intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Ninh)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

27
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu phân tích nội dung, điểm mới quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo quy định của BLHS 2015 và thực tiễn xét xử loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thông qua các vụ án cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Ninh)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THẢO NGUYÊN TéI Cè ý G¢Y TH¦¥NG TÝCH HOÆC G¢Y TæN H¹I CHO SøC KHáE CñA NG¦êI KH¸C THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Qu¶ng Ninh) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THẢO NGUYÊN TéI Cè ý G¢Y TH¦¥NG TÝCH HOÆC G¢Y TæN H¹I CHO SøC KHáE CñA NG¦êI KH¸C THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Qu¶ng Ninh) Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8380101.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH ĐÀO TRÍ ÚC HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN TRẦN THẢO NGUYÊN
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƢỜI KHÁC..... 8 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ngƣời khác trong luật hình sự Việt Nam .............................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác ............................................................................................ 8 1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong luật hình sự Việt Nam ................ 11 1.2. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ngƣời khác trong pháp luật hình sự ......................................................................................... 12 1.2.1. Giai đoạn từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985.......................................................... 12 1.2.2. Giai đoạn hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 ............ 15 1.2.3. Giai đoạn hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 ............ 17 1.3. Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác với các tội phạm có liên quan khác ............ 20 1.3.1. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tội giết người ...................................................... 20
  5. 1.3.2. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ................................................................................. 22 1.3.3. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tội chống người thi hành công vụ ....................... 23 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 26 CHƢƠNG 2: TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ........................................ 27 2.1. Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ngƣời khác theo quy định của BLHS 2015 ............................................... 27 2.1.1. Điểm mới của BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) so với BLHS 2015 về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác........................................................................... 27 2.1.2. Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác .................................................................... 31 2.1.3. Hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác........................................................................... 38 2.2. Thực tiễn xét xử tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh..................... 42 2.2.1. Khái quát tình hình xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong 05 năm từ năm 2014-2018 ........................................................ 42 2.2.2. Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại TAND tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 44 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 62
  6. Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BLHS VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC .......................................................... 63 3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS về Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác ........................................................................ 63 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS về tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác ........................................................................ 66 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác .......................................... 66 3.2.2. Các giải pháp về thực tiễn xét xử của tòa án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác .............. 70 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 74 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự Tr: Trang TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng, biểu đồ Trang Bảng 2.1 So sánh tình hình tội phạm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2014 – 2018 43 Bảng 2.2 Bảng biểu diễn mức hình phạt áp dụng khi xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 44 Bảng 2.3 Số liệu thụ lý và giải quyết các vụ án của TAND tỉnh Quảng Ninh theo từng năm, giai đoạn từ năm 2014 - 2018 45 Bảng 2.4 Số liệu số lượng án bị hủy, bị sửa của TAND tỉnh Quảng Ninh theo từng năm, giai đoạn từ năm 2014 – 2018 45 Biểu đồ 2.1 Biểu diễn vụ án hình sự và vụ án cố ý gây thương tích tại TAND tỉnh Quảng Ninh trong 05 năm tằ 2014 - 2018 43
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền bất khả xâm phạm thân thể, tính mạng là những quyền nhân thân, gắn liền với mỗi công dân, được ghi nhận là nguyên tắc hiến định tại Hiến pháp 2013 khẳng định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” [28, Điều 20]. Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, Bộ luật hình sự là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm; góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân; qua các thời kỳ đều dành một chương riêng để quy định về nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Tại BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi là BLHS 2015), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134, trong Chương XIV các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và tăng cường lãnh đạo đối với các cơ quan tư pháp, kiên quyết đấu tranh phòng chống các loại tội phạm nói chung và phòng chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nói riêng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế thì tình hình tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, tính chất thủ đoạn ngày càng manh động và liều lĩnh, vì 1
  10. vậy công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này luôn là vấn đề cần thiết đặt ra trong tiến trình cải cách tư pháp của Nhà nước ta. Trong công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người thì hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân đối với tội này là vô cùng quan trọng. Xét xử án hình sự trong đó có xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác để ra các bản án, các quyết định thể hiện tính nghiêm minh và sự công bằng của pháp luật. Do vậy, tăng cường công tác áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nói riêng vừa là nhiệm vụ, trách nhiệm, vừa là đạo đức của cán bộ, công chức trong hệ thống Tòa án, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động xét xử. Tỉnh Quảng Ninh không phải là địa bàn trọng điểm trên cả nước về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, nhưng với đặc điểm là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Điều này, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên mặt trái của sự phát triển trên chính là tạo điều kiện cho các loại tội phạm gia tăng, trong đó nổi cộm là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác đã giúp phần quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy vậy, xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác của Tòa án nhân dân trong tỉnh Quảng Ninh vẫn còn có những sai sót nhất định, ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống Tòa án, tác động tiêu cực đến lòng tin của nhân dân vào công lý, ảnh hưởng đến việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nói riêng. 2
  11. BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mới được thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, tuy nhiên qua nghiên cứu, nội dung quy định của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã phát sinh những điểm còn chưa rõ ràng, cần phải có văn bản hướng dẫn để việc áp dụng trong thực tiễn được chính xác và thống nhất. Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài: “Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” để làm để tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thời gian qua, có nhiều công trình nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến như: * Sách, giáo trình: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (tập II), Nxb. CAND, Hà Nội, 2014; Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hình sự (phần các tội phạm), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2007; Đinh Văn Quế, Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, Phần thứ hai Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb. Thông tin Truyền thông; Cao Thị Oanh (chủ biên), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2010; Cao Thị Oanh - Lê Đăng Doanh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, Nxb. Lao động, Hà Nội tháng 6-2016; Trần Văn Biên và Đinh Thế Hưng (chủ biên), Bình luận khoa học BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nxb. Thế giới, 2017; Trần Văn Luyện (chủ biên), Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi Bổ sung 2017) - Phần tội phạm, nxb. Công an nhân dân, 2017; * Tạp chí: Nguyễn Ngọc Hoà, “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, 3
  12. nhân phẩm, danh dự của con người - So sánh giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 1985”, Tạp chí luật học, số 1/2001; Đỗ Đức Hồng Hà, “Phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích”, Tạp chí toà án nhân dân, số 3/2004, tr. 7 – 11; Phạm Minh Tuyên, Một số ý kiến về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12/2018. * Luận văn thạc sĩ: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002; Đặng Thị Hương Dung, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015; Lê Đình Tĩnh, Các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014; Lương Minh Phương, Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người của Toà án nhân dân ở tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2013. Các công trình nghiên cứu nói trên mới dừng lại ở việc phân tích một cách tổng quát về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009). Bên cạnh đó những vấn đề thực tiễn cùng những giải pháp kiến nghị dừng lại ở mức độ khá chung chung và chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về loại tội này đặc biệt trong giai đoạn BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 và trên một địa bàn nhất định là tỉnh Quảng Ninh. 4
  13. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là: - Làm sáng tỏ Những vấn đề lý luận chung về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo quy định của pháp luật hình sự qua các giai đoạn lịch sử nhất định. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với các tội phạm có liên quan khác. - Phân tích nội dung, điểm mới quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo quy định của BLHS 2015 và thực tiễn xét xử loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thông qua các vụ án cụ thể. - Đề xuất sự cần thiết ban hành văn bản hướng dẫn các quy định của BLHS 2015 bảo đảm tính khả thi khi áp dụng trong thực tiễn xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác; các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng các quy định của BLHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khách theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của BLHS 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan khác. Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi không gian tại tỉnh Quảng Ninh, cụ thể trong giai đoạn xét xử của TAND tỉnh Quảng Ninh. Về thời gian: Số liệu nghiên cứu luận văn trong thời gian 05 năm từ năm 2014-2018. 5
  14. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài là phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước và Pháp quyền. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường và thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó, học viên còn sử dụng các phương pháp phân tích quy phạm; tổng hợp, hệ thống, điều tra xã hội học, phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích, đánh giá để giải quyết các vấn đề của đề tài đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Trên cơ sở kế thừa các công trình khoa học đã được công bố, học viên tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống về những vấn đề lý luận và thực tiễn làm rõ quy định về tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác một cách thống nhất và thực sự khoa học. Luận văn được trình bày với những nội dung mới như sau: - Là công trình nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tại một địa bàn nhất định là tỉnh Quảng Ninh dưới hình thức luận văn Thạc sĩ. - Bổ sung vào cơ sở dữ liệu nghiên cứu về chế định tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. - Làm sáng tỏ vấn đề về lý luận và thực tiễn áp dụng quy định về tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác góp phần giúp các cơ quan áp dụng pháp luật đặc biệt là Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an nhân dân có cái nhìn một cách tổng quát và toàn diện loại tội phạm này. 6
  15. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1. Những vấn đề chung về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác Chương 2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo quy định của BLHS 2015 và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Chương 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 7
  16. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƢỜI KHÁC 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ngƣời khác trong luật hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự [30]. Sức khỏe có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, quyết định trực tiếp đến sự tồn vong, chất lượng cuộc sống của họ. Có nhiều cách hiểu khác nhau về sức khỏe. Theo cách hiểu thông thường, sức khỏe được hiểu là tình trạng không có bệnh tật hoặc không có thương tật. Quan điểm khác lại cho rằng: Sức khỏe của con người là tình trạng sức lực của con người đang sống trong điều kiện bình thường, cho nên sức khỏe thực ra là trạng thái tâm lý, sự hoạt động hài hòa trong cơ thể tạo nên khả năng chống lại bệnh tật [17, tr. 206, 207]. 8
  17. Còn theo giải thích của Từ điển Bách khoa Việt Nam: Sức khỏe của con người là trạng thái đầy đủ về thể chất, tâm thần mà không chỉ có nghĩa là không có bệnh hay thương tật; cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có hiệu quả [16, tr.835]. Hành vi xâm phạm sức khỏe con người là hành vi dùng tác động ngoại lực hoặc bất kỳ hình thức nào làm cho người đó yếu đi hoặc gây ra những tổn thương ở các bộ phận trong cơ thể, gây bệnh tật, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người đó. Nó làm tổn hại đến khả năng suy nghĩ, học tập, lao động, sáng tạo của nạn nhân. Trong các văn bản pháp luật hình sự từ trước đến nay đều không đưa ra định nghĩa thế nào là tội cố ý gây thương thích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trong khoa học luật hình sự, nội dung này đã được nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra khái niệm khác nhau về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Có thể kể đến như: Tác giả Đinh Văn Quế đưa ra khái niệm: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi của một người cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khoẻ [24, tr.76]. Tác giả Phạm Văn Beo đưa ra định nghĩa: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tỷ lệ tổn hại sức khỏe cụ thể [37, tr.95]. Đây là những khái niệm, định nghĩa được đưa ra dựa trên khung hình phạt cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS 1999 với nội dung mang 9
  18. tính tổng quát, chưa thể hiện được đầy đủ các bản chất pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Ngoài ra, các định nghĩa nêu trên đều dựa trên các quy định của BLHS 1999 hiện nay đã hết hiệu lực thi hành. Trong khi BLHS 2015 đã có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018 với những sửa đổi, bổ sung về khái niệm Tội phạm và các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cần có sự nhận định khác. Do đó, cần đưa ra một khái niệm mới phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành cũng như thể hiện đầy đủ bản chất pháp lý của các tội phạm này. Việc đưa ra khái niệm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cần phải dựa trên cơ sở khái niệm tội phạm nói chung và các dấu hiệu pháp lý nói riêng thể hiện đặc trưng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của BLHS Việt Nam nói riêng nhằm nhận diện, xác định chính xác tội phạm. Trên cơ sở đó, đưa ra được cái nhìn tổng thể, đầy đủ nhất về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Cũng giống như các loại tội phạm khác, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mang đầy đủ bản chất pháp lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 BLHS 2015, nhưng đồng thời cũng có những đặc điểm pháp lý riêng biệt quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS 2015. Như vậy, có thể hiểu “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể của người khác làm cho người đó mất đi một phần hoặc toàn bộ sức lực vốn có của họ được coi là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự". Đây là khái niệm chung cho tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tuy nhiên cần lưu ý, Điều 134 BLHS quy định là 02 tội danh ghép bao gồm 02 tội độc lập là tội Cố ý gây thương tích cho người khác hoặc tội Cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Do 10
  19. đó, trong thực tiễn áp dụng cần chỉ ra rõ người phạm tội phạm tội cụ thể nào. Việc phân biệt giữa tội cố ý gây thương tích cho người khác hay tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dựa trên hậu quả gây ra cho người khác là thương tích trên cơ thể, hay tổn hại, suy giảm chức năng của bộ phận trên cơ thể. 1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong luật hình sự Việt Nam Kế thừa quy định từ Điều 104 BLHS 1999, BLHS 2015 vẫn tiếp tục quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tội danh độc lập tại Điều 134 BLHS 2015. Việc quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 134 thuộc chương XIV của BLHS 2015 có những ý nghĩa sau đây: Thứ nhất, Thể hiện quyết tâm bảo vệ sức khỏe của con người một cách toàn diện, triệt để. Cuộc sống con người có được khỏe mạnh, thành công hay không phụ thuộc vào chính sức khỏe, do đó, sức khỏe của mỗi con người là bất khả xâm phạm, không ai có quyền gây tổn hại, gây thương tích cho thân thể của người khác trái pháp luật. Việc BLHS quy định tội danh về việc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là cần thiết góp phần bảo vệ một cách triệt để quyền con người. Thứ hai, là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần đấu tranh phòng, chống các hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác. BLHS là văn bản pháp lý duy nhất quy định hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tội phạm và hình phạt có thể áp dụng đối với người đã gây ra hành vi đó cao nhất có thể lên tới tù chung thân. Việc Nhà nước quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, góp phần hiện thực hóa các quy phạm hiến pháp ghi nhận về quyền được bảo 11
  20. vệ sức khỏe con người. Quy phạm pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tính chất bắt buộc nghiêm cấm người ta không được thực hiện hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bằng sự răn đe áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Mặt khác, quy phạm pháp luật hình sự này cũng là căn cứ pháp lý giới hạn trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong phạm vi quyền hạn của mình khi phát hiện ra hành vi phạm tội về cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cần nhanh chóng tiến hành các hoạt động tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi này khi đầy đủ điều kiện luật định. Thứ ba, Thể hiện sự chú trọng của Nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật nhằm bảo vệ tối đa quyền con người. Con người luôn giữ vị trí trung tâm trong các hoạt động, nhân tố con người chiếm vị trí hàng đầu trong tổng thể các nhân tố tác động đến sự phát triển đất nước cũng như sự tồn vong của xã hội hội. Việc Nhà nước ghi nhận các quy phạm bảo vệ quyền con người mà cụ thể là pháp luật hình sự quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là cần thiết góp phần xây dựng một quốc gia dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 1.2. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ngƣời khác trong pháp luật hình sự 1.2.1. Giai đoạn từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công giải phóng miền Bắc, đất nước ta phải đối mặt với nhiệm vụ lớn là “diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm”. Trước tình hình đó, để tạo cơ sở pháp lý cho việc trấn áp tội phạm, Nhà nước ta đã ban hành các Sắc lệnh trên các lĩnh vực để điều chỉnh một số mối quan hệ xã hội, nhưng các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật hình sự nói riêng không đủ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2