intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộ luật dân sự năm 2005

Chia sẻ: Tri Lý | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

71
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận cũng như nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể, từ đó chỉ ra những điểm cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn áp dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộ luật dân sự năm 2005

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN QUỲNH ANH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 Chuyên ngành : Luật Dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Am Hiểu Hà Nội - 2011
  2. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA 7 1.1. Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Luật Dân sự 7 1.1.1. Trách nhiệm dân sự 7 1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 12 1.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 15 1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 19 1.2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 22 1.2.2. Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo BLDS 2005 40 1.3. Lịch sử pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. 43 1.3.1. Trước khi có BLDS 1995 43 1.3.2. Từ năm 1995 đến nay 49
  3. Chương 2: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ 53 2.1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 53 2.1.1. Người tiêu dùng và hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 53 2.1.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. 60 2.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi làm ô nhiễm môi trường 64 2.2.1. Môi trường và hành vi gây ô nhiễm môi trường 64 2.2.2. Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường 68 2.3. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm mồ mả 81 2.3.1. Mồ mả và hành vi xâm phạm mồ mả 81 2.3.2. Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả 85 Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 91 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 91 3.1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả 91 3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 95 3.1.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường 102
  4. 3.2. Hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể. 107 3.2.1. Đối với hành vi xâm phạm quyên lợi người tiêu dùng 107 3.2.2. Đối với hành vi xâm phạm mồ mả 111 3.2.3. Đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường 113 KẾT LUẬN 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình khoa học của riêng tôi, không sao chép. Kết quả nghiên cứu được công bố trong luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để cho tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Quỳnh Anh
  6. DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bảo vệ môi trường BVMT Bộ luật Dân sự BLDS Bồi thường thiệt hại BTTH Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng BTTHNHĐ Người tiêu dùng NTD Tòa án nhân dân tối cao TANDTC Trách nhiệm bồi thường thiệt hại TNBTTH Trách nhiệm bồi thường thiệt hại TNBTTHNHĐ ngoài hợp đồng Trách nhiệm dân sự TNDS
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 3.1 Người khiếu nại 107 3.2 Người bị khiếu nại 108 3.3 Vấn đề khiếu nại 108 3.4 Mục đích khiếu nại 109
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định có lịch sử sớm nhất của pháp luật dân sự. Ở các quốc gia khác nhau, qua các thời kỳ lịch sử, quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng có sự khác nhau về cách thức bồi thường, mức độ bồi thường, cách xác định thiệt hại cũng như việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế để xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại trong quan hệ dân sự mà không có hợp đồng là rất khó khăn, nó liên quan nhiều đến các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật - người có hành vi có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Thực tế cho thấy vẫn đang tồn tại những cách hiểu khác nhau về lỗi và hành vi có lỗi nên việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian qua, phát sinh nhiều vụ việc do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại nặng nề đến lợi ích của cá nhân, tổ chức trong xã hội như: san lấp mồ mả của người khác, vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm, các vụ 1
  9. việc gây ô nhiễm môi trường có quy mô lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên cũng như môi trường sống của con người bị phát hiện. Việc xử lý các vụ việc nêu trên ngoài chế tài hình sự còn dựa trên căn cứ của pháp luật về dân sự và hành chính nhưng những chế tài này còn yếu, chưa đủ sức răn đe. Để tăng tính khả thi của pháp luật, cần phải có quy định thống nhất về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để từ đó xác định trách nhiệm bồi thường một cách chuẩn xác. Trên cơ sở đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộ luật dân sự năm 2005” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Luật Dân sự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các công trình nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra gồm có: Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Mai Anh “Những vấn đề vơ bản về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, luận văn thạc sỹ luật học của Lê Thị Bích Lan “Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín”; luận văn thạc sỹ của Nguyễn Minh Châu “Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, một số vấn đề lí luận và thực tiễn” - là một trường hợp của trách nhiệm này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra theo BLDS 2005 đã được luận văn phân tích, đánh giá khái quát và có phân tích cụ thể 3 trường hợp BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra đó là: BTTH do hành vi xâm phạm mồ mả, BTTT do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường một cách có hệ thống và chi tiết. Ngoài ra, cũng có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học như “Bàn về lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của TS. 2
  10. Phùng Trung Tập -Trường Đại học Luật Hà Nội (Tạp chí Luật học Số 10/2004); sách chuyên khảo của tác giả, TS. Phùng Trung Tập “BTTH ngoài hợp đồng do tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm” do NXB Hà Nội xuất bản năm 2009… Tuy nhiên các công trình trên chỉ nghiên cứu chuyên sâu về phần chung trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng hoặc chỉ chọn một khía cạnh nhất định của vấn đề để nghiên cứu mà trên thực tế còn rất nhiều khía cạnh khác của vấn đề chưa được khai thác, nghiên cứu. Nhận thức được vấn đề này, đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộ luật Dân sự 2005” lần đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sỹ một cách chuyên sâu, đầy đủ, đảm bảo tính lô gíc, hệ thống. Đặc biệt có nghiên cứu một số trường hợp cụ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. Bên cạnh đó, tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình khoa học, luận án, luận văn và các bài viết đã đạt được cũng như các kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn thạc sỹ luật học, tôi tập trung nghiên cứu về một số trường hợp cụ thể của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra bao gồm: bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả, BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường, BTTH do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Luận văn đi sâu tìm hiểu thực trạng của các hành vi vi phạm và việc bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể theo pháp luật hiện hành, từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật, góp phần nâng cao tính hiệu quả của việc giải quyết trách nhiệm bồi thường trong thực tiễn. 3
  11. Trong quá trình nghiên cứu, một số khái niệm pháp lý liên quan cũng được đề cập đến như trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra để so sánh, phân tích và làm rõ những khác biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó các phương pháp phân tích, so sánh, liệt kê cũng được sử dụng để làm nổi bật vấn đề. Một số vụ án thực tế được luận văn đưa ra một cách có chọn lọc để minh họa cho những nhận định, đánh giá và sử dụng số liệu thống kê của các ngành liên quan. 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận cũng như nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể, từ đó chỉ ra những điểm cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn áp dụng. Đưa ra hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, đồng thời góp phần vào việc giúp các cơ quan áp dụng pháp luật, các nhà nghiên cứu nhận thức đúng đắn và toàn diện khi giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. Để đạt được mục đích trên, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ: - Luận văn trình bày một cách khái quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật 4
  12. gây ra trong pháp luật Việt Nam - Phân tích, làm rõ các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể, thực trạng của vấn đề bồi thường - những bất cập, vướng mắc. - Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả trong việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Lần đầu tiên vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể, đang gây rất nhiều bức xúc trong dư luận xã hội được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả về lý luận và thực tiễn như BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường, BTTH do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng… Với mong muốn đầu tiên là trang bị thêm kiến thức chuyên sâu cho bản thân và sau đó là góp phần mình vào việc hoàn thiện những quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại trong các trường hợp cụ thể như: BTTH do hành vi xâm phạm mồ mả, BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường, BTTH do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Luận văn đã chỉ ra được những vướng mắc mà thực tế áp dụng đang tồn tại về vấn đề nghiên cứu, hy vọng thêm vào hành trang kiến thức cho mỗi người trong chúng ta biết tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: 5
  13. Chương 1: Khái quát về trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. Chương 2: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra và hướng hoàn thiện. 6
  14. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA 1.1. Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Luật Dân sự 1.1.1. Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự là một chế định có lịch sử phát triển lâu đời và cho tới nay vẫn là một trong những chế định có tầm ảnh hưởng rộng rãi và luôn được nghiên cứu trong nhiều hệ thống pháp luật. Luật gia Nga, O. S. Ioffe đưa ra định nghĩa: Trách nhiệm dân sự – đó là những chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ mà việc áp dụng những chế tài đó sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi cho bên vi phạm dưới hình thức tước quyền dân sự (như tước quyền sở hữu, tước quyền thừa kế…) và/hoặc bằng hình thức đặt ra cho họ những nghĩa vụ mới hoặc nghĩa vụ bổ sung như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nộp phạt vi phạm hoặc trả tiền lãi đối với khoản nợ chậm trả. Dường như định nghĩa này đã đồng nhất giữa trách nhiệm dân sự với chế tài dân sự, và cho rằng trách nhiệm dân sự chỉ áp dụng cho vi phạm nghĩa vụ. Trong khi đó, một số luật gia Nhật Bản lại phân tích rằng, trách nhiệm dân sự được thể hiện bằng hình thức cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản của người mắc nợ; tuy nhiên, có thể có trường hợp trách nhiệm không có nghĩa vụ, chẳng hạn trách nhiệm áp dụng đối với người bảo lãnh, người thứ ba sở hữu tài sản thế chấp. Vậy không phải bất kể trường hợp nào bị áp dụng chế tài cũng đều có sự vi phạm nghĩa vụ. Pháp luật dân sự Nhật Bản ấn định gánh nặng tương đương lên người bảo lãnh như người thụ trái chính trong trong nghĩa vụ bảo đảm. Khi có một bảo lãnh đối với một nghĩa 7
  15. vụ chuyển giao mà không thay thế, thì nó được xem như một điều kiện đình chỉ chuyển đổi thành nghĩa vụ chi trả bồi thường bởi sự không thực hiện nghĩa vụ chính. Luật La Mã xác định, ngoài các nguyên nhân hợp pháp như hợp đồng và chuẩn hợp đồng, nghĩa vụ còn phát sinh ra bởi nguyên nhân bất hợp pháp như vi phạm (delictum) và chuẩn vi phạm (quasi ex delicto). Vi phạm được chia thành hai loại là tội hình sự và dân sự phạm. Đối với dân sự phạm, nạn nhân có thể kiện ra toà xin bồi thường. Dân sự phạm là sự thiệt hại gây ra một cách bất chính đáng cho người khác, làm nghèo cho nạn nhân nhưng không làm giàu thêm cho người vi phạm. Vi phạm được quy định bởi luật Aquilia. Tuy nhiên các luật gia La Mã chưa bao giờ đạt tới nguyên tắc chung rằng tất cả mọi người phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại mà mình gây ra cho người khác. Mãi tới thế kỷ XVII và XVIII, nó mới được đưa ra bởi các luật gia thuộc trường phái luật tự nhiên, tiêu biểu là Grotius và Domat, rồi được ghi nhận trong các bộ luật của Châu Âu. Ngày nay, BLDS Pháp có qui định nguyên tắc tổng quát: “Điều 1382: Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người khác, thì người đã gây ra thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường thiệt hại” [10]. Lúc đầu thiệt hại do vi phạm gây ra được tính theo năm trước khi xảy ra thiệt hại, sau đó thiệt hại được tính để bồi thương là toàn bộ thiệt hại, kể cả lợi tức. Có thể nhận thấy rằng, Luật La Mã đã đưa ra hai vấn đề pháp lý quan trọng đó là thiệt hại phát sinh và khoản lời bị mất. Đó là hai yếu tố quan trọng xác định trách nhiệm dân sự. Dưới chế độ cũ ở Việt Nam, trách nhiệm dân sự là một nguồn gốc của nghĩa vụ căn cứ vào hành vi mà Dân luật coi như là trái luật (illicite). Do đó dân luật đã bắt buộc người làm ra hành vi trái luật phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tóm lại, trách nhiệm dân sự phát sinh ra nghĩa vụ bồi thường đối với người nào đã làm ra một hành vi trái luật mà gây tổn hại cho người khác. 8
  16. Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp lý Việt Nam nói riêng đều có chung quan điểm về trách nhiệm dân sự. Về nguyên tắc, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý. Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật chỉ ra rằng: “trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu” [1]. Theo đó trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm nghĩa vụ dân sự phải gánh chịu. Hậu quả bất lợi trong trách nhiệm dân sự được xác định bởi đối tượng điều chỉnh của nó. Đó là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản. Xem xét dưới góc độ này, BLDS Pháp quy định “hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết”, tức là nghĩa vụ hợp đồng cũng có giá trị như luật [10]. Vì vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự – một loại trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm dân sự có những đặc điểm riêng biệt thể hiện bản chất của các quan hệ dân sự trong xã hội đó là: - Trách nhiệm dân sự là quan hệ luật tư giữa hai chủ thể độc lập có địa vị pháp lý bình đẳng, và bên vi phạm phải gánh chịu trực tiếp trước bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm chứ không phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước hoặc người khác, trừ trường hợp chế tài vô hiệu hợp đồng do chống lại trật tự công cộng và đạo đức xã hội; - Trách nhiệm dân là trách nhiệm tài sản; - Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với bên vi phạm phải tương xứng với hậu quả của hành vi vi phạm, tức là tương xứng với mức độ tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà người thiệt hại phải gánh chịu; - Trách nhiệm dân sự phải được áp dụng thống nhất và như nhau đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Một số quan điểm cho rằng cần phải đưa cả những tổn thất về tinh thần 9
  17. là một trong những đặc điểm của trách nhiệm dân sự. Nhưng trên thực tế, mức độ tổn thất về tinh thần rất khó vật chất hoá, do đó, khó có thể xác định được mức độ tương xứng về bồi thường vật chất và hầu như chỉ đề cập đến trong việc xâm phạm các quyền về nhân thân, bởi vậy trong những trường hợp cụ thể thì mới đặt ra vấn đề bồi thường tổn thất về tinh thần. Có thể khẳng định, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, khác với trách nhiệm đạo đức, mà ở đây trách nhiệm pháp lý có mục đích xác lập các chế tài cụ thể. Trách nhiệm dân sự không phải là một sự trừng phạt mà là một biện pháp buộc người có hành vi vi phạm pháp luật phải có nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi đó gây ra. Trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm hình sự ở chỗ: trách nhiệm hình sự tập trung sự chú ý vào hành vi; còn trách nhiệm dân sự tập trung sự chú ý vào thiệt hại hay hậu quả của hành vi. Do đó, trong trách nhiệm dân sự, dù có hành vi vi phạm nhưng không có sự thiệt hại, thì không dẫn tới nghĩa vụ bồi thường. Tuy nhiên, trong trách nhiệm hình sự người ta cũng quan tâm tới hậu quả ở mức độ nhất định. Trong trách nhiệm dân sự đôi khi người ta cũng chỉ chú ý tới hành vi trong một dạng trách nhiệm nhất định nào đó. Trách nhiệm hình sự thể hiện sự phản ứng của xã hội đối với kẻ phạm tội trên cơ sở suy diễn hành vi bị trừng phạt đó chống lại sự bình ổn chung của cộng đồng. Ngược lại, trách nhiệm dân sự không phải là sự phản ứng của xã hội đối với người vi phạm mà là sự hỗ trợ của pháp luật đối với người bị thiệt hại do vi phạm gây ra để khôi phục lại tình trạng tài chính như khi không có sự vi phạm. Vì vậy các chế tài dân sự mang tính chất tư, chứ không mang tính chất công như chế tài hình sự. Dù sao cũng có những vi phạm xảy ra làm phát sinh cả trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm lương tâm. Trách nhiệm dân sự được chia thành trách nhiệm theo hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trách nhiệm hợp đồng phát sinh khi hợp đồng 10
  18. không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, gây thiệt hại cho bên bị vi phạm và bên bị vi phạm đòi bồi thường. Trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh khi một người có lỗi gây thiệt hại cho một người khác và người bị thiệt hại đòi hỏi sự bồi thường. Trách nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp đồng giống nhau ở chỗ đều phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ, nhưng được phân biệt bởi nghĩa vụ bị vi phạm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các qui định của pháp luật. Tuy nhiên cần phân biệt thêm rằng, trách nhiệm hợp đồng là một nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ khác với hợp đồng. Nghĩa vụ hợp đồng phát sinh trên cơ sở sự thống nhất ý chí của các đương sự hay hành vi pháp lý. Còn trách nhiệm hợp đồng là nghĩa vụ bồi thường phát sinh ngoài ý chí của đương sự, do luật định, tức là dù các bên không thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, nhưng khi xảy ra tình huống được quy định trong văn bản quy phạm liên quan thì bên có lỗi vẫn phải bồi thường thiệt hại. Do hợp đồng là sự thể hiện ý chí, sự thỏa thuận của các bên cho nên khi hợp đồng bị vi phạm mà không dự tính được và không có quy định trong hợp đồng thì người vi phạm không mong muốn phải gánh chịu chế tài như vậy. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng nếu các bên đặt ra các giải pháp và tự thi hành trong việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, thì không dẫn tới tranh chấp pháp lý. Pháp luật phải bảo vệ quyền và lợi ích chung của các bên trong quan hệ xã hội dựa trên những nguyên tắc chung, bởi vậy, nếu các bên có thỏa thuận và tự nguyện thi hành là một điều tốt, nhưng có những trường hợp pháp luật phải can thiệp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của một bên cũng như bảo vệ trật tự trong xã hội. Nói tóm lại, có thể khẳng định: trách nhiệm dân sự là một chế định lớn, vô cùng quan trọng, chứa đựng nhiều kỹ thuật pháp lý phức tạp. Đây cũng chính là chế định nền tảng của chế định bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng. 11
  19. 1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, xuất phát từ nguyên tắc: Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại mà pháp luật gọi đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đây là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước… thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn có những đặc điểm riêng sau đây: - Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Hậu quả pháp lý khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh và được quy định trong BLDS ở Điều 307 và Chương XXI cùng các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS 2005. - Về điều kiện phát sinh: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những điều 12
  20. kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên, điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. - Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại. - Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề… Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là cách phân loại cơ bản nhất bởi lẽ: có hợp đồng hay không có hợp đồng chính là yếu tố quan trọng để từ đó có thể xác định cơ chế giải quyết bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2