viên khác vào thị trường Thành viên đang phát triển đang trợ cấp trừ khi gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước trên thị trường của thành viên đang nhập khẩu. Đối với các thành viên đang phát triển đã xóa bỏ trợ cấp trước khi hết thời hạn tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, đối với các thành viên đang phát triển tổng số trợ cấp cho một sản phẩm không vượt quá 3% giá trị của nó tính theo giá trị trên cơ sở đơn vị sản phẩm. Quy định này sẽ được áp dụng kể từ ngày việc xóa bỏ trợ cấp được thông báo cho Ủy ban, và còn được áp dụng chừng nào thành viên đang phát triển đã thông báo không áp dụng trợ cấp xuất khẩu. Quy 16
  19. định này sẽ hết hiệu lực sau tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực. Theo quy định, trợ cấp có thể đối kháng sẽ không áp dụng đối với việc xóa nợ trực tiếp, trợ cấp nhằm bù đắp chi phí xã hội, dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả việc miễn thu những khoản phải nộp cho Chính phủ và chuyển giao trách nhiệm khi các khoản trợ cấp đó được cấp trong khuôn khổ và gắn liền với một chương trình tư nhân hóa của thành viên đang phát triển với điều kiện các chương trình đó và những trợ cấp liên quan được áp dụng trong một thời gian hạn chế và được thông báo cho Ủy ban và chương trình đó cuối cùng đưa ra kết quả tư nhân hóa xí nghiệp liên quan. Khi một thành viên đang phát triển có quan tâm yêu cầu, Ủy ban sẽ xem xét lại thực tế về một trợ cấp xuất khẩu riêng tại một thành viên đang phát triển để xác định về việc trợ cấp đó có phù hợp với nhu cầu phát triển của Thành viên đó hay không. 1.1.4. Quan niệm của WTO về trợ cấp và trợ cấp trong nông nghiệp Khái niệm “Trợ cấp” xuất hiện khi Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Agrement Subsidies and Countervailing Measures) của WTO có hiệu lực. Trong Điều 1 Hiệp định SCM có tiêu đề “Định nghĩa trợ cấp” đã nêu ra các điều kiện mà ở đó một trợ cấp được tồn tại. Điều kiện đầu tiên, phải có đóng góp tài chính của Chính phủ hay của bất kỳ một tổ chức công nào trên lãnh thổ của một thành viên. Tại mục 1.1 (a) (1) của Hiệp định SCM, các dạng chuyển giao tài chính khác nhau nêu ở trên được kiệt kê một danh mục rõ ràng: (i) Chính phủ chuyển giao ngân quỹ trực tiếp bao gồm cả các chuyển giao trực tiếp các khoản vốn (cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (bảo lãnh tiền vay); (ii) Các khoản thu phải nộp cho Chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (các ưu đãi tài chính hay miễn thuế) 17
  20. (iii) Chính phủ cung cấp hàng hóa hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung hoặc mua hàng. (iv) Trợ cấp cũng được xem là tồn tại nếu Chính phủ thực hiện chi trả theo một cơ chế tài trợ, hoặc giao phó hoặc trực tiếp cho một tổ chức tư nhân để thực thi một hoặc hơn các chức năng trên của Chính phủ. Thêm vào đó, những đóng góp tài chính cuả Chính phủ dưới bất kỳ một dạng thu nhập hoặc trợ giá nào trong phạm vi điều khoản XVI của GATT 1994, ví dụ hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp để tăng xuất khẩu của bất kỳ một loại hàng hóa nào của nước mình, hoặc để giảm nhập khẩu hàng hóa vào nước mình [70, tr. 362]. Khoản mục 1.1 (b) của Hiệp định SCM quy định rằng bất kỳ một khoản đóng góp tài chính, thu nhập hoặc trợ giá nào tương ứng với khoản mục 1.1 (a) được coi là trợ cấp khi nó mang lại lợi ích cho khách hàng. Các loại hình trợ cấp trên đây phải là trợ cấp riêng biệt được quy định trong Hiệp định SCM. Trợ cấp nông nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định nông nghiệp (AoA) nhưng mối quan hệ giữa AoA và Hiệp định SCM khá phức tạp bởi vì Hiệp định SCM là Hiệp định quy định chung về vấn đề trợ cấp bao gồm cả lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Mối quan hệ này được xem xét tại một điều khoản gọi là Điều khoản hòa bình (Điều 13 AoA) quy định trợ cấp trong nông nghiệp phù hợp với Hiệp định nông nghiệp không bị điều chỉnh bởi Hiệp định SCM do đưa ra một số trợ cấp không bị kiện theo các điều này và cũng viện dẫn giới hạn được phép trong các vụ tiến hành các biện pháp chống trợ cấp hết hạn vào cuối năm 2003. Việc hết hạn giai đoạn miễn trừ này bắt đầu từ năm 2004, mà khó có khả năng kéo dài thêm trong vòng đàm phán Doha, sẽ có tác động tới trợ cấp hàng nông sản. Trong khi trợ cấp hàng nông sản (trong nước và xuất khẩu) được quy định trong Hiệp định nông nghiệp thì trong WTO lại không cho phép và rơi vào trợ cấp có thể bị kiện của WTO. Hiệp định SCM quy định các vấn đề về trợ cấp nói chung. Ngoài ra, Hiệp định nông nghiệp điều chỉnh riêng trợ cấp nông nghiệp 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
42=>0