intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Chia sẻ: Tri Lý | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

36
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của ĐTRNN và thực trạng pháp luật về thủ tục ĐTRNN tại Việt Nam, luận văn đưa ra các đề xuất những giải pháp nhằm đơn giản thủ tục đầu tư ra nước ngoài, đáp ứng nhu cầu tự do kinh doanh của các doanh nghiệp trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

  1. §¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI KHOA LUËT PHAN THÞ NG¢N Hµ PH¸P LUËT VÒ THñ TôC §ÇU T¦ RA N¦íC NGOµI CñA VIÖT NAM LUËN V¡N TH¹C SÜ LUËT HäC Hµ NéI - 2011
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN THỊ NGÂN HÀ PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hương HÀ NỘI - 2011
  3. MỤC LỤC CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM ............... 6 1.1. Khái niệm về đầu tư và đầu tư ra nước ngoài ................................ 6 1.2. Đặc điểm đầu tư ra nước ngoài ....................................................... 7 1.2.1. Chủ thể đầu tư ra nước ngoài .............................................................................. 7 1.2.2. Phạm vi hoạt động đầu tư ra nước ngoài ...................................................... 10 1.2.3. Hình thức đầu tư ra nước ngoài ....................................................................... 13 1.3. Vai trò của đầu tư ra nước ngoài................................................... 19 1.3.1. Vai trò đối với nước có nhà đầu tư ra nước ngoài ..................................... 19 1.3.2. Vai trò đối với nước tiếp nhận đầu tư ............................................................ 21 1.3.3. Liên hệ đối với Việt Nam .................................................................................. 22 1.4. Yêu cầu điều chỉnh về pháp luật đầu tư ra nước ngoài ................ 24 1.4.1. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh ..................................................... 24 1.4.2. Bảo đảm quyền và lợi ích của nhà đầu tư ......................................... 25 1.4.3. Bảo đảm sự phù hợp chính sách quản lý ngoại hối ........................... 26 1.4.4. Yêu cầu về trình tự, thủ tục đầu tư ra nước ngoài ............................. 28 1.5. Khái quát pháp luật Việt Nam về thủ tục đầu tư ra nước ngoài . 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM ............................................. 37 2.1. Quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư ra nước ngoài ................. 37 2.1.1. Quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài .............................................................. 37 2.1.2. Nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài ......................................................... 39
  4. 2.2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài ....................................................................................... 41 2.2.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.......................................................................... 41 2.2.2. Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài ......................................................................... 51 2.3. Thủ tục chuyển dịch vốn và tài sản ra nước ngoài đầu tư ........... 51 2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư .................................................................. 51 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng ................................................................. 55 2.4. Xử lý vi phạm về thủ tục đầu tư ra nước ngoài ............................ 57 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM.................................................... 62 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về tủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ........................................................................ 62 3.2. Một số kiến nghị để hoàn thiện Pháp luật Việt Nam về thủ tục đầu tư ra nước ngoài ...................................................................... 66 3.2.1. Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài ............. 66 3.2.2. Phân cấp cho địa phương cấp Giấy chứng nhận Đầu tư ra nước ngoài ............................................................................................................ 68 3.2.3. Bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài .................................................................................................... 68 3.2.4. Bổ sung quy định về hình thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài ............. 69 3.2.5. Sửa đổi quy định về thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài ........................... 70 3.2.6. Cấp Giấy chứng nhận tình trạng hoạt động của doanh nghiệp .............. 71 3.2.7. Quy định rõ chế tài xử lý vi phạm đối với nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài............................................................................................................... 73 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 77 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 80
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ KH - ĐT: Bộ Kế hoạch và Đầu tư ĐTGT: Đầu tư gián tiếp ĐTTT: Đầu tư trực tiếp ĐTNN: Đầu tư nước ngoài ĐTRNN: Đầu tư ra nước ngoài ĐTTTRNN: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài FDI (Foreign Dicrect Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài UBND: Uỷ ban nhân dân WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại Thế giới
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Bảng 1: Bảng tổng hợp tình hình Đầu tư ra nước ngoài đến 28/2/2010 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp (trang 80) 2. Bảng 2: Quy trình thủ tục ĐTRNN (trang 45)
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ngày càng được mở rộng về qui mô. Đến nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xúc tiến thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài với mục đích mở rộng thị trường tiêu thụ sản phần, tăng khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm kinh doanh, tiếp thu công nghệ mới, giao lưu văn hóa,…. Khi ĐTRNN các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm, thâm nhập vào thị trường tiêu thụ của nước sở tại. Tại Việt Nam, việc ĐTRNN gần đây đã trở thành hoạt động mang tính chiến lược của nhiều nhà đầu tư có tiềm lực. Tính đến hết tháng 02/2010, Việt Nam có 575 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra 55 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam đạt trên 10 tỷ Đô la Mỹ [3]. Để được con số đầu tư không nhỏ đó, bên cạnh nỗ lực của chính nhà đầu tư thì còn nhờ chính sách khuyến khích của Chính phủ Việt Nam thông qua việc ban hành cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn phản ánh tình trạng thủ tục cấp giấy chứng nhận ĐTRNN còn phức tạp, dẫn đến thời gian thẩm tra, cấp giấy chứng nhận ĐTRNN một số dự án vẫn còn kéo dài hơn so với luật định, thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư khó khăn, pháp luật còn đi sau thực tiễn, ảnh hưởng xấu tới tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài. Chính vì vậy, Học viên đã quyết định chọn đề tài luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam”. Từ các quy định của Pháp luật Việt Nam, từ phản ánh của các doanh nghiệp đã từng đầu tư ra nước ngoài, Học viên tập hợp và đưa ra những 1
  8. đề xuất giải pháp để góp phần hoàn thiện hơn Pháp luật, đơn giản hóa thủ tục ĐTRNN, tạo điều kiện cho các nhà Đầu tư trong nước thúc đẩy hoạt động ĐTRNN. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề Đầu tư ra nước ngoài đã có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh và góc độ khác nhau. Sau đây là một số công trình, bài viết cơ bản về Đầu tư ra nước ngoài sau đây: i. Nguyễn Khắc Định, Hoàn thiện pháp luật về ĐTTTNN trong xu hướng nhất thể hoá pháp luật về đầu tư ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội 2003. ii. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (chủ biên), Thúc đẩy DN Việt Nam ĐTTTRNN, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2006. iii. TAND Tối cao, trường Cán bộ Toà án- Những vấn đề pháp lý cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội 2005. Các tác giả của các công trình nghiên cứu, bài luận văn đã đều đề cập về ĐTRNN trên khía cạnh khái quát, tổng hợp cả về vai trò của ĐTRNN, điều kiện ĐTRNN, chính sách của Nhà nước, thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam và đưa ra các giải pháp mang tầm vĩ mô đối với chính sách của Chính Phủ và cả chính từ phía Doanh nghiệp để thúc đẩy ĐTRNN. Luận văn thạc sĩ với đề tài “Pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam” làm rõ những vấn đề về thủ tục để được ĐTRNN, trên cơ sở đối chiếu với pháp luật về thủ tục ĐTRNN của một số nước trên thế giới. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề thực tiễn mà doanh nghiệp Việt Nam đã và đang gặp phải trong thực tiễn khi xin cấp phép đầu tư và nước nhận đầu tư, 2
  9. từ đó đưa ra các kiến nghị để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐTRNN của Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của ĐTRNN và thực trạng pháp luật về thủ tục ĐTRNN tại Việt Nam, luận văn đưa ra các đề xuất những giải pháp nhằm đơn giản thủ tục đầu tư ra nước ngoài, đáp ứng nhu cầu tự do kinh doanh của các doanh nghiệp trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế. 4. Nhiệm vụ của đề tài  Phân tích những vấn đề lý luận về thủ tục ĐTRNN.  Phân tích thực trạng pháp luật về thủ tục ĐTRNN trên cơ sở so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới và khảo sát thực tiễn ĐTRNN của một số Doanh nghiệp Việt Nam.  Đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về thủ tục ĐTRNN để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: “Pháp luật về thủ tục về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam”. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn phân tích thực trạng về thủ tục ĐTRNN, từ đó đưa ra các kiến 3
  10. nghị đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam ĐTRNN. 6. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu  Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: Việc nghiên cứu và trình bày của luận văn dựa trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong ĐTRNN, các quy định pháp luật về ĐTRNN. Học viên có tham khảo một số công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố, có nội dung liên quan tới vấn đề mà luận văn đề cập.  Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, quy nạp và diễn dịch và so sánh pháp luật nhằm đạt tới mục đích đề tài đã đề ra. 7. Đóng góp mới của luận văn  Luận văn phân tích những vấn đề lý luận về ĐTRNN.  Phân tích thực trạng về thủ tục ĐTRNN trên cơ sở so sánh với pháp luật của một số nước trên trên thế giới và khảo sát tình hình thực tiễn ĐTRNN của một số doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế.  Đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm đơn giản hóa thủ tục ĐTRNN, khuyến khích các Doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh đầu tư ra nước ngoài. 8. Cơ cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương: 4
  11. Chương 1: Tổng quan về ĐTRNN và Pháp luật về ĐTRNN của Việt Nam. Chương 2: Thực trạng Pháp luật về thủ tục ĐTRNN Việt Nam. Chương 3: Định hướng hoàn thiện và một só đề xuất kiến nghị để hoàn thiện Pháp luật về thủ tục ĐTRNN của Việt Nam. 5
  12. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 1.1. Khái niệm về đầu tư và đầu tư ra nước ngoài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, hoạt động đầu tư không ngừng được mở rộng và chiếm vị trí ngày càng quan trọng. Khái niệm về đầu tư được quy định trong Luật đầu tư 2005 như sau: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (Điều 3). Về bản chất, đầu tư là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong lớn hơn nguồn vốn đã bỏ ra. Những kết quả thu về đó có thể là tài sản tài chính (vốn bằng tiền), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, các của cải vật chất khác,…), kết quả này có thể làm tăng thêm lợi nhuận cho nhà đầu tư, đồng thời làm tăng them của cải vật chất cho xã hội. Nếu căn cứ vào hình thức góp vốn và tính chất quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư, có thể chia đầu tư thành: Đầu tư trực tiếp và Đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng các nguồn vốn đầu tư (Điều 3 khoản 2 Luật đầu tư 2005). Đặc điểm nổi bật của các hình thức đầu tư này là các nhà đầu tư thường kiểm soát trực tiếp hoạt động đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có vốn đầu tư của 6
  13. mình. Trong hoạt động đầu tư trực tiếp không có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư (Điều 3 Khoản 3 Luật đầu tư 2005). Trong xu thế hiện nay, đầu tư không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ một nước mà các Nhà đầu tư còn vươn ra đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Ở bất cứ quốc gia nào thì hai hoạt động này cũng phải được tiến hành một cách đồng thời. Để phát triển kinh tế nước nhà, các quốc gia không chỉ tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài mà còn không ngừng đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hoá, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước, đồng thời tăng cường khoa học - kĩ thuật, nâng cao năng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế giới, và từ đó mở rộng giao lưu văn hóa với các nền văn minh khác nhau. 1.2. Đặc điểm đầu tư ra nước ngoài 1.2.1. Chủ thể đầu tư ra nước ngoài Chủ thể ĐTRNN là các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật ĐTRNN. Pháp luật có thể mở rộng hay thu 7
  14. hẹp chủ thể và phạm vi ĐTRNN. Việc quy định về ĐRTNN phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các đơn vị, cá nhân có năng lực, tránh bỏ ngỏ trong quy định pháp luật, dẫn đến tình trạng luồn lách pháp luật, vi phạm pháp luật. Nghị định 22/99/NĐ-CP năm 1999 quy định về đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành với chính sách là thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài với hàng loạt chính sách ưu đãi, không còn quan điểm hạn chế đem tiền ra nước ngoài là đất nước bị hụt vốn, làm giảm đầu tư trong nước. Vì vậy, quy định của pháp luật về đầu tư thời kỳ này đã theo hướng mở rộng quy chế ĐTRNN. Tuy nhiên, quy định mới này lại hạn chế về chủ thể được ĐTRNN. Việc chỉ cho phép các nhà đầu tư là Doanh nghiệp Việt Nam (không bao gồm doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh) được tham gia vào hoạt động kinh doanh mới mẻ này không những hạn chế một số lượng lớn các nhà đầu tư muốn được ĐTRNN mà còn tạo ra sự phân biệt, đối xử không bình đẳng giữa các nhà đầu tư, các loại hình doanh nghiệp đang cùng tồn tại. Quy định này được lý giải là bởi vì các chủ thể không phải là doanh nghiệp thì không thể có đủ khả năng về quản lý cũng như tài chính để có thể tham gia vào sân chơi chung rất khắt khe và tiềm ẩn nhiều rủi ro này. Cá nhân, hộ gia đình thông thường chỉ sản xuất với quy mô nhỏ, cách thức tổ chức thủ công không thể có năng lực tài chính cũng như không hề phù hợp với tính phức tạp của ĐTRNN. Nhưng hiện nay, trong điều kiện kinh tế phát triển, các chủ thể không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của mình và mở rộng quy mô sản xuất, nhu cầu được tiến xa hơn, không chỉ giới hạn trong thị trường trong nước, các chủ thể có đủ khả năng và điều kiện để tiến hành ĐTRNN. Để tháo gỡ vướng mắc này, 8
  15. Nghị định 78/2006/NĐ-CP ra đời trên cơ sở kế thừa và phát huy có chọn lọc những mặt tích cực, cũng như khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về ĐTRNN nhằm mở rộng. Nghị định mới đã có những quy định mở nhằm phát triển quyền tự chủ, tự do kinh doanh, ghi nhận quyền ĐTRNN cho tất cả các loại hình Doanh nghiệp, không phân biệt sở hữu, đã đăng ký theo Luật Doanh nghiệp, kể cả các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học và các hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam. Như vậy, đến khi Nghị định 78/2006/NĐ-CP ra đời thì phạm vi chủ thể ĐTRNN đã được mở rộng một cách đáng kể. Điều 2 Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định đối tuợng được ĐTRNN bao gồm: i. Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. ii. Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp. iii. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. iv. Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp. v. Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã. vi. Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi. vii. Hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam. Quy định trên đã hoàn toàn mở rộng để tất cả các chủ thể có khả năng được thực hiện hoạt động ĐTRNN. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cá thể thực hiện ĐTRNN và họ tự chịu trách nhiệm về hoạt động đó. Do vậy, Pháp luật không nên hạn chế quyền đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận của các chủ thể này. 9
  16. 1.2.2. Phạm vi hoạt động đầu tư ra nước ngoài Quy định về phạm vi hoạt động ĐTRNN phụ thuộc vào pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Nước tiếp nhận đầu tư sẽ quy định lĩnh vực được phép đầu tư và những lĩnh vực bị cấm. Tuy nhiên, pháp luật của nước đầu tư cũng có quy định về lĩnh vực khuyến khích đầu tư và các lĩnh vực bị cấm ĐTRNN. Quy định này mang ý nghĩa chính trị xã hội, đảm bảo ổn định chính trị và lợi ích quốc gia. Hầu như quy định trong Luật đầu tư của các nước đều có quy định cụ thể lĩnh vực mà họ cấp phép đầu tư nước ngoài, lĩnh vực mà họ khuyến khích đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu tư đồng thời cũng quy định các lĩnh vực không cấp phép đầu tư. Trong hoạt động ĐTRNN các nước cũng có những quy định về khuyến khích đầu tư. Các quốc gia thiếu tài nguyên thường khuyến khích doanh nghiệp nước mình đầu tư vào các lĩnh vực có thể tận dụng được tài nguyên thiên nhiên của nước tiếp nhận đầu tư như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Vì vậy, khi đầu tư vào bất cứ quốc gia nào, nhà đầu tư Việt Nam đều phải tìm hiểu và nghiên cứu kĩ vấn đề này tại Luật đầu tư của nước đó. Tuy nhiên, khi ĐTRNN nhà đầu tư Việt Nam còn phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về các lĩnh vực ĐTRNN. Theo pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư được ĐTRNN trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên để thúc đẩy sự phát triển cân đối trong các lĩnh vực, các ngành nghề của nền kinh tế trong nước, thực hiện có hiệu quả mục đích của Luật đầu tư, Điều 75 Luật đầu tư cũng có những quy định về khuyến khích đầu tư và cấm đầu tư cụ thể như sau: 10
  17. - Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam ĐTRNN đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ. - Nhà nước Việt Nam không cấp phép ĐTRNN đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam là nước đông dân, nguồn lao động rất dồi dào nên Nhà nước cần phải có chính sách để sử dụng nguồn lao động đó. Nếu không có đủ việc làm thì không những rất lãng phí sức lao động mà sẽ xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội do tỷ lệ thất nghiệp càng ngày càng gia tăng. Do đó, lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động cần phải được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi bằng các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ để các doanh nghiệp đưa nhiều lao động ra nước ngoài. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay còn có rất nhiều làng nghề truyền thống như: gốm sứ Bát Tràng, lụa Hà Đông, khảm trai, mỹ nghệ… cũng là một trong những thế mạnh cần được mở rộng, hướng ra thị trường thế giới nhằm cải thiện đời sống người nông dân, thay đổi cơ chế sản xuất nhỏ lẻ tạo nên cơ chế sản xuất chuyên nghiệp hơn, rộng lớn hơn, lợi nhuận nhiều hơn, phù hợp với xu thế vận động toàn cầu. Không những vậy, pháp luật khuyến khích ĐTRNN đối với lĩnh vực khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư, đây là hướng đi đúng đắn mà tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới không có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào sử dụng khi tiến hành ĐTRNN. Nhật Bản là một nước có 67% là đồi núi, với rất nhiều núi lửa, không được ưu đãi về nguồn tài nguyên 11
  18. thiên nhiên nhưng nên kinh tế rất phát triển vì chủ yếu xuất phát từ số lượng đầu tư ra nước ngoài nhiều. Không chỉ vậy, những lĩnh vực đầu tư làm tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ cũng được nhà nước Việt Nam khuyến khích. Bởi vì hoạt động ĐTRNN của các nhà đầu tư không chỉ thu lại nhiều lợi nhuận cho đất nước mà còn là đòn bẩy đẩy mạnh các hoạt động kinh tế quan trọng khác phát triển. Bên cạnh lĩnh vực khuyến khích đầu tư, nhà nước còn quy định những lĩnh vực cấm cấp phép đầu tư nhằm đảm bảo bí mật an ninh quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam bởi suy cho cùng tất cả các hoạt động của nhà nước đều nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng đất nước Việt Nam ổn định, hoà bình và phát triển. Vì vậy, phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị đất nước. Không thể vì lợi ích kinh tế trước mắt mà Chính phủ xem nhẹ lợi ích lâu dài, bảo vệ tổ quốc và lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của quốc gia mình. Với những quy định trên thì Nghị định 22/1999/NĐ-CP đã đảm bảo việc đầu tư có quy hoạch, đem lại lợi ích cho nhà đầu tư và cho xã hội. Tuy nhiên điểm hạn chế dễ nhận thấy sau khi đi vào thực hiện là các quy định này chỉ mới dừng lại ở tính chất là các quy định khung. Cho đến Nghị định 78/2006/NĐ-CP cũng không hề có các quy định cụ thể về danh mục các lĩnh vực được khuyến khích, hạn chế, cấm ĐTRNN. Theo Bảng Tổng hợp Đầu tư ra nước ngoài theo ngành do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp đến ngày 28/2/2010 thì phạm vi đầu tư ra nước ngoài của các Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào 18 lĩnh vực, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 110 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài hơn 558 triệu đô. Tiếp theo là đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh 12
  19. vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 98 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài hơn 205 triệu USD. Thứ ba là đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai khoáng có 96 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 16 tỷ đố USD, chỉ chiếm 15% về số dự án nhưng chiếm 69% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Còn lại là các dự án có đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội, cấ pnước và xử lý chất thải; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa (Phụ lục 1). Những số liệu của năm 2010 cho thấy các nhà đầu tư Việt Nam đã xúc tiền ĐTRNN với đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực. xu thế ĐTRNN của Việt Nam đang gia tăng và tình hình ĐTRNN sẽ còn sôi động hơn nữa trong các năm tiếp theo. 1.2.3. Hình thức đầu tư ra nước ngoài Hình thức đầu tư ra nước ngoài khá đa dạng. Pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư sẽ quy định cụ thể về hình thức đầu tư và nội dung hình thức đó. Ở Việt Nam, ĐTRNN có các hình thức sau: 1.2.3.1. Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư. Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có các đặc điểm sau: - Chủ đầu tư nước ngoài không kiểm soát các hoạt động kinh doanh, bên tiếp nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong sản xuất kinh doanh. - Vốn đầu tư là của các tổ chức quốc tế thường đi kèm với các điều kiện ưu đãi và gắn chặt với thái độ chính trị của các chính phủ và tổ chức quốc tế khác. Còn nếu vốn đầu tư là của tư nhân thì bị giới hạn bởi tỷ lệ góp vốn theo 13
  20. luật đầu tư của nước sở tại, thường từ 10% - 25% vốn pháp định. - Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định tùy theo từng loại chứng khoán và tùy theo từng nước để nước nhận đầu tư kiểm soát khả năng chi phối doanh nghiệp của nhà đầu tư chứng khoán. Ở Việt Nam, Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau: tỷ lệ nắm giữ tối đa cổ phiếu được niêm yết của bên nước ngoài là 49%, đối với trái phiếu thì không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài. - Chủ đầu tư nước ngoài kiếm lời qua lãi suất cho vay hay lợi tức cổ phần. - Vốn đầu tư được phân tán trong vô số cổ đông và trái phiếu, nên chủ đầu tư có thể phân tán được rủi ro trong kinh doanh, hay độ rủi ro của đầu tư nước ngoài gián tiếp là thấp. - Nước tiếp nhận đầu tư không có khả năng, cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ thuật máy móc hiện đại và kinh nghiệm quả lý vì kênh thu hút đầu tư loại này chỉ tiếp nhận bằng tiền. 1.2.3.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Đây là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư. Về thực chất, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua một phần, thậm chí toàn bộ cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để làm chủ sở hữu toàn bộ hay một phần cơ sở đó. Trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành hoạt động đối với đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của cơ sở đó. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2