intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Thơ trẻ Bắc Kạn qua sáng tác của các nhà thơ: Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng và Phùng Thị Hương Ly

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong thơ của họ, tìm ra được những điểm mới, sự cách tân trên cả hai phương diện nội dung cũng như nghệ thuật trong sáng tác thơ của các nhà thơ trẻ dân tộc thiểu số Bắc Kạn. Trên cơ sở đó tìm hiểu sự kế thừa, tiếp nối của thơ trẻ so với thơ của các thế hệ đi trước, từ đó có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về những đóng góp của các nhà thơ trẻ cho văn học địa phương Bắc Kạn và văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Thơ trẻ Bắc Kạn qua sáng tác của các nhà thơ: Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng và Phùng Thị Hương Ly

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––––––––– HOÀNG THỊ HẠNH THƠ TRẺ BẮC KẠN QUA SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ THƠ: NÔNG THỊ TÔ HƢỜNG, HOÀNG CHIẾN THẮNG VÀ PHÙNG THỊ HƢƠNG LY LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––––––––– HOÀNG THỊ HẠNH THƠ TRẺ BẮC KẠN QUA SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ THƠ: NÔNG THỊ TÔ HƢỜNG, HOÀNG CHIẾN THẮNG VÀ PHÙNG THỊ HƢƠNG LY Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. CAO THỊ HẢO THÁI NGUYÊN - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Công trình có sự hỗ trợ khoa học từ giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Cao Thị Hảo. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tác giả luận văn HOÀNG THỊ HẠNH i
  4. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn: Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn, các nhà thơ: Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng, Phùng Thị Hương Ly đã giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Cao Thị Hảo, người đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em nghiên cứu hoàn thành luận văn. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến luận văn này. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020 Tác giả luận văn HOÀNG THỊ HẠNH ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................ 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 5 6. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 6 7. Cấu trúc của luận văn................................................................................................. 6 NỘI DUNG ................................................................................................................... 7 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................................................ 7 1.1. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài: ......................................... 7 1.1.1. Khái niệm "Thơ trẻ"............................................................................................. 7 1.1. 2. Khái niệm văn học địa phương ........................................................................... 7 1.1. 3. Vị trí và đặc trưng của văn học địa phương........................................................ 8 1.2. Khái quát văn học địa phương Bắc Kạn ............................................................... 12 1.2.1. Vài nét về điều kiện địa lý, xã hội tỉnh Bắc Kạn ............................................... 12 1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của văn học Bắc Kạn .................................. 13 1.2.3. Thành tựu và hạn chế của các thể loại ............................................................... 17 1.3. Chân dung ba nhà thơ: Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng, Phùng Thị Hương Ly ..................................................................................................................... 23 1.3.1. Nông Thị Tô Hường .......................................................................................... 23 1.3.2. Hoàng Chiến Thắng ........................................................................................... 24 1.3.3. Phùng Thị Hương Ly ......................................................................................... 26 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 28 iii
  6. Chƣơng 2: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG THƠ NÔNG THỊ TÔ HƢỜNG, HOÀNG CHIẾN THẮNG VÀ PHÙNG THỊ HƢƠNG LY ................. 30 2.1. Hình ảnh quê hương tươi đẹp, thân thương .......................................................... 30 2.1.1. Quê hương gắn với những kí ức tuổi thơ ........................................................... 30 2.1.2. Quê hương mang vẻ đẹp bình dị thân thương đang thay đổi từng ngày ........... 33 2.1.3. Quê hương còn nhiều khó khăn, vất vả ............................................................. 38 2.2. Hình ảnh con người mang vẻ đẹp riêng ................................................................ 40 2.2.1. Con người chăm chỉ, vươn lên trong khó khăn, đối diện với vất vả để mưu sinh .... 40 2.2.2. Con người với những cung bậc của tình yêu ..................................................... 47 2.2.3. Con người trong cuộc sống đầy biến động ........................................................ 50 2.3. Những phong tục tập quán, nếp sống của người dân vùng núi Việt Bắc ............. 54 2.3.1. Những phong tục tập quán trong lễ, tết, hội hè ................................................. 55 2.3.2. Những nếp sống, tập quán sinh hoạt hàng ngày ................................................ 58 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 63 Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THƠ NÔNG THỊ TÔ HƢỜNG, HOÀNG CHIẾN THẮNG VÀ PHÙNG THỊ HƢƠNG LY ................. 65 3.1. Thể thơ .................................................................................................................. 65 3.1.1. Thể thơ tự do ...................................................................................................... 66 3.1.2. Trường ca ........................................................................................................... 70 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật............................................................................................. 74 3.2.1. Ngôn ngữ chân thực, giản dị .............................................................................. 74 3.2.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu ................................................................... 76 3.2.3. Ngôn ngữ mang màu sắc văn hoá Tày............................................................... 79 3.3. Một số biểu tượng tiêu biểu .................................................................................. 83 3.3.1. Biểu tượng cây lúa ............................................................................................. 83 3.3.2. Biểu tượng bếp lửa............................................................................................. 86 3.3.3. Biểu tượng núi ................................................................................................... 89 3.4. Giọng điệu............................................................................................................. 91 3.4.1. Giọng điệu tự hào, ngợi ca khi viết về quê hương............................................. 92 3.4.2. Giọng trữ tình, tha thiết, nồng nàn khi viết về tình yêu ..................................... 94 3.4.3. Giọng suy tư, triết lý khi viết về hiện thực cuộc sống ....................................... 96 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 98 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 102 iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng của văn học Việt Nam. Những sáng tác về đề tài dân tộc thiểu số đã góp phần tạo nên những thành tựu, giá trị và bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em. Điều đó không những làm cho nền văn hóa Việt Nam đậm sắc màu phong phú mà còn góp phần củng cố sự thống nhất ý chí, tinh thần, tình cảm, tạo nên sức mạnh nội sinh bền vững của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để làm nên diện mạo của văn học dân tộc thiểu số chính là sự góp mặt hết sức qua trọng của văn học địa phương. 1.2. Bắc Kạn được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đồng thời cũng là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa. Mảnh đất ấy đã sinh ra biết bao nhà văn, nhà thơ là người dân tộc thiểu số với những tên tuổi như: Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Nông Quốc Chấn, Hoàng Hóa…Và các lớp thế hệ kế tiếp: như Triệu Kim Văn, Đinh Hữu Hoan, Phạm Viết Lãm, Hà Văn Roanh, Nguyễn Văn Lợi, Đặng Phúc Lường, Nông Thị Ngọc Hòa, Dương Khâu Luông … cũng đã khẳng định sự đóng góp của mình cho văn học dân tộc. Có thể nói rằng, lớp lớp thế hệ các nhà văn, nhà thơ Bắc Kạn đã nối tiếp nhau theo các chặng đường lịch sử của dân tộc, của quê hương, góp phần làm nên diện mạo riêng của văn học Bắc Kạn. 1.3. Nối tiếp thế hệ đi trước, hiện nay Bắc Kạn đang hình thành một đội ngũ các tác giả trẻ ở lứa tuổi 7X, 8X, 9X. Sự xuất hiện đội ngũ các tác giả trẻ đã mang đến cho văn học Bắc Kạn một luồng gió mới. Các nhà văn, nhà thơ trẻ dồi dào sức sáng tạo đã mang đến chất men say tươi mới cho văn học thiểu số. Rất có thể họ sẽ đại diện cho cả một thế hệ những người viết trẻ làm thay đổi diện mạo của văn học dân tộc thiểu số. Họ tỏ ra rất nhạy bén với cái mới, họ không hề tỏ ra thua kém trước sự phát triển rầm rộ của thơ ca đương đại và những xu hướng mới du nhập với trình độ ngoại ngữ, sự đào tạo bài bản và quan trọng hơn nữa là ý thức dẫn thân và không ngại đổi mới. 1.4. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu về các nhà thơ trẻ. Việc nghiên cứu thơ trẻ Bắc Kạn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về dòng chảy của văn học Bắc Kạn trong sự tiếp nối của các thế hệ và những cách tân đổi mới của thế 1
  8. hệ trẻ, góp phần hữu ích đưa thơ trẻ Bắc Kạn đến nhiều hơn với độc giả. Nghiên cứu các nhà thơ của địa phương, cũng là dịp để bản thân tôi có thêm tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy, đồng thời cũng là tài liệu hữu ích cho việc giảng dạy văn học địa phương ở các trường học. Bởi vậy, tôi đã chọn đề tài: Thơ trẻ Bắc Kạn qua sáng tác của các nhà thơ: Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng, Phùng Thị Hương Ly. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu thơ Bắc Kạn: Bắc Kạn không chỉ là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng mà còn là nơi sinh ra nhiều người con ưu tú. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống pháp, đã có những người con ưu tú vừa tham gia cách mạng, vừa dùng tài năng của mình sáng tác văn chương phục vụ kháng chiến. Chính vì thế, thơ Bắc Kạn đã hình thành với chặng đường lịch sử khá dài. Thơ Bắc Kạn đã có những đóng góp cho văn học dân tộc thiểu số với những tên tuổi: Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Nông Quốc Chấn, Hoàng Hóa, Đặng Phúc Lường, Triệu Sinh, Triệu Hữu Định, Đinh Hữu Hoan, Triệu Kim Văn, Ma Kim Ly, Nguyễn Văn Lợi, Phạm Viết Lãm, Lương Hiệu, Dương Thuấn, Dương Khâu Luông, Hoàng Thị Điềm…Sáng tác của nhiều tác giả đã thu hút sự chú ý của giới phê bình- nghiên cứu, các bài báo khoa học, các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp đại học. Những nghiên cứu về thơ Bắc Kạn có cả những nghiên cứu cả quá trình lịch sử thơ Bắc Kạn, có cả những nghiên cứu về các tác giả. Những tác giả được quan tâm nghiên cứu nhiều như Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Nông Quốc Chấn, Triệu Kim Văn, Dương Khâu Luông. Có thể nói rằng, cho đến nay, thơ Bắc Kạn vẫn đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu không ngừng của những độc giả yêu mến thơ Bắc Kạn. 2.2. Lịch sử nghiên cứu thơ trẻ Bắc Kạn: Thơ trẻ là thơ của những nhà thơ trẻ về tuổi đời, tuổi xuất hiện trên thi đàn. Trẻ trong cách nhìn, cách cảm, trong cách tư duy thơ. Họ mang đến cho thơ một sinh khí mới, một cách nhìn mới trẻ trung và thu hút sự chú ý của các nhà phê bình, nghiên cứu. Ngay khi mới xuất hiện thơ của Nông Thị Tô Hường và Hoàng Chiến Thắng đã nhận được nhiều sự quan tâm chú ý của nhiều nhà phê bình nghiên cứu. Nông Thị Tô Hường, là nhà thơ có nhiều tác phẩm nổi tiếng được công bố và nhận được nhiều giải thưởng cao của trung ương và địa phương. Nhà thơ Triệu Kim Văn đã đánh giá 2
  9. Nông Thị Tô Hường là “tác giả Viết thơ bác học”. Trong bài tựa tập thơ “Quả Nhung”, nhà thơ Mai Liễu đã có những cảm nhận về sự độc đáo trong thơ của Nông Thị Tô Hường: Nhiều bài thơ của Tô Hường thể hiện một ý tưởng, một cảm xúc chợt đến, nhiều lúc chưa rõ ràng chưa định hình, buộc ta phải đọc lại, ngẫm nghĩ xem sau những câu chữ buông lửng ấy tác giả muốn nói gì, gửi gắm điều gì với người đọc. [18, tr.6]. Trong bài viết “Bản sắc dân tộc trong văn học dân tộc thiểu số”, tác giả Bình Nguyên có nhận xét: “Nông Thị Tô Hường, có một vốn văn hóa Tày khá phong phú và sáng tác được cả hai thứ tiếng (Tày và Việt). Thơ chị giàu hình tượng, giàu liên tưởng, với nhiều ví von, so sánh”. Đối với Hoàng Chiến Thắng, chàng trai yêu nghệ thuật, hội họa từ hồi học THPT, đã có những bài thơ ngay từ thủa cắp sách đến trường. Trước khi là sinh viên Khoa Sáng tác, Lý luận- Phê bình văn học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội thì Hoàng Chiến Thắng đã có những bài thơ đầu tiên được in trên báo. Năm 2009, tập thơ “Gọi ngày xuống núi” của Hoàng Chiến Thắng được xuất bản đã được nhiều người yêu thơ quan tâm. Trong bài tựa cho tập thơ, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý có cho rằng: Thơ Thắng chân mà không cũ, thật mà không cỗi, dễ cảm nhận nhưng không sơ lược… Cái được của thơ Thắng là kiệm lời, rất kiệm lời và ảo thực đan xen nhau trong một cấu trúc khá vững của bài. [36, tr.7]. Trong một bài viết của mình, tác giả Thu Bình đã nhận xét về thơ của Hoàng Chiến Thắng: Thơ Hoàng Chiến Thắng cho ta cái cảm xúc thú vị trước sự ngồn ngộn của văn hóa miền núi. Tác giả này luôn biết cách khai thác, sử dụng cách diễn đạt đắt về các góc độ của cuộc sống mà anh chọn để phản ánh…Tư duy, ngôn ngữ, hình ảnh… luôn sống động tươi rói như cuộc sống đang hiện hữu. Còn cây bút trẻ Phùng Thị Hương Ly, một cô gái trẻ mang đến một làn gió mới cho thơ ca Bắc Kạn. Những điều gần gũi bình dị trong cuộc sống được tác giả viết với lối viết hiện đại. Trong bài viết “Chân dung nhà thơ trẻ Phùng Thị Hương Ly”, tác giả Bích Phượng viết: Đọc thơ của chị, độc giả sẽ thấy rất gần gũi, những gì trong thơ gắn liền với cuộc sống đời thường giản dị của con người vùng núi, nhưng bằng sự sáng 3
  10. tạo, sử dụng lối viết hiện đại đã miêu tả những hình ảnh quen thuộc đó ở một khía cạnh khác. Nói về thơ của Hương Ly- nhà thơ trẻ Hoàng Chiến Thắng- Hội viên hội VHNT tỉnh Bắc Kạn chia sẻ: Phùng Thị hương Ly là một cây bút trẻ theo đuổi một lối viết khá lạ đối với nhiều tác giả trong tỉnh. Ở thơ của Ly tập trung nhiều về tứ, đặc biệt là cách làm mới câu từ hết sức cân nhất, đây là một tác giả có khả năng lập ngôn tốt. Có thể nói, hiếm có nhà thơ trẻ nào lại có khả năng đưa nhiều vấn đề lớn vào trong thơ hết sức tự nhiên như Ly, nhưng nếu đọc kĩ bạn đọc sẽ thấy trong đó cũng có tính triết luận rất cao. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những lời nhận xét, đánh giá lẻ tẻ của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, các bài báo về cá nhân các nhà thơ trẻ Bắc Kạn. Hiện tại, vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống về thơ trẻ Bắc Kạn thông qua một nhóm tác giả tiêu biểu. Vì thế chúng tôi chọn đề tài thơ trẻ bắc Kạn qua các sáng tác của tác giả Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng, Phùng Thị Hương Ly nhằm khẳng định vị trí của các nhà thơ trẻ dân tộc miền núi trong việc đóng góp vào dòng thơ VH DTTS nói riêng và VHHĐ Việt Nam nói chung những thành tựu vô cùng đáng trân trọng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về thơ trẻ Bắc Kạn qua sáng tác của ba tác giả tiêu biểu để tìm hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong thơ của họ, tìm ra được những điểm mới, sự cách tân trên cả hai phương diện nội dung cũng như nghệ thuật trong sáng tác thơ của các nhà thơ trẻ DTTS Bắc Kạn. Trên cơ sở đó tìm hiểu sự kế thừa, tiếp nối của thơ trẻ so với thơ của các thế hệ đi trước, từ đó có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về những đóng góp của các nhà thơ trẻ cho văn học địa phương Bắc Kạn và văn học các DTTS VN hiện đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn hướng đến giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: Chỉ ra được những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác thơ của các nhà thơ Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng, Phùng Thị Hương Ly; Từ đó tìm ra những điểm tương đồng khác biệt trong sáng tác của họ. 4
  11. Khẳng định những đóng góp quan trọng của ba nhà thơ trong quá trình phát triển thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đai nói chung và thơ ca các dân tộc thiểu số Bắc Kạn nói riêng. Qua việc nghiên cứu góp phần quảng bá rộng rãi hơn về văn học dân tộc thiểu số nói chung và nét đẹp trong đời sống tâm hồn, tình cảm của con người miền núi nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thơ của các nhà thơ Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng, Phùng Thị Hương Ly với những nét tiêu biểu cả về nội dung và nghệ thuật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Các sáng tác của ba nhà thơ Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng, Phùng Thị Hương Ly, bao gồm các tập thơ: Quả Nhung, Tềnh pù (Trên núi) -Thơ song ngữ Tày- Việt, Vạt sáng trăng rằm (thơ), Hằn sâu trên đá (trường ca), Phía chân trời (thơ) của Nông Thị Tô Hường; Đi qua tôi thật chậm (thơ) của Phùng Thị Hương Ly; Gọi ngày xuống núi (thơ), Mỉnh hai (Vía trăng) của Hoàng Chiến Thắng. Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo thơ của một số nhà thơ dân tộc thiểu số thế hệ đi trước của Bắc Kạn để đối chiếu so sánh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại để tập hợp những sáng tác của các nhà thơ theo những nội dung khác nhau, đồng thời để thống kê những vấn đề liên qua đến nghệ thuật như: thể thơ, các biểu tượng... Phương pháp phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ các đặc điểm về nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện của ba nhà thơ. Phương pháp so sánh đối chiếu để thấy những nét tương đồng và những điểm khác biệt trong sáng tác của ba nhà thơ trẻ và giữa các nhà thơ trẻ Bắc Kạn với các nhà thơ Bắc Kạn thuộc các thế hệ trước. Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hóa học, dân tộc học….) cùng với các phương pháp khác để thấy được những nét đặc sắc trong văn hóa, văn học của các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. 5
  12. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu về ba tác giả thơ đại diện cho các tác giả trẻ dân tộc thiểu số hiện đại Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định những đóng góp của ba thi sĩ cho văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại,bổ sung những tài liệu tham khảo về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại vốn chưa được nghiên cứu sâu rộng và quan tâm đúng mức. Đồng thời là nguồn tài liệu quý cho giáo viên Bắc Kạn muốn đưa thơ trẻ vào giảng dạy trong chương trình văn học địa phương, cũng như muốn giáo dục văn hóa dân tộc, phong tục tập quán của dân tộc thông qua thơ ca. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. Chương 2: Một số phương diện nội dung thơ Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng, Phùng Thị Hương Ly. Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thơ Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng, Phùng Thị Hương Ly 6
  13. NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm thơ trẻ Thơ trẻ có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuỳ theo tiêu chí chúng ta có thể có những cách hiểu khác nhau về thơ trẻ. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi dùng khái niệm thơ trẻ để chỉ những tác giả có tuổi đời trẻ (chủ yếu trên dưới ba mươi khi công bố các tập thơ của mình) và đặc biệt có cách nhìn, cách cảm, cách tư duy mới mẻ, hiện đại và trẻ trung. Điều này được thể hiện trong những tập thơ đã xuất bản của họ trên thi đàn. Ba nhà thơ chúng tôi nghiên cứu là: Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng và Phùng Thị Hương Ly đều là những nhà thơ trẻ khi tác phẩm của họ được xuất bản khi họ ở độ tuổi trên dưới ba mươi. Các tập thơ mà chúng tôi sử dụng làm đối tượng nghiên cứu của ba tác giả này đều xuất bản khi họ còn rất trẻ. Đó là: Quả Nhung - 2006, Tềnh pù (Trên núi) - 2007 -Thơ song ngữ Tày- Việt, Vạt sáng trăng rằm (thơ), Hằn sâu trên đá (trường ca) - 2011, của Nông Thị Tô Hường; Đi qua tôi thật chậm (thơ) - 2013 của Phùng Thị Hương Ly; Gọi ngày xuống núi (thơ) - 2008, Mỉnh hai (Vía trăng) - 2019 của Hoàng Chiến Thắng. Họ đã đóng góp cho dòng chảy thơ dân tộc thiểu số hiện đại một tiếng nói trẻ trung, sôi nổi, đầy nhiệt huyết và một góc nhìn trẻ trung, hiện đại. Những nhà thơ dân tộc thiểu số này đã có cách nhìn, cách cảm đời sống bằng con mắt trẻ trung của những tri thức trẻ miền núi. Chính vì vậy, thơ của họ có nét mới mẻ, thể hiện một góc nhìn riêng của lớp thi sĩ thuộc thế hệ thứ ba trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Không chỉ vậy, thơ họ còn tiêu biểu cho tiếng nói của các tác giả trẻ trong văn học địa phương Bắc Kạn. Văn học địa phương Bắc Kạn đã có một bề dầy truyền thống từ những thế hệ đi tiên phong như: Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, tiếp đến là thế hệ thứ hai như: Dương Thuấn, Dương Khâu Luông và thế hệ thứ ba chính là những tác giả trẻ: Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng và Phùng Thị 7
  14. Hương Ly. Họ đã tiếp nối và phát triển thơ Bắc Kạn đạt được những thành tựu mới đáng ghi nhận. 1.1.2. Khái niệm văn học địa phương Khái niệm văn học địa phương cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong giới nghiên cứu. Theo tác giả Bùi Thanh Truyền: Văn học địa phương là các sáng tác ngôn từ mang dấu ấn riêng của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam.[52, tr.144]. Trong định nghĩa của mình, tác giả Ngọc Trân lại nhấn mạnh người sáng tác gắn với nơi sinh sống và nội dung phản ánh: “Văn học địa phương được hiểu là những sáng tác văn học của các tác giả trong một khu vực địa lý cụ thể. Nó phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư ở một địa bàn cư trú nhất định và mang bản sắc riêng, độc đáo, có tính chất đặc thù của vùng, miền, địa phương đó” [47]. Với PGS. TS Đỗ Việt Hùng- Đại học sư Phạm Hà Nội, khái niệm địa phương cần được hiểu một cách rộng rãi.“Địa phương là thôn xã cụ thể, nhưng cũng có thể là huyện thị, tỉnh, thành phố thậm chí là các vùng miền lớn hơn”.[16].Trong bài báo cáo tại Hội thảo khoa học quốc tế Teacher Traning Curriculum Development - Opprtunities and Challenges,PGS.TS. Cao Thị Hảo - Đại học sư phạm Thái Nguyên định nghĩa: Văn học địa phương là những sáng tác văn học của các tác giả trong một khu vực địa lý cụ thể. Nó phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư ở một địa bàn cư trú nhất định và mang bản sắc riêng, độc đáo có tính chất đặc thù của vùng, miền, địa phương đó [10]. Từ những khái niệm trên có thể khẳng định: Văn học địa phương là những sáng tác văn học cá nhân của các tác giả trong một địa phương, vùng, miền cụ thể. Những sáng tác đó phản ánh đời sống văn hóa tinh thần và mang bản sắc riêng, độc đáo có tính chất đặc thù của vùng dân cư đó. 1.1.3. Vị trí và đặc trưng của văn học địa phương Văn học địa phương có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển văn hóa- xã hội ở mỗi địa phương. Các tác phẩm văn học địa phương phản ánh đời sống tinh thần, tình cảm của người dân miền núi, góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Mỗi tác phẩm sẽ mang theo những tên đất, tên làng, những hình ảnh thiên nhiên vùng miền rất đỗi thân quen đối với bạn đọc tại địa phương. Mỗi nhà văn, nhà 8
  15. thơ bao giờ cũng thuộc về một dân tộc, một nền văn hoá nhất định.Vì thế, họ sẽ truyền tải trong tác phẩm của mình những truyền thống văn hóa của dân tộc. Thông qua ngôn ngữ của văn chương, các lễ hội, phong tục tập quán, đời sống của con người với những nét đặc trưng riêng sẽ được hiện lên một cách đầy đủ và sống động trong tâm hồn bạn đọc. Do đó, văn học địa phương có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bởi vậy, văn học địa phương càng có vị trí quan trọng trong nhà trường. Đó là nguồn cấp vốn tri thức văn học địa phương cho học sinh, qua đó khơi gợi trong các em niềm yêu mến, trân trọng và đam mê, hứng thú, tìm hiểu, khám phá vốn văn học của quê hương, cũng là việc làm cần kíp nhằm hình thành ở các em lòng yêu nước, quý trọng truyền thống văn hóa, lòng tự hào dân tộc. Bằng ngôn ngữ giàu cảm xúc và hình ảnh, ngữ liệu văn học địa phương dễ đi vào thế giới tâm hồn của người học, nhen lên trong đối tượng này những tình cảm trong sáng, nhân hậu, làm cho các em thêm tin yêu cuộc đời, ước mơ đi đến những miền đất thanh bình, giàu đẹp, từ đó hình thành ý thức phấn đấu học tập để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Việc khám phá những địa danh thông qua các bài thơ mang đến cho các em những tri thức mới, không khô khan mà nhẹ nhàng, thú vị nhờ được chuyển tải bằng những hình ảnh thấm đẫm chất thơ. Thông qua những tác phẩm văn học địa phương, những truyền thống văn hóa của dân tộc dễ đi vào tâm hồn tình cảm của học sinh, góp phần hoàn thiện nhân cách. Trong Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của chính phủ (tháng 10/2014) đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm, những hạn chế của chương trình giáo dục hiện hành là: “Một trong những hạn chế cơ bản của chương trình hiện hành là chưa giải quyết hài hòa giữa yêu cầu và điều kiện chung của toàn quốc với yêu cầu và điều kiện riêng của mỗi địa phương, nhà trường”…Điều này dẫn đến “chưa khuyến khích được sự tự chủ, tính năng động, sáng tạo của các địa phương, cơ sở giáo dục; chưa phát huy được sở trường của mỗi học sinh”. [10]. Ý thức được điều đó, trong định hướng đổi mới giáo dục hiện nay, chương trình giáo dục đã có tính mở và chú trọng đến tính vùng, miền và đặc thù của địa phương. Cụ thể, đề án cũng chỉ rõ: một trong những vấn đề cơ bản trong nội dung đổi mới chương trình sách giáo khoa của chính phủ là: “Quản lý quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp địa phương và đối tượng học sinh”. [10]. 9
  16. Theo định hướng của Bộ GD-ĐT, giáo dục địa phương đang dần được khẳng định vị thế khi một số môn KHXH đã gắn liền với văn chương, lịch sử, địa lý tại nơi người học sinh sống và cư trú. Theo dòng chảy của tri thức, giáo dục địa phương đang tìm về cội nguồn phát tích những tinh hoa quý báu mà một vùng đất đã lưu giữ từ mấy trăm năm về trước. Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, kèm theo đó là chương trình Giáo dục phổ thông- chương trình tổng thể. Trong chương trình giáo dục ban hành, trong kế hoạch giáo dục của cấp THCS, THPT có nội dung giáo dục địa phương là 35 tiết, và Tiếng dân tộc thiểu số( tự chọn) là 105 tiết ở tất cả các lớp từ lớp 6 đến lớp 12. Chương trình giáo dục phổ thông thực hiện mục tiêu giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp. Trong giáo dục ngôn ngữ và văn học thì giáo dục ngôn ngữ được thực hiện ở tất cả các môn học, trong đó môn Ngữ văn, ngoại ngữ và tiếng dân tộc thiểu số giữ vai trò chủ đao. Còn giáo dục văn học thì chủ yếu thông qua môn Ngữ văn, trong đó có các tác phẩm văn học trong chương trình giáo dục địa phương. Như vậy là, trong chương trình đổi mới tới đây, vai trò của văn học địa phương là vô cùng quan trọng. Các tác phẩm văn học sẽ là một phần không thể thiếu trong nội dung giáo dục địa phương, đồng thời, các tác phẩm song ngữ hoặc được viết bằng tiếng dân tộc sẽ là những ngữ liệu quan trọng để dạy tiếng dân tộc cho học sinh. Văn học địa phương có những đặc trưng riêng. Bởi vây, việc dạy học văn học địa phương cần chú đến đến các đặc trưng đó. Văn học địa phương gắn với một “vùng văn hóa” cụ thể, mang đặc điểm tự nhiên, xã hội đặc trưng mang tính vùng miền. Thông qua các tác phẩm văn học, cần cho học sinh thấy được nét riêng, độc đáo của vùng đất mình, quê hương mình. Đến với vùng đất phương Nam là đến với thiên nhiên hoang vu, khắc nghiệt. Đó là vùng đất mà trước đây cha ông ta đã dày công khai phá, để ngày nay trở thành vùng văn 10
  17. hóa sông nước đậm tình người, với rất nhiều sản vật. Đây cũng là vùng đất của nhiều câu dân ca, điệu hò mang đậm tính bản địa. Con người phương Nam bộc trực nghĩa khí, sống phóng khoáng, cởi mở, tình nghĩa, thủy chung. Đến với các tỉnh miền núi phía Bắc là đến với vùng đất có địa hình đồi núi, giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt. Trước đây, các dân tộc nơi đây sống thành làng, bản, nhà ở là nhà sàn. Đây là vùng đất có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có văn hóa rất độc đáo, đa dạng của nhiều dân tộc khác nhau. Con người miền núi mộc mạc, giản dị, cuộc sống vật chất nhiều khó khăn, vất vả, nhưng đời sống tinh thần phong phú với những lễ hội, phong tục, làn dân ca mang đậm màu sắc văn hóa... Dạy văn học địa phương, giáo viên phải giúp học sinh thấy được nét riêng, đặc trưng của mỗi vùng đất, mỗi miền quê. Văn học địa phương mang đậm yếu tố văn hóa mang tính bản địa. Đặc trưng này chính là yếu tố để phân biệt văn học địa phương này với văn học địa phương khác. Bởi vậy, khi giảng dạy, cũng cần chú ý yếu tố bản địa như yếu tố lịch sử, văn hóa bản địa. Cùng trong vùng văn hóa Việt Bắc, nhưng mỗi tỉnh sẽ có lịch sử hình thành khác nhau, đời sống văn hóa, vật chất tinh thần cũng không giống nhau. Cùng là dân tộc Tày, nhưng ngôn ngữ Tày, nếp sống sinh hoạt, đời sống tâm linh của người Tày định cư ở mỗi địa phương có những điểm khác biệt. Việc giảng dạy văn học địa phương gắn với yếu tố bản địa sẽ giúp học sinh thấy được nét đặc trưng của văn học dân tộc văn hóa dân tộc, góp phần hình thành lòng tự hào dân tộc, tình yêu đối với quê hương làng bản. Hơn nữa để các yếu tố văn hóa thấm vào tâm hồn thế hệ trẻ, dạy học văn học địa phương cần chú ý đến hoạt động trải nghiệm. Chỉ khi được trực tiếp được trải nghiệm được tham gia vào các lễ hội, được cất lên các làn điệu sli, lượn, trong không khí của mùa xuân mới cảm nhận được đầy đủ ý nghĩa của lễ hội, của từng lời hát; Chỉ khi được nghe “pả me” cất lên lời dặn dò cô dâu trong các đám cưới, thì chúng ta mới hiểu được tấm lòng bao la của cha mẹ như thế nào? Và hiểu rằng khi đã lấy chồng phải sống sao cho đúng đạo dâu con. Chỉ khi được quan sát một lễ giải hạn thì mới có thể hiểu tại sao phải “Vượt biển” (Khảm hải). Khi được sống trong không gian văn hóa, thì văn hóa sẽ đi vào tâm hồn một cách tự nhiên. Khi đó, không cần một lời giáo huấn nào cả những truyền thống tốt đẹp, những đạo lí con người dễ dàng khi đã đi vào trong tâm thức của con người. 11
  18. 1.2. Khái quát văn học địa phƣơng Bắc Kạn 1.2.1. Vài nét về điều kiện địa lý, xã hội tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam với diện tích 4.859,41km2. Là trung tâm của vùng Việt Bắc, Bắc Kạn là nơi trung chuyển và giao lưu kinh tế giữa các tỉnh đồng bằng và miền núi phía Đông Bắc. Với địa hình là miền núi cao, Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Đây là nơi có mạng lưới sông, suối dày đặc, nơi khởi nguồn của câu ca: “Bắc Kạn có suối đãi vàng/ Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh”. Dù là tỉnh miền núi còn nghèo, nhưng Bắc Kạn là một vùng được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật. Bắc Kạn có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống từ lâu đời: Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Cao Lan, Sán Chí… trong đó dân tộc Tày chiếm số đông. Đồng bào Tày, Nùng, Kinh, Hoa thường sống tập trung thành làng, bản ở những vùng đồi thấp, ven trục đường chính và các huyện lỵ, tỉnh lỵ. Các dân tộc Dao, Mông, Cao Lan, Sán Chí… thường sống phân tán ở vùng núi cao. Nhiều giá trị văn hóa vật chất trong các cộng đồng Bắc Kạn vẫn còn được bảo lưu: như nếp nhà sàn truyền thống, trang phục các dân tộc. Đặc biệt là kho tàng văn hóa dân gian của đồng bào các dân tộc Bắc Kạn rất phong phú từ các câu thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, phuối rọi đến các loại hình dân ca. Lễ hội “lồng tông” vào mùa xuân với ý nghĩa cầu mùa là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo. Hội xuống đồng ở hồ Ba Bể, Đông Viên( Chợ Đồn), Đào Lâm(Bạch Thông)… nổi tiếng khắp cả vùng Việt Bắc. Lễ hội là để cúng thần nông và các vị thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đây còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng với nhiều trò chơi dân gian như tung còn, kéo co, đấu vật, múa lân…Trong kho tàng văn hóa dân gian của đồng bào các dân tộc Bắc Kạn không thể không nhắc đến hát Páo dung của người Dao, múa khèn của người Mông; hát sli, hát lượn của người Tày- Nùng. Nổi bật nhất của văn hóa Bắc Kạn chính là nghệ thuật hát then- đàn tính một loại hình văn hóa mang nét đặc trưng của dân tộc Tày miền núi phía Bắc. Trải qua quá trình lịch sử cùng sinh sống trên mảnh đất Bắc Kạn, nhân dân nơi đây đã tạo nên những giá trị văn hóa mang đặc trưng dân tộc, làm phong phú thêm 12
  19. văn hóa của cộng đồng dân cư. Đó chính là cơ sở hình thành, tạo dựng truyền thống đoàn kết, kiên cường, bất khuất của nhân dân. 1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của văn học Bắc Kạn Văn học Bắc Kạn được manh nha từ trước Cách mạng tháng Tám. Đó là những sáng tác được tồn tại dưới loại hình dân gian do các tri thức làm nghề thầy mo, thầy tao, then, pụt sáng tác. Những sáng tác trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu là thơ lượn Tày 7 chữ, những bài thơ đó phổ biến trong dân gian. Văn học Bắc Kạn thực sự được hình thành từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, sau đó phát triển và trở thành một bộ phận không thể thiếu của văn học thiểu số Việt Nam. Quá trình hình thành văn học Bắc Kạn có thể chia làm 4 giai đoạn: 1.2.2.1. Giai đoạn 1945- 1964 Đây là giai đoạn mà cách mạng Việt Nam thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó miền Bắc đi vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước. Là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp, Bắc Kạn được chọn là khu an toàn, là căn cứ địa cách mạng, là hậu phương vững chắc trong 2 cuộc kháng chiến, là mảnh đất ghi dấu nhiều chiến công lịch sử. Để thực hiện nhiệm vụ lịch sử đó có sự đóng góp không nhỏ của các nhà văn nhà thơ. Trong giai đoạn này, các nhà văn, nhà thơ đã gắn ngòi bút của mình vào cách mạng và cuộc đấu tranh của nhân dân. Chủ đề nổi bật trong các sáng tác thơ văn lúc bấy giờ tập trung vào công cuộc chiến đấu bảo vệ làng bản, bảo vệ quê hương đất nước và cuộc sống lao động sản xuất để bảo đảm đời sống, làm hậu phương vững mạnh cho tiền tuyến. Tuy nhiên, lực lượng sáng tác của ta thời kì này còn ít, chủ yếu là sáng tác thơ với các cây bút tiêu biểu: Nông Quốc Chấn với các tập thơ: Việt Bắc đánh giặc(Trường ca tiếng Tày 1948), Pây Bá Linh mà (Đi Berlin về- Thơ ký sự tiếng Tày 1951), Tiếng ca người Việt Bắc(1959), Tiểng lượn cần Việt Bắc- Thơ tiếng Tày 1960, Cần phja Bjoóc - truyện thơ tiếng Tày 1961; Nông Minh Châu với tập thơ “Tung còn và suối đàn” 1963(in chung với Triều Ân), Nông Viết Toại với tập “Hại lóa vứt pây”(1956). Những tác giả này có thể nói là những người đặt nền móng cho văn học Bắc Kạn. Đặc biệt đáng chú ý năm 1958, Nông Minh Châu đã có sáng tác bằng văn xuôi đầu tiên với truyện ngắn “Ché Mèn được đi họp”. Sau đó là 13
  20. các truyện ngắn: Chiếc thắt lưng vải chàm, Chuyện nhà anh Thượng, tiểu thuyết “Muối lên rừng”(1964). Thơ ca thời kì đầu của các tác giả Bắc Kạn giai đoạn này chủ yếu phản ánh những hiện thực của cuộc sống, kháng chiến bằng cách cảm, cách nghĩ của người dân tộc và chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn học dân gian và văn hóa Tày, đặc biệt là lượn phong slư. Nhiều bài mang tính chất “diễn ca tuyên tuyền cách mạng”, hướng về công tác tuyên truyền, cổ động chưa đề cao tính nghệ thuật. 1.2.2.2. Giai đoạn 1964- 1986 Đây là giai đoạn nhân dân ta tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cách mạng Việt Nam thực hiện 2 nhiệm vụ: đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam. Tại địa phương, cũng có một sự kiện lịch sử qua trọng: năm 1965 Bắc Kạn sát nhập với tỉnh Thái Nguyên thành Bắc Thái. Đây là cơ hội để các tác giả của Bắc Kạn có điều kiện được cọ sát, học hỏi. Văn học Bắc Kạn giai đoạn này đã thực hiện tốt nhiệm vụ lao động sản xuất, chống lại chính sách chia rẽ dân tộc của đế quốc Mỹ, bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc, ca ngợi đời sống mới, làm hậu phương miền núi vững mạnh. Giai đoạn này đội ngũ sáng tác của văn học Bắc Kạn được bổ sung đông đảo hơn. Các cây bút của giai đoạn trước vẫn tiếp tục sáng tác và bước vào thời kì sung sức và chín muồi với rất nhiều tác phẩm có giá trị. Nông Quốc Chấn vẫn khẳng định sức sáng tạo mạnh mẽ của mình qua những tác phẩm thơ như: Đèo gió (1968), Dám kha Pác Bó- Bước chân Pác Bó (1971), Dòng thác (1977), Bài thơ Pác Bó(1982), Suối và biển (1984); Bên cạnh đó, Nông Quốc Chấn còn có các tập tiểu luận- phê bình: Đường ta đi (1970), Một vườn hoa nhiều hương sắc (1977), Chặng đường mới (1985), Dân tộc và văn hóa (1985). Vẫn tiếp tục là những lời ca hòa nhịp với thiên nhiên, cổ vũ công cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân miền Nam, Nông Minh Châu đã đề lại những vần thơ cổ vũ chiến đấu: “Anh bạn Tây Nguyên ơi/ Thơ tôi đến giữa lúc vai anh nặng đạn/ hay đang phá ấp, nhổ rao làng/ Hay công đồn diệt lũ ác ôn/ Hay đang băng xe trên đường mười bốn”; đồng thời cũng khẳng định nhiệm vụ của hậu phương Việt Bắc: “Bà con Việt Bắc mấy hôm nay/ Không nghỉ búa đe, không nghỉ cuốc cày”[6,tr.126]. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2