Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hợp đồng dân sự theo mẫu trên thế giới - Những kinh nghiệm đối với Việt Nam
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là làm rõ cơ sở khoa học, lý luận chung về hợp đồng theo mẫu; phân tích các quy định trong pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển và đang phát triển trên thế giới về các vấn đề cơ bản liên quan đến hợp đồng theo mẫu; đề xuất các khuyến nghị về việc áp dụng một số kinh nghiệm hoặc rút ra bài học từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới đối với pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh chế định hợp đồng theo mẫu,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hợp đồng dân sự theo mẫu trên thế giới - Những kinh nghiệm đối với Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NGỌC ANH PH¸P LUËT VÒ HîP §åNG D¢N Sù THEO MÉU TR£N THÕ GIíI – NH÷NG KINH NGHIÖM §èI VíI VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Hồng Hạnh HÀ NỘI - 2011
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................... 1 2. Tổng quan các nghiên cứu về hợp đồng theo mẫu .............................. 5 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 6 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 7 5. Bố cục của Luận văn ......................................................................... 8 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THEO MẪU ................................................................................................ 9 1.1. Khái niệm về hợp đồng dân sự ......................................................... 9 1.2. Khái niệm về hợp đồng dân sự theo mẫu ....................................... 12 1.3. Thực tiễn áp dụng hợp đồng theo mẫu trên thế giới ....................... 18 1.3.1. Hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực công nghệ, thông tin và internet ................................................................................................ 19 1.3.2. Hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực bảo hiểm ........................... 23 1.3.3. Hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản . 27 CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ TRÊN THẾ GIỚI VỀ HỢP ĐỒNG THEO MẪU ......................... 30 2.1. Nhận xét chung .............................................................................. 30 2.2. Chế định hợp đồng theo mẫu trong luật Canada (Bang Quebec) ..... 31 2.3. Chế định hợp đồng theo mẫu trong pháp luật của EU và một số nước trong EU .................................................................................................. 36 2.3.1. Pháp luật của EU ..................................................................... 36
- 2.3.2. Pháp luật của Cộng hòa liên bang Đức .................................... 39 2.3.3. Pháp luật của Cộng hòa Pháp ................................................... 44 2.4. Chế định hợp đồng theo mẫu trong pháp luật của Đài Loan ........... 49 2.5. Chế định hợp đồng theo mẫu trong pháp luật của Hàn Quốc .......... 52 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU LỰC VÀ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH HỢP ĐỒNG THEO MẪU CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ......................................... 58 3.1. Thực tiễn áp dụng hợp đồng theo mẫu tại Việt Nam ...................... 58 3.2. Pháp luật về hợp đồng theo mẫu trên thế giới và của Việt Nam – Nhìn từ góc độ Luật học so sánh ............................................................. 65 3.2.1. Pháp luật Việt Nam về Hợp đồng theo mẫu ............................. 65 3.2.2. So sánh giữa pháp luật về hợp đồng theo mẫu của Việt Nam và thế giới ................................................................................................ 80 3.3. Một số đề xuất để nâng cao hiệu lực và hoàn thiện chế định hợp đồng theo mẫu của pháp luật Việt Nam .................................................... 92 KẾT LUẬN ................................................................................................ 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 99
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức trong đời sống thường ngày và là một chế định điển hình trong pháp luật dân sự nói riêng và pháp luật nói chung. Hợp đồng được giao kết hàng ngày, với nhiều hình thức, giữa nhiều chủ thể khác nhau, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội, vai trò của hợp đồng ngày càng được phát huy, trở thành cơ sở, nền tảng cho các mối quan hệ trong rất nhiều lĩnh vực, ngay cả lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, lĩnh vực dân sự - thương mại tiêu dùng vẫn là lĩnh vực sử dụng nhiều và đa dạng các loại hợp đồng nhất. Điều này xuất phát từ số lượng lớn và tính đa dạng, phong phú của các quan hệ giao dịch dân sự - thương mại tiêu dùng. Cũng chính từ nguyên nhân này, để giảm bớt thời gian cho mỗi giao dịch, một số tổ chức lớn, những công ty chuyên cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho một số lượng lớn khách hàng thường sử dụng các loại hợp đồng được soạn sẵn thành từng mẫu nhất định và áp dụng hàng loạt. Những hợp đồng này được gọi là hợp đồng theo mẫu hay trong pháp luật một số nước còn có tên là hợp đồng gia nhập hoặc hợp đồng hàng loạt. Trên thế giới, Hợp đồng theo mẫu đã được sử dụng rất nhiều và phổ biến. Ở Việt Nam, loại hợp đồng này cũng đã được áp dụng ngày một nhiều trong thực tiễn hoạt động giao dịch hàng hóa, dịch vụ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Những lĩnh vực áp dụng hợp đồng theo mẫu thường là những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có số lượng khách hàng lớn, ổn định, đặc biệt là những lĩnh vực mà nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ mang tính chất độc quyền. Khi người tiêu dùng muốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp này, họ bắt buộc phải đồng ý và ký kết vào các hợp đồng với 1
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ các điều khoản, điều kiện mặc định sẵn. Họ vẫn được quyền đọc, nhưng thường sẽ không có thời gian để tìm hiểu rõ hoặc không được giải thích rõ về những nội dung của Hợp đồng nên thường không ý thức được các rủi ro pháp lý có thể gặp phải trong quá trình thực hiện các hợp đồng đó. Thậm chí, một số trường hợp, người tiêu dùng đã nhận thức được các rủi ro đó nhưng khi thương lượng lại với doanh nghiệp thì doanh nghiệp thường nói đó là chính sách chung áp dụng cho tất cả mọi khách hàng và từ chối việc sửa chữa, bổ sung hợp đồng theo ý kiến của người tiêu dùng đó. Đối với một số lĩnh vực doanh nghiệp đưa ra hợp đồng theo mẫu đó là độc quyền trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ thì khách hàng, dù hoàn toàn ý thức được về các khả năng rủi ro pháp lý khi tham gia hợp đồng cũng vẫn phải chấp nhận nếu muốn tiếp tục mua/sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Ngay cả đối với một số lĩnh vực không phải là độc quyền, người tiêu dùng hoàn toàn có thể lựa chọn các doanh nghiệp khác để mua/sử dụng hàng hóa, dịch vụ, nhưng có một thực tế tồn tại hiện nay, đó là các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực thường chỉ có sự phân biệt về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, còn lại, các điều khoản, điều kiện dành cho khách hàng mua/sử dụng hàng hóa, dịch vụ của họ thường có một điểm chung: trong mọi trường hợp đều phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Do đó, các hợp đồng theo mẫu của họ cũng thường là giống nhau, thậm chí, một số doanh nghiệp còn sao chép lại y nguyên của các doanh nghiệp khác. Tình trạng này đã tồn tại từ lâu và đang dần trở nên phổ biến trong đời sống và quan hệ kinh tế xã hội tại Việt Nam. Các doanh nghiệp ngày càng càng lạm dụng vị thế để sử dụng ngày càng nhiều dạng hợp đồng theo mẫu với những điều khoản không có lợi cho người tiêu dùng. Hơn lúc nào hết, các hợp đồng loại này đang nở rộ, được sử dụng rộng rãi, áp dụng đại trà và cũng là đối tượng của những tranh chấp đang nảy sinh ngày một nhiều giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. 2
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ Từ thập kỷ 90, rất nhiều quốc gia trên thế giới, đã ban hành một loạt các chính sách, văn bản pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng và thể hiện sự tôn trọng các quyền của Người tiêu dùng, chống lại sự lạm dụng của những nhà sản xuất kinh doanh và những bất công trong xã hội. Đồng thời, đa số các nước trên thế giới đều thiết lập cơ quan chuyên trách phụ trách công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chính sự quan tâm của nhà nước đã giúp cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nhiều nước trên thế giới đạt hiệu quả cao, mà tiêu biểu nhất có thể kể đến các nước EU, Canada, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Có thể nói, những nước này đã xây dựng được cho mình một mô hình bảo vệ người tiêu dùng rất hiệu quả và tiên tiến, tạo ra tâm lý yên tâm cho người tiêu dùng khi tham gia mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ. Đây là những mô hình mà những nước đang phát triển, những nước đi sau như Việt Nam cần phải học hỏi và phát huy để tạo ra một môi trường kinh doanh và tiêu dùng lành mạnh. Tại Việt Nam, trước năm 2010, chế định hợp đồng theo mẫu hầu như chưa được chú trọng khi chỉ dừng lại ở mức đề cập một cách chung chung nhất tại Điều 407 trong Bộ luật Dân sự năm 2005. tại Bộ luật Dân sự chỉ mang tính công nhận sự tồn tại của hợp đồng theo mẫu dưới tên gọi là hợp đồng dân sự theo mẫu – . Trên – t . 3
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ Chỉ cho đến cuối năm 2010, vấn đề này mới thực sự được điều chỉnh một cách khá chi tiết, cụ thể tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngày 17/11/2010, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 59/2010/QH12 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đánh dấu một bước tiến rõ rệt trong hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng nói chung và về hợp đồng theo mẫu nói riêng. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã phần nào tiếp thu được các ưu điểm của pháp luật thế giới và ứng dụng khá phù hợp vào đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam. Sau gàn một năm kể từ ngày Luật ra đời, ngày 27/10/2011 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2011. Mặc dù chỉ điều chỉnh hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực tiêu dùng, nhưng là lĩnh vực tiêu biểu với mức độ và phạm vi sử dụng hợp đồng rộng rãi và phổ biến nhất, những nội dung mà Luật và Nghị định đã phần nào thể hiện được đầy đủ và rõ nét bản chất, các đặc điểm của hợp đồng theo mẫu cũng như đưa ra được những biện pháp nhằm nâng cao tính khả thi, hiệu quả của các hợp đồng theo mẫu trong thực tiễn giao dịch dân sự - kinh tế - thương mại hàng ngày. Tuy Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định hướng dẫn Luật đã ra đời, nhưng chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, so với các nước tiên tiến trên thế giới, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng qua chế định hợp đồng theo mẫu vẫn còn quá mới mẻ đối với Việt Nam. Hơn nữa, cho dù chế định hợp đồng theo mẫu đã ra đời nhưng việc thực thi chế định này một cách có hiệu quả cũng là một bài toán rất khó khăn cho các nhà thực thi lập pháp của chúng ta. Do đó, việc nghiên cứu pháp luật của các quốc gia, vùng lãnh thổ có những thành tích nổi trội về bảo vệ người tiêu dùng trên thế giới không chỉ góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và về hợp đồng theo mẫu nói riêng tại Việt Nam mà còn nhằm đảm bảo tính tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật, thông lệ quốc tế. Đây là một đòi hỏi tất yếu, khách quan của quá 4
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ trình hội nhập hóa, đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi thế giới coi chính sách và năng lực bảo vệ người tiêu dùng là một thước đo để thể hiện sự phát triển của nền kinh tế. Nhiều quốc gia trên thế giới không quan niệm phân định các loại hợp đồng nói chung và hợp đồng theo mẫu nói riêng. Hợp đồng trong những lĩnh vực khác nhau chỉ có những điểm khác nhau chủ yếu về mặt nội dung phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực, còn lại, chúng đều có các đặc điểm và tuân thủ những nguyên tắc giống nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nhà làm luật, các nhà luật học lại chia hợp đồng thành hai loại, tương ứng với từng lĩnh vực dân sự và kinh tế, là hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại. Nhìn chung, các hợp đồng theo mẫu thường được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực dân sự - thương mại tiêu dùng và đây chính là các hợp đồng dân sự. Hợp đồng dân sự theo mẫu là cách quan niệm phổ biến của Việt Nam. lý do :“ dân sự ong pháp luật của các nước trên và một số cần tham khảo cho ”. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỢP ĐỒNG THEO MẪU Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, t ... Tuy – ất quan trọ . Đến nay, các kết quả nghiên cứu thu được về pháp luật về hợp đồng theo mẫu ở Việt Nam còn hết sức khiêm tốn. Phần lớn các công trình khoa học về lĩnh vực này được công bố dưới hình thức các bài viết được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành luật hoặc tham luận trong các Hội thảo quốc gia và quốc tế. Quan trọng nhất trong số đó có thể kể đến bài viết của PGS. TS. Nguyễn Như Phát, Điều kiện thương mại chung và nguyên 5
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ tắc tự do khế ước, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6 năm 2003; TS. Phan Thảo Nguyên, Về hợp đồng mẫu trong cung ứng thương mại dịch vụ,Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4 năm 2005; Bàn về điều kiện giao dịch chung của doanh nghiệp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 3, năm 2009; Nguyễn Văn Thành, Điều kiện thương mại chung – Nhu cầu điều chỉnh pháp luật từ phương diện bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng do Viện Nhà nước và Pháp luật và Viện KAS, CHLB Đức tổ chức ngày 14 và 15.11.2009, tại Hà Nội; Thạc sỹ Lê Minh Hùng, Điều kiện thương mại chung – Nhu cầu điều chỉnh pháp luật từ phương diện bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng do Viện Nhà nước và Pháp luật và Viện KAS, CHLB Đức tổ chức ngày 16 và 17.11.2009, tại TP. Hồ Chí Minh;Thạc sỹ Ngô Vĩnh Bạch Dương, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp luật cạnh tranh, Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật số 11 năm 2000; … Có thể khẳng định rằng, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện về chế định hợp đồng theo mẫu để từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định về pháp luật về các hợp đồng theo mẫu ở nước ta hiện nay. 3. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận văn có các mục tiêu trọng yếu như sau: Thứ nhất, làm rõ cơ sở khoa học, lý luận chung về hợp đồng theo mẫu. Thứ hai, phân tích các quy định trong pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển và đang phát triển trên thế giới về các vấn đề cơ bản liên quan đến hợp đồng theo mẫu. Thứ ba, đề xuất các khuyến nghị về việc áp dụng một số kinh nghiệm hoặc rút ra bài học từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới đối với pháp 6
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ luật Việt Nam trong việc điều chỉnh chế định hợp đồng theo mẫu, đảm bảo phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành tại Việt Nam, cũng như thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để đạt được các mục tiêu nói trên, Luận văn sẽ tập trung . . 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền dựa trên nền tảng kinh tế thị trường XHCN, chính sách phát triển pháp luật và hoàn thiện môi trường kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, Luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: so sánh, phân tích, tổng hợp để từ đó đánh giá ưu điểm, hạn chế của pháp luật Việt Nam về Hợp đồng theo mẫu và 7
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ các giải pháp hoàn thiện trên cơ sở tham khảo so sánh có chọn lọc với hệ thống pháp luật trên thế giới. 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn được bố cục thành ba phần: Phần 1: Lời mở đầu Phần 2: Nội dung, gồm 3 chương - Chương I: Một số vấn đề lý luận về hợp đồng theo mẫu - Chương II: Pháp luật về h trên thế giới - Chương III: Một số kinh nghiệm cần tham khảo khi hoàn thiện pháp luật hợp đồng theo mẫu ở Việt Nam Phầ 8
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THEO MẪU 1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ: Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự và là phương tiện pháp lý cơ bản để thỏa mãn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội. Theo đó, các chủ thể trong xã hội, trong đó có người tiêu dùng và doanh nghiệp, luôn tồn tại các nhu cầu để phát triển, bao gồm cả nhu cầu mua/sử dụng hàng hóa, dịch vụ và ngược lại là nhu cầu bán/cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Để thỏa mãn các nhu cầu đó, các chủ thể phải tìm đến và giao dịch với nhau. Kết quả của các giao dịch thành công sẽ là xác lập nên các giao kết, hợp đồng như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tiền gửi… Hợp đồng tồn tại ở khắp nơi, trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, xã hội và nền kinh tế. Trên thế giới, các nhà làm luật hầu như không có sự phân biệt các loại hợp đồng dân sự hay thương mại. Hợp đồng được sử dụng theo nghĩa chung với những nguyên tắc, đặc điểm chung. Tuy nhiên, trong từng lĩnh vực, các quốc gia sẽ có những quy định mang tính đặc thù về nội dung và hình thức của hợp đồng cho phù hợp với yêu cầu của nhà nước và xã hội. Ở Việt Nam, trước đây, các nhà luật học thường phân biệt hợp đồng thành hai loại chính tương ứng với từng lĩnh vực dân sự - kinh tế là hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại. Các loại hợp đồng này có rất nhiều điểm chung và chủ yếu được phân biệt bởi yếu tố chủ thế và mục đích giao kết. Theo đó, hợp đồng dân sự được giao kết giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa 9
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ tổ chức với cá nhân vì mục đích tiêu dùng, sử dụng hàng ngày. Ngược lại, hợp đồng thương mại được giao kết giữa các tổ chức với nhau vì mục đích kinh doanh, sinh lợi. Tuy nhiên, hiện nay, việc phân định giữa hai loại hợp đồng này không còn rõ ràng và cũng không còn là một đòi hỏi bức thiết đối với các nhà làm luật, các nhà luật học hay các chủ thể giao kết hợp đồng. Trên thực tế, hầu hết những quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại – kinh tế đều được xây dựng trên nền tảng quy định về hợp đồng dân sự tại Bộ luật Dân sự. Đặc biệt, trong lĩnh vực mua sắm, tiêu dùng, Luật thương mại không đưa ra định nghĩa và đặc điểm để phân biệt giữa hợp đồng thương mại và các hợp đồng dân sự. Do đó, trên thực tiễn, không phải hợp đồng mua bán hàng hóa/cung ứng dịch vụ nào cũng là hợp đồng thương mại hay hợp đồng dân sự. Các ranh giới để phân biệt chúng là rất mong manh, chủ yếu chỉ dựa vào yếu tố mục đích của giao dịch. Có nghĩa là, khi hợp đồng điều chỉnh các giao dịch phục vụ mục đích sử dụng, tiêu dùng thì đó là hợp đồng dân sự; ngược lại, nếu hợp đồng đề cập đến các giao dịch phục vụ mục đích kinh doanh thì đó là hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào trong hợp đồng cũng quy định mục đích giao dịch cũng như không phải lúc nào những người giao kết hợp đồng cũng chỉ hướng tới một mục đích là tiêu dùng hoặc kinh doanh. Thêm nữa, trong thực tế giao kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng thường nêu các căn cứ pháp lý là cả Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Như vậy, có thể thấy, sự phân định giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại ở Việt Nam là chưa thực sự rõ ràng, kể cả về khía cạnh lập pháp lẫn khía cạnh thực tiễn áp dụng. Hợp đồng dân sự và các quy định pháp luật về hợp đồng dân sự vẫn được coi là nền tảng, khuôn mẫu để xây dựng các loại hợp đồng thương mại – kinh tế khác. Vì vậy, các đặc điểm của hợp đồng dân sự cũng được coi chính là các đặc điểm của những hợp đồng thương mại – kinh tế khác. 10
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ Tại Điều 388 của Bộ luật Dân sự 2005, các nhà làm luật đã đưa ra định nghĩa của Hợp đồng dân sự là “sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Định nghĩa này thể hiện đầy đủ về đặc điểm của hợp đồng dân sự nói riêng và hợp đồng nói chung. Theo đó, hợp đồng phải là sự thỏa thuận giữa các bên chứ không phải là các tuyên bố, thông báo, cam kết đơn phương của cá nhân hay tổ chức nào và nội dung của hợp đồng để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên. Ví dụ như Hợp đồng mua bán bàn ghế được ký kết giữa một bên là bên bán hàng và một bên là bên mua hàng, trong đó đưa ra các quyền, nghĩa vụ của Trên cơ sở định nghĩa này, các nhà làm luật đặc biệt chú ý các nhân tố để hình thành hợp đồng dân sự, bao gồm: Thứ nhất, về chủ thể giao kết Hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự phải có sự tham gia của hai chủ thể trở lên. Theo đó, nếu chỉ có một bên đưa ra tuyên bố đơn phương thì không thể được coi là Hợp đồng dân sự. Không những vậy, các chủ thể khi tham gia xác lập, giao kết Hợp đồng dân sự còn phải có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi, nhận biết và ý thức đầy đủ về hành vi và hậu quả của hành vi do mình thực hiện. Thứ hai, về nguyên tắc giao kết Hợp đồng dân sự: Việc giao kết Hợp đồng dân sự phải tuân thủ nguyên tắc tự do ý chí, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và ngay thẳng giữa các bên. Điều này có nghĩa là, Hợp đồng dân sự phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận và thống nhất giữa các chủ thể tham gia xác lập và giao kết Hợp đồng. Nguyên tắc này được kế thừa từ tinh thần “Tự do khế ước” truyền thống lâu đời trong pháp luật Việt Nam. Nếu thiếu đi tinh thần tự do, sự thỏa thuận này, Hợp đồng dân sự sẽ không còn là giao dịch đúng nghĩa. Thứ ba, về hình thức của Hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự cơ bản có thể tồn tại dưới cả hình thức bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong những trường hợp pháp luật có quy định, một số dạng Hợp đồng 11
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ còn cần phải được công chứng, chứng thực bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Thứ tư, về nội dung của Hợp đồng dân sự: Nội dung của Hợp đồng dân sự là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ Hợp đồng. Về cơ bản, các bên có thể tự do thỏa thuận và thống nhất về các điều kiện, điều khoản của Hợp đồng nhưng không được trái với các quy định pháp luật hiện hành và không trái với đạo đức xã hội. Các nhân tố then chốt, đặc điểm nổi bật của hợp đồng dân sự kể trên cũng chính là của các loại hợp đồng thương mại, kinh tế. Khi hợp đồng dân sự nói riêng và hợp đồng nói chung thỏa mãn được cả 4 yếu tố về chủ thể giao kết, tinh thần giao kết, nội dung giao kết và hình thức giao kết, Hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực. Trong các trường hợp ngược lại, Hợp đồng sẽ được xác định là vô hiệu. Tuy nhiên, Hợp đồng không đương nhiên vô hiệu mà cần phải được một bên trong quan hệ Hợp đồng hoặc bất kì bên thứ ba nào khác yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định và tuyên bố vô hiệu. Trên cơ sở quyết định có hiệu lực của Tòa án, Hợp đồng mới chính thức bị vô hiệu. Xuất phát từ các quy định pháp luật hiện hành, khi giao kết Hợp đồng, để tránh các rủi ro pháp lý từ việc Hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, các chủ thể tham gia giao kết phải thực sự chú trọng và cân nhắc về cả 4 yếu tố nêu trên cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ của mình phát sinh hoặc liên quan đến Hợp đồng đã/sẽ giao kết đó. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THEO MẪU Thông thường, hợp đồng sẽ được hình thành trên cơ sở kết quả của các cuộc thương lượng, thống nhất giữa các bên tham gia giao kết. Tuy nhiên, trong guồng quay của sự phát triển, các chủ thể đều muốn rút ngắn thời gian soạn thảo hợp đồng để thúc đẩy quá trình giao dịch. Chính vì vậy, các hợp đồng theo mẫu ra đời. 12
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ Ngày nay, Hợp đồng theo mẫu được sử dụng nhiều, phổ biến trong hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có số lượng khách hàng lớn và đa số là khách hàng cá nhân, nhỏ lẻ. Thực tế này cũng rất dễ hiểu bởi trên thực tế, với số lượng giao dịch phát sinh nhiều như các doanh nghiệp này, họ sẽ không thể có đủ thời gian để xác lập và giao kết các hợp đồng theo trình tự, thủ tục thông thường đối với từng khách hàng được. Họ rất cần phải có sẵn các Hợp đồng mang tính chất chuẩn tắc, với những điều kiện, điều khoản ràng buộc khách hàng và vẫn bảo vệ được quyền lợi của chính doanh nghiệp. Điều này đã dẫn đến sự bùng nổ trong việc sử dụng hợp đồng theo mẫu tại các doanh nghiệp hiện nay. Trên thế giới, hợp đồng theo mẫu có thể được quy định bằng các tên gọi khác nhau cũng như tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Một số quốc gia quan niệm đây là dạng hợp đồng mẫu (standard form contract) – tức là hợp đồng soạn sẵn, áp dụng cho nhiều đối tượng và sẽ không được thương lượng lại các điều khoản của hợp đồng. Theo quan điểm này, hợp đồng theo mẫu chủ yếu nhấn mạnh yếu tố hình thức – được soạn sẵn theo một khuôn mẫu, với những điều khoản, điều kiện nhất định và yếu tố đối tượng áp dụng – được áp dụng cho một loạt các bên tham gia giao kết hợp đồng, không phân biệt nhân thân, địa vị và năng lực tài chính… Một số quốc gia khác lại đặt tên loại hợp đồng này là hợp đồng gia nhập (adhesion contract) – tức là hợp đồng do một bên soạn thảo, quyết định mọi nội dung có liên quan và bên còn lại chỉ việc ký/từ chối ký hoặc trả lời đồng ý/không đồng ý. Các quốc gia này đặc biệt chú trọng vấn đề chủ thể soạn thảo hợp đồng và cách thức giao kết hợp đồng. Theo đó, các hợp đồng gia nhập sẽ do một bên, thông thường là bên có vị thế pháp lý – tài chính – năng lực thông tin cao hơn so với bên còn lại, tự mình hoặc thuê đội ngũ chuyên gia soạn thảo ra các điều kiện, điều khoản của hợp đồng. Khi các bên giao dịch, bên soạn thảo sẽ đưa ra hợp đồng và bên còn lại chỉ cần chấp nhận hoặc không chấp nhận thì giao dịch sẽ tương ứng được tiếp tục hoặc dừng lại. Cũng có một số quốc gia chú trọng về tính ứng 13
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ dụng của hợp đồng nên quan niệm đây là những hợp đồng hàng loạt (boilerplate contract). Tuy tên gọi ở mỗi nước có sự khác nhau, nhưng nhìn chung, có thể định nghĩa hợp đồng theo mẫu là “loại hợp đồng được giao kết giữa các bên, trong đó, các điều kiện, điều khoản của hợp đồng do một bên đưa ra và bên kia chỉ được trả lời là đồng ý toàn bộ hoặc không mà không có hoặc rất ít có khả năng để thỏa thuận về các điều khoản có lợi hơn”1. Từ định nghĩa nêu trên, có thể thấy rằng hợp đồng theo mẫu có một số đặc điểm khác biệt so với các hợp đồng thông thường. Điều này được thể hiện ở một số đặc điểm khá nổi bật, rất dễ nhận biết như sau: Đặc điểm đầu tiên, đó là, Hợp đồng theo mẫu có các điều kiện, điều khoản do một bên trong Hợp đồng đưa ra chứ không dựa trên cơ sở của việc thỏa thuận, thương lượng rồi đi đến thống nhất. Thông thường, các doanh nghiệp lớn sẽ có hẳn một bộ phận để nghiên cứu, soạn thảo, kiểm tra và “nâng cấp” các Hợp đồng này. Họ dành nhiều thời gian để tìm hiểu và lập nên các hợp đồng rất chặt chẽ, tỉ mỉ để ràng buộc người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Người tiêu dùng chỉ có thể có thời gian để đọc, nhưng khả năng để họ hiểu hoặc được giải thích, cung cấp thông tin là rất ít. Cho dù người tiêu dùng hiểu được Hợp đồng cũng không mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực bởi đối với các hợp đồng kiểu này, họ sẽ không được quyền thương lượng lại các điều khoản, điều kiện trong đó. Nếu người tiêu dùng muốn mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ, họ buộc phải chấp nhận toàn bộ nội dung của Hợp đồng mà doanh nghiệp đã đưa ra. Đặc điểm thứ hai, rất dễ nhận biết của các Hợp đồng này, đó là về hình thức trình bày. Thông thường, vì là Hợp đồng theo mẫu, nên các nội dung của 1 Dịch từ trang http://en.wikipedia.org/wiki/Standard_form_contract 14
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ Hợp đồng thường rất tỉ mỉ, chi tiết và đôi khi là rất dài dòng để có thể bao trùm được tất cả những nội dung mà doanh nghiệp muốn phản ánh, điều chỉnh hoặc trong một số trường hợp chỉ là với mục đích của doanh nghiệp là làm phức tạp thêm nội dung của hợp đồng để người đọc không thể hiểu hết nếu không phải chuyên gia hoặc không có đủ thời gian hợp lý. Thêm nữa, các doanh nghiệp thường tiết kiệm chi phí và/hoặc để tiện ích nên những nội dung tỉ mỉ, chi tiết và dài dòng đó thường chỉ được trình bày trong không quá hai trang của một tờ giấy. Do đó, font chữ của các hợp đồng này thường rất nhỏ. Tất cả những điều này chính là nguyên nhân khiến cho người tiêu dùng rất ít khi đọc Hợp đồng mặc dù không ít người trong số họ cũng là người rất am hiểu pháp luật và đã ý thức được việc không đọc, cũng như không hiểu gì về Hợp đồng khi giao kết Hợp đồng là có tính rủi ro pháp lý rất cao. Đặc điểm thứ ba là về chủ thể của Hợp đồng theo mẫu. Đối với các Hợp đồng thông thường, sự chênh lệch về địa vị của các bên khi giao kết Hợp đồng là không rõ ràng và thường là ngang bằng nhau. Chính vì vậy, họ có đầy đủ cơ sở, điều kiện và khả năng để thương lượng, thỏa thuận về từng điều kiện, điều khoản của Hợp đồng để thỏa mãn các yêu cầu mà mình đặt ra. Tuy nhiên, đối với Hợp đồng theo mẫu, giữa các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thường tồn tại một khoảng cách về địa vị, vị thế thương lượng rất lớn. Thường thì bên đưa ra các điều khoản, điều kiện của hợp đồng là bên có địa vị cao hơn, có khả năng về tài chính, về pháp lý và đặc biệt là có sự am hiểu, khả năng và điều kiện tìm hiểu về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cũng như các vấn đề liên quan đến việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ đó cho người tiêu dùng. Ngược lại, trong mối quan hệ này, bên phải chấp nhận vô điều kiện nội dung của hợp đồng mà bên kia đã đưa ra lại có một vị thế thấp hơn hẳn. Họ không có đủ khả năng về cả tài chính, chuyên môn và địa vị xã hội để có thể thương lượng về các vấn đề phát sinh từ hoặc liên quan đến các nội dung mà họ đã đọc hoặc nhiều khi chỉ là được nghe nói lại. Cũng có những trường hợp người tiêu dùng có đầy đủ những yếu tố trên nhưng do ảnh hưởng của yếu tố tập 15
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ quán, thói quen tiêu dùng nên họ đã tự từ bỏ quyền của mình khi giao kết hợp đồng theo mẫu. Đặc điểm thứ tư đó là các doanh nghiệp thường sử dụng hợp đồng này để áp dụng hàng loạt cho khách hàng, người tiêu dùng. Doanh nghiệp soạn thảo ra loại hợp đồng này để áp dụng cho tất cả khách hàng của mình. Đây là những điều khoản, điều kiện mang tính mặc định và cố định dành cho bất kì ai mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng khi giao dịch với doanh nghiệp sẽ không được đàm phán riêng lẻ về các nội dung của Hợp đồng mà chỉ có thể chấp nhận toàn bộ hoặc không. Như vậy, có thể khẳng định, bất kì hợp đồng nào mà doanh nghiệp chỉ sử dụng cho một hoặc một nhóm khách hàng cụ thể và không được áp dụng lại nhiều lần cho các đối tượng khác đều sẽ không được coi là hợp đồng theo mẫu. Đặc điểm thứ năm là về nội dung của hợp đồng theo mẫu. Thông thường, các hợp đồng theo mẫu có nội dung rất dài, tỉ mỉ nhưng lại được trình bày với một ngôn ngữ chuyên môn hết sức khó hiểu khiến cho người tiêu dùng dù đọc đi đọc lại đến vài lần vẫn không hiểu hết được ý nghĩa của câu từ, nếu không muốn nói đến hiểu được mục đích của người soạn thảo. Thêm nữa, tâm lý của người tiêu dùng khi mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ thường chỉ quan tâm đến ba yếu tố là giá thành, số lượng và chất lượng. Do đó, sau khi đã được đại diện của doanh nghiệp giải thích hoặc hứa hẹn về ba yếu tố này, người tiêu dùng thường không quan tâm tới những điều kiện và điều khoản khác có liên quan. Điều này khiến cho hợp đồng theo mẫu ít được đọc hoặc có được đọc nhưng chỉ đối với một số điều khoản chính chứa đựng ba yếu tố trên và lờ đi các điều khoản khác. Trong khi đó, trên thực tế, các vụ tranh chấp xảy ra giữa các bên trong quan hệ hợp đồng thường lại liên quan đến các vấn đề ngoài ba nhân tố nói trên, chẳng hạn như vấn đề thời gian và phương thức thanh toán, vấn đề giải quyết tranh chấp, vấn đề thời gian và phương thức giao hàng/cung cấp dịch vụ... Ngoài ra, các hợp đồng theo mẫu 16
- NguyÔn ThÞ Ngäc Anh LuËn v¨n Th¹c sü LuËt Quèc tÕ thường chứa đựng các điều khoản hạn chế quyền tự định đoạt của người tiêu dùng. Các điều khoản này có thể tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau, có thể là điều khoản hạn chế quyền khiếu nại hoặc khởi kiện của người tiêu dùng, cũng có khi là điều khoản hạn chế quyền đổi hoặc trả lại hàng hóa, thậm chí có thể là những điều khoản hạn chế quyền sử dụng và định đoạt tài sản của chính khách hàng.... Với lịch sử hình thành từ thế kỷ thứ XIX, ngày nay, hợp đồng theo mẫu ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng cũng như trong đời sống xã hội nói chung. Nền kinh tế - xã hội càng phát triển thì hợp đồng theo mẫu xuất hiện càng nhiều với độ phức tạp và tinh vi ngày càng cao. Có rất nhiều loại hợp đồng theo mẫu, nhưng nhìn chung có thể phân loại theo từng tiêu chí như sau: Xét về hình thức, hợp đồng theo mẫu có thể phân chia thành các hợp đồng theo mẫu bằng văn bản và các quy tắc thương mại chung. Theo đó, với hợp đồng theo mẫu bằng văn bản, các nội dung của hợp đồng sẽ được soạn thảo và kết cấu vào một văn bản thống nhất, chặt chẽ như các hợp đồng cung ứng điện, nước, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm hay như các vé xem phim, vé xe buýt... Các hợp đồng bằng văn bản này sẽ đòi hỏi các khách hàng phải ký kết hoặc coi như đã ký kết khi khách hàng đã nhận được một bản hợp đồng. Trong khi đó, các quy tắc thương mại chung thường được soạn thảo thành các nội quy bán hàng hoặc được mặc định thành tập quán mua sắm mà người tiêu dùng, khách hàng sẽ chỉ được phổ biến hoặc đọc qua hay thậm chí là mặc nhiên phải hiểu và công nhận khi mua, sử dụng hàng hóa và dịch vụ. Xét về nội dung và lĩnh vực điều chỉnh, hợp đồng theo mẫu có một số dạng chính và phổ biến nhất, đó là: - Hợp đồng/các điều khoản bảo hiểm. - Hợp đồng tín dụng, hợp đồng tiền gửi. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 98 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 64 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 106 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn