intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

86
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở nước ta cho phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HÒA QUYÒN BÊT KH¶ X¢M PH¹M VÒ §êI SèNG RI£NG T¦ TRONG PH¸P LUËT VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HÒA QUYÒN BÊT KH¶ X¢M PH¹M VÒ §êI SèNG RI£NG T¦ TRONG PH¸P LUËT VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8380101.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HỒ QUANG HUY HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này là do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những nội dung nghiên cứu, tham khảo từ các nguồn tài liệu của cơ quan, thư viện, các thông tin trên Internet, chuyên gia, các nhà khoa học được trích dẫn chính xác, đầy đủ, tin cậy và sử dụng đúng theo nguyên tắc nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Hòa
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình học cao học và hoàn thiện Luận văn thạc sỹ này, trước hết, tôi xin được chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, Quý thầy cô giáo trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều điện thuận lợi để tôi học tập và hoàn thành khóa học, đặc biệt là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ của Khoa Luật đã trực tiếp giảng dạy, tận tình truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến Sỹ Hồ Quang Huy, Giám đốc Nhà Xuất bản Tư pháp, Bộ Tư pháp đã giành rất nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn, đồng hành cùng tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này. Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu, số liệu, tài liệu; sự cảm kích và biết ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã luôn ủng hộ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tác giả Nguyễn Thị Hòa
  5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƢ ................................ 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nội dung và giới hạn của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư .................................................... 7 1.2. Vai trò và nội dung của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư ..................................................................................... 16 1.3. Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư .................................................. 21 Tiểu kết Chương 1................................................................................... 31 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.........32 2.1. Sơ lược lịch sử hình thành, phát triển của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư tại Việt Nam ............................ 32 2.2. Khung pháp luật hiện hành liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam hiện nay .................................... 44 2.3. Đánh giá tổng quát về khung pháp luật hiện hành của Việt Nam về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư .................................. 57 Tiểu kết Chương 2................................................................................... 88 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP CỦNG CỐ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƢ Ở VIỆT NAM..................................................................................................... 89 3.1. Quan điểm củng cố pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam.................................................................. 89 3.2. Giải pháp củng cố pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam ........................................................................ 94 Tiểu kết Chương 3................................................................................. 103 KẾT LUẬN .................................................................................................. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật Dân sự BLHS: Bộ luật Hình sự ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị UDHR: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền riêng tư (right to privacy) được thể hiện qua quyền bất khả phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình... Tuy nhiên, nếu như các quyền đó chỉ dừng lại ở việc xác lập, ghi nhận thì chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, mà cần phải luật hóa một cách rõ ràng để bảo vệ, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý những tình huống có thể xảy ra trên thực tế. Trên thế giới, một số tổ chức quốc tế đã ban hành các văn bản để bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền riêng tư. Ví dụ, Khoản 1, Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) năm 1966 quy định: “Không ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín”. Ở Việt Nam, Khoản 1, Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”. Dù vậy, trong khoảng 5 năm trở lại đây, sự phát triển của công nghệ số và Internet, ngoài những điểm cộng mà nó mang lại như tri thức, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại, cũng đồng thời làm gia tăng tình trạng xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân ở Việt Nam. Bí mật đời tư bị xâm hại ngày ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp khó lường, để lại những hậu quả nghiêm trọng, đơn giản như việc lộ lọt thông tin cá nhân như địa chỉ số nhà, số điện thoại, email, facebook…, cho đến phức tạp hơn như việc phát tán các ảnh khiêu dâm, clip sex lên mạng để tống tình, tống tiền… Có những vụ việc vi phạm còn vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia Việt Nam khi mới đây bà MF, quốc tịch Tây Ban Nha đã phải cầu cứu một chi nhánh của Tổ chức 1
  8. Hợp tác con nuôi quốc tế để phản ánh về thông tin nhạy cảm bà nhận con nuôi là bé D bị công khai trên cổng thông tin Sở tư pháp VL đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống riêng tư, tiết lộ công khai danh tính của bà và con bà. Trong khi đó, mặc dù quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư đã được quy định rõ trong Hiến pháp 2013 nhưng chưa có một văn bản pháp luật nào của nước ta, kể cả Bộ luật Dân sự mới ban hành năm 2015, làm rõ khái niệm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; những thông tin nào được coi là bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo vệ và các biện pháp bảo đảm quyền này được thực hiện như thế nào? Việc thi hành pháp luật về vấn đề này trên thực tế cũng còn nhiều bất cập, hạn chế, trong khi sự phát triển về mọi mặt của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng đang đòi hỏi thông tin cá nhân (nhất là những thông tin liên quan đến danh dự, nhân phẩm, uy tín) phải được sự bảo vệ một cách phù hợp và tương thích với luật pháp quốc tế. Xuất phát từ những lý do nêu trên, học viên quyết định lựa chọn đề tài “Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong pháp luật Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ luật học của mình, nhằm góp phần hoàn thiện khung khổ pháp luật Việt Nam về vấn đề này trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu của giới luật học trong nước cũng như quốc tế được công bố có liên quan đến bảo vệ bí mật cá nhân, trong đó có thể nêu một số công trình như: Ở phạm vi quốc tế có những công trình sau: - Terms Feed (2016), Privacy laws in Southeast Asia; - Open Society Institute, Privacy and human rights; - Cuốn Developing key privacy right (2002) của Madeleine Colvin, Nxb hart, nghiên cứu về những bước phát triển chính về quyền riêng tư đặt trong mối tương quan với thực thi các quyền con người. 2
  9. - Cuốn Data protection in the financial services industry (2006) của Mandy Webster, Nxb Gower Publishing nghiên cứu việc bảo vệ, bảo mật dữ liệu trong ngành dịch vụ tài chính. Ở phạm vi trong nước, có một số công trình dưới đây: - Lê Đình Nghị (2008), Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện, cụ thể về quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam trong mối quan hệ với quyền nhân thân. - Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn nghiên cứu về các nội dung cơ bản về quyền được bảo vệ đời tư. - Nguyễn Thị Hạnh (2017), Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bảo mật dữ liệu cá nhân, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, trường Đại học Luật Hà Nội chủ trì; - Hoàng Lê Minh, Quyền bí mật đời tư trong Hiến pháp năm 2013 và thực tiễn tại Việt Nam (2016), luận văn thạc sỹ luật học. Đây là luận văn đề cập đến vấn đề bí mật đời tư trong Hiến pháp năm 2013 nhưng vẫn sử dụng khái niệm “quyền bí mật đời tư” trong khi Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng hơn khái niệm này thành quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Một số bài viết khác như: - Phùng Trung Tập, Bàn thêm về các quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự năm 2005, Tạp chí nghiên cứu pháp luật số 17/2013; - Phùng Bích Ngọc, Luận bàn về quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 22/2012; 3
  10. - Lê Văn Sua, Thế nào là vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh riêng tư?, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 6/2015. - Trần Văn Biên, Pháp luật và vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường Internet, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 9/2009. - Hoàng Thư, Lỗ hổng pháp luật trong bảo vệ bí mật đời tư, Báo Pháp luật Việt Nam... Những công trình nêu trên đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin lớn về đề tài, là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho tác giả trong việc thực hiện luận văn là “Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong pháp luật Việt Nam”. Mặc dù vậy, hầu hết các công trình nêu trên được thực hiện trước khi Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành, vì thế chưa cập nhật những quy định mới về vấn đề này ở nước ta. Ngoài ra, chưa có công trình nào nhấn mạnh tính chất “bất khả xâm phạm”, cũng như đề xuất được những giải pháp toàn diện để giải quyết những bất cập trong việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở nước ta. Chính vì vậy, luận văn này vẫn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở nước ta cho phù hợp với luật pháp quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam; 4
  11. - Nghiên cứu làm rõ khung pháp luật, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về bảo vệ đời sống riêng tư tại Việt Nam, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất những phương hướng, giải pháp củng cố pháp luật về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và khung pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, nội dung, tiêu chí, yếu tố ảnh hưởng đến việc củng cố pháp luật về bảo vệ bí mật đời sống riêng tư, pháp luật về bảo vệ thông tin đời sống riêng tư một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Những quan điểm khoa học ở trong nước và nước ngoài về bảo vệ đời sống riêng tư và pháp luật về bảo vệ thông tin đời sống riêng tư; các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ thông tin đời sống riêng tư ở nước ta sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành. Xét từ góc độ cơ bản, cơ chế pháp lý là tổng hòa các yếu tố bao gồm: các thể chế, các thiết chế và các thủ tục, trình tự bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, học viên chỉ tập trung nghiên cứu về các cơ chế pháp lý bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình thông qua hệ thống pháp luật phổ biến tại Việt Nam 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền con người, quyền công dân. 5
  12. Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu dưới đây để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra: - Phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử…được sử dụng để nghiên cứu tổng quan một số vấn đề lý luận về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; - Phương pháp so sánh luật học, phương pháp trao đổi, tham kiến chuyên gia vv… được sử dụng để tìm hiểu pháp luật và thực trạng về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong hệ thống pháp luật Việt Nam; - Các phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để xem xét, tìm hiểu vấn đề về các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Việt Nam để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là một trong những công trình nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở nước ta từ trước tới nay. Những phân tích, kiến giải và đề xuất trong luận văn góp phần củng cố cơ sở lý luận để củng cố pháp luật về bảo vệ quyền này trong thực tế ở nước ta. Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo của nước ta. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề về lý luận về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư. Chương 2: Thực trạng pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Quan điểm, giải pháp củng cố khung pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam. 6
  13. Chƣơng 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƢ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nội dung và giới hạn của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tƣ 1.1.1. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư Để tìm hiểu về quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, trước hết cần đề cập đến quyền nhân thân, vì quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư nằm trong nội hàm của quyền nhân thân. Quyền nhân thân là một khía cạnh biểu đạt của quyền dân sự, do vậy, về nguyên tắc thì quyền nhân thân chỉ bao hàm những gì thuộc về một cá nhân nhất định (không phải của bất kỳ người nào khác). Những yếu tố của quyền nhân thân, nhằm phân biệt người này với người khác, ví dụ như qua họ tên, giới tính, tuổi tác, thành phần, dân tộc... Đây cũng chính là thông tin để loại trừ những thuộc tính không phải là của một thể nhân (ví dụ, của một tổ chức, người nhân bản ...). Hiện nay, khái niệm quyền nhân thân vẫn chưa được định nghĩa một cách rõ ràng trong pháp luật quốc gia và quốc tế (về mặt ngôn ngữ học, gốc của từ “nhân thân” trong tiếng Việt vốn là một từ ghép nghĩa Hán - Việt). Tuy nhiên, Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam đã xác định một số thuộc tính của quyền nhân thân, cụ thể như sau: 1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật Dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. 2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi 7
  14. dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Trong cuốn Từ điển Luật học năm 1999 của trường Đại học Luật Hà Nội bổ sung thêm một số dấu hiệu của quyền nhân thân, trong đó xem quyền nhân thân là “… giá trị nhân thân của cá nhân, tổ chức được pháp luật ghi nhận và bảo vệ”. Ấn phẩm này cũng nêu rõ: “Chỉ những giá trị nhân thân được pháp luật ghi nhận mới được coi là quyền nhân thân; Quyền nhân thân luôn gắn với chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định”. Những yếu tố nêu trên của quyền nhân thân cũng chính là các đặc điểm của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư. Khái niệm quyền về đời sống riêng tư là sự tổng hợp nội hàm của các thuật ngữ “quyền”, “đời sống” và sự “riêng tư”. Về mặt lý thuyết, quyền là những gì mà theo lẽ công bằng và chính đáng một người có thể được hưởng, được làm, và do đó được yêu cầu, đòi hỏi các chủ thể khác tôn trọng cách xử sự của mình. Còn về mặt pháp lý, quyền luôn được hiểu là những quy tắc xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện, dựa trên nhu cầu của bản thân, trong đó bao gồm cả những gì mà pháp luật quy định cụ thể và những gì mà không bị pháp luật cấm. “Đời sống” được định nghĩa là “sự sinh 8
  15. sống, hoạt động diễn ra trong cơ thể một sinh vật” hoặc “hoạt động của con người về một lĩnh vực nào đó nói chung” hoặc “ lối sống, điều kiện sống, sinh hoạt của con người, xã hội” [31, tr.560]. Còn “riêng tư” được định nghĩa là “riêng của từng người, từng cá nhân” [31, tr.1333]. Cũng về mặt pháp lý, khái niệm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư chủ yếu hàm ý quyền về đời sống riêng tư (hay quyền bí mật đời tư – the right to privacy). Cụm tính từ “bất khả xâm phạm” chỉ mang tính tương đối, được dùng với tính chất để nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền này (theo Từ điển tiếng Việt “bất khả xâm phạm” là không ai có quyền xâm phạm đến, đụng đến [29, tr.66]). Bởi vậy, những phân tích trong luận văn này chủ yếu nói đến cốt lõi của nó là quyền về đời sống riêng tư. Quyền về đời sống riêng tư đã được đề cập trong nhiều các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực. Tiêu biểu nhất trong đó là Công ước về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR). Công ước này dành hẳn một điều riêng đề cập đến quyền về đời sống riêng tư, trong đó khẳng định: Không ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy [6, Điều 17]. Tại mỗi quốc gia trên thế giới tùy vào điều kiện cụ thể mà mức độ đề cập đến quyền này ít nhiều khác nhau, tuy nhiên quyền về đời sống riêng tư đều được coi như là một quyền con người cơ bản, được hiến định, đồng thời được ghi nhận trong các văn bản pháp luật khác, đặc biệt là luật dân sự. Ví dụ, ở Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: Một người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của 9
  16. mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn [20, Điều 21]. Cụ thể hoá quy định này của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ: Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng có công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác; thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp hợp quy định; Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác [23, Điều 38]. Tóm lại, từ những phân tích ở trên, có thể định nghĩa: Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư là quyền dân sự cơ bản của cá nhân, được pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia ghi nhận và bảo vệ. Trong tất cả các quan hệ xã hội, cá nhân có quyền bảo vệ đời sống riêng tư của mình và không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước, có quyền tuỳ tiện xâm phạm. Cá nhân được áp dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật, được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khi quyền về đời sống riêng tư của mình bị xâm phạm. 1.1.2. Đặc điểm của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư thuộc về nhóm quyền 10
  17. dân sự được pháp luật quốc gia và quốc tế quy định và bảo vệ. Nó cũng mang đầy đủ đặc điểm của các quyền dân sự, mà cụ thể là các quyền nhân thân, bên cạnh đó còn có những đặc trưng riêng như sau: Thứ nhất: Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư luôn thuộc về cá nhân (thể nhân), không thuộc về nhóm hay tổ chức (pháp nhân). Mặc dù trong thực tế có thể có những bí mật chung về đời sống riêng tư thuộc về một nhóm người hay một tổ chức nhất định, song những bí mật đó không thuộc về quyền này, mà có thể gọi là bí mật của nhóm hay của pháp nhân. Sự phân biệt này là để bảo đảm không một nhóm hay pháp nhân nào có quyền định đoạt, sao chép thông tin cá nhân của một người trái với mong muốn của người đó. Thứ hai: Chủ thể được bảo hộ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư là mọi cá nhân. Các cá nhân bình đẳng trước pháp luật trong việc thực hiện quyền này, và được pháp luật bảo vệ quyền này một cách bình đẳng. Là một trong số nhiều nội dung của năng lực bảo vệ pháp luật, quyền bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và quyền nhân thân phải là bình đẳng. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt về việc bảo vệ các thông tin cá nhân trong một vài trường hợp, chẳng hạn như những người nổi tiếng hoặc các chính khách. Đối với những người này, bí mật về đời sống riêng tư luôn là tâm điểm được công chúng quan tâm, vì thế khi những thông tin bí mật đời tư của bản thân họ được công khai đến một mức độ nhất định thì dường như đó là câu trả lời thẳng thắn cho công chúng biết và sự soi xét dường như cũng giảm xuống. Ngoài ra, với tính chất là “người của công chúng”, trong nhiều trường hợp thông tin về đời sống cá nhân của họ có ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng, vì vậy cần phải được công khai. Tất cả những yếu tố này khiến cho việc sử dụng hình ảnh, thông tin về hoạt động, và một số dạng thông tin khác về đời sống riêng tư của những đối tượng đã nêu không bị coi là xâm phạm đến bí mật đời tư của họ, trừ khi việc sử dụng đó có tính chất lạm dụng hay nhằm mục đích trái pháp luật. 11
  18. Thứ ba: Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư rất quan trọng song không phải là quyền tuyệt đối. Cụm từ “bất khả xâm phạm” – như đã phân tích, chỉ mang tính chất nhấn mạnh, về mặt pháp lý không hàm nghĩa là quyền này không thể bị tước bỏ hay hạn chế trong mọi trường hợp. Trong thực tế, pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia đều thừa nhận, trong một số trường hợp nhất định, cơ quan nhà nước có quyền có thu thập, khai thác, sử dụng dữ liệu thông tin cá nhân phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích của cộng đồng. Thứ tư: Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư của mỗi cá nhân được ghi nhận và bảo vệ vô thời hạn, ngay cả khi cá nhân đó đã chết. Đây là một đặc điểm chung của các quyền nhân thân. Nó có nghĩa là cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi, hoặc khi bị Tòa án ra quyết định tuyên là đã chết, thì bí mật đời tư của họ vẫn được pháp luật duy trì bảo vệ. Điều này là bởi những thông tin cá nhân của người đã chết vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống của những người thân thích của họ. Do đó, theo pháp luật của các quốc gia, trong trường hợp muốn sử dụng những thông tin cá nhân của người đã chết thì phải được sự đồng ý của thân nhân họ. Thứ năm: Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư có sự gắn bó mật thiết với các quyền khác như: tự do ngôn luận và biểu đạt; quyền tự do hiệp hội và hội họp. Về vấn đề này, Điều 19 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (UDHR, 1948) đã khẳng định: mọi người có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, và tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin và các ý tưởng thông qua bất cứ phương tiện truyền thông nào và không phân biệt biên giới. Điều 20 UDHR nêu rõ: Mọi người có quyền tự do hội họp hòa bình và tự do hiệp hội. Không ai bị ép buộc phải theo một hiệp hội nào. Như vậy, một người không thể bị theo dõi giám sát ngầm về đời tư chỉ vì lý do họ thường xuyên thực hành các quyền tự do về ngôn luận và biểu đạt, cũng như tự do tham gia vào các cuộc 12
  19. hội họp hòa bình hoặc các hiệp hội, trừ những trường hợp thuộc phạm vi hạn chế quyền theo luật quốc tế. 1.1.3. Ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư Quyền về sự riêng tư rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và với xã hội. Sự riêng tư trao cho mỗi cá nhân một không gian để được là chính mình mà không bị người khác phán xét một cách vô cớ, cho phép mỗi người suy nghĩ một cách tự do mà không bị kỳ thị hoặc phân biệt đối xử, cũng như khả năng kiểm soát ai được phép biết gì về bản thân mình. Ranh giới chính đáng thiết lập cho sự riêng tư của bản thân cho phép mỗi người hạn chế sự tiếp cận của những người khác đối với thân thể, nơi ở, vật dụng, việc giao tiếp truyền thông và thông tin của bản thân mình ở mức độ an toàn, chấp nhận được. Các nguyên tắc và quy định pháp lý về quyền về sự riêng tư đem lại cho mỗi cá nhân khả năng bảo vệ bản thân trong những tình huống khó khăn, đặc biệt là trong quan hệ với những đối tượng có quyền lực. Bằng việc giảm thiểu những gì mà người khác biết về bản thân mình trong giới hạn chính đáng, sự riêng tư là cách thiết yếu để mỗi người có thể bảo vệ bản thân chống lại việc sử dụng quyền lực một cách tùy tiện, chống lại những người muốn nắm quyền kiểm soát người khác một cách bất hợp pháp. Đối với các xã hội, bảo vệ quyền về sự riêng tư của mỗi thành viên cũng chính là tạo lập và bảo vệ nền tảng của đời sống cộng đồng. Một cộng đồng không thể tồn tại nếu các thành viên của nó không được bảo vệ khỏi những hình thức lạm dụng. Theo nghĩa đó, bảo vệ quyền về sự riêng tư của mỗi cá nhân góp phần bảo đảm tính dân chủ, văn minh và sự phát triển ổn định, hài hoà của xã hội. 1.1.4. Nội dung và giới hạn của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư Nội dung của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư phụ thuộc phần lớn vào cách hiểu như thế nào là “đời sống riêng tư” (privacy, hay private life). 13
  20. Về vấn đề này, mặc dù hầu hết các học giả và nhà hoạt động nhân quyền đều thừa nhận sự riêng tư (privacy) là một giá trị cần được pháp luật bảo vệ, nhưng hiện vẫn chưa có định nghĩa thống nhất nào về sự riêng tư [34]. Những cách thức định nghĩa phổ biến hiện nay về sự riêng tư thường dừng ở mức độ chung chung, chẳng hạn, dựa trên sự không-can-thiệp (non-interference) (Warren & Brandeis bàn về “quyền được riêng một mình” [39, tr.193-220]), hoặc ở phạm vi quá rộng, như mức độ tiếp cận một con người (Gavison đề cập đến sự bí mật, trạng thái cô đơn một mình, và tính ẩn danh [38, tr.421-471]), hoặc việc kiểm soát thông tin (Westin xây dựng thang đo về thái độ với sự riêng tư về thông tin [32, p.xvi, 487]), hoặc ở phạm vi quá hẹp, như đi vào chi tiết “thân mật riêng tư” (intimate) hoặc “nhạy cảm” (sensitive) (Inness nói đến giới hạn phạm vi của sự riêng tư [35, p.ix, 157]). Theo Bygrave, những cách định nghĩa nêu trên đều có thể tìm thấy trong các văn bản pháp luật quy định về bảo vệ sự riêng tư ở các quốc gia [36, tr. 319-348], cho thấy sự thiếu thống nhất trong quan niệm về vấn đề này trên thế giới. Mặc dù vậy, một số học giả đã phân định “sự riêng tư” trên các khía cạnh chính như: sự riêng tư về thông tin (information privacy) hay còn gọi là việc „bảo vệ dữ liệu‟ („data protection‟), sự riêng tư về mặt cơ thể (bodily privacy), sự riêng tư về giao tiếp (privacy of communications) và sự riêng tư về mặt không gian lãnh thổ (territorial privacy) [34]. Ngoài ra, cũng cần thấy rằng, khái niệm “sự riêng tư” còn có sự giao thoa nhất định với các khái niệm như “quyền tự do” (freedom), “sự tự do” (liberty) và “sự tự chủ” (autonomy) [40, tr.320]. Chẳng hạn, trong bối cảnh nhất định, “sự riêng tư” được nhìn nhận như là một dạng của “sự tự chủ” - tức là khả năng của một cá nhân kiểm soát được dòng chảy thông tin về chính bản thân người đó. Trong pháp luật quốc tế, có nhiều quy định liên quan đến sự riêng tư, 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2