intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

41
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận và những quy định pháp luật cụ thể của vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật lao động Việt Nam và so sánh với một số quy định của các quốc gia khác về vấn đề này. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra nhận xét và những đánh giá về tình hình thực tiễn áp dụng và nhưng bất cập trong quá trình áp dụng quy phạm pháp luật cũng như hiệu quả của việc áp dụng vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NỮ THẢO HUYỀN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HIỆU LỰC CỦA THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2010
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NỮ THẢO HUYỀN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HIỆU LỰC CỦA THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Huy Cương HÀ NỘI - 2010
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC CỦA 7 THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò và ý nghĩa của thỏa ước lao 7 động tập thể 1.1.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của thỏa ước lao động tập thể 7 1.1.2. Bản chất của thỏa ước lao động tập thể 19 1.1.3. Các đặc điểm của thỏa ước lao động tập thể 21 1.2. Những nội dung chủ yếu của hiệu lực của hợp đồng 24 1.2.1. Thời điểm ràng buộc hiệu lực đối với các bên tham gia hợp đồng 26 1.2.2. Hiệu lực tương đối của hợp đồng 34 1.3. Khái niệm, đặc điểm của hiệu lực của thỏa ước lao động 40 tập thể 1.3.1. Khái niệm về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể 40 1.3.2. Đặc điểm của hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể 42 1.4. Những nội dung căn bản của hiệu lực của thỏa ước lao 45 động tập thể 1.4.1. Hiệu lực về thời gian của thỏa ước lao động tập thể 45 1.4.2. Hiệu lực về không gian của thỏa ước lao động tập thể 46
  4. 1.4.3. Thỏa ước vô hiệu và hiệu lực của thỏa ước trong một số 50 doanh nghiệp có sự thay đổi như sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu và quyền quản lý sử dụng tài sản… Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HIỆU LỰC 54 THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 2.1. Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể theo Bộ luật Lao 54 động Việt Nam 2.1.1. Đối tượng có trách nhiệm thi hành thỏa ước tập thể 54 2.1.2. Hiệu lực về mặt thời gian 55 2.1.3. Điều kiện có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể 58 2.1.4. Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể trong một số trường 60 hợp doanh nghiệp có sự thay đổi 2.1.5. Thỏa ước lao động tập thể ngành 62 2.2. Những bất cập chủ yếu của pháp luật Việt Nam về hiệu 63 lực của thỏa ước lao động tập thể 2.2.1. Nội dung những bất cập của pháp luật Việt Nam về hiệu lực 63 của thỏa ước lao động tập thể 2.2.2. Nguyên nhân của những bất cập của pháp luật Việt Nam về 66 hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆC NAM VỀ HIỆU LỰC 70 THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 3.1. Những yêu cầu cơ bản về việc hoàn thiện pháp luật về 70 hiệu lực thỏa ước lao động tập thể 3.1.1. Bình ổn mối quan hệ chủ - thợ trong doanh nghiệp và góp 70 phần làm tăng cường chất lượng mối quan hệ lao động 3.1.2. Khắc phục những hạn chế của quy định về hiệu lực thỏa ước 71 lao động tập thể
  5. 3.2. Một số thời hạn của hiệu lực thỏa ước lao động của một 72 số nước trên thế giới 3.2.1. Thời hạn thỏa ước tập thể của Vương quốc Đan Mạch 72 3.2.2. Thời hạn hiệu lực của thỏa ước lao động của Cộng hòa Liên 75 bang Đức 3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hiệu lực thỏa ước 76 lao động tập thể ở Việt Nam 3.3.1. Về vấn đề sửa đổi, bổ sung hiệu lực của thỏa ước lao động 76 3.3.2. Phạm vi chủ thể tham gia ký kết thỏa ước tập thể được mở rộng 77 3.3.3. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện 78 thỏa ước lao động tập thể KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay cùng với sự phát triển, ra đời ngày càng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước và tư nhân đã góp phần giải quyết vấn đề việc làm của người lao động có trình độ và tay nghề khác nhau. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và tập đoàn trong và ngoài nước đã nảy sinh những mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ lao động. Để giải quyết và hạn chế những mâu thuẫn này, pháp luật lao động Việt Nam đã có chế định về thỏa ước lao động tập thể. Đó là một trong những chế định của Bộ luật lao động Việt Nam đảm bảo cho quyền lợi của người lao động, hạn chế tranh chấp và đình công trong quan hệ lao động. Không thể phủ nhận, lực lượng lao động ngày càng lớn mạnh và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Cho nên vấn đề đảm bảo, bình ổn mối quan hệ lao động là nhiệm vụ thiết yếu không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các nước phát triển trên thế giới. Để thỏa ước lao động tập thể được thực thi đối với các bên trong quan hệ lao động, chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể. Đặc biệt trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, trong sự phức tạp của mối quan hệ lao động như hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn chưa chú ý đến quyền lợi của người lao động một cách thiết thực thì vấn đề về hiệu lực thỏa ước lao động tập thể càng quan trọng hơn bao giờ hết trong vấn đề áp dụng quy phạm pháp luật đối với thực tiễn. Tác giả đã chọn đề tài "Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể" vì những lý do sau đây: 1
  7. - Mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ các quy định của pháp luật lao động Việt Nam liên quan đến chế định thỏa ước lao động tập thể, đặc biệt là vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể, nghiên cứu công ước cũng như những văn bản pháp luật một số nước trên thế giới về vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể cũng như sự thực thi của chúng trên thực tế của mỗi quốc gia. Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể được hiểu trong đề tài này không chỉ được xem xét trong phạm vi chế định thảo ước lao động tập thể theo Bộ luật lao động năm 1994 và toàn văn luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2002, 2006 và năm 2007 mà còn được xem xét một cách rộng mở đối với các vấn đề có liên quan đến cơ sở lý luận và sự so sánh với hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể của một số nước trên thế giới. Nghiên cứu những quy định về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể giúp các nhà làm luật của Việt Nam hoàn thiện hơn trong chế định thỏa ước lao động tập thể. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn xúc tiến thương mại quốc tế và mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới, cùng với việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút không ít các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để kinh doanh, giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động Việt Nam cho nên chúng ta cần phải hoàn thiện chế định pháp luật lao động đặc biệt trong vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể, để có thể điều chỉnh được quan hệ lao động bình ổn, bền vững và phát triển trong bối cảnh hiện nay. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần vào thực hiện mục tiêu nêu trên. - Hiện nay, việc áp dụng của thỏa ước tập thể cũng như vấn đề hiệu lực và thỏa ước tập thể còn mang nặng tính hình thức đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các thỏa ước lao động tập thể vẫn chưa được phát huy theo đúng bản chất vốn có của nó. Mặc dù trong thời gian đang còn hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể đối với những doanh nghiệp đã tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhưng việc thực thi của thỏa ước lao động tập thể 2
  8. cũng như quyền lợi của các bên tham gia quan hệ lao động vẫn còn nhiều vi phạm và dẫn đến nhiều cuộc đình công xảy ra trong các khu công nghiệp và khu chế xuất. Việc nghiên cứu cụ thể về đề tài hiệu lực thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật Việt Nam sẽ giúp chúng ta nhìn nhận một cách thấu đáo về thực tiễn áp dụng cũng như thực thi pháp luật lao động Việt Nam để từ đó có những sự thay đổi cho phù hợp với tình hình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hiện nay. - Thông qua việc đánh giá về việc áp dụng chế định hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật Việt Nam và so sánh với tình hình áp dụng vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao động trên thế giới sẽ giúp đưa ra những ý kiến nhằm góp phận hoàn thiện chế định thỏa ước lao động tập thể đối với pháp luật lao động Việt Nam nhằm điều chỉnh quan hệ lao động được ổn định và bảo vệ và phát triển quyền lợi của các bên tham gia quan hệ lao động. Thực tiễn hiện nay, người lao động đang chịu những thiệt thòi trong việc đảm bảo những quyền lợi chính đáng và điều kiện tối thiểu cũng như cải thiện mức sống trong xã hội hiện nay. Bên cạnh đó nhà nước phải gánh chịu những hậu quả từ việc bất ổn về quan hệ lao động đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội như hiện nay. Hơn nữa thì uy tín về môi trường lao động Việt Nam cũng như chế độ pháp luật về lao động không rõ ràng và tính áp dụng trong thực tế không cao cũng như sự nhận thức các bên trong quan hệ lao động hạn chế sẽ làm quan ngại đối với việc thu hút sự đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó sẽ làm thấp đi hình ảnh của Việt Nam trong con mắt của bạn bè quốc tế. Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp tìm ra những giải pháp hoàn thiện hơn về chế định hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể trong pháp luật Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận và những quy định pháp luật cụ thể của vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao 3
  9. động tập thể theo pháp luật lao động Việt Nam và so sánh với một số quy định của các quốc gia khác về vấn đề này. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra nhận xét và những đánh giá về tình hình thực tiễn áp dụng và nhưng bất cập trong quá trình áp dụng quy phạm pháp luật cũng như hiệu quả của việc áp dụng vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật Việt Nam. Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng trong việc xây dựng pháp luật của nhà làm luật và đồng thời xây dựng hoàn thiện chế định thỏa ước lao động tập thể trong Bộ luật lao động Việt Nam hiện hành. 3. Tình hình nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam và ý nghĩa lý luận của đề tài Hiện nay ở nước ta, ngoài một khóa luận tốt nghiệp của tác giả Dương Mai Anh của Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2000 và một số tập chí đã đề cập hoặc nghiên cứu về một số vấn đề của hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể, chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ các vấn đề với các nội dung chính như: Những vấn đề lý luận của hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể; những quy định về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật lao động Việt Nam; Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện chế định định hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể và so sánh với chế định hiệu lực thỏa ước lao động tập thể của một số nước trên thế giới. Việc nghiên cứu vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật Việt Nam một cách hệ thống mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay. Đề tài này mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật đầy đủ đối với chế định thỏa ước lao động tập thể cũng như vấn đề hiệu lực của chế định này. Bên cạnh đó, còn là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các quy phạm pháp luật lao động trong thực tiễn nhằm ổn định môi trường quan hệ lao động cũng như tạo môi trường thuận lợi trong việc thu hút 4
  10. đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với phương pháp phân tích so sánh quy định pháp luật quốc tế và một số quốc gia cũng như thu trong pháp luật lao động Việt Nam. Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn, sử dụng một kết quả điều tra xã hội học của các cơ quan và tổ chức có thẩm quyền. Để từ đó tổng kết về thực tiễn của vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật Việt Nam và đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao việc áp dụng cũng như thực thi đối với pháp luật lao động của Việt Nam. 5. Dự kiến kế hoạch thực hiện Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như những vấn đề lý luận về hiệu lực thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật Việt Nam. Để từ đó tạo cơ sở cho việc nghiên cứu những vấn đề cụ thể trong đề tài. Tuy nhiên sẽ nghiên cứu một số vấn đề hợp đồng được nhìn nhận trong thỏa ước lao động tập thể cũng như vấn đề hiệu lực của thảo ước lao động tập thể. Bước 2: Nghiên cứu những quy định cụ thể về vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật Việt Nam. Bước 3: Tổng quan về vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể và áp dụng và thực thi trong tình hình thực tế. Bước 4: Đề xuất những ý kiến nhằm hoàn thiện vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể trong pháp luật lao động Việt Nam thông qua sự so sánh với chế định hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể của một nước trên thế giới. 5
  11. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Tạo cơ sở lý luận cho việc xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật về hiệu lực thỏa ước lao động tập thể. - Luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng quy định và áp dụng "Hiệu lực của pháp luật Việt Nam về thỏa ước lao động tập thể", để định ra những hướng giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong vấn đề hiệu lực của thỏa ước trong thực tế, nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh quan hệ lao động của pháp luật lao động trong cơ chế kinh tế thị trường. - Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể, luận văn đã chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của quy định pháp luật về pháp luật hiện hành về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể. Một số quy định chưa đảm bảo được thời gian cũng như quyền tự do thỏa thuận của các bên trong thỏa ước. Bên cạnh đó còn thiếu những quy định về hiệu lực thỏa ước lao động ngành nên loại hình thỏa ước này cũng không được ký kết nhiều trên thực tế và thiếu tính khả thi. Ngoài ra, chúng ta cũng thấy thực hiện các bản thỏa ước lao động tập thể ở các doanh nghiệp đã ký kết, còn mang nhiều tính hình thức, đơn thuần chỉ là sự sao chép lại các quy định của pháp luật; một số doanh nghiệp thực hiện không đúng với những cam kết trong bản thỏa ước, thậm chí không thực hiện những điều khoản đã cam kết. Đặc biệt, điều này thường xảy ra đối với các khu công nghiệp sử dụng số lượng đông là lao động có tay nghề thấp. - Luận văn có đưa ra một số giải pháp dựa trên việc hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể, đề cao việc xây dựng và hoàn thiện theo hướng mở rộng phạm vi chủ thể ký kết cũng như mở rộng hơn nữa quyền tự do thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động tập thể. 7. Kết cấu của luận văn 6
  12. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể. 7
  13. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC CỦA THỎA ƢỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 1.1. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA THỎA ƢỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 1.1.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của Thỏa ƣớc lao động tập thể - Khái niệm thỏa ước lao động tập thể Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ do Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học xuất bản năm 2005, Thỏa ước lao động tập thể được hiểu là "văn bản thỏa thuận giữa các bên, ghi rõ trách nhiệm và quyền lợi của từng bên" [22, tr. 946]. Theo Từ điển mã nguồn mở (Wikipedia), thì thỏa ước lao động tập thể được hiểu là: Một thỏa ước tập thể là một hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và một hoặc nhiều tổ chức công đoàn/ tổ chức lao động Thỏa ước lao động tập thể bao gồm một quá trình bao gồm một quá trình thảo thuận giữa các đại diện của một tổ chức công đoàn và những người sử dụng lao động (được đại diện bởi quan quản lý, ở một số nước bởi tổ chức của những người sử dụng lao động) về các điều khoản và các điều kiện làm việc của người lao động như tiền lương, giờ làm việc, các điều kiện làm việc và các thủ tục giải quyết tranh chấp, và về các quyền và trách nhiệm của các tổ chức công đoàn. Các bên thường coi kết quả của cuộc thương lượng là thỏa ước lao động tập thể là thảo ước việc làm tập thể [30]. 8
  14. Theo Từ điển pháp luật Anh - Việt, quan niệm thỏa ước tập thể được hiểu là: "Một thỏa thuận đạt được giữa người sử dụng lao động và công đoàn sau khi thương lượng không ràng buộc về mặt pháp lý trừ khi thỏa thuận này được viết ra và phải nêu cụ thể ý định của các bên liên quan" [15, tr. 167]. Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp thì Thỏa ước lao động tập thể được hiểu là: "Thỏa thuận bằng văn bản giữa đại diện tập thể lao động (hoặc đại diện giới lao động) và người sử dụng lao động (hoặc đại diện giới sử dụng lao động) về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ lao động" [21, tr. 714]. Chúng ta đã biết, thuật ngữ thỏa ước lao động tập thể không phải thuật ngữ mới mẻ và cũng không phải là sản phẩm của xã hiện đại ngày nay. Vào những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, trên thế giới diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa giới lao động và người sử dụng lao động (giới tư bản) diễn ra hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa. Nước Anh là một điển hình cho những cuộc đấu tranh này, bởi lúc đo nước Anh được coi là cái nôi của nền công nghiệp thế giới. Sự xung đột cũng như đấu tranh về quyền lợi đã diễn ra ở nơi đây quyết liệt giữa công nhân với giới chủ. Điều đó khiến cho giới công nhân liên kết với nhau để chống lại giới chủ. Tổ chức công đoàn (đại diện tập thể người lao động hình thành nên từ đây). Trước những phản kháng quyết liệt từ người lao động và tổ chức công đoàn lúc bấy giờ, thì tư bản Anh đã từng bước nhượng bộ và tiến hành ký kết các thỏa thuận đối với các đại diện tập thể người lao động để giữ bình ổn mối quan hệ lao động trong các xí nghiệp. Những cuộc thương lượng đầu tiên ra đời và tiến hành ký kết các nhượng bộ với đại diện người lao động. "Đây là những bước đi ban đầu, thúc đẩy yêu cầu ký kết thỏa ước lao động ngày càng mạnh mẽ không chỉ ở nước Anh mà còn lan rộng ra cả châu Âu trong thế kỷ XIX và đến đầu thế kỷ XX thì nhiều nước tư sản đã chính thức luật pháp hóa vấn đề thỏa ước lao động tập thể" [10, tr. 127]. 9
  15. Như vậy, ở bất cứ phương diện và khía cạnh nào được thể hiện trong định nghĩa khoa học pháp lý hay không phải trong khoa học pháp lý thì thỏa ước luôn được hiểu là sự thỏa thuận, cam kết về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ lao động. Nó luôn được hiểu là sự thương lượng giữa người sử dụng lao động và người lao động về một vấn đề cụ thể. Ở đó mỗi bên tham gia quan hệ lao động đều xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm cần phải thực hiện của mỗi bên. Trong đời sống, không thể phủ nhận vai trò của việc thỏa thuận, thương lượng để tránh việc phát sinh mâu thuẫn, xung đột. Vì vậy, đây là biện pháp tối ưu cần thiết trong đời sống xã hội, cũng như trong đời sống mỗi con người. Đối với lĩnh vực lao động thì chúng ta thấy rõ, những cam kết và thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và tập thể người lao động về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động thì được gọi là thỏa ước lao động tập thể, còn những thỏa thuận và cam kết giữa người sử dụng lao động và cá nhân người lao động sẽ được xác định bằng hợp động lao động tập thể có xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn. Vì vậy, tùy vào hình thức cam két thảo thuận trên mà xác định mối quan hệ hợp đồng lao động cá nhân hay là thảo ước lao động tập thể. Đối với lĩnh vực kinh tế, thỏa ước lao động tập thể cho ta thấy sự thương lượng, thỏa thuận về quyền lợi và trách nhiệm cũng nghĩa vụ của bên. Họ phải đạt đến một sự thống nhất, nhất trí về từng vấn đề trong thỏa thuận. Ở một góc độ nào đó, thì đây được coi là sự nhượng bộ, từng bước các bên nhượng bộ nhau về quyền lợi. Tuy nhiên, sự nhượng bộ này có sự đồng nhất của các bên. Có nghĩa, chúng nằm trong giới hạn cho phép nhất định của các bên, đều mang lại lợi ích cho hai bên. Sự thống nhất trong việc thương lượng này để tránh cho mỗi bên lấn át quyền lợi của nhau. Đồng thời, chúng góp phần làm bình ổn mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp và mỗi bên đều hưởng những điều kiện tốt cho mình. 10
  16. Chúng ta thấy việc thương lượng chỉ diễn ra khi các bên có xung đột về lợi ích trong một vấn đề nhất định. Các cuộc thương lượng hầu hết diễn ra trong tinh thần tự nguyện, đưa ra các quan điểm đánh giá của mỗi bên để có thể đạt phân chia quyền lợi một cách thỏa đáng. Các bên cùng thảo luận để đưa ra phương hướng giải quyết mà ở đó quyền lợi mỗi bên đều được cùng nhau công nhận và hạn chế mâu thuẫn xảy ra. Điều này, đã phần nào đáp ứng nguyện vọng của người lao động trong quan hệ lao động đối với doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể được xem xét dưới góc độ pháp lý, trong các công ước quốc tế và các khuyến nghị của tổ chức lao động quốc tế về các vấn đề như việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tiền lương, an toàn vệ sinh lao động v.v... Đặc biệt Tổ chức Lao động Quốc tế luôn quan tâm đến vấn đề thỏa ước lao động tập thể, vì đó là điều thể hiện sự phát triển về quan hệ lao động của doanh nghiệp của mỗi quốc gia. Trong nhiều năm qua, tổ chức lao động quốc tế thúc đẩy nhiều quốc gia tham gia vào việc ký kết thỏa ước lao động tập thể để giữ gìn bình ổn mối quan hệ lao động. Nhiệm vụ này được thể hiện trong tuyên bố Philadenphia năm 1944: "Nghĩa vụ chính thức của ILO là thúc đẩy các nước trên thế giới thực hiện các chương trình nhằm đạt được… Thừa nhận thực sự quyền được thương lượng tập thể" (phần III, điểm e) [26, tr. 33]. Đúng vậy, việc thỏa thuận và thương lượng trong thỏa ước lao động tập thể trong quan hệ lao động - mang tính chất toàn cầu và việc áp dụng thỏa ước lao động tập thể được phổ biến rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới. Bên cạnh đó, Công ước số 98 về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể được phê duyệt 5 năm sau, vào năm 1994 và được áp dụng rộng rãi trên nhiều nước. Trong đó phải kể đến những công ước quan trọng sau: Công ước số 98 năm 1949, Công ước số 151 năm 1978, Công ước 154 năm 1981 và các khuyến nghị số 91 năm 1951, khuyến nghị số 163 năm 1981. Khuyến nghị số 91, tổ chức lao động quốc tế đã đưa ra định nghĩa về thỏa ước lao động tập thể như sau: 11
  17. Mọi thỏa thuận viết có liên quan đến các điều kiện lao động và sử dụng lao động được ký kết giữa một bên là người sử dụng lao động, một nhóm người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều của tổ chức của người sử dụng lao động với một bên là một hay nhiều tổ chức đại diện của người lao động hoặc nếu không có tổ chức đó thì các đại diện của những người lao động đó bầu ra và được ủy quyền một cách đúng mức theo quy định của pháp luật quốc gia [17, tr. 720]. Tại Điều 2 của Công ước số 54, khái niệm thỏa ước lao động tập thể được Tổ chức Lao động Quốc tế giải thích rõ hơn về vấn đề thương lượng tập thể. Vì vậy, Thỏa ước lao động tập thể là mục đích mong đạt đến của các bên trong quan hệ lao động: i) Quy định những điều kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động; ii)Điều chỉnh mối quan hệ giữa những người sử dụng lao động và những người lao động; iii)Điều chỉnh mối quan hệ giữa những người sử dụng lao động hoặc các tổ chức của người sử dụng lao động với một hay nhiều tổ chức người lao động [17, tr. 380]. Qua những điều trên, thì quan điểm về thỏa ước lao động tập thể của các nước có phần lớn giống như quan điểm của tổ chức lao động quốc tế. Chúng ta tìm hiểu thêm một số khái niệm vê thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật của một số nước trên thế giới. Theo Điều 2 Luật thỏa ước lao động tập thể, đình công và bế xưởng của Thổ Nhĩ Kỳ (Luật số 2822 ngày 05 tháng 5 năm 1983) quy định: Thỏa ước lao động tập thể là sự thỏa thuận giữa tập thể là sự thỏa thuận giữa công đoàn của người lao động với công đoàn của người sử dụng lao động hoặc người sử dụng lao động mà không 12
  18. phải là thành viên của bất cứ công đoàn nào nhằm mục đích điều chỉnh những vấn đề liên quan đến việc ký kết, nội dung và chấm dứt hợp đồng lao động. Thỏa ước lao động tập thể cũng có thể bao gồm những điều khoản khác về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, việc thực thi và giám sát việc thực hiện thỏa thuận và những biện pháp được sử dụng để giải quyết tranh chấp [25, tr. 3]. Theo Điều 45 Bộ luật Lao động của Liên bang Nga (tháng 2 năm 2002) thì: Thỏa ước - là văn bản pháp lý quy định những nguyên tắc chung về điều chỉnh các quan hệ lao động - xã hội và các quan hệ kinh tế liên quan đến quan hệ lao động - xã hội, được ký kết giữa những đại diện được ủy quyền của người lao động và người sử dụng lao động ở cấp liên bang, khu vực, ngành (liên ngành) và lãnh thổ trong giới hạn thẩm quyền của các cấp [23, tr. 330]. Theo pháp luật Trung Quốc thì thỏa ước lao động tập thể được hiểu là Hợp đồng tập thể: Hợp đồng tập thể được hiểu là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết thông qua thương lượng tập thể giữa bên tổ chức sử dụng lao động và những người lao động của tổ chức đó phù hợp với quy định của các luật, các quy định và các nguyên tắc có liên quan về các vấn đề tiền lương, giờ làm việc, nghỉ ngơi và ngày lễ, an toàn lao động và sức khỏe, dạy nghề, bảo hiểm và phúc lợi [28]. Thuật ngữ "hợp đồng tập thể theo vấn đề cụ thể" được nói đến là: "thỏa thuận bằng văn bản theo vấn đề cụ thể được ký kết thông qua thương lượng tập thể phù hợp với các luật, các quy định và các nguyên tắc có liên quan, giữa tổ 13
  19. chức sử dụng lao động và những người lao động của tổ chức đó về vấn đề cụ thể" [28]. Theo đạo luật về Quan hệ công nghiệp năm 1967 của Malaysia (Luật số 177, đã được sửa đổi, bổ sung năm 1975 và năm 2005) trong phần II có định nghĩa thỏa ước lao động tập thể là "… một thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa một bên là một người sử dụng lao động hoặc nghiệp đoàn của người lao động về những điều kiện sử dụng lao động và việc làm của người lao động hoặc về mối quan hệ giữa hai bên" [27, tr. 38]. Tại Việt Nam, thuật ngữ thỏa ước lao động tập thể được gọi là cộng đồng hiệp ước dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa. Điều thứ 70 của Bộ luật Lao động của Việt Nam Cộng hòa (năm 1952 được sửa đổi năm 1955) có quy định: Cộng đồng hiệp ước là một hiệp ước về điều kiện làm việc lập ra giữa: - Một đàng là đại diện của một hay nhiều tổ chức nghề nghiệp công nhân; - Và một đàng là đại diện của một hay nhiều tổ chức nghề nghiệp chủ nhân lấy danh cá nhân mà kết ước. Cộng đồng hiệp ước xác định những lời giao ước của mỗi bên đương sự đối với bên kia và nhất là những điều kiện để chi phối các khế ước lao động của riêng từng người hay từng toán mà các người bị hiệp ước ấy kết thúc lập ra giữa họ hay với đệ tam về loại công việc làm mục đề cho cộng đồng hiệp ước ấy… [4, tr. 47- 48]. Theo Điều 1, Chính phủ ban hành quy định về Thỏa ước lao động tập thể (kèm theo Nghị định số 18/ CP ngày 26 tháng 12 năm 1992) thì "Thỏa ước lao động tập thể (gọi tắt thỏa ước tập thể) là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa đại diện tập thể người lao động và người sử dụng lao động về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên trong quan hệ lao động". 14
  20. Tại khoản 1, Điều 44 của Bộ luật Lao động hiện tại, thì thỏa ước lao động tập thể: "Là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động" [3]. Qua một số điều luật của các nước có quy định về khái niệm thỏa ước lao động tập thể, cho chúng ta thấy, dù khác nhau về tên gọi nhưng bản chất của thỏa ước lao động tập thể không có gì thay đổi. Vì đó là kết quả của một quá trình thương lượng nhằm đạt đến sự bình ổn, hài hòa mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp. - Vai trò của thỏa ước lao động tập thể. Thỏa ước lao động tập thể có những vai trò cơ bản sau đây: Thứ nhất, thỏa ước lao động tập thể góp phần tạo dựng quan hệ lao động hài hòa về quyền và lợi ích giữa người sử dụng lao động và tập thể người lao động. Như vậy, chúng ta thấy thỏa ước lao động tập thể đóng vai trò quan trọng trong quan hệ lao động của các bên. Nó góp phần ổn định, hài hòa trong quan hệ lao động đối với mỗi quốc gia và môi trường lao động toàn cầu. Điều đầu tiên, chúng ta thấy thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý để hình thành nên quan hệ lao động tập thể. Điều này khác với quan hệ của hợp đồng lao động, vì hợp đồng lao động hình thành nên mối quan hệ mang tính chất cá nhân trong quan hệ lao động. Bên cạnh đó, thỏa ước lao động tập thể còn được xem là sự hợp tác tự nguyện của các bên dựa trên cơ sở thương lượng. Thể hiện mối quan hệ hài hòa về quyền lợi và trách nhiệm cũng như nghĩa vụ giữa các bên. Mối quan hệ giữa một bên là tổ chức công đoàn (đại diện cho tập thể lao động) với người sử dụng lao động bình đẳng về vai trò vì các bên đạt được thảo thuận là nhờ có một quá trình tiến hành đàm phán, thương lượng. Việc thực hiện trách 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2