intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

33
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu có cấu trúc gồm 3 chương trình bày vai trò của tổ chức công đoàn trong việc đại diện và bảo vệ người lao động khi xảy ra tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; thực trạng sự tham gia của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - qua thực tiễn ở Thanh Hóa, những giải pháp nhằm tăng cường vai trò công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Công trình được hoàn thành KHOA LUẬT tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội NGUYỄN XUÂN TUẤN Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí úc VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO Phản biện 1: ĐỘNG TẠI KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ Phản biện 2: NƯỚC NGOÀI (QUA THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA) Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Mã số : 60 38 01 Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2012. TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung HÀ NỘI - 2012 tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội 1 2
  2. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: VAI TRÕ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC 12 ĐẠI DIỆN VÀ BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG KHI XẢY RA TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 1.1. Những vấn đề chung 12 1.1.1. Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài đối với việc phát triển kinh 12 tế Việt Nam 1.1.2. Tình hình lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu 14 tư nước ngoài 1.2. Tranh chấp lao động và cơ chế giải quyết tranh chấp lao động 20 1.2.1. Khái niệm về tranh chấp lao động 20 1.2.2. Phân loại tranh chấp lao động 22 1.2.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động 24 1.3. Vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc giải quyết tranh 27 chấp lao động 1.3.1. Vai trò của Công đoàn trong việc ngăn ngừa, hạn chế các 28 tranh chấp lao động 1.3.2. Vai trò của Công đoàn trong việc tham gia giải quyết các 32 tranh chấp lao động ở Hội đồng hòa giải lao động cơ sở 1.3.3. Vai trò của Công đoàn trong việc tham gia giải quyết các 35 4
  3. tranh chấp lao động tập thể ở Hội đồng trọng tài cấp tỉnh 1.3.4. Vai trò của Công đoàn trong việc giải quyết các tranh chấp lao 38 động ở Tòa án nhân dân Chương 2: THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CÔNG ĐOÀN 41 TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI - QUA THỰC TIỄN Ở THANH HÓA 2.1. Thực trạng và những hạn chế sự tham gia của Công đoàn 41 trong giải quyết tranh chấp lao động 2.1.1. Thực trạng và những hạn chế sự tham gia của công đoàn trong 41 giải quyết tranh chấp lao động tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở 2.1.2. Thực trạng và những hạn chế sự tham gia của công đoàn trong 51 giải quyết tranh chấp lao động tại Hội đồng trọng tài lao động 2.1.3. Thực trạng và những hạn chế sự tham gia của công đoàn trong 55 giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án 2.2. Nguyên nhân những hạn chế sự tham gia Công đoàn trong giải 59 quyết tranh chấp lao động 2.2.1. Về thỏa ước lao động tập thể 59 2.2.2. Về qui trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại 60 doanh nghiệp 2.2.3. Về thủ tục lấy ý kiến để ra quyết định đình công của cán bộ 62 Công đoàn cơ sở 2.2.4. Về chính sách cho cán bộ Công đoàn cơ sở tham gia giải 64 quyết tranh chấp lao động 2.2.5. Về công tác cán bộ Công đoàn cơ sở 65 2.2.6. Về nguồn lực tổ chức Công đoàn cơ sở 66 5
  4. 2.2.7. Về công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các quy 68 định của pháp luật lao động Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG VAI TRÕ 69 CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI 3.1. Những giải pháp áp dụng chung 69 3.1.1. Qui định độc lập về tài chính của Công đoàn cơ sở với người 69 sử dụng lao động 3.1.2. Xây dựng chính sách khuyến khích cho cán bộ làm công tác 70 Công đoàn 3.1.3. Xây dựng Thỏa ước lao động tập thể cấp ngành và qui định 71 qui trình xây dựng Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp 3.1.4. Thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật lao động tại doanh nghiệp 72 3.1.5. Chính phủ ngừng can thiệp giải quyết các cuộc đình công tự phát 73 3.2. Những giải pháp đối với Thanh Hóa và các địa phương tương tự 73 3.2.1. Tạo nguồn nhân lực Công đoàn cơ sở 73 3.2.2. Tăng số lượng và chất lượng cán bộ Hòa giải viên lao động 74 3.2.3. Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn cơ sở 74 3.2.4. Nhóm giải pháp công đoàn tham gia giải quyết đình công tự 76 phát trong giai đoạn hiện nay KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 6
  5. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 1 Tỡnh hỡnh đỡnh cụng Việt Nam từ 1995-2009 3 2 Tỷ lệ cỏc vụ đỡnh cụng hàng năm phõn theo loại hỡnh 4 doanh nghiệp giai đoạn 1995 - 2009 1.1 Tốc độ tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện 14 và tốc độ tăng số vụ đỡnh cụng 7
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ năm 1987 Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có hiệu lực, khởi đầu cho dòng chảy các luồng vốn từ bên ngoài vào nước ta. Lúc đầu, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bất động sản, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê, khu vui chơi giải trí,... Những năm về sau, thì họ chuyển sang lĩnh vực sản xuất, gia công chế biến hàng công nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu. Từ đó, đã hình thành những khu vực sản xuất công nghiệp tập trung trải dài trên nhiều địa phương và các vùng trên cả nước. Cùng với dòng chảy của các luồng vốn đầu tư, là dòng chảy của lực lượng lao động đổ về các khu sản xuất công nghiệp tập trung: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, đặc khu kinh tế, cụm công nghiệp... Riêng đối với tỉnh Thanh Hóa, việc tăng nhanh thu hút vốn đầu tư và nguồn nhân lực vào các khu công nghiệp, Khu kinh tế thời gian qua đã đóng góp một phần lớn trong phát triển kinh tế, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương, tăng thu ngân sách, giải quyết hơn 20.000 việc làm, nhất là làm cho đời sống của người lao động ngày càng phát triển. Vai trò của người lao động ngày càng được khẳng định, đời sống vật chất và tinh thần được quan tâm hơn, nhưng những bức xúc giữa họ và chủ doanh nghiệp cũng xuất hiện. Bộ luật Lao động 1994 và sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007 đã thúc đẩy và tạo nền tảng cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ lao động cũng như từng bước hướng các quan hệ này vào quỹ đạo chế tài từ luật định. Bên cạnh những thành tựu đạt được, 8
  7. phát sinh những vấn đề phức tạp về quan hệ lao động, đây là vấn đề nhạy cảm trong hệ thống quản lý. Trong thực tiễn đã bộc lộ nhiều tiêu cực phát sinh, đã làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những tiêu cực thấy rõ trong thời gian gần đây là hiện tượng vi phạm pháp luật, các thắc mắc, khiếu nại, tranh chấp lao động và liên tiếp xảy ra các cuộc ngừng việc tạm thời, đình công của tập thể lao động kéo theo hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn cả nước nói chung, cũng như tại Thanh Hóa nói riêng, không những đã làm thiệt hại đáng kể đến sản xuất, đến lợi ích doanh nghiệp và người lao động, mà còn ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Ở đây, nguyên nhân sâu xa là, giữa người lao động và người sử dụng lao động chưa thống nhất với nhau về lợi ích kinh tế, thu nhập, các điều kiện phúc lợi thụ hưởng, đời sống văn hóa tinh thần, mà cụ thể là thu nhập của người lao động trong khu vực này chưa tương xứng với năng lực cống hiến, cường độ lao động và thời gian làm việc của họ, điều này làm cho mối ràng buộc trong quan hệ lao động không bền vững. Trong sự cố đáng tiếc đó, có một phần của người lao động, của người sử dụng lao động và có cả sự thiếu sót chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước và công tác quản lý về lao động của chính quyền địa phương. Đặc biệt là các tranh chấp lao động tập thể dẫn đến ngừng việc, đình công tự phát của người lao động mà không có sự đại diện của Công đoàn cơ sở. Từ năm 1995 đến cuối năm 2009, "Việt Nam xảy ra khoảng 2.931 vụ đình công. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra khoảng 2.299 vụ, chiếm 66,9% tổng số vụ" [5]. Các nghiên cứu của Lee, Clarke đều chỉ ra nguyên nhân đình công trong thời gian từ sau 2001 xuất phát từ tranh chấp về tiền lương, thưởng của công nhân lao động. 9
  8. Biểu đồ 1: Tình hình đình công Việt Nam từ 1995-2009. Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2010. Năm 2006, Việt Nam sửa đổi bổ sung Chương 14 Bộ luật Lao động về giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công. Đồng thời Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để giảm đình công nhưng năm 2007, 2008 số vụ đình công không giảm. Từ năm 1995-2005 số vụ đình công tại Việt Nam khoảng 2.931 vụ. So với năm 1995, mỗi năm chỉ tăng khoảng gấp 2,5 lần nhưng năm 2006 đình công lại tăng hơn gấp 6 lần, năm 2007 tăng gấp 9 lần và năm 2008 tăng 13,3 lần. Riêng năm 2009, các doanh nghiệp chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nên hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn hơn, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp giảm xuống, đồng thời lương tối thiểu tại khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Nhà nước cũng tăng bình quân khoảng từ 9 đến 13% nên số vụ đình công năm 2009 giảm 70% so với năm 2008. Tuy nhiên, việc tăng lương tối thiểu sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp nên về lâu dài việc tăng lương tối thiểu liên tục sẽ ảnh hưởng đến tổng đầu tư của nền kinh tế. Do vậy, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tự thương lượng lương nên năng lực của Công đoàn cơ sở có ý nghĩa then chốt trong việc thương lượng lợi ích cho người lao động. Đặc điểm các vụ tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc, đình công tại Việt Nam là tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 10
  9. ngoài sử dụng nhiều lao động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường mang đến nhiều vốn, công nghệ, tư duy quản lý hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp trong nước đồng thời yêu cầu năng suất lao động của người lao động phải cao hơn. Người lao động làm việc tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài buộc phải thay đổi thích ứng với tác phong công nghiệp để phù hợp với điều kiện sản xuất tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự chuyển đổi này là thách thức lớn đối với người lao động mới chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp. Khi áp lực tăng năng suất lao động càng cao, người lao động yêu cầu thu nhập cũng tăng lên một cách tương xứng với những nỗ lực họ đã thay đổi thích ứng. Có thể nói rằng. cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ lao động luôn biến đổi không ngừng. Bên cạnh đó trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, người lao động ở vị thế yếu hơn. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Biểu đồ 2: Tỷ lệ các vụ đình công hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 1995 - 2009 Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2010. Trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử thì vai trò trọng tâm của tổ chức công đoàn vẫn là tổ chức đại diện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích gắn liền 11
  10. với nghề nghiệp của người lao động. Do vậy, công đoàn luôn thu hút được số đông người lao động tham gia. Cùng với những yếu tố khác, công đoàn có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt vai trò của mình. Tuy nhiên, Công đoàn cơ sở là tổ chức duy nhất theo pháp luật Việt Nam có trách nhiệm đại diện cho người lao động thương lượng, đàm phán với giới chủ về các khoản lợi ích tăng thêm này nhưng hiện nay Công đoàn cơ sở vẫn chưa thực hiện tốt chức năng đại diện này. Cơ chế đại diện của Công đoàn cơ sở cho người lao động tại doanh nghiệp theo Luật Công đoàn (1990) chưa được chỉnh sửa phù hợp với điều kiện mới là nguyên nhân số vụ tranh chấp lao động dẫn đến các cuộc ngừng việc, đình công tăng nhanh mà Công đoàn cơ sở không đại diện được cho người lao động. Trước tình hình đó việc tìm hiểu, nghiên cứu, xem xét mọi khía cạnh của tổ chức công đoàn khi thể hiện vai trò của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động là cần thiết và có tính chất rất thực tiễn. Qua đó có thể đưa ra những mặt hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế đó và những kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể của pháp luật ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công đoàn nhằm tạo ra một hành lang pháp lý giúp cho công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện và bảo vệ trong giai đoạn mới. Mặc dù hệ thống pháp luật đã qua nhiều lần sửa đổi bổ sung và vấn đề này cũng đã được sự quan tâm đóng góp của nhiều người nhưng cho đến nay hoạt động của tổ chức công đoàn vẫn gặp phải những lúng túng, khó khăn, nhiều vấn đề còn chưa được quan tâm đề cập hoặc còn bỏ ngỏ. Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan và cấp bách trên, tác giả muốn tham gia đóng góp vào hoạt động xây dựng, đánh giá và hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói chung và trong lĩnh vực đại diện, bảo vệ người lao động khi xảy ra tranh chấp lao động của tổ chức công đoàn nói riêng, cũng như để nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn của tổ chức công đoàn. Do đó 12
  11. tác giả chọn đề tài "Vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa)" làm luận văn thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Diễn biến của quan hệ lao động tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay là đề tài thu hút rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Nghiên cứu của TS.Chang Hee Lee (2006) cho thấy đình công là hiện tượng tự nhiên của quá trình chuyển đổi quan hệ lao động khi kinh tế ngày một phát triển hơn và tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và pháp luật của quốc gia khác nhau thì sự chuyển đổi của quan hệ lao động tại quốc gia đó sẽ có các đặc điểm khác nhau. Nghiên cứu của GS.Simon Clarke, S. & Pringle, Tim (2009), Can Party-leg Trade Union represent their numbers chỉ ra rằng Việt Nam, Nga, Trung Quốc là các nước có Công đoàn thuộc sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản nhưng sự chuyển đổi quan hệ lao động tại các nước này cũng khác nhau do cách thức và thời điểm chuyển đổi nền kinh tế của các nước này khác nhau. Các nghiên cứu như: Recent Industrial Relations Development in China and Viet Nam; The Transformation of Industrial Relations in East Asian Transition Economise, Lee (2006); The Changing Character of Strikes in Viet Nam, Clarke (2006); Industrial Relation and Dispute Settlement in Viet Nam Lee (2006) cũng cho thấy sự phát triển nhanh chóng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân đã tác động đến sự thay đổi trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Một nghiên cứu có tính tác động lớn đến việc sửa đổi bổ sung Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2006 là "Quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam" của Lee (2006). Nghiên cứu này chỉ ra đặc điểm riêng của đình công tại Việt Nam là: tất cả các cuộc đình công đều là đình công tự phát, không theo trình tự luật định và không có sự lãnh đạo của Công đoàn; Các cuộc đình công xảy ra trước khi có thương lượng, ký kết thỏa ước lao 13
  12. động tập thể và người sử dụng lao động không thể đạt được thỏa thuận thông qua thương lượng tập thể; các cuộc đình công lại được tổ chức tốt, thể hiện sự đoàn kết cao trong tập thể người lao động trong suốt quá trình đình công. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu điển hình trong nước như: - Tác phẩm: "Hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam", của Viện Công nhân và Công đoàn, do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2003. Trong đó có nêu một số giải pháp cơ bản nhằm cải thiện quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Sổ tay pháp luật lao động (trong khuôn khổ của dự án quan hệ lao động ILO/ Việt Nam): Giới thiệu những nội dung cơ bản và thiết yếu của pháp luật lao động Việt Nam, về quyền và nghĩa vụ cơ bản cũng như trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động. - "Vài ý kiến về vấn đề cải cách tiền lương Việt Nam hiện nay", của PGS.TS Trần Văn Thiện, đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 24/2005; - "Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương", của TS.Lê Hồng Tiến, đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 86/2006; - Luận án Tiến sĩ về đề tài: "Một số vấn đề về quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế (khảo sát ở Thành phố Hồ Chí Minh)", của Vũ Việt Hằng, năm 2004, nêu lên cơ sở lý thuyết về quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Phân tích thực trạng quan hệ lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Một số giải pháp thích hợp góp phần hoàn thiện quan hệ lao động tại hai loại hình doanh nghiệp kể trên. - Luận án Tiến sĩ về đề tài "Đổi mới quan hệ lao động trong quá trình hình thành nền kinh tế thị trường ở Việt Nam", của Lê Văn Minh, năm 1993, đã xác định các khái niệm, nội dung, tính chất, các chủ thể cấu thành quan hệ 14
  13. lao động. Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và quan hệ lao động. Phân tích, đánh giá quá trình hình thành và hiện trạng các mô hình, chính sách quan hệ lao động ở nước ta hiện nay. - Nổi bật có Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Quân với đề tài: "Hoàn thiện quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam", năm 1997. Luận án đã nêu lên một số cơ sở khoa học về quan hệ lao động trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; thực trạng quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Quan điểm và biện pháp nhằm hoàn thiện quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Một số đề tài nghiên cứu về đình công cũng đã phân tích thực trạng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, như "Đình công của công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội", của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, năm 2002; "Khảo sát về tình hình tranh chấp lao động và đình công ở một số khu vực trọng điểm trên cả nước", của Ban Pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, năm 2005. - Một số đề tài, đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và của Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa khảo sát về tình hình lao động, thực hiện các biện pháp nâng cao kiến thức pháp luật cho công nhân lao động trong các loại hình doanh nghiệp nhằm từng bước xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mà tác giả là thành viên tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện, như: Đề tài khoa học cấp tỉnh về "Thực trạng và giải pháp nâng cao kiến thức pháp luật cho công nhân lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa"; Các đề án: "Nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thanh Hóa", "Thực hiện tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật lao động, Luật Công đoàn cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có 15
  14. vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thanh Hóa", "Những giải pháp hạn chế tranh chấp lao động và đình công trong khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa". Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta nói chung và Thanh Hóa nói riêng hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng hội nhập với kinh tế quốc tế, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế, quan hệ lao động có nhiều mâu thuẫn và diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt là các khu công nghiệp, khu kinh tế nơi tập trung đông công nhân lao động. Vì vậy, đề tài sẽ tiếp tục kế thừa và phát triển các nội dung chung đã được nghiên cứu; kinh nghiệm của các địa phương trong nước; trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn về vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và tại Thanh Hóa nói riêng, trong đó chú trọng phân tích kỹ vai trò công đoàn các cấp và đề ra giải pháp mang tính khả thi. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn - Làm rõ về quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động và "Vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (qua thực tiễn tỉnh thanh hóa)". - Đánh giá thực trạng quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nguyên nhân cơ bản trong mâu thuẫn quan hệ lao động dẫn đến tranh chấp lao động. Trong đó, trọng tâm phân tích các yếu tố tác động đến các lợi ích của người lao động, chủ doanh nghiệp, Nhà nước và mối quan hệ giữa chúng. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tốt hơn trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 16
  15. - Kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có biện pháp xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, hiệu quả, là động lực quan trọng trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài, hạn chế tranh chấp lao động và đình công xảy ra. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là công nhân viên chức lao động, đoàn viên công đoàn và hoạt động của công đoàn các cấp. Nghiên cứu quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, qua thực tiễn tại Thanh Hóa. Đối tượng khảo sát là công nhân lao động, người sử dụng lao động và Công đoàn cơ sở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa. Đề tài tiếp cận nghiên cứu vấn đề từ nhiều phía trong quan hệ lao động như: Người sử dụng lao động, người lao động, Công đoàn cơ sở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan quản lý lao động ở Thanh Hóa. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cơ sở lý luận là tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hồi cứu, sưu tầm, tra cứu thu thập và chọn lọc thông tin có liên quan. Các văn bản pháp luật quy định về quan hệ lao động nói chung và quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng; các báo cáo về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh Hóa, về quan 17
  16. hệ lao động, hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thanh Hóa. - Phân tích thống kê, thu tập số liệu, tổng hợp và phân tích, kế thừa, sử dụng kết quả của các công trình có liên quan đã được công bố. - Phương pháp tổng hợp so sánh, khai thác tư liệu, số liệu có sẵn, như: các tài liệu từ các hội thảo chuyên đề về quan hệ lao động, Luật Đầu tư, Luật Lao động, các nghị định, thông tư và văn bản của Chính phủ, Bộ Ngành liên quan; các số liệu điều tra do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa, tham khảo thông tin công cộng khác như mạng Intetnet. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc đại diện và bảo vệ người lao động khi xảy ra tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chương 2: Thực trạng sự tham gia của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - qua thực tiễn ở Thanh Hóa. Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường vai trò công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 18
  17. Chương 1 VAI TRÕ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC ĐẠI DIỆN VÀ BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG KHI XẢY RA TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1.1. Vai trò của vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đối với việc phát triển kinh tế Việt Nam Vốn và lao động là hai yếu tố quan trọng tạo nguồn tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Các nước đang phát triển thường thiếu vốn để tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng nên vốn đầu tư nước ngoài là đối tượng thu hút đầu tư của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài thường chọn đầu tư vào các nước có nguồn lao động rẻ, giàu tài nguyên và chính trị ổn định. Vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90, Việt Nam là nước có nền kinh tế xuất phát từ nông nghiệp lạc hậu, có lực lượng lao động phổ thông dồi dào, giá cả sức lao động thấp và môi trường chính trị ổn định, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài liên tục cải thiện theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư nên rất nhiều yếu tố thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển. Trước năm 1986, Việt Nam quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch, tập trung, tỷ lệ lạm phát cao (700% vào năm 1986). Nền sản xuất trong nước bị đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu, nền kinh tế thiếu vốn trầm trọng. Năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó có kinh tế nước, kinh tế tư nhân. Năm 1988, Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực đánh dấu sự thừa nhận chính thức đầu tư nước ngoài trong 19
  18. nền kinh tế Việt Nam và từ đó các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu quan tâm đến cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Đến năm 1995, Bộ luật Lao động được ban hành tạo cơ sở pháp lý thống nhất điều chỉnh các quan hệ lao động trong nền kinh tế nhiều thành phần. Tỷ lệ đóng góp của vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế có xu hướng tăng nhanh so với nguồn vốn Nhà nước và vốn khu vực tư nhân và tăng cao nhất vào năm 2008. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng giảm dần theo chính sách cổ phần hóa. Đồng thời môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngày càng cạnh tranh công bằng hơn nên khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ tăng nhanh. Tốc độ tăng vốn đầu tư nước ngoài từ 1995 đến 2006 luôn đạt số dương và có xu hướng cùng chiều so tốc độ tăng số vụ đình công. Tốc độ tăng số vụ đình công cao nhất vào năm 2006 (163%) và tốc độ tăng vốn đầu tư nước ngoài cao nhất vào năm 2007 (95,8%). Nguyên nhân số vụ đình công tăng nhanh trong năm 2006 được các nhà nghiên cứu cho rằng qui trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể phức tạp và lương tối thiểu chưa điều chỉnh kịp với mức tăng của lạm phát. Năm 1998, 1999, dòng vốn đầu tư nước ngoài chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á nên lượng vốn vào Việt Nam tăng nhưng tăng ít hơn so với các năm trước. Quan hệ lao động cũng chưa chuyển đổi mạnh nên đình công cũng chịu ảnh hưởng của nguồn vốn suy giảm. Trong giai đoạn này, đa số các cuộc đình công do nguyên nhân xung đột về văn hóa và các doanh nghiệp vi phạm luật lao động. Năm 2003, Nhà nước tăng lương tối thiểu (vào ngày 01/01/2003) nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất không kịp thời điều chỉnh. Trong khi đó, giá cả tiêu dùng liên tục tăng mạnh dẫn đến số vụ đình công năm 2003 tăng 39 vụ so với năm 2002. 20
  19. Năm 2004, các doanh nghiệp điều chỉnh lương tối thiểu nên số vụ đình công giảm 5 vụ so với năm 2003. Do vậy, tốc độ tăng số vụ đình công năm 2004 ngược chiều với tốc độ tăng vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2007, tốc độ tăng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cao nhất. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều trong năm 2007, 2008 đã dẫn đến nguồn vốn rẻ hơn. Các ngân hàng cho vay với lãi suất thấp nên tín dụng trong nước tăng đồng thời tăng cung tiền trong nền kinh tế dẫn đến lạm phát tăng nhanh vào năm 2008 nhưng lương tối thiểu không điều chỉnh kịp dẫn đến số vụ đình công cao nhất từ trước đến nay (800 vụ). Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện và tốc độ tăng số vụ đình công Nguồn: Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội, (tr. 103) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 1.1.2. Tình hình lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Sự phát triển của vốn đầu tư nước ngoài cũng kéo theo tỷ lệ lao động làm việc tại khu vực này tăng lên. Năm 2008, tỷ lệ lao động làm việc tại khu 21
  20. vực có vốn đầu tư nước ngoài là 3,73% tăng gấp 4 lần so với năm 2000. Tỷ lệ lao động nữ trung bình tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng cao hơn các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân trên 60%. Do vậy, các cuộc đình công thường xảy ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sử dụng nhiều lao động nữ. Bộ luật Lao động qui định tại khoản 2, Điều 110 về việc ưu đãi, xét giảm thuế cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Đây là chính sách khuyến khích các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, các ngành có sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ. Hình thức đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là 100% vốn nước ngoài. "Các nước đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các quốc gia Châu Á như: Hàn Quốc (21,2% tổng số dự án), Đài Loan (18,5% tổng số dự án), Trung Quốc (6,2% tổng số dự án)" [1]. Các doanh nghiệp tại các quốc gia này thường quản lý lao động hà khắc hơn so với các nước Châu Âu. Lượng vốn trung bình của mỗi dự án có vốn đầu tư nước ngoài của các quốc gia này thấp (4 triệu USD/ dự án) do các nước này đầu tư chủ yếu vào các ngành là dệt may, giày da, gia công hàng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động. Do vậy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của các quốc gia này có áp lực trả lương cao hơn so với các ngành thâm dụng vốn, sử dụng kỹ thuật công nghệ cao vì sử dụng ít lao động. Đây là nguyên nhân đình công thường tập trung tại các doanh nghiệp có vốn Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc trong thời gian qua. Tại Thanh Hóa, tính đến ngày 31/12/2010, trên địa bàn toàn tỉnh có 7.732 doanh nghiệp, trong đó: Doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp 6.746 doanh nghiệp (số doanh nghiệp đi vào hoạt động 5.940 doanh nghiệp, chiếm 88% số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 41 doanh nghiệp và doanh nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã 945 hợp tác xã. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sử dụng 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1