intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng ở Việt Nam, thực trạng xử lý để ra các giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở Việt Nam hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG ĐỨC TIÊN ANH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Hà Nội: 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
  2. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG ĐỨC TIÊN ANH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Mã số: 838 01 02 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Kim Tiên Hà Nội: 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Tác Giả Luận Văn Trương Đức Tiên Anh i
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tác giả của luận văn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới: Học viện Hành chính Quốc gia, khoa sau đại học, các giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tiến sỹ Đỗ Thị Kim Tiên, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót; tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học để luận văn Thạc sỹ được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! ii
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam VNDCCH Việt Nam dân chủ cộng hòa UBND Uỷ ban nhân dân HKDD Hàng không dân dụng HKVN Hàng không Việt Nam VPHC Vi phạm hành chính XLVPHC Xử lý vi phạm hành chính iii
  6. Mục lục LỜI CAM ĐOAN ................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. iii Mục lục .................................................................................................. iv MỞ ĐẦU................................................................................................ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1 2.Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................... 3 3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 5 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 6 5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀXỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰCHÀNG KHÔNG DÂN DỤNG ................................ 8 1.1 Tổng quan về ngành Hàng không dân dụng .......................................... 8 1.2. Bản chất, khái niệm vi phạm hành chính và vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.................................................................... 17 1.3. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ........................................................................................................... 20 1.3.1. Mặt khách quan ....................................................................................... 20 1.3.2. Mặt chủ quan ........................................................................................... 22 1.3.3. Chủ thể .................................................................................................... 23 1.3.4. Khách thể................................................................................................. 24 1.4. Các loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ...... 25 1.4.1.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau ......................................................................... 25 1.4.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ........................................................................................................................... 27 iv
  7. 1.5. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng .......... 28 1.5.1. Khái niệm ................................................................................................ 28 1.5.2. Đặc thù của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ................................................................................................................... 31 1.6. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ........................................................................................................... 33 1.6.1. Các nguyên tắc chung ............................................................................. 33 1.6.2. Các nguyên tắc kỹ thuật .......................................................................... 34 TIỂU KẾT CHƯƠNG I .......................................................................... 35 CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNHTRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAMGIAI ĐOẠN 2014 – 2019 .................................................................................................... 36 2.1. Thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở Việt Nam ........................................................................................ 36 2.1.1.Pháp luật về lĩnh vực hàng không dân dụng ở Việt Nam ........................ 36 2.1.2. Thực trạng quy định của pháp luật về vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng .......................................................................... 38 2.2. Tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ................................................................................................................... 58 2.2.1. Về hình thức xử phạt và mức xử phạt ..................................................... 58 2.2.2.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính................................................ 63 2.2.3. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng từ năm 2014 đến năm 2019 ........................................................................................................... 64 2.3. Đánh giá tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng..................................................................................................... 69 2.3.1. Một số thành công ................................................................................... 69 2.3.2. Những hạn chế, bất cập ........................................................................... 69 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................ 73 v
  8. TIỂU KẾT CHƯƠNG II ......................................................................... 78 CHƯƠNG III:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢMXỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM ......................................................................................... 79 3.1. Phương hướng xử lý vi trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở Việt Nam ................................................................................................................... 79 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.................................................................... 85 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về xử phạt hành chính lĩnh vực hàng không dân dụng ........................................................................................................................... 85 3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ........................................................................................ 86 3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, thanh tra viên làm công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.................................... 90 3.2.4. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về hàng không về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.............................................. 92 3.2.5. Tăng cường sự giám sát của nhân dân, báo chí, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng ................................................................................................. 93 3.2.6. Đầu tư phù hợp phương tiện hỗ trợ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ................................................................................. 93 3.3. Một số kiến nghị .................................................................................. 94 TIỂU KẾT CHƯƠNG III........................................................................ 97 KẾT LUẬN ............................................................................................ 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 100 vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, khôi phục kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng miền Bắc vững về mọi mặt làm chỗ dựa cho cuộc đấu tranh chống Mỹ thống nhất hai miền Nam Bắc. Trong bối cảnh đó, việc ra đời một tổ chức chính thức của ngành Hàng không dân dụng (HKDD) nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc là một yêu cầu cấp thiết. Với tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, ngày 15/1/1956 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Nghị định số 666/TTg về việc thành lập Cục HKDD Việt Nam thuộcChính phủ, đặt nền móng cho sự ra đời, trưởng thành và phát triển bền vững của HKDDViệt Nam. Nghị định thành lập Cục Hàng không dân dụngthuộc Chính phủ đặt cơ sở cho việc ra đời một tổ chức vận chuyển hàng không, hội nhập, giao lưu hàng không với thế giới. Vì vậy, ngày 15/1/1956 được lấy làm ngày truyền thống của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. Hàng không dân dụng là ngành kinh tế đặc thù bởi sự khác biệt so với các ngành kinh tế khác và sự khác biệt giữa các quốc gia về trang thiết bị, tổ chức khai thác, quy định an ninh về HKDD. Theo Tổ chức HKDD quốc tế (International Civil Aviation Org-ICAO),các yếu tố cần thiết để tổ chức và vận hành ngành HKDDcủa một quốc gia thường là: Kiểm soát viên không lưu, Ðiện tử viễn thông hàng không, Khai thác thông tin hàng không, Thiết bị phụ trợ hàng không, Dẫn đường bay, Khai thác vận tải hàng không, Vận chuyển thương mại hàng không, Phi công, Tiếp viên, Cảng hàng không, Kỹ thuật máy bay... 1
  10. Là một hình thức kinh doanh với mục đích phục vụ nhu cầu giao thông, đi lại bằng đường hàng không, HKDD Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển và phù hợp với xu hướng chung của thời đại, mà còn thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ Xã hội chủ nghĩa. Với chiến lược phát triển là hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế lấy phát triển là vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến HKDD với tư cách là một ngành kinh tế mũi nhọn nhằm góp phần đảm bảo ổn định xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Điều này đã được ghi nhận trong Luật hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007, được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. Là quốc gia đang phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, nền kinh tế Việt Nam đang có bước phát triển mạnh mẽ, trong đó HKDDlà lĩnh vực có đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy giao thương,du lịch, sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Mặt khác, vượt ra ngoài ý nghĩa kinh tế, HKDD còn có tầm quan trọng đặc biệt bởi mức độ ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng của một quốc gia. Vì lẽ đó, việc tuân thủ các quy tắc quản lý là yêu cầu trước tiên cần có đối với ngành HKDD. Những vi phạm trong lĩnh vực HKDD có thể để lại những hậu quả cho nền kinh tế, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Do đó, về chính sách, Nhà nước Việt Nam đã có quy định pháp luật, nhằm giảm thiểu các tác hại từ hoạt động HKDD. Song song với đó, Nhà nước có các quy định về xử lý vi phạm pháp luật đối với hoạt động HKDD nhằm ngăn ngừa và bảo vệ pháp luật. Các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực HKDD không chỉ tác động đến hoạt động giao thông hàng không, phát triển kinh tế mà còn trực tiếp bảo vệ an ninh, an toàn tính mạng và tài sản con người bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật uy tín của nhà nước. 2
  11. Đến nay, sau hơn 63 năm xây dựng và phát triển, ngành HKDDViệt Nam đã có những đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển với độ bao phủ rộng khắp không chỉ tới nhiều địa phương trong cả nước mà còn vươn đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.Tuy vậy, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn về: cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, mức độ an toàn, an ninh hàng không,...Điều này có mối quan hệ với những bất cập trong xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực HKDD. Thực tế cho thấy, có nhiều hành vi VPHC trong lĩnh vực HKDDđược xử lý chưa nghiêm, hình thức chế tài không tương thích, với mức phạt còn quá nhẹ. Có không ít vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD trong thời gian gần đây được xử lý với mức phạt thực tế thấp chưa tương xứng với mức độ nguy hiểm của việc vi phạm hành chính tạo tâm lý thiếu tôn trọng pháp luật, chưa đủ sức răn đe đối với người vi phạm. Bên cạnh đó, còn có tình trạng bỏ sót, không xử lý các hành vi vi phạm,...Những hạn chế, yếu kém trong xử lý VPHC có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, sự chồng chéo văn bản, dẫn tới khó xác định chức năng của các cơ quan quản lý, đùn đẩy trách nhiệm quản lý, đồng thời còn là thái độ thiếu tôn trọng pháp luật của người dân, doanh nghiệp khi tham gia vào quan hệ HKDD. Từ thực tiễn trên đây, học viênđã lựa chọn vấn đề: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Luật Hành chính - Hiến pháp. Luận văn được nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề lý luận, hệ thống hóa luật pháp, đánh giá thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD Việt Nam và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng, bảo đảm việc xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xử lý vi phạm hành chính nói chung và ở lĩnh vực hàng không dân dụng nói riêng không phải là vấn đề hoàn toàn mới, mà đã có một số công trình 3
  12. nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây. - Nguyễn Thị Thuỷ, Luận văn thạc sỹ luật học “Hoàn thiện chế định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính”, Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2001). Trong luận văn này, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng pháp luật về thẩm quyền và các chủ thể được xử lý vi phạm hành hành chính và nêu ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. - Kim Long Biên, Luận văn thạc sỹ luật học “Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở nước ta hiện nay”, Viện Nhà nước và pháp luật phối hợp đào tạo với Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (năm 2007). Luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này; - Phan Thị Tố Uyên, Luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”,Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2011). Luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Bên cạnh các công trình trên đây còn có một số bài báo nghiên cứu về vấn đề xử lý vi phạm hành chính như sau: Tác giảLê Vương Longvới bài“Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”, đăng trên Tạp chí Luật học thuộcTrường Đại học Luật Hà Nội, tháng 9/2003số Đặc san về xử lý vi phạm hành chínhtrang.35 Tác giảPGS, TS Bùi Thị Đào, với bài: “ Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính” đăng trên Tạp chí Luật học tháng 9/2003, số Đặc san về xử lý vi phạm hành chính. Tác giảPGS.TS Bùi Xuân Đức, với bài: “ Hệ thống chế tài xử phạt vi phạm hành chính - Những bất cập, hạn chế và phương hướng hoàn thiện” đăng trênTạp chí Luật học năm 2009, trang 8 -15. 4
  13. Tác giả TS.Trần Minh Hương với bài : “ Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính - Thực trạng quy định, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”đăng trênTạp chí Luật học, năm 2008, trang 28 . Tác giả Kiều Minh với bài: “Những gian nan trong thực hiện thu vi phạm hành chính” đăngtrên Tạp chí Tài chính năm 2009 số 5A, tr 18 – 22 Những nghiên cứu trên đây chủ yếu đề cập vấn đề xử phạt vi phạm hành chínhtrên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn. Hầu hết các công trình tập trung giới thiệu, phân tích, đánh giá pháp luật và thực tiễn hoạt động xử phạt VPHC nói chung hoặc ở một số lĩnh vực khác mà chưa đề cập đến xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD, ngoại trừ các báo cáo tổng kết công tác của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam.Do đó, những bất cập trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD vẫn đang diễn ra, mà chưa có phân tích, đánh giá một cách tổng thể, khoa học, xác định nguyên nhân và giải pháp giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, đề tài luận văn "xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng tại Việt Nam" có trách nhiệm giải quyết những vấn đề mà các công trình nghiên cứu chưa đề cập, góp phầncung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật và các giải pháp bảo đảm về phạt hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn: Làm rõcơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng ở Việt Nam, thực trạng xử lý để ra các giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng ở Việt Nam hiện nay. - Nhiệm vụ:Để đạt được mục đích nói trên, đề tài có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau: 5
  14. + Một là, xác định rõ những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD và hệ thống quy định pháp luật Việt Nam về xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD. + Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD Việt Namnhững năm gần đây, làm rõ nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế về xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD ở Việt Nam. + Ba là, xác địnhvề định hướng và đề xuất giải pháp bảo đảm việc thực hiện xử lývi phạm hành chính lĩnh vực HKDD ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng ở Việt Nam - Phạm vi: + Về nội dung:Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD + Về không gian:Hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD tại Việt Nam. + Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) trong lĩnh vực HKDD tại Việt Nam từ năm 2014 đến tháng 12/2019 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận:Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của lý thuyết hệ thống, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về HKDD, VPHC, XLVPHC trong lĩnh vực HKDD để phân tích, đánh gía tính khả thi của các quy phạm pháp luật trong thực tiễn thực hiện, định hướng cho các giải pháp nhằm thực hiện pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực HKDD; tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về xử lý VPHC trontg lĩnh vực HKDD. - Phương pháp nghiên cứu:Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp thu thập thông tin 6
  15. + Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu để đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD ở Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019; + Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đánh giá:Được sử dụng nhằm làm sáng tỏ các vấn đề về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD tại Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2019. + Phương pháp dự báo về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD tại Việt Nam. 6. Những đóng góp của luận văn - Về lý luận: Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về xử lý vi phạm hành chính, khái niệm, đặc trưng của vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD, tính đặc thù của vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. - Về thực tiễn: Đề tài là tài liệu nghiên cứu cho các nhà hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật tham khảo và sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong thời gian tới, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà thực thi, xử lý vi phạm hành chính, nhất là trong lĩnh vực hàng không dân dụng. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng; Chương II: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụngở Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019; Chương III: Phương hướng và giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực hàng không dân dụngViệt Nam. CHƯƠNG I 7
  16. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG 1.1 Tổng quan về ngành Hàng không dân dụng Ngành Hàng không dân dụng có công cụ lao động, đối tượng và điều kiện lao động khác biệt với các ngành kinh tế thông thường. Với mục đích lao động nhằm tạo ra những giá trị kinh tế bằng vận tải đường hàng không, mamg tính quốc tế cao do đội ngũ lao động có chuyên môn và kỹ năng đặc biệt thực hiện, ngành HKDD được coi là ngành kinh tế đặc thù. Tại Việt Nam, ngành Hàng không dân dụng có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam. Ngay từ tháng 6/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng Sân bay Lũng Cò thuộc thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang để vận chuyển quân sự của mặt trận Đồng Minh cho Cách mạng Việt Nam, máy bay L5 của Mỹ vận chuyển đưa đón quân đồng minh, thuốc men, vũ khí từ Côn Minh sang Tân Trào (sân bay dài 400m, rộng 20m). Sân bay Lũng Cò có thể coi là sân bay “quốc tế” đầu tiên của Việt Nam. Sự hình thành sân bay Lũng Cò tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ giữa Việt Nam và quân Đồng Minh chống kẻ thù chung là phát xít Nhật. Góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng tháng 8 năm 1945. Ngày 9/3/1949 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra quyết định thành lập Ban nguyên cứu không quân thuộc Bộ Tổng tham mưu; đồng chí Hà Đổng- Trưởng ban. Nhiệm vụ của Ban là xây dựng cơ sở ban đầu cho không quân nhân dân; tìm hiểu hoạt động của không quân Pháp và nghiên cứu, đề xuất các biện pháp chiến đấu; chuẩn bị cở sở vật chất tài liệu, từng bước huấn luyện đội ngũ cán bộ và nhân viên kỹ thuật, chuẩn bị điều kiện mở rộng hoạt động. Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi; ngày 10 /10 /1954 cùng với việc tiếp quản Thủ đô Hà Nội, bộ đội đã tiến vào sân bay Gia Lâm tiếp quản các vị trí quan trọng. 8
  17. Đúng 12 giờ đêm ngày 31/12/1954 từ sân bay Gia Lâm, một bức điện đã phát để báo cho toàn thế giới biết: “Kể từ 0 giờ ngày 01/1/1955, sân bay Gia Lâm không còn nằm trong khu quản chế của Đông Dương. Tất cả các máy bay muốn vào, ra miền Bắc Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở ra, phải xin phép cơ quan điều phái của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) đặt tại sân bay Gia Lâm - Hà Nội”. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mớicủa Việt Nam trong phát triển ngành HKDD cũng như thực hiện chủ quyền về vùng bay do Nhà nước VNDCCH quản lý. Để chuẩn bị cơ sở ban đầu cho việc xây dựng và phát triển không quân và Hàng không dân dụng, ngày 3/3/1955, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 15/QĐA thành lập Ban nghiên cứu sân bay trực thuộc Tổng tham mưu trưởng. Ban có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý các sân bay hiện có; tổ chức chỉ huy các chuyến bay hàng ngày; giúp Bộ tổng tham mưu nghiên cứu những nội dung về tổ chức xây dựng lực lượng không quân phù hợp với kế hoạch xây dựng quân đội trong giai đoạn mới. Sau khi hoàn thành kế hoạch xây dựng kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1955-1959), miền Bắc bước vào thời kỳ cải tạo và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và chi viện cho cho Cách mạng miền Nam.Để tăng cường công tác quản lý lực lượng của HKDD đồng thời nâng cao vai trò, vị trí của HKDD Việt Nam trên trường quốc tế; ngày 7/6/1963, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 39/BT thành lập lại Cục HKDD Việt Nam. Trong tình hình cả nước có chiến tranh, cán bộ, chiến sĩ không quân vận tải vừa làm nhiệm vụ quân sự, vừa làm nhiệm vụ bay dân dụng. Các tổ lái và máy bay mang ký hiệu của Hàng không dân dụng Việt Nam (thực chất là lực lượng quân đội, nằm trong biên chế của Trung đoàn Không quân vận tải 919). Trung đoàn 919 đã tổ chức hàng ngàn chuyến bay vận tải phục vụ mở đường Trường Sơn, vận chuyển vũ khí, khí tài phục vụ các đơn vị trong Quân chủng Phòng không - Không quân và nhiệm vụ bay đột xuất theo yêu cầu của công tác sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt trong thời gian này, Hàng không Việt Nam 9
  18. cùng với Liên Xô lập cầu Hàng không Liên xô - Việt Nam-Lào để vận chuyển vũ khí đạn dược, lương thực, quân trang, quân dụng, chuyển quân, bay trinh sát, liên lạc... làm nhiệm vụ quốc tế với cách mạng Lào. Sau khi đất nước thống nhất ( từ sau ngày 30 /4/1975), nhu cầu đi lại bằng đường hàng không trong cả nướcrất lớn, đòi hỏi ngành HKDD phải trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của đất nước. Do vậy, Ngày 11/2/1976, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 28/CP về việc thành lập Tổng cục HKDD trực thuộc Hội đồng Chính phủ nhưng về mặt tổ chức quản lý và chỉ đạo xây dựng ngành HKDD vẫn trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tổng cục HKDD có các đơn vị sản xuất và phục vụ sản xuất trực thuộc là Đoàn bay 919 hoạt động trên 11 sân bay: Gia Lâm, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Rạch Giá, Đà Nẵng, Đồng Hới, Phú Bài, Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Quy Nhơn. Lúc này tổng số có 42 chiếc máy bay các loại. Tháng 6/1976, Tổng cục HKDD ra quyết định về việc thay số đăng ký, sơn cờ và chữ trên các loại máy bay để thống nhất quản lý nhà nước và chủ quyền quốc gia đối với phương tiện vận tải hàng không và phù hợp với tập quán quốc tế. Tiến hành mở lại đường bay A1 (trục Băng Cốc – Hồng Công); thảo luận về việc khôi phục quyền kiểm soát, quản lý và điều hành Vùng thông báo bay (FIR) Sài Gòn nay là FIR Hồ Chí Minh. Ngày 29/8/1989, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 112/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Tổng cục HKDD Việt Nam, thực hiện chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về HKDD và Quyết định 225/CT về việc thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam thực hiện chức năng vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ. Nghị định 112/HDBT nêu rõ “Hàng không dân dụng Việt Nam là ngành kinh tế, kỹ thuật của Nhà nước; Tổng cục Hàng không dân dụng là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng”. Nghị định 112/HĐBT và Quyết định 225/CT của Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là một bước ngoặt lịch sử của ngành HKDD Việt Nam. Từ đó, cơ quan quản lý nhà nước về HKDD là cơ quan dân sự, các đơn vị hoạt động kinh tế là một tổ chức kinh tế 10
  19. quốc doanh. Ngày 30/7/1992, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 242/HĐBT, thành lập Cục HKDD Việt Nam( nay là Cục Hàng không Việt Nam), trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về HKDD, có tư cách pháp nhân, có con dấu và ngân sách riêng, được mở tài khoản tại Kho Bạc Nhà nước. Ngành Hàng không Việt Nam chính thức chuyển từ hoạch toán tập trung toàn ngành sang cơ chế hoạch toán độc lập. Ngày 26/3/1993, Văn phòng Chính phủ đã có công văn 86/TB thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển của Ngành Hàng không Việt Nam trong thời gian từ 1993 - 2000 phải tập trung xây dựng và phát triển Ngành Hàng khôngViệt Nam thành một nền kinh tế kỹ thuật quan trọng, đủ sức phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước cũng như tranh thủ mọi khả năng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài; đồng thời đảm bảo các yêu cầu phát triển văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước đối với mọi doanh nghiệp hàng không. Vì thế cần tách chức năng quản lý nhà nước của Cục Hàng không Việt Nam với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hàng không khác. Từ tháng 5/1993, Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đã chính thức hoạt động theo cơ chế mới. Theo Nghị định 242/HĐBT và Quyết định 36/TTg của Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành sắp xếp và tổ chức theo hướng tách khối quản lý nhà nước ra khỏi khối sản xuất kinh doanh. Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành HKDD Việt Nam trong cả nước. Các đơn vị sản xuất kinh doanh có 13 doanh nghiệp; trong đó hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là doanh nghiệp lớn nhất. Có thể nói, do chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về Hàng không dân dụng để phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước, ngành HKDD Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc trong những năm qua. Hiện nay ở Việt Nam có 22 sân bay có hoạt động bay dân sự (trong đó có 11 11
  20. sân bay quốc tế), số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam lên đến 161 chiếc, có 46 hãng hàng không từ 24 quốc gia, lãnh thổ có đường bay đến Việt Nam. Theo thống kê của ngành Hàng không Việt Nam, tính đến tháng 12/2019 toàn ngành Hàng không Việt Nam có hơn 44.000 người.Trong đó cơ cấu theo lĩnh vực, gồm: - Khối hành chính, sự nghiệp: 796 người = 1,8% - Khối cơ quan Cục Hàng không Việt Nam: 187 người = 0,59% - 03 Cảng vụ hàng không miền Bắc, Trung Nam: 435 người = 0,4% - Trung tâm Y tế Hàng không: 40 người = 0,14% - Học viện Hàng không Việt Nam: 134 người = 0,61% - Khối các doanh nghiệp hàng không: 37.367 người = 84,7% - Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không và phi hàng khôngkhác: 5.983 người = 13,5%. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Hàng không dân dụng bao gồm: - Vận tải hàng không: Vận chuyển hành khách, hàng hóa, hàng không chung do các nhà vận chuyển/hãng hàng không thực hiện. - Kết cấu hạ tầng hàng không: Các cảng hàng không, các sân bay, dịch vụ không lưu… - Công nghiệp hàng không: Sản xuất, bảo dưỡng tàu bay, động cơ, thân, càng, các cấu kiện thiết bị điện tử… trên tàu bay. - Các dịch vụ kỹ thuật, thương mại hàng không: Các dịch vụ thương mại kỹ thuật mặt đất, cung ứng xăng dầu, cung ứng vật tư phụ tùng máy bay, huấn luyện, đào tạo, ăn uống, giải trí… - Quản lý nhà nước chuyên ngành Hàng không dân dụng phối hợp với các cơ quan có liên quan như hải quan, cửa khẩu, kiểm dịch y tế… Đặc trưng của hoạt động Hàng không dân dung là ngành kinh tế đặc biệt và mang tính toàn cầu, đòi hỏi trình độ quản lý cao, hiện đại. Với chức năng điều hành, cung ứng dịch vụ không lưu và các dịch vụ phụ trợ khác 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2