Luận văn Thạc sĩ ngành Xã hội học: Thực trạng đời sống của người dân sau tái định cư
lượt xem 5
download
Luận văn phân tích, hệ thống hoá những nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trong nước và nước ngoài về vấn đề đời sống người dân sau tái định cư. Trên cơ sở thao tác hóa các khái niệm và điểm lại một số lý thuyết liên quan, luận văn góp phần đưa ra bức tranh phân tích thực trạng đời sống người dân sau tái định cư và lượng giá mức độ hài lòng của người dân về đời sống sau tái định cư. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ ngành Xã hội học: Thực trạng đời sống của người dân sau tái định cư
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THÚY THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƢ (Trƣờng hợp TIỂU DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ - DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ VIỆT NAM) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÃ HỘI HỌC Hà Nội, năm 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THÚY THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƢ (Trƣờng hợp TIỂU DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ - DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ VIỆT NAM) Ngành: Xã hội học Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60.31.03. 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH XÃ HỘI HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRỊNH VĂN TÙNG Hà Nội, năm 2015
- LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học đƣợc hoàn thành tại trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Có đƣợc bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới đến, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, phòng đào tạo Sau đại học, Khoa Xã hội học đặc biệt là PGS.TS Trịnh Văn Tùng đã trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài "Thực trạng đời sống của người dân sau tái định cư" (Trường hợp Tiểu dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ – Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam). Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành xã hội học cho bản thân tác giả trong nhƣng năm tháng qua. Đồng thời gửi tới Ban quản lý dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ; các cấp chính quyền phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, nhân dân trong khu tái định cƣ Thới Nhựt – những ngƣời tham gia vào nghiên cứu lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu thực tế cũng nhƣ những tài liệu cần thiết liên quan tới luận văn. Sự thành công của luận văn này là công lao của tập thể, của nhà trƣờng, cơ quan và các đơn vị có liên quan. Đặc biệt trong đó có sự quan tâm động viên khuyến khích cũng nhƣ sự thông cảm sâu sắc của gia đình. Nhân đây tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, phê bình của quý Thầy Cô, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp. Chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 7 1.Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................... 7 2.Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................. 9 2.1. Những nghiên cứu nƣớc ngoài về đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ ........... 9 2.2. Những nghiên cứu trong nƣớc về đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ .......... 12 3.Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................ 14 3.1. Ý nghĩa lý luận ............................................................................................... 14 3.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................ 14 4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 14 4.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 14 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 14 5.Đối tƣợng khách thể và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 15 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 15 5.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................... 15 5.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 15 6.Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 15 6.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 15 6.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 15 7.Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 16 7.1. Phƣơng pháp luận .......................................................................................... 16 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 17 7.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................ 17 7.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu .................................................................. 17 7.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi ................................................. 19 7.3. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 19 7.3.1. Phƣơng pháp chọn mẫu .......................................................................... 19 7.3.2. Giới thiệu mẫu nghiên cứu ..................................................................... 20 8.Khung lý thuyết ..................................................................................................... 24 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 25 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................ 25 1.1.Các khái niệm công cụ ........................................................................................ 25 1.1.1. Tái định cƣ ................................................................................................. 25 1.1.2. Đời sống và đời sống sau tái định cƣ ......................................................... 25 1.1.3. Nâng cấp đô thị .......................................................................................... 26 1.2.Các lý thuyết áp dụng ......................................................................................... 27 1.2.1. Lý thuyết hệ thống của Talcott Parsons ..................................................... 27 1
- 1.2.2. Lý thuyết phát triển bền vững .................................................................... 28 1.3. . Chính sách của Ngân hàng thế giới và chính phủ Việt Nam về tái định cƣ và khôi phục mức sống ngƣời dân sau tái định cƣ ................................................................. 29 1.3.1. Chính sách của Ngân hàng về tái định cƣ và khôi phục mức sống ngƣời dân sau tái định cƣ .................................................................................................... 29 1.3.2. Chính sách của Chính phủ Việt Nam về tái định cƣ và khôi phục mức sống ngƣời dân sau tái định cƣ .......................................................................................... 30 1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 31 Chƣơng 2: THỰC TẾ TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIỂU DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........................................................................................ 34 2.1. Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện Tiểu DA Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ 34 2.2. Các hạng mục Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ .......................... 36 2.3. Kế hoạch hành động tái định cƣ của Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ (RAP) ................................................................................................................ 39 2.3.1. Quá trình tổ chức thực hiện thiết kế RAP ....................................................... 39 2.3.2. Lộ trình triển khai thực hiện đền bù tái định cƣ theo RAP ............................. 40 2.3.3. Thực tế thực hiện hoạt động trong RAP ......................................................... 41 2.3.3.1. Cơ cấu tổ chức thực hiện đền bù tái định cƣ theo RAP ........................... 41 2.3.3.2. Thực tế thực hiện đền bù, tái định cƣ ....................................................... 43 2.3.3.3. Thực tế thực hiện xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng tái định cƣ .............. 45 2.3.3.4. Thực tế truyền thông và tham vấn cộng đồng ......................................... 46 CHƢƠNG 3: SỰ THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƢ TIỂU DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ......................................... 49 3.1. Đời sống kinh tế ngƣời dân sau tái định cƣ Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ .................................................................................................................... 49 3.1.1. Nhà ở .......................................................................................................... 49 3.1.2. Điều kiện sinh hoạt hộ gia đình ...................................................................... 52 3.1.3. Việc làm .......................................................................................................... 54 3.1.4. Thu nhập và chi tiêu........................................................................................ 57 3.1.5. Mức độ hài lòng của ngƣời dân sau tái định cƣ về đời sống kinh tế .............. 61 3.2. Đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục và y tế ngƣời dân tái định cƣ tiểu dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ ................................................................................... 65 3.2.1. Đời sống Giáo dục .......................................................................................... 65 3.2.1.1. Nơi học của trẻ em ................................................................................... 65 3.2.1.2. Khoảng cách từ nhà đến trƣờng ............................................................... 67 3.2.1.3. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ trong trƣờng học........................................ 69 3.2.1.4. Mức độ hài lòng của ngƣời về giáo dục sau tái định cƣ .......................... 70 2
- 3.2.2. Đời sống Y tế .................................................................................................. 74 3.2.2.1. Tình trạng sức khỏe và hành vi khám bệnh ngƣời dân ............................ 74 3.2.2.2. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của cơ sở y tế trƣớc và sau tái định cƣ ............ 75 3.2.2.3. Mức độ hài lòng của ngƣời dân về y tế sau tái định cƣ ........................... 77 3.2.3. Đời sống Văn hóa -xã hội ............................................................................... 80 3.2.3.1. Quan hệ hàng xóm láng giềng.................................................................. 80 3.2.3.2. Liên kết xã hội .......................................................................................... 82 3.2.3.3. Mức độ hài lòng của ngƣời dân về văn hóa – xã hội sau tái định cƣ ....... 84 3.3. Đời sống chính trị của ngƣời dân tái định cƣ Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ .................................................................................................................... 88 3.3.1. Quyền đƣợc thông tin về các vấn đề của địa phƣơng ................................... 89 3.3.2. Quyền đƣợc tham gia về các vấn đề của địa phƣơng ..................................... 90 3.3.3. Mức độ hài lòng của ngƣời dân về đời sống chính trị sau tái định cƣ ............ 91 3.4. Một số khía cạnh khác về đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ ............................ 95 3.4.1. Giao thông .................................................................................................. 95 3.4.2. Môi trƣờng sống ............................................................................................. 96 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 103 PHỤ LỤC...............................................................................................................................113 3
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.3.1: Khoảng cách từ nơi ở cũ đến nơi ở mới ............................................... 45 Biểu đồ 3.1.1: So sánh chất lƣợng điện, nƣớc sinh hoạt trƣớc và sau TĐC ................ 53 Biểu đồ 3.1.2: So sánh thu nhập hàng tháng của hộ gia đình trƣớc và sau TĐC ......... 58 Biểu đồ 3.1.3 So sánh thu nhập so với chi tiêu hộ gia đình trƣớc và sau TĐC........... 60 Biểu đồ 3.2.1: Nơi học của trẻ em các hộ gia đình trong khu tái định cƣ ................... 66 Biểu đồ 3.2.2: So sánh cơ sở vật chất trƣớc và sau tái định cƣ .................................... 69 Biểu đồ 3.2.3: So sánh tỷ lệ mắc bệnh thƣờng gặp liên quan tới môi trƣờng trƣớc và sau tái định cƣ ............................................................................................................. 74 Biểu đồ 3.2.3. So sánh quan hệ láng giềng trƣớc và sau tái định cƣ ............................ 80 Biểu đồ 3.2.4: So sánh mức độ đóng góp chi phí vào công việc chung cộng đồng trƣớc và sau tái định cƣ ......................................................................................................... 83 Biểu đồ 3.3.1 So sánh mức độ thông tin các vấn đề địa phƣơng của ngƣời dân trƣớc và sau tái định cƣ. .............................................................................................................. 89 Biểu đồ 3.4.1: So sánh tình trạng ô nhiễm không khí tiếng ồn trƣớc và sau TĐC ..... 97 Biểu đồ 3.4.2: So sánh tình trạng cấp thoát nƣớc trƣớc và sau tái định cƣ .................. 97 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.2.1: Kết quả nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 ....................................................... 36 Bảng 2.3.1: Số tiền đền bù............................................................................................ 44 Bảng 3.1.1: Loại nhà ở trƣớc và sau Tái định cƣ ........................................................ 49 Bảng 3.1.2: Loại nhà ở hộ gia đình theo hạng mục ảnh hƣởng .................................... 50 Bảng 3.1.3: Đánh giá tình trạng nhà ở ........................................................................ 51 Bảng 3.1.4: So sánh điều kiện điện và nƣớc hộ gia đình trƣớc và sau TĐC ................ 52 Bảng 3.1.5: Sự thay đổi nghề nghiệp hộ gia đình so với trƣớc Tái định cƣ ........... 55 Bảng 3.1.6: Chuyển đổi nghề nghiệp Buôn bán dịch vụ so với trƣớc Tái định cƣ ..... 56 Bảng 3.1.7: Tƣơng quan giữa chuyển đổi nghề nghiệp buôn bán dịch vụ và loại công trình ảnh hƣởng......................................................................................................... 56 Bảng 3.1.8: Đánh giá thu nhập GĐ kinh doanh buôn bán và Sự chuyển đổi nghề nghiệp .......................................................................................................................... 59 Bảng 3.1.9: Tƣơng quan giữa giới tính của chủ hộ gia đình và mức độ hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ .......................................................................................... 61 Bảng 3.1.10: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn của chủ hộ gia đình và mức độ hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ ..................................................................... 62 Bảng 3.1.11: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của chủ hộ gia đình và mức độ hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ ................................................................................. 62 Bảng 3.1.12: Tƣơng quan giữa độ tuổi của chủ hộ gia đình và mức độ hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ .......................................................................................... 63 Bảng 3.1.13: Tƣơng quan giữa hạng mục ảnh hƣởng và mức độ hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ .................................................................................................. 64 Bảng 3.2.1: Tƣơng quan giữa khoảng cách từ nhà đến trƣờng so với đánh giá tình hình học hành của con em hộ GĐ........................................................................................82 Bảng 3.2.2: Tƣơng quan giữa giới tính của chủ hộ với mức độ hài lòng về GD sau TĐC ............................................................................................................................ 71 Bảng 3.2.3: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn của chủ hộ với mức độ hài lòng về giáo dục sau tái định cƣ ........................................................................................................ 71 4
- Bảng 3.2.4: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của chủ hộ với mức độ hài lòng về giáo dục sau tái định cƣ .............................................................................................................. 72 Bảng 3.2.5: Tƣơng quan giữa độ tuổi của chủ hộ với mức độ hài lòng về giáo dục sau TĐC .............................................................................................................................. 73 Bảng 3.2.6: So sánh khoảng cách từ nhà tới cơ sở y tế trƣớc và sau Tái định cƣ ........ 75 Bảng 3.2.7: So sánh chất lƣợng cơ sở vật chất và chất lƣợng các dịch vụ y tế cơ sở y tế trƣớc và sau Tái định cƣ ........................................................................................... 76 Bảng 3.2.8 Tƣơng quan giữa giới tình chủ hộ và mức độ hài lòng về y tế trƣớc và sau tái định cƣ .................................................................................................................... 77 Bảng 3.2.9: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn với mức độ hài lòng về y tế sau tái định cƣ. ........................................................................................................................ 78 Bảng 3.2.10: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp với mức độ hài lòng về đời sống y tế sau tái định cƣ................................................................................................................... 78 Bảng 3.2.11: Tƣơng quan giữa nhóm tuổi của chủ hộ với mức độ hài lòng về y tế sau tái định cƣ............................................................................................................. 79 Bảng 3.2.12: Tƣơng quan giữa giới tính chủ hộ mức độ hài lòng về văn hóa xã hội sau tái định cƣ ................................................................................................................... 85 Bảng 3.2.13: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn chủ hộ và mức độ hài lòng về văn hóa xã hội sau tái định cƣ .................................................................................................. 85 Bảng 3.2.14: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp chủ hộ và mức độ hài lòng về đời sống văn hóa xã hội sau tái định cƣ ..................................................................................... 86 Bảng 3.2.15: Tƣơng quan giữa độ tuổi của chủ hộ và mức độ hài lòng về văn hóa xã hội sau tái định cƣ ......................................................................................................... 87 Bảng 3.3.1: So sánh quyền tham gia của ngƣời dân trƣớc và sau tái định cƣ ............. 90 Bảng 3.3.2: Tƣơng quan giữa giới tính của chủ hộ với mức độ hài lòng về đời sống chính trị sau tái định cƣ ................................................................................................ 92 Bảng 3.3.3: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn của chủ hộ với mức độ hài lòng về đời sống chính trị sau tái định cƣ ....................................................................................... 93 Bảng 3.3.4: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của chủ hộ với mức độ hài lòng về đời sống chính trị sau tái định cƣ .............................................................................................. 93 Bảng 3.3.5: Tƣơng quan giữa độ tuổi của chủ hộ với mức độ hài lòng về đời sống chính trị sau tái định cƣ .............................................................................................. 94 Bảng 3.4.1: So sánh đƣờng đi lại trong khu dân cƣ trƣớc và sau tái định cƣ .............. 95 Bảng 3.4.2: So sánh việc xử lý rác thải trƣớc và sau TĐC .......................................... 96 5
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ AH: Ảnh hƣởng CSXH: Chính sách xã hội CSHT: Cơ sở hạ tầng GĐ: Gia đình GS: Giám sát GPMB: Giải phóng mặt bằng HM: Hạng mục HTCS: Hạ tầng cơ sở KV: Khu vực NN: Nông nghiệp NA: Không xác định NVS: Nhà vệ sinh NCĐT: Nâng cấp đô thị QLDA: Quản lý dự án PMU: Ban Quản lý dự án RAP: Kế hoạch hành động Tái định cƣ TT: Thông tin TĐC: Tái định cƣ UBND: Ủy ban Nhân dân WB: Ngân hàng Thế giới WPC: UBND Cấp phƣờng 6
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Đất đai là tài nguyên vô giá đối với sự sống của con ngƣời, là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế-xã hội. Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cƣ trú, làm tƣ liệu sản xuất… ngày càng gia tăng. Luật đất đai 1993 của Việt nam đã ghi rõ: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn biết bao công sức, xƣơng máu mới tạo dựng, bảo vệ đƣợc vốn đất đai nhƣ ngày hôm nay". Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống và trình độ sản xuất của con ngƣời còn thấp, công năng chủ yếu của đất đai tập trung chủ yếu vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Thời kì cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năng của đất đai từng bƣớc đƣợc mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn. Điều này có nghĩa đất đai đã cung cấp cho con ngƣời tƣ liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng nhƣ cung cấp những điều kiện cần thiết về hƣởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại. Vấn đề đất đai đƣợc biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển nhƣ ở các khu vực thành thị và đô thị hóa. Đô thị hóa là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Khu vực đô thị hàng năm đóng góp trung bình khoảng 70-75% GDP của cả nƣớc. Đô thị đã khẳng định vai trò là động lực cho phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phƣơng, mỗi vùng và cả nƣớc. Trong những năm qua, Việt Nam đang có tốc độ đô thị hóa nhanh do phát triển cùng với sự tăng trƣởng kinh tế. Hệ thống các đô thị đã có sự phát triển nhanh cả về số lƣợng, chất lƣợng và quy mô; diện mạo đô thị có nhiều khởi sắc theo hƣớng hiện đại, tạo dựng đƣợc những không gian đô thị mới, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu về môi trƣờng sống và làm việc có chất lƣợng cho ngƣời dân. Tính đến tháng 12/2012, Việt Nam đã có 765 đô thị; trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh); 7 đô thị loại I; 13 đô thị loại II; 44 đô thị loại III; 44 đô thị loại IV và số còn lại là loại V. Tỷ lệ đô thị hoá đạt 32% vào thời điểm này. Diện tích đất toàn đô thị là 48.965 km2 chiếm 14,78% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nƣớc; trong đó đất nội thị là 14.104 km2 (chiếm4,26%) đất ngoại thị là 34.861 km2 (chiếm 10,52%). Song song với sự gia tăng của các đô thị, các số liệu đƣợc thống kê cũng cho thấy dân số của khu vực đô thị cũng gia tăng nhanh chóng. Vào năm 1989, dân số Việt Nam là 64,8 triệu ngƣời, trong đó có 12,9 triệu ngƣời (chiếm 20%) sống 7
- tại khu vực thành thị. Đến năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên khoảng 32% với ƣớc tính 28,5 triệu ngƣời. Theo nhận định của chuyên gia phát triển đô thị của Ngân hàng thế giới Ông Dean Cira, Việt Nam còn đang ở giai đoạn đầu của đô thị hoá và chuyển dần sang giai đoạn giữa. Tỷ lệ dân đô thị trên toàn quốc tăng 3,4%/năm với 34% dân số Việt Nam sống ở đô thị. Dự báo đến 2025 tổng số đô thị cả nƣớc đạt khoảng trên 1000 đô thị. Dân số đô thị năm 2015 đạt khoảng 35 triệu ngƣời, tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 38%; năm 2025 khoảng 52 triệu ngƣời, tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 50%. Trong đó, mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu ngƣời là 100m2/ngƣời. Nếu đạt tỷ lệ 100m2/ngƣời, Việt Nam cần có khoảng 450.000ha đất đô thị, nhƣng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000ha, bằng 1/4 so với yêu cầu. Trong quá trình đô thị hóa và thực hiện các dự án đầu tƣ cho phát triển kinh tế, xã hội, giáo thông vận tải, v.v... không thể tránh khỏi việc ảnh hƣởng đến đất và các tài sản trên đất của ngƣời dân ở khu vực dự án để phục vụ cho việc mở mang, xây dựng các công trình. Điều này dẫn đến việc thu hồi đất đai của ngƣời dân (trong trƣờng hợp ảnh hƣởng một phần) hoặc phải thực hiện giải tỏa và di dời, tái định cƣ cho ngƣời dân (trong trƣờng hợp ảnh hƣởng toàn bộ). Việc thu hồi đất, tái định cƣ sẽ gây ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời dân tại các khu vực dự án. Việc giải tỏa, di dời tái định cƣ không đơn giản là đƣa một bộ phận dân cƣ từ nơi này sang nơi khác còn liên quan đến nhiều vấn đề xã hội khác nhƣ phục hồi kinh tế, việc làm, giáo dục, y tế, khả năng tiếp cận với các dịch vụ đô thị, các quan hệ xã hội, v.v... Do đó, công việc này phải đƣợc xem là công tác an toàn xã hội và là một nhiệm vụ then chốt mà bất kể một dự án đầu tƣ hay phát triển đô thị nào cũng cần phải thực hiện tốt bởi nó sẽ góp phần vào sự thành công và bền vững của dự án. Tái định cƣ là một hiện tƣợng xuất hiện khá sớm trên thế giới. Khi các cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ, hàng trăm nhà máy xí nghiệp tại các thành phố lớn xuất hiện, nó thu hút một lực lƣợng lao động khổng lồ. Trƣớc sức hút đó, hàng ngàn ngƣời dân ở khu vực nông thôn đã di chuyển ra các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm và cơ hội phát triển. Tại đây, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn và bất cập, chất lƣợng cuộc sống không đƣợc đảm bảo: họ sống trong những khu nhà trọ tạm thời hoặc/và những khu ổ chuột tồi tàn lộn xộn với điều kiện vệ sinh thấp kém. Do đó, cần thiết một hệ thống quản lý để cải thiện tình trạng vệ sinh thấp kém ở những khu thu nhập thấp này. Hơn nữa, nhu cầu phát triển không ngừng của các thành phố lớn nhƣ: Phát triển thƣơng mại, phát triển dầu tƣ, nhu cầu chỉnh trang đô thị, cải thiện cơ sở hạ tầng cũng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh và di dời một số bộ phận dân cƣ có liên quan, 8
- Đó chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động giải tỏa, di dời và tái định cƣ. Tái định cƣ bao hàm tất cả những thiệt hại trực tiếp về kinh tế và xã hội gây ra bởi việc thu hồi đất và hạn chế sự tiếp cận, cùng với những biện pháp đền bù và sửa chữa. Tái định cƣ không hạn chế ở sự di dời về mặt vật chất. Tái định cƣ có thể tùy thuộc vào từng trƣờng hợp cụ thể, bao gồm (a) thu hồi đất và các công trình trên đất, bao gồm cả việc kinh doanh, buôn bán; (b) sự di dời về mặt vật chất; (c) sự khôi phục kinh tế của những ngƣời bị ảnh hƣởng nhằm cải thiện (hoặc ít nhất là phục hồi) thu nhập và mức sống. Ngân hàng Thế giới (WB) và Chính phủ Việt Nam đều ban hành những chính an toàn xã hội nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hƣởng của các dự án đầu tƣ và phát triển lên ngƣời dân ở khu vực dự án. Những chính sách này hƣớng tới việc hạn chế tối đa việc di dời để đối với những hộ tái định cƣ, cuộc sống của họ phải đƣợc ít nhất bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Nguyên tắc này của WB đã đƣợc hầu hết các dự án có quy mô lớn liên quan đến Tái định cƣ trên thế gới áp dụng, bao gồm cả Chính phủ Việt Nam. Việc sử dụng các nguyên tắc của Ngân hàng Thế giới trong thực hiện công tác Giải tỏa, di dời, tái định cƣ đã giúp Việt Nam giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy đến với ngƣời dân bị ảnh hƣởng đồng thời giúp ngƣời dân khôi phục, nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác an toàn xã hội, tái định cƣ, Tác giả lựa chọn Đề tài nghiên cứu “Thực trạng đời sống của ngƣời dân sau tái định cƣ”. Mục đích của Đề tài nhằm mô tả thực trạng cuộc sống của ngƣời dân đang sinh sống tại khu tái định cƣ Thới Nhựt thuộc Tiểu dự án Nâng cấp đô thị TP.Cần Thơ - Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu An toàn xã hội và Tái định cƣ là hoạt động gặp ở các nƣớc trên thế giới, khi mà có các hoạt động đầu tƣ và phát triển. Hiện nay, có rất nhiều ngành, nhà khoa học xã hội nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu đều đã chỉ ra rằng, đời sống ngƣời dân có những thay đổi nhất định sau khi thực hiện Tái định cƣ. 2.1. Những nghiên cứu nƣớc ngoài về đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ Tại Indonesia, một quốc gia đang phát triển tƣơng tự nhƣ Việt Nam, năm 2013, Hội thảo quốc tế "Phục hồi sinh kế của ngƣời dân tái định cƣ bị ảnh hƣởng bởi dự án xây dựng đập: Các trƣờng hợp ở châu Á" đã đƣợc tổ chức. Đề tài của tác giả Sunardi “Thực trạng đời sống ngƣời sau 25 năm tái định cƣ do dự án đập Saguling-1 "Livelihood status of resettlers affected by the Saguling Dam project, 25 years after 9
- inundation" đã đƣợc trình bày tại Hội thảo. Nghiên cứu này đã sử dụng phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Kết quả thu đƣợc là một bức tranh khá toàn diện về cuộc sống của ngƣời dân sau tái định cƣ nhƣ tình trạng nhà ở, dịch vụ công, cơ sở hạ tầng (điện, đƣờng xá, trƣờng, trạm y tế, nƣớc sạch), cơ hội học tập, việc làm, hoạt động tôn giáo. Báo cáo có so sánh giữa trƣớc khi có dự án và sau tái định cƣ 25 năm; so sánh giữa ngƣời dân từ Bongas và ngƣời dân từ Sarinagen để thấy sự ảnh hƣởng khác biệt đặc trƣng của dân cƣ hai vùng với dự án. Tuy nhiên, báo cáo mới dừng ở mô tả hiện trạng, còn thiếu dữ liệu định tính để đi sâu phân tích nguyên nhân của các vấn đề ngƣời dân sau tái định cƣ. Marko Valenta, Tác giả đề tài "Quan hệ xã hội sau tái định cư - Finding friends after resettlement" PhD.-thesis 2008 tại Đại học khoa học và công nghệ Na Uy đã nghiên cứu mở rộng với nhiều nội dung phong phú liên quan đến ngƣời dân tái định cƣ và ngƣời tị nạn vào Na Uy nhƣ: đặc trƣng của cộng đồng nhập cƣ, quá trình hòa nhập, xây dựng các mối quan hệ của họ còn nhiều vấn đề; những khác biệt của hai cộng đồng dẫn tới xung đột trên nhiều lĩnh vực mà khó lòng thỏa hiệp với ngƣời bản địa. Nghiên cứu đã phân tích khá cụ thể tình hình của ngƣời dân sau tái định cƣ: những ngƣời nhập cƣ từng bƣớc quản lý để giành quyền kiểm soát cuộc sống của họ, dần thông thạo ngôn ngữ và làm quen với văn hóa bản địa, đa số tăng dần cùng với thời gian ở Na Uy, các xung đột giảm dần. Tuy nhiên dù cố gắng nhƣng sự hòa nhập hoàn toàn vào cộng đồng là khó khăn. Những ngƣời nhập cƣ cũng xây dựng lại đời sống xã hội của họ trong khuôn khổ của các mối quan hệ khác nhau và các mối quan hệ này ảnh hƣởng rất lớn tới tƣ tƣởng, sự hòa nhập của họ bên cạnh một yếu tố rất quan trọng là vị trí xã hội của họ (kinh tế); ngƣời già thƣờng khó hòa nhập hơn ngƣời trẻ, phụ nữ cũng khó hòa nhập hơn dù một số rất cố gắng làm việc đó. Nhƣ chúng ta đã thấy, các mạng di dân thƣờng bị phân mảnh, và đời sống xã hội của họ là dựa trên thực tiễn dân tộc-xã hội chọn lọc. Trong giai đoạn đầu của cuộc sống mới, những ngƣời nhập cƣ có đƣợc công việc đầu tiên, căn hộ và ngƣời quen của họ. Trong giai đoạn này, những ngƣời châu Âu thƣờng có lợi thế hơn do nền tảng tốt hơn. Tuy nhiên, kỳ vọng lạc quan dần dần có thể thay đổi khi đối mặt với thực tế khó khăn của cuộc sống trong môi trƣờng xã hội và văn hóa mới. Những ngƣời nhập cƣ dần dần thừa nhận rằng nó không phải là dễ dàng để xây dựng bản sắc tích cực trong tƣơng tác và quan hệ với ngƣời dân bản địa. Kết quả là, họ phát triển các quan xã hội tạo thành hai khu. Một, gần nhƣ hoàn toàn là các mối quan hệ với đồng bào của mình, thứ hai bao gồm các mối quan hệ với ngƣời dân địa phƣơng bản địa. Sau đó, mà chủ yếu là từ những ngƣời quen biết, các mối quan hệ dần dần mở rộng ra khi ngƣời nhập cƣ gặp gỡ những ngƣời mới, thay đổi việc làm, căn hộ, và gặp gỡ đồng nghiệp Na Uy mới, hàng xóm,...Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mang tính định tính (Phỏng vấn sâu, quan sát tham dự, phân tích tài liệu 10
- INTERNET”, chƣa có những con số cụ thể về bức tranh tổng thể sau tái định cƣ, đôi khi mang tính chủ quan. "Hành động tái định cư và chương trình cải thiện sinh kế - Resettlement Action Network Land and Livelihoods Programme" đƣợc đăng tải trên Diễn đàn các tổ chức NGO đã có báo cáo năm 2008: "Báo cáo của các nghiên cứu thực địa về ảnh hƣởng của tái định cƣ do dự án cải thiện đƣờng quốc lộ 1”. Khảo sát này đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng phỏng vấn 269 ngƣời ở 7 xã tại Campuchia – những ngƣời bị ảnh hƣởng trong giai đoạn 1, 2 của dự án dọc theo Quốc lộ số 1 về cuộc sống của họ sau tái định cƣ. Báo cáo thể hiện tình trạng của ngƣời dân sau tái định cƣ của dự án, so sánh nó với những mục tiêu phát triển theo tiêu chuẩn của JICA đã hƣớng dẫn từ trƣớc cần phải đạt đƣợc khi thực hiện dự án, từ đó thấy những tồn tại nghiêm trọng trong việc tái định cƣ của dự án cần đƣợc giải quyết cấp bách để bảo đảm mục tiêu phát triển theo tiêu chuẩn của JICA không bị vi phạm khi hoàn thành toàn bộ dự án. Ngƣời dân sau tái định cƣ phàn nàn rất nhiều về cuộc sống sau tái định cƣ: (i) Tiền bồi thƣờng thấp, không đủ trang trải cuộc sống sau tái định cƣ, ngƣời dân phải vay nợ; (ii) CSHT không đầy đủ; (iii) Thu nhập giảm đi sau tái định cƣ. Tuy nhiên, nghiên cứu chƣa đi vào phân tích cụ thể các khía cạnh khác của đời sống khác của ngƣời dân nhƣ: Các mối liên hệ, văn hóa, tín ngƣỡng, sự tham gia vào các hoạt động ở nơi ở mới. Tại New Zealand, một nghiên cứu của Paul Milner, Sue Gates, Dr Brigit Mirfin- Veitch và Dr Claire Stewart về "Kết quả đời sống người dân tái định cư từ trung tâm Kimberley- An examination of the outcome of the resettlement of residents from the Kimberley Centre" năm 2008 của Viện Donald Beasley Institute đã thực hiện một so sánh cuộc sống của ngƣời dân theo chiều dọc thời gian: So sánh đánh giá chất lƣợng cuộc sống của đối tƣợng nghiên cứu (những ngƣời khuyết tật trí tuệ, gia đình họ và các nhân viên Trung tâm Kimberley) trƣớc khi dự án tiến hành và sau khi tái định cƣ bằng ba lần điều tra sử dụng cùng một bảng hỏi (hai lần sau tái định cƣ: khi vừa chuyển tới và sau 12 tháng). Trong báo cáo thể hiện rõ sự thay đổi cuộc sống của ngƣời dân sau tái định cƣ, họ (Ngƣời khuyến tật trí tuệ và gia đình họ) ổn định về cơ sở vật chất và hòa nhập cuộc sống mới, do đó đa số họ hài lòng về cuộc sống của mình. Chỉ có nhân viên trung tâm là tham gia dự án một cách miễn cƣỡng, họ chƣa nhận đƣợc sự tôn trọng của ngƣời dân tại khu vực. Cuốn sách “Nhân chủng học đến Tái định cƣ: Thể chế, thực hiện và lý thuyết - Anthropological Approaches to Resettlement: Policy, Practic and Theory” của tác giả Micheal M. Cerinia & Scott E. Guggenheniem đã sử dụng phƣơng pháp nhân học để xác định các vấn đề nảy sinh trong các khu tái định cƣ để làm công cụ sử dụng xây dựng kế hoạch phát triển các khu tái định cƣ. Nghiên cứu diễn ra tại nhiều quốc gia 11
- trên thế giới với các chủ đề “Tái định cƣ không tự nguyện, vốn con ngƣời và phát triển kinh tế”; “Động lực của thích ứng kinh tế và xã hội sau giai đoạn tái định cƣ: Nghiên cứu trƣờng hợp Ethiopia”; “Di chuyển không tự nguyện và thay đổi quan hệ họ hàng: Nghiên cứu trƣờng hợp ở Orissa”. (Micheal M. Cerinia & Scott E. Guggenheniem, 1993). Tác giả Marayuma đã mô tả và phân tích về những ảnh hƣởng của tái định cƣ đến sinh kế và các mối quan hệ xã hội ngƣời dân cộng đồng Botswana sau khi TĐC đƣợc 4 năm. Ngƣời dân phải thay đổi từ phƣơng thức hái lƣợm săn bắn và một phần săn bắn sang các hình thức sinh kế khác. Sự thay đổi của ngƣời dân hoàn toàn bị động, không có sự lựa chọn nào khác và mang tính bị áp đặt. (Junko Marayuma, 2003). Theo nghiên cứu của Ủy ban Quốc tế và Đập nƣớc đã chỉ ra rằng: Đã có khoảng 40 triệu ngƣời dân Ấn Độ phải di dời khi xây dựng các con đập lớn. Cuộc sống sau tái định cƣ của các hộ gia định gặp nhiều khó khăn và bất cập. Đa số họ không đƣợc bồi thƣờng đủ cho những nhu cầu cơ bản để đảm bảo cuộc sống: Đất ở, đất sản xuất, các biện pháp khôi phục nghề nghiệp. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các quản lý dự án xây dựng đập mới chỉ tập trung vào lợi ích và hiệu quả kinh tế do việc xây dựng mang lại mà chƣa có sự chuẩn bị đầy đủ Cơ sở hạ tầng và phƣơng pháp khôi phục sinh kế cho ngƣời dân bị ảnh hƣởng. Nghiên cứu của Trung Quốc vào tháng 2 năm 2006 về những ngƣời dân bị ảnh hƣởng bởi dự án xây dựng đập trên sông Hoàng Hà 28 năm trƣớc cho thấy phần đông ngƣời dân sau Tái định cƣ có cuộc sống nghèo khó hơn trƣớc, họ không có năng lực chi trả các khoản chi phí về giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Do tại Trung Quốc đất đai là tài sản của Nhà nƣớc, ngƣời dân chỉ có quyền sử dụng nên khi bị thu hồi đất thì ngƣời dân không có quyền đƣợc bồi thƣờng đất, họ mất đi phƣơng tiện sinh kế nhƣng lại chƣa đƣợc hỗ trợ một cách cụ thể, thiết thực để tìm lại việc làm. Một số ít ngƣời dân đƣợc hỗ trợ làm việc nhƣng do hạn chế về trình độ họ phải làm những công việc nặng nhọc, điều kiện vệ sinh thấp kém. 2.2. Những nghiên cứu trong nƣớc về đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ Đề tài “Thực trạng và giải pháp bố trí đất nông nghiệp phục vụ Tái định cư công trình thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2013” của Tác giả Phạm Văn Quân nhằm đánh giá thực trạng công tác bố trí tái định cƣ cho những ngƣời dân bị ảnh hƣởng ở công trình thủy điện Sơn La. Mặc dù đã có nhiều bằng chứng về sự thay đổi ngƣời dân trong các điều kiện kinh tế, sản xuất, nhƣng còn thiếu những bằng chứng cho biết những sự thay đổi về mặt xã hội. Đề tài "Sinh kế của cộng đồng dân tái định cƣ ở vùng lòng hồ sông Đà, Huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La" của Nguyễn Thị Diệu Phƣơng, Đỗ Văn Thịnh, Nguyễn Thị Trang 12
- và Nguyễn Thị Hạnh Tiên (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, mô tả lại thực trạng ngƣời dân sau tái định cƣ, nhất là việc làm và sinh kế cho ngƣời dân. Kết quả của đề tài đã cho thấy nhiều ngƣời dân sau tái định cƣ gặp khó khăn về việc tái tạo việc làm và thu nhập thông qua sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản. Họ gặp nhiều khó khăn và đã lựa chọn hình thức xuất khẩu lao động với nhiều rủi ro hơn. Điểm còn thiếu của nghiên cứu là chƣa có sự so sánh cuộc sống của ngƣời dân trƣớc và sau tái định cƣ do bởi tập trung sâu hơn vào nghiên cứu vấn đề việc làm của ngƣời dân sau tái định cƣ. “Vệ sinh môi trƣờng và điều kiện sống của ngƣời tái định cƣ ở TP. Hồ Chí Minh” của Võ Hƣng năm 2003. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu hai nhóm tái định cƣ là những ngƣời tái định cƣ ở chung cƣ và những ngƣời tái định cƣ ở nhà mặt đất về điều kiện sống, nhà ở, thu nhập, điều kiện sinh hoạt, tình hình sức khỏe và bệnh tật…Đồng thời đánh giá chung về môi trƣờng sống, những mối tƣơng quan tới quyết định lựa chọn nơi tái định cƣ của ngƣời dân. “Nghiên cứu đánh giá tác động môi trƣờng hệ quả về kinh tế, xã hội của dự án xây dựng khu đô thị mới Nam Sài Gòn. Đề xuất những biện pháp bảo vệ môi trƣờng khắc phục những hiệu quả về kinh tế xã hội” của tác giả Tô Thị Thúy Hằng năm 1997. Đề tài tập trung nghiên cứu về điều kiện sinh sống của các hộ nông dân bị di dời mất đất và làm rõ một số hệ quả kinh tế - xã hội của các hộ dân, qua đó kiến nghị một số giải pháp đối với các hộ nông dân bị di dời trong thời gian tới. Đánh giá về tình hình biến đổi đời sống của ngƣời dân sau Tái định cƣ, tác giả Nguyễn Văn Huy năm 2004 đã cho rằng đời sống văn hóa tinh thần, kinh tế của ngƣời dân gặp nhiều khó khăn. Cụ thể: trình độ dân trí khu vực Tái định cƣ còn rất thấp, số ngƣời có trình độ từ Phổ thong trung học trở lên rất ít. Giáo dục đào tạo tuy có sự quan tâm và đầu tƣ lớn của tỉnh, huyện tuy nhiên cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, đào tạo còn nhiều thiếu thốn. Tỷ lệ học sinh đến trƣờng còn thấp. Đời sống tinh thần của đa số bà con dân tộc còn lạc hậu, thiếu thốn, tỷ lệ tăng dân số trong vùng còn cao.Nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan không những chƣa xóa bỏ mà đang có chiều hƣớng khôi phục. Bên cạnh đó, những nét văn hóa truyền thống có chiều hƣớng mai một, phai nhạt. Một số ngành nghề văn hóa truyền thống mang tính bản sắc đặc trƣng của dân tộc miền núi vẫn duy trì tính chất nhỏ lẻ, chƣa đƣợc quan tâm mở rộng sản xuất. Một cách tổng quát, công tác an toàn xã hội và tái định cƣ là một vấn đề đƣợc nhiều ngành, nhà khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu vẫn còn thiếu vằng một cái nhìn toàn diện về sự thay đổi đời sống kinh tế xã hội của ngƣời dân khu vực tái định cƣ so với cuộc sống trƣớc đây của họ. 13
- Trong phạm vi luận văn “Thực trạng đời sống của người dân sau Tái định cư”, tác giả sẽ tập trung đi sâu vào mô tả và phân tích thực trạng đời sống của ngƣời dân đang sinh sống tại khu tái định so với trƣớc khi tái định cƣ và các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng về đời sống của ngƣời dân ở khu tái định cƣ. Trƣờng hợp của ngƣời dân ở khu tái định cƣ Thới Nhựt thuộc Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ - Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam sẽ đƣợc lấy làm cơ sở khảo sát và nghiên cứu cho đề tài này. 3. Ý nghĩa nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn phân tích, hệ thống hoá những nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trong nƣớc và nƣớc ngoài về vấn đề đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ. Trên cơ sở thao tác hóa các khái niệm và điểm lại một số lý thuyết liên quan, luận văn góp phần đƣa ra bức tranh phân tích thực trạng đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ và lƣợng giá mức độ hài lòng của ngƣời dân về đời sống sau tái định cƣ. Từ hƣớng tiếp cận xã hội học, luận văn góp phần làm phong phú thêm mảng lý luận về lĩnh vực nghiên cứu thực trạng đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ, đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án phát triển ở Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu sẽ mô tả bức tranh đời sống thực tại của những hộ gia đình phải di dời, tái định cƣ vào khu Thới Nhựt thuộc Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ. Qua việc mô tả thực trạng này, đề tài sẽ đánh giá những khía cạnh liên quan đến chính sách an toàn xã hội, tái định cƣ của Nhà tài trợ cũng nhƣ Chính phủ Việt Nam và việc thực hiện những chính sách này trong khuôn khổ dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ. Mục tiêu cuối cùng là đƣa ra các khuyến nghị để thực hiện tốt và phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong quá trình thực hiện các chính sách an toàn xã hội, tái định cƣ của các dự án đầu tƣ và phát triển. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực tế đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ so với trƣớc khi tái định cƣ 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ một số lý thuyết áp dụng và khá niệm liên quan: Tái định cƣ, đời sống, nâng cấp đô thị, lý thuyết cơ cấu chức năng, lý thuyết phát triển cộng đồng. Mô tả một bức tranh tổng thể về đời sống của ngƣời dân sau tái định cƣ. Lƣợng giá mức độ hài lòng của ngƣời của ngƣời dân với chính sách an toàn xã hội, tái định cƣ. 14
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân sau tái định cƣ và mức độ hài lòng của ngƣời dân. Đề xuất các khuyến nghị để cải thiện đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ và cho những dự án tƣơng tự. 5. Đối tƣợng khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Thực trạng đời sống của ngƣời dân sau tái định cƣ 5.2. Khách thể nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về “Thực trạng đời sống người dân sau tái định cư” (Trường hợp Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ – Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam). Vì vậy, khách thể nghiên cứu của đề tài là: Những hộ gia đình bị ảnh hƣởng thuộc diện tái định cƣ của Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ - Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam, hiện đang sinh sống tại khu tái định cƣ Thới Nhựt, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ từ năm 2008 – 2012. Cán bộ đại diện phòng chính sách xã hội – Ban quản lý dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ. Cán bộ đại diện chính quyền UBND phƣờng An Khánh, cán bộ phụ trách địa chính UBND phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đại diện khu tái định cƣ Thới Nhựt (khu vực 4, khu vực 5) phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. 5.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại khu tái định cƣ Thới Nhựt, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, thuộc tiểu dự án Nâng cấp đô thị TP. Cần Thơ Thời gian thực hiện nghiên cứu: Thời gian thực hiện của đề tài này là từ tháng 9/2013 đến tháng 10/2014 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu Đời sống của ngƣời dân sau khi chuyển vào khu tái định cƣ nhƣ thế nào? Mức độ hài lòng của ngƣời dân về cuộc sống trong khu tái định cƣ ra sao? Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng về đời sống của ngƣời dân sau tái định cƣ? Kế hoạch hành động tái định cƣ tác động nhƣ thế nào đến đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ. 6.2. Giả thuyết nghiên cứu Hầu hết các hộ gia đình kinh doanh buôn bán sau tái định cƣ đều nhanh chóng ổn định đời sống hơn các hộ gia đình khác. 15
- Đa số các hộ gia đình không có sự thay đổi gì về mối quan hệ với láng giềng sau khi chuyển vào khu tái định cƣ. Một số hộ gia đình gặp khó khăn về vấn đề học hành cho con em mình sau khi chuyển vào khu tái định cƣ. Các hộ gia đình có nữ là chủ hộ thì hài lòng về đời sống sau tái định cƣ hơn các hộ gia đình có nam là chủ hộ. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp luận Vấn đề phƣơng pháp luận của các nghiên cứu xã hội học đã đƣợc xem xét và bàn đến từ rất nhiều tác giả xƣa và nay. Nội dung của phƣơng pháp luận là hệ thống các lý thuyết, các quan điểm, các nguyên tắc đƣợc thay đổi trong sự phụ thuộc vào đặc tính cụ thể của khoa học. Phƣơng pháp luận chung nhất của xã hội học Macxit là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết Mac – Lênin. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cho phép khi xem xét đánh giá bất kỳ một sự vật, hiện tƣợng nào cũng đƣợc đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và đánh giá nó một cách khách quan để tìm ra đƣợc quy luật phát triển của xã hội. Quan điểm của các nhà Macxit cho rằng “tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”. Theo đó, tồn tại xã hội quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội. Tuy nhiên, ý thức xã hội không hẳn phụ thuộc hoàn toàn mà có sự độc lập tƣơng đối đối với đời sống xã hội. Đề tài nghiên cứu “Thực trạng đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ” (Trƣờng hợp tiểu dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ – Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam) thì phải đặt trong bối cảnh cụ thể của tình hình dự án. Những ngƣời dân thuộc tiểu dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ đều là những ngƣời dân thuộc những khu vực thu nhập thấp, hạn chế về mặt nhận thức; điều kiện kinh tế trƣớc tái định cƣ này ảnh hƣởng đến sự ổn định của các hộ gia đình khi có sự thay đổi chỗ ở (chuyển sang khu vực tái định cƣ). Tuy nhiên cũng phải tìm hiểu thêm một số các yếu tố khác ảnh hƣởng đến sự thay đổi đời sống của ngƣời dân và mức độ hài lòng của họ. Bởi nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách khách quan là cách tốt nhất, đúng đắn nhất để giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách hiệu quả. Đồng thời, đề tài sử dụng phƣơng pháp so sánh lệch đại trong đó thực hiện việc so sánh đời sống ngƣời dân trƣớc tái định cƣ (sinh sống tại nơi ở cũ) và sau tái định cƣ (sinh sống tại khu tái định cƣ thuộc tiểu dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ) để nhận biết cũng nhƣ hiểu rõ đƣợc việc tái định cƣ, thay đổi chỗ ở của ngƣời dân bị ảnh hƣởng thuộc Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ là mang tính tích cực hay tiêu cực, ổn định hay bấp bênh, bền vững hay là tạm bợ...Từ đó, rút ra bài học kinh 16
- nghiệm và khuyến cáo giúp ngƣời dân ổn định cuộc sống đồng thời rút kinh nghiệm cho các dự án phát triển sau này tại Việt Nam. 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua việc sử dụng các tài liệu, số liệu, sách báo, tạp chí liên quan đến lĩnh vực đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ, chính sách tái định cƣ, công tác thực hiện tái định cƣ & kế hoạch hành động tái định cƣ Tiểu dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ - Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam.... Giúp tác giả tìm hiểu các khái niệm nhƣ tái định cƣ, đời sống, nâng cấp đô thị và các nội dung bao hàm trong khái niệm đó. Từ đó, giới hạn những vấn đề đề tài có thể khai thác và phân tích sao cho phù hợp với phạm vi nghiên cứu cũng nhƣ khả năng của ngƣời viết. Đồng thời việc nghiên cứu tài liệu sẵn có giúp tác giả tìm ra điểm mới của đề tài, khi so sánh với những công trình nghiên cứu trƣớc đó. Các tài liệu thu thập đƣợc còn có thể làm cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho các vấn đề nghiên cứu trong đề tài. Bên cạnh đó, phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu từ các báo cáo liên quan đến công tác thực hiện tái định cƣ, kế hoạch tái định cƣ do Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ cung cấp giúp tác giả thu thập các nguồn thông tin thứ cấp để bổ sung hoặc/và tận dụng, dẫn chứng vào các luận điểm của đề tài mà tác giả khó thu thập đƣợc thông qua khảo sát bằng phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm hay qua khảo sát bằng bảng câu hỏi cầm tay. 7.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Đề tài sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về cuộc sống ngƣời dân khu vực tái định cƣ, mức độ hài lòng và những yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ. Đồng thời, giúp tác giả kiểm chứng lại tính xác thực của các thông tin định lƣợng thu thập đƣợc. Các khách thể đƣợc lựa chọn nghiên cứu là: Cán bộ phụ trách công tác Tái định cƣ phòng chính sách xã hội – PMU Cần Thơ: Đây là cán bộ trực tiếp thực hiện công tác liên quan đến khu tái định cƣ nhƣ giải phóng mặt bằng, bố trí lô/nền, tổ chức bốc thăm và giao đất cho các hộ gia đình tái định cƣ đồng thời chịu trách nhiệm tiếp nhận và trả lời các khiếu nại liên quan đến tái định cƣ của hộ gia đình từ khi bắt đầu dự án đến khi kết thúc dự án. Họ là ngƣời trực tiếp tiếp xúc với ngƣời dân tái định cƣ cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng nên có thể nói họ là một trong những ngƣời hiểu rõ nhất về công tác tái định cƣ, chính sách tái định cƣ và những vấn đề trong khu tái định cƣ xuyên suốt trong qua trình từ khi thực hiện đến khu kết thúc dự án. Những thông tin họ cung cấp ở vị trí là chủ đầu tƣ sẽ 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ ngành Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch Làng Gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh
5 p | 325 | 66
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Bình
26 p | 302 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 228 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 221 | 30
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến của khách hàng đối với một sản phẩm thương mại điện tử
26 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc sắc của tản văn Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 145 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) trồng trong điều kiện sinh thái tại xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
13 p | 130 | 21
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ ngành Kế toán: Kiểm soát chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Tỉnh Quảng Nam
26 p | 92 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai
13 p | 138 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ ngành Xã hội học: Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên (nghiên cứu tại trường Đại học Lao động Xã hội)
20 p | 119 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Tô Hoài
26 p | 78 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn từ nghệ thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái
26 p | 80 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất, phẩm chất của giống củ cải đỏ trong điều kiện sinh thái ở huyện Hòa Vang - Đà Nẵng
13 p | 106 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ ngành Công tác xã hội: Hoạt động thực hiện chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên đối với người khuyết tật tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
119 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Thác triển ánh xạ chỉnh hình kiểu Riemann
54 p | 96 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
90 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn