intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là góp phần làm sáng tỏ những vấn để lý luận và thực tiễn về bảo hộ tên thương mại, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tên thương mại, góp phần bảo hộ một cách có hiệu quả quyền và lợi ích của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT *** TRỊNH QUANG ĐỨC PHÁP LUẬT • VỂ BẢO H ộ• TÊN THƯƠNG MẠI • Ở VIỆT NAM Chuyèn ngành: Luật kinh tê Mã sô : 50515 LUẬN • VĂN THẠC • s ĩ LUẬT • HỌC • Người hướng dẫn khoa học: TS DƯƠNG ĐẢNG HUỆ Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự- Kinh tế - Bộ Tư pháp .'ioT1 :o T Ị f ;
  2. MỤC LỤC PHẦN MỞ Đ Ầ U ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề t à i .............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu.................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 3 6. Kết cấu của luận văn...................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI 5 1.1. Khái niệm tên thương mại......................................................................... 5 1.1.1 Định nghĩa tên thương mại............................................................... 5 1.1.2. Phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng h o á ........................................................................................ 7 1.2.Tầm quan trọng của tên thương mại trong nền kinh tê thị trường 11 1.2. l . Ý nghĩa của tên thương mại trong hoạt động thương mại......... 11 1.2.1.1 Đôi với nền kinh tế............................................................................. 11 1.2.ỉ . 2 Đỏi với doanh nghiệp........................................................................ 12 ỉ .2.1.3 Đối với người tiêu dùng...................................................................... 13 1.2.2. Vai trò của bảo hộ tên thương mại trong nền kinh tế thị trường... 13 1.3. Lược sử hình thành pháp luật về tên thương mại ở Việt Nam.. 16 1.3.1 Giai đoạn 1945-1986............................................................. ............. 16 1.3.2 Giai đoạn từ 1986 đến nay................................................................. 17 CHƯƠNG 2. THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI 19 Ở VIỆT N AM ......................................................................................... 2.1. Hệ thống pháp luật bảo hộ tên thương mại......................................... 19
  3. CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 58 BẢO HỘ TÊN THƯƠNG M Ạ I............................................................. 3.1. Đánh giá hiệu quả bảo hộ tên thương m ại............................................. 58 3. 2. Các giải pháp chung nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hộ tên thương mại......................................................................................................... 61 3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tên thương mại........................... 61 3.2.2 Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật........................................ 62 3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ph ổ biến, giáo dục pháp luật 64 3.2.4. Doanh nghiệp tự phòng chông, phát hiện, đáu tranh các hành vi vi phạm quyền SHCN đối với tên thương mại của mình............ 64 3.3. Một sô kiến nghị cụ thể.............................................................................. 65 3.3.1. Về khái niệm..................................................................................... 65 3.3.2. Bảo hộ tên thương mại nổi tiếng................................................... 66 3.3.3. Phạm vi bảo hộ................................................................................. 66 KẾT LUÂN....................................................................................................................... 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
  4. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài luận văn: 16 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bắt đầu từ Đại hội toàn quốc lần thứ 6 của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986 có thể xem là một giai đoạn bước ngoặt, mở đường cho một thời kỳ mới, thời kỳ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua những năm thực hiện việc xoá bỏ cơ chế quản lý và cấu trúc của mô hình kinh tế hiện vật chuyển sang cơ chế quản lý và cấu trúc mới của mô hình kinh tế thị trường, hoạt động của nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi căn bản và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong sự nghiệp đổi mới đó, việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cho nền kinh tế vận hành theo đúng yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế là một công việc có ý nghĩa rất to lớn trong việc phát triển nền kinh tế trong nước cũng như trong việc gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới. Một trong những nội dung của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật có nội dung hoàn toàn mới ở nước ta đó là vấn đề bảo hộ sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ tên thương mại nói riêng. Trong những năm qua, chúng ta đã từng bước xây dựng những văn bản pháp luật về lĩnh vực này nhưng những gì làm được mới chỉ là những bước khởi đầu có tính chất khai phá. v ề bản chất, bảo hộ tên thương mại nhằm bảo vệ uy tín của doanh nghiệp, chống lại hành vi gây nhầm lẫn và khai thác trái phép các uy tín của doanh nghiệp, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các chủ thể kinh doanh, của người tiêu dùng; thúc đẩy sáng tạo khoa học, công nghệ, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất, nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.
  5. Hiện nay ở Việt Nam, bảo hộ tên thương mại là vấn đề mới, còn nhiều vấn đề mà pháp luật chưa điều chỉnh; các văn bản của Nhà nước về vấn đề này nhìn chung là chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa được chi tiết hoá. M ặt khác nhận thức xã hội về bảo hộ tên thương mại Việt Nam còn yếu; chưa đánh giá đúng vai trò của nó trong thực tiễn cuộc sống Để góp phần khắc phục những yếu kém của pháp luật về bảo hộ tên thương mại, nâng cao hơn nữa nhận thức của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng về ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, tôi ỉựa chọn đề tài: “ Pháp luật về bảo hộ tên thương mại ở Việt N am ” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. 2.Tình hình nghiên cứu Liên quan đến bảo hộ sở hữu công nghiệp, bảo hộ tên thương mại đã có một số công trình nghiên cứu được công bố. Các công trình đó đều có đối tượng, mục đích, phạm vi, cách tiếp cận nghiên cứu cụ thể khác nhau, ví dụ như: - Nguyễn Hữu Thu (1999), “Pháp luật về tên thươnq mại, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn phẩm vù chống hàng nhái, hàng g iả ”, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội. - Đoàn Anh Vũ (2001)- “Bảo hộ quyền sớ hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, chỉ dẫn địa ỉỷ và bảo hộ quyền chong cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp ở V iệt N am ”, Khoá luận tốt nghiệp, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội. - Nguyễn Thanh Hà (13/01/2000), "'Bảo hộ tên thương m ại”, Hội thảo về bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp mới ở Việt Nam tại Hà Nội Tuy nhiên, theo tôi chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật bảo hộ tên thương mại ở nước ta. Để thực hiện đề tài, tôi có kế thừa trên cơ sở chọn lọc nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hộ tên thương mại; đồng thời tiến hành khảo sát để phân tích làm rõ thực trạng pháp luật về bảo hộ tên thương mại ở nước ta kể từ khi chuyên sang
  6. 3 kinh tế thị trường; Từ đó tìm hiểu, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật và lĩnh vực này ở nước ta trong thời gian tới. 3-Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là góp phần làm sáng tỏ những vấn để lý luận và thực tiễn về bảo hộ tên thương mại, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tên thương mại, góp phần bảo hộ một cách có hiệu quả quyền và lợi ích của doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này luận văn bước đầu tìm hiểu khái niệm tên thương mại, phân tích các quy phạm pháp luật về bảo hộ tên thương mại, phân tích các đối tượng báo hộ, nguyên tắc xác lập quyền, nội dung bảo hộ, phạm vi bảo hộ, thực tế áp dụng pháp luật đối với đối tượng này. Qua đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về tên thương mại. 4-Phạm vi nghiên cứu Tên thương mại là một vấn đề rất rộng, nó được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau nhằm điều chỉnh nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và hình thức khác nhau. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, đề tài chỉ tập trung vào giải quyết những vấn đề chủ yếu về bảo hộ tên thương mại là: - Tìm hiểu cơ sở lý luận về bảo hộ tên thương mại - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam - Đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về tên thương mại 5-Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề chính trong luận văn, tôi dựa vào phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, hệ thống lý luận về Nhà nước và Pháp luật, trong đó chủ yếu là sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tiến cận hệ thống, phân tích, tổng hợp. Ngoài ra,
  7. 4 phương pháp so sánh pháp luật để tìm ra những ưu điểm, hạn chế của quy phạm pháp luật hiện hành cũng được áp dụng 6-Kêt cấu luận án Ngoài phần phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận của việc bảo hộ tên thương mại Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam Chương 3: Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hộ tên thương
  8. 5 CHƯƠNG 1 C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI 1.1- KHÁI NIỆM TÊN THƯƠNG MẠI 1.1.1-Định nghĩa về tên thương mại Mỗi chủ thể kinh doanh có thế sở hữu một, một số hoặc nhiều nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ khác nhau để phân biệt hàng hoá và dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác. Các chủ thể cũng cần phải phân biệt bản thân minh với các chủ thể kinh doanh khác. Vì vậy, các chủ thể kinh doanh phải dùng tên thương mại. Tên thương mại là khái niệm chính thức được sử dụng lần đầu tiên trong Luật thương mại Việt Nam nhưng chưa được định nghĩa. Từ các quy định tại Điều 24- Luật thương mại 1997 có thể hiểu một cách chung nhất: Tên thương mại là tên giao dịch của thương nhân- chủ thể kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thương mại, tức là thực hiện các hành vi như: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại, hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhàm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội. Dưới tên đó thương nhân xuất hiện trong các giao dịch thương mại [43, Tr58] Theo Khoán 1- Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 thì tên thương mại được bảo hộ là tên gọi tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: -Là tập hợp chữ cái, có thể kèm chữ số, phát âm được -Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Từ khái niệm trên cho thấy pháp luật Việt Nam cũng đưa ra yêu cầu có khả năng phân biệt và phải được sử dụng thì tên thương mại đó được bảo hộ với tư cách là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Như vậy là tiêu chí bảo
  9. 6 hộ đối với tên thương mại tại Việt Nam hoàn toàn phù hợp với các văn bản pháp luật quốc tế và thực tiễn bảo hộ đối tượng này trên thế giới. Để hiểu bản chất của tên thương mại ta hãy xem xét tên thương mại từ các khía cạnh sau: Xét từ góc độ chủ quan: Tên thương mại là quy ước của thương nhân dùng các từ ngữ để chỉ chính mình trong quan hệ xã hội, phân biệt mình với thương nhân khác. Xét về bản chất tự nhiên thì tên thương mại là các chữ cái có thể kèm theo chữ số, phát âm được. Tên thương mại có thể gồm thành phần mô tả và thành phần riêng biệt. Thành phần mô tả phản ánh được những đặc điểm bản chất của một chủ thể kinh doanh như: -Loại hình tổ chức doanh nghiệp : Doanh nghiệp tư nhân hay công ty, doanh nghiệp một chủ hay nhiều chủ; cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh... -Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: sản xuất hàng hoá hay làm dịch vụ Đồng thời, để phân biệt với các thương nhân khác hoạt động trong cùng lĩnh vực, ngành nghề thì các từ ngữ ấy còn phải bao hàm được các yếu tố dấu hiệu riêng biệt như: Tên riêng (tên gọi cá nhân, tên chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc có thể cả nhãn hiệu hàng hoá dùng cho cho sản phẩm của mình....) Với ý nghĩa là một quy ước để chỉ thực thể độc lập, phân biệt thực thể kinh tế này với thực thê kinh tế khác, trên thế giới đang tồn tại hai cách đặt tên thương mại: Thứ nhất: Đặt tên thương mại theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và sản phẩm dịch vụ đặc trưng của mình như: Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất bánh kẹo Đồng Khánh. Với cách đặt tên này có ưu điểm là cung cấp trực tiếp được thông tin về lĩnh vực hoạt động, hàng hoá, dịch vụ đặc trưng tạo điều kiện cho khách hàng tiện liên hệ và giao dịch. Thứ hai: Đặt tên thương mại dùng các từ ngữ, chữ số mang tính chất biểu trưng, biểu tượng cao như: Công ty xây dựng TETDI 3. Với cách đặt tên này không có được ưu điểm như cách đặt tên trên, nhưng cách đặt tên này gây
  10. 7 được ấn tượng mạnh, ngắn gọn, dễ nhớ, nhớ lâu khi có điều kiện tiếp xúc qua quảng cáo hay qua giao dịch trực tiếp. Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật của tên thương mại như sau: - Tên thương mại là những từ ngữ, chữ số mang tính chất biểu trưng, biểu tượng cao. Do đó nó có liên quan mật thiết đến truyền thống văn hoá, ngôn ngữ của một dân tộc nhất định. -Tên thương mại gắn liền với sự tồn tại của thương nhân và hoạt động kinh doanh của thương nhân. -Tên thương mại là sự kết tinh của lao động trí tuệ và được sử dụng trong giao dịch thương nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của thương nhân trong hoạt động kinh doanh, phản ánh đúng loại hình và lĩnh vực kinh doanh của thê kinh doanh -Tên thương mại là biểu trưng uy tín của doanh nghiệp, là sự phân biệt chủ thể kinh doanh -Tên thương mại là một loại tài sản có giá trị kinh tế của doanh nghiệp nên dễ bị người khác khai thác trái phép, lợi dụng trong hoạt động kinh doanh Tóm lại, tên thương mại là tên gọi dùng để xác định một chủ thể kinh doanh và phân biệt hoạt động kinh doanh của chủ thể đó với hoạt động kinh doanh của chủ thể khác. Chủ thể kinh doanh là các tổ chức, cá nhân hoặc các chủ thể khác có hoạt động kinh doanh. 1.1.2-Phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá Trong hệ thống pháp luật hiện hành, có một số khái niệm mà nội hàm của chúng gần giống với nội hàm của khái niệm tên thương mại. Đê hiểu rõ hơn khái niệm tên thương mại chúng ta cần phân biệt khái niệm này với các khái niệm khác như: nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá.
  11. 8 -Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh, hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc (Điều 785 Bộ luật Dân sự ) Nhãn hiệu hàng hoá được coi là dấu hiệu trên sản phẩm hoặc kết hợp với việc tiếp thị sản phẩm. Nói rằng dấu hiệu này được sử dụng trên sản phẩm có nghĩa là nó có thê xuất hiện không chỉ trên bản thân sản phẩm mà còn trên giấy bao gói sản phẩm khi bán hàng. Nói rằng dấu hiệu được sử dụng kết hợp với việc tiếp thị sản phẩm tức là ám chỉ đến sự xuất hiện dấu hiệu trên quảng cáo (báo chí, truyền hình...) hoặc trong các cửa hàng bán sản phẩm. Nhãn hiệu hàng hoá sử dụng liên quan đến dịch vụ được gọi là nhãn hiệu dịch vụ. Ví dụ nhãn hiệu được các khách sạn, nhà hàng, các hãng hàng không, các công ty du lịch sử dụng. Bất cứ một dấu hiệu, hoặc một tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt các sản phẩm, dịch vụ của một cơ sở kinh doanh với sản phẩm, dịch vụ của một cở sở kinh doanh khác đều có thể dùng làm nhãn hiệu hàng hoá. Dấu hiệu như vậy, đặc biệt các từ, các chi tiết hình ảnh, và sự phối hợp với màu sắc, cũng như là bất cứ sự phối hợp nào của các dấu hiệu như thế đều được chấp nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Hầu hết các nước đều đòi hỏi nhãn hiệu hàng hoá muốn được bảo hộ phải đăng ký với cơ quan nhà nước. Sự bảo hộ mà luật pháp dành cho một nhãn hiệu hàng hoá chủ yếu là việc qui kết bất cứ người nào khác không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá mà sử dụng nhãn hiệu này hoặc một dấu hiệu tương tự là bất hợp pháp, ít nhất là sử dụng với sản phẩm mà nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký hoặc các sản phẩm tương tự với các sản phẩm này... -Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của một đất nước, địa phương để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý
  12. 9 độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.(Điều 786 - Bộ luật Dân sự ) Chỉ dẫn nguồn gốc được tạo ra từ bất kỳ tên gọi, từ ngữ hoặc dấu hiệu có khả năng chỉ ra rằng sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ một nước, một khu vực hay một địa điểm cụ thể như “sản xuất tại Việt Nam” . Qui tắc chung là việc sử dụng những chỉ dẫn sai hoặc dối trá về nguồn gốc của hàng hoá là vi phạm pháp luật. Tên gọi xuất xứ hàng hoá có các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm có được nhờ hoàn toàn vào hoặc phần lớn vào môi trường địa lý. Việc sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá được coi là hợp pháp đối với một nhóm người hoặc cơ sở sản xuất xác định được tên vùng địa lý có liên quan và chỉ đối với sản phẩm cụ thể được sản xuất ở đó, ví dụ như “ Bordeaux” dùng cho rượu của Pháp... Từ phân tích khái niệm tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá cho thấy giữa 3 loại đối tượng sở hữu công nghiệp này có nhiều điểm khác nhau sau đây: -Về chức năng: Tên thương mại có chức năng xác định chủ thể kinh doanh- cá thể hoá chủ thể kinh doanh. Do đó, không thể hoạt động thương mại mà không có tên thương mại. Tên thương mại còn dùng để phân biệt các cơ sở kinh doanh trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Nhãn hiệu hàng hoá dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể kinh doanh khác nhau. Vì vậy, mỗi một cá nhân hoặc pháp nhân hoạt động kinh doanh bán hàng hoặc tiến hành dịch vụ có thể dùng hay không dùng nhãn hiệu hàng hoá Tên gọi xuất xứ hàng hoá xác định nơi xuất xứ hàng hoá có được sự nổi tiếng hay uy tín nhất định nhờ vào nguồn gốc xuất xứ đó, nhưng đồng
  13. 10 thời tên gọi xuất xứ hàng hoá phải có sự phụ thuộc của tính chất, chất lượng đặc thù, hiếm có của hàng hoá -Về cấu tạo: Tên thương mại gồm các từ ngữ đọc được, có thể kèm theo chữ số, không phụ thuộc vào cách thể hiện và màu sắc. Có thể chứa các thành phần mô tả. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là mọi dấu hiệu: từ ngữ, chữ số, hình hoặc sự kết hợp các dấu hiệu đó, thể hiện bằng màu sắc. Không được chứa thành phần mô tả Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên gọi chính thức đầy đủ hay viết tắt của quốc gia, địa phương. Tên gọi xuất xứ có thể là tên gọi của sông, hồ hay tên gọi lịch sử của các đối tượng địa lý nếu như nó tạo ra sự liên tưởng tới một quốc gia hay địa điểm cụ thể. -Về việc sử dụng: Việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của thương nhân có sử dụng hay không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá. Vì thương nhân hoàn toàn có khả năng bán hàng hoặc tiến hành dịch vụ mà không cần sử dụng nhãn hiệu hay tên gọi xuất xứ hàng hoá, trong khi đó việc sử dụng tên thương mại là điều không thể tránh khỏi. Mỗi một cá nhân hoặc pháp nhàn hoạt động kinh doanh đều hoạt động dưới một danh nghĩa, cho dù đó là tên của bản thân người đó (hoặc pháp nhân đó), hoặc là tên khác: tên gọi, tên mô tả. Hơn nữa, việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá có thể là hoạt động nhất thời, khó có thể chứng minh. Còn việc sử dụng tên thương mại của thương nhân là một thực tế ổn định hơn, dễ khẳng định hơn. Vì lẽ đó, đối với một nhãn hiệu hàng hoá chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, việc bảo hộ trọn vẹn phụ thuộc vào việc đăng ký. Nhưng tên thương mại là đối tượng cần thiết phải được sử dụng và được sử dụng lâu dài hơn, phải được bảo hộ chống lại sự nhầm lẫn trên cơ sở sử dụng thuần tuý.
  14. 11 Tên thương mại có thể được sử dụng với chức năng của nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá. Phần tên riêng trong tên thương mại thường được dùng làm nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá và được dùng cho mọi thế hệ hàng hoá bên cạnh những nhãn hiệu riêng cho từng thế hệ hàng hoá. Nhưng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hoá thì không phải lúc nào cũng được sử dụng với chức năng của tên thương mại. Ví dụ: Tên thương mại của tập đoàn Hon da - Nhật bản: Hon da Corporation, các nhãn hiệu hàng hoá mà tập đoàn này sử dụng là: Honda - Astrea, Dream, Wave, Win, Spacy... hay tên thương mại của Công ty nước khoáng Kim Bôi và tên gọi xuất xứ hàng hoá Kim Bôi. Khác với tên thương mại và nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá không được phép chuyển giao. Cơ sở xác lập quyền đối với tên thương mại dựa trên cơ sở tự động xác lập quyền khi đối tượng bảo hộ hội tụ đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Còn cơ sở xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá dựa trên cơ sở đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. 1.2- TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÊN THƯƠNG MẠI TRONG NEN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.2.1-Ý nghĩa của tên thương mại trong hoạt động thương mại ỉ .2.1.1-Đối với nền kinh tê Hiện nay, khi Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tầm quan trọng về kinh tế và văn hoá của quyền sở hữu công nghiệp đã tăng lên đáng kể. Sự thay đổi nhận thức về sở hữu công nghiệp xuất phát từ chính sự thay đổi nội tại của nền kinh tế. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự phát triển của lĩnh vực sở hữu công nghiệp trong nước chính là sự phát triển công nghệ trên thế giới trong suốt mấy thập kỷ qua, thêm vào đó là sự gia tăng đáng kê các hoạt động thương
  15. 12 mại quốc tế. Sự phát triển công nghệ diễn ra một cách mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự sáng tạo này làm thay đổi tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ mới. Để khuyến khích sự sáng tạo cần phải bảo hộ sở hữu công nghiệp. Đối với nước ta, vấn đề này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đổi mới đất nước cũng như trong việc đưa nền kinh tế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nguyên nhân chủ quan của sự phát triển của lĩnh vực sở hữu công nghiệp là sự gia tăng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế thị trường đều muốn khẳng định tính ưu việt của mình, vị trí của mình thông qua tên thương mại và các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, thông qua các tài sản sở hữu công nghiệp. Chính sự phát triển không ngừng của các thành tựu khoa học công nghệ đã khẳng định được vị trí then chốt của các tài sản vô hình- sở hữu công nghiệp. Nếu xem xét vân đé trên binh diện nhỏ hơn chúng ta sẽ nhận thấy rõ hơn ý nghĩa, vai trò của tên thương mại trong toàn bộ các tế bào của nền kinh tế mới. Nội dung của nó thê hiện ở khía cạnh liên quan đến lợi ích kinh tế của các chủ thê tham gia vào nền kinh tế. Ngoài lợi ích của chính chủ sở hữu, lợi ích của người tiêu dùng, còn có lợi ích chung của toàn xã hội. Lợi ích xã hội ở đây chính là sản phẩm do chính doanh nghiệp sản xuất. Bảo hộ tên thương mại đã khẳng định vị trí của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, tạo ra sự phát triển bình đẳng, lành mạnh của thị trường. 1.2.1.2- Đôi với các doanh nghiệp Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chỉ nhận thấy quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là một quyền được Nhà nước bảo hộ mà chưa nhận thấy hết các lợi thế cạnh trạnh mà quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại đem lại cho họ.
  16. 13 Xét dưới khía cạnh vốn, quyền sở hữu công nghiệp nói chung, tên thương mại nói riêng thuộc hình thức vốn vô hình của thương nhân. Đây là một loại tài sản có giá trị lớn trong khối tài sản của doanh nghiệp Xét dưới khía cạnh thương mại, tên thương mại là biểu trưng uy tín của doanh nghiệp, khẳng định vị trí của doanh nghiệp, nhằm phân biệt nó với các doanh nghiệp khác. Trong hoạt động thương mại, thương nhân thông qua tên thương mại để tiếp cận thị trường và giao dịch thương mại. Do chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của tên thương mại nên hầu hết thương nhân Việt Nam vẫn chưa sử dụng hết các quyền được pháp luật cho phép trong chế định về bảo hộ tên thương mại. Bằng chứng là hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải xuất khẩu hàng hoá của mình dưới danh nghĩa của các doanh nghiệp Singapore, Đài loan... Như vậy, chính vì chưa nhận thức hết giá trị của tên thương mại mà chính các doanh nghiệp đã không những đánh mất đi các lợi ích kinh tế chính đáng của mình, làm mất đi lợi thế cạnh trạnh của bản thân doanh nghiệp trên thương trường. 1.2.1.3- Đôi với người tiêu dùng Tên thương mại là yếu tố để khẳng định vị trí của doanh nghiệp, nhằm phân biệt nó với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Qua tên thương mại mà người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đó. VI vậy bảo hộ tên thương mại là biện pháp bảo vệ người tiêu dùng. 1.2.2-Vai trò của việc bảo hộ tên thương mại trong nền kinh tê thị trường Bảo hộ tên thương mại là việc làm không thể thiếu trong điều kiện kinh tế thị trường. Vai trò của việc bảo hộ tên thương mại thể hiện ở những góc độ sau: Thứ nhất, mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp là tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các mục tiêu đó không thể tách rời mục tiêu cạnh tranh. Sở hữu công nghiệp đóng một vai trò quan
  17. 14 trọng trong việc thực hiện các mục tiêu đó. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp luôn phải cố gắng hoạt động có hiệu quả hơn để khẳng định vị trí của trên thương trường. Lợi nhuận và thị phần là mối quan tâm hàng đầu của họ. Để có được điều đó, họ phải đương đầu với vô vàn đối thủ cạnh tranh. Theo Micheál Porter, công ty cần phải quan tâm đến 5 nhân tố- sức mạnh bên ngoài, đó là: -Nhân tố thứ nhất: Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Đó là sự xuất hiện của các công ty tham gia vào thị trường nhưng có khả nãng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường (thị phần) của các công ty khác. -Nhân tố thứ hai: Khả năng cung cấp hàng hoá và sự mặc cả của nhà cung cấp là nhân tố phản ánh mối quan tâm giữa các nhà cung cấp với công ty ở khía cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm chất lượng hàng hoá khi tiến hành giao dịch với công ty. -Nhân tố thứ ba: Khả năng mặc cả của khách hàng (người mua). Khách hàng có thể mặc cả thông qua ép giá, giảm khối lượng hàng hoá từ công ty hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một g iá ... -Nhân tố thứ tư: Sự đe doạ của sản phẩm, dịch vụ thay thế khi giá cả của sản phẩm, dịch vụ hiện tại tăng lên thì khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe dọa sự mất mát về thị trường của công ty. Các công ty cạnh tranh đưa ra những sản phẩm thay thế có khả năng khác biệt hoá cao độ so với sản phẩm của công ty hoặc tạo ra các điếu kiện ưu đãi hơn về các dịch vụ hay các điều kiện tài chính. -Nhân thứ tố năm: Cạnh tranh trong nội bộ ngành. Trong điều kiện này các công ty cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả, sự khác biệt hoá về sản phẩm hoặc sự đổi mới sản phẩm giữa các công ty đang cùng tồn tại trên thị trường.
  18. 15 Chính sức ép cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh đối với công ty đã làm cho giá cả của các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra biến động theo những xu hướng khác nhau. Tinh hình này đòi hỏi công ty phải linh hoạt điều chỉnh các hoạt động của mình nhằm giảm thách thức, tăng cơ hội để thắng lợi trong cạnh tranh. Muốn vậy phải đưa ra thị trường những sản phẩm mới, chất lượng cao, mẫu mã phù hợp, giá cả hợp lý... dựa trên những sáng tạo mà doanh nghiệp tạo ra. Những sáng tạo đó có thể được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ tên thương mại nói riêng. Khi đã được bảo hộ tên thương mại, doanh nghiệp được độc quyền khai thác và sử dụng chúng như một tài sản thực sự đem lại cho doanh nghiệp nguồn lợi nhuận quí giá. Và chính điểu đó đã giúp doanh nghiệp thắng lợi trong cạnh tranh. Thứ hai, việc bảo hộ tên thương mại là bảo vệ lợi ích chính đáng của thương nhàn trong hoạt động thương mại cũng như quá trình đầu tư. Giá trị của loại tài sản này rất lớn, thậm trí lớn hơn rất nhiều lần so với khối tài sản hữu hình của một thương nhân. Chính vì vậy, việc bảo hộ tên thương mại là việc làm cần thiết của Nhà nước. Thứ ba, việc bảo hộ tên thương mại là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người tiêu dùng. Quyền sở hữu tên thương mại vừa là quyền nhân thân, vừa là quyền tài sản. Việc Nhà nước bảo vệ những quyền này thương nhân là một nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp 1992. Riêng đối với thương nhân, quyền sở hữu đối với tên thương mại của họ nếu bị xâm phạm thì coi như công sức và của cải của họ đầu tư trong doanh nghiệp bị xâm hại một cách nghiêm trọng (tài sản bị lấy cắp dễ dàng). Từ việc tên thương mại bị xâm phạm thì lợi ích chính đáng của người tiêu dùng cũng bị thiệt hại theo. Nếu như việc xâm phạm quyền sở hữu tên thương mại một cách tràn lan thì người tiêu dùng không thể nhận biết được sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nào sản xuất. Các đối tác sẽ bị lầm tưởng dẫn đến hiện tượng bị lừa đảo.
  19. 16 Thứ tư, bảo hộ tên thương mại sẽ đẩy mạnh quá trình hợp tác đầu tư quốc tế trong lĩnh vực thương mại. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và do nhu cầu phát triển đất nước, bất kỳ một quốc gia nào cũng không thể cô lập với nền kinh tế và công nghệ quốc tế. Việc nhận được nhiều đầu tư nước ngoài cùng với công nghệ mới là mục tiêu chúng ta để ra. Để đạt được điều đó, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp một cách đầy đủ và hữu hiệu là vô cùng quan trọng. Thực hiện tốt công tác bảo hộ sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ tên thương mại nói riêng sẽ là một trong những đảm bảo cho niềm tin của các nhà đầu tư và tạo cơ hội nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Chính vì thế mà các nhà đầu tư yên tâm đầu tư , thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ nhằm sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ mới. 1.3- LƯỢC s ủ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT VỀ TÊN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 1.3.1-Giai đoạn 1945 - 1986 Sau Cách mạng Tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời (02/09/1945) thì một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc nước ta đã được mở ra. Nhà nước và nhân dân ta đã tích cực tổ chức lao động sản xuất để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Sau khi thực dân Pháp thua trận. Miền Bắc được giải phóng (1954) nhân dân ta đã bắt ngay vào khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 - 1957) và sau đó là công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế, văn hoá (1958 - 1960). Dưới tác động của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế tư nhân, ở nước ta, sau năm 1960 (ở miền Bắc) đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp của nhà nước và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tập thể (hợp tác xã). Các doanh nghiệp này sản xuất kinh doanh theo kế hoạch và các mệnh lệnh hành chính của nhà Nước, sản phẩm của họ làm ra không phải cạnh tranh mà được nhà nước bao tiêu toàn bộ. Chính vì vậy
  20. 17 mà trong giai đoạn này, vấn đề bảo hộ tên thương mại, không được đặt ra. Nhưng hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả thì đã sớm được xác định là hành vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cao và được đưa vào Bộ luật Hình sự Việt Nam 1986 (Điều 167). 1.3.2-Giai đoạn 1986 đến nay. Từ nãm 1986 chính sách và cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta có một sự thay đổi rất lớn. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường đã thay thế cho nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp trước kia, các quan hệ kinh tế mới được hình thành và không ngừng phát triển đòi hỏi phải có những hình thức pháp lý phù hợp để điều chỉnh. Lúc này yêu cầu bảo hộ tên thương mại, chống sản xuất và buôn bán hàng giả đã trở thành vấn để có tính thời sự được mọi người cùng quan tâm. Kết hợp với Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989 đã chứng tỏ sự hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, khuyến khích đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Các quy định về tên thương mại đã được ban hành nằm rải rác trong các văn bản pháp luật như: Luật doanh nghiệp tư nhân (1990), Luật công ty (1990), Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật phá sản doanh nghiệp (1993), Luật doanh nghiệp nhà nước(1995), Nghị định 66/ HĐBT (1992),.. Đáng chú ý nhất là Chỉ thị số 361- CT ngày 05/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về quy định biển hiệu các công ty, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh và Nghị định số 01 /CP ngày 3/1/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, trong đó có quy định xử phạt hành vi cho thuê, cho mượn tên thương mại của cơ sở kinh doanh nhưng không tuân theo quy định của pháp luật; thuê, mượn, sử dụng tên thương mại của cơ sở kinh doanh khác nhưng không tuân theo quy định của pháp luật. Bộ luật Dân sự Việt Nam (1995) là một văn bản pháp lý quan trọng nhất được ban hành nhằm bảo hộ các quyền nhân thân và quyền tài sản của ĐAI HCC 'VJ.'jC -'>IA ha Mỏ! TRUNG TÀM THÒNG TIN TíUÍViỊN N c V ' L 0fk\h
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2