intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

39
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tổng hợp và phân tích để đưa ra bức tranh tổng quan về các quy định, chính sách pháp lý tác động trực tiếp, gián tiếp đến loại hình Doanh nghiệp xã hội dưới góc độ là một doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật Doanh Nghiệp Việt Nam trên cơ sở so sánh với các quy định pháp luật của các quốc gia khác... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ___________ NGUYỄN THỊ THỦY PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. Hồ Chí Minh –Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ THỦY PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Chuyên ngành: Luật Kinh Tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. DƯƠNG ANH SƠN TP. Hồ Chí Minh –Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Thủy –Mã số học viên :7701240784A, là học viên lớp cao học Luật khóa 24 chuyên ngành Luật Kinh Tế, Khoa Luật,trường Đại Học Kinh Tế TP HCM là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài: “Pháp puật về doanh nghiệp xã hội” . Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung trình bày trong luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học đã được phân công. Trong luận văn có sử dụng trích dẫn một số ý kiến quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được ghi chú trích dẫn nguồn cụ thể, và có thể kiểm chứng. Tôi xin cam đoan các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực Học viên thực hiện Nguyễn Thị Thủy
  4. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài nghiên cứu: “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội” Đóng góp của luận văn: Tổng hợp và phân tích để đưa ra bức tranh tổng quan về các quy định, chính sách pháp lý tác động trực tiếp, gián tiếp đến loại hình Doanh nghiệp xã hội dưới góc độ là một doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật Doanh Nghiệp Việt Nam trên cơ sở so sánh với các quy định pháp luật của các quốc gia khác; Giải thích các nguyên nhân tại sao loại hình Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam chưa phát triển ở khía cạnh pháp lý để đề xuất các giải pháp khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này tại Việt Nam. Báo cáo xem xét Doanh nghiệp xã hội dưới góc độ là một doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, không đi sâu vào việc so sánh, đánh giá loại hình Doanh nghiệp xã hội với các tổ chức NGO, các tổ chức xã hội khác. Kết cấu của Luận văn gồm ba chương Chương 1: Khái quát về Doanh nghiệp xã hôi Chương 2: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội Chương 3: Thực trạng và các kiến nghị cải cách pháp luật để thúc đẩy sự phát triển loại hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.
  5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT LUẬN VĂN DANH MỤC VIẾT TẮT MỞ ĐẦU.................................................................................................................... iv CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI .......................................................... 1 1.1 Khái niệm và đặc điểm của Doanh nghiệp xã hội ............................................. 1 1.1.1 Khái niệm về Doanh nghiệp xã hội ....................................................... 1 1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội ........................................................ 3 1.1.3 Sự cần thiết phải thành lập và điều chỉnh bằng pháp luật đối với loại hình Doanh nghiệp xã hội .................................................................................... 5 1.2 Các quy định pháp luật về doanh nghiệp xã hội ................................................ 8 1.2.1 Thành lập Doanh nghiệp xã hội ............................................................. 8 1.2.2 Chuyển đổi thành Doanh nghiệp xã hội............................................... 14 1.2.3 Chuyển từ Doanh nghiệp xã hội sang loại hình doanh nghiệp khác.... 16 1.2.4 Huy động vốn của Doanh nghiệp xã hội............................................. 17 1.2.5 Sử dụng vốn ......................................................................................... 20 1.2.6 Mua lại, chuyển nhượng và giảm vốn.................................................. 23 1.2.7 Phân phối lợi nhuận ............................................................................. 25 1.2.8 Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp xã hội..................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC KIẾN NGHỊ CẢI CÁCH PHÁP LUẬT ĐỂ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................... 29 2.1 Quá trình hình thành và phát triển Doanh nghiệp xã hội trên thế giới và tại Việt Nam .................................................................................................................... 29 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Doanh nghiệp xã hội trên thế giới 29 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. 33 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp xã hội. ................... 34
  6. 2.2.1 Môi trường chính trị và pháp lý . ......................................................... 34 2.2.2 Môi trường xã hội và văn hóa .............................................................. 36 2.2.3 Môi trường thể chế ............................................................................... 37 2.3 Thực trạng và khó khăn của Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam ..................... 38 2.4 Một số chính sách pháp luật quốc tế trong việc hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển doanh nghiệp xã hội ........................................................................................... 46 2.4.1 Chính sách pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp xã hội tại nước Anh. ........ 46 2.4.2 Chính sách pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp xã hội tại Thái Lan. ......... 47 2.4.3 Chính sách pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp xã hội tại Hàn Quốc. ....... 49 2.5 Các kiến nghị pháp luật khuyến khích hỗ trợ các Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam .................................................................................................................... 51 2.5.1 Cụ thể hóa bằng các quy định của pháp luật liên quan đến ưu đãi về vốn đầu tư cho doanh nghiệp xã hội .................................................................. 54 2.5.2 Xây dựng quy chế kiểm soát tài chính riêng dành cho doanh nghiệp xã hội. 55 2.5.3 Quy định cụ thể về chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp xã hội .. 57 3 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 01 –THỦ TỤC, ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN PHỤ LỤC 02- KHẢO SÁT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM PHỤ LỤC 03-CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI, DOANH NGHIỆP XÃ HỘI THAM KHẢO TRONG BÀI VIẾT
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế -Organization for Economic Cooperation and Development TSEO: Văn phòng Doanh nghiệp Xã hội Thái Lan -Thai Social Enterprise Office CIEM: Trung Tâm Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - Central Institute for Economic Management CSIP: Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng -Centre for Social Initiatives Promotion HTX: Hợp tác xã CEP: Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Capital, Employment, Poor) NGO: Các tổ chức xã hội phi chính phủ- Non-governmental organization CIC & CICs: Công ty vì lợi ích cộng đồng -Community Interest Company L3C: Công ty lợi nhuận thấp-Low-profit limited liability company CICs Reg 2005 (UK): Community Interest Companies Regulator 2005 , UK
  8. MỞ ĐẦU BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng trong phát triển và giảm nghèo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về kinh tế, thách thức về các vấn đề xã hội đối với thế giới càng trở nên gay gắt cũng nổi lên đe dọa đến sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của các nước , đó là các vấn đề: gia tăng dân số, giải quyết việc làm, tham nhũng, tệ nạn xã hội, bất bình đẳng về thu nhập, chênh lệch giàu –nghèo, khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, bất bình đẳng về giới, sự yếu kém của hệ thống an sinh xã hội và bảo hiểm, yếu kém của thể chế dẫn đến yếu kém trong điều hành quốc gia là những thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển,v.v…Trách nhiệm giải quyết các vấn đề xã hội nhìn chung vẫn là trách nhiệm của các Nhà nước. Tuy nhiên, trong khi nguồn lực của Nhà nước còn hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụ công và giải quyết các vấn đề xã hội thì cần thiết phải có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội tham gia vào quá trình giải quyết các thách thức này.Doanh nghiệp xã hội chính là một trong những nhân tố có thể tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề nêu trên. Đóng góp của doanh nghiệp xã hội tập trung vào các lĩnh vực: cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mang tính sáng tạo phù hợp với nhu cầu của cộng đồng có hoàn cảnh đặc biệt (người khuyết tật, người có hiv/aids; tạo cơ hội hòa nhập xã hội thông qua các chương trình đào tạo phù hợp, tạo cơ hội việc làm; đưa ra các giải pháp mới cho những vấn đề xã hội chưa được đầu tư rộng rãi như biến đổi khí hậu, năng lượng thay thế, tái chế... Doanh nghiệp xã hội mang lại nhiều lợi ích cho xã hội như phục vụ cộng đồng, đặc biệt phục vụ tầng lớp yếu thế trong xã hội. Doanh nghiệp xã hội là những doanh nghiệp bổ trợ cho nhà nước, doanh nghiệp nói chung trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Doanh nghiệp xã hội cũng tạo ra sự phát triển công bằng hơn giữa 3 trụ cột là nhà nước, thị trường và xã hội. Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội còn phát triển và khuyến khích các sáng kiến xã hội cũng như đóng góp lớn vào việc nâng cao nhận thức và ý thức cộng đồng, xã hội trong các vấn đề xã hội. Phương thức để doanh nghiệp xã hội góp phần giải quyết một trong những vấn đề xã hội quan trọng nhất trên thế giới, đó là tạo việc làm, và tạo ra những giá trị xã hội.Để vượt qua những thách thức và góp phần giải quyết những
  9. vấn đề đặt ra cần có một nỗ lực đột phá trên quy mô toàn cầu, bao gồm việc nâng cao nhận thức cho các đối tượng khác nhau về doanh nghiệp xã hội, tạo điều kiện vững chắc để phát triển và tăng cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp xã hội trên thế giới. Việt Nam là quốc gia có những điều kiện và mô hình tiêu biểu để phát triển loại hình doanh nghiệp xã hội. Nhưng Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam vẫn chưa phát triển như khả năng và kỳ vọng của xã hội. Kinh tế việt nam vẫn nằm trong khu vực các quốc gia đang phát triển. Việt nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác phải đối mặt với các vấn đề về gia tăng dân số, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ đói nghèo và phân hóa giàu nghèo giữa các khu vực, các vấn đề về an sinh xã hội khác như tình trạng ô nhiễm môi trường, số người nhiễm HIV, vấn đề về người khuyết tật, vv.. Theo thống kê của Bộ LĐ-TBXH, cả nước có hơn 2,31 triệu hộ nghèo (chiếm tỉ lệ 9,79% so với tổng số hộ dân cư trên toàn quốc) và hơn 1,24 triệu hộ cận nghèo (chiếm tỉ lệ 5,27%) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2020. “Với 24 triệu người chiếm 28% dân số thuộc diện đối tượng cần hỗ trợ bao gồm hộ nghèo và cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người mãn hạn tù, người nhiễm HIV/AIDS, người già neo đơn. Đồng thời hàng loạt các vấn đề xã hội nẩy sinh và chưa giải quyết được hết như bạo lực xã hội, lối sống không lành mạnh, stress của dân đô thị, giáo dục và y tế quá tải và bất hợp lý, thực phẩm an toàn, xử lý rác thải, ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn văn hóa …. thì sự đồng hành của DN cùng với Chính phủ chạm đến vấn đề gốc rễ sâu xa là vấn đề xã hội làm cho cộng đồng trở nên nhân văn hơn.”1 Do đó, doanh nghiệp xã hội tại việt nam sẽ có cơ hội lớn để phát triển và cùng với nhà nước tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội. Luật Doanh 2014 lần đầu tiên khai sinh khái niệm Doanh nghiệp xã hội trong hệ thống pháp lý của Việt Nam. Nhưng đến tháng 12/2015, vẫn chưa có doanh 1 Thanh Lan Nguyễn, "Doanh nghiệp xã hội: Những chồi mới của vườn kinh tế Việt", báo Diễn đàn doanh nghiệp
  10. nghiệp nào chính thức được thừa nhận pháp lý là Doanh nghiệp xã hội do việc đăng ký chuyển đổi mô hình hay thành lập mới Doanh nghiệp xã hội chưa tiến hành được vì thiếu thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 96/2015/NĐ-CP . Điều đó có nghĩa là, trước đó, Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam chưa có môi trường pháp lý tốt để phát triển mặc dù đã có sẵn “con giống tốt” và “các điều kiện tốt” khác để phát triển. Nghị định 96/2015/NĐ-CP đã tạo ra khung pháp lý cơ bản cho doanh nghiệp xã hội từ việc đăng ký thành lập, kêu gọi vốn, quản lý doanh nghiệp, các chính sách ưu đãi chung về cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế, vay vốn tín dụng. Mặc dù vậy, hầu hết mọi người đều chưa hiểu và nhận thức rõ về doanh nghiệp xã hội và các chính sách pháp luật còn nhiều điểm chưa thật sự đi vào thực tiễn. Việc đăng ký doanh nghiệp của Doanh nghiệp xã hội dưới loại hình doanh nghiệp tương đối đơn giản, nhưng quan trọng là làm thế nào Doanh nghiệp xã hội thống nhất và đáp ứng quyền lợi cho các nhà đầu tư khác nhau khi họ tham gia vào doanh nghiệp xã hội với các mục tiêu khác nhau. Điều hành một doanh nghiệp với mục tiêu và sứ mệnh xã hội phải là người có tâm, có tầm, và có khả năng kinh tế để theo đuổi. Đây là một thách thức với bất kỳ cá nhân nào khi tham gia điều hành Doanh nghiệp xã hội. Có thể thấy, ngoại trừ các doanh nghiệp nhà nước có đặc điểm giống với hình thức Doanh nghiệp xã hội trong Luật, phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động như những doanh nghiệp xã hội hiện tại chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực dịch vụ, sáng tạo như đào tạo việc làm, dạy nghề cho người khuyết tật, dịch vụ về du lịch, công nghệ thông tin, vv... CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật về Doanh nghiệp xã hội, hiệu quả của loại hình Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam hiện nay, tác giả xác định đề tài này cần giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, Doanh nghiệp xã hội khác với doanh nghiệp thông thường như thế nào và các vấn đề về chính sách pháp luật và thực thi pháp luật hiện hành ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của loại hình Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam?
  11. Thứ hai, chính sách pháp lý như thế nào để thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này tại Việt Nam? Để trả lời hai câu hỏi phía trên, bài luận văn được chia làm 2 chương tương ứng với ba vấn đề: Chương 1, làm rõ sự khác biệt giữa Doanh nghiệp xã hội và các loại hình doanh nghiệp khác. So sánh các quy định pháp lý liên quan giữa Việt Nam và một số quốc gia khác để trả lời câu hỏi tại sao loại hình này chưa phát triển như khả năng tiềm tàng–trong đó phân tích tập trung các nguyên nhân liên quan đến hệ thống quy định pháp luật. Trong đó phân tích sâu về các quy định pháp luật trong việc Quy trình, thủ tục thành lập Doanh nghiệp xã hội; Các quy định trong việc tạo lập nguồn vốn của Doanh nghiệp xã hội (vốn tự có và vốn tài trợ; Phân chia lợi nhuận của Doanh nghiệp xã hội như thế nào; Quy định về giải thể, phá sản đối với doanh nghiệp xã hội; Các chính sách ưu đãi dành cho Doanh nghiệp xã hội như : Ưu đãi trong việc vay vốn, chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ khả năng tiếp cận thị trường cho Doanh nghiệp xã hội,.. Chương 2,trình bày về thực trạng của Doanh nghiệp xã hội tại một số nước và doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, dựa trên kết quả phân tích, so sánh đối chiếu giữa các quy định của Pháp luật Anh và một số quốc gia khác trên thế giới trong vấn đề tương tự và đề xuất các chính sách pháp lý phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. CÁC GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU Thứ nhất, chính sách pháp luật của quốc gia có ảnh hưởng đáng kể đến việc phát triển loại hình doanh nghiệp xã hội. Thứ hai, việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác trong những điều kiện tương đương và điều kiện có thể thực hiện được ở Việt Nam để phát triển loại hình doanh nghiệp xã hội sẽ giúp loại hình doanh nghiệp này mau chóng góp phần giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách tại Việt Nam hiện nay đồng thời đóng góp tỷ trọng đáng kể hơn trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam.
  12. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. Cho đến nay, các đề tài nghiên cứu và công trình khoa học của Việt Nam chuyên biệt về doanh nghiệp xã hội chung còn chưa nhiều, và hoặc là tập trung phân tích dưới góc độ kinh tế-xã hội- quản trị doanh nghiệp, hoặc là tập trung vào phân tích nhằm mục tiêu ghi nhận và hoàn thiện khung pháp lý về Doanh nghiệp xã hội vào trong Luật Việt Nam ở thời điểm trước 2014. Kể từ khi Luật Doanh Nghiệp 2014 và Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh Nghiệp 2014 luật định rõ về Doanh nghiệp xã hội, vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu ở khía cạnh pháp lý, so sánh và giải thích các nguyên nhân tại sao loại hình Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam chưa phát triển để từ đó đề xuất các giải pháp khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Công trình nghiên cứu công phu và hoàn chỉnh nhất về Doanh nghiệp xã hội trước 2014 tại Việt Nam có thể kể đến là Báo cáo “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam –Khái niệm, bối cảnh và chính sách” của Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh, Trần Thị Hồng Gấm;do viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) ,Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP), Hội đồng AnhViệt Nam phát hành năm 2012. Báo cáo này đã phân tích rõ quá trình phát triển của doanh nghiệp xã hội nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc trưng kinh tế xã hội của doanh nghiệp xã hội. Báo cáo cũng đưa ra một số kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp xã hội tại các quốc gia Anh, Mỹ , Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore và đề xuất các phương án nhằm phát triển loại hình doanh nghiệp này tại Việt Nam. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, bối cảnh của báo cáo là năm 2012 là thời điểm mà doanh nghiệp xã hội chưa được Luật hóa tại Việt Nam và hầu hết các kiến nghị cải cách liên quan đến pháp luật về doanh nghiệp xã hôi. để định danh doanh nghiệp xã hội đã được pháp luật Việt Nam bổ sung trong Luật mới. Ngoài ra, bài báo cáo thiên về chính sách kinh tế-xã hội nói chung nên vẫn chưa làm nổi bật các khía cạnh mang tính pháp lý liên quan đến sự phát triển doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.
  13. Một số bài bình luận, trao đổi khác: “Tiềm năng phát triển doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam”- Nguyễn Thường Lạng - Đại học Kinh tế Quốc dân (2012); “Phát huy vai trò vườn ươm doanh nghiệp xã hội” -Nguyễn Thường Lạng - Đại học Kinh tế Quốc dân (2015). Các bài bình luận này cũng tham khảo tinh thần của báo cáo “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam –Khái niệm, bối cảnh và chính sách” nêu trên và cũng đặt trong bối cảnh trước khi Luật Doanh Nghiệp 2014 được ban hành. Tương tự, một số đề tài nghiên cứu khác cũng tập trung vào khía cạnh kinh tế xã hội hơn là khía cạnh pháp lý khi phân tích và đánh giá về thực trạng và các chính sách phát triển loại hình Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Ngoài ra, kể từ khi có dự thảo Luật Doanh Nghiệp 2014 sửa đổi đến nay, có rất nhiều các bài báo tham gia đóng góp, đề xuất, bình luận về cách thức phát triển Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam trên các trang thông tin điện tử, báo giấy, tạp chí,...Tựu chung lại, các bài báo chỉ mang tính phân tích các đặc điểm của Doanh nghiệp xã hội và tầm quan trọng của Doanh nghiệp xã hội trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, đưa ra các đánh giá và kiến nghị cải cách mang tính phổ quát. Gần đây nhất là bài viết: “Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam- Phan Thị Thanh Thủy, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tâp̣ 31, Số 4 (2015) 56-64 đã phân tích chi tiết các hình thức Pháp lý về doanh nghiệp xã hội trong pháp luật Anh và so sánh với pháp luât Việt Nam và đề xuất một số giải pháp trong việc khuyến khích, hỗ trợ việc thành lập doanh nghiệp xà hội. Luận Văn Ths Luật Học “ Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Trần Minh Hiền –Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội do Tiến sĩ Phan Thị Thanh Thủy hướng dẫn chỉ nhắc lại các nghiên cứu đã được phân tích trong báo cáo “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam –Khái niệm, bối cảnh và chính sách” nêu trên và đề cập đến các quy định mới về doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh Nghiệp 2014 và chưa đi sâu phân tích và so sánh với các quy định pháp luật của các quốc gia khác.
  14. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của đề tài là tổng hợp và phân tích để đưa ra bức tranh tổng quan về các quy định, chính sách pháp lý tác động trực tiếp, gián tiếp đến loại hình Doanh nghiệp xã hội dưới góc độ là một doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật Doanh Nghiệp Việt Nam trên cơ sở so sánh với các quy định pháp luật của các quốc gia khác; Giải thích các nguyên nhân tại sao loại hình Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam chưa phát triển ở khía cạnh pháp lý để đề xuất các giải pháp khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này tại Việt Nam. Báo cáo xem xét Doanh nghiệp xã hội dưới góc độ là một doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, không đi sâu vào việc so sánh, đánh giá loại hình Doanh nghiệp xã hội với các tổ chức NGO, các tổ chức xã hội khác. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với đặc thù của ngành Luật học, các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài này đều là các phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: Phương pháp so sánh, phân tích luật và nghiên cứu học thuyết pháp lý được áp dụng chủ yếu để giải quyết câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Các vấn đề về chính sách và thực thi pháp luật hiện hành ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của loại hình Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam? Phương pháp nghiên cứu cải cách pháp luật được áp dụng chủ yếu để đưa ra những kiến nghị giúp vận dụng hữu hiệu pháp luật, và trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Chính sách pháp lý như thế nào để thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này? PHẠM VI NGHIÊN CỨU Để thực hiện mục đích trên, mục tiêu nghiên cứu của bài luận bao gồm: Thứ nhất, nghiên cứu về thực trạng các loại hình tổ chức của Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam hiện nay và các chính sách pháp luật hiện hành đối với loại hình doanh nghiệp này và so sánh với pháp luật của các nước khác.
  15. Thứ hai, nghiên cứu về các kinh nghiệm của quốc tế - trong đó tập trung về các chính sách pháp lý trong quá trình phát triển doanh nghiệp xã hội tại quốc gia của họ. Trong bài nghiên cứu này chủ yếu phân tích so sánh pháp luật về Doanh nghiệp xã hội của Anh (được xem như cái nôi của Doanh nghiệp xã hội) với pháp Luật Việt Nam. Ngoài ra , bài viết sẽ phân tích và so sánh thêm với các quy định pháp luật của Thái Lan- là quốc gia có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng và nằm trong cùng khu vực với Việt Nam. Thứ ba, đưa ra các kiến nghị cải cách pháp lý nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.
  16. 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI 1.1 Khái niệm và đặc điểm của Doanh nghiệp xã hội 1.1.1 Khái niệm về Doanh nghiệp xã hội Trong từ điển “Business dictionnary” định nghĩa rằng : Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh phi lợi nhuận, sử dụng con người và lợi nhuận thu được để giúp đỡ các vấn đề xã hội hay môi trường. Chẳng hạn, một doanh nghiệp xã hội có thể cung cấp các dịch vụ có giá trị cho nhu cầu của một số cộng đồng dân cư, họ có thể thực hiện tình nguyện các công việc tư vấn hoặc thậm chí trả tiền cho các dự án làm sạch môi trường.2 Có nhiều khái niệm về doanh nghiệp xã hội nhưng không có định nghĩa thống nhất về doanh nghiệp xã hội. Tùy điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội khác nhau và góc nhìn khác nhau mà các quốc gia có cách định nghĩa khách nhau. Nhưng tựu chung lại, doanh nghiệp xã hội là những doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tối cao là giải quyết các vấn đề xã hội hay bảo vệ môi trường thông qua hoạt động kinh doanh như một doanh nghiệp. Doanh nghiệp xã hội có thể có các hình thức pháp lý khác nhau tùy theo quy định pháp luật của từng quốc gia như : tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức từ thiện, hay các doanh nghiệp. Doanh nghiệp xã hội là loại hình doanh nghiệp đã phát triển lâu đời trên thế giới, đặc biệt tại Vương Quốc Anh. Tuy nhiên, khái niệm “doanh nghiệp xã hội” lại khá mới mẻ ở Việt Nam, và mới chỉ được quan tâm, nhắc đến trong vòng vài năm trở lại đây. Pháp luật Việt Nam lần đầu tiên quy định về loại hình doanh nghiệp xã hội trong Luật doanh nghiệp 2014. Tiêu chí xác định doanh nghiệp xã hội bao gồm: - Được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014; - Có mục tiêu hoạt động là giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và vì lợi ích cộng đồng; 2 “Social enterprise”, Businessdictionary.com
  17. 2 - Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.3 Trong Chiến lược phát triển doanh nghiệp xã hội năm 2002, Chính phủ Anh định nghĩa4: “Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”. Cách định nghĩa này bám sát vào những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp xã hội. Theo đó, việc kinh doanh (business) được hiểu như một mô hình, phương án, giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội mà doanh nghiệp cam kết theo đuổi thông qua hoạt động kinh doanh, chứ không phải việc ràng buộc doanh nghiệp xã hội vào một hình thức công ty cứng nhắc. Mục tiêu xã hội là sứ mệnh cơ bản và tiên quyết của việc thành lập doanh nghiệp. Thêm vào đó, nguyên tắc chung của các doanh nghiệp này là lợi nhuận được tái đầu tư lại cho tổ chức hoặc cộng đồng. Theo cách định nghĩa của Chính phủ Anh, doanh nghiệp xã hội có thể là một tổ chức được thành lập dưới hình thức công ty hoặc một nhóm doanh nghiệp không phải là công ty. Theo đó, một doanh nghiệp xã hội có thể thành lập dưới hình thức “Unincoporated form” do một thương nhân, hoặc một nhóm thương nhân đơn lẻ hợp thành. Trường hợp này doanh nghiệp xã hội không được coi là công ty, không có sự tồn tại độc lập về mặt pháp lý với thương nhân hoặc các thương nhân thành lập nó; và không phải đăng ký kinh doanh. Mặc dù hoạt động kinh doanh hướng tới mục tiêu xã hội nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp xã hội do các thương nhân đơn lẻ làm chủ sẽ bị đánh thuế thu nhập cá nhân, có xem xét giảm trừ, doanh nghiệp xã hội tại Anh cũng có thể thành lập doanh nghiệp xã hội theo hình thức công ty theo Luật Công Ty của Anh hoặc thành lập dưới hình thức Hợp Tác Xã và Hiệp Hội vì lợi ích cộng đồng hoặc các tổ chức từ thiện. Tổ chức OECD định nghĩa5: 3 Điều 10, Luật Doanh Nghiệp 2014 4 Báo cáo nghiên cứu Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, khái niệm, bối cảnh và chính sách,trang 4 5 Báo cáo nghiên cứu Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, khái niệm, bối cảnh và chính sách, trang 5 Thông tin về OECD : Phụ Lục 03- Hộp sô 1
  18. 3 “Doanh nghiệp xã hội là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuỗi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. doanh nghiệp xã hội thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngòai ra, doanh nghiệp xã hội còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường.” Tại Mỹ Khái niệm về doanh nghiệp xã hội nói chung rộng hơn nhiều nơi khác. Trong giới học thuật Mỹ, doanh nghiệp xã hội được hiểu là bao gồm những tổ chức, các doanh nghiệp theo định hướng vì lợi nhuận và tham gia vào các hoạt động công ích xã hội (tổ chức từ thiện của công ty hoặc trách nhiệm xã hội doanh nghiệp). Các doanh nghiệp hai mục tiêu đó (mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu xã hội) làm trung gian với nhiệm vụ hỗ trợ (mục đích xã hội) cho các tổ chức phi lợi nhuận tham gia vào hoạt động thương mại . Đối với tổ chức chỉ bao gồm mục đích xã hội, nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động thương mại có thể chỉ bao gồm hỗ trợ việc tạo ra doanh thu từ các chương trình phi lợi nhuận hoặc các hoạt động đồng thời tạo ra doanh thu và cung cấp chương trình đáp ứng các mục tiêu nhiệm vụ xã hội.6 Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chủ yếu xem xét doanh nghiệp xã hội dưới góc độ là một doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức một công ty theo góc nhín của Luật Doanh nghiệp 2014. 1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội Doanh nghiệp xã hội có các đặc điểm đặc thù và khác biệt cơ bản so với các đặc điểm của các doanh nghiệp thông thường, tổ chức phi lợi nhuận khác. Doanh nghiệp xã hội trước tiên phải là một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh như một doanh nghiệp thông thường. Phần lớn thu nhập của doanh nghiệp xã hội là thông qua hoạt động kinh doanh của mình. Đây là đặc điểm khác biệt của doanh nghiệp xã hội với các tổ chức từ thiện xã hội khác. Doanh nghiệp xã hội thông qua hoạt động kinh doanh của chính mình để giải quyết các vấn đề xã hội và dành phần lớn lợi nhuận thu được để tái phân bổ cho các hoạt động, mục tiêu xã hội đã cam kết. Cũng 6 Janelle A. Kerlin, 2006, “Social Enterprise in the United States and Europe: Understanding and Learning from the Differences”,2.
  19. 4 chính đặc điểm này, doanh nghiệp xã hội ở một góc độ khác được nhìn nhận như là một doanh nghiệp thông thường, đăng ký hoạt động như các loại hình doanh nghiệp khác và tuân thủ các quy định về quản lý doanh nghiệp như các doanh nghiệp thông thường khác. Doanh nghiệp xã hội cũng chịu sự chi phối của thị trường đối với các “sản phẩm” đầu ra của mình và chịu sự cạnh tranh như những doanh nghiệp thông thường khác, hoạt động kinh doanh có lỗ hoặc lợi nhuận như doanh nghiệp thông thường khác. Điều này hoàn toàn khác với các tổ chức từ thiện thông qua các nguồn tài trợ, các quỹ, hoặc kêu gọi lòng hảo tâm của nhiều cá nhân tổ chức khác để thực hiện công việc xã hội của mình. Thông thường các doanh nghiệp xã hội phải tạo ra phần lớn hơn 50% doanh thu của họ để bù đắp chi phí hoạt động bên cạnh các nguồn thu khác ( nhận tài trợ). Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp xã hội mới thành lập, tỷ lệ này có thể thấp hơn và DN phải sử dụng nguồn vốn sẵn có để bù đắp cho các hoạt động của mình. Doanh nghiệp xã hội phải có mục tiêu, sứ mệnh xã hội rõ ràng, được đặt lên hàng đầu, là tôn chỉ, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp đó . Mục tiêu xã hội này phải được thể hiện rõ ràng, công khai, minh bạch trong tài liệu quản lý của doanh nghiệp ngay từ khi đăng ký thành lập. Đặc điểm này làm cho doanh nghiệp xã hội khác biệt với những loại hình doanh nghiệp thông thường khác. Điều đó có nghĩa là, nếu như một doanh nghiệp thông thường, xuất phát từ nhu cầu của xã hội để tạo ra sản phẩm kinh doanh và thu về lợi nhuận, trái lại, doanh nghiệp xã hội xuất phát từ nhu cầu và các vấn đề xã hội để tạo lập mô hình kinh doanh và giải quyết chính nhu cầu xã hội đó. Doanh nghiệp xã hội phải nhận thức một cách rõ ràng về sứ mệnh xã hội của họ và luôn luôn cố gắng để tìm cách thực hiện, giải quyết và tạo ra các giài pháp bền vững, lâu dài cho các vấn đề xã hội. Một đặc điểm khác biệt nữa giữa doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp thông thường nữa đó là, doanh nghiệp xã hội tái đầu tư phần lớn lợi nhuận thu được cho hoạt động vì cộng đồng của mình. Tỷ lệ tái đầu tư tối thiểu bắt buộc tùy thuộc vào pháp luật của địa phương nơi doanh nghiệp xã hội đăng ký thành lập và hoạt động. Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014 của Việt Nam thì tỷ lệ này là 51% . Việc tái đầu tư lợi nhuận không đồng nghĩa với việc tạo ra giá trị xã hội và doanh nghiệp còn có nhiều
  20. 5 cách khác để gia tăng nguồn vốn hoạt động. Tuy nhiên, dưới góc độ kinh tế, quy định về tỷ lệ tái đầu tư trở lại lợi nhuận cho hoạt động của tổ chức hoặc cộng đồng là đặc điểm nhằm phân định mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là vì lợi nhuận ( tối đa hóa giá trị cho các chủ sở hữu , cổ đông) hay vì cộng đồng. Doanh nghiệp xã hội được sở hữu và kiểm soát mang tính xã hội. Cấu trúc sở hữu (vốn góp) và quản lý của doanh nghiệp xã hội có sự tham gia của các tổ chức cộng đồng, các tổ chức và cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan... Điều này cho phép doanh nghiệp xã hội có tính tự chủ cao trong hoạt động của mình đồng thời cũng được giám sát mạnh mẽ bởi các tổ chức xã hội trong việc thực hiện cam kết xã hội của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xã hội cũng khác với các tổ chức từ thiện ở đặc điểm nữa đó là tìm cách trang trải chi phí của riêng mình trong dài hạn (mặc dù khi bắt đầu có thể cần sự trợ giúp), và doanh nghiệp xã hội cũng trả lương hợp lý cho các nhân viên của mình thay vì chủ yếu chỉ dựa vào nguồn vốn tài trợ và sự trợ giúp của các tình nguyện viên để hoạt động. 1.1.3 Sự cần thiết phải thành lập và điều chỉnh bằng pháp luật đối với loại hình Doanh nghiệp xã hội Các doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp vì lợi ích cộng đồng có thể lựa chọn trở thành tổ chức từ thiện, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp mới đủ điều kiện tham gia các giao dịch. Ngoài ra, việc thành lập các doanh nghiệp xã hội thay vì là một tổ chức từ thiện còn có thêm nhiều ưu điểm7 : Trước tiên phải kể đến việc thành lập một doanh nghiệp xã hội dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều so với việc thành lập một quỹ từ thiện. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội thực hiện theo thủ tục tương ứng với loại hình doanh nghiệp tương ứng mà doanh nghiệp đó lựa chọn, đăng ký tại Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Ngược lại, việc đăng ký thành lập một quỹ từ thiện trải qua nhiều thủ tục khắt khe hơn về cả quy định đối với người sáng lập quỹ ( lý lịch tư pháp của các sáng lập viên), quy định về vốn tối thiểu và cơ quan cấp phép hoạt động của 7 Community Interest Companies in UK
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0