Luận văn Thạc sĩ Luật học: So sánh quy định về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL
lượt xem 8
download
Luận văn được thực hiện với mục đích làm rõ những căn cứ về lịch sử hình thành, lý luận, thực tiễn về vấn đề thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam và pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL. Trên cơ sở so sánh luật giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL để đưa ra đánh giá và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: So sánh quy định về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ ANH SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM, ANH, HOA KỲ VÀ LUẬT MẪU UNCITRAL LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 10, NĂM 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM, ANH, HOA KỲ VÀ LUẬT MẪU UNCITRAL Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60380108 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Ngọc Tâm Học viên: Vũ Thị Anh Lớp: Cao học Luật quốc tế, Khóa K17 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10, năm 2016
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các nội dung được đề cập và trình bày trong luận văn là kết quả của quá trình tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật của Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL. Đồng thời, luận văn cũng là kết quả của quá trình nghiên cứu, tham khảo các nguồn tài liệu như sách báo, ấn phẩm, tư liệu, công trình nghiên cứu có liên quan của các tổ chức, chuyên gia, các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước cùng với sự định hướng và hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn. Qua đó, tác giả xây dựng nên công trình khoa học của bản thân mình. Tác giả cam kết danh dự không sao chép bất kỳ ý tưởng nào của các nhà khoa học khác, nếu sai trái xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngƣời cam đoan Vũ Thị Anh
- MỤC LỤC Phần mở đầu ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1. Tổng quan về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL ............................................................................................. 8 1.1. Khái quát về trọng tài thƣơng mại ................................................................... 8 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển trọng tài thương mại ..................................... 8 1.1.2. Khái niệm trọng tài thương mại ...................................................................... 11 1.1.3. Đặc điểm trọng tài thương mại........................................................................ 13 1.1.4. Các hình thức tổ chức trọng tài ....................................................................... 15 1.2. Khái quát về thỏa thuận trọng tài ................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm về thỏa thuận trọng tài ................................................................... 17 1.2.2. Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài .................................................................. 18 1.2.3. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài ..................................................................... 20 1.3. Quy định về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL ..................................................................................................... 21 1.3.1. Thỏa thuận trọng tài trong Luật mẫu UNCITRAL ........................................... 21 1.3.2. Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh ....................................................... 27 1.3.3. Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Hoa Kỳ ................................................. 31 Kết luận Chƣơng 1 .................................................................................................. 35 Chƣơng 2. Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam – So sánh với pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL ........................................................ 36 2.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của Trọng tài thƣơng mại và pháp luật trọng tài tại Việt Nam ............................................................................ 37 2.2. Quy địn về điều kiện về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật Việt Nam – Đánh giá, so sánh với pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL .......... 42 2.2.1. Quy định về điều kiện hình thức của thỏa thuận trọng tài ............................... 42 2.2.2. Quy định về điều kiện chủ thể tham gia thỏa thuận trọng tài .......................... 46
- 2.2.3. Quy định về điều kiện nội dung của thỏa thuận trọng tài ................................ 52 2.3. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài....... 58 2.3.1. Hiệu lực pháp lý của thỏa thuận trọng tài ....................................................... 59 2.3.2. Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được ............................................... 60 2.3.3. Vấn đề kế thừa thỏa thuận trọng tài ................................................................ 62 Kết luận Chƣơng 2 .................................................................................................. 64 Kết luận .................................................................................................................... 65 Danh mục tài liệu tham khảo
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với sự phát triển của thương mại quốc tế, các doanh nhân phải tiếp xúc với các đối tác, quốc gia, nền văn hóa và tập quán thương mại mới. Cơ hội mới đồng thời cũng mang đến cho các doanh nhân những rủi ro mới. Trong giao dịch thương mại tất yếu dẫn đến tranh chấp, nhưng nếu đó là các giao dịch thương mại quốc tế thì khó khăn càng tăng thêm do liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật, thủ tục tố tụng và ngôn ngữ khác nhau1. Thực tế hiện nay cho thấy các vụ kiện tranh chấp thương mại ngày càng gia tăng, phức tạp và cần phải được giải quyết. Giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài đang ngày càng được các danh nhân lựa chọn và được coi là nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, bởi ưu điểm của nó là thủ tục giải quyết tranh chấp linh hoạt, bí mật và phù hợp với tính chất của hoạt động kinh doanh thương mại. Tổng thư ký Tòa án trọng tài Quốc tế (ICC) Jason Fry đã khẳng định: “Trọng tài là phương thức giải quyết chấp lựa chọn, có nhiều ưu thế trong đó nổi bật là tính nhanh gọn, bí mật và phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm”2. Nhưng để các tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài thì cần phải có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài được xem là “nền móng” cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, với nguyên tắc vàng là không thể tiến hành tố tụng trọng tài mà không có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ tiến tiến trình tố tụng trọng tài, kể từ khi bắt đầu trọng tài, cho đến khi công nhận và thi hành phán quyết trọng tài. Kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, mở rộng giao lưu thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới. Nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (ngày 10/01/2007)3 thì các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều 1 J.Denis Bélisle (2001), Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn. 2 Nguồn: http://www.viac.org.vn/viac.org.vn/vi-VN/Home/default.aspx, truy cập ngày 28/09/2013. 3 Nguồn: http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/#woB6ec6b9B6o, truy cập ngày 30/09/2013.
- 2 cơ hội mở rộng hợp tác, liên doanh, liên kết và tự do hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Đi cùng với đó là các tranh chấp thương mại đang ngày càng gia tăng và có tính phức tạp cao. Thực tế cho thấy rất nhiều các vụ kiện tranh chấp thương mại quốc tế được giải quyết bởi trọng tài và số lượng các phán quyết, quyết định của trọng tài nước ngoài được yêu cầu thi hành tại Việt Nam cũng ngày một tăng lên. Ở Việt Nam, Trọng tài thương mại đã được biết đến như là một phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh ngay từ thập niên 60. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho pháp luật về trọng tài vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí của nó trong một thời gian dài. Trọng tài và pháp luật về trọng tài mới chỉ thực sự được quan tâm và hoàn thiện trong những năm gần đây, cụ thể là kể từ khi Pháp lệnh trọng tài thương mại được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI thông qua ngày 25/2/2003, đã tạo khung pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài tại Việt Nam. Nhưng với hơn 06 năm thực hiện, Pháp lệnh trọng tài năm 2003 đã có những hạn chế và bất cập như: Phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài; chủ thể các tranh chấp giải quyết bằng trọng tài, việc hủy quyết định trọng tài. Nhất là các vấn đề giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài về mặt nội dung và hình thức, luật áp dụng thỏa thuận trọng tài .v.v nên Pháp lệnh trọng tài năm 2003 vẫn chưa tạo được cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện chủ trương của Nhà nước khuyến khích các bên sử dụng trọng tài trong giải quyết các tranh chấp thuơng mại. Vì vậy, Luật trọng tài thương mại 2010 đã ra đời để thay thế Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. Luật trọng tài thương mại ra đời đã phần nào giải quyết được những hạn chế nêu trên song trên thực tế vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh và tương thích với các văn bản pháp luật quốc tế về trọng tài. Thực tiễn pháp luật hiện hành về thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam còn có nhiều hạn chế, bất cập đã gây trở ngại cho việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài. Đặc biệt, khi xuất hiện việc xung đột pháp luật trong việc xác định luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài khi mà các bên tranh chấp không có thỏa thuận về luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài hay khi một bên khiếu nại Hội đồng trọng tài về
- 3 năng lực chủ thể khi ký kết thỏa thuận trọng tài thì hiện chưa có chưa có một phương pháp xác định có tính thống nhất trong xét xử trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam. Vì thế dẫn đến việc trong mỗi vụ việc, trọng tài có các cách hành xử khác nhau trong xét xử. Hơn nữa, hoạt động giải quyết tranh chấp của các Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam trong thời gian qua cũng chưa có hiệu quả và gây được uy tín đối với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Số lượng các vụ tranh chấp được giải quyết bởi các Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam chưa nhiều, bình quân mỗi năm một trọng tài viên chỉ phải giải quyết 0,5 vụ kiện, trong khi đó, ở Tòa án hiện có tới 98,5% vụ kiện ra Tòa là các tranh chấp thương mại có thể giải quyết bằng Trọng tài.4 Sự hiểu biết về vai trò, ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, chưa đáng giá và nhận thức đúng vai trò, giá trị hiệu lực của thỏa thuận trọng tài nên trong quá trình soạn thảo, ký kết thỏa thuận trọng tài còn có thiếu sót, đẫn đến những tranh chấp phát sinh không đáng có về thỏa thuận trọng tài. Trên thế giới, để thống nhất cách hiểu và vận dụng về trọng tài, Hội đồng UNCITRAL đã ban hành ra Luật mẫu UNCITRAL để các quốc gia trên thế giới học tập và xây dựng pháp luật quốc nội của mình. Chính điều này đã tạo nên sự hài hòa hóa pháp luật trên thế giới. Ngoài ra, có thể kể đến 02 quốc gia là Anh và Hoa Kỳ vốn được xem là có lịch sử phát triển về trọng tài lâu đời, đã hình thành nên hệ thống pháp luật điều chỉnh về thỏa thuận trọng tài từ khá sớm và được đánh giá là những quy định về thỏa thuận trọng tài đã phát triển, đi xa hơn so với Luật mẫu UNCITRAL. Mặc dù, đây đều là những quốc gia thuộc hệ thống pháp luật thông luật nhưng để đảm bảo sự phát triển của hoạt động tố tụng trọng tài, Anh và Hoa Kỳ đã ban hành những đạo luật về trọng tài. Những quy định này nhằm đảm bảo hành lang pháp lý cho sự phát triển của các tổ chức trọng tài, trong đó Hoa Kỳ được coi là nơi có số lượng trọng tài viên lớn nhất thế giới. 4 Nguồn số liệu: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/phap-luat-kinh-doanh/trung-tam-trong-tai-quoc- te-viet-nam-20-nam-van-it-viec-lam-24859.html truy cập ngày 28/9/2015.
- 4 Do vậy, việc nghiên cứu so sánh pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL với pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài sẽ tạo cơ sở để từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện chế định thỏa thuận trọng tài ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, góp phần mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam một cái nhìn hệ thống và rõ ràng hơn về trọng tài và thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế khi tham gia giao dịch trong thương mại quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện đã có một số công trình khoa học của các tác giả nghiên cứu về chế định trọng tài thương mại dưới nhiều góc độ khác nhau, như luận văn tốt nghiệp: “Hiệu lực của quyết định trọng tài đối với vấn đề thi hành trong pháp luật và thực tiễn” của tác giả Trần Dự Yên (Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2007); “Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam và Thụy Điển” của tác giả Phan Hoài Nam (Luận Văn thạc sĩ Luật học năm 2009); “ Mối quan hệ giữa trọng tài thương mại và tòa án trong quá trình tố tụng trọng tài” của tác giả Phan Thông Anh( Luật văn thạc sĩ Luật học năm 2006); “Thực tiễn áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 trong giải quyết tranh chấp của các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà (Luận văn cử nhân năm 2005). Trong công trình nghiên cứu của các tác giả này đã đưa ra được cái nhìn khái quát về vai trò và tính chất hoạt động của trọng tài thương mại nhưng chưa có sự phân tích chuyên sâu hay có sự so sánh với thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu hay chỉ ra được những bất cập trong quy định của pháp luật về trọng tài. Hơn nữa, các giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài trong các đề tài nghiên cứu của các tác giả nêu trên hiện đã cũ và không còn thực sự phù hợp với thực tiễn hiện nay. Ngoài ra, còn một số đề tài như: “Những điểm mới của luật trọng tài thương mại 2010 về thỏa thuận trọng tài và những vấn đề đặt ra” của tác giả Mỵ Duy Thanh (Luận văn cử nhân năm 2010). Các tác giả của những đề tài này cũng chỉ dừng ở góc độ nêu ra các điểm mới quy định pháp luật về trọng tài thỏa thuận trọng
- 5 tài theo Luật trọng tài Việt Nam mà chưa có sự phân tích so sánh giữa pháp luật trọng tài Việt Nam với pháp luật trọng tài quốc tế để chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế trong pháp luật trọng tài Việt Nam. Ngoài ra, một số sách chuyên khảo như “Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài của trọng tài thương mại tại Việt Nam” của Nguyễn Trung Tín, “Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế” của khoa Khoa Kinh tế - trường đại học quốc gia Tp.Hồ Chí Minh và các bài viết nghiên cứu của các học giả đăng trên tạp chí nghiên cứu pháp luật như: Luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế - Tạp chí nghiên cứu pháp luật điện tử số ra tháng 9/2011, Soạn thảo điều khoản trọng tài quốc tế - những điểm doanh nghiệp cần lưu ý được đề cập tại website: www.dddn.com.vn... Các công trình này, bước đầu cũng đã có những đóng góp đáng kể vào việc nhìn nhận và đánh giá được vai trò, tính chất của trọng tài thương mại, hoạt động tố tụng trọng tài, cũng như vấn đề thỏa thuận trọng tài trong thương mại quốc tế song hầu hết chỉ dừng lại ở việc đặt vấn đề một cách khái quát chung. Đáng lưu ý là vấn đề Lý luận và thực tiễn áp dụng thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế thì vẫn chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện, hệ thống và có tính thực tiễn về vấn đề này. Trong khi đó, thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các bên khi giao kết hợp đồng thương mại, góp phần quyết định vào việc các bên kiểm soát, hạn chế được rủi ro và tranh chấp trong kinh doanh. Quan trọng nhất, hầu hết các tác giả trên trong công trình của mình mặc dù đều có đề cập đến thỏa thuận trọng tài, những điều kiện của thỏa thuận trọng tài nhưng chưa tiến hành hoạt động so sánh luật giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật các nước cũng như Luật mẫu UNCITRAL để tạo cơ sở đánh giá và hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong vấn đề này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn được thực hiện với mục đích làm rõ những căn cứ về lịch sử hình thành, lý luận, thực tiễn về vấn đề thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam và
- 6 pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL. Trên cơ sở so sánh luật giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL để đưa ra đánh giá và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện được những nhiệm vụ như: tiến hành hoạt động nghiên cứu, phân tích lịch sử, lý luận chung về thỏa thuận trọng tài; tìm hiểu, phân tích pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL về thỏa thuận trọng tài; đồng thời, tiến hành hoạt động so sánh pháp luật về thỏa thuận trọng tài giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Anh, Hoa Kỳ, Luật mẫu UNCITRAL, đưa ra ưu điểm, nhược điểm của pháp luật Việt Nam, đề xuất giải pháp khắc phục nhược điểm trên cơ sở học tập có chọn lọc pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Với những mục đích, nhiệm vụ chính được nêu trên và những vấn đề nghiên cứu chưa được đầy đủ trong các công trình của các học giả pháp lý khác, trong điều kiện về thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo và trong khuôn khổ của một luận văn cao học, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thỏa thuận trọng tài và những vấn đề pháp lý liên quan đến thỏa thuận trọng tài mà không đề cập đến những vấn đề khác như thẩm quyền trọng tài hay tố tụng tọng tài… Trên cơ sở đó và tương thích với đối tượng nghiên cứu được xác đinh, phạm vi nghiên cứu của Luận văn tập trung vào các góc độ tiếp cận dưới đây: Thứ nhất, luận văn chủ yếu nghiên cứu chế định thỏa thuận trọng tài dưới góc độ cơ sở lịch sử hình thành, lý luận, pháp luật thực định của pháp luật Anh (Luật về trọng tài), Pháp luật Hoa Kỳ (Đạo luật trọng tài liên bang), Luật mẫu UNCITRAL và pháp luật thực định Việt Nam. Thứ hai, Luận văn chủ yếu nghiên cứu về điều kiện phát sinh hiệu lực của thỏa thuận trọng tài và hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo quy định của pháp luật Anh, Hoa Kỳ, Luật mẫu UNCITRAL và pháp luật Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- 7 Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, đối chiếu và thống kê để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu. Đặc biệt, là một công trình nghiên cứu về so sánh luật, luận văn được nghiên cứu chủ yếu dựa trên 03 phương pháp so sánh cơ bản của luật học so sánh là so sánh lịch sử, so sánh chức năng, so sánh quy phạm. Từ đó luận văn đưa ra một số kết luận, kiến nghị góp phần hoàn thiện những điểm bất cập được nêu trong luận văn. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu nêu trên, kết quả của luận văn là góp phần làm phong phú nền khoa học pháp lý Việt Nam về vấn đề thỏa thuận trọng tài. Đồng thời, luận văn là tài liệu tham khảo cho các học giả, nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh, Hoa Kỳ, Luật mẫu UNCITRAL hoặc Việt Nam. Bên cạnh đó, các nội dung nghiên cứu, đánh giá được đề cập trong luận văn cũng hướng tới việc đưa ra những ý kiến xây dựng mang tính tham khảo, góp phần hoàn thiện quy định về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập của đất nước. 7. Bố cục của luận văn Luận văn bao gồm những phần sau Phần mở đầu Chương 1: Tổng quan về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL Chương 2: Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam – So sánh với pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo
- 8 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TRONG PHÁP LUẬT ANH, MỸ VÀ LUẬT MẪU UNCITRAL 1.1. Khái quát về trọng tài thƣơng mại 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển trọng tài thương mại Mặc dù hiện nay khoa học pháp lý chưa thể xác định chính xác trọng tài bắt đầu xuất hiện khi nào, nhưng có thể khẳng định rằng đây chính là hình thức tiền thân của việc hình thành Tòa án sau này. Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp lâu đời nhất được sử dụng để giải quyết tranh chấp hoặc mối quan hệ bất hòa giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Hình thái đầu tiên về trọng tài rất có thể bắt nguồn từ các quốc gia thành bang Hy Lạp, La Mã và Trung Quốc thời Xuân Thu Chiến Quốc. Trong lịch sử của mình, người Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại đã sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp. Việc sử dụng phương thức trọng tài trong giải quyết tranh chấp được quy định sơ khai trong Luật mua bán hàng hóa, theo đó cho phép các lái buôn được tự phân xử bất hòa của mình mà không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Tiếp sau đó, Luật La Mã cho phép mở rộng phạm vi tranh chấp, không chỉ trong biên giới lãnh thổ, mà còn ở những nước La Mã có trao đổi hàng hóa cũng cho phép các lái buôn tự phân xử những tranh chấp phát sinh. Điều này có nghĩa là quy định này được áp dụng trải rộng trên hầu khắp lục địa Châu Âu.5 Xét về bình diện lịch sử thì hòa giải và trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm hơn so với sự ra đời của tòa án. Lịch sử hình thành và phát triển của các hình thức giải quyết tranh chấp này ra đời cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Vì vậy trọng tài thương mại cũng có quá trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ ít hình thức đến hình thức hơn, từ chưa chặt chẽ đến chặt chẽ hơn. Mặc dù vậy, phải đến nửa sau thế kỉ 20 thì trọng 5 Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật La Mã, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 185 – 186.
- 9 tài mới phát triển một cách mạnh mẽ. Trong thời kỳ đầu sơ khai, chế độ trọng tài chủ yếu dùng để giải quyết tranh chấp giữa chủ nợ và con nợ.6 Ngay cả các nước có nền kinh tế hàng hải phát triển lâu đời như Vương quốc Anh cũng phải mất một khoảng thời gian dài mới đặt trọng tài vào đúng vị trí của nó. Trong hệ thống pháp luật của Anh, văn bản pháp luật đầu tiên về trọng tài phải kể đến Luật Trọng tài 1697, nhưng vào thời điểm luật được thông qua, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã là một phương thức được sử dụng phổ biến. Phán quyết đầu tiên của trọng tài ở Anh được đưa ra vào năm 1610. Tuy nhiên, các quy định sơ khai về trọng tài trong hệ thống thông luật thể hiện một hạn chế cơ bản là bất cứ bên tham gia tranh chấp nào cũng có thể khước từ việc thực hiện phán quyết của trọng tài nếu thấy phán quyết đó bất lợi cho mình. Hạn chế này đã được khắc phục trong Luật năm 1697. Luật trọng tài của nước Anh liên tiếp được sửa đổi, bổ sung theo hướng tự do hơn cho trọng tài hoạt động trong mối liên hệ với tòa án.7 Hoa Kỳ là quốc gia mà hiệp hội trọng tài được thành lập với số lượng lớn và ước tính có số lượng trọng tài viên đông nhất trên thế giới.8 Đặc biệt, trong Hiệp ước Jay năm 1794, Anh và Hoa Kỳ đã thống nhất đưa các vấn đề còn đang tranh chấp liên quan đến các khoản nợ và biên giới ra giải quyết ở trọng tài. Từ đầu thế kỷ 20, các nước bắt đầu thông qua các đạo luật quy định và khuyến khích việc phân xử ở cấp trọng tài thay cho kiện tụng ở tòa án vốn được cho là kém hiệu quả hơn. Năm 1925, Hoa Kỳ cũng đã đưa hoạt động trọng tài vào phạm vi điều chỉnh của pháp luật bằng Luật trọng tài liên bang nhằm thúc đẩy hoạt động giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài.9 6 Earl S. Wolaver (1934), “The Historical Background of Commercial Arbitration”, University of Pennsylvania law review, (December 1934), tr. 132 – 133. 7 Kyriaki Noussia (2010), Confidentiality in International Commercial Arbitration A Comparative Analysis of the Position under English, US, German and French Law, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, Berlin, tr.11 - 12. 8 Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ có hơn 800 nhân viên làm việc ở các văn phòng với hơn 8000 trọng tài viên và hòa giải viên. Xem thêm https://www.adr.org 9 Robert V. Massey, Jr. (2003), History of Arbitration and Grievance Arbitration in the United States, West Virginia University Extension Service Institute for Labor Studies and Research, Virginia, tr. 1 – 2.
- 10 Các quốc gia khác thuộc Châu Âu lục địa thì lại có những tổ chức trọng tài truyền thống như tòa án trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc tế (ICC), hoặc đặc thù như Viện trọng tài bên cạnh phòng Thương mại quốc tế Stockhom (Thụy Điển). Bên cạnh đó, Châu Âu cũng đã và đang có những nỗ lực để thành lập mới nhiều tổ chức trọng tài quốc gia nhằm đáp ứng các đòi hỏi của nền kinh tế phát triển theo xu thế hội nhập toàn cầu, đồng thời thúc đẩy hoạt động tố tụng trọng tài được phát triển.10 Bên cạnh sự phát triển của các tổ chức trọng tài quốc gia và ở các khu vực lớn, trong những năm gần đây các tổ chức này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong hơn 30 năm trở lại đây, các quốc gia có nền kinh tế thị trường năng động trong khu vực này đã tổ chức lại các trung tâm trọng tài quốc gia hoặc thành lập các tổ chức trọng tài mới như: Hiệp hội trọng tài Nhật Bản (Tokyo, Osaka, Koby…). Tại các nước xung quanh Việt Nam, các tổ chức trọng tài liên tiếp ra đời như: Trọng tài thuộc Phòng thương mại Thái Lan (1990), Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Koong (1987), Trung tâm trọng tài Kualalumpur (1967), Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (1991).11 Có thể thấy tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt là trong các thập kỷ gần đây. Các quốc gia sửa đổi luật pháp về trọng tài cho phù hợp với tình hình thực tế; các điều ước quốc tế về trọng tài có thêm những thành viên mới xin gia nhập; trọng tài trở thành một môn học trong chương trình đào tạo ngành luật; các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng vào một phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, công bằng, với phán quyết được công nhận rộng rãi trên phạm vi thế giới. Hơn nữa, trọng tài hiện nay còn giải quyết tranh chấp “trực tuyến” (thường được biết đến với thuật ngữ ODR – 10 Kyriaki Noussia (2010), Confidentiality in International Commercial Arbitration A Comparative Analysis of the Position under English, US, German and French Law, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, Berlin, tr.14 - 15. 11 Jack Wright Nelson (2014), “International Commercial Arbitration in Asia: Hong Kong, Australia and India Compared”, Asian International Arbitration Journal, Vol.10 No.2, pp 105 -107.
- 11 online dispute resolution). Trọng tài trực tuyến tiến hành các thủ tục tố tụng thông qua internet.12 Như vậy, hoạt động trọng tài ở các quốc gia trên thế giới đã có lịch sử phát triển lâu đời và đều có các quy định cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động trọng tài. Hầu hết các nước theo hệ thống Thông luật đều có Luật Trọng tài như: Hoa Kỳ có Luật Trọng tài liên bang năm 1925; nước Anh trước khi có luật trọng tài năm 1996 đã có Luật Trọng tài các năm 1959, 1975, 1979; Australia có Luật liên bang về Trọng tài Thương mại quốc tế và các Luật Trọng tài của các bang; Brazil, Trung Quốc và rất nhiều các quốc gia khác ở các hệ thống pháp luật khác nhau từ lâu đều đã có Luật Trọng tài. Ở các nước theo truyền thống luật Dân luật, một số nước đưa các quy định của pháp luật về Trọng tài vào trong Bộ luật Tố tụng Dân sự như Áo, Đức, Pháp, Ý… Tuy nhiên có một số nước lại ban hành Luật Trọng tài riêng như Phần Lan, Đan Mạch… Như vậy, Trọng tài thương mại đã được hình thành trước khi Tòa án hình thành và được nhiều quốc gia trên thế giới khuyến khích sử dụng để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tổ chức với nhau; thậm chí cả giữa các quốc gia với nhau. 1.1.2. Khái niệm trọng tài thương mại Hầu hết các nước trên thế giới, các tranh chấp dân sự dù có hay không có yếu tố nước ngoài đều được giải quyết không chỉ bằng toà án mà bằng cả trọng tài. Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn xét xử quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế. Cuối thế kỷ XIX, người ta đã cố gắng hợp thức hoá tính cách pháp lý cho hình thức trọng tài qua hai Hội nghị Quốc tế. Đó là hội nghị Hoà bình tổ chức tại LaHaye, Hà Lan vào năm 1899 và 1907. Hai hội nghị này đã tạo tiền đề đi đến việc soạn thảo các quy chế, thủ tục và nỗ lực hướng dẫn các quốc gia áp dụng triệt để 12 Joseph W. Goodman (2003), “The Pros and Cons of Online Dispute Resolution an assessment of Cybermediation Websites”, Duke Law & Technology Review, vol 2, tr. 1-2.
- 12 các hiệp ước trọng tài. Cũng như các thuật ngữ khoa học pháp lý khác, khái niệm “Trọng tài” được đề cập nhiều trong luật quốc tế. Trong khoa học pháp lý, trọng tài được nghiên cứu dưới nhiều bình diện khác nhau và do đó hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về trọng tài.13 Định nghĩa sớm nhất về trọng tài được nêu trong Công ước LaHaye năm 1899. Theo đó, trọng tài là nhằm để giải quyết những bất đồng giữa các bên thông qua một người thứ ba do chính các bên lựa chọn trên cơ sở tôn trọng luật pháp.14 Công ước La Haye năm 1907 lại quy định, trọng tài quốc tế có đối tượng giải quyết là những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của những trọng tài viên do các quốc gia tranh chấp tự chọn và đặt trên cơ sở của sự tôn trọng luật pháp.15 Theo Hội đồng trọng tài Hoa Kỳ thì Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành.16 Tại Việt Nam, Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 đã định nghĩa trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Pháp lệnh này quy định.17 Mới nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại. 13 http://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi &ListId=75a8df79-a725-4fd5-9592-517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e6- 4bd81e36adc9&ItemID=1600&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d6-64e9cb69ccf3, truy cập ngày 01 tháng 8 năm 2016. 14 Điều 15 Công ước La Haye I năm 1899. 15 Điều 37 Công ước La Haye năm 1907. 16 Nguyên văn tiếng Anh tại Employment Arbitration Rules and Mediation Procedures: Arbitration is generally defined as the submission of disputes to one or more impartial persons for final and binding determination. It can be the final step in a workplace program that includes other dispute resolution methods. There are many possibilities for designing this final step. 17 Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003.
- 13 Mặc dù có khá nhiều khái niệm khác nhau về trọng tài thương mại, song nhìn chung hiện nay trọng tài thương mại được nhìn nhận dưới hai góc độ: (1) Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi nhà nước (phi chính phủ) do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết các tranh chấp thương mại. Trọng tài chính là bên trung gian thứ ba được các bên tranh chấp chọn ra để giúp các bên giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ trên cơ sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên. Phương thức trọng tài bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. Để đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết, các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khá giống với phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Cả hai phương thức này đều có sự xuất hiện của người thứ ba. Tuy nhiên, trong hình thức hòa giải, vai trò của người thứ ba chỉ mang tính hỗ trợ, giúp đỡ các bên thỏa thuận với nhau. Còn trong phương thức trọng tài, sau khi xem xét sự việc, trọng tài có thể đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.18 (2) Trọng tài thương mại là một cơ quan giải quyết tranh chấp để giải quyết những bất đồng ngoài tòa án, theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp của mình đến một trọng tài viên hay một hội đồng trọng tài để giải quyết theo quy định của Luật trọng tài thương mại và chấp nhận chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý, tuân thủ phán quyết của trọng tài viên hay của hội đồng trọng tài. Trọng tài thường được sử dụng để giải quyết các bất đồng trong hoạt động thương mại, và chủ yếu là thương mại quốc tế.19 1.1.3. Đặc điểm của trọng tài thương mại Dưới góc độ tiếp cận là cơ quan giải quyết tranh chấp, trọng tài thương mại được tổ chức dưới một hình thức rõ ràng. Thẩm quyền của trọng tài thương mại không tự phát sinh mà phải phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các chủ thể tranh chấp 18 Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 288. 19 Trần Thị Lan Hương, “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thực tiễn tại Việt Nam”, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/phap-luat-kinh-doanh/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-bang- trong-tai-thuc-tien-tai-viet-nam-49610.html, truy cập ngày 05 tháng 8 năm 2016.
- 14 và theo pháp luật của quốc gia nơi tổ chức trọng tài đặt trụ sở. Phán quyết trọng tài vừa có tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền xét xử, vừa thể hiện ý chí, sự thỏa thuận của các bên. Dưới góc độ tiếp cận là một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại thì Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba - một Hội đồng trọng tài hoặc một trọng tài viên duy nhất. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua chủ thể thứ ba với một thủ tục tố tụng chặt chẽ. Đối với trọng tài thường trực trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài viên và các bên tranh chấp phải tuân thủ đúng trình tự tố tụng mà pháp luật trọng tài, điều lệ và quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó quy định. Còn đối với trọng tài vụ việc (ADHOC), các bên có thể thỏa thuận thủ tục tố tụng riêng, đồng thời, các trọng tài viên và các bên cũng phải tuân thủ đúng thủ tục tố tụng trọng tài mà mình đặt ra. Kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do trọng tài tuyên đối với các bên đương sự của vụ tranh chấp, phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm, vừa kết hợp yếu tố thỏa thuận (các bên đương sự có thể thỏa thuận về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp, luật áp dụng đối với vụ tranh chấp…), vừa kết hợp yếu tố tài phán (có giá trị bắt buộc đối với các bên). Như vậy, trọng tài thương mại có những đặc điểm sau: Thứ nhất, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể nào đó khi các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết. Tuy nhiên khi giữa các bên đã có một thỏa thuận trọng tài hợp pháp theo quy định của pháp luật áp dụng thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trở thành một yêu cầu bắt buộc. Khi đó tòa án sẽ được coi là không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó. Thứ hai, trọng tài cũng là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba khách quan để giúp giải quyết bất đồng. Tuy nhiên, khác với bên thứ ba làm trung gian hòa giải – người không có quyền đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp có tính chất ràng buộc các bên, quyết định của trọng tài viên hoặc hội đồng
- 15 trọng tài là chung thẩm và có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các bên tranh chấp tương tự như một bản án của tòa án. Thứ ba, trọng tài là một phương thức giải quyết tư (phi chính phủ) nên trọng tài không mang trong mình quyền lực nhà nước như tòa án. Tuy nhiên, do phán quyết của trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các bên như một bản án của tòa án nên khác với phương thức thương lượng hoặc hòa giải, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật cụ thể. Nhiều quốc gia ban hành những quy định pháp luật về tổ chức và hoạt đọng của trọng tài. Ngoài ra Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc (UNCITRAL) cũng ban hành Luật mẫu về trọng tài thương mại được rất nhiều quốc gia trên thế giới dựa vào để ban hành để ban hành luật về trọng tài của quốc gia mình. Thứ tư, so với tố tụng tòa án, tố tụng trọng tài linh hoạt, mềm dẻo hơn. Các bên tranh chấp được quyền lựa chọn trọng tài viên, được quyền quyết định ngôn ngữ, địa điểm và thời gian xét xử. Thứ năm, trọng tài thường nhận được sự hỗ trợ của cơ quan có quyền lực nhà nước trong quá trình tố tụng như các hỗ trợ của Tòa án trong việc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hỗ trợ cho trọng tài viên đối với hình thức trọng tài vụ việc hay sự hỗ trợ của cơ quan thi hành án đối với việc thi hành quyết định của trọng tài.20 1.1.4. Các hình thức tổ chức trọng tài Với tư cách là tổ chức giải quyết tranh chấp trọng tài thường được biết đến với hai hình thức phổ biến là trọng tài vụ việc (trọng tài ADHOC) và trọng tài thường trực (trọng tài quy chế). 20 Phan Thông Anh, Tranh chấp trong kinh doanh thương mại và các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại, nguồn: http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/khac1;jsessionid=F2964D8229A7ACC42D3043EDC6AA F7D6?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_col_id=column- 2&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_struts_action=%2Fext%2Farticleview%2Fview&_EXT_AR TICLEVIEW_groupId=10217&_EXT_ARTICLEVIEW_articleId=34155&_EXT_ARTICLEVIEW_version =1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_i=2&_EXT_ARTICLEVIEW_curValue=1&_EXT_ARTICLEVIEW_redirec t=%2Fweb%2Fguest%2Fkhac1, truy cập ngày 05 tháng 8 năm 2016.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 98 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 64 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 106 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn