intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

32
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng tổ chức tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản; đề xuất phương án tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản, nhằm quản lý tốt tài liệu, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- NGUYỄN QUỲNH LAN TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU LƢU TRỮ CỦA TẠP CHÍ CỘNG SẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lưu trữ học Hà Nội -2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- NGUYỄN QUỲNH LAN TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU LƢU TRỮ CỦA TẠP CHÍ CỘNG SẢN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ học Mã số: 60 32 03 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Lệ Nhung Hà Nội -2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Nếu có điều gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Quỳnh Lan
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng , Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cùng các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo Ban Biên tập, lãnh đạo Văn phòng Tạp chí Cộng sản, các đồng nghiệp trong Văn phòng, cũng như các cán bộ, công chức của Tạp chí Cộng sản. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Lệ Nhung đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân tôi, còn có sự kế thừa, tổng hợp tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước; tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đề tài và trình độ của bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ và góp ý của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 4 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................. 6 3. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 6 4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 7 6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 7 7. Các nguồn tƣ liệu tham khảo ..................................................................... 8 8. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 8 9. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 10 10. Bố cục của đề tài ...................................................................................... 11 Chƣơng 1:....................................................................................................... 12 TỔNG QUAN VỀ TẠP CHÍ CỘNG SẢN VÀ PHÔNG LƢU TRỮ TẠP CHÍ CỘNG SẢN ........................................................................................... 12 1.1 Khái quát về Tạp chí Cộng sản .............................................................. 12 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tạp chí Cộng sản ................ 12 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tạp chí Cộng sản ............ 15 1.2 Giới thiệu Phông lƣu trữ và tài liệu lƣu trữ của Tạp chí Cộng sản ... 20 1.2.1 Cơ sở xác định Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản ................................ 20 1.2.2 Thành phần và nội dung tài liệu Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản 21 1.2.3 Ý nghĩa của tài liệu Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản ........................ 25 1
  6. Chương 2 THỰC TRẠNG TÀI LIỆU PHÔNG LƯU TRỮ TẠP CHÍ CỘNG SẢN VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU PHÔNG LƯU TRỮ TẠP CHÍ CỘNG SẢN ...................................... 31 2.1 Thực trạng tổ chức tài liệu Phông lƣu trữ Tạp chí Cộng sản ............. 31 2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác lưu trữ ....................... 31 2.1.2 Thực trạng tài liệu trong kho lưu trữ của Tạp chí Cộng sản ............. 33 2.1.3 Công tác nghiệp vụ của cán bộ lưu trữ Tạp chí Cộng sản ................. 34 2.1.4. Việc ban hành các văn bản về công tác lưu trữ ................................. 40 2.2 Sự cần thiết của việc tổ chức khoa học tài liệu Phông Lƣu trữ Tạp chí Cộng sản ......................................................................................................... 42 2.2.1 Tổ chức khoa học tài liệu giúp cho việc quản lý hiệu quả tài liệu thuộc Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản ........................................................ 42 2.2.2. Tổ chức khoa học tài liệu giúp phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ . 42 2.2.3. Tổ chức khoa học tài liệu giúp bảo quản an toàn, chặt chẽ, giữ gìn bí mật, không để mất mát và thất lạc tài liệu .................................................... 43 2.2.4. Tổ chức khoa học giúp cho ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác lưu trữ được thuận lợi.............................................................................. 44 2.3 Nhận xét, đánh giá................................................................................... 44 2.3.1 Nguyên nhân chủ quan ........................................................................ 45 2.3.2 Nguyên nhân khách quan .................................................................... 48 Chƣơng 3 TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH VÀ PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC . 51 KHOA HỌC TÀI LIỆU PHÔNG LƢU TRỮ TẠP CHÍ CỘNG SẢN ... 51 3.1 Quy trình, phƣơng pháp tổ chức khoa học tài liệu Phông Lƣu trữ Tạp chí Cộng sản ................................................................................................... 51 3.1.1 Quy trình tiến hành ............................................................................... 51 3.1.2. Phương pháp tổ chức khoa học tài liệu .............................................. 52 3.2 Một số kiến nghị và các giải pháp.......................................................... 78 2
  7. 3.2.1 Đối với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng ........................... 78 3.2.2 Đối với Tạp chí Cộng sản ..................................................................... 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 89 3
  8. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Cách đây hơn 80 năm, Hội nghị thành lập Đảng họp từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8-2-1930 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đã quyết định xuất bản một tạp chí lý luận chung cho toàn Đảng. Thực hiện quyết định đó, Tạp chí Đỏ, mà người sáng lập và chủ biên đầu tiên là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, ra số1 ngày 5-8-1930(1). Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là tờ tạp chí lý luận và chính trị duy nhất của Trung ương Đảng. Từ năm 1930 đến năm 1954, vì điều kiện lịch sử lúc đó nên Tạp chí Cộng sản chưa có Ban Biên tập chuyên trách, phụ trách Tạp chí trực tiếp thường là Tổng Bí thư, cho đến nay, qua các thế hệ, từ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, đồng chí Đào Duy Tùng đều đã từng làm tổng biên tập nhiều năm tại Tạp chí Cộng sản và trở thành những nhà lãnh đạo cấp cao trong hệ thống Đảng và Nhà nước; qua đó các thế hệ lãnh đạo của Tạp chí đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong suốt quá trình lịch sử cùng với sự phát triển của Tạp chí Cộng sản. Theo Quyết định số 108-QĐ/TW, ngày 21-11-2007, của Bộ Chính trị: Tạp chí Cộng sản là đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có chức năng là cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng. Với chức năng, nhiệm vụ như trên, trong quá trình hoạt động hơn 85 năm qua Tạp chí Cộng sản đã sản sinh ra một khối lượng lớn tài liệu, giấy tờ, văn bản, tạp chí với những loại hình khác nhau như giấy, phim, ảnh, ghi âm, điện tử đều mang những giá trị lớn về sử liệu, tư liệu và tài liệu lưu trữ, nó thể (1) Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng lưu giữ Tạp chí Đỏ số 1 (ra ngày 5-8-1930). 4
  9. hiện và phản ánh giá trị, tư tưởng và đường hướng hoạt động của Cách mạng Việt Nam từ lúc còn sơ khai đến khi trưởng thành và tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, mang ý nghĩa sử liệu về một thời gian cống hiến cho báo chí của các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta. Trên thực tế, ngày nay, lãnh đạo Tạp chí Cộng sản thường quan tâm nhiều hơn đến chất lượng bài viết, đến nghiên cứu khoa học, đến hoạt động đang diễn ra chứ chưa thật coi trọng và quan tâm đầu tư đúng mức đến việc quản lý tài liệu lưu trữ. Khối tài liệu này là bộ phận cấu thành nên Phông Lưu trữ Đảng cộng sản Việt Nam. Là một Ban trực thuộc Ban Bí thư, nhưng Tạp chí khác với những Ban khác của Đảng, Tạp chí có tính đặc thù riêng là một cơ quan báo chí, nguồn tài liệu hình thành qua hoạt động của Tạp chí chính là các ấn phẩm tạp chí, các bản bông, bài viết đăng trên tạp chí và các văn bản hành chính; tài liệu lưu trữ của Tạp chí để phục vụ cho các nhà nghiên cứu lý luận chính trị về đường lối cách mạng của Đảng trong từng giai đoạn lịch sử, về lịch sử phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nội dung của Tạp chí làm rõ hơn đường lối chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đấu tranh với các luận điểm sai trái của các thế lực thù địch; về quá trình hoạt động của cá nhân các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; về những thành quả của Tạp chí Công sản đã đóng góp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; để biên tập viên nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận viết bài; để lãnh đạo quản lý hoạt động của Tạp chí v.v. Tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản đa hình, đa dạng nhưng việc tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ còn nhiều bất cập, công tác lưu trữ chưa được văn bản hóa để quản lý chặt chẽ, thống nhất, chuyên nghiệp; đây cũng là một kẽ hở để có thể tài liệu bị thất thoát từ cơ sở. Nếu tổ chức khoa học tài liệu bằng nghiệp vụ, chuyên môn không tốt thì Tạp chí sẽ mất đi một khoảng thời gian diễn biến tư tưởng của Đảng, thành tựu của Tạp chí cũng như tài liệu của 5
  10. Phông Đảng cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, với cương vị một người làm công tác quản lý, làm nghiệp vụ lưu trữ, tôi lựa chọn đề tài : “Tổ chức khoa học tài liệu lƣu trữ của Tạp chí Cộng sản” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, góp phần quản lý chặt chẽ tài liệu lưu trữ hình thành trong hoạt động của Tạp chí Cộng sản, để thu thập bổ sung những tài liệu có giá trị lịch sử vào Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam; Góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách quản lý của một số cơ quan báo chí nói chung và Tạp chí Cộng sản nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trong đời sống xã hội, công tác lưu trữ có một vị trí quan trọng, nó phục vụ cho mọi nhu cầu công tác của các cơ quan Nhà nước; tổ chức xã hội, và những nhu cầu chính đáng khác; cần thiết cho mọi hoạt động trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa giáo dục, xã hội, khoa học, kỹ thuật. Lưu trữ là một ngành khoa học, tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ là nhằm bảo quản toàn vẹn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ Quốc gia, vì vậy, tác giả đưa ra mục tiêu nghiên cứu của đề tài trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản; đề xuất phương án tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản, nhằm quản lý tốt tài liệu, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khối tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Tạp chí Cộng sản; cách tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ phục vụ cho hoạt động quản lý, hoạt động nghiệp vụ và nguồn tài liệu bổ sung vào Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam 6
  11. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là việc tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thời gian từ 1996 trở lại đây. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đi sâu nghiên cứu những vấn đề: - Tóm lược lịch sử hình thành và phát triển, vị trí, nhiệm vụ và đặc điểm chức năng của Tạp chí Cộng sản trong hệ thống các cơ quan Đảng Trung ương. - Khảo sát thực trạng việc tổ chức khoa học tài liệu tại Tạp chí Cộng sản, ưu điểm và hạn chế. - Tìm hiểu những quy định của Đảng, Nhà nước về việc quản lý, thực hiện các khâu nghiệp vụ tổ chức khoa học nói chung và điểm riêng biệt có trong Tạp chí. - Đề xuất những biện pháp tổ chức khoa học tài liệu của Tạp chí Cộng sản. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp áp dụng vào từng nhiệm vụ cụ thể của luận văn như sau: - Phương pháp khảo sát thực tế được tiến hành với khối tài liệu cụ thể hiện có tại kho lưu trữ Tạp chí Cộng sản từ năm 1996 đến 2014; nguồn tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Tạp chí, phân biệt 2 khối tài liệu hành chính và tài liệu đặc thù của cơ quan báo chí là các ấn phẩm, bài viết của tác giả - Phương pháp phân tích, tổng hợp được áp dụng cho cả nội dung của bản luận văn trên cơ sở đánh giá, phân tích các vấn đề cụ thể và thực tế hiện 7
  12. có tại Tạp chí Cộng sản đối với công tác lưu trữ, từ đó tổng hợp đưa ra các nhận định, định hướng và phương pháp giải quyết các vấn đề cần thực hiện để tiến tới tổ chức khoa học tài liệu Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản đạt kết quả tốt. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin được áp dụng bằng cách tổng hợp từ các nguồn tài liệu là những giáo trình lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, các văn bản quy định của nhà nước về công tác lưu trữ nói chung; các văn bản về công tác lưu trữ của Tạp chí Cộng sản nói riêng quy định cụ thể áp dụng đối với lưu trữ Tạp chí Cộng sản; các văn bản về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tạp chí Cộng sản, các chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương đối với nhiệm vụ của Tạp chí Cộng sản trong từng giai đoạn; các văn bản liên quan tới Tạp chí Cộng sản và các nguồn tài liệu khác như bài báo, tạp chí, website có liên quan. 7. Các nguồn tƣ liệu tham khảo Để nghiên cứu đề tài này, tác giả tham khảo các nguồn tư liệu sau: - Sách giáo trình chuyên môn về lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ - Những quy định của Nhà nước, của Đảng về đối tượng nghiên cứu - Những công trình nghiên cứu đã công bố (báo cáo khoa học, luận văn thạc sĩ,…) về tổ chức quản lý, tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ. - Các báo, tạp chí chuyên ngành, website có liên quan đến nội dung nghiên cứu. 8. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Công tác tổ chức khoa học tài liệu là nội dung cơ bản của công tác lưu trữ, vì vậy nó thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả, của các cấp, các ngành. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này ở các góc độ khác nhau như trên các giáo trình, các luận văn, khoá luận tốt nghiệp, các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài trên tạp chí... 8
  13. Tạp chí Cộng sản là một Ban của Đảng, có đặc thù riêng là cơ quan báo chí, đặc điểm của nó là sản sinh ra nhiều loại hình tài liệu khác nhau để phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu lý luận và chính trị của Trung ương Đảng. Qua tìm hiểu, thì vấn đề tổ chức khoa học tài liệu của tạp chí lý luận và chính trị của Trung ương Đảng chưa có đề tài nào nghiên cứu. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, các nghiệp vụ cơ bản của công tác lưu trữ cũng như công tác tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ nói chung được trình bày ở cuốn “Công tác lưu trữ Việt Nam” (NXB Khoa học xã hội, 1987), “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm do NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp phát hành 1990, sách chuyên khảo “Phương pháp lựa chọn và loại hủy tài liệu ở các cơ quan” của tác giả Dương Văn Khảm do NXB Chính trị Quốc gia phát hành năm 1998; “Về thời hạn và nơi bảo quản hồ sơ nhân sự trong các cơ quan Nhà nước” của tác giả Nguyễn Văn Hàm- đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học về xác định giá trị tài liệu của Cục Lưu trữ Nhà nước phát hành năm 1994… Ngoài các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Văn thư – Lưu trữ Việt Nam, còn có những đề tài đề cập đến vấn đề tổ chức khoa học tài liệu giấy ở các Ban của Đảng như: Luận văn thạc sĩ: “Tổ chức khoa học tài liệu của Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” của Đỗ Thị Huấn; “Tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng tài liệu phông lưu trữ Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” của Nguyễn Thị Út Trang; đề tài nghiên cứu về các cơ quan báo chí thì có: “Tổ chức lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên tại một số toà soạn báo ở Hà Nội” của Hà Thị Tú Anh nhưng vấn đề về tổ chức khoa học tài liệu của tạp chí lý luận và chính trị duy nhất của Đảng thì chưa được đề cập đến. 9
  14. Nhìn chung, các công trình nói trên đã nêu lên được tầm quan trọng, thực trạng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức khoa học tài liệu phù hợp với các đối tượng tác giả nghiên cứu. Vì vậy với đề tài này, tác giả đã kế thừa ở những đề tài nghiên cứu khoa học đi trước về phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận, khảo sát và xây dựng kết cấu nội dung luận văn nhưng không trùng lặp. 9. Đóng góp của đề tài - Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn về lý luận và thực tiễn quản lý nghiệp vụ công tác lưu trữ nói chung và công tác quản lý nghiệp vụ lưu trữ ở các cơ quan Đảng nói riêng, cụ thể là Tạp chí Cộng sản. Trong luận văn, tác giả giới thiệu thành phần, nội dung, ý nghĩa của tài liệu trong giai đoạn lịch sử và việc cần thiết phải tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ nhằm phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu và sử dụng tài liệu. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giải quyết một số tồn tại hiện nay trong công tác quản lý, tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại Tạp chí Cộng sản, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý khoa học và hiệu quả sử dụng tài liệu, đồng thời Đề tài cũng là một nguồn tài liệu tham khảo để cơ quan nhận thức rõ ràng hơn ý nghĩa của nhiệm vụ này và quan tâm chỉ đạo cũng như đầu tư thỏa đáng cho công tác lưu trữ của Tạp chí Cộng sản. Từ những nghiên cứu đó, luận văn nêu trình tự tiến hành và phương pháp tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của Tạp chí Cộng sản, giúp cho công tác phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn di sản văn hóa quý báu và đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những nhà quản lý hoạch định, xây dựng hệ thống quản lý công tác lưu trữ tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. 10
  15. 10. Bố cục của đề tài Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Tạp chí Cộng sản và Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản; Chương 2: Thực trạng tài liệu Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản và sự cần thiết của việc tổ chức khoa học tài liệu Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản; Chương 3: Trình tự tiến hành và phương pháp tổ chức khoa học tài liệu Phông lưu trữ Tạp chí Cộng sản Mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực, song do còn nhiều hạn chế của bản thân nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và các đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn, đó cũng là mong muốn lớn nhất của tác giả khi quyết định lựa chọn đề tài này. Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2015 Học viên Nguyễn Quỳnh Lan 11
  16. Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TẠP CHÍ CỘNG SẢN VÀ PHÔNG LƢU TRỮ TẠP CHÍ CỘNG SẢN 1.1 Khái quát về Tạp chí Cộng sản 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tạp chí Cộng sản Là một cơ quan lý luận và chính trị của Ban chấp hành Trung ương, ra đời cùng với thời kỳ lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Cộng sản đã có vị trị nhất định trong lịch sử của Đảng và của đất nước; Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã viết “Đảng ta luôn coi trọng công tác lý luận, ngay từ khi mới thành lập, trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, Đảng ta đã xuất bản tạp chí lý luận. Quá trình hoạt động của Tạp chí gắn liền với quá trình đấu tranh và trưởng thành của Đảng. Trong mọi thời kỳ, Tạp chí đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc cách mạng”. Cách đây 85 năm, Hội nghị thành lập Đảng họp từ ngày 6-1đến ngày 7- 2-1930 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đã quyết định xuất bản một tạp chí lý luận chung cho toàn Đảng và ba tờ báo tuyên truyền ở ba xứ. Thực hiện quyết định đó, Tạp chí Đỏ, mà người sáng lập là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, ra số 1 ngày 5-8-1930. Từ đó đến nay, qua các giai đoạn cách mạng, các tạp chí Đảng đã nối tiếp nhau ra mắt bạn đọc. Từ năm 1930 đến 1945, sau Tạp chí Đỏ là Tạp chí Cộng sản (1931), Tạp chí Bônsơvic, rồi đến Tạp chí Cộng sản (1941) và Tạp chí Cộng sản (1943). Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tạp chí có tên là Sinh hoạt nội bộ và Tạp chí Cộng sản (1950). Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, Tạp chí Học tập ra đời tháng 12-1955 và xuất bản đều kỳ hằng tháng. Từ ngày 5-1-1977, Tạp chí Học tập được đổi tên là Tạp chí Cộng sản. Ở miền Nam, trong công cuộc kháng chiến chống thực dân 12
  17. Pháp, Trung ương cục miền Nam đã xuất bản Tạp chí Nghiên cứu và trong những năm chống Mỹ, cứu nước đã xuất bản Tạp chí Tiền phong. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng khóa VIII về công tác của Tạp chí Cộng sản trong giai đoạn mới, Bộ Biên tập Tạp chí đã phát hành thử nghiệm Tạp chí Cộng sản điện tử trên mạng in-tơ-net và phát hành chính thức ngày 3- 2-2003. Là “cánh tay nối dài” của Tạp chí Cộng sản (bản in), Tạp chí Cộng sản điện tử có nhiệm vụ tuyên truyền có định hướng những vấn đề lý luận chính trị trong nước và quốc tế, tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, mở rộng thông tin đối ngoại, giới thiệu về đất nước, con người, truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam, nhằm tăng cường sự hiểu biết và tình cảm của bạn bè quốc tế đối với đất nước và con người Việt Nam. Tạp chí Cộng sản điện tử còn có nhiệm vụ đấu tranh chống lại những luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Để đáp ứng yêu cầu của công tác tư tưởng và lý luận trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, trong điều kiện bùng nổ thông tin, trình độ dân trí ngày càng cao, đòi hỏi của bạn đọc ngày càng lớn, thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, Tạp chí đã có những bước mở rộng các ấn phẩm như sau: Từ tháng 1-2007, Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở Bám sát tôn chỉ, mục đích và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng, đáp ứng yêu cầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trước hết ở cơ sở và các cấp ủy, chính quyền các cấp từ cơ sở tới tỉnh, thành phố, Tạp chí tập trung cung cấp các tư liệu, thông tin lý luận, chính trị, hướng dẫn hướng dẫn giải thích, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước tại cơ sở và cấp trên trực tiếp của cơ sở, một cách dễ hiểu, dễ làm, dễ sơ kết, tổng kết thành kinh nghiệm, mô hình, dễ phổ biến và dễ nhân rộng thành phong trào. Mặt khác, Tạp chí là diễn đàn để cơ sở bày tỏ 13
  18. nhu cầu của mình, khuyến nghị ý kiến trong việc tổ chức thực hiện và kiến nghị tiếp tục đổi mới nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước một cách toàn diện, cụ thể, hiệu quả, đặc biệt là những vấn đề cấp bách, nóng bỏng, mệnh hệ tới cơ sở, đặt ra ở cơ sở và đối với cấp trên trực tiếp cơ sở. Tạp chí đặc biệt chú trọng phát hiện và phân tích những nhu cầu nổi bật, những vướng mắc nan giải ở cơ sở, tìm tòi và kiến giải các kinh nghiệm hay, các mô hình mới từ cơ sở, đề xuất những vấn đề cần tiếp tục đổi mới về chính sách và chế độ để giúp các cơ sở thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị. Qua đó, Tạp chí Cộng sản Chuyên đề cơ sở góp phần vào việc bảo đảm vững chắc sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, xây dựng và phát huy nền dân chủ của nhân dân, từ mỗi thôn, xóm, bản, làng, trong từng cán bộ, đảng viên từ cơ quan, trường học, doanh nghiệp tới phường phố, làng xã, hải đảo xa xôi... Chuyên san Hồ sơ sự kiện số đầu tiên xuất bản vào tháng 11- 2006, Mỗi số Hồ sơ sự kiện đều tập trung vào một chủ đề, mỗi chủ đề đề có phần Hồ Sơ hệ thống một cách khoa học nội dung đã chọn, có phần Bình Luận hay và đủ sâu, có phần Bên lề Sự kiện hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc, tất cả những phần đó cộng các chuyên mục khác cung cấp cho độc giả cái nhìn tương đối toàn diện, hệ thống và sâu sắc về những sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa lớn trên thế giới và trong nước, góp phần nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ đảng viên và nhân dân, đấu tranh trực diện trên mặt trận tư tưởng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; 1/2014 Bộ Biên tập TCCS ra thêm ấn phẩm mới, chuyên đề Đoàn kết và phát triển phục vụ cho các già làng, trưởng bản, các vị có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và miền núi, với mục đích tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phổ biến kinh 14
  19. nghiệm hay trên các phương diện của đời sống kinh tế - xã hội, nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu phản động. Từ khi xuất bản tạp chí đến nay đã 85 năm, trong đó có 60 năm tạp chí Đảng được xuất bản liên tục đều kỳ. Tuy tên gọi của Tạp chí có lúc khác nhau, trong đó tên Tạp chí Cộng sản được dùng đến năm lần, nhưng xét về mặt nội dung, Tạp chí luôn luôn là tạp chí lý luận và chính trị của Đảng. Và qua những chặng đường phát triển, Tạp chí Cộng sản đã không ngừng trưởng thành, và đã có những đóng góp tích cực vào việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục lý luận của Đảng. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tạp chí Cộng sản Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản thời kỳ từ 1930 đến 1945, phải hoạt động bí mật. Mọi công việc có quan hệ đến việc xuất bản tạp chí, từ biên tập đến in ấn, phát hành... đều phải tổ chức hết sức đơn giản, gọn nhẹ cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cực kỳ khó khăn, thiếu thốn, nguy hiểm lúc bấy giờ. Lúc ấy chưa có Bộ Biên tập chuyên trách, chưa có tổng biên tập. Người phụ trách tạp chí thường là Tổng Bí thư. Một số đồng chí trong Ban thường vụ Trung ương cùng một số đồng chí khác kiêm nhiệm việc biên tập. Sau khi Đảng ta lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền chưa bao lâu, thì lại phải lo kháng chiến chống Pháp xâm lược, cho nên việc xuất bản tạp chí của Đảng cũng gặp khó khăn. Từ năm 1955, trong Nghị quyết của kỳ họp Hội nghị Trung ương lần thứ 7 mở rộng Ban Chấp hành Trung ương Đảng có nêu “về mặt tư tưởng… ra Tạp chí học tập của Trung ương để giúp vào việc nghiên cứu chính sách và giáo dục tư tưởng, bước đầu xây dựng công tác lý luận của Đảng”; Tạp chí Cộng sản bắt đầu ra đều kỳ ấn phẩm và từ đó đến nay đã có 3 lần thay đổi, bổ sung về Chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Tạp chí Cộng sản; 15
  20. Quyết định bổ sung về Chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Tạp chí Cộng sản số 109-QĐ/TW ngày 28/06/2012 của Ban Chấp hành Trung ương như sau: Chức năng: Tạp chí Cộng sản là cơ quan ngôn luận chính trị của Trung ương Đảng, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ương; là đơn vị hành chính sự nghiệp; Nhiệm vụ: - Bằng những lý luận từ chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng vào lý luận thực tiễn, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào công tác quản lý, xây dựng và bảo vệ đất nước. - Đấu tranh với những tư tưởng sai trái, chống phá Nhà nước của các thế lực thù địch trong và ngoài nước; - Nghiên cứu khoa học giữa lý luận chính trị và thực tiễn, làm rõ các vấn đề lý luận chính trị trong các mặt của đời sống như văn hóa, kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh v.v. - Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các đảng cộng sản trên thế giới, nghiên cứu và nắm bắt các tư tưởng của các đảng phái các nước, tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổ chức bộ máy của Tạp chí Cộng sản Tạp chí Cộng sản được tố chức thành Bộ Biên tập, có cơ cấu tổ chức như sau : 1- Ban Biên tập Cơ quan lãnh đạo, quản lý Tạp chí gồm: Tổng Biên tập, các Phó Tổng Biên tập và Uỷ viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản. 2- Các vụ, các ban chuyên môn về biên tập gồm Ban Chính trị, Ban Xây dựng Đảng, Ban Kinh tế, Ban Văn hoá - Xã hội, Ban Quốc tế, Ban Tạp 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2