Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam trong tương quan với pháp luật quốc tế về lao động
lượt xem 2
download
Tác giả đề ra cho mình mục đích nghiên cứu chính sau đây: Góp phần nâng cao sự hiểu biết về đặc thù của lao động và đặc thù của pháp luật về lao động cả ở phương diện quốc gia và phương diện quốc tế trong thời đại ngày nay; góp phần tăng cường nhận thức khoa học về lý luận và thực tiễn mối quan hệ lẫn nhau giữa pháp luật lao động quốc gia và các cam kết quốc tế của quốc gia về lao động trong bối cảnh hiện nay của thế giới... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam trong tương quan với pháp luật quốc tế về lao động
- ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt nguyÔn thanh hµ ph¸p luËt viÖt nam trong t-¬ng quan víi ph¸p luËt quèc tÕ vÒ lao ®éng luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2011
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH HÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Luật HÀ NỘI - 2011
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TƢƠNG QUAN GIỮA PHÁP 7 LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG 1.1. Cơ sở lý luận về sự tương quan giữa pháp luật quốc gia và 7 pháp luật quốc tế 1.1.1. Pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế tương quan với nhau 7 như thế nào 1.1.2. Tại sao pháp luật quốc gia tương quan với pháp luật quốc tế? 10 1.1.3. Tính phức tạp của mối tương quan giữa pháp luật quốc gia 13 và pháp luật quốc tế 1.2. Một số lý thuyết về tương quan giữa pháp luật quốc gia và 18 pháp luật quốc tế dưới góc nhìn áp dụng pháp luật 1.2.1. Lý thuyết pháp luật quốc tế ưu thế hơn pháp luật quốc gia 19 1.2.2. Lý thuyết pháp luật quốc gia ưu thế hơn pháp luật quốc tế 20 1.2.3. Lý thuyết pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có ưu thế 20 ngang nhau (như nhau) Chương 2: Một Số Vấn Đề CHUNG Về TƢƠNG QUAN Giữa Pháp 23 Luật lAO Động Việt NAM Với Pháp Luật LAO Động Quốc Tế Của ILO 2.1. Đặc điểm về tình hình pháp luật lao động Việt Nam hiện nay 23
- 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 23 lao động nước ta 2.1.2. Đặc điểm của quan hệ lao động hiện nay ở nước ta 26 2.1.3. Một số vấn đề mới về pháp luật lao động 30 2.2. Khái quát về ILO và Các công ước quốc tế về lao động 33 2.2.1. Về Tổ chức Lao động Quốc tế 33 2.2.2. Về quá trình Việt Nam tham gia Tổ chức Lao động Quốc tế 35 2.2.3. Một số nội dung pháp luật quốc tế về Lao động của ILO 38 Chương 3: Một Số Giải Pháp nhằm góp phần làm tƣơng thích Pháp 49 Luật LAO Động Việt NAM Với Các CAM Kết Quốc Tế Của Nƣớc TA Về LAO Động 3.1. Tham gia chọn lọc điều ước quốc tế về lao động và nhu cầu 49 làm hài hòa pháp luật lao động Việt Nam và pháp luật quốc tế về lao động của ILO 3.2. Xác định nguyên tắc áp dụng luật trong tương quan giữa 50 pháp luật lao động Việt Nam với pháp luật quốc tế 3.2.1. áp dụng pháp luật quốc gia 51 3.2.2. áp dụng luật nước ngoài 51 3.2.3. áp dụng pháp luật quốc tế 52 3.3. Nội luật hóa các cam kết quốc tế 54 3.3.1. Về nguyên tắc 54 3.3.2. Vấn đề đánh giá tác động luật khi nội luật hóa các cam kết 55 quốc tế 3.4. Luận về làm hài hòa một số nội dung giữa dự thảo Bộ luật 57 lao động (sửa đổi) với các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) 3.4.1. Về quan hệ lao động 57
- 3.4.2. Về vấn đề lương của người lao động 58 3.4.3. Các hành vi phân biệt đối xử bị cấm 59 3.4.4. Về thương lượng - thỏa ước lao động tập thể 60 3.4.5. Về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi đối với những người lao 63 động làm không trọn ngày hoặc tuần 3.4.6. Về bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động tại nơi 63 làm việc 3.4.7. Về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 65 3.4.8. Về bồi thường bằng hiện vật 67 3.4.9. Về môi trường làm việc an toàn và lành mạnh 67 3.4.10. Về chính sách của nhà nước đối với về lao động nữ 68 3.4.11. Về lao động trẻ em 72 3.4.12. Quy trình hòa giải tranh chấp tập thể về lợi ích tại Hội đồng 74 trọng tài lao động 3.4.13. Về các trường hợp đình công bất hợp pháp 74 3.4.14. Thanh tra nhà nước về lao động 76 Kết Luận 80 DANH Mục Tài Liệu THAM Khảo 82
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Về phương diện pháp luật quốc gia, Nhà nước ta đang tiến hành sửa đổi Bộ luật lao động. Dự thảo Bộ luật này đã được công bố lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân. Nhiều cuộc hội thảo quốc gia và hội thảo quốc tế đã được tổ chức để bàn luận về nội dung Dự thảo Bộ luật. Dự kiến Bộ luật lao động (sửa đổi) sẽ được Chính phủ trình Quốc hội vào năm 2011. Về phương diện pháp luật quốc tế, Nhà nước ta đã gia nhập 18 công ước quốc tế về lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Việt Nam đang phải thực hiện các công ước này. Đồng thời nước ta sẽ tiếp tục đàm phán với Tổ chức Lao động Quốc tế, trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), một số diễn đàn khác để đạt được những cam kết quốc tế mới trong lĩnh vực lao động. Đó là một nhiệm vụ kép rất nặng nề trong xây dựng và thực thi pháp luật lao động của Việt Nam. Về phương diện xây dựng pháp luật, xét theo góc nhìn của đề tài luận văn, pháp luật lao động nước ta cần phải được xây dựng phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta về lao động, từng bước tương thích với các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế đã được thừa nhận phổ cập. Yêu cầu này được đặt ra một cách hiển nhiên. Về phương diện thực tiễn, trong lĩnh vực lao động ở nước ta đang phát sinh nhiều vấn đề mới. Hàng loạt vấn đề như về đại diện người sử dụng lao động; công đoàn; thỏa ước lao động tập thể ngành; đình công; tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động; việc làm; vệ sinh, an toàn lao động v.v... đang diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ về phương diện pháp lý. 1
- Các mặt của tình hình nêu trên đang diễn ra và tác động cộng hưởng với nhau trong lĩnh vực pháp luật về lao động ở nước ta. Trong bối cảnh như đã nêu ở trên, một mặt, có nhiều vấn đề đặt ra về pháp luật lao động cả về phương diện pháp luật quốc gia của nước ta, cả về phương diện pháp luật quốc tế. Mặt khác, trong thời đại hiện nay - thời đại phát triển kinh tế thị trường và toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, lao động,... có xu hướng thâm nhập và hội nhập lẫn nhau. Mối tương quan và thâm nhập lẫn nhau giữa các lĩnh vực pháp luật sâu đến mức thậm chí khó phân biệt được khía cạnh đối nội hay khía cạnh đối ngoại, khía cạnh quốc gia và khía cạnh quốc tế của chính sách pháp lý. Vì vậy việc nghiên cứu một số vấn đề pháp luật lao động của nước ta trong tương quan với pháp luật quốc tế về lao động là một nhu cầu có thực, rất thời sự và rất cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Theo tác giả luận văn biết, trong quá trình xây dựng Dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi), cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đối chiếu, so sánh các công ước quốc tế của ILO mà nước ta gia nhập để xây dựng những qui định mới tương thích. Những nghiên cứu đó mang tính phục vụ tác nghiệp cho công tác soạn thảo Bộ luật lao động (sửa đổi). Văn phòng ILO tại Hà Nội cũng đã phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức một số cuộc thảo luận về Dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) của nước ta. Những hội thảo đó thường tập trung chủ yếu vào kỹ thuật lập pháp, tính khả thi và một số điểm nhậy cảm của Dự thảo Bộ luật như về công đoàn, đình công,... mà chưa nghiên cứu một cách tổng quát về 2
- tương quan giữa pháp luật lao động Việt Nam với pháp luật quốc tế về lao động dưới giác độ lý luận khoa học pháp lý. Có thể nói, chưa có công trình nghiên cứu nào bàn tổng quan về pháp luật lao động của nước ta trong tương quan với pháp luật lao động quốc tế. Vì vậy tác giả chọn đề tài "Pháp luật Việt Nam trong tương quan với pháp luật quốc tế về lao động" làm luận văn thạc sĩ. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Tác giả đề ra cho mình mục đích nghiên cứu chính sau đây: - Góp phần nâng cao sự hiểu biết về đặc thù của lao động và đặc thù của pháp luật về lao động cả ở phương diện quốc gia và phương diện quốc tế trong thời đại ngày nay. - Góp phần tăng cường nhận thức khoa học về lý luận và thực tiễn mối quan hệ lẫn nhau giữa pháp luật lao động quốc gia và các cam kết quốc tế của quốc gia về lao động trong bối cảnh hiện nay của thế giới. - Góp phần phục vục việc nâng cao chất lượng dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) dưới góc nhìn tương thích với những cam kết quốc tế của nước ta về lao động. - Góp phần vào việc phục vụ soạn thảo Bộ luật lao động tương thích với các cam kết quốc tế của nước ta về lao động cả trong xây dựng Dự thảo, cả từ góc độ thực thi những qui định của pháp luật lao động. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được những mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: Một là, xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn mối tương quan giữa pháp luật lao động nước ta với pháp luật quốc tế về lao động. 3
- Hai là, trình bày tổng quan về pháp luật lao động của nước ta; và tổng quan các cam kết quốc tế của nước ta về lao động trong khuôn khổ Tổ chức Lao động Quốc tế. Ba là, đề xuất một số giải pháp làm cho pháp luật lao động nước ta tương thích với các cam kết quốc tế của nước ta bắt nguồn từ các công ước quốc tế của ILO mà nước ta đã gia nhập để thực thi hiệu quả những qui định pháp luật về lao động cả trong quan hệ đối nội lẫn trong quan hệ đối ngoại. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài này trong phạm vi sau đây: Thứ nhất: Tên gọi đề tài ngụ ý nói về "Pháp luật lao động Việt Nam trong tương quan với pháp luật lao động quốc tế". Nhưng để tránh lặp lại từ ngữ "lao động", đề tài được viết tắt thành "Pháp luật Việt Nam". Tác giả không nghiên cứu pháp luật Việt Nam nói chung, mà chỉ nghiên cứu về "pháp luật lao động Việt Nam trong tương quan với pháp luật quốc tế về lao động". Thứ hai: Pháp luật quốc tế về lao động là một khái niệm rộng. Tác giả xin không bàn về pháp luật quốc tế nói chung về lao động, mà chỉ khoanh vùng và bàn về những cam kết quốc tế của nước ta về lao động trong khuôn khổ các công ước quốc tế về lao động của ILO trong mối tương quan với pháp luật lao động của nước ta. Vì những cam kết của nước ta trong các công ước của ILO mà nước ta đã gia nhập thể hiện tập trung nhất, điển hình nhất những vấn đề pháp lý mà chúng ta đang rất quan tâm. Thứ ba: Tác giả không có tham vọng và nhận thức rằng mình chưa đủ điều kiện và trình độ để bàn về tất cả các vấn đề có liên quan của pháp luật lao động dưới giác độ pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, vì vậy tác giả chỉ xin bàn về một số vấn đề chung nhất nhằm góp phần phục vụ xây dựng Dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi. 4
- 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Các điều ước quốc tế của Tổ chức Lao động Quốc tế về lao động: Công ước số 5 về quy định tuổi tối thiểu của trẻ em được vào làm việc trong các công việc công nghiệp; Công ước số 138 về độ tuổi tối thiểu được nhận vào làm việc thông qua ngày 26/7/1973; Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau thông qua ngày 29/6/1951; Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp ngày 25/6/1958; Công ước số 155 về an toàn lao động và vệ sinh lao động và môi trường làm việc ngày 22/6/1981; Công ước số 29 về lao động cuỡng bức; Công ước số 144 về tham khảo ý kiến ba bên; Công ước số 87 về quyền tự do hiệp hội và việc bảo vệ quyền được liên kết; Công ước số 98 về quyền được tổ chức và thương lượng tập thể… - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2001). - Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007). - Dự thảo (sửa đổi) Bộ luật lao động Việt Nam, năm 2010. - Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, năm 2008. - Luật Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, năm 2005. - Công ước Viên về luật điều ước quốc tế, năm 1969. - Các văn bản dưới luật có liên quan đến lĩnh vực lao động. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: 5
- - Phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp duy vật biện chứng. Nghĩa là nghiên cứu quan hệ qua lại hai chiều lẫn nhau (biện chứng) giữa pháp luật lao động Việt Nam với pháp luật quốc tế về lao động thể hiện thông qua các công ước của ILO mà nước ta đã gia nhập và nghiên cứu nó trong bối cảnh hiện nay (tính lịch sử). - Phương pháp so sánh. - Tác giả tiếp cận các nội dung nghiên cứu từ: 1) nhu cầu thực tiễn của quan hệ lao động cần được điều chỉnh bằng luật pháp; 2) đòi hỏi của quản lý nhà nước đối với lao động và quan hệ lao động; 3) yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của nước ta về lao động trong khuôn khổ ILO. 5. Ý nghĩa của đề tài Đề tài có nhiều ý nghĩa lý luận về pháp luật lao động trong bối cảnh hiện nay của thời đại, đồng thời nó góp phần phục vụ thực tiễn xây dựng và thực hiện pháp luật lao động ở nước ta. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về sự tương quan giữa pháp luật lao động Việt Nam với pháp luật quốc tế về lao động. Chương 2: Một số vấn đề chung về tương quan giữa pháp luật lao động Việt Nam với pháp luật lao động quốc tế của Tổ chức Lao động Quốc tế. Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần làm tương thích pháp luật lao động Việt Nam với các cam kết quốc tế của nước ta về lao động. 6
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TƢƠNG QUAN GIỮA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG Cơ sở lý luận về sự tương quan giữa pháp luật lao động Việt Nam với pháp luật quốc tế về lao động trước hết nằm ở nhận thức lý luận về sự tương quan giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TƢƠNG QUAN GIỮA PHÁP LUẬT QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ Nói về sự tương quan giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là nói về mối quan hệ qua lại và sự tác động tương hỗ nhau giữa hai hệ thống pháp luật này. Mối quan hệ qua lại và sự tác động tương hỗ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là hai mặt không thể tách rời của một hiện tượng, diễn ra như một quá trình liên tục không ngừng và luôn luôn được điều chỉnh. Mặc dù có sự khác nhau về một số đặc trưng (đối tượng điều chỉnh, chủ thể, cơ chế thực hiện, tuân thủ giữa hai hệ thống pháp luật), nhưng luật quốc tế vẫn bị chi phối chặt chẽ bởi lợi ích quốc gia bên cạnh lợi ích cộng đồng. Sự tương quan lợi ích giữa các quốc gia với cộng đồng các quốc gia khác được phản ánh ghi nhận ở hệ thống các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, vì thế không có sự tách biệt giữa pháp luật gia và pháp luật quốc tế. 1.1.1. Pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế tƣơng quan với nhau nhƣ thế nào Pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế (nói chung và trong lĩnh vực lao động nói riêng) không quan hệ và không tương tác với nhau như hai vật thể vật lý hoặc như phản ứng hóa học trong tự nhiên. 7
- Trong một thế giới đặc trưng được điều chỉnh bằng luật pháp của thời đại kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế cùng song song tồn tại, quan hệ với nhau, tác động tương hỗ nhau thông qua hàng loạt những thiết chế tổ chức hoạt động cực kỳ phức tạp ở các cấp độ khác nhau trong đời sống xã hội. Hai hệ thống pháp luật này thâm nhập lẫn nhau và tác động qua lại lẫn nhau vừa theo xu hướng hài hòa nhau, vừa theo xu hướng khu biệt nhau, thậm chí xung đột nhau. Sự tương thích giữa hai chức năng hoạt động cơ bản của nhà nước, sự thống nhất trong một số vai trò chung cơ bản của cả hai hệ thống pháp luật và sự hiện diện của quốc gia trong tư cách chủ thể tham gia, điều tiết, định chế các khung pháp luật ở phạm vi từng quốc gia cũng như phạm vi quốc tế đã đem lại cho luật quốc gia, luật quốc tế mối quan hệ biện chứng, ràng buộc và diễn ra theo chiều hướng: - Luật quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế. Bản chất quá trình xây dựng các quy phạm luật quốc tế mà các quốc gia tiến hành thông qua phương thức thỏa thuận chính là quá trình đưa ý chí quốc gia vào nội dung của luật quốc tế. Có thể thấy những ảnh hưởng có tính quyết định của luật quốc gia đối với luật quốc tế thể hiện ở nhiều nội dung, cấp độ, phương thức khác nhau. Ở góc độ từng nước, sự tác động có tính quy định của luật quốc gia đến luật quốc tế diễn ra theo cách mà quốc gia tham gia vào quan hệ quốc tế, thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế được duy trì bởi một số công cụ hợp tác hiệu quả như ký kết điều ước quốc tế. Trong khi hợp tác, sự tác động của pháp luật quốc gia, với tư cách là thành viên, không tồn tại một cách đơn lẻ, đối kháng với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế mà có sự gặp nhau của ý 8
- chí chung, của lợi ích chung. Sự gặp gỡ này tất yếu hình thành nên những xu hướng phù hợp với sự vận động, phát triển của thế giới khách quan vào đời sống xã hội. Mỗi quốc gia đều cố gắng đưa vào pháp luật quốc tế những ảnh hưởng và hướng điều chỉnh riêng của mình tới các vấn đề lợi ích mà họ cần đạt được từ luật quốc tế. Nói cách khác, mỗi quốc gia đều tham gia vào quan hệ quốc tế như sinh hoạt quốc tế bằng phương thức riêng của mình. Nhưng cái riêng đó lại cần được khẳng định sự tồn tại ở những lợi ích mà pháp luật cũng như cộng đồng quốc tế có thể đem lại được. Vì thế, sự hợp tác hay liên kết, đấu tranh hay thương lượng giữa các quốc gia với nhau luôn là điều kiện thiết yếu để hình thành các quy phạm, các nguyên tắc hoặc các chế định của luật quốc tế. Việc tạo thành các quy phạm, nguyên tắc hay chế định này tuỳ thuộc ở mức độ giữa các quốc gia, và ở phạm vi đó, luật quốc gia thể hiện sự định hướng về nội dung, tính chất của các mối quan hệ quốc tế, làm phát triển hơn, hoặc làm thay đổi chúng theo chiều hướng tiến bộ. - Luật quốc tế thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện luật quốc gia Luật quốc tế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện pháp luật quốc gia. Là kết quả của sự thoả thuận giữa các quốc gia, luật quốc tế thể hiện nhiều sự tiến bộ, nhiều thành tựu mới của khoa học pháp lý hiện đại. Thông qua nghĩa vụ quốc tế của quốc gia trong việc tuân thủ pháp luật quốc tế, những thành tựu này khi được áp dụng ở từng quốc gia đã mang lại cho pháp luật quốc gia những sự thay đổi, bổ sung mới, vì quá trình thực hiện luật quốc tế ở từng quốc gia luôn đặt ra yêu cầu có sự phù hợp giữa hai hệ thống pháp luật. Các vấn đề đặt ra từ pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế cho thấy rằng khi phát triển hợp tác đa phương là cần thiết và điều đó có nghĩa là pháp luật quốc gia không thể được xây dựng trong khuôn khổ riêng của quốc gia 9
- mà phải cải cách pháp luật quốc gia cho phù hợp với những yêu cầu cơ bản của luật pháp quốc tế. Luật quốc tế tạo cho mỗi quốc gia có điều kiện tiếp thu những tiến bộ, thành quả của cộng đồng quốc tế. Luật quốc tế thực sự có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nội luật, mỗi quốc gia có thể vừa hoà nhập vào nền văn hoá pháp lý chung, vừa xây dựng một hệ thống pháp luật quốc gia phát triển ở cấp độ mới. 1.1.2. Tại sao pháp luật quốc gia tƣơng quan với pháp luật quốc tế? Pháp luật quốc gia tương quan với pháp luật quốc tế vì hai nguyên nhân cơ bản nhất: Thứ nhất: Vì pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là hai hệ thống khác nhau trong cùng một thế giới có pháp luật. Thứ hai: Pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế đều là sản phẩm hoạt động của chính các nhà nước Giả định rằng pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là một thì không thể nói đến mối quan hệ của nó như là nói đến mối quan hệ giữa hai hệ thống khác nhau. Sở dĩ hai hệ thống pháp luật này tương quan với nhau, tức là có mối quan hệ qua lại và tác động tương hỗ với nhau vì chúng là hai hệ thống pháp luật khác nhau. Hai hệ thống pháp luật này tuy khác nhau, nhưng chúng không tồn tại biệt lập ở hai thế giới trừu tượng, mơ hồ nào đó, mà tồn tại, vận động và phát triển một cách khách quan trong cùng một thế giới thực, trong cùng một thế giới chung, trong cùng một thế giới có pháp luật. Quả vậy, thế giới loài người chỉ có một. Nhân loại là một thế giới, mỗi quốc gia là một phần cấu thành của thế giới gồm các quốc gia. Nói cách khác, xã hội quốc tế ngày nay bao gồm các quốc gia độc lập, có chủ quyền mà Nhà nước là đại diện cho các quốc gia đó. Thời đại của chúng ta là thời đại có Nhà 10
- nước và có luật pháp, mỗi quốc gia có pháp luật của riêng mình. Thế giới có pháp luật quốc tế chung. Luật pháp nói chung (ngụ ý cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế) là một hiện tượng xã hội, một thuộc tính phổ biến cấu thành nội dung của đời sống xã hội loài người trong thời đại hiện nay. Pháp luật quốc gia tương quan với pháp luật quốc tế vì mặc dù là hai hệ thống khác nhau, nhưng pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế đều do các Nhà nước đặt ra. Nó thể hiện ý chí và quyền lực của các Nhà nước. Pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế suy cho cùng đều qui về ý chí Nhà nước. Đây là thuộc tính bản chất chung nhất của bất kỳ hệ thống pháp luật nào. Chính thuộc tính chung nhất này về bản chất của hai hệ thống pháp luật là cội nguồn làm nên sự tương quan giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Nhưng thuộc tính bản chất của pháp luật quốc gia có khía cạnh khác so với bản chất của pháp luật quốc tế. Sự khác nhau đó làm nên hai hệ thống pháp luật khác nhau. Tính chất đơn phương trong thuộc tính bản chất của pháp luật quốc gia. Bản chất của pháp luật quốc gia là ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong quốc gia đó được đề lên thành luật, thể hiện quyền lực nhà nước của quốc gia đó. Trong trường hợp này pháp luật quốc gia thể hiện ý chí nhà nước và quyền lực nhà nước đơn phương. Tính chất thỏa thuận ý chí nhà nước của pháp luật quốc tế. Luật pháp quốc tế là tổng thể những nguyên tắc, quy phạm được xây dựng nên bằng sự thỏa thuận ý chí giữa các quốc gia do Nhà nước đại diện, các chủ thể khác của luật pháp quốc tế, có giá trị và hiệu lực bắt buộc thi hành, để điều chỉnh quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, các tổ chức liên quốc gia, liên chính phủ, nhằm phục vụ cho lợi ích của mỗi quốc gia, mỗi chủ thể pháp luật quốc tế và phục vụ cho lợi ích của cả cộng đồng quốc tế. 11
- Khác với luật pháp quốc gia, thực chất của luật pháp quốc tế không phải là ý chí đơn phương của một nhà nước được đề lên thành luật, mà là sự thỏa thuận ý chí nhà nước của các quốc gia - của hai hoặc nhiều quốc gia (đa phương), chủ thể cơ bản của luật pháp quốc tế - được đề lên thành những nguyên tắc và qui phạm pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, trong đàm phán và ký kết điều ước quốc tế cũng như trong thi hành pháp luật quốc tế, thể hiện rất rõ ý chí đơn phương của các nhà nước Nhấn mạnh điểm này, để khẳng định lại một lần nữa rằng: Một là, pháp luật quốc gia hay pháp quốc tế luật đều là sản phẩm hoạt động của chính các nhà nước. Hai là, suy cho cùng, pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế, đều qui về ý chí và quyền lực nhà nước. Khác với luật pháp quốc gia, luật pháp quốc tế không có cơ quan lập pháp (cơ quan làm luật) đứng bên cạnh hay đứng trên các quốc gia để ban hành các qui định pháp luật bắt buộc các nước phải tuân thủ. Mọi nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế do chính các quốc gia, các chủ thể pháp luật quốc tế xây dựng nên, bằng cách thỏa thuận, thông qua đàm phán quốc tế, đàm phán ngoại giao, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế. Luật pháp quốc tế không có cơ quan hành pháp, không có cơ quan Trung ương hướng dẫn thi hành. Những nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế đều do chính các chủ thể pháp luật quốc tế thi hành một cách tự nguyện bằng cách đưa vào luật pháp quốc gia. Khi đã được đưa vào luật pháp quốc gia, luật pháp quốc tế sử dụng cơ chế và biện pháp thực thi pháp luật được sử dụng trong mỗi nước. Tranh chấp hoặc vi phạm pháp luật quốc tế có thể được Tòa án quốc tế xét xử. Nhưng Tòa án quốc tế không xét xử tranh chấp hoặc vi phạm pháp 12
- luật quốc tế nếu các bên tranh chấp (các chủ thể của luật pháp quốc tế) không đồng ý. Các bên có thể chọn giải pháp khác như trọng tài, trung gian, hòa giải để giải quyết tranh chấp. Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự hợp tác quốc tế, sự đấu tranh, cạnh tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng được tăng cường. Do đó các nước ngày càng tăng cường hợp tác, liên kết chính sách bằng luật pháp quốc tế, đồng thời làm hài hòa pháp luật của nước mình với pháp luật quốc tế do chính các nước cùng nhau xây dựng lên. Bởi mỗi nhà nước đều ý thức mình thuộc về một thế giới bao gồm các Nhà nước (các quốc gia); mỗi nền kinh tế đều thuộc về một nền kinh tế toàn cầu hóa. Các nhà nước cùng nhau chia sẻ những vấn đề, trong đó có những vấn đề về lao động vượt ra khỏi năng lực và thẩm quyền nội bộ của mình. Cho nên từ quan hệ hợp tác và đấu tranh trên trường quốc tế mà suy ra quan điểm, chính sách, lập trường pháp lý quốc tế của các quốc gia, suy ra những cung cách ứng xử của nhà nước này với nhà nước khác trong mọi tình huống cụ thể phát sinh. 1.1.3. Tính phức tạp của mối tƣơng quan giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế Như trên đã nói pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế tác động tương hỗ với nhau rất phức tạp. Chúng có thể thâm nhập lẫn nhau và tác động qua lại lẫn nhau theo xu hướng hài hòa nhau, vừa theo xu hướng khu biệt nhau, thậm chí xung đột nhau. Tại sao lại như vậy? Vấn đề nằm ở một số nguyên do chính sau đây: Thứ nhất, pháp luật quốc gia rất phong phú về hình thức và về bản chất. Thứ hai, pháp luật quốc tế rất đa dạng. 13
- Thứ ba, quan hệ xã hội - đối tượng điều chỉnh của pháp luật được quản lý ở nhiều cấp độ. Thứ tư, luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. Thứ năm, sự chi phối bởi lợi ích khác nhau của các Nhà nước. Về pháp luật quốc gia. Rõ ràng môi trường pháp luật trên thế giới hiện nay có đặc điểm là rất đa dạng về hệ thống pháp luật quốc gia. Có bao nhiêu quốc gia thì cũng có bấy nhiêu hệ thống pháp luật quốc gia. Thậm chí pháp luật quốc gia còn nhiều hơn số các quốc gia, vì ở những nước theo hình thức tổ chức liên bang, ngoài pháp luật liên bang, còn có pháp luật của các bang thành viên. Mặt khác, xét theo truyền thống và đặc điểm riêng, pháp luật quốc gia còn được phân chia theo nhóm: - Pháp luật các nước châu Âu lục địa (hệ thống pháp luật Romano Germani). - Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Common Law). - Hệ thống pháp luật châu Phi. - Hệ thống pháp luật Hindu. - Hệ thống pháp luật tư bản chủ nghĩa. - Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Thế giới hiện nay bao gồm các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau: tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, nên bản chất pháp luật quốc gia cũng khác nhau. Ngoài ra, xét thuần túy về trình độ phát triển, có nước phát triển, có nước đang phát triển, có nước chậm phát triển. Vì vậy các hệ thống pháp luật quốc gia rất khác nhau về bản chất, về mức độ tiến bộ và về trình độ hoàn thiện. 14
- Do đó, mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế diễn ra như thế nào còn tùy thuộc đối với từng hệ thống pháp luật cụ thể. Về pháp luật quốc tế. Công pháp quốc tế được xem là nòng cốt cho các hoạt động quốc tế rộng lớn, phức tạp. Tất cả đều phải thông qua các điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia. Sự hợp tác giữa tất cả các nước trong việc xác định cơ sở pháp lý quốc tế, tuân thủ pháp luật quốc tế trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế đang còn tiếp tục được đi sâu vào. Pháp luật quốc tế rất phong phú. Có pháp luật quốc tế chung, phổ cập toàn cầu. Có pháp luật quốc tế mang tính khu vực, tiểu khu vực. Có điều ước quốc tế song phương điều chỉnh quan hệ giữa các nước. Trong khuôn khổ địa lý - chính trị, trong từng phạm vi khu vực và quốc tế, phạm vi và nội dung pháp luật quốc tế cũng không đồng nhất với nhau, mặc dù có những nguyên tắc cơ bản chung phổ cập, nhưng pháp luật quốc tế ở mỗi qui mô, mỗi khu vực, đối với mỗi quốc gia cũng có những nét riêng. Về cấp độ quản lý các quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội nói chung, quan hệ xã hội về lao động nói riêng ngày nay được điều chỉnh thông qua các kênh rất khác nhau và được quản lý ở nhiều cấp độ: cấp doanh nghiệp, cấp độ ngành, quốc gia, khu vực, liên khu vực và toàn thế giới. - Ở cấp độ toàn thế giới: Chẳng hạn, quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế mà các công ước quốc tế là nguồn cơ bản và bởi các tổ chức quốc tế, điển hình như Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế, và nhiều tổ chức khu vực khác. - Ở cấp độ khu vực và liên khu vực: 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 99 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn