intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Tri Lý | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

47
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả không nghiên cứu toàn bộ những vấn đề thuộc chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề trách nhiệm b ồi thường thiêṭ haị do ngườ i chưa thành niên gây ra cho ngườ i khác mà thôi. Đồng thời, trên cơ sở kết quả nghiên cứu từ đề tài này và có đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật của một số vụ việc đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật Việt Nam

  1. Đại học quốc gia hà nội Khoa luật Vũ Ngọc Chuẩn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật việt nam Luận văn thạc sĩ luật học Hà nội – 2010
  2. Đại học quốc gia hà nội Khoa luật Vũ Ngọc Chuẩn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật việt nam Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 Luận văn thạc sĩ luật học Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Mai Hiên Hà nội - 2011
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG 7 THIỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của chế định trách nhiệm 7 bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra 1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên, trẻ em 7 1.1.2. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại 11 1.1.2.1. Khái quát về quá trình phát triển của trách nhiệm bồi thường 11 thiệt hại 1.1.2.2. Khái niệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường 13 thiệt hại 1.1.2.3. Năng lực chủ thể và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường 21 thiệt hại của người chưa thành niên 1.1.2.4. Ý nghĩa của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do 28 người chưa thành niên gây ra 1.2. Mục tiêu điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm bồi thường 30 thiệt hại do người chưa thành niên gây ra 1.3. Nnội dung và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại 32 của người chưa thành niên 1.4. Khái quát về chế định bồi thường thiệt hại do người chưa 35 thành niên gây ra ở việt nam 1.4.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên 36 gây ra theo Luật Hồng Đức
  4. 1.4.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên 37 gây ra theo Luật Gia Long 1.4.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên 37 gây ra theo quy định của các Bộ Dân luật 1.4.4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên 38 gây ra theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện đại Chương 2: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM VỀ TRÁCH 43 NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA 2.1. Quy định về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt 43 hại do người chưa thành niên gây ra 2.1.1. Có thiệt hại xảy ra 44 2.1.2. Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại 49 2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả 52 2.1.4. Có lỗi 56 2.2. Năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên 60 2.2.1. Người chưa thành niên dưới mười lăm (15) tuổi gây thiệt hại 60 2.2.2. Người từ đủ mười lăm tuổi (15) đến chưa đủ mười tám (18) 60 tuổi gây thiệt hại 2.2.3. Người chưa thành niên có người giám hộ gây thiệt hại 61 2.2.4. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra 61 trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý 2.3. Quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, xác định thiệt 61 hại và mức bồi thường thiệt hại 2.3.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong pháp luật Việt Nam 61 2.3.1.1. Nguyên tắc thỏa thuận bồi thường thiệt hại 62
  5. 2.3.1.2. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ 63 2.3.1.3. Nguyên tắc bồi thường kịp thời 64 2.3.1.4. Nguyên tắc giảm trách nhiệm bồi thường 65 2.3.1.5. Nguyên tắc thay đổi mức bồi thường thiệt hại 66 2.3.2. Xác định thiệt hại 67 2.3.2.1. Thiệt hại về tài sản 67 2.3.2.2. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm 68 2.3.2.3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 72 2.3.2.4. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 74 2.3.3. Quy định về mức bồi thường 75 2.3.3.1. Đối với thiệt hại về tài sản 75 2.3.3.2. Đối với trường hợp xâm phạm sức khỏe 76 2.3.3.3. Đối với trường hợp xâm phạm tính mạng 78 2.3.3.4. Đối với trường hợp xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy 80 tín của cá nhân 2.4. Quy định về những trường hợp được miễn hoặc giảm trách 81 nhiệm bồi thường 2.4.1. Trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại 81 2.4.1.1. Gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng 81 2.4.1.2. Gây thiệt hại trong trường hợp tình thế cấp thiết 83 2.4.1.3. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị hại 84 2.4.1.4. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp sự kiện bất ngờ 84 2.4.2. Trường hợp được giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại 85 2.5. Quy định về trách nhiệm của cha, mẹ, người quản lý hoặc 86 người giám hộ hợp pháp của người chưa thành niên gây ra thiệt hại
  6. Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 92 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt 92 hại do người chưa thành niên gây ra ở Việt Nam 3.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người dưới 15 tuổi 94 3.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 tuổi 100 đến dưới 18 tuổi 3.1.3. Mô ̣t số thiế u sót trong quá trinh áp du ̣ng cá c quy đinh ̣ của 106 pháp luật khi giải quyết việc bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra 3.2. Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện các quy định 109 pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra 3.2.1. Nên đánh giá lại quan điểm về khái niệm "lỗi" trong dân sự 110 3.2.2. Cần xây dựng cơ sở pháp lý cho khái niệm trách nhiệm bồi 111 thường thiệt hại cho người chưa thành niên gây ra để làm căn cứ cho việc nghiên cứu và áp dụng luật 3.2.3. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của 111 người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại 3.2.4. Thố ng nhấ t và quy đinh ̣ cu ̣ thể hơn trong quy đinh ̣ xác đinh ̣ 113 trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành ni ên 3.2.5. Thành lập Tòa án cho người chưa thành niên 113 KẾT LUẬN 115 ̣ THAM KHẢO DANH MỤC TÀ I LIÊU 117
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Một trong những chế định xuất hiện sớm trong pháp luật dân sự là chế định bồi thường ngoài hợp đồng. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặt ra nhằm xác định trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại mà trước đó giữa bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại không có sự thỏa thuận hoặc có sự thỏa thuận nhưng sự thỏa thuận đó không liên quan đến hậu quả thiệt hại . Viê ̣c gây thiê ̣t cho người khác và phải bồ i thường thiê ̣t ha ̣i là điề u mang tiń h tấ t yế u trong xã hô ̣i , trong số đó có cả người chưa thành niên gây ra thiê ̣t ha ̣i cho người khác . Tại Nhật, số vụ yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) chiếm 61% trong tổng số vụ việc tranh chấp dân sự. Con số này nói lên mức độ quan trọng của quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái trong đời sống dân sự. Đối với người chưa thành niên , với quan điểm nhất quán trong việc bảo vệ đố i tươ ̣ng này , Nhà nước đã thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền của người chưa thành niên , bên ca ̣nh đó Nhà nước cũng xác đinh ̣ rõ ràng trách nhiệm của họ khi tham gia vào các quan hê ̣ pháp luâ ̣t cu ̣ thể , trong đó đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đối tượng là những trường hợp người chưa thành niên gây ra thiê ̣t ha ̣i cho người khác . Điều này càng thể hiện mối quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người chưa thành niên . Chính vì thế, trong các quy đinh ̣ của pháp luật về bồ i thường thiê ̣t ha ̣i của Nhà nước đối với người chưa thành niên là nhằm giúp đỡ, giáo dục để người chưa thành niên nhận ra sai lầm từ đó sửa chữa những sai lầm của mình, tạo điều kiện để các em có khả năng tái hòa nhập cuộc sống. Đồng thời, cũng nhằm xác định trách nhiê ̣m của cha mẹ, người quản ý trong viê ̣c giáo du ̣c chăm sóc con em min ̀ h . Xác định người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về tâm và sinh lí, thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động, dụ 1
  8. dỗ vào nhiề u hoạt động, chưa tự chủ trong mọi tình huống. Do vậy, pháp luật dân sự Viê ̣t Nam đã có những quy đinh ̣ riêng để nhằ m xác đinh ̣ trách nhiê ̣m bồ i thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra mô ̣t cách khách quan nhấ t, phù hợp nhất . Trên thế giới, các quốc gia đều coi trong viê ̣c bảo vê ̣ người chưa thành niên cũng như bảo vê ̣ quyề n và lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp khác của các chủ thể khi bi ̣ người chưa thành niên xâm ha ̣i . Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra là một nội dung trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồ ng . Viê ̣c xác đinh ̣ trách nhiê ̣m bồ i thường của người chưa thành niên là vấ n đề hế t sức phức ta ̣p bởi ho ̣ đươ ̣c coi là những chủ thể chưa có đủ năng lực hành vi dân sự, và do vậy bắt họ phải chịu một mức bồi thường thiệt hại cụ thể lại là điều còn khó khăn hơn , khi mà truyề n thố ng và thói quen ở Viê ̣t Nam , những người chưa thành niên hầ u hế t là không có tài sản riêng để tự chiụ trách nhiê ̣m do hành vi của min ̀ h. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cơ quan còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc vì quy định còn có nhiều cách hiểu khác nhau nên việc áp dụng chưa thống nhất, gây bức xúc cho đương sự. Trên thực tế, đây là vấn đề khá khó khăn do chưa có hướng dẫn cụ thể nên các cơ quan bảo vệ pháp luật gặp nhiều vướng mắc khi giải quyết các trường hợp liên quan tới vấn đề này. Những người làm công tác thực tiễn cũng chỉ thường xuyên trao đổi các tình huống cụ thể khó xử trên các diễn đàn tạp chí, chứ cho đến thời điểm này vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng và đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra. Vì vậy, tác giả viết luận văn này với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu một cách khoa học, có hệ thống giúp các nhà nghiên cứu, áp dụng pháp luật có một cách nhìn toàn diện về vấn đề này khi giải quyết các vụ án cụ thể góp phần mang đến sự công bằng cho các đương sự trong các vụ án. 2
  9. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài có liên quan Vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra luôn được quan tâm nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người bị xâm hại. Nhưng điều khó khăn là việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra như thế nào khi mà đối tượng này bị coi là có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ. Trên thực tế, pháp luật nói chung và pháp luật dân sự Việt Nam nói riêng đã có những quy định về việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra nhưng vẫn còn một số vướng mắc. Mặt khác, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra tuy không phải là vấn đề quá mới mẻ nhưng là vấn đề khó khăn, phức tạp, … nên những bài viết xuất hiện trên các tạp chí chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và có thể nói là còn khá khiêm tốn . Chưa có một công trình nào mang tính khái quát. Dưới góc độ khoa học pháp lý, chế định bồ i thường thiê ̣t ha ̣i ngoài hợp đồng đã được nhiều nhà khoa học pháp lý trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau. Ở Việt Nam, đến nay đã có luận văn thạc sĩ Luật học của Phạm Kim Anh về đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng"; Luận án tiến sĩ Luật học của Lê Mai Anh về đề tài "Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự"; Luận văn thạc sĩ Luật học của Trần Thị Thu Hiền về đề tài "Những nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong luật dân sự Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê Kim Loan về đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự Việt Nam", một số bài viết của Nguyễn Đức Giao, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thạc sĩ Nguyễn Đức Mai về "Người giám hộ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành 3
  10. niên gây ra" đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Dân chủ và pháp luật cũng như các giáo trình Luật dân sự đề cập vấn đề này. Bài viết của thạc sĩ Mai Thanh Hiế u về "Xác định trách nhiê ̣m bồ i thường của cha , mẹ bị cáo đố i với thiê ̣t hại do bi ̣ cáo thực hiê ̣n hành vi phạm tội là người chưa thành niên gây ra và tư cách tố tụng của họ". Và đặc biệt là cuốn sách chuyên khảo: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng của Tiến sĩ Phùng Trung Tập - Nhà xuất bản Hà Nội 2009... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới dừng lại ở mức độ chung nhất hoặc chỉ đề cập ở phạm vi hẹp trong nội dung nghiên cứu về các vấn đề khác nhau, mà chưa có tác giả nào nghiên cứu đầy đủ có hệ thống trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để trên cơ sở đó nghiên cứu một trường hợp cụ thể của loại trách nhiệm này - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra . 3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra , theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay còn gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do có hành vi trái pháp luật. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả không nghiên cứu toàn bộ những vấn đề thuộc chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề trách nhiệm b ồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra cho người khác mà thôi . Đồng thời, trên cơ sở kết quả nghiên cứu từ đề tài này và có đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật của một số vụ việc đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật. Để đạt được các mục đích trong phạm vi nghiên cứu trên đây, đề tài tập trung vào một số nội dung sau: Thứ nhất: Nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm chung về người chưa thành niên . Đồng thời phân tích bản chất pháp lý và những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. 4
  11. Thứ hai: Nghiên cứu, xác định trách nhiệm bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra dưới mô ̣t số khía ca ̣nh cu ̣ thể . Thứ ba: Đánh giá thực trạng xét xử của cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật khi giải quyết trách nhiệm bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra . Thông qua đó tìm ra những điểm vướng mắc, tồn tại và đề xuất các giải pháp khắc phục. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Kết hợp giữa quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh. 5. Những điểm mới và ý nghĩa của luận văn Có thể coi đây là công trình nghiên cứu khoa học khá toàn diện kể từ khi vấn đề bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa thành niên gây ra được quy định trong Bộ luật Dân sự của Việt Nam. Việc nghiên cứu được thực hiện một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiê ̣t hại do người chưa thành niên gây ra . Đồng thời, đề tài cũng đi sâu vào nghiên cứu một số trường hợp cụ thể để có thể vận dụng trong thực tiễn giải quyết các tình huống tương tự. Bên cạnh đó, trong luận văn tác giả không chỉ dừng lại nghiên cứu các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này mà còn tiến hành xem xét công tác áp dụng pháp luật qua một số vụ việc cụ thể trong thời gian qua, qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Ngoài ra, việc thực hiện luận văn giúp tác giả có được hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề trách nhiệm bồi thường bồi thường thiê ̣t ha ̣i do người chưa 5
  12. thành niên gây ra trong luật dân sự, đồng thời cũng là vấn đề thu hút sựu chú ý của xã hội và sự quan tâm của các cơ quan áp dụng pháp luật. Luận văn cũng mang đến cho người đọc có thêm những hiểu biết về trách nhiệm bồi thường bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra trong pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam . 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra. Chương 2: Pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra. Chương 3: Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra. 6
  13. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN GÂY RA 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN GÂY RA 1.1.1. Khái niệm ngƣời chƣa thành niên, trẻ em "Người chưa thành niên" là khái niệm không xa lạ đối với các nhà luật học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ luật học đôi khi lại đem lại khó khăn cho nhiều người khi tìm hiểu. Trong đời thường chúng ta gọi là "vị thành niên", còn luật học gọi là "chưa thành niên". Thực tế cả hai cách gọi đều là một, nó chỉ khác nhau ở biểu đạt cách nói, cách viết mà thôi. Có thể nói rằng, hầu hết người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên. Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: "Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn". "Nữ thập tam, nam thập lục", là cái tuổi mà ông cha ta chỉ những người có thể nói là có đầy đủ khả năng để được phép lấy vợ, lấy chồng, được tự quyết định các công việc của mình, và trở thành "người lớn". Một cách nhìn về độ tuổi được coi là trưởng thành phù hợp với truyền thống dân tộc. Nhưng trong xã hội hiện đại, cái tuổi 13, 16 ấy có vẻ không còn phù hợp nữa, chỉ trong chừng mực nào đấy cái tuổi này còn một chút ý nghĩa, bởi 7
  14. lẽ, các điều kiện về kinh tế - xã hội, sức khỏe tâm sinh lý... và nhiều điều kiện khác đã khác xưa rất nhiều. Những người vào độ tuổi ấy được gọi là người chưa thành niên. Người chưa thành niên được chia thành nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó người chưa đủ 6 tuổi hoàn toàn không có năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi hạn chế. Phân theo đối tượng, người chưa thành niên bao gồm toàn bộ trẻ em và một phần là thanh niên. Người chưa thành niên chưa phát triển đầy đủ về mặt cơ thể sinh học, còn nhiều hạn chế cả về thể chất cũng như tinh thần và rất dễ bị tổn thương. Vì vậy họ được pháp luật đặc biệt quan tâm bảo vệ. Có rất nhiều quy định riêng biệt đối với người chưa thành niên như: Việc xử phạt nhẹ đáng kể đối với người chưa thành niên phạm tội và ngược lại xử phạt rất nặng đối với hành vi xâm phạm đến người chưa thành niên, như hiếp dâm, mua bán, cưỡng bức, hành hạ người chưa thành niên,… Đặc biệt, một người chưa đủ 18 tuổi, thì dù có phạm tội lỗi tày đình đến đâu đi chăng nữa, cũng không bao giờ phải chịu mức hình phạt tử hình. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, người chưa thành niên (hay còn gọi là vị thành niên), là người chưa đủ 18 tuổi. Người chưa thành niên không có đủ năng lực hành vi dân sự, tức là chưa được phép tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự như đối với người thành niên. Pháp luật có nhiều quy định hạn chế hành vi của người chưa thành niên. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của họ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ trường hợp đặc biệt như giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định được phép. Ở độ tuổi này, trong các lĩnh vực đời sống xã hội khác nhau, người chưa thành niên tham gia các hoạt động cụ thể và nhiều khi là chủ thể của các quan hệ pháp lí, như trong lĩnh vực hành chính, dân sự và hình sự. 8
  15. Dưới góc độ pháp lí, tâm lí và y học, thì người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lí, chưa có khả năng nhận thức đầy đủ tính nguy hiểm, tính cần thiết cho xã hội của các hành vi do mình thực hiện. Tuổi đủ năng lực hành vi dân sự, hay tuổi để trở thành người lớn có ý nghĩa pháp lý và thực tế vô cùng quan trọng. Chưa đủ 18 tuổi, tức là chưa được tự mình quyết định hầu hết những công việc trong cuộc sống, như chưa được thành lập và quản lý doanh nghiệp, chưa được thuê lao động, chưa nhận thẻ cử tri để đi bầu cử, chưa được lái xe mô tô từ 50 cm3 trở lên,… Thậm chí đối với một số công việc còn yêu cầu phải qua ngưỡng tuổi thành niên một thời gian nhất định mới được làm. Ví dụ như nam giới phải đủ 20 tuổi trở lên mới được phép hiến tình trùng (theo Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006). Hay người đủ 21 tuổi trở lên mới được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003), mới được lái xe ô tải, máy kéo trên 3,5 tấn (Luật Giao thông đường bộ năm 2008). Tóm lại, khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hóa bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Theo đó, người ta quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa thành niên. Như vậy, quan điểm cơ bản của chúng ta là: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em. Trong cuộc sống, người ta vẫn thường hiểu cái tuổi để coi là trẻ em có vẻ mang một chút trừu tượng nào đó và không thống nhất. Có lúc nào đấy, dưới 12 tuổi được coi là trẻ em, nhưng có lúc lại là dưới 13, 14, thậm chí còn hơn nữa. 9
  16. Về mặt khoa học thì trẻ em là: Giai đoạn phát triển của đời người từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành. Có đặc điểm nổi bật là sự tăng trưởng và phát triển liên tục về thể chất và tâm thần. Quá trình phát triển của trẻ em trải qua các thời kì: sơ sinh, bú mẹ, trước khi đi học, đi học và tuổi dậy thì. Ở mỗi thời kì, có những đặc điểm sinh học khác nhau nên việc nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cũng khác nhau, phù hợp với những đặc điểm của mỗi thời kì [29]. Và để hiểu thống nhất như thế nào là trẻ em, chúng ta đành căn cứ vào các quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành của nhà nước để định hình một cách rõ rệt, chứ bản thân khoa học pháp lý của Việt Nam cũng chưa có định nghĩa như thế nào là trẻ em cả. Trong hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta, có rất nhiều đạo luật đề cập tới trẻ em nhằm để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cũng như sự ưu đãi nhất định cho các em trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, cũng chính trong các đạo luật này, độ tuổi của trẻ em lại đang có sự vênh nhau khá nhiều. Thậm chí cùng một tuổi nhưng ở luật này là trẻ em, ở luật khác đã thành người lớn... Theo Nghị định thư của Liên hợp quốc về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, có hiệu lực từ ngày 25/12/2003 thì trẻ em là người dưới 18 tuổi. Tương tự, các công ước, văn kiện quốc tế liên quan đến việc bảo vệ quyền con người, quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã tham gia ký kết và là thành viên như: Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước về quyền trẻ em, Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, các thỏa thuận, ghi nhớ với một số nước có chung đường biên giới với nước ta về hợp tác chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, và 10
  17. hiện Việt Nam đang nghiên cứu các điều kiện để phê chuẩn Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các Nghị định thư bổ sung về chống buôn bán phụ nữ, trẻ em và chống đưa người di cư trái phép… đều có quy định tương tự. Trong khi đó, định nghĩa trẻ em của pháp luật Việt Nam coi trẻ em là người dưới 16 tuổi. Như vậy là sự không tương thích đã thể hiện rõ ràng. Nhưng có thể ngầm hiểu rằng, khái niệm người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em, nhưng khái niệm trẻ em thì bao gồm cả người chưa thành niên nhưng không phải là tất cả. Tựu trung lại, dựa trên các quan điểm phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, khái niệm về người chưa thành niên có thể được đúc kết như sau: Người (nam và nữ) chưa đủ (tròn) mười tám (18) tuổi là người chưa thành niên. 1.1.2. Khái niệm về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại 1.1.2.1. Khái quát về quá trình phát triển của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại Trước khi được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý chịu sự điều chỉnh của Luật tư như hiện nay thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều giai đoạn thể hiện bản chất khác biệt. Có thể khái quát các giai đoạn phát triển cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau [11]: Giai đoạn thứ nhất: Trong thời kỳ cổ đại, khi chính quyền trong xã hội còn chưa được tổ chức một cách vững chãi, các cá nhân, mỗi khi bị xâm phạm vào quyền lợi được tự ý trả thù để trừng phạt đối phương, hoặc bắt đối phương làm nô lệ, hay lấy tài sản của họ. Chế độ này còn được gọi là chế độ tư nhân phục thù. Trong giai đoạn thứ hai, người gây ra sự tổn hại có thể nộp một số tiền chuộc hay thục kim cho nạn nhân để tránh trả thù. Chế độ này còn được gọi là chế độ thục kim. Chế độ thục kim đã trải qua hai giai đoạn phát triển: 11
  18. 1) Khi chưa có sự can thiệp của pháp luật, các bên tự thỏa thuận với nhau về tiền chuộc, đó là chuộc lỗi tự nguyện; 2) Nhờ sự can thiệp của chính quyền, các bên tranh chấp bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bằng cách trả cho nhau số tiền chuộc lỗi theo ngạch giá do pháp luật quy định, đó là chế độ thục kim bắt buộc. Tiền thục kim này có thể coi như vừa là một hình phạt, vừa có tính chất bồi thường thiệt hại. Vào thời kỳ Luật 12 bảng, Cổ luật La Mã mới bắt đầu chuyển từ chế độ tự ý thục kim sang bắt buộc thục kim. Giai đoạn thứ ba, chứng kiến sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự. Chính quyền, trước hết, can thiệp để trừng phạt những tội phạm chỉ liên quan đến trật tự xã hội, không liên hệ đến cá nhân. Sự can thiệp này rất cần thiết, vì nếu không có sự thanh trừng của xã hội, những vụ phạm pháp này không được chú ý tới vì không làm hại trực tiếp đến quyền lợi của tư nhân. Sự can thiệp của chính quyền dần dần được nới rộng đến sự phạm pháp liên quan đến quyền lợi của các cá nhân như các vụ ẩu đả, trộm cắp. Về phương diện hình sự, cá nhân mất hết quyền phục thù và chỉ còn quyền xin bồi thường tổn hại của mình về dân sự. Tuy trong một số trường hợp, Luật La Mã đã tiến tới sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự, nhưng nhà làm luật chưa quy định được hẳn một nguyên tắc trách nhiệm tổng quát, bắt buộc người gây ra sự tổn thất phải bồi thường thiệt hại bất luận trường hợp nào. Ở Việt Nam, cổ luật cũng không tách biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm thuộc luật tư và cũng chỉ giải quyết các vấn đề thuộc trật tự công. Vì vậy, các điều luật trong bộ luật cổ như bộ Quốc triều Hình luật của nhà Lê hay Hoàng Việt Luật lệ của Gia Long đều quy định các điều khoản trách nhiệm về luật hình, ví dụ: Điều 582 Quốc triều Hình luật đã quy định: Súc vật và chó có tính hay húc, đá và cắn người mà làm hiệu buộc tròng không đúng phép - (đúng phép vật nào hay húc người thì phải cắt hai sừng, đá người thì phải buộc hai chân, cắn 12
  19. người thì phải cắt hai tai)- hay có chó hóa dại mà không giết thì đều phải phạt 60 trượng. Nếu vì thế mà làm cho người chết hay bị thương thì xử theo tội lầm lỡ. Nếu cố ý thả rong làm cho người chết hay bị thương thì xử nhẹ hơn tội tội đánh người bị thương hay đánh chết người một bậc. Người được thuê đến để chữa bệnh cho súc vật, hay là vô cớ trêu ghẹo những vật kia, mà bị thương hay chết, thì người chủ không phải tội [32]. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, cổ luật Việt Nam cũng quy định sự bồi thường. Đối với trường hợp đánh người bị thương, điều 468 Quốc triều hình luật đã quy định sự nuôi bảo cô. Thí dụ: đánh bị thương bằng chân tay thì phải nuôi 10 ngày, bằng vật khác thì phải nuôi 20 ngày, bằng thứ có mũi nhọn hay bằng nước sôi, lửa, thì phải nuôi 40 ngày, đánh gãy xương thì phải nuôi 80 ngày…. Nhưng ngoài những trường hợp đặc biệt, Cổ luật Việt Nam không phân biệt rõ rệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự và cũng không nêu lên một nguyên tắc tổng quát nào về trách nhiệm dân sự. Ở giai đoạn hiện nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định và điều chỉnh bởi Luật tư và các nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm này đã được đặt ra ở tất cả các nước. Ở Việt Nam, bồi thường thiệt hại hiện nay được hiểu là một loại trách nhiệm Dân sự theo đó người có hành vi gây ra thiệt hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. 1.1.2.2. Khái niệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại Về mặt lý luận, khi nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì tìm hiểu về khái niệm và những đặc điểm nổi bật của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một việc làm cần thiết phải được coi trọng. * Khái niệm "Trách nhiệm pháp lý" là hệ thống những qui định của nhà nước về các biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật 13
  20. thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó, chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi được qui định ở chế tài của các qui phạm pháp luật. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng của pháp luật Dân sự các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho những người bị thiệt hại từ hành vi vi phạm nghĩa vụ của chủ thể khác. Ở các nước khác nhau thì vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại được qui định khác nhau về hình thức bồi thường và cách xác định thiệt hại. Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới một nguyên tắc thống nhất: "Người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại". Điều 1382 Bộ luật Dân sự Pháp qui định: "Bất cứ hành vi nào của một người gây thiệt hại cho người khác thì người đã gây thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường thiệt hại". Điều 1383 Bộ luật Dân sự Pháp cũng quy định: "Mỗi người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mình gây ra, không những do hành vi mà còn do sự cẩu thả hoặc không thận trọng" [4]. Điều 420 Bộ luật Dân sự Thái Lan qui định: "Một người cố tình hay vô tình làm tổn thương một cách trái pháp luật đến đời sống thân thể, sức khỏe, tự do, tài sản hoặc bất cứ quyền nào của người khác thì bị coi là phạm một hành vi sai trái và có nghĩa vụ bồi thường tổn thương đó" [5]. Điều 416 Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định: Yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ có giá trị đối với việc bồi thường các thiệt hại mà bình thường sẽ xảy ra do việc không thực hiện trái vụ. Trái chủ có quyền được bồi thường cả những thiệt hại xảy ra trong những tình huống đặc biệt, nếu các bên biết trước hoặc phải biết trước những tình huống đó [3]. Trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được qui định thành một chương riêng (chương XXI). Theo Điều 604: "người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1