Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định
lượt xem 7
download
Đề tài nghiên cứu đạt được các mục đích cơ bản sau đây: Hệ thống hóa, tìm hiểu làm rõ cơ sở lý luận chung của các quy định pháp luật về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước thực hiện; đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định; đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG QUA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2013 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG QUA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Doãn Hồng Nhung HÀ NỘI - 2013 2
- Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn ThÞ LÖ HuyÒn 3
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRANH CHẤP 6 ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về tranh chấp đất đai 6 1.1.1. Khái niệm, các dạng tranh chấp đất đai 6 1.1.2. Nguyên nhân tranh chấp đất đai 14 1.2. Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai 20 1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai 21 1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai 21 1.2.3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai 23 1.2.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai 26 1.3. Một số vấn đề lý luận về cơ quan hành chính nhà nước 30 1.3.1. Khái niệm, phân loại cơ quan hành chính nhà nước 30 1.3.2. Sơ lược về hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta 33 1.4. Cơ sở lý luận về quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp 34 đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước 1.5. Sự cần thiết quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai 36 thông qua cơ quan hành chính nhà nước 4
- Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT 41 TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG QUA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình 41 quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nam Định 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định 41 2.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định 44 2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai thông 46 qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định 2.2.1. Thực trạng chung về tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất 46 đai trên địa bàn tỉnh Nam Định 2.2.2. Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về giải quyết tranh 50 chấp đất đai thông qua các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định 2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp 64 đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định 2.3.1. Những thuận lợi, kết quả đạt được 64 2.3.2. Những khó khăn, tồn tại trong giải quyết tranh chấp đất đai 73 2.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại 75 Chương 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 79 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG QUA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai 79 thông qua cơ quan hành chính nhà nước 3.1.1. Định hướng hoàn thiện về pháp luật về giải quyết tranh chấp 79 đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước 3.1.2. Định hướng cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết 82 tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước 5
- 3.1.3. Định hướng tăng cường hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai 84 thông qua cơ quan hành chính nhà nước 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai 86 thông qua cơ quan hành chính nhà nước 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất 86 đai thông qua các cơ quan hành chính nhà nước 3.2.2. Giải pháp về cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết 96 tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước 3.2.3. Giải pháp tăng cường hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai 104 thông qua cơ quan hành chính nhà nước KẾT LUẬN 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 6
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã QSDĐ : Quyền sử dụng đất TAND : Tòa án nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân 7
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã 43 hội năm 2012 trên địa bàn tỉnh Nam Định 2.2 Số liệu các vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp các huyện, 47 thành phố (tính từ ngày 01/01/2005 đến tháng 9/2011) 2.3 Số liệu thẩm quyền giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, 49 tranh chấp đất đai của các huyện, thành phố (tính từ ngày 01/01/2005 đến tháng 9/2011) 2.4 Số liệu kết quả giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, 50 tranh chấp đất đai của các huyện, thành phố (tính từ ngày 01/01/2005 đến tháng 9/2011) 2.5 Số liệu hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở do các tổ hòa 52 giải cơ sở tiến hành hòa giải (từ năm 1998 đến tháng 9 năm 2008) 8
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tranh chấp đất đai là một hiện tượng phổ biến trong mọi đời sống xã hội. Đối với Việt Nam, trong suốt thời gian từ khi chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai được thiết lập từ năm 1980 cho đến nay, tranh chấp đất đai luôn là vấn đề thời sự, có những diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, sử dụng đất và gây nguy cơ tiềm ẩn sự mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và là điều kiện để các thế lực thù địch tuyên truyền kích động, xuyên tạc, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam… đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì tranh chấp đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung. Để ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn sự mất ổn định chính trị và duy trì khối đại đoàn kết toàn dân, vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong các đạo luật đất đai được ban hành như Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003 đều có quy định về giải quyết tranh chấp đất đai, điều đó đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp về đất đai. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo hai hệ thống cơ quan: hệ thống Tòa án nhân dân các cấp và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Nhằm giúp Nhà nước trong nỗ lực xác lập cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai một cách có hiệu quả, đã có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu về tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai nhưng việc đi sâu nghiên cứu việc giải quyết tranh chấp đất đai do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên phạm vi địa bàn tỉnh Nam Định thì dường như còn ít có 9
- công trình nghiên cứu. Hơn nữa, trên địa bàn tỉnh Nam Định trong những năm gần đây các tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng; tính phức tạp của tranh chấp đất đai không chỉ bắt nguồn từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai, từ những nguyên nhân có tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ… mà còn bị ảnh hướng lớn của nền kinh tế thị trường, đất đai ngày càng có giá trị cao thì thì những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích kinh tế liên quan đến đất đai càng gay gắt. Để góp phần tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh, đề ra các biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai phù hợp, có hiệu quả, không để tranh chấp đất đai phát sinh trở thành "điểm nóng" gây mất ổn định chính trị, tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định thì việc nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước trong phạm vi một tỉnh Nam Định là một việc làm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Với ý nghĩa đó, tôi lựa chọn đề tài: "Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định" làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp về đất đai tiếp cận dưới góc độ pháp lý là một vấn đề không mới ở nước ta. Thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này được công bố; có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Giáo trình Luật đất đai, Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008; Đặc san Luật đất đai năm 2003, Tạp chí Luật học, 2005; Tài liệu Hội thảo khoa học: Cải cách pháp luật và cải cách tư pháp nhìn từ vấn đề tranh chấp đất đai, do Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức tại Hà Nội, tháng 5 năm 2004. Tài liệu Hội thảo khoa học: Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai, do Trung tâm thông tin, Tư liệu và Nghiên cứu 10
- Khoa học - Văn phòng Quốc hội và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đắc Lắc tổ chức tại Buôn Mê Thuột, tháng 5 năm 2007. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân, Viện Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội, 2004. Một số các bài viết: Loại tranh chấp đất đai nào phải qua thủ tục hòa giải cơ sở, của Phan Gia Ngọc, Tạp chí Tòa án nhân dân (TAND), số 18, 2009; Chế định sở hữu đất đai qua các thời kỳ và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước với đất đai, của TS Doãn Hồng Nhung; Luật Đất đai năm 1993 qua hai lần sửa đổi, bổ sung, của PGS. TS Phạm Hữu Nghị,... Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố về giải quyết tranh chấp đất đai, xem xét dưới góc độ pháp luật, luận văn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định trên cả hai phương diện: phương diện lý luận và phương diện thực tiễn. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đạt được các mục đích cơ bản sau đây: - Hệ thống hóa, tìm hiểu làm rõ cơ sở lý luận chung của các quy định pháp luật về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước thực hiện; - Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước. 4. Nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ - Lý giải những vấn đề lý luận chung về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước. 11
- - Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai qua việc tìm hiểu, phân tích thực trạng áp dụng của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định. - Định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước. 4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Các quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp đất đai. - Thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản: - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; - Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp bình luận, diễn giải; phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh luật học; phương pháp đánh giá; phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp… 6. Ý nghĩa và điểm mới của luận văn - Luận văn nghiên cứu sâu, toàn diện về giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan hành chính nhà nước. - Luận văn đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp trên địa bàn tỉnh Nam Định, đưa ra những định hướng, giải pháp hoàn thiện về mặt pháp luật, cơ chế, hiệu quả hoạt động trên cơ sở thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai tại tỉnh Nam Định và tác giả mong muốn luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của tỉnh Nam Định. 12
- 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai. Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước. 13
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 1.1.1. Khái niệm, các dạng tranh chấp đất đai 1.1.1.1. Khái niệm tranh chấp đất đai Tranh chấp đất đai là một hiện tượng bình thường trong mọi đời sống xã hội, đặc biệt khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước đổi mới cơ chế quản lý đất đai cho phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển đất nước trong tình hình mới thì đất đai ngày càng trở nên có giá, người sử dụng đất ngày càng nhận thức được giá trị to lớn của đất đai, do vậy mà phát sinh nhiều hơn những mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình sử dụng đất khi mà các chủ thể không cùng chia sẻ được quyền và lợi ích mà đất đai mang lại. Những bất đồng, mâu thuẫn đó được thể hiện trên thực tế bằng những hành động, hành vi nhất định của chủ thể và đó được gọi là sự tranh chấp. Theo Luật Đất đai năm 2003: "Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai" [39, khoản 26 Điều 4]. Từ khái niệm trên, có thể nói tranh chấp đất đai có những đặc điểm đặc trưng sau đây: Thứ nhất, chủ thể của tranh chấp đất đai không có quyền sở hữu đối với đất đai mà chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất bao gồm hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Lý giải cho điều này bởi rằng do chế độ sở hữu đất đai ở nước ta mang tính đặc thù: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu; các tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo với tư cách là chủ thể sử dụng đất được Nhà nước xác lập 14
- quyền sử dụng đất (QSDĐ) thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất, nhận quyền sử dụng đất và công nhận QSDĐ, do vậy mà chủ thể tranh chấp đất đai không có quyền sở hữu đất đai. Thứ hai, như đã phân tích ở trên, đất đai ở nước ta là loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, nên chỉ có Nhà nước đại diện cho toàn dân là chủ sở hữu đất đai, còn chủ thể sử dụng chỉ có quyền quản lý và sử dụng đất. Do vậy, đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là đất đai (vật) mà là các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (quyền và nghĩa vụ sử dụng vật). Đối tượng của tranh chấp đất đai có hai phương diện được xác định rõ: Đối tượng của tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền có thể bao gồm: quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, quyền thế chấp... và đối tượng của tranh chấp đất đai là tranh chấp về lợi ích: về cơ bản đó là lợi ích kinh tế thu được từ khoảnh đất đó, hoặc các điều kiện khác như điều kiện sinh hoạt, đi lại, tín ngưỡng... Sự phân biệt hai phương diện tranh chấp này là cần thiết, tuy nhiên sự phân biệt hai phương diện này không nên tuyệt đối hóa, bởi lẽ giữa quyền và lợi ích có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, đất đai không chỉ được coi là một tư liệu sản xuất mà đất đai đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị thương mại, giá đất lại biến động theo quy luật cung cầu trên thị trường, nên việc quản lý và sử dụng nó không đơn thuần chỉ là việc khai thác giá trị sử dụng mà còn bao gồm cả giá trị sinh lời của đất (thông qua các hành vi kinh doanh QSDĐ), nên khi nội dung quản lý và sử dụng đất phong phú và đa dạng thì sẽ phát sinh nhiều hơn những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc quản lý và sử dụng đất đai của các chủ thể sử dụng đất; do thế mà nội dung của các tranh chấp đất đai cũng trở nên đa dạng hơn với sự tham gia tranh chấp của nhiều chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai và thể hiện dưới nhiều thể loại khác nhau như tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất, tranh chấp về mục đích sử dụng đất... 15
- Thứ tư, đất đai liên quan trực tiếp đến lợi ích của mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là người nông dân (khoảng 70% dân số Việt Nam là nông dân), nên tranh chấp đất đai xảy ra đã lôi kéo rất nhiều người tham gia, không chỉ là các thành viên trong hộ gia đình mà còn cả người của dòng họ, dân cư trong thôn, xóm. Mặt khác tranh chấp đất đai phản ánh phong tục, tập quán, nếp suy nghĩ, hành vi ứng xử, trình độ văn hóa khác nhau của cư dân ở các địa phương, các vùng miền trong cả nước. Điều này làm cho tính chất tranh chấp đất đai rất phức tạp, việc giải quyết gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và kéo dài. Thứ năm, đất đai có vai trò quan trọng trên các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội; khi mà tranh chấp đất đai xảy ra nếu không giải quyết kịp thời thì có thể phát triển thành vấn đề chính trị - xã hội như dẫn đến hận thù nhau, gây mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, gây rối trật tự an ninh xã hội... Do vậy, về bản chất tranh chấp đất đai chứa đựng ba phương diện chủ yếu: Phương diện quyền chi phối đất đai, phương diện lợi ích, phương diện chính trị - xã hội. Tuy nhiên, không phải bất kỳ sự tranh chấp đất đai nào cũng chứa đựng cả ba phương diện trên, trong những điều kiện cụ thể các phương diện đó có thể chuyển hóa lẫn nhau. 1.1.1.2. Các dạng tranh chấp đất đai Tranh chấp đất đai là hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội ở mọi thời kỳ lịch sử từ xã hội tồn tại sự đối kháng giữa các giai cấp đến xã hội không tồn tại mâu thuẫn về lợi ích giai cấp đối kháng, tuy nhiên các dạng tranh chấp đất đai trong từng thời kỳ lịch sử là khác nhau. Ngay trong chế độ của chúng ta hiện nay, Nhà nước là người đại diện cho toàn thể nhân dân thực hiện quyền sở hữu đối với đất đai thì các tranh chấp đất đai cũng có các dạng khác nhau qua các thời kỳ lịch sử: Trong những năm 80 thế kỷ XX sau khi Hiến pháp 1980 ban hành, thì các tranh chấp đất đai chỉ có thể là quyền quản lý và quyền sử dụng những diện tích đất nhất định. Trong giai đoạn bước sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các quan hệ đất đai phát triển hết sức đa dạng, phức tạp; nhiều quan hệ trước kia bị cấm nay được pháp luật cho phép thực hiện; các giao dịch về đất đai 16
- được xác lập như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn liên doanh bằng QSDĐ... cũng từ đó các dạng tranh chấp đất đai đã có sự thay đổi, không chỉ là quyền quản lý, quyền sử dụng đất đai mà còn tranh chấp trong quá trình xác lập và thực hiện các giao dịch về đất đai. Theo quy định có ba loại hình tranh chấp đất đai: Tranh chấp về QSDĐ; tranh chấp về tài sản có liên quan đến QSDĐ; tranh chấp về QSDĐ có liên quan đến địa giới đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh). Tuy nhiên, trên thực tế căn cứ vào tính chất pháp lý của các tranh chấp thường xuất hiện dạng tranh chấp đất đai chủ yếu sau đây. * Tranh chấp về quyền sử dụng đất Tranh chấp về QSDĐ là các tranh chấp mà trong đó cần xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất đang tranh chấp. Trong dạng tranh chấp này luôn luôn có sự tranh chấp giữa các bên về quyền quản lý, quyền sử dụng một diện tích đất nào đó hoặc một phần trong diện tích đất đó. Việc xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất tranh chấp đó là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể có dạng tranh chấp đất đai cụ thể như sau: - Tranh chấp về QSDĐ có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa các chủ thể sử dụng đất ở hai tỉnh, hai huyện, hai xã với nhau, tập trung ở những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng là vị trí quan trọng, ở những nơi có nguồn lâm, thổ sản quý. Cùng với việc chia tách các đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã thì tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tương đối nhiều. - Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với QSDĐ Thực chất đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sử dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp. Ở dạng tranh chấp đất đai này thường có các loại sau: 17
- Thứ nhất, đòi lại đất nông nghiệp qua các chính sách khác nhau trong các giai đoạn khác nhau: Sau cải cách ruộng đất, nông nghiệp, nông thôn bước vào thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp, đặc biệt từ năm 1958, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp theo mô hình sản xuất tập thể, quản lý tập trung. Nhà nước thành lập các hợp tác xã (HTX), tập đoàn sản xuất lớn với chính sách đưa ruộng đất và các tư liệu sản xuất của nông dân tập trung vào các HTX và tập đoàn đó. Sau một thời gian duy trì hoạt động của mô hình HTX, tập đoàn sản xuất không hiệu quả, làm ăn thua lỗ dẫn đến giải thể; cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường nên Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 10/TW năm 1988 về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, theo đó đất đai được phân chia đến hộ gia đình, cá nhân để sản xuất. Do việc phân chia đất đai không hợp lý như chia đất sản xuất cho những người không phải là nông dân để rồi những người này đem bán, cho thuê, trong khi đó nhiều nông dân không có đất sản xuất, một số hộ trước khi vào tập đoàn, HTX có đất, đến khi giải thể họ không có đất để canh tác. Nên nhiều hộ gia đình, cá nhân nông dân đã tiến hành đòi lại đất để canh tác, sản xuất. Thứ hai, đòi lại đất, tài sản của bản thân hoặc của người thân qua các thời kỳ có sự thay đổi, xáo trộn về chủ thể quản lý và sử dụng như: Trong những năm 1981 -1986 khi thực hiện chính sách "nhường cơm - sẻ áo", một số hộ gia đình, cá nhân đã nhường lại đất cho những người khác sử dụng. Nhiều trường hợp ở miền Nam, khi Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo, quốc hữu hóa đất đai, nhà cửa, tư liệu sản xuất của địa chủ, tư bản và tay sai chế độ cũ hoặc giao nhà cửa, đất đai cho người khác sử dụng. Ngoài ra, có những trường hợp một số người bỏ đi nơi khác ở, ra nước ngoài sinh sống trong thời gian dài, đất đai và tài sản trước đây của họ đã được giao cho người khác quản lý, sử dụng… Đến nay do có sự hiểu lầm về chính sách và do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều trường hợp đã quay về đòi lại đất những người hiện đang quản lý, sử dụng. Thứ ba, tranh chấp giữa những người làm nghề thủ công trước đây đã được phân ruộng để sản xuất, để ở, sau đó họ không sản xuất nông nghiệp nữa 18
- hoặc chuyển đi nơi khác để làm nghề, đến nay do thất nghiệp họ trở về đòi lại đất để sản xuất, để ở. Thứ tư, tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ. Dạng tranh chấp này phát sinh do lịch sử để lại, trước kia chính quyền địa phương đã mượn đất hoặc tịch thu đất của một số cơ sở để sử dụng để làm trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện hoặc xây dựng khu dân tạm do chiến tranh loạn lạc... đến nay các cơ sở đó đòi lại nhưng chính quyền địa phương không trả lại được nên dẫn đến tranh chấp. Thứ năm, tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ: Khi một bên cho bên kia mượn đất, thuê đất, cho ở nhờ; hết thời hạn cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ; bên được thuê, được mượn, được ở nhờ không chịu trả lại nhà, đất; đặc biệt còn có những trường hợp do thời gian mượn, thuê, ở nhờ quá dài, bên mượn, thuê, ở nhờ đã xây dựng nhà kiên cố, một số còn có tên trong sổ địa chính hoặc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) thì việc tranh chấp này càng trở nên phức tạp. Thứ sáu, tranh chấp về đòi lại đất giữa đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bào ở các địa phương khác di cư đến khai hoang, làm kinh tế mới: Việc di dân, đặc biệt là di dân tự do không phải trường hợp nào cũng được chính quyền sở tại cấp đất; do vậy nhiều người dân miền xuôi đã lên các miền rừng, núi mà chủ yếu là các vùng trọng điểm kinh tế mới ở Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc để khai hoang, phá rừng, nhiều khi là lấn chiếm đất của đồng bào dân tộc sở tại nên dẫn đến tranh chấp đòi lại đất của đồng bào dân tộc. Ngoài ra, việc lấy đất đã được khai hoang, vỡ hóa của đồng bào dân tộc vào xây dựng các nông trường, các lâm trường trong các vùng kinh tế mới cũng làm phát sinh tranh chấp đòi lại đất của đồng bào dân tộc đối với các nông trường, lâm trường. - Tranh chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ chồng ly hôn Đất tranh chấp có thể là đất để ở hoặc đất để sản xuất, canh tác; có thể là giữa vợ chồng với nhau; hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình bên vợ, hoặc bên chồng;... 19
- - Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý Do là tranh chấp về ranh giới nên một đặc điểm đặc trưng của loại tranh chấp này là ranh giới đất giữa những người sử dụng đất liền kề nhau. Lý do dẫn đến tranh chấp thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Ngoài ra còn có những trường hợp do lỗi của các cơ quan nhà nước không đo đạc thực địa mà chỉ căn cứ vào giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất và đơn đăng ký kê khai QSDĐ của đương sự, hoặc có tiến hành đo đạc nhưng đo sai với diện tích được cấp, nên khi cấp GCNQSDĐ có phần diện tích chồng lên nhau. Do đó cũng gây nên tranh chấp giữa các hộ liền kề nhau. * Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất Đây là các dạng tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng hợp pháp, tranh chấp chỉ phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình như: Thực hiện các giao dịch về dân sự hoặc do người khác gây thiệt hại, hoặc bị hạn chế về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình mà dẫn đến tranh chấp. Qua tìm hiểu ở một số công trình đã được công bố, dạng tranh chấp này có một số loại phổ biến sau: - Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSDĐ + Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi QSDĐ: tranh chấp này thường xảy ra ở vùng nông thôn, việc phát sinh thường là do lúc chuyển đổi đất đai hai bên không làm hợp đồng hoặc hợp đồng có được soạn thảo nhưng nội dung rất sơ sài, đơn giản. Vì thế, sau một thời gian một bên cảm thấy quyền lợi bị thiệt thòi nên phát sinh tranh chấp, mặc dù vào thời điểm chuyển đổi hai bên đều đã nhất trí về các điều kiện để chuyển đổi QSDĐ. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 236 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn