intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tiếp nhận Luật La Mã trong việc xây dựng chế định vật quyền ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu vật quyền trong Luật La Mã, đồng thời xem xét một cách khái quát về chế định tương tự của pháp luật Việt Nam hiện hành, chỉ ra một số điểm chưa thực sự hợp lý trong luật Việt Nam. Trên cơ sở đó nêu ra một số kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện chế định vật quyền ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tiếp nhận Luật La Mã trong việc xây dựng chế định vật quyền ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THU TRANG TIẾP NHẬN LUẬT LA MÃ TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2017 i
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THU TRANG TIẾP NHẬN LUẬT LA MÃ TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học:PGS.TS NGUYỄN THỊ QUẾ ANH Hà Nội – 2017 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Lê Thu Trang iii
  4. MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬT QUYỀN TRONG LUẬT TƢ LA MÃ VÀ SỰ TIẾP NHẬN VẬT QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ: ....................................................................................... 9 1.1. Khái quát chung về Luật tƣ La Mã: ........................................................... 9 1.1.1. Hoàn cảnh ra đời Luật La Mã: ................................................................. 9 1.1.2. Hệ thống luật tƣ La Mã: .......................................................................... 10 1.1.3. Đối tƣợng điều chỉnh của Luật tƣ La Mã .............................................. 11 1.1.4. Nguồn của Luật tƣ La Mã:...................................................................... 13 1.2. Khái quát chung về vật quyền trong Luật La Mã: .................................. 16 1.2.1. Khái niệm và bản chất vật quyền: .......................................................... 16 1.2.2. Phân loại vật quyền trong Luật La Mã : ............................................... 19 1.3. Sự tiếp nhận vật quyền trong pháp luật dân sự :..................................... 22 CHƢƠNG 2 : CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN TRONG LUẬT TƢ LA MÃ: ..... 25 2.1. Vật trong Luật La Mã: ............................................................................... 25 2.2. Chiếm hữu: .................................................................................................. 27 2.2.1. Khái niệm:................................................................................................. 27 Như vậy, thuật ngữ “Chiếm hữu” có thể được hiểu như sau: Chiếm hữu thực tế đối với vật là thực tế có vật, kiểm soát và chi phối vật đó. Trên cơ sở chiếm hữu thực tế, hình thành sở hữu và quyền sở hữu [16; tr62]. ....................................... 29 2.2.2. Nội dung: ................................................................................................... 30 2.3. Quyền sở hữu:.............................................................................................. 34 2.3.1. Khái niệm:................................................................................................. 34 2.3.2. Nội dung: ................................................................................................... 37 2.4. Quyền đối với tài sản của ngƣời khác: ...................................................... 44 2.4.1. Khái niệm:................................................................................................. 44 2.4.2. Nội dung: ................................................................................................... 45 2.5. Quyền cầm cố: ............................................................................................. 52 2.5.1. Khái niệm:................................................................................................. 52 2.5.2. Nội dung: ................................................................................................... 55 1
  5. CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ TIẾP NHẬN LUẬT LA MÃ: ................................................................................................... 57 3.1. Thực trạng pháp luật về vật quyền trong BLDS Việt Nam 2015:.......... 57 3.1.1. Tài sản: ...................................................................................................... 57 3.1.2. Quyền sở hữu:........................................................................................... 58 3.1.3. Quyền đối với bất động sản liền kề: ....................................................... 62 3.1.4. Cầm cố, thế chấp: ..................................................................................... 65 3.1.5. Quyền hƣởng dụng: ................................................................................. 68 3.1.6. Quyền bề mặt: .......................................................................................... 68 3.2. Một số kiến nghị trên cơ sở tiếp nhận Luật La Mã: ................................ 70 3.2.1. Kiến nghị về khái niệm tài sản: .............................................................. 70 3.2.2. Kiến nghị về chiếm hữu: .......................................................................... 71 3.2.3. Kiến nghị về địa dịch: .............................................................................. 73 3.2.4. Kiến nghị về cầm cố, thế chấp: ............................................................... 75 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 80 2
  6. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Luật La Mã là hệ thống luật gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà nước La Mã, được xây dựng cách đây khoảng hơn 2000 năm. Đời sống và pháp luật của người La Mã đã có những tác động mạnh mẽ đến xã hội châu Âu lục địa. Các nguồn của Luật La Mã cho đến thế kỷ 19 vẫn được xem là nguồn luật pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia châu Âu. Luật La Mã, đặc biệt là các chế định trong tư pháp La Mã đã đặt nền móng vững chắc cho quá trình xây dựng luật dân sự hiện đại. Không thể phủ nhận Luật La Mã có sự ảnh hưởng rất lớn đế n các hệ thống luật trên thế giới và việc nghiên cứu Luật La Mã có vai trò hết sức quan trọng. Vật quyền là một chế định cơ bản của Luật tư La Mã, có ảnh hưởng đến hầu hết các chế định khác của luật dân sự. Khái niệm vật quyền đã tồn tại từ thời kỳ La Mã, là một phần không thể thiếu trong hầu hết các Bộ luật Dân sự. Ngay từ Bộ luật Napoléon (1804) - BLDS đầu tiên trên thế giới đến thời hiện đại, BLDS của Nhật Bản, BLDS của Đức cũng đều quy định về vật quyền. Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng đã có quy định về vật quyền, cụ thể là phần “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” tại BLDS 2015. BLDS Việt Nam 2015 đã ghi nhận một số quyền tương tự như các quyền đối vật chính trong luật La Mã. Thế nhưng, khái niệm vật quyền chưa được quy định chính thức. Cũng có thể thấy các vật quyền khác ngoài quyền sở hữu ít được chú trọng đến. Điều này có lẽ có lý do từ sự ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp trước đây, đó là không tạo ra được tiền đề cho các loại vật quyền khác ngoài quyền sở hữu ra đời, tồn tại và phát triển. 3
  7. Sự thiếu vắng lý thuyết về vật quyền có thể gây ra một số khó khăn, hạn chế trong việc áp dụng pháp luật và trong thực tiễn. Hơn nữa Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc ghi nhận chế định vật quyền vào hệ thống pháp luật giúp pháp luật Việt Nam tìm được tiếng nói chung đối với pháp luật các nước trên thế giới. Luật La Mã, đặc biệt là chế định vật quyền của Luật La Mã là một nguồn tham khảo quan trọng mà Việt Nam có thể sử dụng trong quá trình xây dựng chế định vật quyền. Vì vậy, theo tác giả, nghiên cứu một cách sâu sắc, kĩ lưỡng và có hệ thống về vật quyền trong Luật La Mã và tiếp nhận chế định này vào hệ thống pháp luật Việt Nam là cần thiết. Bởi các lẽ đó tác giả lựa chọn đề tài: “Tiếp nhận Luật La Mã trong việc xây dựng chế định vật quyền ở Việt nam hiện nay” làm đề tài Luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Có thể nói rằng, Luật La Mã đặc biệt là luật tư là cội nguồn của pháp luật rất nhiều nước trên thế giới. Đối với những nhà làm luật, những người nghiên cứu luật pháp thì việc tìm hiểu về Luật La Mã là điều cần thiết và gần như không thể bỏ qua. Việc nghiên cứu và giảng dạy Luật La Mã ở Việt Nam hiện nay đang dần được quan tâm. Một số cuốn sách viế t về Luật La Mã có thể kể đến như : Luật La Mã của Khoa Luật trường đại học Tổng hợp Hà Nội do PTS sử học Nguyễn Ngọc Đào biên soạn, giáo trình Luật La mã của trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã của TS. Nguyễn Ngọc Điện - Trường Đại học Cần Thơ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu sâu về Luật La Mã, về các chế định cụ thể trong Luật La Mã nói chung và chế định vật quyền nói riêng ở Việt Nam là không nhiều. Công trình nghiên cứu về quyền đối vật trong thời gian gần đây 4
  8. có thể kể đến “Quyền đối vật trong luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành” của Lê Thị Liên Hương - Luận văn thạc sĩ luật học bảo vệ tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010, trong đó tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của Luật La Mã đến các quy định pháp luật về vật quyền trong BLDS Việt Nam 2005. 3. Mục tiêu nghiên cứu: 3.1. Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu vật quyền trong Luật La Mã, đồng thời xem xét một cách khái quát về chế định tương tự của pháp luật Việt Nam hiện hành, chỉ ra một số điểm chưa thực sự hợp lý trong luật Việt Nam. Trên cơ sở đó nêu ra một số kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện chế định vật quyền ở Việt Nam. 3.2. Mục tiêu cụ thể: Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể dưới đây: - Nghiên cứu khái quát về nhà nước La Mã và Luật La Mã cụ thể là hoàn cảnh xuất hiện Luật La Mã, khái niệm Luật La Mã, hệ thống Luật La Mã, các loại nguồn của Luật La Mã; - Nghiên cứu chế định vật quyền trong Luật tư La Mã, đi sâu làm rõ các vấn đề liên quan đến vật quyền trong Luật La Mã bao gồm các quy định về vật, về quyền chiếm hữu, quyền sở hữu, quyền đối với tài sản của người khác; - Phân tích và đánh giá thực trạng về chế định tương tự trong pháp luật dân sự của Việt Nam hiện hành; 5
  9. - Nêu sự cần thiết xây dựng chế định vật quyền cũng như một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vật quyền ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở tiếp nhận chế định vật quyền trong Luật La Mã. 4 . Tính mới và những đóng góp của đề tài: Luận văn nghiên cứu , phân tích các quy định có liên quan đế n vật quyền trong luật pháp La Mã. Đồng thời luận văn còn tìm hiểu các quy định có liên quan đế n vật quyền được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành (BLDS 2015), từ đó chỉ ra một số hạn chế của những quy định pháp luật về vật quyền trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2015, nhằm đưa ra kiến nghị hoàn thiện chế định vật quyền trong Bộ luật này trên cơ sở kế thừa Luật La Mã. Luận văn có ý nghĩa thiết thực, là nguồn tài liệu cho mọi người tham khảo khi tìm hiểu về vật quyền nói chung và Luật La Mã nói riêng trong điều kiện các tài liệu nghiên cứu sâu Luật La Mã bằng tiế ng Việt còn chưa nhiều. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Chế định vật quyền Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu về vật quyền trong Luật La Mã và một số quy định về chế định tương tự trong BLDS Việt Nam 2015. 6. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu: 6.1. Nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chế định vật quyền trong Luật La Mã và trong BLDS Việt Nam 2015, từ đó đánh giá và nêu ra một số giải pháp nhằm phần nào hoàn thiện pháp luật về vật quyền. 6
  10. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu của Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Các phương pháp chủ yếu bao gồm: phương pháp phân loại, phương pháp phân tích lịch sử, phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp tổng hợp. Phương pháp phân loại: phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân loại vật và các loại vật quyền trong pháp luật La Mã. Phương pháp phân tích lịch sử: phương pháp này được sử dụng chủ yếu để tìm hiểu tổng quát về hoàn cảnh lịch sử, xã hội của La Mã liên quan tới việc xuất hiện Luật La Mã. Phương pháp phân tích: phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu các quy định pháp luật La Mã và các quy định pháp luật Việt Nam về chế định vật quyền. Phương pháp so sánh pháp luật: phương pháp này được sử dụng chủ yếu để là rõ các vấn đề của pháp luật Việt Nam. Từ đó luận văn đưa ra các kiến nghị phù hợp. Phương pháp tổng hợp: dựa trên những phân tích, đánh giá về chế định vật quyền trong pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam hiện hành, luận văn đưa ra kết luận về sự cần thiết tiếp nhận chế định vật quyền trong luật La Mã vào hệ thống pháp luật Việt Nam và kiến nghị về việc tiếp nhận. 7
  11. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề khái quát chung về vật quyền trong Luật tư La Mã và sự tiếp nhận vật quyền trong pháp luật dân sự. Chương 2: Chế định vật quyền trong Luật tư La Mã. Chương 3: Kiến nghị liên quan đến việc xây dựng chế định vật quyền ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở tiếp nhận Luật La Mã. 8
  12. CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬT QUYỀN TRONG LUẬT TƢ LA MÃ VÀ SỰ TIẾP NHẬN VẬT QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ: 1.1. Khái quát chung về Luật tƣ La Mã: 1.1.1. Hoàn cảnh ra đời Luật La Mã: La Mã là tên một quốc gia tồn tại từ thế kỷ thứ VII trước công nguyên đến thế kỷ VII sau công nguyên mà nơi phát nguyên của nó ở bán đảo Italia. Đây từng là một quốc gia rộng lớn với sự phát triển rực rỡ cả về kinh tế lẫn văn hóa. Lịch sử nhà nước La Mã có thể chia thành ba thời kỳ là thời kỳ đế chế trước năm 500 trước công nguyên, thời kỳ cộng hòa từ năm 500 trước công nguyên đến năm 44 trước công nguyên, thời kỳ đế chế độc tài từ năm 30 trước công nguyên. Lịch sử nhà nước La Mã luôn luôn xảy ra những cuộc đấu tranh gay gắt do sự cách biệt lớn giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp bình dân. Những người bình dân đấu tranh để chống lại sự áp bức của quý tộc, đòi quyền lợi của mình về ruộng đất và chính trị như được vào thị tộc, được hưởng một số quyền nhất định, đặc biệt được cử người đại diện cho mình tham gia vào bộ máy Nhà nước. Một trong những hình thức đấu tranh được áp dụng là bỏ nơi cư trú để đi đến những vùng đất khác. Nhiều cuộc di dân lớn đã diễn ra. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức mạnh của nhà nước La Mã bởi tầng lớp bình dân là lực lượng chủ yếu trong quân đội. Để giải quyết tình trạng này, Đại hội nhân dân đã được triệu tập vào năm 450 trước Công nguyên tại Aventinus. Đại hội quyết định cử ra một ủy ban đặc trách gồm mười người (5 người đại diện cho tầng lớp quý tộc và 5 người đại diện cho tầng lớp bình dân) với nhiệm vụ soạn thảo ra các điều luật nhằm giải quyết các tranh chấp trong xã hội. Ủy ban này đã soạn thảo ra các điều luật và tập hợp thành 12 bảng (Luật XII bảng). Luật XII bảng là văn bản luật đầu tiên 9
  13. của nhà nước La Mã, đặt nền tảng cho sự phát triển của Luật La Mã ở các giai đoạn sau này. Như vậy, Luật La Mã ra đời trong hoàn cảnh xã hội có sự phân hóa các tầng lớp sâu sắc dẫn đến sự đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp của mình. “Thuật ngữ "luật La Mã" (Roman Law) dùng để chỉ luật pháp của nhà nước La mã cổ đại - luật pháp La mã chiếm hữu nô lệ. Đối tượng nghiên cứu luật La mã là những chế định quan trọng về quyền tài sản, các quan hệ gia đình...” [9; tr8]. Vào thời kỳ cộng hòa, Luật La Mã đã có sự phân biệt giữa luật công (ius publicum) và luật tư (ius privatum). “Theo luật gia Upian thì luật công La Mã là những quy định nhằm điều chỉnh cơ cấu tổ chức nhà nước La Mã, còn tư pháp La Mã là những quy định về địa vị cá nhân cùng các quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ xã hội về tài sản và về nhân thân” [16; tr28,29]. 1.1.2. Hệ thống luật tƣ La Mã: Hệ thống luật tư La Mã (ius privatum) là sự tổng hợp ba hệ thống luật: luật dành riêng cho công dân La Mã (ius civile hay luật Quiritium), luật của tất cả công dân trên lãnh thổ La Mã (ius gentium) và luật của các quan (ius praetorium). Ba hệ thống luật này song song tồn tại và có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Cả ius civile và ius gentium đều tập trung điều chỉnh những quan hệ giữa các công dân với nhau. “Trong ius civile gồm có các văn bản của Đại hội nhân dân ban hành (thời cộng hoà gọi là Lex, thời đế chế gọi là Constitucia), của Viện nguyên lão ban hành thì gọi là Senatuconstum, các văn bản của các quan praetor ban hành gọi là ius praetorium, các văn bản của quan edill ban hành gọi là edicta”[19; tr12]. Ius civile là luật chỉ dành riêng cho công dân La mã. Những người ở nơi khác di cư đến hoặc dân cư ở các vùng bị xâm lược không thuộc Populus Romanus (dân La Mã chính thống). “Vào thời cổ đại, danh dự của công 10
  14. dân La Mã như một biểu trưng tự hào cho những ai cư trú ở La Mã. Do vậy khi có tranh chấp phát sinh người La Mã được yêu cầu xét xử theo luật ius civile hay còn gọi là luật Quiritium” [16; tr15,16]. Ius gentium là luật dành cho tất cả công dân sống trên lãnh thổ La Mã, có nội dung khác biệt so với ius civile. Ius gentium ra đời đã khắc phục được những hạn chế của ius civile do không theo kịp những quan hệ của xã hội ngày một phát sinh đa dạng trong xã hội La Mã thời bấy giờ. Điều này thể hiện ở việc ius gentium bổ sung thêm những quy phạm giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong quan hệ về tài sản và nhân thân giữa công dân La Mã và những người không phải công dân La Mã. Ngoài ra ius civile và ius gentium còn được bổ sung bởi ius praetorium bao gồm những quy tắc được các thẩm phán rút ra từ các hoạt động xét xử. Đến thời hoàng đế Justinian (thế kỷ VI sau công nguyên), các công dân sống trên lãnh thổ La Mã hoàn toàn bình đẳng với nhau về phương diện dân sự, ius civile và ius gentium được hợp thành một hệ thống pháp luật thống nhất gọi là Luật dân sự La Mã. Tư pháp La Mã là hệ thống luật điều chỉnh quan hệ giữa cá nhân với nhau trong quan hệ tài sản và nhân thân như quan hệ mua bán, vay, mượn, cho thuê tài sản... Các quy định về tư pháp cho phép các bên được thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ của mình miễn là không trái với nguyên tắc chung của luật công, không xâm phạm lợi ích của nhà nước La Mã, của các công dân khác và đối tượng, công việc trong quan hệ không bị pháp luật cấm lưu thông, cấm thực hiện. 1.1.3. Đối tƣợng điều chỉnh của Luật tƣ La Mã Đối tượng điều chỉnh của tư pháp La Mã bao gồm các quan hệ về tài sản, các quan hệ về nhân thân: 11
  15. Quan hệ về nhân thân: Quan hệ về nhân thân trong luật tư La Mã bao gồm: quan hệ về quyền gia trưởng; về danh dự, uy tín, đổi họ của người phụ nữ khi kết hôn; về tước danh dự do phạm tội và đã bị kết án… “Quan hệ nhân thân do Luật La Mã điều chỉnh mang tính chất phi tài sản không tuyệt đối. Vì nó còn bị sự trừng phạt về kinh tế chi phối [16; tr4].” Quan hệ về tài sản trong luật tư La Mã bao gồm: quan hệ về vật quyền; quan hệ về trái quyền (nghĩa vụ); quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; quan hệ về thừa kế. Chế định trái quyền trong Luật La Mã quy định về nghĩa vụ và hợp đồng, bao gồm các vấn đề: “căn cứ xác lập nghĩa vụ theo hợp đồng (ex contractu), nghĩa vụ ngoài hợp đồng (ex delictu); phân biệt nghĩa vụ phát sinh từ chuẩn khế ước, từ chuẩn vi phạm; điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường do hành vi vi phạm hợp đồng và vi phạm quyền tư pháp khác của công dân” [16; tr23]. Các loại hợp đồng thông dụng cũng được quy định cụ thể trong chế định này. Chế định thừa kế của Luật La Mã quy định hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Ngoài ra, chế định vật quyền cũng là một chế định quan trọng thuộc sự điều chỉnh của tư pháp La Mã. Chế định vật quyền trong Luật La Mã quy định về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và các quyền của người khác không phải là chủ sở hữu trên tài sản (quyền đối với tài sản của người khác). Nội dung của chế định sở hữu trong Luật La Mã đã phản ánh một cách tương đối đầy đủ các quan hệ liên quan đến sở hữu phát sinh trong đời sống thực tế của xã hội La Mã thời bấy giờ. Luật La Mã quy định về các căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, quyền sở hữu tài sản của người khác theo thời hiệu; phát sinh 12
  16. quyền sở hữu trên cơ sở chế tạo, liên kết hỗn hợp vật của nhiều chủ sở hữu; hạn chế về quyền sở hữu. Luật La Mã cũng quy định về chiếm hữu trong sự phân biệt với quyền sở hữu mặc dù trong hầu hết các trường hợp chủ sở hữu đều là người chiếm hữu đồ vật. Bên cạnh đó chế định vật quyền cũng bao gồm cả những quy định về quyền đối với tài sản của người khác. Như vậy có thể thấy, pháp luật La Mã điều chỉnh chủ yếu là các quan hệ thuộc lĩnh vực luật tư xoay quanh các quan hệ giao dịch giữa các cá nhân với nhau liên quan đến các quyền về nhân thân và tài sản. Trong các quan hệ đó, phần lớn các quy định được xây dựng để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến tài sản, bởi lẽ, vào thời kỳ này, quan hệ giữa con người được xác lập chủ yếu thông qua tài sản. 1.1.4. Nguồn của Luật tƣ La Mã: Để có thể tìm hiểu một cách đầy đủ và khái quát về vật quyền, trước hết cần xác định được các loại nguồn của tư pháp La Mã trong đó chứa đựng các quy phạm quy định về vật quyền. “Có thể hiểu nguồn luật La Mã như là nguồn gốc nội dung các quy phạm pháp luật, hình thức cấu thành các quy phạm pháp luật và cơ sở nhận thức pháp luật” [9; tr11]. Từ các công trình nghiên cứu Luật La Mã, chúng ta có thể thấy nguồn của tư pháp La Mã bao gồm: tập quán pháp (thường luật); đạo luật; sắc dụ của các quan chấp chính; hoạt động của các luật gia La Mã và hệ thống hóa Luật La Mã của hoàng đế Justinian. 1.1.4.1. Tập quán pháp (thường luật): Tập quán của người La Mã hình thành trong đời sống và quá trình lao động, sản xuất, trở thành những chuẩn mực chung đối với hành vi của mọi 13
  17. người, chi phối các quan hệ xã hội. Khi của cải trở nên dư thừa dẫn đến sự phân hóa giai cấp, các quan hệ kinh tế xã hội trở nên đa dạng, phức tạp, xã hội bắt đầu xuất hiện nhu cầu tập hợp những điều kiện chung về sinh hoạt, sản xuất thành quy tắc chung bắt buộc mọi người thực hiện. Nếu những quy tắc đã được áp dụng trong cuộc sống thường nhật nhưng lại không được chính quyền nhà nước công nhận và bảo vệ thì chúng chỉ là tập quán, nhưng khi chúng được công nhận và bảo vệ thì đương nhiên chúng sẽ trở thành tập quán pháp (hay còn gọi là thường luật), thậm chí còn mang hình thức của một đạo luật [9; tr14]. 1.1.4.2. Đạo luật: Nói về lịch sử phát triển của Luật La Mã, ngay trong các chế định của Justinian đã có sự phân biệt giữa luật thành văn (ius csriptum) và luật không thành văn (ius non csriptum). Luật thành văn là đạo luật và những quy phạm do các cơ quan quyền lực đặt ra và ghi nhận bằng các văn bản cụ thể [9; tr14]. Đạo luật đã được sử dụng thay thế cho thường luật không thành văn khi thường luật không còn là hình thức phù hợp với sự phát triển của xã hội. Thời kỳ cộng hòa, các đạo luật được Hội nghị nhân dân thông qua được gọi là leges. Tuy số lượng các đạo luật thời kỳ này chưa nhiều nhưng chúng cũng đã đóng một vai trò quan trọng đối với việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Thời kỳ quân chủ, nhà vua ra các sắc dụ (Constitutio) có tính chất bắt buộc một tầng lớp hoặc toàn thể nhân dân La Mã phải tuân theo. Các sắc dụ thể hiện ở các dạng: “chiếu chỉ cho các thần dân; sắc chỉ cho từng vụ việc; sắc dụ cho các quan lại và sắc lệnh giải quyết các tranh chấp” [16; tr15]. 14
  18. 1.1.4.3. Sắc dụ của các quan chấp chính: Sắc dụ của các quan chấp chính (Edict magistratum) có tính chất bắt buộc và hiệu lực của nó kéo dài theo nhiệm chức của quan. Trong thực tiễn xét xử, một số quy phạm pháp luật cổ không còn phù hợp đã được điều chỉnh hoặc thay đổi. Điều này đã khắc phục được các hạn chế của luật civile nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong xã hội mà luật chưa thay đổi kịp để điều chỉnh. Hoạt động sáng tạo luật pháp của các quan tòa đã làm xuất hiện một hệ thống các quy phạm pháp luật mới mẻ có tên gọi là ius honorarium (từ honores dùng để chỉ những người có chức sắc) hoặc còn gọi là ius praetorium – Luật quan. Hoạt động sáng tạo luật pháp của các quan tòa còn dẫn đến sự xuất hiện một loạt những học thuật mới như: legitimus (hợp pháp), bonorum possessio (chiếm hữu theo luật quan), iudicium legitimum – theo luật civile, iustae causae (căn cứ chính xác, hợp đạo), legitimum tempus (thời hạn luật pháp) [9; tr17]. 1.1.4.4. Hoạt động của các luật gia: Các luật gia La Mã đóng vai trò không nhỏ trong việc bổ sung, sáng tạo và hoàn thiện các quy phạm pháp luật. Theo Xi-xê-ron, hoạt động của các luật gia gồm các hình thức: respondere, cavere, agere và scribere. Respondere - là hoạt động tư vấn giúp cho các công dân hiểu rõ hơn các điều luật khi họ có những việc liên quan tới luật pháp. Cavere – hoạt động giúp công dân ký kết các thỏa thuận để tránh những thiếu sót có thể gây thiệt hại về quyền lợi. Scribere – là hoạt động giúp các công dân lập biên bản hợp đồng và các loại văn bản khác liên quan tới pháp luật. Agere – là hoạt động phụ trách tố tụng của các bên (nhưng không với tư cách là luật sư bào chữa) [9; tr18]. 15
  19. Đến thời kỳ Prinxipat (từ năm thứ 27 TCN đến năm 193 SCN), hoạt động sáng tạo luật pháp của các luật gia La Mã được công nhận một cách chính thức. Các luật gia La Mã đã đóng vai trò không nhỏ trong việc sáng tạo ra các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh. 1.1.4.5. Hệ thống hóa Luật La Mã của hoàng đế Justinian: Justinian là tên của Hoàng đế Đông La Mã, lên ngôi vào năm 527. Từ năm 528 ông thành lập một ủy ban pháp luật nhằm hệ thống các quy phạm Luật La Mã thành Corpus Juris Civilis (Tập hợp các chế định luật dân sự). Ngoài việc hệ thống, ủy ban này cũng có quyền thay đổi nội dung các quy phạm cho phù hợp. Corpus Juris Civilis bao gồm 4 bộ phận cấu thành: Codex Constitutionum (Bộ luật Justinian), Institutiones (Sách giáo khoa Luật La Mã), Digesta (Tổng luận luật học Justinian) và Novellae (Tập hợp luật mới) [19; tr17]. 1.2. Khái quát chung về vật quyền trong Luật La Mã: 1.2.1. Khái niệm và bản chất vật quyền: Thông thường, luật dân sự là khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ tài sản được phân chia thành hai loại: (1) quan hệ giữa con người với nhau hay chính là quan hệ nghĩa vụ được gọi là trái quyền và (2) quan hệ giữa con người với vật được gọi là vật quyền. Chế định nghĩa vụ luôn bao gồm trái quyền, còn vật quyền thuộc phạm vi của chế định tài sản. Nói một cách đơn giản về vật quyền thì vật quyền cho phép người có quyền được thực hiện hành vi một cách trực tiếp, không cần phải thông qua trung gian tác động lên tài sản là đối tượng của vật quyền đó. Vật quyền dùng để chỉ mối quan hệ giữa một người xác định là chủ thể quyền với một vật cụ thể là đối tượng của quyền. Vật quyền là quyền của một người đối với vật, cho phép người đó được phép tác động trực tiếp lên vật nhằm đáp ứng các nhu cầu của mình. Vật quyền 16
  20. không chỉ cho phép người có quyền được tác động lên chính đối tượng của vật quyền, mà theo Edward C.Abell Jr thì vật quyền còn được xem như một công cụ chống lại tất cả những người khác trên thế giới. Khái niệm về vật quyền cũng được PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện xây dựng như sau: “Vật quyền. Tính chất trực tiếp và tức thì của việc thực hiện vật quyền được thể hiện ngay trong cách thức tác động bằng hành vi vật chất (cả hành vi pháp lý) của chủ thể lên đối tượng của quyền”. Quan hệ vật quyền hình thành từ hai yếu tố: chủ thể quyền và đối tượng của quyền. Chủ thể quyền bao giờ cũng là một người xác định, có quyền loại trừ với tất cả những người còn lại trong quan hệ với đối tượng của vật quyền cũng là một vật xác định. Chủ thể của vật quyền được thực hiện đầy đủ các quyền năng đối với vật cũng như quyền tác động trực tiếp lên vật bao gồm quyền kiểm soát, sử dụng, được lợi từ vật mà không cần thông qua bất cứ một người nào khác. “Tính chất trực tiếp và tức thì của việc thực hiện vật quyền được thể hiện ngay trong cách thức tác động bằng hành vi vật chất (và cả hành vi pháp lý) của chủ thể lên đối tượng của quyền”[14]. Chẳng hạn, chủ sở hữu đồ vật có thể tự do sử dụng hoặc đem cho mượn, cho thuê mà không cần có vai trò trung gian của người nào khác. Tương tự, người được hưởng quyền địa dịch được phép thực hiện quyền của mình mà không cần xin phép chủ sở hữu cũng không cần sự hỗ trợ pháp lý của người khác. Tuy nhiên người có vật quyền cũng phải tôn trọng các quyền lợi chính đáng của người khác và phải chịu trách nhiệm nếu gây thiệt hại khi thực hiện quyền của mình. Trong hệ thống các vật quyền thì quyền sở hữu được coi là vật quyền lớn nhất làm khuôn mẫu cho việc xác lập nên các loại vật quyền khác. Do các vật thể vật chất hay còn gọi là các vật chất liệu là một trong những phương tiện thiết yếu 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2