intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị - Thực tiễn tại địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tri Lý | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay và thực hiện pháp luật về môi trường đô thị tại địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị - Thực tiễn tại địa bàn thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ KIM ANH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ - THỰC TIỄN TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ KIM ANH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ - THỰC TIỄN TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hữu Nghị Hà Nội - 2012 2
  3. MỤC LỤC Lời cam đoan .............................................................................................. 1 Mục lục........................................................................................................ 4 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 6 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ .............................................................................. 10 1.1. Khái niệm và đặc điểm về môi trường đô thị........................................... 10 1.1.1. Khái niệm môi trường đô thị........................................................... 10 1.1.2. Đặc điểm môi trường đô thị ............................................................ 15 1.1.3. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường đô thị..................................... 17 1.2. Khái niệm, nội dung và vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường đô thị . 21 1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị .......................... 21 1.2.2. Nội dung của quan hệ pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị........ 23 1.2.3. Vai trò của pháp luật môi trường trong bảo vệ môi trường đô thị.... 25 1.3. Pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị của một số quốc gia trên thế giới28 1.3.1. Pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị của Sing-ga-po................... 28 1.3.2. Pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Nhật Bản......................... 33 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI............................................ 40 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay 40 2.1.1. Các quy định pháp luật về quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị ..... 40 2.1.2. Các quy định pháp luật về yêu cầu chung bảo vệ môi trường đối với đô thị, bảo vệ môi trường nơi công cộng và bảo vệ môi trường đối với các hộ gia đình tại đô thị............................................................................................. 45 2.1.3. Một số quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị.... 51 2.1.4. Nhận xét, đánh giá pháp luật bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................................... 62 4
  4. 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị tại địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................ 65 2.2.1. Những kết quả đạt được.................................................................. 65 2.2.2. Những hạn chế, yếu kém................................................................. 68 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém .................................... 71 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................ 74 3.1. Tính cấp thiết của việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay ....................................................................................... 74 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay .................................................................................................. 81 3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay ....................................................................................... 81 3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay ................................................................. 87 KẾT LUẬN............................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................ 95 5
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống, sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia và nhân loại. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra có tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế, xã hội của mọi quốc gia, trong đó có ảnh hưởng nhiều mặt tới môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường trở thành vấn đề cấp bách trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có nội dung bảo vệ môi trường đô thị. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm tới bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường đô thị nói riêng. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường như mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu, sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường tại các đô thị... vẫn diễn ra, gây tác hại cho con người. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, như ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp, chưa áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào bảo vệ môi trường, đặc biệt hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu đồng bộ, việc thực hiện pháp luật về môi trường còn kém hiệu quả. Ở Việt Nam, các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường đô thị hiện nay chưa được quan tâm đúng mức từ các nhà lập pháp, các nhà quản lý và các chủ thể. Hoạt động ban hành, triển khai, thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị còn bất cập, hạn chế. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường đô thị nói riêng là yêu cầu mang tính bức xúc và khách quan hiện nay. Thành phố Hà Nội - thủ đô nghìn năm văn hiến của chúng ta là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính, hành chính, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao lưu 6
  6. trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trong quá trình phát triển, Thủ đô Hà Nội vẫn còn phải đương đầu với nhiều thách thức, trong đó có những thách thức về bảo vệ môi trường đô thị. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị - thực tiễn tại địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ luật học, với hy vọng qua nghiên cứu, trình bày một số vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị tại địa bàn thành phố Hà Nội sẽ đưa ra được một số giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở thành phố Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu Đề tài luận văn mà tác giả lựa chọn là vấn đề còn khá mới ở nước ta. Ở Việt Nam có rất ít công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, nhất là nghiên cứu dưới khía cạnh pháp lý. Phần lớn các công trình đã công bố chủ yếu nghiên cứu về đô thị trên phương diện đô thị học và quản lý đô thị, trong đó có đề cập vấn đề môi trường nên không nghiên cứu sâu về pháp luật bảo vệ môi trường đô thị. Hay các công trình đã công bố nghiên cứu về pháp luật bảo vệ môi trường nói chung hoặc các mảng pháp luật môi trường như pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, pháp luật về bảo tồn di sản, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí… Ví dụ như: Võ Kim Cương (2006), Chính sách đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội; PGS, TS Nguyễn Đức Khiển (2009), Quản lý môi trường đô thị, NXB Nông nghiệp, Hà Nội; Đinh Quỳnh Phượng (2011), Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Phong Bình (2007), Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội... 7
  7. Kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học có liên quan là tài liệu tham khảo rất hữu ích trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn của tác giả. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay và thực hiện pháp luật về môi trường đô thị tại địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường đô thị. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn thi hành tại địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng. 4. Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở của quan niệm môi trường là môi trường tự nhiên, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường đô thị; trình bày, đánh giá một số vấn đề cơ bản về thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường đô thị và thực tiễn pháp luật bảo vệ môi trường đô thị tại địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng. 5. Những đóng góp của đề tài Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa nhất định trong việc làm rõ các vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường đô thị, thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay. 8
  8. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước, những nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị; tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, về pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật bảo vệ môi trường đô thị nói riêng. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, như: phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể và một số phương pháp khác: so sánh, thống kê, hệ thống hóa... 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường đô thị. Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn thực hiện tại địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay. 9
  9. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ 1.1. Khái niệm và đặc điểm về môi trường đô thị 1.1.1. Khái niệm môi trường đô thị 1.1.1.1. Khái niệm về môi trường Về khái niệm môi trường, hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng, môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước, không khí, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng chịu sự tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần thiết cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Hiểu theo nghĩa hẹp, môi trường không bao gồm tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ có các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội…[57, 1]. Dưới góc độ ghi nhận trong pháp luật, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005). 10
  10. Như vậy, môi trường là tất cả những gì có xung quanh con người, cung cấp cho con người điều kiện sống và phát triển, được thể hiện qua các chức năng cơ bản sau: - Môi trường là không gian sống của con người và thế giới các loài sinh vật. Đó là khoảng không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống của con người như: nhà ở, nơi nghỉ ngơi, nơi sản xuất... - Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất cũng như sự phát triển của con người, như rừng tự nhiên, các loài động thực vật, các loại quặng, dầu mỏ… Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội loài người. - Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải của quá trình sinh hoạt trong cuộc sống của con người và của quá trình sản xuất. Trong quá trình sinh sống và phát triển xã hội, con người một mặt khai thác các nguồn tài nguyên để sinh hoạt và sản xuất các loại hàng hóa khác nhau nhưng lại thải vào môi trường các chất thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất đó. Các chất thải có nhiều nguồn khác nhau như: Các chất thải công nghiệp được thải ra từ các xí nghiệp, nhà máy (các loại bụi khí, phế liệu từ kim loại, đồ gỗ, chất dẻo…); các chất thải trong nông nghiệp (các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…); các chất thải sinh hoạt gồm nước thải, rác thải sinh hoạt, các loại khí bụi của lò bếp; các khí thải của các phương tiện giao thông vận tải như xe máy, ô tô, tàu thủy… - Môi trường có khả năng bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài; là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. Ví dụ, tầng Ôzôn trong khí quyển hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời. 11
  11. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Điều này được lý giải bởi môi trường trái đất là nơi cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người; cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như mưa bão, động đất, núi lửa...; cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để nghiên cứu, tham quan, du lịch và thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hóa khác [57, 4]. Như vậy, với những chức năng trên, môi trường có vai trò vô cùng quan trọng với con người. Con người không thể tồn tại nếu thiếu môi trường. Vì thế, con người cần phải tạo ra sự hòa hợp với môi trường mình đang sống, nếu không có sự phù hợp, thì có nghĩa là con người đang tự hủy diệt mình. Do vậy, con người cần giữ gìn và bảo vệ, cải thiện môi trường. Điều đó cũng đồng thời với việc con người đang bảo vệ, cải thiện cuộc sống của chính mình. 1.1.1.2. Khái niệm về đô thị Sự phát triển của phân công lao động xã hội, đặc biệt là sự hình thành và phát triển của công nghiệp và thương mại đã dẫn tới sự hình thành và phát triển một loại hình kết cấu kinh tế - xã hội mới là các điểm dân cư gắn với hoạt động sản xuất tập trung có tính công nghiệp, mang tính chuyên môn hóa và mang sắc thái khác với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đó là hình thái ban đầu của đô thị. Theo quan điểm chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới thì “đô thị được hiểu là nơi tập trung dân cư đông đúc, là trung tâm của một vùng lãnh thổ với hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ” [59, 12]. 12
  12. Còn theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, đô thị được định nghĩa là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp [61, 99]. Dưới góc độ pháp lý, đô thị được hiểu là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [47]. Để được công nhận là đô thị, khu dân cư đó phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định, bao gồm: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định; quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên; mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động; hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật (đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị; đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững); kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô 13
  13. thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên [25]. Đó cũng là các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị của một quốc gia. Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương nhất định. Đô thị có ba đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, đô thị có một cấu trúc hoàn chỉnh, đồng bộ và luôn vận động. Hệ thống cấu trúc hạ tầng của đô thị bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội. Sự vận động của đô thị là các hoạt động của nền kinh tế - xã hội trên cơ sở cấu trúc của hệ thống hạ tầng đó. Thứ hai, đô thị luôn luôn phát triển. Sự hình thành và phát triển của đô thị luôn gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của loài người, đặc biệt là từ khi xuất hiện nền kinh tế hàng hóa. Do đó, đô thị hình thành và phát triển chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế - xã hội, đặc biệt là các quy luật của nền kinh tế thị trường. Các tác động này là thời cơ và cũng là thách thức cho sự phát triển ổn định và bền vững của đô thị. Thứ ba, sự vận động và phát triển của đô thị có thể điều khiển được. Đô thị được hình thành và phát triển theo các quy luật khách quan của nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, con người có thể định hướng, can thiệp vào sự phát triển của đô thị theo ý chí chủ quan của mình dựa vào những quy luật nhất định. Ví dụ: để trở thành khu đô thị du lịch thì phải đầu tư vào hạ tầng cơ sở dịch vụ, khu đô thị khoa học công nghệ thì phải đầu tư vào giáo dục và đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao... 1.1.1.3. Khái niệm môi trường đô thị Từ những khái niệm về môi trường và đô thị nêu trên, chúng ta có thể 14
  14. hiểu môi trường đô thị là môi trường sống, nơi cư trú và diễn ra các hoạt động của dân cư đô thị. Môi trường đô thị bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, yếu tố vật chất và phi vật chất có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của thiên nhiên và con người tại các điểm dân cư trong đô thị. Môi trường đô thị gồm rất nhiều thành phần khác nhau như nhà ở, các công trình công cộng, hạ tầng giao thông, công viên, cây xanh, các công xưởng nhà máy, các tòa nhà thương mại, hạ tầng môi trường đô thị (cấp nước, cấp điện, xử lý nước thải, quản lý rác thải…). 1.1.2. Đặc điểm môi trường đô thị Trước hết, chúng ta có thể khẳng định môi trường đô thị là một bộ phận của môi trường nên môi trường đô thị mang các đặc điểm, chức năng của môi trường nói chung. Bên cạnh đó, môi trường đô thị cũng có những điểm đặc thù để phân biệt với các khu vực khác: Thứ nhất, môi trường đô thị là không gian sống của cư dân đô thị. Chức năng này đòi hỏi môi trường đô thị phải có một phạm vi không gian thích hợp với cuộc sống của cư dân đô thị. Do đó, môi trường đô thị phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, cảnh quan, xã hội… Yêu cầu về không gian sống của người dân đô thị thường cao hơn các khu vực khác. Tuy nhiên, với quy mô dân số lớn, trình độ phát triển cao, các hoạt động sống của con người tại đô thị như sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh… chủ yếu mang lại các tác động xấu đến môi trường đô thị dẫn đến tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường đô thị ngày càng gia tăng. 15
  15. Thứ hai, môi trường đô thị là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết (như ánh sáng, đất, nước, không khí...) cho cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân đô thị. Đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn các khu vực khác nên nhu cầu về tài nguyên của đô thị cũng cao hơn, cả về số lượng và chất lượng nên môi trường đô thị chịu áp lực về tài nguyên giới hạn. Tính bình quân đầu người, dân số đô thị tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên (như năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa...) gấp 2 - 3 lần so với người dân sinh sống ở nông thôn [7, 5-6]. Thứ ba, môi trường đô thị là nơi chứa đựng rất nhiều chất phế thải do cư dân đô thị tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, gây bệnh tật cho cuộc sống của con người. Trong quá trình sinh sống và phát triển, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi trường, nhất là tại các khu đô thị, với số lượng dân cư đông, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân hủy các chất thải, do đó chất lượng môi trường sẽ giảm, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, có khả năng gây bệnh cho con người. Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010 thì do người dân đô thị tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên gấp 2 - 3 lần so với người dân sinh sống ở nông thôn nên chất thải do dân đô thị thải ra cũng cao gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn. Tại đô thị, khí thải từ các hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp và xây dựng cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, tim mạch… 16
  16. 1.1.3. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường đô thị Với vai trò quan trọng là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định, do vậy, đô thị luôn vận động và phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành, vận động và phát triển đó, rất nhiều đô thị ở Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường, nhất là khi đô thị hóa được đẩy mạnh với tốc độ cao và phá vỡ quy hoạch thì ô nhiễm môi trường trong các đô thị có xu hướng gia tăng không kiểm soát được. Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Trong đó, thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng và các yếu tố vật chất khác, là các yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Ô nhiễm môi trường đô thị có thể xảy ra ở hầu hết các thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cư dân đô thị. Tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay thể hiện trên một số thành phần cơ bản như sau: Thứ nhất, ô nhiễm môi trường đất đô thị. Ô nhiễm môi trường đất là kết quả hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt quá giới hạn sinh thái của các quần thể sống trong đất. Ô nhiễm môi trường đất xảy ra khi đất bị nhiễm các hóa chất độc hại có hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép. Đó là do các hoạt động của con người gây ra như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều... với các chất gây ô nhiễm đất phổ biến là hydrocacbon, kim loại nặng, các loại hydrocacbon clo hóa. Ô nhiễm đất tại các đô thị do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Chất thải rắn là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm đất đô thị. Chất thải rắn đô thị 17
  17. phát sinh chủ yếu từ các nguồn: chất thải sinh hoạt; chất thải từ các khu thương mại; từ các công trình xây dựng; từ các dịch vụ công cộng; từ các nhà máy xử lý; từ các nhà máy công nghiệp; từ các hoạt động nông nghiệp; từ các cơ quan, bệnh viện, trường học... Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2004, lượng chất thải rắn đô thị bình quân khoảng 0,9kg - 1,2 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và dao động từ 0,5kg - 0,65 kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên 1,45 kg/người/ngày ở khu vực đô thị. Từ năm 2003 đến năm 2008, trên phạm vi toàn quốc, lượng chất thải rắn phát sinh trung bình tăng từ 150% - 200%, chất thải rắn sinh hoạt đô thị tăng trên 200%, chất thải rắn công nghiệp tăng 181% và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2015, khối lượng chất thải rắn phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm, đặc biệt là chất thải rắn đô thị và công nghiệp [7, 109-110]. Bên cạnh đó, khói bụi, khí độc hại do sản xuất, giao thông, sinh hoạt, xây dựng cơ bản trong vùng đô thị theo nước mưa chảy xuống, thấm vào lòng đất khiến cho chất lượng đất đô thị ngày càng xấu. Thêm nữa là ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm do việc quản lý kém cũng đang làm cho ô nhiễm đất đô thị gia tăng. Tình trạng ô nhiễm đất như dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Nếu sử dụng nguồn nước hoặc sản phẩm trồng trọt có dư thừa Nitrat (từ đạm chuyển hóa thành), con người có khả năng bị nhiễm hội chứng trẻ xanh (tắc nghẽn vận chuyển ô xy trong cơ thể trẻ em) và gây bệnh ung thư dạ dày ở người lớn. Thứ hai, ô nhiễm môi trường nước đô thị. Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở 18
  18. nên độc hại với con người và sinh vật. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư các đô thị ngày càng tăng nhanh do tăng dân số và sự phát triển các dịch vụ đô thị. Hiện nay, hầu hết các đô thị đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hoặc nếu có thì tỷ lệ nước được xử lý còn rất thấp so với yêu cầu. Bởi vậy, tình trạng nhiều khu công nghiệp, nhà máy, khu đô thị... xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông, hồ đã gây ô nhiễm nguồn nước. Thực trạng các đô thị ở Việt Nam cho thấy, nhiều sông, hồ bao quanh các đô thị không đảm bảo các tiêu chuẩn để khai thác cung cấp nước sạch cho đô thị (do chất độc hóa học, vi trùng, độ đục quá cao…). Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe của con người có thể thông qua hai con đường: một là do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả và thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm; hai là do tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động. Theo thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm hiện nay có nguyên nhân liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm. Điển hình nhất là bệnh tiêu chảy cấp. Ngoài ra, có nhiều bệnh khác như tả, thương hàn, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm não, ung thư... [7, 146]. Còn đối với các loài sinh vật, ô nhiễm nước làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hóa được, giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Thứ ba, ô nhiễm môi trường không khí đô thị. Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi. Đó là do việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, 19
  19. điôxít lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon, và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và các phương tiện giao thông. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể bị thúc đẩy, chức năng của phổi bị suy giảm; gây bệnh hen suyễn, viêm phế quản; gây ung thư, suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người. Đặc biệt, ở các đô thị, khói bụi, khí độc hại do sản xuất, giao thông, sinh hoạt, xây dựng cơ bản, mùi hôi thối của các cống rãnh, kênh mương tiêu thoát nước đã làm cho ô nhiễm không khí đô thị gia tăng. Thứ tư, ô nhiễm tiếng ồn đô thị. Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc các loài động vật. Tai người không thể chịu đựng được những âm thanh phát ra với cường độ quá lớn. Thông thường, khi mức cường độ âm thanh đạt tới 140 decibel (dB) thì người nghe sẽ cảm thấy chói tai. Tiếng ồn là một dạng ô nhiễm môi trường rất nguy hại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng lại ít được quan tâm như các loại ô nhiễm khác. Ô nhiễm tiếng ồn phổ biến ở hầu hết các đô thị. Theo PGS. TS Nguyễn Đinh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Tài nguyên - Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, người đã thực hiện nhiều nghiên cứu về tiếng ồn thì trong ba nguồn gây tiếng ồn chính ở đô thị, gồm hoạt động công nghiệp, giao thông, xây dựng - dịch vụ thì tiếng ồn giao thông là nặng nề nhất. Ông Nguyễn Đinh Tuấn nhận xét: “Các phương tiện giao thông đều xả tiếng ồn ra môi trường, nhất là trong giờ cao điểm. Khi mật độ xe cộ cao, tiếng ồn của đủ loại phương tiện, từ xe máy, taxi, xe buýt, đến các loại xe tải đã cộng hưởng, gây ra tiếng ồn rất lớn. Những người dân sống ở hai bên đường phố của những khu vực đó phải gánh chịu cả tiếng ồn lẫn ô nhiễm không khí” [49]. 20
  20. Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính giác. Vì thế ô nhiễm tiếng ồn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và hành vi của con người, làm cho con người có thể mắc bệnh huyết áp cao, bệnh tim, bệnh điếc, gây chứng mất ngủ, khó chịu, khó tiêu, ợ nóng… và còn có thể gây ra bệnh tâm thần nếu thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn. Như vậy, quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người tại các đô thị tác động rất lớn đến môi trường đô thị, ô nhiễm môi trường đô thị nằm trong tình trạng đáng báo động. Do đó, bảo vệ môi trường đô thị mang tính cấp thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Để bảo vệ môi trường đô thị, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia có nhiều cách khác nhau như biện pháp tổ chức - chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học - công nghệ, biện pháp giáo dục, biện pháp pháp lý… trong đó biện pháp pháp lý hay công cụ pháp luật là cách thức hữu hiệu nhất được tất cả các quốc gia trên thế giới sử dụng để bảo vệ môi trường nói chung cũng như bảo vệ môi trường đô thị nói riêng. 1.2. Khái niệm, nội dung và vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường đô thị 1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường đô thị Theo khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 thì bảo vệ môi trường được hiểu là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Bảo vệ môi trường đô thị là một nội dung của công tác bảo vệ môi trường, nên chúng ta có thể hiểu bảo vệ môi trường đô thị là các hoạt động do cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân tiến hành nhằm đạt được các mục đích sau: 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2