Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ hơn về mặt lý luận và thực tiễn pháp luật thực định về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra; tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, qua đó tìm ra những khiếm khuyết về mặt lập pháp, trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về loại trách nhiệm này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT GIANG VĂN THỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2013 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT GIANG VĂN THỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc HÀ NỘI - 2013 2
- Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Giang V¨n ThÞnh 3
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG 6 THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA 1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra 6 1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài 9 sản gây ra 1.3. Những vấn đề chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do 15 nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra 1.3.1. Khái niệm về nhà ở, công trình xây dựng 15 1.3.2. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, 17 công trình xây dựng khác gây ra 1.3.3. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công 19 trình xây dựng khác gây ra 1.3.4. Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, 20 công trình xây dựng khác gây ra 1.4. Khái quát lịch sử của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi 21 thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra 1.4.1. Theo cổ luật Việt Nam 21 1.4.2. Theo các bộ dân luật 23 4
- 1.4.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây 26 dựng khác gây ra theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 1.5. Pháp luật của một số nước về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, 28 công trình xây dựng khác gây ra 1.5.1. Pháp luật của Nhật Bản 28 1.5.2. Pháp luật của Thái Lan 29 1.5.3. Pháp luật của Cộng hòa Pháp 30 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH 32 NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA 2.1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, 32 công trình xây dựng khác gây ra khi công trình đã đưa vào khai thác sử dụng 2.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu nhà cửa, 32 công trình xây dựng khác 2.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được chủ sở hữu 37 nhà cửa, công trình xây dựng khác giao quản lý, sử dụng 2.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây 41 dựng khác của vợ chồng gây ra 2.2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, 44 công trình xây dựng khác gây ra khi công trình đang thi công xây dựng 2.2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ đầu tư 44 2.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên thi công 49 2.3. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường 53 2.3.1 Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại 53 5
- 2.3.2. Do sự kiện bất khả kháng 56 2.4. Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công 57 trình xây dựng khác gây ra Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN 70 THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi 70 thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm 75 bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 6
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự BTTH : Bồi thường thiệt hại 7
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, trong hơn hai mươi năm qua Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng không những nhằm góp phần vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế mà còn đánh dấu sự phát triển vượt bậc quá trình pháp điển hóa, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Về cơ bản nội dung pháp luật phản ánh tương đối phù hợp với thực tiễn cuộc sống đặt ra, trong đó Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 có vai trò quan trọng quy định chuẩn mực pháp lý để các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có cách ứng xử cho phù hợp; có những đóng góp đáng kể vào việc giải quyết tranh chấp dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh, nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình được triển khai... Ngoài ra, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao nên hoạt động xây dựng gia tăng mà nhà cửa, công trình xây dựng là tài sản thuộc nhóm có khả năng gây thiệt hại cho con người về mặt tài sản, sức khỏe và tính mạng, dễ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng. Chế định BTTH ngoài hợp đồng là một trong những chế định dân sự thể hiện nguyên tắc tôn trọng; bảo vệ quyền dân sự, khi người gây thiệt hại có lỗi phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trong BLDS, bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là một trường hợp cụ thể của BTTH do tài sản gây ra được quy định tại Điều 627, mục 3, chương XXI, phần thứ ba của BLDS năm 2005. 8
- Với số lượng điều luật quá ít và chưa cụ thể dẫn đến nhiều vấn đề pháp lý (vấn đề xác định chủ thể chịu trách nhiệm BTTH; vấn đề xác định lỗi...) chưa được làm sáng tỏ, trong thực tiễn áp dụng làm đã làm cho Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết gặp không ít vướng mắc, bất cập. Vì vậy, "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" yêu cầu phải giải quyết được cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" để nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn có thể đáp ứng được yêu cầu về tính cấp thiết trong lý luận và trong thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" cũng đã được một số công trình nghiên cứu đề cập như: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, của Nguyễn Văn Cường và Chu Thị Hoa, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; Lỗi và trách nhiệm hợp đồng, của Phùng Trung Tập; Cần sửa đổi, bổ sung chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, của Trần Thị Huệ, Tạp chí Luật học; Những vấn đề cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Luận văn cao học, của Lê Mai Anh; Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, của Phạm Kim Anh; Bộ môn Luật dân sự, đề tài khoa học cấp trường: Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - vấn đề lý luận và thực tiễn; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, của ThS. Vũ Thị Hồng Yến; Bàn về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, của ThS. Vũ Thị Hồng Yến, Tạp chí Dân chủ và pháp luật… 9
- Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về những vấn đề chung, cơ bản về các quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra như khái niệm, đặc điểm, phân loại và xác định các yếu tố trong quan hệ BTTH, chủ thể gây thiệt hại, chủ thể được quyền yêu cầu bồi thường, trách nhiệm phải thực hiện việc bồi thường, xác định thiệt hại hoặc chỉ tập trung ở một khía cạnh nhất định của vấn đề nghiên cứu mà trên thực tế còn nhiều khía cạnh khác của vấn đề chưa được khai thác, nghiên cứu hoặc nghiên cứu từng loại trách nhiệm BTTH trong các trường hợp cụ thể. Chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra như xác định trách nhiệm bồi thường các chủ thể theo thứ tự, nội dung cụ thể của trách nhiệm bồi thường, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại trong giai đoạn hiện nay… Trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra không phải là vấn đề mới trong khoa học pháp lý của nhiều quốc gia, có không ít các bài báo, công trình nghiên cứu có liên quan đề cập. Hầu hết những nghiên cứu chỉ dừng lại ở phạm vi pháp luật quốc gia, mang tính mô tả pháp luật về BTTH các nước. Ngoài ra, trong thực thi pháp luật khi phải áp dụng trách nhiệm dân sự, các luật gia trên thế giới đã bàn luận nhiều về chủ đề: làm sao có thể tạo thêm những điều kiện thuận lợi nhất để bảo vệ nhanh và kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm hại do tài sản gây ra nói chung, do công trình xây dựng gây ra nói riêng. Nhìn chung, các nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả hoàn thành luận văn, đặc biệt trong nghiên cứu pháp luật và thực tiễn BTTH do công trình xây dựng gây ra tại một số quốc gia. Chính vì vậy, tiếp tục nghiên cứu có hệ thống, đầy đủ và đảm bảo tính logíc về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra trong pháp luật dân sự Việt Nam vẫn rất cần thiết trong lĩnh vực khoa học pháp lý dân sự và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn trong giai đoạn hiện nay. 10
- 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ hơn về mặt lý luận và thực tiễn pháp luật thực định về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, qua đó tìm ra những khiếm khuyết về mặt lập pháp, trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về loại trách nhiệm này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" tập trung nghiên cứu một số quy định của BLDS, các văn bản hướng dẫn thi hành và văn bản pháp luật liên quan đến loại trách nhiệm này một cách khái quát, đi sâu vào trọng tâm nghiên cứu nội dung quy định tại Điều 627 BLDS năm 2005. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật. Nội dung của luận văn được nêu, phân tích trên cơ sở lý luận và nội dung các quy định pháp luật của nhà nước, các văn bản hướng dẫn hoặc các tài liệu pháp lý khác. Đề tài chủ yếu sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: phương pháp phân tích - tổng hợp, quy nạp, diễn dịch… 5. Những đóng góp mới của luận văn Việc nghiên cứu đề tài: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" trong luận văn này có điểm mới sau: 11
- - Phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. - So sánh, đối chiếu pháp luật thực định với thực tiễn về loại trách nhiệm này, qua đó đưa ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật, cũng như luận giải cho tính khả thi của những giải pháp đó. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. 12
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA 1.1. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY RA Hiến pháp năm 1992 ghi nhận công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân. Tại BLDS năm 2005 cũng quy định quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ; cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Do đó, khi thực hiện quyền, nghĩa vụ thì mỗi người phải thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật, phải tôn trọng các quy tắc của cộng đồng, của xã hội và không được xâm phạm tới quyền, lợi ích của người khác. Khi người nào có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây ra trong thực tế một thiệt hại đối với người khác thì chủ thể đó phải bị xử lý, trừng trị nhằm ngăn ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật và gánh chịu những hậu quả bất lợi theo quy định của pháp luật do có hành vi vi phạm pháp luật bằng việc khắc phục những hậu quả xấu về tài sản và tinh thần, khôi phục lại tình trạng vốn có ban đầu cho người bị thiệt hại. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm này được quy định trong BLDS về chế định BTTH ngoài hợp đồng. Như vậy, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh khi một người có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải BTTH do mình gây ra. 13
- Trong thực tế , nguyên nhân gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe... cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thông thường thiệt hại xảy ra là do hành vi trái pháp luật của con người gây ra, người gây thiệt hại có thể thực hiện hành vi dưới dạng hành động hoặc không hành động nhưng hành vi đó chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Tuy vậy, hiện nay còn có nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra là do sự tác động tự thân của tài sản gây ra hoặc do tài sản chịu sự tác động của sự vật khác gây ra thiệt hại cho người khác mà không có mối liên hệ đến trạng thái tâm lý hay nhận thức của con người, sự kiê ̣n gây thiệt hại xảy ra nằm ngoài mong đơ ̣i và ý chí mong muốn của con người , của chủ sở hữu như: cây cối đổ, chó dại cắn, trâu húc người hay súc vật, tai nạn ô tô xảy ra do cấu tạo máy móc của xe, bình hóa chất bị nổ khi đang vận chuyển … Vì vậy, pháp luật dân sự hiện hành đã quy định về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra trong một số trường hợp cụ thể như cây cối đổ, gẫy gây ra, nhà cửa, công trình xây dựng khác bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại, súc vật gây thiệt hại, hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại... Trong BLDS năm 1995 cũng như BLDS năm 2005 không có quy định về khái niệm cũng như không có các quy định chung về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra mà chỉ quy định ở các trường hợp BTTH cụ thể. Qua khái niệm trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung, có thể hiểu trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra là một loại trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung như: là một hình thức cưỡng chế nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng; được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm bồi thường bao giờ cũng là trách nhiệm tài sản, được áp dụng đối với bên vi phạm phải tương xứng với hậu quả của hành vi vi phạm, tức là 14
- tương xứng với mức độ tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà người thiệt hại phải gánh chịu; bên vi phạm phải gánh chịu trực tiếp trước bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm chứ không phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước hoặc người khác; luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật … thì trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra còn có những đặc điểm riêng sau đây: - Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra được quy định tại một số điều của BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành như trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, do súc vật, do cây cối gây ra, do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra... - Về điều kiện phát sinh: về nguyên tắc chung thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây: Phải có thiệt hại xảy ra, phải có hành vi trái pháp luật, phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật, phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, điều kiện để xác định trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra chỉ cần các điều kiện sau đây: Có thiệt hại xảy ra; có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật; có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; tùy từng trường hợp, riêng yếu tố phải có lỗi của người gây thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc. - Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm bồi thường: Đối với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hành vi của con người gây ra thì ngoài người trực tiếp có hành vi gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm bồi thường còn áp dụng đối với những chủ thể khác không trực tiếp gây thiệt hại nhưng rõ ràng là trái pháp luật, là có lỗi như: Pháp nhân phải BTTH do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải BTTH do cán bộ, công chức của 15
- mình gây ra trong khi thi hành công vụ; trường học phải BTTH xảy ra do người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường, bệnh viện, tổ chức khác phải BTTH do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý… Tuy nhiên trong trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra, trách nhiệm bồi thường được xem xét áp dụng đối với các chủ thể sau: chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, quản lý, sử dụng tài sản, người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản và người thứ ba. - Về thiệt hại bị xâm phạm: Trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung thì thiệt hại bị xâm phạm bao gồm sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín nhưng trong trách nhiệm bồi thường do tài sản gây ra thì thiệt hại bị xâm phạm chỉ gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản, những thiệt hại bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín - là những thiệt hại chỉ có thể phát sinh do hành vi của con người thường được thể hiện: bằng lời lẽ xúc phạm diễn ra rất đa dạng trên thực tế (chửi bới, miệt thị trực tiếp, viết thư từ, email nói xấu…), hành động có tính chất thóa mạ khinh bỉ để làm nhục người khác, gán một sự kiện xấu xa cho người khác, loan truyền những sự kiện sai sự thật, xúc phạm đến người khác do sơ suất mà tin rằng nó đúng sự thật làm cho xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về người đó về tư cách, đạo đức, năng lực của người đó nên không thuộc phạm vi thiệt hại bị xâm phạm do tài sản gây ra. 1.2. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY RA - Có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật Trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, hành vi trái pháp luật là một trong bốn căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH và là nguyên nhân phổ biến gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín cho các chủ thể khác trong xã hội và chủ yếu thể hiện dưới dạng hành động. 16
- Ngoài sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra còn có những thiệt hại xảy ra do sự tác động của các yếu tố trong bản thân sự vật, hiện tượng khác gây ra. Việc tìm ra nguyên nhân xác định thiệt hại là do có chịu sự tác động của con người hay do sự tác động của các yếu tố trong bản thân sự vật có ý nghĩa quan trọng để xác định trách nhiệm BTTH do con người gây ra hay do tài sản gây ra. Trong trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra, sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của tài sản là những sự kiện xâm hại tới tài sản, sức khỏe và tính mạng con người. Tuy nhiên, những sự kiện gây thiệt hại do xâm phạm các yếu tố trên nhưng được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật sẽ không bị coi là trái pháp luật nên không phát sinh trách nhiệm BTTH. Tính trái pháp luật phải dựa trên nguyên tắc và cơ sở pháp lý do pháp luật quy định. Nguyên tắc là tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Như vậy, khi có sự xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác bị coi là trái pháp luật. Về cơ sở pháp lý, BLDS quy định về BTTH do tài sản gây ra trong các trường hợp như BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; BTTH do súc vật gây ra; BTTH do cây cối gây ra; về BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra... - Có thiệt hại do tài sản gây ra Đối với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng về nguyên tắc chỉ có thiệt hại mới phải bồi thường, thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu, tức là phải bồi thường toàn bộ thiệt hại dựa trên căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong từng trường hợp cụ thể đó là thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi 17
- của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương ứng đó. Nếu không có thiệt hại xảy ra trên thực tế thì không phát sinh trách nhiệm dân sự mà có thể phát sinh trách nhiệm pháp lý khác như trách nhiệm hành chính. Như vậy, thứ nhất: Thiệt hại do tài sản gây ra bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần, thiệt hại này phải tồn tại thực tế, xảy ra một cách khách quan và được xác định một cách chắc chắn. Việc xác định rằng thiệt hại có chắc chắn hay không, không nhất thiết chỉ những thiệt hại đã xảy ra và hiện đang tồn tại mới được bồi thường mà kể cả trường hợp thiệt hại tuy chưa xảy ra nhưng có cơ sở chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai cũng được xem xét bồi thường, những thiệt hại mang tính phán đoán giả định, không có cơ sở khoa học thì không được bồi thường. Cách xác định thiệt hại cụ thể căn cứ vào mục 2 Chương XXI của BLDS về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng từ Điều 608 đến Điều 610 và tại mục II, tiểu mục 1 và tiểu mục 2 của Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về BTTH ngoài hợp đồng số: 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006. Thứ hai, thiệt hại đó phải định giá được bằng tiền, bao gồm những mất mát, hư hỏng, hủy hoại về tài sản, nguồn thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, chi phí hợp lý cho việc ngăn chặn, khắc phục thiệt hại theo quy định của pháp luật. - Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại thực tế đã xảy ra Dưới góc độ triết học, cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả là mối quan hệ phổ biến, mối quan hệ biện chứng giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau trong tự nhiên và xã hội. Giữa nguyên nhân và kết quả có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau, nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Để xác định chính 18
- xác mối tương quan nhân quả ở một quan hệ cụ thể phải đặt nó trong không gian xác định, nối tiếp nhau về mặt thời gian nhất định. Dựa vào mối liên hệ này, trách nhiệm BTTH do tài sản chỉ được áp dụng khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu từ sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật mà do sự tác động tự thân của tài sản gây ra và ngược lại sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của tài sản là nguyên nhân chính, trực tiếp gây ra thiệt hại, bởi trên thực tế nhiều trường hợp một thiệt hại xảy ra do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn một sự kiện cây xanh trên đường phố đỗ gãy gây ra thiệt hại về người và tài sản cho người tham gia giao thông, nguyên nhân có thể là: do đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống cây xanh chưa chủ động thường xuyên kiểm tra để phòng chống cây gãy, đổ và khắc phục kịp thời; do sự kiện bất khả kháng; do các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm quản lý, bảo vệ, chăm sóc cây xanh trước mặt nhà nên chưa phát hiện và thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý xử lý cây nguy hiểm và ngăn chặn các hành vi gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây xanh; do đơn vị được cấp phép mở đường, vỉa hè, hạ hè làm đứt rễ cây xanh. Như vậy mỗi nguyên nhân có vai trò khác nhau đối với việc gây thiệt hại, khi không xác định được nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu gây ra thiệt hại sẽ dẫn đến sai lầm khi áp dụng trách nhiệm dân sự. Nếu thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người gây ra mà có liên quan đến tài sản thì không áp dụng trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra để giải quyết mà đây là trường hợp BTTH ngoài hợp đồng thông thường do hành vi trái pháp luật của con người gây ra. - Yếu tố lỗi Yếu tố lỗi (phải có lỗi) của người có hành vi vi phạm là một trong những điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh khả năng đánh giá và nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Lỗi hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nhận thức và làm 19
- chủ hành vi của con người thể hiện dưới dạng thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, bởi vậy những người bị mất hoàn toàn khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, những người bị mất khả năng nhận thức này tại thời điểm mà họ đã có những cử chỉ, hành động cụ thể trên thực tế hoặc họ có khả năng nhận thức về một nội dung nhất định nhưng chưa hành vi hóa nội dung đã được nhận thức ra ngoài thế giới khách quan và chưa gắn với một kết quả thực tế nào thì được coi là không có lỗi nên không phát sinh chế độ trách nhiệm pháp lý đối với họ. Như vậy, yếu tố lỗi được xem xét khi gắn với một chủ thể có hành vi gây thiệt hại, nếu thiệt hại không phải do con người hay chịu sự tác động của con người gây ra mà do sự hoạt động tự bản thân tài sản, những vật vô tri, vô giác như máy móc, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng hoặc gia súc gây ra thì khi xem xét yếu tố lỗi dựa trên tiêu chí thái độ , trạng thái tâm lý và nhận thức của chủ thể đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra để làm cơ sở phát sinh trách nhiê ̣m dân sự về bồ i thường thiệt hại là chưa phù hợp. Vậy yếu tố có lỗi trong trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra cần dựa trên tiêu chí nào hay không cần xem xét đến yếu tố lỗi. Nguyên tắc chung, rất cơ bản trong việc bảo vệ quyền của chủ sở hữu là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình. Quy định trên một mặt đã hỗ trợ cho chủ sở hữu tài sản ngăn cản hay loại trừ tất cả những người khác bằng cách xây dựng chế định quyền sở hữu tài sản để cho họ có quyền tuyệt đối đối với tài sản của mình theo quy định của pháp luật, một mặt thể hiện chủ sở hữu tài sản cũng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý, trách nhiệm của chủ sở hữu. Trường hợp chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản, người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật để tài sản gây ra thiệt hại cho người khác, việc xác định yếu tố lỗi cần dựa trên sự quan tâm, chu đáo, 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 236 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 114 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn