intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn - Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất các quan điểm và giải pháp xây dựng lực lượng CAXTT ở Thanh Hóa thật sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động thực sự hiệu quả, trở thành nòng cốt trong phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm ANTT trên địa bàn cơ sở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn - Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HUYÊN Tæ CHøC Vµ HO¹T §éNG CñA C¤NG AN X·, THÞ TRÊN - QUA THùC TIÔN TØNH THANH HãA Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. ĐÀO TRÍ ÚC HÀ NỘI - 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Huyên
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN ..................................................... 9 1.1. Vị trí của chính quyền xã, thị trấn trong bộ máy Nhà nƣớc và yêu cầu về xây dựng chính quyền xã, thị trấn ................................. 9 1.2. Khái niệm, vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của Công an xã, thị trấn .................................................................................... 12 1.2.1. Khái niệm Công an xã, thị trấn ............................................................. 12 1.2.2. Vị trí, vai trò của Công an xã, thị trấn ................................................ 13 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công an xã, thị trấn .................................. 15 1.3. Nội dung tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn ............. 21 1.3.1. Cơ cấu tổ chức Công an xã, thị trấn ................................................... 21 1.3.2. Nội dung công tác tổ chức Công an xã, thị trấn ................................. 22 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 28 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN VÀ XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN Ở THANH HÓA ............................................ 29 2.1. Thực trạng chính quyền cơ sở xã, thị trấn ..................................... 29 2.2. Tổ chức và hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Công an xã, thị trấn ở Thanh Hóa .................................................. 33
  4. 2.2.1. Thực trạng tổ chức của lực lƣợng Công an xã, thị trấn ...................... 33 2.2.2. Một số kết quả nổi bật của lực lƣợng Công an xã, thị trấn khi thực hiện đề án của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Pháp lệnh Công an xã ................................................................................. 38 2.3. Công tác tổ chức, xây dựng lực lƣợng Công an xã, thị trấn ở Thanh Hóa ......................................................................................... 44 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 50 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN Ở THANH HÓA HIỆN NAY .............................................................................. 52 3.1. Yêu cầu tăng cƣờng bảo đảm an ninh trật tự ở Thanh Hóa hiện nay .............................................................................................. 52 3.2. Dự báo tình hình có liên quan và phƣơng hƣớng xây dựng lực lƣợng Công an xã, thị trấn ở Thanh Hóa trong thời gian tới .......... 56 3.3. Các giải pháp về tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn ở Thanh Hóa ............................................................................. 68 3.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của Công an xã, thị trấn trong quản lý hành chính ở cơ sở và trong hệ thống tổ chức của lực lƣợng công an nhân dân; nâng cao chất lƣợng lãnh đạo của cấp uỷ, quản lý, điều hành của Uỷ ban nhân dân ............................... 69 3.3.2. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ phối hợp của Công an xã, thị trấn với các ban ngành, tổ chức đoàn thể trong việc bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở .......................... 71 3.3.3. Củng cố, hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy Công an xã, thị trấn, nhằm tăng cƣờng sức mạnh trong công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở ................................................................................................. 75
  5. 3.3.4. Đổi mới công tác quản lý, hƣớng dẫn xây dựng lực lƣợng Công an xã, thị trấn ........................................................................................... 77 3.3.5. Coi trọng và tổ chức thƣờng xuyên công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ Công an xã, thị trấn ................ 79 3.3.6. Trang bị phƣơng tiện phù hợp, thiết thực, bảo đảm điều kiện làm việc và chính sách, chế độ đãi ngộ đối với lực lƣợng Công an xã, thị trấn ................................................................................................. 81 3.4. Các kiến nghị tiếp tục tăng cƣờng xây dựng và củng cố lực lƣợng Công an xã, thị trấn ở Thanh Hóa ....................................... 84 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 87 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 91 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANCT: An ninh chính trị ANQG: An ninh quốc gia ANTT: An ninh trật tự BCA: Bộ Công an CA: Công an CAND: Công an nhân dân CAV: Công an viên CAXTT: Công an xã, thị trấn CCB: Cựu chiến binh HĐND: Hội đồng nhân dân MTTQ: Mặt trận Tổ quốc QLHC: Quản lý hành chính TTXH: Trật tự xã hội UBND: Uỷ ban nhân dân XDLL: Xây dựng lực lƣợng
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Thống kê phân loại cơ sở xã, thị trấn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2008 – 2013 94 Bảng 2.2: Biểu mẫu thống kê về tổ chức, biên chế của lực lƣợng Công an xã, thị trấn 95 Bảng 2.3: Thống kê kết quả giải quyết vụ việc của Công an xã, thị trấn từ năm 2008 - 2013 97 Bảng 2.4: Thực trạng bố trí Công an phụ trách xã của tỉnh Thanh Hóa 98 Bảng 2.5: Thống kê phân loại ban Công an xã, thị trấn thuộc tỉnh Thanh Hóa từ 2008 – 2013 100 Bảng 2.6: Thống kê phân loại phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc của tỉnh Thanh Hóa từ 2008 – 2013 101 Bảng 2.7: Thống kê phân loại CAXTT thuộc tỉnh Thanh Hóa từ 2008 - 2013 102 Bảng 3.1: Thống kê số lƣợng thành viên tham gia công tác ANTT ở xã, thị trấn, thôn, bản của tỉnh Thanh Hóa 103 Bảng 3.2: Biểu mẫu thống kê trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phƣơng tiện làm việc đối với Công an xã, thị trấn 105 Bảng 3.3: Biểu mẫu thống kê trụ sở làm việc và trang phục của Công an xã 107 Bảng 3.4: Biểu mẫu thống kê số Công an xã, thị trấn đƣợc hƣởng chế độ, chính sách 109
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài CAXTT là lực lƣợng vũ trang bán chuyên trách, là công cụ trọng yếu của Đảng và Nhà nƣớc ở cơ sở để đảm bảo an ninh, trật tự xã hội ở xã, thị trấn. CAXTT có nhiệm vụ tham mƣu cho cấp uỷ và chính quyền địa phƣơng đề ra kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề về ANTT; làm nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; trực tiếp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm; bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nƣớc, bảo vệ tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp của nhân dân. Những vấn đề trên đƣợc quy định tại Luật Công an nhân dân; Pháp lệnh công chức; Pháp lệnh số 06/2008/PL-UBTVQH12 ngày 01/7/2009 của Quốc Hội về Công an xã; Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh CAX; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính Phủ về chức danh, số lƣợng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và các Thông tƣ, Quyết định hƣớng dẫn thực hiện. Các quy định của Chính phủ, của các Bộ đối với lực lƣợng CAXTT đã khẳng định vai trò rất quan trọng của lực lƣợng này ở cơ sở, song qua nhiều năm vận hành, đang bộc lộ nhiều vấn đề chƣa phù hợp với thực tế hoặc chƣa đáp ứng đƣợc tình hình, cần phải bổ sung, điều chỉnh. Trong nghiên cứu khoa học, đã có nhiều đề tài, chuyên đề nghiên cứu về CAXTT nhƣng chủ yếu mới tập trung vào các vấn đề về chức năng, nhiệm vụ; xây dựng phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc, về chính sách đối với CAXTT, chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện vấn đề tổ chức và hoạt động của CAXTT. 1
  9. Thanh Hóa có 607 xã, thị trấn, trong đó có 220 xã, thị trấn miền núi, 15 xã biên giới giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào), 50 xã, thị trấn ven biển, 25 xã nằm trong khu kinh tế công nghiệp trọng điểm của tỉnh có liên doanh với nƣớc ngoài. Trung bình hàng năm, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra từ 1.800 - 2.000 vụ phạm pháp hình sự (giết ngƣời chiếm khoảng 2,4%; cƣớp chiếm khoảng 2,9%). Ngoài việc phối hợp với các lực lƣợng nghiệp vụ của công an huyện, công an tỉnh trong việc phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, các vi phạm hành chính, lực lƣợng CAXTT hàng năm trực tiếp giải quyết 70% vụ việc liên quan đến ANTT, hoà giải 5.000 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, cảm hoá hàng ngàn đối tƣợng thuộc diện giáo dục tại địa bàn. Riêng năm 2013, đƣa vào diện 3.242 ngƣời vi phạm pháp luật; lập hồ sơ 2.721 ngƣời nghiện ma tuý, giao cho các đoàn thể, tổ chức xã hội. Đồng thời mở từ 6.000 đến 9.000 buổi nói chuyện tuyên truyền pháp luật tại các khu dân cƣ; tổ chức trên dƣới 6.000 cuộc mít tinh, diễu hành, kẻ vẽ 1 hơn 2.000 panô, áp phích phục vụ tuyên truyền pháp luật và phòng chống tội phạm; riêng năm 2013, do công tác tuyên truyền vận động của CAXTT, quần chúng đã cung cấp 30.798 tin có giá trị, giúp công an làm rõ 7.162 vụ phạm pháp hình sự, liên quan đến 4.412 đối tƣợng, bắt 267 tên tội phạm nguy hiểm [8]. Để bảo đảm ANTT ở cơ sở, hiện nay Công an tỉnh Thanh Hóa đang bố trí 294 đồng chí Công an phụ trách xã (trung bình hơn 2 xã có 1 cán bộ công an chính quy); 598 Trƣởng CAXTT, 1.176 cấp phó và 5.862 CAV [9]. Lực lƣợng Công an phụ trách xã chủ yếu làm nhiệm vụ hƣớng dẫn nghiệp vụ cho lực lƣợng CAXTT. Nhiệm vụ bảo đảm ANTT ở địa bàn xã, thị trấn chủ yếu do lực lƣợng CAXTT đảm nhiệm. Cách bố trí lực lƣợng, phân công nhiệm vụ nhƣ trên là tƣơng đối hợp lý. Song, với thực tiễn tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới sẽ hết sức phức tạp, trong khi đó những bất cập về mô hình tổ chức; bất cập trong cơ chế chỉ đạo nghiệp vụ, 2
  10. trong mối quan hệ giữa công an phụ trách xã với CAXTT và thẩm quyền, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của công an phụ trách xã với thực tế nhu cầu công việc phải giải quyết hàng ngày của lực lƣợng này; bất cập trong chính sách, chế độ đối với CAXTT để họ có đủ điều kiện về tinh thần và vật chất tập trung cho công tác đƣợc giao và để lực lƣợng CAXTT thực sự là nòng cốt trong bảo đảm an ninh, trật tự ngay tại cơ sở trong phạm vi toàn tỉnh đang là vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trƣớc những vấn đề lý luận và thực tiễn đó, nếu không đƣợc nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống, tìm ra căn cứ để có giải pháp kịp thời thì không thể phục vụ tích cực cho công tác đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình hiện nay, khi mà tất cả hoạt động của tội phạm, tất cả mầm mống, xuất xứ của vấn đề phức tạp về an ninh trật tự đều nảy sinh hàng ngày ở cơ sở xã, thị trấn, thôn bản. Do vậy, đặt ra vấn đề tổ chức và hoạt động của CAXTT chính là muốn thông qua các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học phù hợp soi rọi vào thực tế để thấy đƣợc thực trạng mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của lực lƣợng CAXTT ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay; chỉ rõ những vấn đề còn bất cập làm hạn chế sức mạnh của lực lƣợng này, từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của CAXTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. 2. Tình hình nghiên cứu Do vai trò quan trọng của xã, phƣờng, thị trấn và yêu cầu thực tiễn trong công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở của lực lƣợng CAXTT, từ 1995 đến nay, có rất nhiều công trình, nghiên cứu, khảo sát của Chính Phủ và các cơ quan của Chính phủ, của các nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý về vấn đề này: kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế về củng cố tổ chức bộ máy làm việc của cấp xã, phƣờng, thị trấn (Năm 1995); Ban Tổ chức cán bộ Chính Phủ có văn bản báo cáo kết quả điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng, đề xuất các 3
  11. giải pháp xây dựng và nâng cao chất lƣợng cán bộ hệ thống chính trị ở cơ sở (năm 1999); Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và Viện Khoa học tổ chức Nhà nƣớc công bố công trình nghiên cứu về chính quyền cấp xã và quản lý nhà nƣớc ở cấp xã (năm 2000); các tờ trình, báo cáo thẩm tra của các bộ, ngành là căn cứ để Chính phủ ra các quyết định phê duyệt chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính đến năm 2010 (từ năm 2001 đến nay) và phê chuẩn kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức giai đoạn 2001 - 2005; ban hành Nghị định 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính Phủ về chức danh, số lƣợng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Bên cạnh các công trình nghiên cứu và các tài liệu của Chính phủ, nhiều đề tài khoa học bàn về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở cơ sở: "Chuyên khảo xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn" (Bộ Nội vụ- 1993); "Thực hiện pháp luật trong CAND để bảo vệ an toàn xã hội ở nước ta hiện nay" (Tiến sỹ Đỗ Tiến Triển - Bộ Công an -1996); đề tài cấp Bộ "Chất lượng cán bộ chủ chốt xã vùng cao phía Bắc thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", (Tiến sỹ Nguyễn Đức Ái và Thạc sỹ Nguyễn Thị Mão - 2003 - Phân viện Báo chí tuyên truyền). Nhiều luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, nghiên cứu vấn đề cán bộ công chức ở xã, thị trấn của một số tỉnh, thành phố và tập trung chủ yếu vào các vấn đề: đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong điều kiện cải cách nền hành chính nhà nƣớc; nâng cao cất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã; giáo dục pháp luật cho cán bộ chính quyền cấp xã; hoàn thiện pháp luật về cán bộ chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay; nâng cao chất lƣợng quy chế dân chủ cấp xã; hoàn thiện pháp lệnh về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng; tăng cƣờng quản lý nhà 4
  12. nƣớc bằng pháp lệnh về hoà giải ở cơ sở; luật tục và sự vận dụng trong quản lý nhà nƣớc của chính quyền cấp xã; nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng đại biểu HĐND cấp xã. Trong lực lƣợng Công an nhân dân đã có các công trình khoa học nghiên cứu về lực lƣợng CAXTT, cụ thể là: "Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của CAXTT, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ở nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại đất nước" (Vụ Pháp chế BCA -2000); "Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác của lực lượng Công an phụ trách xã về ANTT - Thực trạng và giải pháp" (Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội- 2003). Ngoài ra cũng có một số địa phƣơng nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở về lực lƣợng CAXTT trong phạm vi cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Trong quá trình soạn thảo Luật Công an nhân dân và sau khi Luật Công an nhân dân đƣợc Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành, nhiều tác giả trong ngành công an có các chuyên đề nghiên cứu về CAXTT đăng trên Tạp chí CAND. Ở tỉnh Thanh Hóa cũng đã có một số công trình nghiên cứu, áp dụng pháp luật vào công tác củng cố, hoàn thiện đội ngũ cán bộ công chức và lực lƣợng CAXTT: Đề án "Chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn, cán bộ thôn, bản, phố" (Sở Nội vụ Thanh Hóa); Công an tỉnh Thanh Hóa có các đề án và quyết định: "Đề án bố trí lực lượng CAXTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa"; "Đề án xây dựng khu dân cư an toàn về ANTT"; "Quyết định số 114 của Giám đốc Công an tỉnh về hướng dẫn CAXTT xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông". Các công trình, đề tài nghiên cứu và văn bản nêu trên đã giải quyết nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng, củng cố, hoàn thiện đội ngũ cán bộ công chức ở xã, thị trấn nói chung và về lực lƣợng CAXTT nói riêng. Tuy nhiên, đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu hệ thống đầy đủ, toàn diện về mô hình tổ chức và hoạt động của CAXTT và làm 5
  13. rõ thực trạng, những vƣớng mắc, bất cập hiện nay của lực lƣợng này và trên cơ sở đó đề ra quan điểm, giải pháp, tổ chức, hoạt động đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu đảm bảo ANTT ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn trong toàn quốc nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Đó chính là lý do của việc tác giả chọn vấn đề “ Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn - Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Luật học, chuyên ngành lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất các quan điểm và giải pháp xây dựng lực lƣợng CAXTT ở Thanh Hóa thật sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động thực sự hiệu quả, trở thành nòng cốt trong phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm ANTT trên địa bàn cơ sở. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Hệ thống hoá, khái quát, hoàn thiện cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của CAXTT. - Hệ thống hoá chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về tổ chức, hoạt động của CAXTT và phân tích, đánh giá thực trạng mô hình tổ chức và hiệu qủa hoạt động của lực lƣợng CAXTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm xây dựng tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của CAXTT ở Thanh Hóa thực sự là lực lƣợng nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm ANTT ngay từ địa bàn cơ sở. 6
  14. 4. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu vấn đề tổ chức và hoạt động của CAXTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa qua các thời kỳ, nhƣng chủ yếu tập trung vào thời kỳ từ 2008 đến nay. 4.2. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về tổ chức lƣợng công an cấp xã thể hiện ở các văn bản của Trung ƣơng, của ngành và của địa phƣơng. - Nghiên cứu thực tiễn hiệu quả hoạt động của CAXTT ở Thanh Hóa, những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp xây dựng tổ chức và hiệu quả hoạt động của lực lƣợng CAXTT hiện nay ở tỉnh Thanh Hóa. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về Nhà nƣớc, pháp luật, pháp chế XHCN, về chính quyền cơ sở, về đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phƣơng pháp luận nghiên cứu đề tài là phƣơng pháp biện chứng của triết học Mác - Lênin, xem xét vấn đề một cách khách quan, toàn diện và đặt trong hoàn cảnh cụ thể của từng địa bàn để nghiên cứu. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, phỏng vấn sâu những chuyên gia, những bậc lão thành có kinh nghiệm trong ngành. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hoá, phân tích, hoàn thiện cơ sở lý luận về lực lƣợng công an cơ sở nói chung và CAXTT nói riêng. - Đánh giá toàn diện thực trạng tổ chức, hoạt động của CAXTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 7
  15. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm chấn chỉnh, đổi mới tạo bƣớc chuyển có tính đột phá trong công tác tổ chức và hoạt động của CAXTT ở Thanh Hóa hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về tổ chức, hoạt động của CAXTT, củng cố chính quyền cơ sở, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở. - Góp phần tổng kết thực tiễn, đánh giá thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp phù hợp thực tế, thiết thực, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của CAXTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Là tài liệu tham khảo tốt cho công tác tổng kết thực tiễn, xây dựng lực lƣợng công an nói chung và công an ở cơ sở nói riêng cũng nhƣ công tác nghiên cứu, giảng dạy về xây dựng chính quyền cơ sở, xây dựng lực lƣợng công an ở cơ sở, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm ANTT. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chƣơng, 10 tiết. 8
  16. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN 1.1. Vị trí của chính quyền xã, thị trấn trong bộ máy Nhà nƣớc và yêu cầu về xây dựng chính quyền xã, thị trấn Trong lịch sử nƣớc ta, trải qua các triều đại, từ thời kỳ đô hộ của phong kiến phƣơng Bắc đến chế độ cai trị của thực dân Pháp, tuy tên gọi và tổ chức bộ máy ở mỗi vùng, mỗi miền, mỗi thời kỳ có khác nhau, nhƣng đều có điểm chung nhất là: Làng, xã Việt Nam luôn là một cấp trong hệ thống tổ chức bộ máy hành chính Nhà nƣớc, vừa thực thi các nhiệm vụ có tính quản lý hành chính nhà nƣớc do cấp trên giao, vừa chăm lo công việc tự quản trong các cộng đồng dân cƣ. Chính quyền xã có con dấu, có tài sản riêng. Nhà nƣớc công nhận và bổ nhiệm những ngƣời thay mặt Nhà nƣớc quản lý xã hội nông thôn. Trƣớc đây việc duy trì an ninh, trật tự ở nông thôn kể cả việc giải quyết các vụ án hình sự, chính quyền cơ sở luôn đƣợc xác định là cấp thụ lý đầu tiên, vì vậy dân không đƣợc thƣa kiện vƣợt cấp khi vụ kiện chƣa qua cấp cơ sở hoà giải. Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà (năm 1946) tại Điều 57 đã quy định:" Nước Việt Nam về phương diện hành chính có 3 bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã". Điều 58 khẳng định"ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra" [13]. Nhƣ vậy vị trí chính quyền xã đã đƣợc khẳng định và phát huy ngay từ những ngày đầu thành lập nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó đến nay Đảng và Nhà nƣớc ta không ngừng củng cố, tăng cƣờng hệ thống các cấp chính quyền nói chung, hệ thống chính trị cơ sở, chính quyền xã nói riêng. Hiện nay, chính quyền xã ở nƣớc ta có 9.583 đơn vị, chiếm 89,1% tổng số đơn vị chính quyền 9
  17. cơ sở (11.115 xã, phƣờng, thị trấn) [1]. Năng lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền xã tác động trực tiếp đến việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, là nơi tổ chức thực hiện và đƣa các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật vào cuộc sống; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm cho khối đại đoàn kết toàn dân đƣợc thiết lập ngay từ cơ sở; bảo đảm cho sự phát triển và bình an của 76,5% dân số nƣớc ta trên địa bàn chiến lƣợc và rộng lớn ở nông thôn, là cơ sở cho sự bình yên của đất nƣớc (hiện nay có trên 60 triệu nông dân đang làm ăn, sinh sống ở các làng, xã). Theo quy định của Điều 114 Hiến pháp năm 2013: Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phƣơng do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trên [16, Điều 114]. Theo quy định này, UBND do HĐND bầu, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của HĐND; là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng. Tính chất chấp hành của UBND đƣợc thể hệ thông qua việc chấp hành các nghị quyết của HĐND và các văn bản của cơ quan cấp trên. Đồng thời UBND còn là cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng chịu trách nhiệm tổ chức quản lý hành chính (QLHC) nhà nƣớc ở địa phƣơng. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng có vai trò rất quan trọng. Cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng đƣợc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều: Phụ thuộc theo chiều dọc và phụ thuộc theo chiều ngang. Điều này có nghĩa là, Uỷ ban nhân dân các cấp vừa phụ thuộc cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền chung ở cấp trên vừa phụ thuộc vào cơ quan quyền lực cùng cấp. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền chuyên môn vừa phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền 10
  18. chuyên môn cấp trên, vừa phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền chung cùng cấp. Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nƣớc cấp trên, là cấp thấp nhất và có một vai trò quan trọng trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc. Cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc và là một bộ phận của của bộ máy nhà nƣớc. Cũng nhƣ các cơ quan khác trong bộ máy nhà nƣớc, cơ quan hành chính nhà nƣớc có cơ cấu tổ chức riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của hiến pháp, luật, pháp lệnh và những văn bản pháp luật khác. Theo nguyên tắc bộ máy nhà nƣớc thì cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo một hệ thống thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật cơ quan hành chính nhà nƣớc có tƣ cách chủ thể nhân danh nhà nƣớc đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc và khi cần thiết có thể áp dụng các biện pháp cƣỡng chế hành chính. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã, thị trấn đƣợc xác định dựa vào vị trí, sự phân công quyền lực trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc. Theo quy định của pháp luật hiện hành, UBND xã, thị trấn chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trƣơng, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng tới cơ sở. Với chức năng nêu trên Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn là chủ thể xây dựng, thực hiện các nhiệm vụ trên các 11
  19. lĩnh vực kinh tế, giao thông vận tải. giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phƣơng. Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn là tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật; tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 1.2. Khái niệm, vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của Công an xã, thị trấn 1.2.1. Khái niệm Công an xã, thị trấn Để thực hiện đƣợc chức năng bảo đảm ANCT, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở xã, thị trấn phải xây dựng lực lƣợng CAXTT hoạt động bán chuyên trách. Luật CAND (2005) ghi rõ: CAXTT là lực lƣợng vũ trang bán chuyên trách, làm nòng cốt phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, đảm bảo ANTT, an toàn xã hội ở cơ sở, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp uỷ Đảng, sự quản lý, điều hành của UBND xã và sự chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ của công an cấp trên [14]. Từ điển Bách khoa CAND Việt Nam cũng ghi: Công an xã là lực lƣợng vũ trang bán chuyên trách đƣợc tổ chức theo đơn vị hành chính cấp xã ở những nơi không bố trí lực lƣợng công an chính quy, có trách nhiệm tham mƣu cho cấp uỷ Đảng và UBND xã về công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn xã và thực hiện việc quản lý Nhà nƣớc về ANTT ở xã [6]. 12
  20. Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu CAXTT là lực lƣợng vũ trang bán chuyên trách, đƣợc tổ chức theo một mô hình thống nhất ở địa bàn xã, thị trấn nhằm đảm bảo ANTT, làm nòng cốt thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và tiến hành các công tác quản lý Nhà nƣớc về ANTT ở cơ sở. Thành phần của CAXTT gồm Trƣởng CAXTT, Phó CAXTT và CAV (cũng có thể gọi là Ban CAXTT). 1.2.2. Vị trí, vai trò của Công an xã, thị trấn Quá trình ra đời và phát triển của lực lƣợng CAXTT đƣợc xác định gắn liền với sự ra đời của lực lƣợng vũ trang cách mạng. Trong cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) "Đội tự vệ đỏ” đƣợc thành lập để chống khủng bố, trấn áp phản cách mạng, giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn, làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh của quần chúng và đây cũng chính là lực lƣợng tiền thân của các lực lƣợng vũ trang cách mạng Việt Nam nói chung và lực lƣợng CAXTT nói riêng. Cách mạng tháng Tám thành công, để từng bƣớc củng cố tổ chức bộ máy chính quyền các cấp, tổ chức và hoạt động của lực lƣợng CAXTT cũng đã hình thành: "Công việc trị an ở cấp xã do một uỷ viên trong Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính xã phụ trách" [3]. Ngày 10/10/1950, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 438/NV-NĐ, Điều 2 quy định: Thành lập tại mỗi xã trong toàn quốc một Ban Công an gọi là Ban CAXTT, nằm trong hệ thống tổ chức Việt Nam Công an vụ, đặt dƣới quyền điều khiển trực tiếp của Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính xã, dƣới quyền điều khiển chuyên môn của Ty Công an tỉnh và Quận Công an huyện nếu có uỷ quyền của Ty Công an tỉnh [2]. Bắt đầu từ thời điểm này, CAXTT có tổ chức, bộ máy ổn định trong hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc ở cơ sở, chức năng nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng là giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2