intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự

Chia sẻ: Tri Lý | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung lý luận cơ bản về pháp nhân như khái niệm, bản chất và ý nghĩa của chế định pháp nhân; từ những nội dung lý luận cơ bản về pháp nhân, đi sâu phân tích địa vị pháp lý của pháp nhân, đặc biệt là địa vị pháp lý của các doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành; phân tích thực tiễn hoạt động của pháp nhân và những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của pháp nhân trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự

  1. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 2 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP 5 NHÂN 1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của pháp nhân 5 1.1.1. Khái niệm pháp nhân 5 1.1.2. Bản chất pháp lý của pháp nhân 6 1.2. Vai trò của pháp nhân 9 1.3. Các loại pháp nhân 9 1.4. Phân biệt pháp nhân với các loại chủ thể khác 10 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA PHÁP 11 NHÂN TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ 2.1. Thành lập, hoạt động, chấm dứt pháp nhân 11 2.1.1. Thành lập pháp nhân 11 2.1.2. Hoạt động của pháp nhân 12 2.1.3. Chấ m dứt pháp nhân 13 2.2. Các yếu tố về lý lịch của pháp nhân 14 2.2.1. Tên go ̣i của pháp nhân 14 2.2.2. Trụ sở của pháp nhân 15 2.2.3. Quố c tich ̣ của pháp nhân 15 2.2.4. Cơ quan điề u hành của pháp nhân 15 2.3. Quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân 16 2.4. Đại diện pháp nhân 16 Chƣơng 3: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁP NHÂN 17 VÀ NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG , GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN ĐỊA VI ̣PHÁP LÝ CỦA PHÁP NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Về vấ n đề thủ tu ̣c thành lâ ̣p doanh nghiê ̣p 17 3.2. Quy đinh ̣ về chuyể n đổ i doanh nghiê ̣p 17 3.3. Về vấ n đề sở hữu và đa ̣i diê ̣n chủ sở hữu 18 3.4. Về vấ n đề tâ ̣p đoàn kinh tế của nước ta hiê ̣n nay 18 3.5. Về quy đinh ̣ của Luâ ̣t doanh nghiê ̣p về Công ty hơ ̣p danh 20 3.6. Về vấ n đề pháp nhân công quyề n và pháp nhân tư (hay pháp 22 nhân kinh doanh) KẾT LUẬN 24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Trong xã hội dân sự ngày nay, pháp nhân được xem như là một tiêu chí đánh giá mức độ tự do kinh tế và phát triển kinh tế của một đất nước. Pháp nhân là một chủ thể cơ bản tham gia vào các quan hệ dân sự – kinh tế thường xuyên và phổ biến, vì vậy tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Pháp nhân được ra đời từ mong muốn của các nhà đầu tư về một cơ chế góp vốn mà ở đó những người góp vốn chỉ phải bỏ ra một số vốn hữu hạn vào công ty, nếu công ty làm ăn thua lỗ thì họ chỉ phải chịu rủi ro trong phạm vi số vốn góp đó mà thôi, sản nghiệp không đưa vào kinh doanh của họ vẫn được đảm bảo an toàn. Ngay từ cội nguồn khai sinh ra nó, pháp nhân đã mang dấu ấn của một chủ thể được hư cấu bởi pháp luật, có tài sản riêng làm tiền đề cho việc gánh vác nghĩa vụ độc lập trong các giao dịch tài sản với các chủ thể khác. Từ những yếu tố, bản chất đó, pháp luật thừa nhận và quy định công khai về khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản riêng của pháp nhân. Như vậy, pháp nhân là một thực thể pháp lý được hình thành từ việc thực hiện nguyên tắc tách bạch về tài sản nhằm mục đích đảm bảo tính độc lập về pháp lý và khả năng chịu trách nhiệm hữu hạn của một chủ thể pháp luật không phải là con người. Hiện nay, nước ta phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì vấn đề làm rõ bản chất pháp lý của pháp nhân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, từ đó giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự là hết sức cần thiết nhằm làm cho các loại pháp nhân bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, đặc biệt là trong quan hệ pháp luật dân sự. Vì vậy, việc nghiên 1
  3. cứu về bản chất pháp lý của pháp nhân có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn. Vì những lý do trên nên tác giả chọn đề tài “Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự‟‟ làm Luận văn Thạc sỹ Luật học của mình. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả đi sâu nghiên cứu và làm rõ bản chất, địa vị pháp lý và thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Việc nghiên cứu của đề tài nhằm những mục đích sau: - Tập trung nghiên cứu những nội dung lý luận cơ bản về pháp nhân như khái niệm, bản chất và ý nghĩa của chế định pháp nhân. - Từ những nội dung lý luận cơ bản về pháp nhân, đi sâu phân tích địa vị pháp lý của pháp nhân, đặc biệt là địa vị pháp lý của các doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. - Phân tích thực tiễn hoạt động của pháp nhân và những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của pháp nhân trong giai đoạn hiện nay. 3. Tình hình nghiên cứu liên quan đền đề tài: Nghiên cứu về pháp nhân với tư cách là chủ thể pháp luật độc lập trong thời gian qua có một số công trình nghiên cứu như: - “Tư cách pháp nhân của Doanh nghiệp Nhà nước”, Luận văn Thạc sỹ Luật học của Tăng Xuân Trường, Viện Nhà nước và Pháp luật, năm 1999; - “Chế độ trách nhiệm hữu hạn của pháp nhân theo pháp luật hiện hành”, Luận văn Thạc sỹ Luật học của Nguyễn Thị Hương Giang, Viện Nhà nước và Pháp luật, năm 2005. - Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu đề cập đến một vài khía cạnh pháp lý của pháp nhân như: “Xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản trong công ty đối vốn”, Luận án Tiến sỹ Luật học của 2
  4. Lê Thị Châu, Đại học Luật Hà Nội, năm 2002; Luận án Tiến sỹ Luật học của Ngô Huy Cương, Viện Nhà nước và Pháp luật năm 2004... Các công trình này từ các góc độ tiếp cận khác nhau đã có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu nội dung pháp lý về pháp nhân nói chung. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu về Pháp nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật Dân sự. Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả rất may mắn được kế thừa những kết quả nghiên cứu đó về pháp nhân. 4. Phạm vi nghiên cứu: Với thời lượng hạn chế, Luận văn Thạc sỹ này chỉ tập trung nghiên cứu về pháp nhân, địa vị pháp lý của pháp nhân là các Doanh nghiệp với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận về nhà nước và pháp luật; - Phương pháp cụ thể: + Phương pháp phân tích được sử dụng để thấy rõ được bản chất pháp lý của pháp nhân từ thủa khai sinh ra cho đến giai đoạn xã hội phát triển. + Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm hiểu, so sánh khái niệm, bản chất pháp lý cũng như chế định về pháp nhân qua các thời kỳ trong pháp luật Việt Nam. + Phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về pháp nhân mà ở đây tác giả tìm hiểu chủ yếu là các loại hình doanh nghiệp. + Phương pháp thống kê được sử dụng để so sánh các loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hiện nay để tìm ra những nguyên nhân và hạn chế của các loại hình doanh nghiệp đó; hay việc 3
  5. thống kê các Hội để thấy được sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về Hội. 6. Những điểm mới của Luận văn: Luận giải những lý luận cơ bản về bản chất, địa vị pháp lý của pháp nhân, trên cơ sở đó phân tích thực tiễn hoạt động của pháp nhân trong giai đoạn hiện nay, những điểm bất cập và khác biệt với lý luận cơ bản về bản chất của pháp nhân, đồng thời đưa ra những quan điểm, phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của pháp nhân. 7. Kết cấu của Luận văn: Ngoài lời nói đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của Luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp nhân Chương 2: Thực trạng địa vị pháp lý của pháp nhân trong quan hệ pháp luật dân sự Chương 3: Thực tiễn hoạt động của pháp nhân và những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của pháp nhân trong giai đoạn hiện nay. 4
  6. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP NHÂN 1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của pháp nhân: 1.1.1. Khái niệm pháp nhân Trong lịch sử đã có thời kỳ pháp luật chưa hề biết đến khái niệm pháp nhân. Từ thời cổ đại đến thời kỳ phong kiến đã xuất hiện những phường hội, đây là những tổ chức hình thành trên cơ sở hợp tác liên kết, không tham gia vào các quan hệ pháp luật (quan hệ dân sự). Các tổ chức này không nhân danh mình mà nhân danh các thành viên của phường, của hội - nhân danh các chủ sở hữu của các tài sản được đưa vào sử dụng để thực hiện các hành vi giao dịch. Như vậy, các tổ chức này không có tư cách pháp nhân độc lập trong việc sử dụng và định đoạt những tài sản khi nó buộc phải thành phương tiện để thực hiện các quan hệ dân sự, thương mại, kinh tế. Điều đó có nghĩa rằng về mặt pháp lý, không có sự phân biệt và tách bạch giữa tài sản được đưa vào tổ chức và phần tài sản còn lại, mà cả hai thuộc sở hữu của cùng một chủ. Lịch sử ra đời của chế định pháp nhân và những ý niệm về pháp nhân hình thành trong nền pháp lý tư sản. Trong xã hội tư bản, phương thức sản xuất, đặc biệt là sức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, đưa đến sự xuất hiện ngày càng nhiều những tổ chức kinh tế xã hội với tư cách là những chủ thể đặc biệt của những quan hệ pháp luật. Vấn đề củng cố địa vị cho các tổ chức kinh tế bằng phương tiện pháp lý để các tổ chức này tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại là nhu cầu cấp thiết với các loại hình tổ chức khác nhau và cũng là phương tiện cạnh tranh giữa các nhà tư bản với nhau trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Để xác định tư cách pháp lý độc lập cho các tổ chức này và tránh rủi ro trong kinh doanh cũng như giới hạn những hậu quả khủng khiếp của sự đổ vỡ trong các tổ chức và thực tiễn của hoạt động 5
  7. dân sự, thương mại đòi hỏi phải tạo ra một khả năng về sự tách bạch về tài sản giữa phần đưa vào lưu thông và phần còn lại mà chủ sử hữu có nhu cầu sử dụng vào các mục đích khác. Khi thực hiện nguyên tắc tách bạch về tài sản cũng là khi xuất hiện một nhân cách pháp lý mới tách bạch với nhân cách của chủ sở hữu hoặc cộng đồng sở hữu. Để đặt tên cho nhân cách pháp lý mới đó, khái niệm pháp nhân ra đời. Như vậy, đến lúc này, trong cơ chế của nền pháp lý tư sản không chỉ có một loại chủ thể pháp luật duy nhất là cá nhân con người mà xuất hiện một loại chủ thể khác nữa, đó là tổ chức tập thể cộng đồng hay tập đoàn v.v. Vì vậy, cùng một lúc trong dân luật tư sản xuất hiện hai khái niệm pháp nhân và thể nhân. Hai khái niệm này được dùng để chỉ tính chủ thể của hai loại trên (tổ chức và cá nhân) khi chúng tham gia vào các quan hệ pháp luật chủ yếu là pháp luật dân sự, kinh tế. Do vậy, chế định pháp nhân xuất hiện trên thương trường cùng với sản xuất hàng hoá và hình thành thị trường với quá trình trao đổi hàng hoá và sự ra đời của các hội buôn, của các doanh nghiệp tổ chức theo kiểu công ty. Các hội buôn, doanh nghiệp này có trụ sở khác với trú quán hoặc nơi ở của các hội viên, một tài sản khác với tài sản của các hội viên và khối tài sản này được dùng làm đảm bảo cho những cam kết của công ty, doanh nghiệp hay của hội đối với khách hàng mà ngày nay trong thuật ngữ kinh doanh gọi là “đối tác”. Công ty cũng có một người đại diện để hành động phán quyết nhân danh công ty, nếu không có những yếu tố trên, mỗi khi đi giao dịch hoặc theo kiện với công ty, người ta phải kiện từng thành viên, để sai áp tài sản của từng người tại nơi làm việc hoặc nơi ở của từng người. Như vậy giao dịch với công ty không thực hiện được và không ai muốn giao dịch với công ty nữa, các giao dịch không được thực hiện. Ý niệm về pháp nhân xuất hiện cùng với nhu cầu của các tổ chức tập đoàn, doanh nghiệp, hội buôn, 6
  8. công ty được tham gia vào các quan hệ pháp luật và được luật pháp bảo vệ lợi ích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không có một định nghĩa chung về pháp nhân ở bất cứ pháp luật của một nước nào mà chỉ dừng lại ở việc quy định các dấu hiệu của pháp nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, đó là pháp nhân tồn tại không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên trong pháp nhân đó. Vì vậy, pháp nhân được coi là “cá thể riêng biệt”, có tài sản riêng độc lập với tài sản của các thành viên của nó, có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và thực hiện những hành vi pháp lý nhân danh mình; có quyền làm nguyên đơn, bị đơn trước tòa án, có trách nhiệm độc lập về tài sản. Ở Việt Nam, luật cổ Việt Nam không có khái niệm pháp nhân. Pháp nhân là một chế định pháp lý du nhập. Qua mỗi thời kỳ đều đánh dấu sự thay đổi lớn về quan điểm pháp lý ở Việt Nam. Có thể chia thành 3 giai đoạn chính sau: - Thời kỳ pháp thuộc; - Thời kỳ kinh tế tập trung; - Thời kỳ kinh tế thị trường. Trong thời kỳ Pháp thuộc: khái niệm pháp nhân được đề cập lần đầu tiên trong Bộ luật dân sự Bắc Kỳ và Bộ luật Dân sự Trung kỳ. Điều 286 Bộ luật dân sự Bắc kỳ và Điều 239 Bộ luật Dân sự Trung kỳ đều quy định pháp nhân có thể “thủ đắc tất cả các quyền lợi và đảm nhiệm tất cả những nghĩa vụ không lệ thuộc vào tư cách thiên nhiên của người ta như nam - nữ tính, tuổi hay họ hàng”. Ý chí của pháp nhân do cơ quan của pháp nhân thể hiện và hành vi của cơ quan này có giá trị đối với pháp nhân. Có thể thấy rằng, năng lực pháp luật độc lập của pháp nhân đã được khẳng định. Tuy nhiên, khái niệm về pháp nhân thời kỳ này đã được mở rộng với hầu hết các đoàn thể dân sự, thương mại. Điều 284 Bộ luật Dân sự Bắc kỳ coi nhà nước; hàng – xã; 7
  9. hàng – thôn; hàng – giáp; hàng – xóm; hội thương mại nếu có mục đích hợp pháp và không trái pháp luật và trái đạo đức thì đều được hưởng quy chế pháp nhân. Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung: Chế định pháp nhân là vấn đề pháp lý ít được nhắc đến. Mặc dù trong nhiều văn bản có quy định một số tổ chức có tư cách pháp nhân nhưng không nêu rõ pháp nhân là gì và có đặc điểm gì. Pháp nhân được đề cập tại Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định 54/CP ngày 10 tháng 3 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ. Tại Điều 2 Nghị định 54 quy định các tổ chức sau buộc phải ký kết hợp đồng kinh tế, trong mọi hợp đồng kinh tế có liên quan đến nhau:  Các tổ chức quốc doanh;  Các tổ chức công tư hợp doanh;  Các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị bộ đội, các tổ chức xã hội;  Hợp tác xã các loại;  Các tổ chức sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp được phép kinh doanh và có tài khoản tại ngân hàng. Thông tư hướng dẫn số 525 – HĐ ngày 23 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Trọng tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn bản Điều lệ trên đã xác định các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế này có đủ tư cách pháp nhân với điều kiện: được nhà nước thành lập hoặc thừa nhận; có tài sản riêng và có trách nhiệm về tài sản đó; có tài khoản tại ngân hàng. Từ những quy định trên, chúng ta có thể đưa ra một số nhận định sau: - Thứ nhất, việc quy định tư cách pháp nhân là phục vụ cho chủ trương chính sách quản lý và ký kết hợp đồng kinh tế. - Thứ hai, quy chế về pháp nhân không được xây dựng trên nền tảng khoa học mà được ban hành nhằm phục vụ cho ý chí chủ quan của nhà nước. Thời kỳ này, các quan hệ dân sự chưa phát triển, nhiều quan hệ kinh tế của 8
  10. nền kinh tế thị trường chưa được đặt ra như phá sản, giải quyết tranh chấp kinh tế, hợp đồng kinh tế nên chế định pháp nhân chưa được quy định đầy đủ các khía cạnh pháp lý của nó. - Thứ ba, chính vì chưa có nền tảng lý luận nên những điều kiện trở thành pháp nhân khá mơ hồ, phiến diện. Ví dụ: điều kiện bắt buộc pháp nhân phải có tài khoản ở ngân hàng. Trong khi đó, điều kiện ”có tài sản riêng và chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó” được coi là điều kiện cơ bản để xác lập tư cách pháp nhân thì các chủ thể nêu trên đều không có những yếu tố tiền đề về sự tách bạch tài sản. Xuất phát từ nguyên tắc, tài sản nhà nước trong các tổ chức quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và không thể chia cắt do đó pháp luật thời kỳ này cũng chưa có quy định về việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ phía nhà nước đối với các chủ thể là pháp nhân. Có thể nói rằng, xét dưới góc độ điều chỉnh pháp luật, thời kỳ này không có sự tồn tại pháp nhân khi tham gia các quan hệ dân sự - kinh tế theo đúng nghĩa của nó. Trong thời kỳ kinh tế thị trường, theo chủ trương đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực theo hướng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế ngày càng phát triển và đa dạng, trong đó xác định pháp nhân là chủ thể quan trọng của hợp đồng kinh tế. Nghị định 17/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ( 1989 ) lần đầu tiên đưa ra khái niệm về pháp nhân. Theo đó, pháp nhân là tổ chức thỏa mãn các điều kiện sau:  Được thành lập hợp pháp;  Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó;  Có quyền quyết định độc lập về hoạt động;  Tự mình tham gia các quan hệ pháp luật. 9
  11. Tiếp theo, pháp nhân còn được đề cập trong Pháp lệnh Hợp đồng Dân sự ngày 01 tháng 7 năm 1991, theo đó, một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân phải hội đủ ba điều kiện:  Có tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;  Tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn, bị đơn trước tòa;  Được thành lập hợp pháp và được pháp luật công nhận là một tổ chức độc lập. Như vậy, các Pháp lệnh trên đều quy định về hai thuộc tính cơ bản của pháp nhân là sự tham gia quan hệ pháp luật và đặc biệt là pháp nhân có tài sản độc lập và chịu trách nhiệm bằng tài sản. Pháp nhân được coi là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự chứ không chỉ là chủ thể trong hợp đồng kinh tế trước đây. Năm 1995, Bộ luật Dân sự được ban hành, lần này khái niệm pháp nhân được đưa vào Bộ luật với những quy định cụ thể. Điều 94 của Bộ luật Dân sự quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ điều kiện sau:  Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;  Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;  Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;  Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Năm 2005, Bộ luật Dân sự ( tại điều 84 ) đã mô tả các dấu hiệu (điều kiện ) của một tổ chức có tư cách pháp nhân. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:  Được thành lập một cách hợp pháp; 10
  12.  Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;  Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;  Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Từ các dấu hiệu pháp lý của pháp nhân cho thấy sự tồn tại của pháp nhân phụ thuộc vào pháp luật. Có nghĩa là, pháp luật quy định tổ chức nào có tư cách pháp nhân. Bản chất pháp lý của pháp nhân gắn với sự độc lập về tài sản, tham gia các quan hệ pháp luật bằng tài sản và chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản. Pháp nhân có khả năng hành động độc lập trước pháp luật. Pháp nhân được pháp luật thừa nhận có quyền nhân thân và quyền tài sản, có địa vị pháp lý bình đẳng với các chủ thể khác khi tham gia các quan hệ dân sự - một quan hệ mang tính chất nền tảng trong đời sống dân sự. Do vậy, pháp nhân cũng là chủ thể của các quan hệ pháp luật khác như: kinh tế, thương mại, lao động. Điều này xuất phát từ vai trò điều chỉnh của Bộ luật Dân sự, là một văn bản pháp lý đặt nền tảng cho các mối quan hệ mang tính chất thỏa thuận về tài sản trong đời sống dân sự. Bên cạnh Bộ luật Dân sự, pháp nhân còn là đối tượng điều chỉnh của nhiều văn bản pháp lý chuyên ngành. Trong nền kinh tế thị trường, để tạo nên sự đa dạng các hoạt động kinh tế, pháp luật thừa nhận và quy định các hình thức đầu tư – các chủ thể mới của nền kinh tế. Mỗi chủ thể đều có quy chế thành lập, hoạt động, giải thể và phá sản theo một quy chế pháp lý riêng. Các pháp nhân là tổ chức kinh tế chịu sự điều chỉnh rất chặt chẽ của văn bản pháp luật chuyên ngành như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Hợp tác xã, Luật phá sản... Do đó, có thể nói quy chế hoạt động của mỗi pháp nhân kinh tế cụ thể chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật chung ( về các nội dung pháp lý cơ bản của pháp nhân ) và những quy phạm pháp luật cá 11
  13. biệt điều chỉnh về việc thành lập, tổ chức hoạt động được áp dụng riêng cho mỗi hình thức tổ chức pháp nhân. Như vậy, pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. 1.1.2. Bản chất pháp lý của pháp nhân Nghiên cứu tư cách pháp nhân nói chung và tư cách pháp nhân của các loại hình doanh nghiệp nói riêng giúp chúng ta nhận rõ được bản chất pháp lý của chúng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự hay thương mại. Thứ nhất, pháp nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Nhưng khác với cá nhân, pháp nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự bị hạn chế bởi pháp luật về từng loại pháp nhân và Điều lệ pháp nhân. Điều 86 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình.. Điều đó có nghĩa rằng pháp nhân phải hoạt động đúng mục đích, khi thay đổi mục đích phải xin phép đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như các tổ chức chính trị - xã hội khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập thì các tổ chức này phải hoạt động theo đúng mục đích đã được ghi trong Điều lệ. Nếu tổ chức chính trị - xã hội này muốn thay đổi mục đích thì phải xin phép đăng ký lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì việc thay đổi mục đích hoạt động phải tuân theo quyết định của cơ quan đó. Ví dụ: Khi Quốc hội thành lập các Bộ quản lý ngành – lĩnh vực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước thì các Bộ phải thực hiện đúng chức năng đó của mình không được thực hiện các chức năng khác nhằm mục đích kinh doanh... 12
  14. Thứ hai, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân cùng xuất hiện hoặc cùng chấm dứt ở một thời điểm. Khác với cá nhân, năng lực hành vi của pháp nhân không tính theo độ tuổi hay tình trạng sức khỏe ( vì pháp nhân không phải là người ). Điều 86 Bộ luật dân sự quy định: “ Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân”. Như vậy, kể từ thời điểm pháp nhân được thành lập thì năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân đã được pháp luật công nhận. Đồng thời, khi pháp nhân chấm dứt hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân cũng chấm dứt. Pháp nhân được phát sinh năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự từ thời điểm thành lập trong các trường hợp sau:  Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập;  Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập;  Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép đăng ký hoặc công nhận. Nhà nước bằng các quy định về thẩm quyền ra quyết định thành lập, trình tự, thủ tục thành lập, điều kiện thành lập pháp nhân. Mỗi pháp nhân được thành lập theo một trình tự riêng phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của pháp nhân đó. Chính vì vậy, mỗi pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự bằng các cách thức khác nhau. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân chấm dứt được quy định tại điều 99 Bộ luật dân sự. Theo đó, pháp nhân được chấm dứt trong các trường hợp sau: Hợp nhất, sáp nhập, chia, giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật. Thời điểm pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 13
  15. Thứ ba, pháp nhân có quyền nhân thân. Khác với cá nhân, pháp nhân không có ý thức, ý chí theo nghĩa tâm lý, không có nội tâm, không có nhân phẩm, nhưng pháp nhân có uy tín và danh dự. Theo điều 87 của Bộ luật Dân sự thì “tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ”. Trong đời sống kinh tế thì vấn đề này rất quan trọng vì nó gắn liền với tên, uy tín, danh dự của hãng kinh doanh cũng như nhãn hiệu thương phẩm và uy tín của doanh nghiệp. Thứ tư, pháp nhân chỉ có thể thực hiện hành vi thông qua cơ quan của pháp nhân. Cơ quan của pháp nhân là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân và được “ủy quyền” của pháp nhân. Pháp nhân có thể thực hiện hành vi dân sự thông qua đại diện ủy quyền. Điểm 3 điều 86 Bộ luật Dân sự quy định: “ Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự “. Điều 89 Bộ luật Dân sự cũng quy định: “Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân”. Như vậy, ta có thể hình dung ở đây có hai thực thể pháp lý, đó là pháp nhân và cơ quan hay đại diện pháp nhân. Vì thế khi cơ quan pháp nhân nhân danh pháp nhân thể hiện ý chí của pháp nhân, phù hợp với điều lệ của pháp nhân, thì bản thân cơ quan pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân. Nhưng ngược lại, khi cơ quan pháp nhân thực sự không nhân danh pháp nhân mà nhân danh chính bản thân cơ quan pháp nhân thì chính nó chứ không phải là pháp nhân phải gánh chịu hậu quả pháp lý về những hành vi đó. Bởi vì cơ quan pháp nhân là cá nhân hay tập thể người cũng đều có thể là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự. Như vậy, “quyền lực” của cơ quan pháp nhân cũng chỉ giới hạn và được xác định trong chừng mực nhân danh pháp nhân. Bản thân cơ quan pháp nhân phải chịu trách nhiệm về hậu quả của hành vi khi chúng hoạt động không nhân danh pháp nhân và 14
  16. phải chịu trách nhiệm vô hạn về những hành vi đó. Lúc đó trách nhiệm hữu hạn của pháp nhân không thể đưa ra áp dụng. Câu hỏi đặt ra là vậy thì khi nào thì cơ quan pháp nhân hoạt động nhân danh pháp nhân và khi nào không còn nhân danh pháp nhân. Chế định về tư cách pháp nhân, pháp luật và đặc biệt là điều lệ của pháp nhân sẽ làm rõ vấn đề này. Như vậy, mọi cá nhân và những tổ chức không có tư cách pháp nhân thì tư cách pháp lý của chúng được thể hiện bởi những thành viên của tổ chức đó. Trong khi đó, những pháp nhân khi tham gia các quan hệ tài sản luôn hưởng quy chế trách nhiệm hữu hạn. Từ những phân tích trên cho thấy một tổ chức được gọi là pháp nhân hay một tổ chức phải có đủ các điều kiện sau thì có tư cách pháp nhân: Một là, pháp nhân được thành lập một cách hợp pháp. Một pháp nhân được thành lập một cách hợp pháp khi pháp nhân được pháp luật cho phép thành lập hoặc được pháp luật thừa nhận một cách hợp lý. Dấu hiệu pháp lý này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm một tổ chức được hưởng quy chế pháp nhân. Khi pháp nhân chưa được khai sinh về mặt pháp lý thì không có sự chuyển dịch về nghĩa vụ giữa người thành lập pháp nhân và pháp nhân nếu trong giai đoạn tiền thành lập pháp nhân phát sinh một nghĩa vụ tài sản. Thời điểm pháp nhân ra đời là sự kiện pháp lý làm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân. Dấ u hiê ̣u “Hợp pháp” ở đây được hiểu theo nghĩa truyền thống đó là: đòi hỏi pháp nhân đó phải có mục tiêu hoạt động không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, tuân thủ trình tự luật định trong việc thành lập, tổ chức; hoạt động trong phạm vi đăng ký thành lập. Theo pháp luật, pháp nhân được thừa nhận sự ra đời một cách hợp pháp bằng một trong hai cách thức là: sáng kiến của cá nhân, tổ 15
  17. chức kinh tế hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 85 Bộ luật Dân sự). Hai là, pháp nhân có tài sản độc lập, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Cũng giống như các chủ thể khác tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại, để đảm bảo cho việc gánh vác một nghĩa vụ về tài sản, pháp nhân phải có tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của mình. Một nguyên tắc đã được thừa nhận chung trong các quan hệ tài sản là chỉ khi có sự độc lập về quyền sở hữu đối với tài sản, nói cách khác, là độc lập trong việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, các chủ thể mới có sự bình đẳng thực sự về mặt pháp lý. Pháp nhân bình đẳng với các chủ thể khác khi tự nó đưa tài sản thuộc quyền sở hữu của mình vào lưu thông. Tài sản đó là đối tượng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của pháp nhân. Như vậy, nếu không có tài sản riêng, pháp nhân cũng mất vai trò độc lập của nó khi tham gia các giao dịch tài sản. Quyền sở hữu của pháp nhân đối với tài sản là quyền sở hữu mang tính chất tuyệt đối, tức là, chỉ có pháp nhân mới có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của pháp nhân. Đồng thời, pháp nhân cũng có quyền được yêu cầu pháp luật bảo vệ quyền sở hữu của mình một cách vô điều kiện như đối với sở hữu của cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyền sở hữu đối với tài sản của mình bị chủ thể khác xâm phạm. Pháp luật quy định sở hữu của pháp nhân là sở hữu chung theo phần hoặc sở hữu hỗn hợp. Tuy nhiên, dưới góc độ xem xét về tình trạng chiếm hữu đối với tài sản, tài sản của pháp nhân luôn tồn tại dưới dạng giá trị, là một khối thống nhất, không thể phân chia. Pháp luật thừa nhận các trường hợp những người cùng góp vốn có thể được chia lợi nhuận, rút vốn… Nhưng không phải lúc nào những người góp vốn vào công ty cũng có quyền đó. Pháp luật quy định chỉ trong một số những trường hợp nhất định thì người sáng lập ra pháp nhân mới được quyền dự phần (can thiệp) vào khối tài sản của pháp 16
  18. nhân. Sự bảo toàn trạng thái chiếm hữu một cách nguyên vẹn đối với tài sản của pháp nhân luôn được pháp luật bảo vệ, mục đích là để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của pháp nhân trước chủ thể thứ ba. Do đó, sở hữu của pháp nhân là sở hữu chung theo phần sẽ có xu hướng không tích cực khi nói đến sự tham gia của những người góp vốn theo phần hoặc theo tỷ lệ vốn góp. Hệ quả của nó làm mất đi tính độc lập, tính riêng, tính toàn vẹn về mặt pháp lý đối với tài sản của pháp nhân. Điều đáng lưu ý là khi góp vốn vào thành lập pháp nhân, các chủ thể thành lập pháp nhân phải chuyển dịch quyền sở hữu đối với tài sản của mình cho pháp nhân. Quyền sở hữu ban đầu của họ được chuyển cho pháp nhân để đổi lại họ có quyền quản lý, điều hành đối với hoạt động của pháp nhân, kiểm soát việc pháp nhân đưa tài sản vào lưu thông (còn gọi là những trái quyền). Pháp luật truyền thống luôn có xu hướng bảo vệ sở hữu vật quyền (quyền đối với vật) hơn là sở hữu trái quyền. Đối với tài sản của pháp nhân, pháp nhân là chủ thể thực hiện các quyền năng của một chủ sở hữu một cách trực tiếp và toàn vẹn (quyền đối với vật) [8]. Hệ quả tất yếu của việc pháp nhân có tài sản riêng là việc pháp nhân được quyền nhân danh mình tham gia các quan hệ tài sản. Tài sản của pháp nhân là đối tượng bảo đảm cho các quan hệ trái vụ của pháp nhân. Các chủ thể khác khi tham gia quan hệ tài sản với pháp nhân được bảo đảm bằng việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của pháp nhân trong phạm vi tài sản hiện có của pháp nhân. Nếu như pháp nhân không tồn tại (bị vỡ nợ) thì trách nhiệm trả đối với các khoản nợ đương nhiên chấm dứt. Các thành viên pháp nhân không phải lấy tài sản riêng của mình để trả nợ thay cho pháp nhân mà chỉ phải mất phần vốn mà mình đã góp vào pháp nhân. Đây là nguyên tắc 17
  19. pháp lý chung áp dụng cho mọi pháp nhân. Cơ sở vật chất áp dụng quy chế này là sự tách bạch một cách tuyệt đối về tài sản của pháp nhân với chủ thể thành lập pháp nhân. Trong khoa học pháp lý, việc pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm đến hết tài sản hiện có của mình khi bị phá sản được gọi là chế độ trách nhiệm hữu hạn của pháp nhân [8]. Nói rộng ra, quy chế pháp lý này là yếu tố cơ bản để phân biệt pháp nhân với chủ thể pháp luật cơ bản khác là thể nhân. Việc phân biệt giữa pháp nhân hay thể nhân không phải ở cơ cấu tổ chức, không phải là cá nhân hay tổ chức mà chính là khả năng tách bạch về tài sản và chịu trách nhiệm về tài sản một cách độc lập[8]. Khi nghiên cứu đến bản chất pháp lý này và bàn luận về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm ủng hộ công ty hợp danh có tư cách pháp nhân cho rằng, “riêng trách nhiệm tài sản hoặc cơ chế đảm bảo về tài sản của công ty hợp danh đối với các giao dịch pháp lý không phải là đặc trưng của pháp nhân” 6] [7]. Với quan điểm của mình, tác giả luận văn không đồng tình với quan điểm cho rằng công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Quan điểm này sẽ được phân tích ở phần sau. Ba là, pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật. Sự tách bạch tuyệt đối về tài sản đã làm hình thành nên khối tài sản thống nhất thuộc quyền sở hữu của pháp nhân. Thực hiện quyền kiểm soát đối với tài sản chung đó, như một yêu cầu tất yếu, các chủ thể sáng lập ra pháp nhân - những người đã từ bỏ quyền sở hữu của mình để được quyền quản lý, điều hành đối với pháp nhân - cần có một sự thống nhất về ý chí trong việc quyết định đưa khối tài sản chung đó vào trong lưu thông. Sự thống nhất ý chí này được pháp luật trừu tượng hóa trở thành “ý chí” của pháp nhân. Pháp 18
  20. nhân có năng lực về tài sản và có ý chí thống nhất là cơ sở để trở thành một chủ thể độc lập tham gia quan hệ tài sản. Trong các mối quan hệ về tài sản với các chủ thể khác, do có tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của mình, pháp nhân có đủ khả năng để gánh vác các nghĩa vụ về tài sản một cách độc lập. Nếu trách nhiệm được áp dụng với pháp nhân thì trách nhiệm đó luôn luôn là trách nhiệm độc lập về tài sản. Trong trường hợp có các căn cứ cho rằng, cơ sở làm phát sinh trách nhiệm được thực hiện bởi lỗi cố ý của những người đại diện pháp nhân do lợi dụng danh nghĩa pháp nhân để thực hiện những nghĩa vụ vượt quá, không xuất phát từ mục tiêu của pháp nhân, hay nói cách khác, làm mất đi khả năng tự hành động của pháp nhân (tính độc lập tham gia các quan hệ của pháp nhân) thì khi đó trách nhiệm không thuộc về pháp nhân. Và lúc đó, tùy thuộc tính chất của sự việc, trách nhiệm đó có thể là trách nhiệm của cá nhân hay trách nhiệm liên đới giữa các thành viên pháp nhân; có thể là trách nhiệm dân sự hay trách nhiệm hình sự hoặc cả hai. Trong hoạt động áp dụng pháp luật, tính độc lập của pháp nhân khi tham gia các giao dịch là cơ sở để xem xét cơ chế chịu trách nhiệm trước các chủ thể khác tức là trách nhiệm về tài sản đó thuộc về pháp nhân hay thuộc về thành viên pháp nhân. Bởi vì, một nguyên tắc pháp lý rất hợp lý và nhân đạo là “ai” thực hiện hành vi trước pháp luật thì người đó phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình. Bốn là, pháp nhân thực hiện các giao dịch tài sản thông qua cơ chế người đại diện của pháp nhân. Pháp nhân tham gia các quan hệ dân sự với tư cách là một chủ thể độc lập như những con người. Để trở thành một chủ thể pháp luật độc lập, pháp nhân phải có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật kể từ thời điểm pháp nhân được khai sinh về mặt pháp lý. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1