intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người đồng tính theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

43
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn góp phần trong việc đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng, sửa đổi các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền của người đồng tính ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người đồng tính theo pháp luật Việt Nam hiện nay

  1. NGUYỄN THỊ KIM TIẾN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ KIM TIẾN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC KHÓA VIII NĂM 2017 HÀ NỘI - 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ KIM TIẾN QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính Mã số: 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN LINH GIANG HÀ NỘI - 2019
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, những người đồng tính công khai tình cảm, tổ chức đám cưới, sống chung hay nhập quốc tịch của những quốc gia thừa nhận kết hôn đồng giới để kết hôn không còn là một vấn đề mới mẻ. Tuy xã hội đã cởi mở hơn với những người đồng tính nhưng thực tế họ vẫn còn chịu đựng sự thiệt thòi, sự kì thị, đối xử bất công trong các quan hệ xã hội. Bởi lẽ chưa có cơ sở pháp lý phù hợp ghi nhận và bảo đảm các quyền của người đồng tính. Không lý do gì họ không có được những quyền đáng được có. Vì đồng tính không phải là bệnh có thể chữa trị, và người đồng tính cũng không có quyền lựa chọn được giới tính, càng không thể thay đổi xu hướng tình dục của mình. Vậy nên, những người đồng tính cần được xã hội nhìn nhận, thừa nhận, bảo vệ, và cần được đối xử bình đẳng, được tự do sống đúng với con người thật của mình vì “mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc” [40]. Năm 2001, từ khi Hà Lan trở thành nước đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và cho phép các cặp đồng tính có quyền kết hôn, ly hôn và nhận con nuôi thì phong trào đòi quyền con người của người đồng tính ngày một phổ biến. Cho đến nay, phong trào này không có dấu hiệu dừng lại ở thế giới, trong đó có Việt Nam và là một trong vấn đề gây nhiều tranh cãi liên quan đến lĩnh vực quyền con người. Tính đến tháng 06/2019, Trung Hoa Dân Quốc (hay còn gọi là Đài Loan) đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào ngày 24 tháng 5 năm 2019 và trở thành quốc gia châu Á đầu tiên - quốc gia thứ 29 hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Việt Nam cũng đang trong quá trình xây dựng, bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người bằng việc tham gia các công 1
  4. ước quốc tế về quyền con người, quy định về quyền con người nói chung và quyền của người đồng tính nói riêng đã được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, luật Hôn nhân Gia đình... Tuy nhiên, các quy định này còn chưa phù hợp với quy luật vận động phát triển của xã hội trong nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế. Dù pháp luật đã có tính cởi mở trong việc đảm bảo các quyền con người nhưng trên thực tế vẫn không thể đảm bảo được hết các quyền của những người đồng tính. Thực tiễn các quan hệ xã hội phát sinh những năm gần đây cho thấy các nhu cầu về mong muốn kết hôn, tình trạng phân biệt đối xử còn phổ biến, nhiều quan hệ mới phát sinh cần phải được điều chỉnh. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở pháp lý là vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo và thực thi các quyền của người đồng tính. Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “quyền của người đồng tính theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền của người đồng tính, từ đó chỉ ra những bất cập và hạn chế đối với quy định của pháp luật về quyền của nhóm người này để đưa ra các giải pháp sửa đổi, bổ sung, bảo vệ quyền của người đồng tính phù hợp với thực tiễn xã hội trong nước và nhân quyền quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến quyền của người đồng tính. Trước tiên phải kể đến những công trình nghiên cứu liên quan đến quyền con người tạo tiền đề cho việc nghiên cứu quyền của người đồng tính như: Giáo trình Quyền con người của GS.TS Võ Khánh Vinh xuất bản năm 2011; Sách chuyên khảo Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người của GS.TS Võ Khánh Vinh xuất bản năm 2011; Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội xuất 2
  5. bản năm 2009; Giáo trình Giới thiệu về các văn kiện quốc tế về quyền con người của Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011. Về các công trình nghiên cứu về quyền của người đồng tính thì chúng ta phải kể đến các bài nghiên cứu tiêu biểu đó là: Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính của tác giả Trương Hồng Quang; Quyền con người được sống theo đúng giới tính của mình của tác giả Cao Vũ Minh; Về các bài báo, sách và báo cáo nghiên cứu về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới: “Pháp luật quốc tề về quyền con người đồng tính, song tính, chuyển giới”, “Sách chuyên khảo tìm hiểu quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính ở Việt Nam” của tác giả Trương Hồng Quang; Báo cáo về tình hình quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới (“LGBT”) tại Việt Nam (tháng 1-2 năm 2014) của viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường; “Tiếp cận dựa trên quyền trong việc xây dựng, thực hiện pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) ở Việt Nam” của tác giả Trương Hồng Quang trong Hội thảo khoa học Tiếp cận dựa trên quyền: Lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam”do Khoa luật (ĐHQG Hà Nội) tổ chức tại Hà Nội ngày 18/11/2015. Về các luận văn thạc sĩ nghiên cứu quyền của người đồng tính thì có các công trình như: Luận văn ThS. Luật “Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới trong Pháp luật dân sự Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thùy Dung; “Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn”- Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm; Quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới: pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam của tác giả Lê Thanh Tùng và Luận văn Thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Ngọc Anh về Hoàn thiện 3
  6. pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính hiện nay và Luận án Tiến sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp của tác giả Trương Hồng Quang về Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính theo Pháp luật Việt Nam hiện nay bảo vệ năm 2019 tại Học viện Khoa học Xã hội. Về các văn kiện quốc tế nghiên cứu về các quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (viết tắt là LGBT) bao gồm các công trình như: Bộ nguyên tắc Yogyakarta, Bản Tuyên bố chung trong việc chấm dứt bạo lực và vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới (Joint statement on ending acts of violence and related human rifhts violations based on sexual orientation and gender identity), Nghị quyết 17/19 (17/19 Human rights, sexual orientation and gender A/HRC/RES/17/1) của Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua tháng 6/2011, cẩm nang Sinh ra tự do và bình đẳng - Xu hướng tính dục và Bản dạng giới trong Luật Nhân quyền quốc tế (Born Free Equal - sexual Orientation and Gender Identity in International Human Rights Law). Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề về quyền của người đồng tính vẫn chưa được nghiên cứu sâu ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên chỉ mới tiến hành nghiên cứu các quyền của cộng đồng LGBT nói chung hoặc nghiên cứu về quyền của người đồng tính trên thế giới từ đó so sánh và xây dựng bài học cho Việt Nam trong việc xây dựng các quyền. Tuy nhiên, người đồng tính, song tính và người chuyển giới khác nhau về bản chất, vì vậy các nghiên cứu này chưa thể phân tích sâu về quyền của người đồng tính, mà chỉ dừng lại ở mức độ chung nhất các quyền của nhóm người này. Đồng thời, hầu hết các bài báo khoa học và luận văn thạc sĩ được xây dựng trước năm 2015 khi luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015 chưa có hiệu lực, và còn nhiều khía cạnh pháp luật đổi mới cũng như các quan hệ xã hội phát sinh chưa cần được tìm hiểu và phân tích. Trên cơ sở kế 4
  7. thừa các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả mong muốn luận văn này sẽ góp phần làm cơ sở lý luận khoa học trong việc xây dựng quyền của người đồng tính tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là quyền tự do hôn nhân và quyền không bị phân biệt đối xử trong các quan hệ pháp luật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn góp phần trong việc đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng, sửa đổi các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền của người đồng tính ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để làm rõ những vấn đề trên, Luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: Thứ nhất: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quyền của người đồng tính theo pháp luật Việt Nam; Thứ hai, Phân tích thực trạng các quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến người đồng tính hiện nay, đồng thời luận giải các quy định của pháp luật để chỉ ra những điểm bất cập cần được hoàn thiện và sửa đổi; Thứ ba, Đưa ra các nhóm giải pháp đảm bảo quyền của người đồng tính được thực thi trên thực tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến người đồng tính và quyền của người đồng tính, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về quyền của người đồng tính cũng như các văn kiện pháp lý quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có liên quan. 5
  8. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn nghiên cứu các số liệu dựa trên cáo cuộc khảo sát và các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành từ giai đoạn năm 2014 đến năm 2019 Phạm vi nghiên cứu về không gian: Pháp luật Việt Nam liên quan đến các nhóm quyền của người đồng tính. Có rất nhiều nhóm quyền của người đồng tính cần phải được nghiên cứu, nhưng tác giả tập trung vào các quyền như quyền tự do hôn nhân, quyền không bị phân biệt đối xử trong đời sống Chính trị, Dân sự, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội và các quyền trong lĩnh vực Hình sự nhằm đảm bảo chất lượng cho Luận văn. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để hoàn thành luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lê - Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền con người, quyền công dân cũng như các chuẩn mực quốc tế về quyền con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hơp tài liệu: Được sử dụng để phân tích các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các sách chuyên khảo, các khảo sát có liên quan đến đề tài luận văn để làm rõ các khái niệm và cơ sở lý luận của đề tài trong chương 1. Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp số liệu: Được sử dụng trong chương 2 để phân tích thực trạng người đồng tính hiện nay và quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quyền của người đồng tính. Phương pháp phân tích, so sánh, mô hình giả định: Được sử dụng để đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của người đồng tính ở chương 3. 6
  9. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, xã hội học, so sánh đánh giá để làm rõ các vấn đề. Luận văn sử dụng các thông tin đã được công bố trên thế giới và Việt Nam để chứng minh cho luận điểm của mình. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau: Về cơ sở lý luận: Luận văn làm rõ các khái niệm liên quan đến người đồng tính và quyền của người đồng tính, cung cấp những kiến thức khoa học mang tính lý luận và thực tiễn về người đồng tính và quyền của người đồng tính; giúp cho người đọc nhận thức đầy đủ và toàn diện nhất về người đồng tính và các quyền chính đáng cần được pháp luật và xã hội thừa nhận, bảo vệ. Về mặt thực tiễn: Luận văn cũng mang tính đóng góp cơ sở lý luận trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến người đồng tính. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn chia làm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về người đồng tính và quyền của người đồng tính Chương 2: Thực trạng quyền của người đồng tính theo pháp luật Việt Nam hiện nay Chương 3: Tăng cường bảo đảm quyền của người đồng tính ở Việt Nam hiện nay 7
  10. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH 1.1. Hệ thống các khái niệm 1.1.1. Khái niệm xu hướng tính dục Trước đây, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về người đồng tính. Bên cạnh một số quan điểm cho rằng đồng tính là một giới tính thứ ba bên cạnh giới tính nam và nữ thì một số khác lại cho rằng đồng tính là một hiện tượng trái với các quy luật tự nhiên, một căn bệnh có thể lây lan và có khả năng chữa trị nếu áp dụng các biện pháp y học và thực hiện phương pháp điều trị. Cùng với các quan điểm khắt khe về đồng tính, thì quá trình nghiên cứu và sự phát triển về y học đã đưa ra những quan điểm mới về đồng tính và người đồng tính. Theo đó, đồng tính được cho là một điều hoàn toàn tự nhiên của con người, là bản năng và không thể thay đổi bởi sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Trước khi tìm hiểu như thế nào là người đồng tính, người đồng tính khác những người “bình thường” như thế nào thì chúng ta phải hiểu như thế nào là xu hướng tính dục? Xu hướng tính dục là cụm từ dùng để “chỉ việc chịu sự hấp dẫn (có tính bền vững) về tình cảm, sự lãng mạn, trìu mến và hấp dẫn về tình dục của một người đối với đối tượng nào đó” [53]. Do đó việc một người bị hấp dẫn về mặt tình cảm có thể diễn ra giữa những người khác giới với nhau hoặc cũng có thể xảy ra giữa những người cùng giới tính sinh học với mình, thậm chí có thể bị hấp dẫn bởi cả hai hoặc không bị hấp dẫn bởi bất kỳ một giới tính nào. Theo các nghiên cứu đã được công bố, hiện nay có các xu hướng tính dục sau: (1) Xu hướng tính dục phổ biến nhất hiện nay chính là xu hướng tính dục khác giới (hay còn gọi là những người có xu hướng tính dục dị tính) là khả năng một người nào đó bị hấp dẫn cả về mặt tình dục và tình cảm đối với 8
  11. người khác giới, không bao giờ mong muốn mình mang một giới tính khác với giới tính được sinh ra. Đây là xu hướng tính dục chủ yếu được Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới làm tiêu chuẩn cho các quan niệm về gia đình, đó là hôn nhân giữa những người khác giới bị hấp dẫn về mặt tình cảm và cảm xúc, mong muốn gắn bó lâu dài với nhau và không mong muốn thay đổi giới tính của mình. (2) Xu hướng tính dục phổ biến thứ hai hiện nay là xu hướng tính dục cùng giới đó là việc một người bị hấp dẫn về mặt tình cảm với người cùng giới tính với mình, không bao giờ mong muốn mình có giới tính khác giới tính mình được sinh ra. Xu hướng tính dục đồng tính xuất hiện ở nam giới (gọi là gay) và nữ giới (gọi là lesbian) và gọi chung là xu hướng tính dục đồng tính. Những người có xu hướng tính dục đồng tính về bản chất họ hoàn toàn hài lòng với giới tính mà mình được sinh ra, hài lòng với cơ thể mình đang sỡ hữu, không có nhu cầu thay đổi giới tính, tuy nhiên về mặt tình cảm và khả năng bị hấp dẫn lâu dài thì họ chị bị hấp dẫn bởi những người cùng giới tính sinh học với mình. (3) Xu hướng tính dục thứ ba là xu hướng tính dục song tính. Đây là xu hướng tính dục của một người có thể bị hấp dẫn bởi cả hai giới tính là giới tính nam và cả giới tính nữ và không mong muốn mình có giới tính sinh học khác với giới tính mình được sinh ra. Trước đây, những người có xu hướng tính dục này được gọi là người lưỡng tính. Tuy nhiên nếu sử dụng thuật ngữ này để chỉ những người mang hai xu hướng tính dục (vừa đồng tính vừa dị tính) sẽ dẫn đến việc gây hiểu nhầm người này có cả hai giới tính vừa nam vừa nữ nên vừa có thể thích nam và vừa có thể thích nữ. Do đó cần xét về bản chất, xu hướng tính dục song tính là việc họ mang trong mình một giới tính duy nhất hoặc là nam, hoặc là nữ nhưng lại bị hấp dẫn và có tình cảm với những người cùng giới và cả những người khác với giới tính của mình. Vì 9
  12. vậy, cần sử dụng chính xác thuật ngữ xu hướng tính dục song tính để chỉ những người bị hấp dẫn bởi cả hai xu hướng tính dục này. (4) Xu hướng tính dục vô tính là xu hướng tính dục dùng để chỉ những người không bị hấp dẫn bởi bất kỳ cứ giới tính nào. Đây là xu hướng tính dục còn mang nhiều tranh cãi, vì việc xác định xu hướng tính dục của một người xem việc người đó có bị hấp dẫn bởi giới tính nào hay không thường phụ thuộc vào yếu tố chủ quan nên việc một người có hay không bị hấp dẫn bởi giới tính nào rất khó xác định trên thực tiễn. Đối với những người vô tính vì không bị hấp dẫn và có tình cảm với bất kỳ giới tính nào, nên họ thường mong muốn có một người bạn đời để chia sẻ, còn những vấn đề về tình dục, tình yêu đối với họ như là một điều xa lạ. Việc hình thành và phát triển các xu hướng tính dục này tuân theo các quy luật tự nhiên và là một hiện tượng hết sức tự nhiên của con người. Nhưng quá trình hình thành, phát triển và lộ diện của nó tiến triển một cách chậm chạm phụ thuộc vào các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Năm 1973, Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ (APA) đã loại đồng tính ra khỏi danh sách những bệnh tâm thần, đồng thời khẳng định “Bản chất của đồng tính luyến ai không bao hàm sự suy yếu về mặt nhận thức, sự ổn định, độ tin cậy, khả năng trong các mối quan hệ xã hội hoặc ngành nghề nói chung” đồng thời kêu gọi các chuyên gia sức khỏe hàng đầu loại bỏ đồng tính ra khỏi những bệnh tâm thần [45]. Đến năm 2001, sau 5 năm nghiên cứu, Hiệp hội Tâm thần Trung Quốc cũng đã loại bỏ đồng tính khỏi danh sách các bệnh tâm thần không chữa khỏi và khẳng định đồng tính là một xu hướng tính dục hoàn toàn tự nhiên của con người, đồng thời khẳng định đây cũng không phải là giới tính thứ ba bên cạnh giới tính nam và giới tính nữ [45]. Và đồng tính chính thức được Tổ chức Y tế Thế giới - cơ quan của Liên Hợp Quốc cố vấn cho các nước về lĩnh vực y tế đã loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách các bệnh 10
  13. tâm thần đồng thời khẳng định “mọi người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên hướng tính dục như thế nào” và được thông qua trong nghị quyết Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào tháng 6/2011. Trong xã hội hiện nay, xu hướng tính dục dị tính chiếm phần đông đảo, do đó, con người vẫn luôn cho rằng đồng là đi ngược lại với quy luật tự nhiên của con người. Tuy nhiên, những động thái này đã khẳng định đồng tính chỉ là một xu hướng tính dục chiếm số ít bên cạnh các xu hướng tính dục khác như dị tính, lưỡng tính và vô tính. Do đó, việc một người mang trong mình giới tính nam, hoặc nữ có thể có xu hướng tính dục song tính, dị tính, vô tính hoặc đồng tính. Việc cho rằng đồng tính, vô tính hay song tính là trái với tự nhiên dẫn đến việc kỳ thị thị đối với những xu hướng tính dục ngoài xu hướng tính dục dị tính, thậm chí một số quốc gia hình sự hóa đối với những người đồng tính chính là lý do khiến những người mang xu hướng tính dục ngoài dị tính không thể công khai xu hướng tính dục của mình. Không những chỉ chiếm số lượng ít trong xã hội, mà việc đa số công chúng tiếp cận các kiến thức, sự hiểu biết trên phương tiện không chính thống về người đồng tính hoặc chưa có hiểu biết một cách chính xác về xu hướng tính dục nên dẫn đến tình trạng kỳ thị những người có xu hướng tính dục đồng tính. Cũng vì áp lực từ phía gia đình, xã hội mà nhiều người đã cố gắng thay đổi xu hướng tính dục của mình sang xu hướng tính dục dị tính nhưng xu hướng tính dục lại không thể thay đổi dựa vào ý chỉ chủ quan của con người. Như vậy, cần một lần nữa khẳng định rằng xu hướng tính dục là việc một người chịu sự hấp dẫn về tình cảm, cảm xúc, sự lãng mạn, trìu mến của một người với một đối tượng nào đó có thể cùng, khác với giới tính sinh học của mình hoặc không bị hấp dẫn bởi giới tính nào. Xu hướng tính dục không phải là một căn bệnh có thể chữa trị, càng không phải là lựa chọn có ý thức 11
  14. của mỗi người và không thể nỗ lực trong việc thay đổi xu hướng tính dục của mình. 1.1.2. Khái niệm giới tính và bản dạng giới 1.1.3.1. Khái niệm giới tính Giới tính (sex) là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học, gen và các yếu tố di truyền khác. Do đó, giới tính được xác định là các đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ, bao gồm các yếu tố bẩm sinh, mang tính đồng nhất, do yếu tố sinh học quyết định và không thể thay đổi được giữa nam và nữ. Ví dụ phụ nữ có bộ phận sinh dục nữ, có thể mang thai, cho con bú, còn nam giới có thể sản xuất tinh trùng từ bộ phân sinh dục của mình. Giới tính có các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, giới tính hoàn toàn được quy định hoàn toàn bởi gen, cụ thể là hai cặp nhiễm sắc thể XY và XX. Trong đó XY là cặp nhiễm sắc thể của nam giới, còn XX là cặp nhiễm sắc thể quy định cho nữ giới. Thứ 2, giới tính là yếu tố bẩm sinh, không bị thay đổi bởi yếu tố bên ngoài. Giới tính là yếu tố không phụ thuộc vào yếu tố không gian, thời gian hay bất kì tác động từ bên ngoài nào. Giới tính phát triển và duy trì ổn định ở bất kì giai đoạn phát triển nào, được biểu hiện ra bên ngoài và có thể quan sát được, gắn liền với chức năng sinh học của con người. Quá trình này thay đổi theo quy luật sinh học, không phụ thuộc vào mong muốn hay ý chí chủ quan của con người. Do đó giới tính sinh học của một người được hiểu là các yếu tố bẩm sinh được quy định bởi các yếu tố sinh học, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người, không chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài và không thể thay đổi qua các giai đoạn phát triển. 12
  15. 1.1.3.2. Khái niệm bản dạng giới Đối với người đồng tính, khi sinh ra họ có nhận thức về giới tính của mình là nam hoặc nữ và có tình cảm đối với những người cùng giới tính, không mong muốn mình có giới tính khác với giới tính mình được sinh ra. Nhưng bên cạnh đó, nhiều người khi sinh ra sau một quá trình phát triển, họ cảm nhận mình mang một giới tính hoàn toàn khác so với giới tính mình đang có. Những người mang nhận thức giới tính khác so với giới tính của mình, có nhu cầu chuyển đổi thành một giới tính khác để giới tính sinh học phù hợp với nhận thức về giới tính của bản thân, những người này chúng ta thường gọi là người chuyển giới. Như vậy bên cạnh những người có giới tính sinh học phù hợp với giới tính do mình tự cảm nhận thì vẫn có những người cảm thấy giới tính của mình được sinh ra không giống với nhận thức về giới tính của bản thân. Nên việc một người nhận thức hoặc tự nhận mình mang một giới tính nào đó (có thể giống hoặc khác giới tính mà mình được sinh ra) được gọi là bản dạng giới. Một người có nhận thức, mong muốn có giới tính khác với giới tính mình được sinh ra là điều hết sức bình thường và là một thực trạng đang diễn ra rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhận thức về giới không nhất thiết phụ thuộc vào giới tính sinh học hoặc giới tính mà người khác cảm nhận cũng như xu hướng tính dục mà là dựa vào giới tính tự xác định của người đó tự xác định mình có thể là nam hoặc nữ. Tác giả đưa ra khái niệm bản dạng giới ở đây để người đọc không bị nhầm lẫn với khái niệm về xu hướng tính dục để phân biệt người đồng tính với khái niệm chuyển giới. Bởi lẽ trước đây và hiện nay vẫn vậy, nhiều người cho rằng những người đồng tính là những người cùng giới tính sinh học họ yêu nhau vì cho rằng giới tính sinh học được sinh ra khác với giới tính họ cảm nhận, nên khi những người đồng tính thực hiện chuyển đổi giới tính thì có thể yêu khác với giới tính sau khi chuyển đổi. Tuy nhiên những người đồng tính 13
  16. không mong muốn mình có một giới tính khác với giới tính mình được sinh ra nên họ không có nhu cầu chuyển đổi giới tính của mình. Do đó tác giả làm rõ hai khái niệm này để người đọc có thể hiểu rõ hơn về khái niệm xu hướng tính dục và bản dạng giới để tránh cách hiểu sai lầm về hai khái niệm này, cũng như phân biệt giữa người đồng tính và người chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên trong nội dung luận văn này, tác giả chỉ đề cập và phân tích các quyền của người đồng tính với xu hướng tính dục đồng tính. 1.1.3. Khái niệm người đồng tính Từ việc phân tích khái niệm giới tính, bản dạng giới cũng như xu hướng tính dục nêu trên, chúng ta có thể hiểu đồng tính là một trong các xu hướng tính dục của con người và không liên quan đến vấn đề giới tính. Ngoài xu hướng tính dục dị tính chiếm số lượng đông đảo thì các xu hướng tính dục còn lại chiếm số lượng nhỏ và không phải lúc nào cũng được bộc lộ và có thể nhận biết một cách dễ dàng thông qua các yếu tố bên ngoài. Như vậy, một người mang giới tính nam, hoặc nữ đều có thể mang xu hướng tính dục đồng tính, hoặc dị tính, hoặc song tính hoặc là vô tính. Đây hoàn toàn không phải lựa chọn mà nó xuất hiện với bản chất tự nhiên, không phụ thuộc ý chí của con người, xuất hiện khi con người sinh ra và bộc lộ theo một giai đoạn nhất định. Đồng tính là viết tắt của cụm từ đồng tính luyến ái (homosexual), người đồng tính là những người bị hấp dẫn về mặt tình cảm bởi những người cùng giới tính, họ hoàn toàn thỏa mãn và hài lòng với giới tính mình được sinh ra, không có mong muốn có giới tính khác với giới tính của mình. Trong đó nam giới là người đồng tính nam (thường gọi là gay) và nữ giới gọi là đồng tính nữ (thường gọi là “lesbian”) và gọi chung là người đồng tính. Dưới góc độ khoa học, thì đồng tính không phải là sự rối loạn tâm sinh lý mà là hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà khoa 14
  17. học về nguyên nhân xuất hiện đồng tính. Một số nghiên cứu cho rằng đồng tính xuất hiện do chịu sự tác động qua lại của yếu tố di truyền và môi trường tử cung của người mẹ trong giai đoạn đầu ở thai nhi, do ảnh hưởng một phần từ yếu tố tự nhiên và nuôi dưỡng, hay yếu tố di truyền đều có thể là nguyên nhân xuất hiện đồng tính [45]. Nên một người sinh ra đều có thể mang trong mình xu hướng tính dục dị tính, đồng tính, song tính hoặc vô tính. Vậy cũng như những cặp đôi dị tính khác, các hành vi tình dục của những người đồng giới hay quan hệ yêu đương đồng giới là một trong những các dạng thức gắn bó để đáp ứng nhu cầu của con người về tình yêu, sự quan tâm và thể hiện sự gắn bó và là nhu cầu hạnh phúc cơ bản nhất của con người. Dẫu vậy, cho đến nay vẫn còn nhiều người lầm tưởng khái niệm đồng tính rằng đó là một giới tính đi ngược lại giới tính tự nhiên của con người, là một sự rối loại tâm sinh lý. Nhiều người còn cho rằng đối với những người đồng tính nam, và những người đồng tính nữ, bị hấp dẫn bởi những người cùng giới tính là đến từ nguyên nhân không đồng nhất giữa cơ thể và tâm lý, do đó có thể chữa bệnh đồng tính bằng cách thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Những người thực hiện chuyển đổi giới tính là do nhận thức bản dạng giới về giới tính của mình khác với giới tính được sinh ra như tác giả đã phân tích ở trên, do đó thực hiện việc chuyển đổi để phù hợp với giới tính họ mong muốn. Nên việc một người có nhận thức bản dạng giới khác giới tính được sinh ra có tình cảm với một người cùng giới tính của mình thì không phải là người đồng tính mà điều này liên quan đến nhận thức về giới tính hay còn gọi là bản dạng giới. Do đó bản dạng giới không phải là xu hướng tính dục và không thể xem họ là người đồng tính. Từ việc phân tích trên, có thể kết luận rằng người đồng tính không phải là người mang các bệnh rối loạn tâm thần mà là một cá nhân mang một giới tính nhất định không phải giới tính thứ ba, không phải trào lưu và cũng không 15
  18. phải căn bệnh có thể lây lan và phụ thuộc vào mong muốn của mỗi người. Mà người đồng tính gắn liền với xu hướng tính dục đồng tính, họ bị hấp dẫn về tình cảm, sự lãng mạn, tình dục với những người cùng giới tính sinh học, mong muốn gắn bó lâu dài với những người cùng giới tính, không có nhu cầu thay đổi giới tính khác với giới tính sinh học của mình. 1.2. Vị trí quyền của người đồng tính trong hệ thống pháp luật về quyền con người Người đồng tính cũng như các chủ thể khác trong xã hội, đều là cá nhân được sinh ra, tồn tại, được xã hội công nhận và tôn trọng, do đó quyền của người đồng tính cũng chính là các quyền cơ bản của con người. Vì vậy trước khi tìm hiểu về vị trí quyền của người đồng tính trong hệ thống pháp luật về quyền con người, trước hết chúng ta cần hiểu quyền con người là gì? Quyền con người (human rights) là một phạm trù rộng, với nhiều cách định nghĩa khác nhau được đưa ra. Theo tài liệu của Liên Hợp Quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố. Mỗi định nghĩa tiếp cận ở mỗi góc độ khác nhau nên chỉ chỉ ra được những thuộc tính nhất định không bao hàm được tất cả nội dung về quyền con người. Tính phù hợp của mỗi định nghĩa phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mỗi cá nhân. Tuy nhiên khái niệm về quyền còn người được trích dẫn chủ yếu nhất hiện nay là khái niệm được đưa bởi Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc. Theo đó “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người” [56, Tr8]. Bên cạnh định nghĩa này, một định nghĩa khác cũng được trích dẫn thường xuyên được đưa ra, trong đó khái quát quyền con người là những sự được phép (entitlements) mà tất cả các thành viên của cộng đồng nhân loại, 16
  19. không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội...; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản vì họ là con người. Ở Việt Nam, nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người. Một số tác phẩm tiêu biểu trong số đó là Giáo trình lý luận và Pháp luật về quyền con người đã định nghĩa “Quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” [3, Tr8]. Do đó, dù quyền con người được tiếp cận ở góc độ nào đi chăng nữa thì về bản chất, quyền con người được hiểu là những nhu cầu và lợi ích tự nhiên, vốn có, được ghi nhận và bảo vệ bởi pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ, thể hiện giá trị nhân văn của nhân loại được áp dụng cho tất cả mọi người. Trên cơ sở đó, ai cũng có quyền được bảo vệ và phát triển với tư cách là một con người, là những giá trị cao cả cần được tôn trọng, bảo vệ trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử. Từ phân tích nêu trên, có thể hiểu quyền của người đồng tính cũng là những nhu cầu, khả năng và các đặc quyền tự nhiên vốn có của con người. Điều này được thể hiện qua sự công bằng ở quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc và các quyền cơ bản khác. Mang bản chất là quyền con người, do đó, quyền của người đồng tính cũng có những đặc điểm chung của quyền con người bên cạnh những đặc điểm riêng biệt: Thứ nhất, quyền của người đồng tính chính là quyền con người Người đồng tính cũng là các chủ thể trong mối quan hệ với quyền con người, vì vậy họ cũng có những quyền cơ bản như quyền được đối xử công bằng, quyền được tự do, và một trong những quyền quan trọng nhất là quyền được công nhận và tôn trọng. 17
  20. Hiện nay, chúng ta cần có cách nhìn nhận đúng đắn, chính xác hơn, toàn diện hơn đối với những người đồng tính. Người đồng tính cũng cần được đảm bảo các quyền về tự do, và tự do công khai xu hướng tính dục, tự do hôn nhân là thể hiện một phần quyền tự do của người đồng tính. Tuy nhiên, thực tế khi những người đồng tính công khai xu hướng tính dục, họ thường bị kì thị từ phía gia đình, xã hội và những người được công khai. Công khai để sống đúng bản chất con người, được xã hội tôn trọng và được mưu cầu hạnh phúc, đó cũng là thể hiện quyền tự do của con người bằng khả năng tìm khiếm hạnh phúc, giá trị và nhu cầu về mặt tình cảm của bản thân. Một trong những khía cạnh thể hiện quyền được hạnh phúc đó là việc được tự do hôn nhân, xây dựng gia đình và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quan hệ hôn nhân đó. Tuy nhiên, đây chính là vấn đề trở ngại nhất đối với các quyền của người đồng tính vì bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa, đạo đức và các quan niệm truyền thống dẫn đến sự khó chấp nhận, thậm chí phản đối gay gắt quyền kết hôn giữa những người đồng tính. Đối với người đồng tính hiện nay đã xuất hiện các hình thức chung sống hợp pháp như: Cho phép kết hôn đồng tính, công nhận hình thức kết hợp dân sự. Với các hình thức kết hợp dân sự, những cặp đôi đồng tính được xem như những cặp vợ chồng. Nhưng thực tế quyền của họ cũng bị hạn chế hơn những cặp vợ chồng dị tính khác như việc hưởng các chính sách xã hội, thuế, cũng như quyền nhận nuôi con nuôi hay thừa kế. Và đa phần hình thức kết hợp dân sự chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp, gây khó khăn trong việc thay đổi nơi cư trú của những cặp đồng tính. Không những thế, các quyền của người đồng tính còn bị hạn chế bởi các yếu tố như chính trị, truyền thống, văn hóa, xã hội, tôn giáo của mỗi quốc gia và khu vực. Thứ hai, để đảm bảo thực hiện các quyền con người của người đồng tính, cần có một sự bảo đảm pháp lý tương đối đặc biệt cho đối tượng này Người đồng tính cũng như các chủ thể khác trong xã hội đều có các 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2