Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
lượt xem 7
download
Luận văn có mục đích dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm giới thiệu một bức tranh tổng quan về pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải mà Việt Nam đã tham gia, phân tích những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện, từ đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ PHƯƠNG MAI PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ NHƯ MAI 1
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG BIỂN TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI………. 7 1.1 Khái niệm hoạt động hàng hải và vai trò của hoạt động hàng hải trong đời sống kinh tế xã hội ……………………………. 7 1.1.1 Khái niệm hoạt động hàng hải ……………………………… 7 1.1.1.1 Khái niệm …………………………………………………… 7 1.1.1.2 Nguyên tắc ………………………………………………….. 7 1.1.2 Vai trò của hoạt động hàng hải trong đời sống kinh tế xã hội 8 1.1.2.1 Hoạt động xây dựng và khai thác cảng biển Việt Nam …….. 8 1.1.2.2 Hoạt động kinh doanh khai thác tàu ………………………... 9 1.1.2.3 Hoạt động công nghiệp tàu thủy ……………………………. 9 1.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường biển từ hoạt động hàng hải .. 11 1.2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường biển ………………………... 11 1.2.2 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động hàng hải … 12 1.2.2.1 Ô nhiễm môi trường từ hoạt động của cảng biển và đội tàu biển ………………………………………………………….. 12 1.2.2.2 Ô nhiễm môi trường từ hoạt động đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển ……………………………………………… 13 1.2.2.3 Ô nhiễm môi trường từ các vụ tai nạn, sự cố ……………….. 17 1.2.3 Các vụ tai nạn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động hàng hải tại vùng biển của Việt Nam ……………………………... 18 3
- 1.2.4 Thực trạng giải quyết các vụ ô nhiễm môi trường biển …….. 22 1.3 Tổng quan pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải ………….. 26 1.3.1 Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải ……………………………………………….. 26 1.3.2 Điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải ……………………………………………………... 27 Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG BIỂN TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI …………………... 29 2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải ……………………………………. 29 2.1.1 Pháp luật quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong bảo vệ môi trường biển ………………………………………….. 29 2.1.2 Pháp luật quy định về các biện pháp bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải ……………………………………. 35 2.1.3 Pháp luật quy định về các chế tài về bồi thường thiệt hại ô nhiễm biển …………………………………………………... 39 2.2 Quy định của các Điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải ………………………………. 46 2.2.1 Trách nhiệm của các Quốc gia trong vấn đề bảo vệ môi trường biển ………………………………………………….. 47 2.2.2 Các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường biển ……... 51 2.2.3 Trách nhiệm dân sự và bồi thường thiệt hại ………………... 65 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG BIỂN TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT …………………………………... 79 3.1 Thực trạng thực thi pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế 4
- về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải ………. 79 3.1.1 Pháp luật Việt Nam …………………………………………. 79 3.1.1.1 Những thuận lợi và các mặt đã thực hiện được …………….. 79 Về phòng ngừa ô nhiễm môi trường ………………………... 79 Về ứng cứu, giải quyết sự cố ô nhiễm môi trường …………. 81 3.1.1.2 Những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện ………… 82 Về phòng ngừa ô nhiễm môi trường ………………………... 82 Về ứng cứu, giải quyết sự cố ô nhiễm môi trường …………. 85 Về trách nhiệm và bồi thường thiệt hại……………………… 86 3.1.2 Điều ước quốc tế ……………………………………………. 87 3.1.2.1 Những thuận lợi và các mặt đã thực hiện được …………….. 87 Về phòng ngừa ô nhiễm môi trường ………………………... 88 Về trách nhiệm, khắc phục sự cố ô nhiễm dầu ……………... 89 3.1.2.2 Những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện ………… 90 Về phòng ngừa ô nhiễm môi trường ………………………... 90 Về khắc phục, giải quyết sự cố ô nhiễm dầu ……………….. 92 3.2 Các giải pháp đề xuất ……………………………………….. 93 3.2.1 Về tổ chức thực hiện ………………………………………... 93 3.2.2 Về cơ sở vật chất ……………………………………………. 94 3.2.3 Về nguồn nhân lực ………………………………………….. 95 3.2.4 Về cơ chế phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, tổ chức của Việt Nam và với các tổ chức quốc tế liên quan …………….. 95 3.2.5 Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải ………………………. 96 3.2.6 Gia nhập các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải ……………………………………. 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………….. 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………. 110 PHỤ LỤC 1 …………………………………………………………… 112 5
- PHỤ LỤC 2 …………………………………………………………… 116 6
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BUNKER 2001 International Convention on Civil Liability for Bunker Oil Pollution Damage of 2001 (Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm từ dầu nhiên liệu 2001) CLC 92 International Convention on Civil Liability for Oil Pollution Damage 1992 (Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992) FC 92 International Convention on the Establishment of an International Fund for compensation for Oil Pollution Damage 1992 (Công ước quốc tế về thiết lập Quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu 1992) HNS 1996 International Convention on Liability and Compensation for Damage in connection with the carriage of Hazardous and Noxious Substances by Sea 1996 (Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự và bồi thường tổn thất đối với vận chuyển chất nguy hiểm, độc hại bằng đường biển, 1996) IMO International Marine Organization (Tổ chức Hàng hải Quốc tế) INTERVENTION 69 International Convention relating to Intervention in cases of Oil Pollution Casualties 1969 (Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra ô nhiễm dầu 1969) 7
- IOPC 1992 International Oil Pollution Compensation Fund (Quü quèc tÕ båi th-êng thiÖt h¹i « nhiÔm dÇu 1992) MARPOL 73/78 International Convention for the Prevention of Pollution from ships 1973, as amended in 1978 (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu 1973, sửa đổi 1978) OPRC 1990 International Convention on Oil Pollution Preparedness, Response and Co-operation 1990 (Công ước quốc tế về hợp tác, sẵn sàng và ứng phó đối với ô nhiễm dầu 1990) STCW 78/95 International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers, 1978/1995 (Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, thi, cấp chứng chỉ chuyên môn và bố trí chức danh đối với thuyền viên 1978, được sửa đổi 1995) UNCLOS 82 United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 (Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982) 8
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành hàng hải Việt Nam hiện đang là một trong những ngành mũi nhọn được Nhà nước chú trọng mở rộng và phát triển. Đội tàu biển Việt Nam ngày càng lớn mạnh cả về chất và lượng, tổng trọng tải đội tàu tăng nhanh hàng năm, trẻ hóa và chuyên dụng hóa từng bước với tầm hoạt động toàn cầu hơn. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, cùng với sự phát triển này khối lượng hàng hóa vận tải bằng đường biển cũng sẽ tăng lên, mật độ tàu bè hoạt động trên biển sẽ dày hơn và rủi ro tai nạn trên biển cũng sẽ ngày càng tăng gây hại tới sinh mạng con người, thiệt hại tài sản quốc gia, đặc biệt là tới môi trường sinh thái biển và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân sống dựa vào biển. Cùng với hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và chiến lược biển, pháp luật về bảo vệ môi trường biển ngày càng được chú trọng. Việc phòng chống ô nhiễm môi trường biển và ứng phó với các sự cố tràn dầu đã được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật nói chung và văn bản pháp luật chuyên ngành nói riêng, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở một số văn bản mang tính đơn lẻ, không thống nhất và tính pháp quy chưa cao. Tình trạng ít văn bản hướng dẫn, quy định không cụ thể, không rõ ràng về trách nhiệm của các ban ngành dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý, tính ứng dụng trong thực tiễn của pháp luật có hiệu quả thấp. Hầu như các vụ tràn dầu trên biển khi xảy ra mới có văn bản hướng dẫn thực hiện hoặc đợi hướng dẫn của cấp trên trong khi công tác ứng cứu đòi hỏi phải tiến hành khẩn cấp. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường còn tản mạn, các khía cạnh pháp lý về vấn đề ô nhiễm do dầu ở Việt Nam còn nhiều thiếu sót, bất cập, chưa có cơ chế riêng về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu và cũng chưa có quỹ bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu (theo Công ước CLC 92). Vì vậy, khi các vụ gây ô nhiễm dầu 1
- xảy ra, việc giải quyết đòi bồi thường thiệt hại làm cho các cơ quan chức năng lẫn nạn nhân đều lúng túng. Hơn nữa việc đòi bồi thường thiệt hại rất khó khăn không chỉ đối với các vụ việc giữa các chủ thể trong nước mà đặc biệt đối với nhiều vụ việc do tàu nước ngoài gây ra. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường biển trước mắt và lâu dài cũng như các thiệt hại mà những người có liên quan trực tiếp phải gánh chịu như đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp, du lịch,... là vô cùng lớn, nhưng mức bồi thường thực tế mà những người bị thiệt hại nhận được thì lại không đáng kể, không đủ để bù đắp thiệt hại, khắc phục sự cố và làm sạch môi trường. Để giải quyết vấn đề này và để bảo vệ môi trường biển, chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển nói chung và bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải nói riêng. Việc tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện khung chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ hiệu quả môi trường biển, góp phần thúc đẩy và xây dựng ý thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển. Mặt khác việc tham gia và thực hiện nghiêm túc các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển sẽ đánh giá nỗ lực của Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng quốc tế hoá nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, công bằng phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của các nhà đầu tư, là điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm phát triển đời sống, kinh tế xã hội trong nước, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững mà chúng ta đã đặt ra. Các nhà nghiên cứu, những người làm công tác giảng dạy cũng đã đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường biển trong một số bài viết, bài báo cáo như: “Tràn dầu và ô nhiễm dầu ở Việt Nam” của tác giả Hứa Chiến Thắng, "Tổng quan pháp luật Việt Nam về phòng, chống ô nhiễm dầu ở các vùng biển" của 2
- PGS.TS Nguyễn Bá Diến, “Báo cáo hiện trạng môi trường biển Việt Nam” của Bộ Tài nguyên và Môi trường; ... và trong một số đề tài như: “Nghiên cứu lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải - năm 2006”, “Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ môi trường và xây dựng quy chế bảo vệ môi trường trong vận tải đường biển - năm 2002”, “Báo cáo hiện trạng và xây dựng quy chế bảo vệ môi trường của ngành hàng hải – năm 2006” của Cục Hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên những nghiên cứu này mới chỉ đề cập rải rác, sơ qua và chưa đánh giá được thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển mà Việt Nam là thành viên. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu tổng quan về thực trạng pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, từ đó đánh giá những mặt thuận lợi, những bất cập, hạn chế trong thực hiện và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Kết quả của luận văn là tài liệu cần thiết cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách pháp luật, các nhà nghiên cứu,... trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường biển, để đạt được mục tiêu mà Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra: “phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước”. 2. Mục đích nghiên cứu của Luận văn Luận văn có mục đích dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm giới thiệu một bức tranh tổng quan về pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải mà Việt Nam đã tham 3
- gia, phân tích những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện, từ đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn Vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải là một vấn đề rất rộng và phức tạp, bao gồm các nguồn ô nhiễm phát sinh từ hoạt động xây dựng và khai thác cảng biển, hoạt động của đội tàu biển, hoạt động đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển,... Trong nguồn ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của đội tàu biển thì lại có rất nhiều nguồn ô nhiễm khác nhau như ô nhiễm do hóa chất, ô nhiễm do dầu, ô nhiễm do rác thải, nước thải,... trong đó ô nhiễm do dầu là nguồn ô nhiễm mang tính đặc trưng, nguy hiểm nhất, gây thiệt hại và để lại hậu quả nặng nề đối với vùng biển Việt Nam. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải mà chủ yếu là các quy định về phòng chống ô nhiễm môi trường biển từ hoạt động hàng hải do dầu gây ra. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội, trên cơ sở đó tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng để đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê... để giải quyết các vấn đề trong nội dung luận văn thạc sỹ. 4
- 5. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Đề tài là một công trình đầu tiên nghiên cứu riêng và chuyên sâu về hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải. Luận văn đã đưa ra được một số điểm mới sau: - Hệ thống hoá các văn bản pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải mà Việt Nam đã tham gia, ký kết. - Đánh giá thực trạng, phân tích và nêu ra những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải, đặc biệt đề xuất gia nhập một số công ước quốc tế mà Việt Nam chưa tham gia. Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung quan trọng vào lĩnh vực pháp luật về bảo vệ môi trường biển, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của pháp luật hàng hải về bảo vệ môi trường biển trong đời sống kinh tế, xã hội, đồng thời đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu các cơ sở khoa học của việc xây dựng chiến lược pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những kết luận, đề xuất, kiến nghị trong luận văn có thể góp phần tích cực cho việc hoàn thiện pháp luật hàng hải trong tổng thể phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam. Hy vọng rằng, Luận văn này sẽ là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách pháp luật, các nhà nghiên cứu và sinh viên các trường luật. 6. Kết cấu của Luận văn 5
- Kết cấu của Luận văn gồm: phần mở đầu, ba chương nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của các chương cụ thể như sau: Chƣơng I: Giới thiệu tổng quan pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải. Chƣơng II: Quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải. Chƣơng III: Thực trạng thực thi pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động hàng hải và các giải pháp đề xuất. 6
- CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG BIỂN TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI 1.1. Khái niệm hoạt động hàng hải và vai trò của hoạt động hàng hải trong đời sống kinh tế xã hội 1.1.1. Khái niệm hoạt động hàng hải 1.1.1.1. Khái niệm: Theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam thì hoạt động hàng hải là những hoạt động liên quan đến tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào các mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, nghiên cứu khoa học, thể thao, du lịch và công vụ nhà nước. 1.1.1.2. Nguyên tắc hoạt động hàng hải: theo quy định tại điều 5 Bộ luật Hàng hải Việt Nam thì hoạt động hàng hải bao gồm 4 nguyên tắc sau: - Hoạt động hàng hải được điều chỉnh bởi Bộ Luật hàng hải Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Hoạt động hàng hải phải bảo đảm an toàn hàng hải, quốc phòng, an ninh; bảo vệ lợi ích, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Hoạt động hàng hải phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải. - Hoạt động hàng hải phải bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển môi trường và cảnh quan thiên nhiên bền vững. 7
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải cũng được quy định tại điều 10 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, trong đó hành vi gây ô nhiễm môi trường là một trong các hành vi bị nghiêm cấm. 1.1.2. Vai trò của hoạt động hàng hải trong đời sống kinh tế xã hội Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển giao thông vận tải biển, bao gồm cảng biển, đội tàu biển, công nghiệp tàu thuỷ và dịch vụ hàng hải. Khai thác các lợi thế và tiềm năng của biển đối với ngành hàng hải và với ưu thế vận chuyển được một khối lượng hàng hoá lớn, giá thành rẻ nên vận tải biển đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và trong vận chuyển hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 của Hội nghị Trung ương 4 khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định rõ, ngành kinh tế hàng hải được ưu tiên thứ hai trong thứ tự phát triển kinh tế biển, chỉ đứng sau khai thác, chế biến dầu khí (đứng trên khai thác và chế biến hải sản; du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển). Vận tải biển được coi là một trong những ngành dịch vụ mũi nhọn và trước mắt cùng với công nghiệp đóng tàu cần được tập trung đầu tư phát triển. Và tại Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về Chương trình hành động đã chỉ rõ: để bảo đảm phát triển nhanh, bền vững các ngành kinh tế có tiềm năng, trước mắt cần tập trung vào xây dựng cảng biển; phát triển công nghiệp đóng tàu và xây dựng đội tàu biển mạnh. 1.1.2.1. Hoạt động xây dựng và khai thác cảng biển Theo Quyết định số 16/2008/QĐ-TTg ngày 28/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Công bố danh mục cảng biển Việt Nam”, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện tại có: 17 cảng biển loại I, 23 cảng biển loại II, 9 cảng biển 8
- loại III (cảng dầu khí ngoài khơi) và 166 bến cảng các loại. Tất cả các bến cảng và khu vực chuyển tải thuộc hệ thống cảng biển ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông hàng hóa, hành khách trong nước và quốc tế, đặc biệt hiện tại có một số cảng, bến cảng đủ điều kiện tiếp nhận tàu biển loại lớn. Năm 2005 nước ta có 35 cảng biển lớn, nhỏ với 126 bến cảng, 57 nghìn lượt tàu vào, rời cảng, trên 142 triệu tấn hàng hóa thông qua. Năm 2010 có 37 cảng biển lớn, nhỏ với trên 190 bến cảng, trên 120 nghìn lượt tàu vào, rời cảng và trên 259 triệu tấn hàng hóa thông qua (tăng gần 82,4 % so với năm 2005).Thực tế này cho thấy, trong giai đoạn 2006 - 2010 kết cấu hạ tầng của hệ thống cảng biển nước ta phát triển mạnh và tất cả các chỉ tiêu đạt được hàng năm đều tăng, đặc biệt mức tăng trưởng đạt rất cao so với các thời kỳ trước đây. 1.1.2.2. Hoạt động kinh doanh khai thác tàu Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến hết năm 2011, Việt Nam có 1.691 tàu biển với tổng trọng tải khoảng 7,5 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 4,4 triệu tấn đăng ký (GT), trong đó có khoảng 450 tàu biển hoạt động tuyến quốc tế với tổng dung tích đạt gần 2 triệu tấn đăng ký. Hiện tại về trong tải đội tàu biển, Việt Nam đứng thứ 60/152 quốc gia có tàu mang cờ quốc tịch và thứ 4/10 nước ASEAN. Về sản lượng vận chuyển hàng hoá, năm 2011 tổng sản lượng vận chuyển hàng hoá đạt 96 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2010, với trên 183 tỷ tấn hàng hoá luân chuyển, trong đó vận tải quốc tế đạt trên 66 triệu tấn và vận tải trong nước đạt 30 triệu tấn. 1.1.2.3. Hoạt động công nghiệp tàu thuỷ Công nghiệp tàu thuỷ sau nhiều năm được tập trung đầu tư phát triển đã có được cơ sở vật chất với trang thiết bị dây truyền công nghệ hiện đại, đủ 9
- năng lực đóng mới những con tàu có trọng tải lớn với tính năng kỹ thuật cao. Hiện nay, cả nước có 120 nhà máy đóng, sửa chữa tàu trọng tải ≥ 1.000DWT với 170 công trình nậng hạ thuỷ, trong đó: miền Bắc có 92 Nhà máy đóng/sửa tàu >1000DWT với năng lực đóng được tàu 70.000DWT, kho nổi 150.000DWT; sửa chữa tàu đến 20.000DWT (quy hoạch có 20 nhà máy với năng lực đóng mới và sửa chữa tàu đến 50.000DWT). Miền Trung có 13 Nhà máy đóng/ sửa tàu >1.000DWT với năng lực đóng và sửa chữa tàu lớn nhất đến 400.000DWT. (Quy hoạch có 9 nhà máy). Miền Nam có 15 nhà máy đóng/sửa tàu > 1.000DWT với năng lực đóng mới tàu đến 12.500DWT và sửa chữa tàu lớn nhất đến 50.000DWT (quy hoạch có 15 nhà máy). Mặc dù đã đạt được những thành tựu lớn, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội như đã nêu ở trên, ngành hàng hải Việt Nam vẫn còn có nhiều thách thức như: thiếu các tàu hiện đại, có trọng tải lớn và các tàu chuyên dụng, đặc biệt là tàu dầu thô, tàu container; các tàu có trọng tải nhỏ và cũ vẫn còn chiếm số lượng lớn và những tàu này chủ yếu do các công ty tư nhân quản lý khai thác nên việc tuân thủ các quy định về các trang thiết bị phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường từ tàu theo Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm môi trường (MARPOL) chưa đầy đủ; nguồn nhân lực cho đội tàu còn hạn chế về trình độ chuyên môn, đặc biệt là đội ngũ sỹ quan; chưa có những cảng biển hiện đại sánh vai được với những cảng hiện đại của các nước trong khu vực; thiếu những cảng trung chuyển quốc tế; những cảng có thể tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn; chưa sử dụng hết tiềm năng của biển để xây dựng những cảng trên biển như nhiều nước trong khu vực đã và đang làm; cố lượng các cảng có các trang thiết bị hiện đại chưa nhiều; đường giao thông đến cảng còn hạn chế; các thiết bị đảm bảo an ninh tại cảng theo yêu cầu của Bộ luật ISPS còn thủ công; các trang thiết bị tiếp nhận chất thải từ tàu theo yêu cầu của Công ước về Phòng ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL), 10
- đặc biệt là chất thải lỏng, còn hạn chế; trang thiết bị chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn có thể hoạt động xa bờ trong những điều kiện thời tiết xấu còn hạn chế; phương tiện kiểm tra và phát hiện các hành vi vi phạm trên biển, nhất là trên các vùng biển xa bờ cũng còn hạn chế. 1.2. Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng biển từ hoạt động hàng hải 1.2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng biển Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường biển đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn thể cộng đồng thế giới. “Biển từng được coi là vô cùng rộng lớn và không thể bị tổn thương trước các hoạt động của con người, đến nay biển đang trong cơn khủng hoảng ở nhiều khu vực trên toàn cầu”[9; tr 49]. Lần đầu tiên, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tại Điều 1.1.4 đã đưa ra định nghĩa khá toàn diện về ô nhiễm môi trường biển: “Ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm biển rất đa dạng. UNCLOS 1982 liệt kê 6 nguồn chính gây ô nhiễm môi trường biển gồm: ô nhiễm bắt nguồn từ đất liền (Điều 207); ô nhiễm do hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia và hoạt động tiến hành trong Vùng gây ra (Điều 208 -209); ô nhiễm do sự nhận chìm (Điều 210); ô nhiễm do tàu thuyền gây ra (Điều 211); ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển (Điều 212). 11
- 1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng từ hoạt động hàng hải 1.2.2.1. Ô nhiễm môi trường từ hoạt động của cảng biển và đội tàu biển Việc phát triển hệ thống cảng biển, đội tàu biển và sự gia tăng về lượng hàng thông qua cảng biển phản ánh sự gia tăng về lượng tàu ra vào các cảng biển Việt Nam, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng mối đe doạ về ô nhiễm môi trường vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam do gia tăng lượng nước thải, chất thải rắn và các chất thải độc hại khác từ nước la canh, nước dằn, nước rửa tàu, nước thải chứa dầu và các hoá chát độc hại khác. Nguồn gây ô nhiễm do các tàu thuyền hoạt động trên các luồng lạch, vùng biển ven bờ và khơi xa chủ yếu là chất thải từ các con tàu như sự rò rỉ dầu mỡ không tránh khỏi trong quá trình vận hành. Sự đổ thải chất thải từ tàu, bơm tháo nước ballast có thể gây ra ô nhiễm đặc biệt là do các thuỷ sinh độc hại có trong nước ballast. Hàng năm các loại tàu biển đã di chuyển khoảng 10 tỷ tấn nước ballast giữa các vùng trên thế giới. Ô nhiễm dầu trong quá trình khai thác vận tải biển là một trong những nguồn ô nhiễm nước mang tính đặc trưng và nguy hiểm đối với khu vực cảng biển. Hầu hết các vùng nước cảng biển Việt Nam đều xảy ra ô nhiễm dầu mỡ, tuy nhiên tại các cảng nhỏ, mức độ ô nhiễm còn ở mức độ thấp, nồng độ dầu trong lớp nước bề mặt chỉ gần bằng hoặc hơn giới hạn cho phép. Nguyên nhân là do các phương tiện thường để nước la canh, buồng máy rò rỉ, thậm chí có hiện tượng bơm trái phép nước ballast ra biển vào ban đêm khi tàu bắt đầu rời cầu cảng hoặc những lúc thời tiết xấu. Việc cung cấp dầu mỡ, nhiên liệu cho tàu, việc sửa chữa nhỏ và vứt bừa bãi các loại chất thải dính dầu mỡ cũng là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm vùng nước cảng biển. Các sự cố như vỡ đường ống, tai nạn nhỏ dẫn đến ô nhiễm dầu mỡ tại các cảng biển. Một nguyên nhân nữa dẫn đến ô nhiễm dầu mỡ hay xảy ra tại các cảng mà hậu quả 12
- rất nghiêm trọng được coi là sự cố môi trường, đó là sự cố tràn dầu. Do tính chất nghiêm trọng và mức độ độc hại cao đến môi trường nên số lượng dầu tràn ra từ 100 lít trở lên đã được coi là sự cố môi trường. Ngoài ra nguồn gây ô nhiễm môi trường khác phải kể đến đó là nước vệ sinh tàu, đây là một trong những đối tượng ô nhiễm nước mang tính đặc trưng hàng ngày đều được xả ra ngoài là một hiện tượng cũng không thể kiểm soát của các khu vực cảng. Vịêc vi phạm các quy định về quản lý và kiểm soát thải nước vệ sinh từ tàu của các chủ tàu hiện nay là rất hạn chế, đặc biệt là chủ tàu tư nhân. Chủ tàu nước ta do nhiều yếu tố tác động như thiếu vốn, nhận thức pháp luật chưa cao, ý thức tự giác thấp, quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo nên ít chú ý đến những tác hại về ô nhiễm môi trường biển do hoạt động của chính đội tàu thuộc mình quản lý gây nên. Các doanh nghiệp thường có xu hướng tìm cách mua tàu biển đã qua sử dụng từ nước ngoài về khai thác chứ không muốn đóng mới trong nước hoặc mua tàu mới từ nước ngoài. Những tàu đã qua sử dụng đó thường tiêu chuẩn về môi trường, nhất là các tiêu chuẩn liên quan đến quản lý nước vệ sinh đã xuống cấp, công nghệ phần nào lạc hậu, tiêu hao nhiên liệu lớn, tính an toàn kém, nhiên liệu đốt không hết, các chất độc hại thải ra biển ngày càng nhiều hơn. Hơn nữa công tác quản lý kỹ thuật, đăng kiểm, kiểm tra nhà nước cảng biển, kiểm tra quốc gia mà tàu mang cờ của Việt Nam còn yếu. Do đó tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước vệ sinh của tàu còn khá phổ biến ở nước ta. Hơn nữa, ô nhiễm biển tại Việt Nam thì không chỉ do hoạt động của đội tàu biển Việt Nam mà còn do hoạt động của cả đội tàu biển nước ngoài gây nên, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 1.2.2.2. Ô nhiễm môi trường từ hoạt động đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển Công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ là một chuyên ngành công nghiệp chủ yếu thực hiện chiến lược đóng mới và sửa chữa tàu biển của cả 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 316 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 224 | 48
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 185 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 245 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 106 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 159 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn