intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi thành Phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Phạm Thông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

75
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó định hướng đúng đắn trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy và đề ra các giải pháp mang tính đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh đối với tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi thành Phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN LÊ PHÚ TÚC TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HÀ NỘI, NĂM 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN LÊ PHÚ TÚC TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số : 8.38.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS CAO THỊ OANH HÀ NỘI, NĂM 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Lê Phú Túc
  4. MỤC LỤC Phần mở đầu ..................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .........................................................................................2 2.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết .....................................................................2 2.2. Tình hình nghiên cứu thực tế.........................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..............................................................4 3.1. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................6 5.1. Phương pháp luận ..........................................................................................6 5.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6 6. Ý nghĩa của luận văn ...................................................................................................6 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận...................................................................................6 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ...............................................................................7 7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................7 Chương 1: Những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ma túy ..............................8 1.1. Khái niệm, đặc điểm của tình hình tội phạm ma túy ................................................8 1.2. Các thông số của tình hình tội phạm ma túy ..........................................................13 1.2.1. Thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm ma túy................................ 13 1.2.2. Cơ cấu tình hình tội phạm ma túy ............................................................16 1.2.3. Động thái (diễn biến) tình hình tội phạm ma túy .....................................17
  5. 1.2.4. Thiệt hại (tính chất) tình hình tội phạm ma túy........................................17 1.3. Các yếu tố tiêu cực tác động đến tình hình tội phạm ma túy .................................18 1.3.1. Môi trường gia đình tác động tiêu cực đến tình hình tội phạm ma túy ....18 1.3.2. Môi trường nhà trường tác động tiêu cực đến tình hình tội phạm ma túy19 1.3.3. Kinh tế tác động tiêu cực đến tình hình tội phạm ma túy ........................20 1.3.4. Văn hóa – giáo dục tác động tiêu cực đến tình hình tội phạm ma túy .....21 1.3.5. Xã hội tác động tiêu cực đến tình hình tội phạm ma túy..........................23 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu tình hình tội phạm ma túy ......................................................24 Tiểu kết chương I...........................................................................................................25 Chương 2: Thực trạng tình hình tội phạm ma túy – nguyên nhân, điều kiện và các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh .........................................................................................................26 2.1. Thực trạng tình hình tội phạm ma túy rõ trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................................26 2.1.1. Thực trạng (mức độ) tình hình tội phạm ma túy với tình hình tội phạm chung trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh ..............................26 2.1.2. Thực trạng (mức độ) hành vi tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................28 2.2. Cơ cấu tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh...............................................................................................................................30 2.2.1. Cơ cấu tình hình tội phạm ma túy theo đơn vị hành chính huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh.....................................................................................30 2.2.2. Cơ cấu tình hình tội phạm ma túy theo hình thức, phương thức, thủ đoạn phạm tội ..............................................................................................................33 2.2.3. Cơ cấu tình hình tội phạm ma túy theo động cơ, mục đích phạm tội ......38 2.2.4. Cơ cấu tình hình tội phạm ma túy theo mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội....................................................................................................39
  6. 2.2.5. Cơ cấu tình hình tội phạm ma túy xét theo đặc điểm nhân thân người phạm tội ........................................................................................................................40 2.3. Động thái (diễn tiến) tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................................51 2.3.1. Động thái (diễn tiến) tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp so sánh định gốc...........................51 2.3.2. Động thái (diễn tiến) tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp so sánh liền kề ..............................53 2.4. Thiệt hại (tính chất) tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................................55 2.5. Thực trạng tình hình tội phạm ma túy ẩn trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................................58 2.5.1. Nguyên nhân ẩn của tội ma túy ẩn tự nhiên (khách quan) .......................59 2.5.2. Nguyên nhân ẩn của tội ma túy ẩn nhân tạo (chủ quan) ..........................61 2.5.3. Nguyên nhân ẩn của tội ma túy ẩn thống kê ............................................62 2.6. Đánh giá chung về tình hình tội phạm ma túy ẩn trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................................62 Tiểu kết chương II .........................................................................................................63 Chương 3: Dự báo và giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................64 3.1. Dự báo tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh...............................................................................................................................64 3.2. Giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................................68 3.2.1. Hạn chế tội phạm ma túy diễn ra trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................................................68 3.2.2. Các giải pháp về mặt pháp lý ngăn chặn hành vi phạm tội về ma túy ....74
  7. Tiểu kết chương III ........................................................................................................78 Kết luận ........................................................................................................................79
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ lệ tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh với tình hình tội phạm chung giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 ..................27 Bảng 2.2. Các tội danh về ma túy được đưa ra xét xử sơ thẩm trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................28 Bảng 2.3. Dân số huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 (Đơn vị: người) ............................................................................................31 Bảng 2.4. Dân số huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 theo đơn vị hành chính xã (Đơn vị: Người) ..............................................................................................32 Bảng 2.5. Cơ cấu tình hình tội phạm ma túy xét theo mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019........................................................................................................39 Bảng 2.6. Cơ cấu tình hình tội phạm ma túy xét theo độ tuổi thực hiện tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 ....41 Bảng 2.7. Cơ cấu tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh phân theo nghề nghiệp trước khi thực hiện hành vi phạm tội .......................43 Bảng 2.8. Cơ cấu tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh phân theo trình độ học vấn ............................................................................46 Bảng 2.9. Cơ cấu tình hình tội phạm ma túy phân theo giới tinh trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 ............................47 Bảng 2.10. Cơ cấu tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2015 đến năm 2019 phân theo tiền án, tiền sự .....................48 Bảng 2.11. Thống kê số người nghiện ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2015 đến năm 2019 ...............................................................50 Bảng 2.12. Diễn tiến tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 bằng phương pháp so sánh định gốc .......................................................................................................................................52
  9. Bảng 2.13. Diễn tiến tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 theo phương pháp so sánh liền kề .......................................................................................................................................53
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Củ Chi tuy là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Do sự tác động quá trình đô thị hóa những năm trở lại đây tình hình tội phạm về ma túy ở huyện Củ Chi đang diễn biến phức tạp. Huyện Củ Chi là cầu nối quan trọng của thành phố khi có tuyền đường AH1 tuyến đường giao thông quốc tế – nút giao thông quan trọng giữa Việt Nam và Campuchia thông qua cửa khẩu Mộc Bài – tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra huyện Củ Chi còn tiếp giáp với huyện Đức Hòa – tỉnh Long An, giáp với Thành phố Thủ Dầu Một, huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương. Dân số tính đến năm 2019 là 436,998 người tăng 14.6% so với năm 2015. Huyện Củ Chi là huyện có diện tích lớn thứ 2 trong số 24 quận, huyện của thành phố với diện tích 434.5 km2 , tính đến năm 2019 với mật độ dân số của huyện đã lên đến 1006 người/km2. Dân cư tập trung chủ yếu ở thị trấn và các xã có các khu công nghiệp phát triển. Trong giai đoạn 2015 đến năm 2019, Tòa án nhân dân huyện Củ Chi xét xử tổng cộng 478 vụ án với 624 bị cáo về các tội phạm liên quan đến ma túy. Trung bình hằng năm, Tòa án nhân dân huyện Củ Chi xét xử 96 vụ án hình sự về ma túy, tăng hơn 50% so với giai đoạn 2010 – 2014. Trên địa bàn huyện Củ Chi có 21/21 xã, thị trấn có người nghiện ma túy, chiếm 100%. Tội phạm về ma túy chiếm tỉ lệ cao trong các loại tội phạm được phát hiện và xử lý trên địa bàn huyện. Cần xem xét đến yếu tố tội phạm ẩn về ma túy vẫn chưa được cơ quan chức năng điều tra xử lý. Tội phạm về ma túy để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến xã hội và kéo theo theo hàng loạt tội phạm khác cũng tăng theo qua các năm. Ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội và hạn chế quá trình phát triển kinh tế đất nước. Các chương trình và kế hoạch của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí 1
  11. Minh và chính quyền địa phương đã được phát động và triển khai thực hiện rộng khắp trong thời gian qua, góp phần nhất định cho việc ngăn chặn và kiềm chế tội phạm và tệ nạn về ma túy. Tuy nhiên tội phạm ma túy ngày càng gia tăng, việc mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp và mất kiểm soát. Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy sự cần thiết phải có giải pháp ngăn ngừa, phòng, chống tội phạm về ma túy tiến tới loại bỏ hoàn toàn tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện. Để đạt được mục tiêu đó, trước hết cần tìm hiểu về tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi. Từ phân tích, lập luận trên cơ sở lý luận thực tiễn, khách quan dưới chỉ dẫn của ngành Tội phạm học tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội đối với tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, cùng với sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về con người và môi trường bên ngoài tác động trong quá trình hình thành tội phạm. Từ đó tạo tiền đề cho công tác phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi đạt hiệu quả cao. Vì những lẽ trên tác giả chọn đề tài “Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu một cách nghiêm túc, có hệ thống và toàn diện dưới góc độ tội phạm học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết Luận văn sử dụng, tham khảo vận dụng, trích dẫn, kế thừa và phát huy một số lý luận làm cơ sở trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn “Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh”: - Giáo trình Tội phạm học của GS.TS Võ Khánh Vinh, Nxb Công an nhân dân, tái bản năm 2011. - Giáo trình Tội phạm học của trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức. 2
  12. - Giáo trình Xã hội học pháp luật những vấn đề cơ bản của GS.TS Võ Khánh Vinh, Nxb Khoa học xã hội. - Giáo tình Tội phạm học của GS.TS Võ Khánh Vinh viết cho trường Đai học Huế, Nxb Công an nhân dân. 2.2. Tình hình nghiên cứu thực tế Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 các tội phạm ma túy quy định trong chương XX với 13 điều luật. Quy định rõ về các loại tội phạm về ma túy, khung hình phạt đã cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy trước tình hình mới. Từ trước năm 2020, việc nghiên cứu tình hình tội phạm ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trên cả nước rất được chú trọng. Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn các tỉnh, thành phố khác nhau là tương đối khác nhau do sự tác động của nhiều yếu tố về địa lý, con người, môi trường nhưng chung quy lại việc nghiên cứu đều dựa trên cơ sở lý luận của ngành tội phạm học nên luôn có điểm chung về mặt lý luận từ đó vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu của từng địa phương cụ thể. Một số công trình nghiên cứu như: - " Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa" luận văn thạc sĩ của học viên Châu Thị Thanh Thà (đã bảo vệ năm 2015) - “Tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh” luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Xuân Kê (đã bảo vệ năm 2015) - “Tình hình tội phạm trên địa bản Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh” luận văn thạc sĩ của học viên Trần Vũ Thuỷ (đã bảo vệ năm 2018) - “Đấu tranh phòng chống tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ của học viên Đoàn Thị Ngọc Hà (đã bảo vệ năm 2007) 3
  13. Như đã trình bày ở trên, tuy các đề tài trên nghiên cứu ở các địa phương khác nhau, đối tượng, thời gian, phạm vi nghiên cứu cũng khác nhau nhưng có điểm chung là vận dụng lý luận khoa học ngành hình sự và ngành tội phạm học nên đều được tác giả xem xét, tham khảo, kế thừa. Cho đến nay chưa ghi nhận công trình nghiên cứu về tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, việc nghiên cứu tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó định hướng đúng đắn trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy và đề ra các giải pháp mang tính đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh đối với tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Về mặt lý luận, luận văn hướng đến nhiệm vụ tìm hiểu, phân tích và kế thừa lý luận của ngành Tội phạm học, phân tích khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tình hình tội phạm. Vận dụng tối đa những kiến thức lý luận áp dụng vào thực tiễn nghiên cứu. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu tiến hành tổng hợp, thống kê, đánh giá về tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Điều tra, đánh giá số bản án xét xử sơ thẩm về tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2019. Từ đó xem xét các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm ở nhiều mặt chủ quan của người phạm tội và các yếu tố khách quan đến từ môi trường bên ngoài. Xây dựng được một nghiên cứu có tính chặt chẽ, thống nhất về mặt lập luận, kiến thức tổng quát và đem lại cái nhìn 4
  14. khách quan về diễn tiến hình hình tội phạm đang diễn ra trên địa bàn. Từ đó có những đề xuất, giải pháp phòng ngừa, hạn chế, nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Ngành tội phạm học là đối tượng nghiên cứu về mặt lý luận mà cụ thể là nghiên cứu về những quan điểm lý luận của tình tình tội phạm. Đồng thời kết hợp nghiên cứu thực trạng tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các quy luật của tội phạm về ma túy để tìm ra mối liên hệ chung nhất và các yếu tố tạo tiền đề, tác động từ các quá trình kinh tế xã hội khác chi phối quá trình hình thành của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt lý luận, luận văn nghiên cứu dựa trên kiến thức của ngành Tội phạm học mà cụ thể là tình hình tội phạm gắn với chuyên ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm. Về mặt thực tiễn, luận văn nghiên cứu diễn tiến tình hình tội phạm thông qua các hoạt động phòng, chống tội phạm và thông qua 478 vụ án xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm (2015- 2019). Về không gian và phạm vi nghiên cứu là tại địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian, luận văn tiến hành tìm hiểu, thu thập các số liệu thống kê về tình hình phạm về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019. 5
  15. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Phương pháp luận Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng pháp luật luôn gắng liền với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương của Đảng và các chính sách pháp luật của Nhà Nước thông qua Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật. Việc nghiên cứu luận văn về tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh cũng phải dựa trên những quan điểm, tư tưởng xuất phát như đã nêu ở trên làm cơ sở lý luận để thực hiện công trình nghiên cứu khoa học. Do tính chất nghiên cứu về một vấn đề cụ thể đó là tình hình tội phạm thuộc chuyên ngành tội phạm học nên cần có sự kết hợp các yếu tố pháp lý mang bản chất xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, …) với việc vận dụng ngành Tội phạm học vào nghiên cứu, thực hiện đề tài về tình hình tội phạm. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Duy vật biển chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp so sánh, phương pháp mô tả, phương pháp nghiên cứu hồ sơ và các phương pháp chuyên biệt của ngành Tội phạm học. 6. Ý nghĩa của luận văn 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học kết hợp song song giữa việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn của một loại tội phạm cụ thể - tội phạm về ma túy, trên địa bàn cụ thể - huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả của nghiên cứu có thể được sử dụng trong công tác giảng dạy và làm phong phú thêm lý luận về Tội phạm học của chuyên ngành. 6
  16. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu chỉ dẫn về mặt chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, cung cấp cái nhìn khách quan về diễn tiến tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh, vận dụng vào công tác phòng ngừa tội phạm đúng trọng tâm và có hiệu quả. Luận văn nghiên cứu về mặt lý luận kết hợp với thực tiễn tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh, tìm ra các nguyên nhân và điều kiện hình thành tình hình tội phạm trên địa bàn, đề xuất các giải pháp để hạn chế, phòng ngừa hiệu quả tội phạm về ma túy đặc trưng cho địa bàn nghiên cứu và có khả năng áp dụng với những địa phương khác có đặc điểm tương tự. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu chia thành 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ma túy Chương 2: Thực trạng tình hình tội phạm ma túy – Nguyên nhân, điều kiện và các yếu tố tác động đến hình thành tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. 7
  17. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MA TÚY 1.1. Khái niệm, đặc điểm của tình hình tội phạm ma túy Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự [8, tr.4]. Dưới góc độ lý luận của ngành Tội phạm học, nghiên cứu về tình hình tội phạm để tìm ra quy luật quyết định sự vận hành, phát triển của tình hình tội phạm dưới mọi góc độ biểu hiện ra bên ngoài của tình hình tội phạm và các mặt, các yếu tố phản ánh, tác động trở lại với tình hình tội phạm. Đây là cơ sở lý luận đầu tiên để nhận thức rõ về ngành tội phạm học với những đặc điểm riêng biệt với những ngành khoa học pháp lý khác. Nếu tội phạm là một hiện tượng xã hội, hình thành cùng với sự xuất hiện của nhà nước dưới tác động chủ yếu của sự phân hóa các tầng lớp giai cấp xã hội thì tình hình tội phạm cũng không nằm ngoài quy luật khách quan đó – tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội. Tuy nhiên, tình hình tội phạm là định nghĩa khái quát bao hàm các mặt, các yếu tố trong đó có tội phạm chứ không đơn thuần là những hành vi xâm phạm đến lợi ích của nhà nước và một phần lợi ích của xã hội (tội phạm). Qua từng thời kỳ từ khi nhà nước đầu tiên xuất hiện (nhà nước chiếm hữu nô lệ) đến nhà nước xã hội chủ nghĩa như ngày nay thì tội phạm cũng đã có một quá trình phát triển lâu dài. Tình hình tội phạm luôn thay đổi trong quá 8
  18. trình phát triển của lịch sử từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác. Theo GS.TS Võ Khánh Vinh “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lý – hình sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định” [2, tr.116]. Theo GS.TS Võ Khánh Vinh “Tình hình tội phạm là một thuộc tính của xã hội tái sản xuất ra các hành vi nguy hiểm cho con người, xã hội và Nhà nước, là một hiện tượng pháp luật – xã hội, được thay đổi về mặt lịch sử, tiêu cực, phổ biến bao gồm tổng thể các tội phạm được thực hiện ở một quốc gia (vùng, thế giới) trong một giai đoạn nhất định được đặc trưng bởi các chỉ sổ giữa lượng và chất [13, tr.2]. Theo PGS.TS Phạm Văn Tỉnh “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực mang tính lịch sử cụ thể và pháp lý hình sự, có tính giai cấp và được biểu hiện thông qua tổng thể các tội phạm cùng các chủ thể thực hiện các tội phạm đó trong một đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định và trong một thời gian nhất định” [2, tr.116]. Trên thực tế vẫn chưa có định nghĩa chính xác nhất về tình hình tội phạm, tình hình tội phạm còn đang là các khái niệm có tính khái quát hóa cao và có rất nhiều quan điểm khác nhau về tình hình tội phạm. Theo tác giả khái niệm về tình hình tội phạm thứ hai là toàn diện và đầy đủ nhất. Thứ nhất khái niệm khái quát được nguồn gốc của tình hình tội phạm theo chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử cụ thể. Tình hình tội phạm phát sinh từ xã hội và phải là xã hội đã hình thành nhà nước. Thứ hai, khái niệm phân định rõ ràng vấn đề ở những quốc gia khác nhau thì hành vi bị coi là tội phạm cũng khác nhau từ đó tình hình tội phạm phụ thuộc vào nhiều yếu tố (địa lý, lãnh thổ, tôn giáo, hình thức nhà nước, hình thức 9
  19. pháp lý,…). Thứ ba, khái niệm xác định được yếu tố về mặt thời gian – không gian ở thời gian khác nhau, không gian khác nhau thì tình tội phạm cũng khác nhau và tình hình tội phạm luôn vận động, thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Tình hình tội phạm luôn có những đặc điểm chuyên biệt so với các ngành khoa học pháp lý khác dựa trên những dấu hiệu cụ thể. Một là, tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực phát sinh từ xã hội và phát triển mạnh trong xã hội hiện đại. Tình hình tội phạm tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống xã hội và có quan hệ chặt chẽ với các mặt, các yếu tố, các quan hệ xã hội khác. Xã hội loài người tồn tại thông qua việc tổng hòa các yếu tố tích cực lẫn tiêu cực phát sinh từ chính xã hội. Tình hình tội phạm là một trong những yếu tố tiêu cực phá vỡ và làm đảo lộn trật tự xã hội, tồn tại trong xã hội hiện đại và luôn vận động, thay đổi với sự phát triển của xã hội gắn liền với các quan hệ xã hội khác. Hai là, tình hình tội phạm là hiện tượng trái pháp luật hình sự. Từ kết quả nghiên cứu hành vi nguy hiểm cho xã hội và sau đó được luật hóa về mặt hành vi pháp lý quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và là dấu hiệu quan trọng để phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác và các hiện tượng xã hội tiêu cực. Công tác nghiên cứu, mở rộng các vấn đề mới về tình hình tội phạm phục vụ công tác tăng cường pháp chế trong phòng, chống tội phạm. Đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội dẫn đến tăng nặng hoặc giảm nhẹ hành vi phạm tội hoặc làm phát sinh một tội phạm mới. Từ đó cũng ảnh hưởng đến các thông số cơ bản của tình hình tội phạm. Ba là, tình hình tội phạm có thể được xem xét là một nguồn nguy hiểm cao độ cho xã hội. Không chỉ đơn thuần là một tội phạm cụ thể, một nạn nhân cụ thể mà tình hình tội phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội. Hậu quả do tội phạm về ma túy gây ra là vô cùng lớn và hơn hết là những hậu quả 10
  20. không thể khắc phục được. Tình hình tội phạm diễn ra cũng bao hàm sự chống đối xã hội, chống đối hệ thống tư pháp, gây thiệt hại đến lợi ích chung của toàn xã hội. Bốn là, tình hình tội phạm là một hiện tượng mang tính giai cấp, tội phạm xuất hiện trong xã hội có giai cấp và chính giai cấp thống trị quyết định hành vi nào bị coi là tội phạm. Tùy vào tính chất, mức độ tác động của hành vi đến quyền và lợi ích của gia cấp thống trị mà tương xứng sẽ là có mức hình phạt khác nhau kéo theo các trình tự tố tụng truy tố, xét xử người phạm tội. Tình hình tội phạm thay đổi khi giai cấp thông trị thay đổi (đổi mới hoặc xuất hiện một giai cấp thống trị mới). Nghiên cứu tình hình tội phạm dưới góc độ giai cấp để có giải pháp dung hòa lợi ích giai cấp, giảm thiểu xung đột, mâu thuẫn trong xã hội. Năm là, tình hình tội phạm luôn vận động thay đổi theo quá trình lịch sử. Nhận thấy tình hình tội phạm không phải là một hiện tưởng bất biến mà luôn thay đổi trong quá trình phát triển của xã hội. Khi điều kiện lịch sử cụ thể (kinh tế, xã hội, giai cấp, …) cho phép tội phạm xuất hiện và khi những yếu tố duy trì sự tồn tại, phát triển của tội phạm không còn nữa – tội phạm tiêu vong. Tình hình tội phạm thay đổi theo tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, luôn vận động và phát triển theo sự thay đổi của xã hội. Tình hình tội phạm ma túy thực chất chính là tập hợp giao nhau giữa tình hình tội phạm, các đặc điểm cấu thành các tội phạm về ma túy theo luật định và mang những dấu hiệu, đặc điểm của tình hình tội phạm. Với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa tương tự như hệ thống Dân luật bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mà cao nhất là Hiến pháp sau là các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật. Pháp luật nước ta dù có tính dự báo cao nhưng vẫn đi sau sự phát triển của tình hình tội phạm cụ thể hơn là tình hình tội phạm về ma túy. Khi tình hình tội phạm ma túy thay đổi thì phải mất một thời gian thì pháp luật mới có những điều chỉnh phủ hợp với tình hình mới. Để hệ thống pháp luật có tính dự báo cao và đạt được hiệu quả trong phòng, chống tội phạm ma túy một 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1