Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
lượt xem 11
download
Luận văn đi sâu tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Bình Phương, bởi đây là tư tưởng cơ bản để nhà văn đi vào lựa chọn và xây dựng nhân vật. Nhận dạng các mô hình nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Tập trung phân tích thế giới nhân vật trên những bình diện khác nhau. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ THỦY NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ THỦY NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ TUẤN ANH Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- XÁC NHẬN XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA CHUYÊN MÔN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” với các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, hoàn toàn là công trình nghiên cứu của tôi. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thủy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Lêi c¶m ¬n Víi t×nh c¶m ch©n thµnh, t«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n tíi c¸c thÇy gi¸o, c« gi¸o ®· nhiÖt t×nh tham gia gi¶ng d¹y, gióp ®ì t«i trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp còng nh- trong thêi gian viÕt luËn v¨n. §Æc biÖt t«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n ch©n thµnh, s©u s¾c tíi PGS.TS Vò TuÊn Anh, ng-êi trùc tiÕp, tËn t×nh h-íng dÉn, gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh h×nh thµnh, triÓn khai nghiªn cøu vµ hoµn chØnh luËn v¨n. Tuy nhiªn, thêi gian nghiªn cøu cã h¹n, luËn v¨n kh«ng tr¸nh khái thiÕu sãt t«i kÝnh mong nhËn ®-îc sù chØ dÉn, gãp ý cña Héi ®ång khoa häc, c¸c thÇy c« gi¸o vµ c¸c Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn b¹n bÌ ®ång nghiÖp Thái Nguyên, tháng 04 năm 2015
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan………………………………………………………………......i Lời cảm ơn…………………………………………………………………....ii Mục lục…………………………………………………………………….....iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu .......................................... 7 4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 7 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8 6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 8 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG VÀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ............................................................ 9 1.1. Khái quát về Nguyễn Bình Phương .......................................................... 9 1.1.1. Nhà văn và tiểu sử ................................................................................... 9 1.1.2. Một số quan niệm của Nguyễn Bình Phương về hiện thực, con người và nghệ thuật .......................................................................................................... 9 1.2 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong dòng chảy văn học đương đại .. 14 1.2.1. Tiểu thuyết như một thế giới ................................................................... 14 1.2.2. Tiểu thuyết là một thể hỗn hợp, pha trộn, lai ghép .................................. 16 1.2.3. Tiểu thuyết như một trò chơi hay chân lý của tiểu thuyết là sự hoài nghi..... 16 1.2.4. Tiểu thuyết trong sự tương tác, sự vận động, phát triển của thể loại. ... 17 CHƯƠNG 2. NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐẶC THÙ CỦA NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ............................................................................................ 19 2.1. Các loại hình nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ........ 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.1.1. Nhận diện khái quát về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.. 19 2.1.2. Các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ........... 20 2.2. Những phương thức đặc thù trong nghệ thuật xây dựng nhân vật .......... 37 2.2.1. Đặt nhân vật trong một không gian và thời gian nghệ thuật đặc biệt... 37 2.2.2. Nhân vật được xây dựng qua những giấc mơ, những ám ảnh dị thường. ... 41 2.2.3. Xây dựng nhân vật với những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. ............................................................................... 46 2.2.4. Nhân vật được xây dựng thông qua kĩ thuật dòng ý thức ..................... 50 Chương 3. HÌNH THỨC TỰ SỰ TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH ............... 57 3.1. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật ................................................ 57 3.1.1. Vài vấn đề về lí thuyết .......................................................................... 57 3.1.2. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.................................................................................................... 58 3.2. Kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ..................... 76 3.2.1. Kết cấu đa tầng, xoắn kép ..................................................................... 76 3.2.2. Kết cấu phân mảnh ................................................................................ 80 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật .......................................................... 83 3.3.1 Ngôn ngữ trần thuật ............................................................................... 83 3.3.2. Giọng điệu trần thuật ............................................................................. 88 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tiểu thuyết là thể loại quan trọng nhất trong văn xuôi nghệ thuật hiện đại. Tiểu thuyết được định nghĩa là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”[25]. Tiểu thuyết cũng là thể loại có khả năng khám phá cuộc sống ở nhiều chiều và nhiều khía cạnh đời tư khác nhau. Một trong những lí do khiến tiểu thuyết có được vai trò quan trọng đó bởi tiểu thuyết thuộc thể loại “sinh sau đẻ muộn”, có điều kiện gần gũi với con người hiện đại. 1.2 Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới đã đứng trước nhu cầu đổi mới tư duy tiểu thuyết. Nhìn từ góc độ thi pháp thể loại, tiểu thuyết đương đại Việt Nam đã có những cách tân đáng kể và có nhiều thành tựu đánh ghi nhận về đề tài, cốt truyện, ngôn ngữ, nhân vật... Đặc biệt nghệ thuật xây dựng nhân vật là một trong những phương diện quan trọng nhất cho thấy những cách tân, sáng tạo của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 1.3 Nói đến tiểu thuyết là nói đến việc xây dựng nhân vật. Trong tiểu thuyết, vấn đề quan trọng phải là vấn đề nhân vật của tiểu thuyết ... trong tiểu thuyết ngoài nhân vật không còn cái gì khác nữa, nhân vật vừa là cơ thể, vừa là linh hồn [11]. Việc xác định vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết còn tùy thuộc vào quan niệm và phong cách sáng tác của mỗi nhà văn, nhưng quan niệm về sự hiện hữu quan trọng của nhân vật trong tiểu thuyết là một điều đã được khẳng định. 1.4 Nguyễn Bình Phương là tác giả thuộc trào lưu đổi mới tiểu thuyết Việt Nam, tên tuổi anh được biết đến từ cuối những năm 90. Một số tiểu thuyết của anh như: Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2004), Ngồi (2006), Mình và họ (2014) đã thể hiện một lối viết rất mới lạ, mở ra một hướng tiếp cận mới cho người đọc. Những năm gần đây, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã trở thành đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu khoa học, được khám phá trên nhiều phương diện như ngôn ngữ, thể loại, kết cấu, nhân vật… Đánh giá về bản thân, Nguyễn Bình Phương nhã nhặn khi cho rằng mình không có chỗ trên văn đàn vì chỉ là người viết nghiệp dư, viết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- chơi, “viết nhăng viết cuội” cho vui. Mặc dù vậy, nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch vẫn dành ưu tiên số một cho sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Điều đó cho thấy vị trí của anh đâu hẳn là khiêm tốn như anh từng nhận. 1.5 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có những cách tân mạnh mẽ về tư duy tiểu thuyết, là một thế giới nghệ thuật cần nghiên cứu, tìm hiểu. Một trong những điểm đáng chú ý góp phần giải mã tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Trong quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương đã tạo ấn tượng trong lòng độc giả bởi lối viết, cách kết cấu đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nguyễn Bình Phương đã khẳng định: Tôi không xây dựng một nhân vật điển hình trong tác phẩm của mình. Và theo tác giả “Cuộc sống của tôi và nhân vật không có liên quan nhiều. Còn những nhân vật của tôi gọi là méo mó, thì đó là cái méo mó tự thân. Có người bảo tôi xây dựng nhân vật đặt trong trạng thái quá khứ mờ mịt, hiện tại lộn nhộn và tương lai vô định, nhưng tôi không nghĩ thế. Các nhân vật của tôi sống bản năng, nhưng tiềm tàng một niềm tin đứng dậy” [43]. Vừa được xây dựng bằng những phương thức chung, vừa có những cách tân độc đáo mới lạ, nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương vẫn luôn có mối liên hệ với cuộc đời, vẫn là hình bóng của con người, vẫn hàm chứa những tư tưởng, những vấn đề nhân sinh sâu sắc song không dễ khám phá, đòi hỏi một thái độ nghiêm túc và đồng sáng tạo của mỗi độc giả. Đó chính là lí do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 2. Lịch sử vấn đề Với 8 tiểu thuyết, một số tập thơ và truyện ngắn có thể nói Nguyễn Bình Phương được dư luận khá quan tâm. Mỗi khi nhà văn cho ra đời một tác phẩm mới, dư luận và bạn đọc lại chú ý tìm hiểu và bày tỏ các đánh giá dưới nhiều dạng khác nhau. Các bài báo viết về sáng tác của Nguyễn Bình Phương khá nhiều từ báo mạng đến báo viết, từ những bài báo mang tính chất giới thiệu đến những bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành, từ những bài báo về một tác phẩm cụ thể đến những bài báo có tính khái quát cao. Một trong những nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- nghiên cứu sớm viết bài về Nguyễn Bình Phương là Đoàn Cầm Thi. Nhà nghiên cứu này đã nhìn các sáng tác của Nguyễn Bình Phương dưới cái nhìn của vô thức và hữu thức trong mối liên hệ với thơ Hàn Mặc Tử và Hồ Xuân Hương (Sáng tác văn học: giấc mơ và điên, người đàn bà nằm: Từ “thiếu nữ ngủ ngày” đọc “Người đi vắng” của Nguyễn Bình Phương). Từ đó, tác giả bài viết chỉ ra những đặc sắc trong cách nhìn nhận hiện thực và con người của Nguyễn Bình Phương. Với lối viết dựa trên cơ sở của phân tâm học Đoàn Cầm Thi đã gợi mở về hướng tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Trên websitee http//chimviet.fr.free và trên trang web cá nhân của Thuỵ Khuê (http://thuykhue.fr.free) đã đăng tải khá nhiều các bài viết nghiên cứu về các yếu tố huyền ảo, tâm linh trong từng tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương như “Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già”, “Tính chất hiện thực linh ảo âm dương trong tiểu thuyết Người đi vắng”, “Những yếu tố tiểu thuyết mới trong tác phẩm Trí nhớ suy tàn”, “Những đặc trưng của bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi”… Những bài viết này đã chỉ ra những nét nổi bật nhất của từng tác phẩm trong sáng tác của nhà văn. Mỗi bài viết là những nhận xét đánh giá xác đáng, tinh tế, là những phát hiện có tính chất gợi mở cho những người nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương. Tuy nhiên các bài viết này thiếu tính hệ thống và nhất quán trong phương pháp tiếp cận. Vì vậy tuy là sự ghi nhận đối với tác giả nhưng lại chưa có những đánh giá khái quát bao trùm được hệ thống tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Một số bài báo về Nguyễn Bình Phương rất đáng chú ý trong số vô vàn các bài báo viết về nhà văn này ta có thể kể đến như bài báo của nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch đăng trên báo Văn nghệ số ra ngày 25/11/2006, đánh giá về Ngồi nhưng cũng là những ghi nhận chung cho sự sáng tạo của Nguyễn Bình Phương. Bài báo này đi sâu vào nội dung ý nghĩa của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương: “Nó là một cuộc mời gọi đặt vấn đề phản tư về đời sống và ý nghĩa của đời sống. Nó là một tiểu thuyết bắt người ta suy nghĩ và làm điều ấy, nó xứng đáng là một tiểu thuyết và là một tiểu thuyết xuất sắc”. Những lời khen sôi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- nổi, nhiệt thành mà Phạm Xuân Thạch dành cho Nguyễn Bình Phương được đưa ra từ những căn cứ mà nhà nghiên cứu phát hiện rất tinh tế, độc đáo. Tuy nhiên bài viết giống như bài phê bình hơn nghiên cứu, và mới chỉ dừng lại ở chỗ đánh giá một tác phẩm. Trên tạp chí chuyên ngành Nghiên cứu văn học số tháng 4 năm 2008 tác giả Đoàn Ánh Dương đã có một bài viết rất đáng lưu ý: “Nguyễn Bình Phương, lục đầu giang tiểu thuyết”. Bài viết có sự nghiên cứu công phu, có cái nhìn hệ thống và cách tiếp cận khá độc đáo. Tác giả đã ví mỗi tiểu thuyết như là một dòng sông chi lưu hợp lưu lại để cùng đổ ra biển rộng. Hướng tiếp cận của tác giả bài viết là ở cấu trúc và phương thức huyền thoại, chỉ ra nét đặc trưng nhất của mỗi chi lưu trong dòng hợp lưu chung. Bài viết có khen có chê và có những đánh giá khá khách quan chính xác về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Tác giả Trần văn Ban trên tạp chí nghiên cứu khoa học năm 2012 đã có bài nghiên cứu về Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, tác giả đã phát hiện ra một số đặc trưng cơ bản trong ngôn ngữ và giọng điệu của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương: “Ngôn ngữ sinh hoạt, đời thường với giọng điệu thờ ơ, cay nghiệt, Ngôn ngữ của giấc mơ, của vô thức với giọng điệu trữ tình, ai oán, hoài niệm”... Gây được sự chú ý như vậy với dự luận, tác phẩm của Nguyễn Bình Phương cũng đã tạo ra một sức hút đối với các bạn đọc chuyên nghiệp, những sinh viên chuyên ngành và những nhà nghiên cứu. Các báo cáo khoa học của sinh viên về một thủ pháp nghệ thuật, một tác phẩm cụ thể khá nhiều. Luận án tiến sĩ Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam 1986- 2006 của Mai Hải Oanh- 2007, Luận án tiến sĩ Những đổi mới trong tiểu thuyết từ 1986- 2000 của Trần Mai Nhân năm 2006, Luận án tiến sĩ Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới của Nguyễn Thị Kim Tiến năm 2012; Các đề tài tốt nghiệp đại học như: Đến Ngồi – một hành trình cách tân tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương do sinh viên Nguyễn Ngọc Quân khoa Ngữ văn, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội thực hiện. Ngoài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ra có thể kể đến luận văn thạc sĩ văn học của Hồ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết, trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2008; luận văn thạc sĩ văn học của Nguyễn Thị Phương Diệp Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2010; luận văn thạc sĩ văn học của Hoàng Thị Thùy Linh Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn năm 2012, luận văn thạc sĩ Kĩ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, luận văn thạc sĩ Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương của Nguyễn Ngọc Anh trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2008... Các công trình này đều đi sâu khai thác khả năng hiện đại hóa, cách tân sáng tạo, những đóng góp của Nguyễn Bình Phương trên nhiều phương diện: kết cấu, ngôn ngữ, thi pháp, nhân vật... của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Nhiều công trình khoa học khác không lấy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là đối tượng nghiên cứu duy nhất. Nhưng nhìn chung đa số các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước đến những năm đầu thế kỷ XXI ít nhiều đều khảo sát các tiểu thuyết của nhà văn này (đặc biệt là ở góc độ cấu trúc và nhân vật) và coi đây như một trong những tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học trên như luận án tiến sĩ ngữ văn Viện Văn học Việt Nam của tác giả Bùi Thanh Truyền, Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, hay luận án thạc sỹ văn học của Hoàng Cẩm Giang tại trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn về Cấu trúc tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI đều khảo sát tương đối nhiều trên tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Điều đó cho thấy tiểu thuyết của tác giả này khá tiêu biểu và có tính đại diện cho văn học giai đoạn này cả về mặt ưu lẫn khuyết điểm. Nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Luận án thạc sỹ văn học của Hoàng Cẩm Giang tại trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn về Cấu trúc tiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI đã phát hiện ra kiểu nhân vật kí hiệu- biểu tượng, nhân vật biến mất trong tiểu thuyết nguyễn Bình phương. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng có bài Người đi vắng, ai đọc Nguyễn bình Phương? Hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỉ đã phát hiện ra nhân vật của Nguyễn Bình Phương dấu kín những ám ảnh của mình và sống với nói. Luận văn thạc sĩ văn học của Nguyễn Thị Hồng Nhung Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, trường Đại Học Sư phạm Hà Nội năm 2009 đã phát hiện ra những loại hình nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương như nhân vật con người tha hóa, con người dục vọng; nhân vật con người vô thức- người điên; nhân vật biểu tượng... Luận văn thạc sĩ văn học của Nguyễn Thị Phương Diệp Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2010 đã khảo sát nghệ thuật xây dựng nhân vật, khảo sát cách tổ chức không gian và thời gian và khảo sát về nghệ thuật kể chuyện trên góc độ tổ chức kết cấu và người kể chuyện từ đó tìm ra những đặc điểm mang tính cách tân trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Tác giả Trần Văn Ban trong tạp chí nghiên cứu văn học của Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh số 26 năm 2011 cũng đã có bài viết Kiểu nhân vật ám ảnh trong tiểu thuyết nguyễn Bình Phương, tác giả đã chỉ ra: “những kiểu nhân vật mơ hồ, khó nắm bắt, phi truyền thống, trong đó có kiểu nhân vật ám ảnh”.... Tuy còn có ý kiến trái chiều song chính những bài báo những công trình nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương đã khẳng định được chỗ đứng của nhà văn này trong đời sống văn học hiện đại. Dù tiếp cận tác phẩm của anh dưới góc độ nào chúng ta cũng không thể phủ nhận ý thức tìm tòi, quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, những ý tưởng được ấp ủ và trau chuốt của Nguyễn Bình Phương trong quá trình cách tân tiểu thuyết Việt Nam. Qua việc tìm hiểu lịch sử vấn đề như trên, chúng tôi cũng nhận thấy chưa thực sự có một công trình nghiên cứu một cách hệ thống những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Vì vậy luận văn này hi vọng sẽ hệ thống lại những nét tiêu biểu, đặc trưng về nghệ thuật xây dựng nhân vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- trong tiểu thuyết của nhà văn này, nhằm hướng tới một cái nhìn toàn diện, sâu sắc và khách quan hơn. Thông qua những nghiên cứu này sẽ đánh giá được vai trò của Nguyễn Bình Phương trong quá trình cách tân hiện đại hoá tiểu thuyết. Đồng thời chỉ ra một số nét tiêu biểu của văn học đương đại nước nhà. 3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong 6 cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, đó là: Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn, Người đi vắng, Thoạt kì thuỷ, Ngồi, Mình và họ. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: vận dụng lí thuyết thi pháp học về nghệ thuật xây dựng nhân vật để làm nổi bật đặc điểm của hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết. Phương pháp loại hình: sử dụng cách phân chia theo loại hình nhân vật để tìm ra những kiểu nhân vật chung trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Phương pháp hệ thống: vận dụng quan điểm hệ thống, coi thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là một chỉnh thể, hệ thống với các đặc điểm riêng biệt của nó Phương pháp thống kê, khảo sát: nhằm nhận biết và hệ thống các kiểu nhân vật qua các tiểu thuyết. Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh: nhằm làm nổi bật đặc trưng kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, đồng thời so sánh với các kiểu nhân vật tương đồng của các tác giả khác để thấy được nét mới mẻ, độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 4. Mục đích nghiên cứu Luận văn đi sâu tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Bình Phương, bởi đây là tư tưởng cơ bản để nhà văn đi vào lựa chọn và xây dựng nhân vật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Nhận dạng các mô hình nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Tập trung phân tích thế giới nhân vật trên những bình diện khác nhau. Đi sâu vào tìm hiểu các thủ pháp nghệ thuật để xây dựng nhân vật của nhà văn. 5. Đóng góp của luận văn Hệ thống hóa thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Đưa ra một góc độ tiếp cận mới đối với tác phẩm tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thông qua thế giới nhân vật. Góp phần đánh giá tác phẩm của nhà văn thông qua việc nắm bắt một cách rõ ràng và có hệ thống về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Đóng góp một nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương và tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai qua 3 chương Chương 1: Khái quát về Nguyễn Bình Phương và tiểu thuyết Việt Nam đương đại Chương 2: Những phương thức đặc thù của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Chương 3: Hình thức tự sự trong mối liên quan đến thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG VÀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Khái quát về Nguyễn Bình Phương 1.1.1. Nhà văn và tiểu sử Nhà văn Nguyễn Bình Phương sinh ngày 29 tháng 12 năm 1965 tại Thái Nguyên. Thời chiến tranh, tác giả cùng gia đình sơ tán về xã Linh Nham thuộc huyện Đồng Hỷ, đến năm 1979 mới trở lại thành phố Thái Nguyên. Nguyễn Bình Phương học hết phổ thông trung học năm 1985 rồi vào bộ đội; năm 1989 vào học trường viết văn Nguyễn Du; ra trường công tác một năm ở Đoàn kịch nói Quân đội; sau đó là biên tập viên của Nhà xuất bản Quân đội và hiện nay công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nguyễn Bình Phương viết văn bằng niềm đam mê, nhạy cảm cộng với tri thức văn chương của một cây bút được đào tạo qua trường lớp. Tác giả viết đều tay ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn, tản văn. Nhà văn Phùng Văn Khai đã phác họa từ ngoại hình đến tinh thần của Nguyễn Bình Phương: "Nguyễn Bình Phương có một khuôn mặt rất buồn. Anh ít nói trong các đám đông hoặc hai người với nhau. Nhưng anh chăm chú mọi người, chăm chú vào câu chuyện và rất sắc sảo, độc đáo trong suy nghĩ” [26], "Nếu coi văn chương là một nghề thì cái nghề ấy đã đeo gông đóng số Nguyễn Bình Phương(...). Yêu nghề đến ngơ ngẩn, yêu đến hành xác, tâm linh, sùng tín như anh quả là của hiếm”[26]. Có lẽ chính tình yêu và lòng say mê ấy đã cống hiến cho bạn đọc, cho văn học nước nhà những trang viết độc đáo giàu giá trị. 1.1.2. Một số quan niệm của Nguyễn Bình Phương về hiện thực, con người và nghệ thuật Quan niệm nghệ thuật được hiểu là “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- sống với một chiều sâu nào đó” [50,tr. 229]. Nó là cách nhìn và thái độ đối với thế giới và con người của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Nguyễn Bình Phương đã nói: “Tôi chỉ có một nhận thức bảo thủ là cố gắng viết cho nó gần sát với quan niệm của mình về văn chương vậy thôi”. Mặc dù anh không nói nhiều về quan điểm của mình nhưng phải chăng đây chính là gợi ý về con đường đi vào tác phẩm từ quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Quan niệm hiện thực và con người của Nguyễn Bình Phương được phát ngôn trực tiếp ở những bài trả lời phỏng vấn của báo chí. Trò chuyện với phóng viên Vietnamnet, nhà văn nói: “Theo tôi, đời sống có những từ ngữ nào thì văn học có quyền đưa từ đó vào. Tại sao lại bỏ nó đi trong khi nó vẫn sống hằng ngày, hằng giờ hằng phút với chúng ta?” [42]. Anh coi trọng mọi từ ngữ tiếng Việt, dù là lớp từ thanh cao, sang trọng hay tục tĩu trong phát ngôn của nhân vật. Điều đó cũng có nghĩa là cho rằng mọi đề tài, hiện thực đều bình đẳng nhau trong văn học. Không ít người dị ứng với nhiều yếu tố sex trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương thì anh lại thẳng thắn xem nó là “một trong những hành động giao tiếp đỉnh cao”, “bản thân nó (sex) đã là quá đẹp, quá nhân văn, nó trọn vẹn là chính nó không lẫn với những thứ khác” [42]. Hiện thực trong quan niệm của anh là tất cả những thứ hiển nhiên trong cuộc sống với mọi góc khuất của nó. Nguyễn Bình Phương coi sự tồn tại của những mảnh vỡ hiện thực là tất yếu. Vì thế, lẽ tất nhiên là tác phẩm của anh khai thác cái đa chiều của hiện thực, từ cái quen thuộc hàng ngày đến cái kỳ quái, huyền ảo, từ hiện thực cuộc sống đến hiện thực tâm linh. Các nhà văn đương đại gặp gỡ nhau ở quan niệm này, chỉ có điều, họ tìm cho mình những cách nói riêng. Nguyễn Huy Thiệp cho rằng: “Văn chương phải bất chấp hết, ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và hoa”(Giọt máu). “Từ “bùn” chuyển sang “bướm và hoa” là một sự lột xác đầy phiêu lưu, mạo hiểm” [24] bởi vì đó là cả một sự thay đổi về nhãn quan hiện thực. Quan niệm nghệ thuật về con người ở Nguyễn Bình Phương được thể hiện độc đáo. Anh chú trọng đời sống nội tâm của con người, “Lịch sử chả là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- gì cả nếu không có những cá nhân và cá nhân chẳng là gì cả nếu bản thân nó không vang lên bất kỳ một ý nghĩ nào” [43]. Trọng tâm lịch sử chính là cá nhân và đánh dấu sự tồn tại của mỗi cá nhân lại là đời sống nội tâm, những “ý nghĩ” của họ. Vì thế chiều kích của tiểu thuyết không là gì khác ngoài “tổng số kích thước ý nghĩ của tất cả các nhân vật trong tiểu thuyết đó”. Để lý giải điều này, nhà văn cho rằng “nội tâm cá nhân con người cũng đã từng có, đang có những cuộc chiến khủng khiếp” [41]. Đào sâu vào thế giới tâm hồn của con người, nơi ít có mối quan hệ giao tiếp với bên ngoài nhưng ở đó con người phần lớn lại sống thành thật nhất, không phải chuyện dễ dàng. Nó đòi hỏi cái nhìn tinh tế và thái độ chấp nhận dấn thân của nhà văn. Nguyễn Bình Phương còn tiếp cận con người ở phương diện bản năng với sức sống tiềm ẩn nhưng mạnh mẽ nằm ngoài vùng kiểm soát của ý thức. Nó là cõi vô thức cùng với ẩn ức, dục vọng, mộng mị và dòng chảy bất định, chồng chéo của suy tư. Vì thế ta thấy xuất hiện nhiều trong tác phẩm của anh là hình ảnh người điên và giấc mơ. Tuy nhiên trong cách nhìn của nhà văn, con người không hề mất niềm tin: “Các nhân vật của tôi sống bản năng, nhưng tiềm tàng một niềm tin đứng dậy” [43]. Dù khai thác hiện thực hay con người, Nguyễn Bình Phương đều mong muốn đi đến tận cùng sâu thẳm của nó, truy tìm bản chất của cuộc đời. Quan niệm về văn chương: “Không có sự sáng tạo, nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình”. Sáng tạo là ý thức thường trực ở người theo đuổi nghệ thuật, đặc biệt là văn chương - một lĩnh vực nhạy cảm và cần nhiều tài năng. Về vấn đề sáng tạo trong văn chương, Nguyễn Bình Phương có những cách diễn đạt khác: “Nhà văn là người vượt qua những định nghĩa để tiến tới một định nghĩa khác”. Tức là họ phải vượt qua tất cả để tạo cho mình tiếng nói riêng. Sáng tạo bao giờ cũng là hệ quả của những cuộc kiếm tìm. Nguyễn Bình Phương đã tự nhận về mình: Ta lớn lên bằng kiếm tìm Kiếm tìm giờ đã cũ (Bài thơ cũ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Động lực của cuộc sống là tìm kiếm để lấp đầy kho trí tuệ và lấp đầy cảm xúc. Mỗi sự kiếm tìm không bao giờ là cũ, nó chỉ cũ về mặt thời gian so với những tìm kiếm khác mà thôi. Một con người luôn ám ảnh bởi cái cũ như Nguyễn Bình Phương: “Ta sinh ra cô đơn/ Giờ cô đơn đã cũ/ Ta trưởng thành bởi sợ hãi/ Sợ hãi cũng cũ rồi” thì tất yếu luôn mong muốn được đổi mới, có cái để làm mới mình. Vì vậy, nó khiến cuộc sống và văn chương thêm nhiều ý nghĩa. Nhà văn viết và nghĩ“Vắt như thể sự cạn kiệt đang đến gần”. Đây cũng là điểm gặp gỡ ở các nhà văn đương đại. Bảo Ninh quan niệm trong Nỗi buồn chiến tranh là viết với cả sự khổ công: “Viết khổ viết sở, viết như đập đầu vào đá, như là tự tay tước vụn trái tim mình, như là lộn trái con người mình ra”. Hay như triết lý của Nguyễn Huy Thiệp: “Công việc viết văn vốn rất nhọc nhằn, phức tạp, lại buồn tẻ nữa” (Kiếm sắc). Nhà văn phải đi đến tận cùng cảm xúc và những trải nghiệm cuộc đời, tức là phải chung sống với nhọc nhằn và cô đơn. Trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương ta thấy xuất hiện nhiều người điên - những nhân vật không bình thường về suy nghĩ. Cả nhân vật cụ thể, mang tên như Tính (Thoạt kỳ thủy), Cương (Người đi vắng), Quang, Mộc (Những đứa trẻ chết già), đến những nhân vật không tên như gã điên đứng dưới mưa (Ngồi), người đàn ông điên dưới gốc cây điệp vàng (Trí nhớ suy tàn), người đàn ông điên xuất hiện trong những ngày binh biến của Đội Cấn (Người đi vắng). Đôi khi họ còn tập hợp thành một “tập thể” đông đúc (Thoạt kỳ thủy) - một thế giới tâm lý phức tạp mà không ai có thể xâm phạm được. Nhà văn đã từng phát biểu: “Tôi cho rằng người điên chứa trong họ một phần rất lớn phẩm chất của nghệ thuật”. Thực chất, điên là phần ngoại hiện của một trạng thái tinh thần. Nếu như văn học hiện thực hướng đến khám phá con người về ý thức thì văn học hậu hiện đại lại quan tâm đến phần vô thức, tiềm thức - phần nhá nhem, tranh tối tranh sáng nhưng dồi dào, vô tận ở con người. “Người điên” không thể kiểm soát được hành động của mình, một cách nào đó về mặt nghệ thuật, có thể cắt nghĩa như sự thăng hoa mà người nghệ sĩ đôi khi cũng không thể ý thức được. Có lẽ vì quan niệm này mà đến với tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, ta nhận thấy có những đoạn viết rất “nham nhở”, tưởng như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- được sắp xếp tùy ý nhiều mạch suy tư, nhiều lời tâm sự của một thế giới nhân vật đa dạng. Điều này không chỉ phù hợp với bản chất của dòng chảy ý thức mà còn thể hiện rõ sức mạnh của văn chương là khám phá vùng tiềm ẩn, vô tận của con người. Nó khẳng định phẩm chất nghệ thuật được kết tinh từ sự vô tư hồn nhiên của một trạng thái vô thức ngự trị triền miên. Nguyễn Bình Phương đã từng có nhiều băn khoăn về văn chương, đã có lúc anh nghĩ nó tách biệt với cuộc sống, là một thế giới riêng mà nhà văn phải chấp nhận “bó buộc trong một khung cố định nào đó” của nó. Văn chương như vậy sẽ trở nên nhạt nhẽo về cảm xúc và cứng nhắc, dập khuôn về hình thức. Nhưng sự trải nghiệm trên từng trang viết đã khiến anh phần nào nhận thức được bản chất của văn chương, “bản thân nó là chân trời tự do” [45] Nghĩa là văn chương gắn bó với cuộc sống nhưng không bị bó buộc, nó là một thế giới mênh mông và tự do, đối với cả người sáng tác lẫn người tiếp nhận. Người viết có thể khai thác tất cả ở chân trời đó và tự do bộc lộ thái độ đối với cuộc sống. Người nhận có những cách tiếp nhận riêng, cách thưởng thức tác phẩm riêng. Ý thức điều đó, khiến nhà văn có thể sống và viết thành thật, dân chủ hơn. Tác phẩm của Nguyễn Bình Phương (cả tiểu thuyết và thơ ca) tạo được ấn tượng từ sự khước từ khuôn mẫu truyền thống. Văn chương với anh, thực sự được tôn trọng với bản chất nghệ thuật của nó. Sự độc đáo trong sáng tác của anh đều bắt nguồn từ sự thay đổi trên phương diện kỹ thuật. “Tôi nghĩ giá như tiểu thuyết của chúng ta có thêm những bước mạo hiểm”. [42]. Nói cụ thể hơn là phải gây bất đồng“cho tiểu thuyết thêm phần phong phú”, tất nhiên không phải là sự bất đồng theo nghĩa tiêu cực. Quan niệm này xuất phát từ đòi hỏi sáng tạo của bản thân người cầm bút, cũng gần với quan niệm dấn thân của một số nhà văn đương đại. Nguyễn Bình Phương gọi là “những bước mạo hiểm” bởi con đường đó có thể thành công hoặc thất bại. Vì thế, anh ý thức rất rõ hạn chế trong quan niệm này là: “Trong nghệ thuật, kẻ mạo hiểm phần lớn trở thành nạn nhân của chính mình” [42]. Dù vậy, anh vẫn tìm tòi, thể nghiệm những “bước mạo hiểm” trong các sáng tác của mình như thăm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 13 http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 379 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 179 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 171 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn