intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công chức, viên chức Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

17
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công chức, viên chức Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh" đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công chức, viên chức Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ THỊ GIANG LONG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành chuyên ngành: 8 34 01 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ THỊ GIANG LONG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành chuyên ngành: 8 34 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN THỤY Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công chức, viên chức Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Thụy. Các lý thuyết, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này được thu thập sử dụng một cách trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ đúng quy định. Học viên thực hiện Hà Thị Giang Long
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học Cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích và quý báu trong suốt khoảng thời gian mà tôi theo học ở trường. Đặc biệt, Tôi gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Văn Thụy người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, đồng thời cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và tất cả các anh chị em đồng nghiệp đang làm việc trong ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã hỗ trợ tôi trong công tác khảo sát để hoàn thành luận văn thạc sĩ. Xin trân trọng cảm ơn!
  5. iii TÓM TẮT Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công chức, viên chức Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp xử lý số liệu được sử dụng trong đề tài này bao gồm: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 04 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh là (1) Bản chất công việc (Hệ số β = 0.422); (2) Đào tạo và phát triển (Hệ số β = 0.311); (3) Tiền lương và phúc lợi (Hệ số β = 0.148); (4) Điều kiện làm việc (Hệ số β = 0.027). Kết quả nghiên cứu này là có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản lý của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, để từ đó định hướng đề ra các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  6. iv ABSTRACT The topic "Factors affecting job satisfaction of civil servants and employees of Labor - Invalids and Social Affairs in Ho Chi Minh City" was conducted to assess the impact of factors affecting the job satisfaction of civil servants, employees of Labor - Invalids and Social Affairs in Ho Chi Minh City, thereby proposing a number of policy implications to improve the satisfaction of civil servants and emplyees of Labor – Invalids and Social Affair in Ho Chi Minh City. Data processing methods used in this study include: descriptive statistics, reliability testing of the scale by Cronbach's Alpha, exploratory factor analysis EFA and regression analysis with the help of SPSS 20 software. The research results show that there are 04 factors affecting the job satisfaction of civil servants and employees of Labour - Invalids and Social Affairs in Ho Chi Minh City, which are (1) Nature of work (Coefficient of β = 0.422); (2) Training and development (Coefficient β = 0.311); (3) Salary and welfare (Coefficient β = 0.148); (4) Working conditions (Coefficient β = 0.027). This research result is of great significance for managers of the Labor - Invalids and Social Affairs sector, thereby orienting to propose solutions to improve the satisfaction of civil servants and public employees - Invalids and Social Affairs in Ho Chi Minh City.
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 LĐTBXH Lao động – Thương binh và Xã hội 2 CCVC Công chức, viên chức 3 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 4 EFA Exploratory Factor Analysis 5 KMO Kaiser-Meyer-Olkin
  8. vi MỤC LỤC GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3 1.6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 4 1.7. Bố cục của luận văn ................................................................................... 5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 7 2.1. Khái niệm về công chức, viên chức và sự hài lòng công việc .................. 7 2.1.1. Khái niệm về công chức, viên chức .................................................... 7 2.1.2. Đặc điểm của công chức, viên chức ................................................... 7 2.1.3. Sự hài lòng công việc.......................................................................... 8 2.2. Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng công việc................................................... 9 2.2.1. Lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow (1943) .................................. 9 2.2.2. Lý thuyết E.R.G ................................................................................ 10 2.2.3. Lý thuyết về các nhu cầu thúc đẩy của David Mc Clelland (1961) . 11 2.2.4. Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg (1960) ...................................... 12 2.2.5. Lý thuyết về sự công bằng của Stacy Adams ................................... 12 2.2.6. Lý thuyết về kỳ vọng của Victor Vroom .......................................... 13 2.3. Một số nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng công việc ......................... 13 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước ............................................................... 13
  9. vii 2.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................. 15 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc .................................... 17 2.4.1. Bản chất công việc ............................................................................ 17 2.4.2. Điều kiện làm việc ............................................................................ 18 2.4.3. Tiền lương và phúc lợi ...................................................................... 19 2.4.4. Đào tạo và thăng tiến ........................................................................ 20 2.4.5. Sự ghi nhận ....................................................................................... 21 2.4.6. Mối quan hệ với cấp trên .................................................................. 21 2.4.7. Mối quan hệ với đồng nghiệp ........................................................... 22 2.5. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ........................................ 22 2.5.1. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 22 2.5.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................. 23 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 26 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 26 3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 28 3.2.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................ 28 3.2.2. Nghiên cứu định lượng ..................................................................... 29 3.3. Xây dựng thang đo .................................................................................. 30 3.4. Phương pháp chọn mẫu và khảo sát ........................................................ 33 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu .................................................................... 33 3.4.2. Phương pháp khảo sát ....................................................................... 34 3.5. Phương pháp xử lý dữ liệu điều tra ......................................................... 34 3.5.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ................................................... 34 3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)................................................... 35 3.5.3. Phân tích hồi quy .............................................................................. 36
  10. viii KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 37 4.1. Tổng quan về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM ............ 37 4.1.1. Nhiệm vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM ...... 37 4.1.2. Quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM .... 38 4.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM .......................................................................................................... 39 4.2. Tổng quan về phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện và Thành phố Thủ Đức .............................................................................................. 41 4.2.1. Chức năng của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội .............. 41 4.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội .......................................................................................................... 41 4.3. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................. 43 4.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................................................ 47 4.5. Phân tích nhân tố khám phá..................................................................... 52 4.5.1. Phân tích nhân tố khám phá cho các nhân tố độc lập ....................... 52 4.5.2. Phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố phụ thuộc ......................... 58 4.6. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................ 60 4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu.................................................................. 62 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................... 66 5.1. Kết luận.................................................................................................... 66 5.2. Hàm ý quản trị ......................................................................................... 67 5.2.1. Đối với nhân tố “Bản chất công việc” .............................................. 67 5.2.2. Đối với nhân tố “Đào tạo và phát triển” ........................................... 68 5.2.3. Đối với nhân tố “Tiền lương và phúc lợi” ........................................ 70 5.2.4. Đối với nhân tố “Điều kiện làm việc” .............................................. 71 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 72
  11. ix TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... i
  12. x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. 1. Thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu...........................................30 Bảng 4.1. Các đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM .......39 Bảng 4.2. Các phòng LĐTBXH quận, huyện và Thành phố Thủ Đức .........................42 Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu theo giới tính ...............................................................43 Bảng 4.4. Thống kê mô tả mẫu theo độ tuổi .................................................................43 Bảng 4.5. Thống kê mô tả mẫu theo thời gian công tác ................................................44 Bảng 4.6. Thống kê mô tả mẫu theo trình độ chuyên môn ...........................................44 Bảng 4.7. Thống kê mô tả mẫu theo thu nhập ...............................................................45 Bảng 4.8. Thống kê mô tả mẫu theo vị trí công việc ....................................................46 Bảng 4.9. Thống kê mô tả mẫu theo địa điểm làm việc ................................................46 Bảng 4.10. Độ tin cậy của thang đo Bản chất công việc ...............................................47 Bảng 4.11. Độ tin cậy của thang đo Điều kiện làm việc ...............................................48 Bảng 4.12. Độ tin cậy của thang đo Tiền lương và phúc lợi .........................................48 Bảng 4.13. Độ tin cậy của thang đo Đào tạo và thăng tiến ...........................................49 Bảng 4.14. Độ tin cậy của thang đo Sự ghi nhận ..........................................................50 Bảng 4.15. Độ tin cậy của thang đo Mối quan hệ với cấp trên .....................................50 Bảng 4.16. Độ tin cậy của thang đo Mối quan hệ với đồng nghiệp ..............................51 Bảng 4.17. Độ tin cậy của thang đo Sự hài lòng trong công việc .................................52 Bảng 4.18. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's Test (Lần 1) .......................................52 Bảng 4.19. Tổng phương sai giải thích (Lần 1).............................................................53 Bảng 4.20. Ma trận xoay nhân tố (Lần 1)......................................................................53 Bảng 4.21. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's Test (Lần 2) .......................................54 Bảng 4.22. Tổng phương sai giải thích (Lần 2).............................................................55 Bảng 4.23. Ma trận xoay nhân tố (Lần 2)......................................................................56 Bảng 4.24. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's Test ....................................................59 Bảng 4.25. Tổng phương sai giải thích .........................................................................59 Bảng 4.26. Ma trận nhân tố ...........................................................................................60 Bảng 4.27. Tóm tắt mô hình ..........................................................................................60 Bảng 4.28. Kiểm định ANOVA ....................................................................................61 Bảng 4.29. Hệ số hồi quy ..............................................................................................61
  13. xi Bảng 5.1. Đánh giá giá trị trung bình nhân tố Bản chất công việc................................67 Bảng 5.2. Đánh giá giá trị trung bình nhân tố Đào tạo và phát triển ............................68 Bảng 5.3. Đánh giá giá trị trung bình nhân tố Tiền lương và phúc lợi .........................70 Bảng 5.4. Đánh giá giá trị trung bình nhân tố Điều kiện làm việc ................................71
  14. xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................24 Hình 3.1. Qui trình thực hiện nghiên cứu ......................................................................27 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh .....................................................................58
  15. 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Chương 1, tác giả giới thiệu tổng quan về những nội dung chính của công trình nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận văn và cuối cùng là bố cục của luận văn. 1.1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, con người trở thành yếu tố then chốt, là một trong những tài sản quý giá nhất đối với các tổ chức, là nhân tố quyết định đến sự thành bại của tổ chức đó. Một tổ chức muốn thành công và dẫn đầu thì trước tiên phải giữ chân được nhân viên giỏi, tạo ra sự hài lòng trong công việc để họ cống hiến, không rời bỏ tổ chức để đầu quân nơi khác. Do đó, nghiên cứu sự hài lòng trong công việc của nhân viên là vấn đề tiên quyết được rất nhiều nhà quản trị quan tâm và thực hiện trong những thập niên gần đây, vì nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả làm việc và các nhu cầu của con người. Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, nguồn nhân lực chất lượng được xem như là tài sản, nguồn lực vô cùng quý giá quyết định sự phát triển và hiệu quả của một tổ chức. Theo thống kê của Bộ Nội vụ, tính từ ngày 01/01/2020 và đến ngày 30/6/2022, cán bộ, CCVC nghỉ việc là 39.552 người (Mỹ Anh, 2022). Nguyên nhân do thu nhập thấp, tiền lương không đảm bảo đời sống hiện nay và áp lực công việc trong thời gian dài phòng, chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, môi trường làm việc chưa thật sự hấp dẫn và việc đánh giá kết quả làm việc của công chức, viên chức chưa thật sự khoa học, minh bạch và đúng công sức mà người lao động bỏ ra. Ngoài ra, cơ hội thăng tiến và các chế độ đãi ngộ của công chức, viên chức còn thấp nên chưa khuyến khích được họ phấn đấu làm việc. Ngành Lao động – Thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang đứng trước xu thuế chung của cả nước, mặc dù trong những năm gần đây luôn chú trọng đến yếu tố con người qua công tác đào tạo, luân chuyển, minh bạch hóa công tác bổ nhiệm, đề bạt và thăng tiến; luôn quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc hiện đại, tạo môi trường làm việc văn minh, thuận lợi
  16. 2 và đoàn kết. Tuy nhiên, những quan tâm trên cũng chưa phải là động lực để giữ chân công chức, viên chức của ngành. Thời gian gần đây tình trạng công chức, viên chức nhất là những cán bộ trẻ, có năng lực xin nghỉ việc và chuyển sang làm việc ở nơi có thu nhập cao hơn, cơ hội thăng tiến và môi trường làm việc tốt hơn. Qua các nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao & Nguyễn Thị Nhã (2020) về sự hài lòng đối với công việc của công chức Kho bạc Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nam Khánh Giao (2018) về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng, Nguyễn Phúc Nguyên & Dương Phú Tùng (2015) về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức các cơ quan hành chính sự nghiệp thành phố Hội An, Omar và cộng sự (2020) về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên giảng dạy tại Bách khoa…cho thấy các nhân tố như tính chất công việc, điều kiện làm việc, tiền lương, đào tạo và thăng tiến, quan hệ cấp trên, quan hệ đồng nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của nhân viên. Xuất phát từ thực tiễn và các nghiên cứu ở trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn thạc sĩ, nhằm mong muốn giúp các nhà lãnh đạo tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao sự hài lòng công việc, xây dựng được chính sách nhân sự một cách hợp lý, có cách thức thay đổi hành vi cho phù hợp để làm cho công chức, viên chức gắn bó và làm việc lâu dài vì sự nghiệp phát triển chung của ngành Lao động – Thương binh và xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  17. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh? Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao động– Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Hàm ý quản trị nào được đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng khảo sát: là công chức, viên chức đang công tác trong ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể:
  18. 4 - Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung mô hình nghiên cứu và thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Cụ thể, trên cơ sở lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo dự kiến của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Sau đó, sử dụng phương pháp thảo luận nhóm gồm 15 công chức và viên chức để điều chỉnh các thang đo trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu có liên quan. Cụ thể, tác giả tiến hành thu thập mẫu trên phạm vi rộng thông qua bảng câu hỏi được xây dựng từ mô hình và các thang đo được đề xuất từ nghiên cứu định tính. Sau đó tiến hành thực hiện các kiểm định sau: + Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của các thang đo và các biến quan sát trong từng thang đo của mô hình nghiên cứu. + Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để xác định các nhân tố đại diện cho các biến quan sát trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. + Phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. 1.6. Đóng góp của luận văn Về mặt lý luận: Đề tài đã hệ thống được cơ sở lý thuyết về sự hài lòng trong công việc của công chức, viên chức với các nhân tố có ảnh hưởng: Bản chất công việc, điều kiện làm việc, tiền lương và phúc lợi, đào tạo và thăng tiến, sự ghi nhận, mối quan hệ với cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp. Kết quả nghiên cứu làm
  19. 5 cho mọi người hiểu biết tốt hơn về sự hài lòng trong công việc của công chức, viên chức có ảnh hưởng tích cực và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Về mặt thực tiễn: Kết quả của nghiên cứu cho thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công chức, viên chức đang làm việc trong ngảnh Lao động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, có cơ hội hiểu rõ các nhu cầu, thái độ, động lực của họ đối với tổ chức. Đây là cơ sở để nghiên cứu xây dựng nên các hàm ý quản trị cho các nhà quản trị tổ chức nói chung và các nhà quản lý trong ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thực hiện các chiến lược sử dụng nguồn nhân lực nhẳm nâng cao sự hài lòng công việc, tạo động lực làm việc để công chức, viên chức gắn bó và làm việc lâu dài tại khu vực công. 1.7. Bố cục của luận văn Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu. Chương này trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận văn và bố cục của luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày các khái niệm về công chức, viên chức, sự hài lòng công việc; trình bày lược khảo các giả thuyết và mô hình nghiên cứu liên quan trước đây và phát triển các giả thuyết và mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng công việc. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ mô tả quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo, phương pháp chọn mẫu và khảo sát, phương pháp xử lý dữ liệu điều tra. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày các nội dung bao gồm: Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy. Sau đó, kiểm định giả thuyết nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị. Chương này sẽ trình bày kết luận về các mục tiêu nghiên cứu và đề xuất các hàm ý quản trị trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao sự hài lòng công việc của công chức, viên chức ngành Lao
  20. 6 động – Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nêu hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. Kết luận chương 1 Chương này tác giả trình bày sơ lược về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận văn, bố cục của luận văn gồm 5 chương và trình bày tóm tắt nội dung của từng chương nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2