intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn lý thuyết cổ mẫu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

31
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn chỉ ra những biểu hiện, giá trị cổ mẫu trong Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn lý thuyết cổ mẫu; từ đó khái quát vai trò của cổ mẫu, của văn hóa truyền thống trong đặc điểm sáng tác của nhà văn trong quá trình đổi mới văn học Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn lý thuyết cổ mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM VĂN DỰ TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TỪ GÓC NHÌN LÝ THUYẾT CỔ MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM VĂN DỰ TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TỪ GÓC NHÌN LÝ THUYẾT CỔ MẪU Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. Bùi Mạnh Nhị THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn lý thuyết cổ mẫu” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn không sao chép của bất cứ ai. Các kết quả của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các công trình khác. Nội dung luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Văn Dự i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn, ngoài sự cố gắng và nỗi lực của bản thân, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Thầy giáo PGS. TSKH Bùi Mạnh Nhị đã hướng dẫn tận tình, đầy đủ, chu đáo và đầy tinh thần tâm huyết trong toàn bộ quá trình hoàn thành luận văn. - Quý thầy cô khoa Ngữ văn và Phòng Sau Đại học, Trường Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài luận văn này. - Gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Văn Dự ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 4. Lịch sử vấn đề .......................................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5 6. Đóng góp của luận văn............................................................................................ 5 7. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 6 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 7 Chương 1. SƠ LƯỢC VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TỪ LÝ THUYẾT CỔ MẪU ..................................................................................... 7 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu văn học từ lý thuyết cổ mẫu ............... 7 1.1.1. Nghiên cứu phê bình văn học trên thế giới từ góc nhìn lý thuyết cổ mẫu .... 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu phê bình văn học ở Việt Nam từ góc nhìn lý thuyết cổ mẫu ......................................................................................... 13 1.2. Lý thuyết cổ mẫu .......................................................................................... 16 1.2.1. Định nghĩa cổ mẫu ....................................................................................... 16 1.2.2. Các tính chất của cổ mẫu ............................................................................. 20 1.2.3. Phân loại cổ mẫu .......................................................................................... 21 1.2.4. Giá trị của cổ mẫu......................................................................................... 23 1.3. Phương pháp tìm và phân tích cổ mẫu trong văn học ................................ 24 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 27 iii
  6. Chương 2. TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN, ĐỘI GẠO LÊN CHÙA VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TỪ LÝ THUYẾT CỔ MẪU ..................... 28 2.1. Về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh .......................................................... 28 2.2. Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh ........................................ 30 2.3. Tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong tiến trình đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1986. .. 34 2.4. Các hướng vận dụng lý thuyết cổ mẫu và tiếp cận Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa từ góc nhìn cổ mẫu ......................................................... 40 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 42 Chương 3. TIẾP CẬN MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA TỪ LÝ THUYẾT CỔ MẪU ..................................................................... 43 3.1. Cổ mẫu Đạo Mẫu ......................................................................................... 43 3.2. Cổ mẫu ông Đùng bà Đà.............................................................................. 56 3.3. Cổ mẫu rừng ................................................................................................. 66 3.4. Cổ mẫu cây đa .............................................................................................. 71 3.5. Cổ mẫu rắn .................................................................................................... 74 3.6. Cổ mẫu tiếng đàn, tiếng hát ......................................................................... 80 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 89 PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 92 iv
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghiên cứu văn học ở nước ta đang trong quá trình đổi mới bằng nội lực và sự giao lưu với các xu hướng lí thuyết nghiên cứu văn học trên thế giới. Giới nghiên cứu văn học Việt Nam đang cố gắng tiếp cận những cái mới, tiến bộ, tìm hiểu những cái thích hợp để vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu văn học nước nhà. Lý thuyết cổ mẫu là một trong những hướng nghiên cứu mới của nghiên cứu văn học thế giới, nhất là trong thế kỉ XX, đặc biệt là từ thế thế kỉ XXI đến nay. Trong dòng chảy bộn bề của văn xuôi Việt Nam từ sau năm 1986, xu hướng văn học khai thác đề tài lịch sử và văn hóa phong tục của đất nước ngày càng rõ. Trong đó, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng văn học “lạ” của văn học đương đại. Nguyễn Xuân Khánh chỉ thực sự thành danh khi đã bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. Các giải thưởng văn học những năm qua đều vinh danh ông. Trong khi nhiều nhà văn cố gắng làm mới tác phẩm của mình bằng nhiều cách tiếp cận cuộc sống và những vấn đề khác nhau của thời đại, kể cả việc vận dụng các lý thuyết hậu hiện đại của thế giới, thì Nguyễn Xuân Khánh lại trung thành với lối viết “đặc sệt cổ điển” bằng bút lực dồi dào và vốn văn hóa uyên bác, khiến bạn đọc ngạc nhiên, thán phục. Trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, các tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng ngàn (2006), Đội gạo lên chùa (2011) đã được chào đón nồng nhiệt của độc giả và tác giả đã nhận nhiều giải thưởng danh giá. Năm 2006, tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn ra đời, là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Hàng loạt các bài viết về Mẫu Thượng Ngàn xuất hiện trên báo viết lẫn trên báo mạng như: Trần Thị An: Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn; Vũ Hà: Sức quyến rũ của Mẫu Thượng Ngàn; Phạm Xuân Nguyên: Mẫu Thượng Ngàn - Nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh; Quỳnh Châu: Nguyễn 1
  8. Xuân Khánh tuổi 74 và cuốn tiểu thuyết mới; Hòa Bình: Mẫu Thượng Ngàn- Cơ duyên của Nguyễn Xuân Khánh; Văn Chinh: Nơi bắt đầu Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh; Yến Lưu: Nỗi đau lịch sử và sự đổi thay;... Năm 2011, Đội gạo lên chùa ra mắt bạn đọc; tuy có những thành công vang dội và nhận được sự quan tâm từ độc giả cũng như các nhà nghiên cứu, phê bình nhưng do thời gian xuất hiện chưa lâu nên chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào dành cho tác phẩm này. Chỉ có một số bài đăng trên báo viết và báo điện tử như: Tiểu thuyết như một tham khảo Phật giáo (Đọc Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh) của Mai Anh Tuấn; Nguyễn Xuân Khánh Đội gạo lên chùa của Thu Hà; Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh Đội gạo lên chùa của Hoài Thương; Kiến giải về dân tộc trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh của Đoàn Ánh Dương; Tinh thần dân chủ Phật giáo Việt qua tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh của Văn Chinh; Gừng già mới cay của Hoài Nam. Viết tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh luôn luôn trăn trở về những vấn đề lịch sử, văn hóa của đất nước. Đổi mới về tư tưởng quan trọng hơn đổi mới về bút pháp là mục đích chính yếu và đóng góp chính yếu của tiểu thuyết gia Nguyễn Xuân Khánh. Những lối viết tưởng như xưa cũ của ông vẫn có sức hấp dẫn lớn. Bạn đọc bắt gặp trong tiểu thuyết của ông không phải những nhân vật, sự kiện, bức tranh lịch sử đã hóa thạch mà là những chỉnh thể nghệ thuật sống động, luôn đối thoại với bạn đọc và mời gọi bạn đọc tham gia đối thoại. Tái hiện lịch sử, văn hóa, phong tục là phông nền để nhà văn đánh giá, đề xuất, kiến giải về quá khứ và gợi mở những vấn đề ngay trong cuộc sống hôm nay. Tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh cho thấy rất rõ ý nghĩa của việc trở về với văn hóa dân gian trong xã hội hiện đại và vai trò của cổ mẫu. Đó chính là một trong những đặc sắc trong tác phẩm của ông. Tuy nhiên, trước Nguyễn 2
  9. Xuân Khánh, đã có những nhà văn nước ngoài vận dụng cổ mẫu vào sáng tác như Franz Kafka (Tiệp Khắc), Thomas Mann (Đức), James Yoyce (Ireland)…. Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh luôn khơi gợi hứng thú tìm tòi của công chúng tiếp nhận. Là một hiện tượng văn học, Nguyễn Xuân Khánh dành được nhiều sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu nhưng có thể khẳng định, chưa có một công trình hoàn chỉnh nào nghiên cứu về lý thuyết cổ mẫu trong sáng tác của nhà văn này. Vì vậy, việc nghiên cứu “Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn lý thuyết cổ mẫu” là vấn đề có cơ sở, cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần nhất định cho việc gợi mở hướng mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Chọn nghiên cứu Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn lý thuyết cổ mẫu, luận văn hướng tới mục đích: (i) Tiếp tục hệ thống hóa, làm rõ thêm lý thuyết cổ mẫu. (ii) Vận dụng lý thuyết cổ mẫu để xem xét một số cổ mẫu trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, một nhà văn khá tiêu biểu trong giai đoạn đổi mới của văn học Việt Nam từ năm1986 đến nay. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: (i) Sơ lược hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm như: cổ mẫu, biểu tượng, biểu trưng, vô thức tập thể, huyền thoại, (ii) Bước đầu giới thiệu, phân tích con đường, các khuynh hướng, các hướng tiếp cận của phê bình cổ mẫu ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam qua những tư liệu đã tiếp cận được. (iii) Chỉ ra những biểu hiện, giá trị cổ mẫu trong Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn lý thuyết cổ mẫu; từ đó khái quát vai trò của cổ mẫu, của văn hóa truyền thống trong đặc điểm sáng tác của nhà văn trong quá trình đổi mới văn học Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 3
  10. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: lý thuyết cổ mẫu và các cổ mẫu trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Nguyễn Xuân Khánh còn có một tiểu thuyết rất nổi tiếng: Hồ Quý Ly. Tuy nhiên, đây là tiểu thuyết có “hơi hướng” lịch sử. Hơn nữa, và đây là lý do chủ yếu, do phạm vi của luận văn thạc sĩ nên chúng tôi không đưa tiểu thuyết này vào đối tượng nghiên cứu. 4. Lịch sử vấn đề Về lí thuyết cổ mẫu, tôi thu thập được từ các công trình nghiên cứu như: Tâm phân học (analitical psychlogy) của Karl Gustave Jung, Nước và những giấc mơ của Gaston Bachelard, Giải phẫu phê bình (anatomy of criticism) của Northrop Frye. Nguyễn Quang Huy, Thử dẫn vào nghiên cứu văn học từ góc nhìn cổ mẫu (archetype). Nguyễn Thị Thanh Xuân, Phê bình cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn học Việt Nam. Nguyễn Thị Thanh Xuân, Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam. Nhìn chung các công trình nghiên cứu về cổ mẫu chưa nhiều và đây là hướng nghiên cứu mới của văn học thế giới và Việt Nam trong thế kỉ XX, đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX cho đến nay. Các tác giả chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về khái niệm cổ mẫu và mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học. Nguyễn Xuân Khánh với những sáng tác từ năm 1958 (Làng nghèo - 1958), Miền hoang tưởng (1990), Trư Cuồng, Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, Xóm nghèo đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của độc giả và hàng loạt giải thưởng danh giá. Tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đã được tìm hiểu từ nhiều góc độ khác nhau như lịch sử và văn hóa Việt, yếu tố huyền thoại, những cách tân về kết cấu, vấn đề nữ quyền, v.v… song hướng tiếp cận từ góc nhìn lý thuyết cổ mẫu thì chưa được quan tâm, mặc dù cổ mẫu được sử dụng rất nhiều và góp phần quan trọng tạo nên đặc điểm sáng tác của nhà văn này. 4
  11. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi đã triển khai, sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: - Phương pháp liên ngành: nghiên cứu các tài liệu về văn hóa lịch sử Việt Nam làm cơ sở tìm hiểu và lí giải các cổ mẫu, những biểu hiện tái lặp, những cấu trúc tương đồng, những mối liên hệ giữa các biểu tượng nghệ thuật,… Cụ thể, chúng tôi sử dụng phương pháp liên ngành để tìm những liên tưởng, những mạng lưới liên tưởng, những hình tượng thể hiện sự tương đồng giữa tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh với hệ thống - sự phát triển, thâm nhập, ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa, phong tục tập quán đến các hình tượng, chi tiết nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh. Và trên hết, phương pháp này được sử dụng để làm sáng tỏ những giá trị cổ mẫu trong hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh. - Phương pháp phân tích: đi sâu phân tích, xem xét từng phương diện của cổ mẫu, biểu tượng thể hiện qua hai tiểu thuyết, từ đó rút ra những đánh giá khái quát và cụ thể, cụ thể và khái quát. - Phương pháp so sánh và đối chiếu: so sánh, đối chiếu giữa các cổ mẫu, biểu tượng tiềm tàng của văn hóa dân tộc với các hình tượng, nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh để thấy được dòng chảy liên tục của văn hóa Việt Nam, thấy được nét chung và riêng giữa các hình tượng nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh với các cổ mẫu trong văn hóa Việt Nam. - Phương pháp thống kê - khảo sát: Thiết lập và sắp xếp các vấn đề một cách logic, khoa học; xem xét, đánh giá trong cấu trúc tổng thể của chúng. 6. Đóng góp của luận văn (i) Luận văn lần đầu tiên nghiên cứu, phân tích, lí giải một cách hệ thống tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn lý thuyết cổ mẫu. 5
  12. (ii) Luận văn bước đầu chỉ ra những đặc điểm nhân loại và dân tộc trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh; góp thêm tiếng nói khuyến khích người cầm bút và công chúng tăng cường tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa và tìm hiểu văn hóa từ góc nhìn văn học. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Phần Mở đầu, Phần kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn được triển khai thành ba chương: Chương 1. Sơ lược về việc nghiên cứu văn học từ lý thuyết cổ mẫu. Chương 2. Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa và hướng nghiên cứu từ lý thuyết cổ mẫu. Chương 3. Tiếp cận Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa từ lý thuyết cổ mẫu. 6
  13. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 SƠ LƯỢC VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TỪ LÝ THUYẾT CỔ MẪU Những thành tựu mới trong lý luận nhận thức và lý luận văn học hiện đại cho thấy khoa học văn học từ cội nguồn của nó luôn không tách rời với tâm lý học, đặc biệt là hoạt động sáng tạo và hoạt động tiếp nhận văn bản văn học. Nếu khai mở bản chất của văn học từ chính văn học thì bản thân văn học cũng dễ trở nên nghèo nàn, đơn điệu. Thậm chí cái hay của văn học nhiều khi lại chính từ những yếu tố của văn hóa. Mối quan hệ văn hóa - văn học là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa hệ thống và yếu tố trong hệ thống. Nghiên cứu văn học từ lý thuyết cổ mẫu chính là một hướng nghiên cứu thể hiện mối quan hệ gắn bó của việc tiếp cận văn học từ văn hóa và tiếp cận văn hóa từ văn học. Bất kì một hiện tượng văn học nào, nếu ta nghiên cứu nó từ một lý thuyết khoa học phù hợp, cũng sẽ đem lại những cái mới thú vị. Xin dẫn một so sánh: cống hiến mới của tư duy vật lí cho ta biết, bản chất của sự vật (ví dụ như ánh sáng sẽ là sóng hoặc hạt) là tùy theo góc nhìn. Hay đúng hơn, mỗi góc nhìn đem đến cho ta một hình ảnh khác nhau về bản chất của sự vật. Trong chương này, chúng tôi sẽ phác họa sơ lược những vấn đề quan trọng của lý thuyết cổ mẫu. Cụ thể, chúng tôi sẽ đề cập sơ lược đến các khái niệm, vấn đề như: cổ mẫu, phân loại và tính chất của cổ mẫu, các motif nghệ thuật từ sự diễn giải ý nghĩa của lý thuyết cổ mẫu. Phần cuối của chương này, chúng tôi sẽ nêu vấn đề về việc nghiên cứu văn học từ lý thuyết cổ mẫu. 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu văn học từ lý thuyết cổ mẫu 1.1.1. Nghiên cứu phê bình văn học trên thế giới từ góc nhìn lý thuyết cổ mẫu Lý thuyết cổ mẫu là vấn đề khó, phong phú và phức tạp. Trong chương này, chúng tôi chỉ xin nêu những vấn đề sơ giản nhất, làm cơ sở cho các chương sau. 7
  14. Nói về lý thuyết cổ mẫu, đầu tiên, chúng ta phải nhắc tới Phân tâm học của S. Freud. Tuyên bố nổi tiếng của S. Freud là; ngoài ý thức ra, trong tâm lý của con người còn có vương quốc của tiềm thức nữa. Tuyên bố này làm người ta kinh ngạc, thán phục và được ví chẳng khác nào phát hiện ra một lục địa mới trong lịch sử. Khi mọi người tôn xưng ông là người phát minh ra tiềm thức, chính S. Freud đã nói: “Trước tôi, các thi sỹ và triết gia đã sớm phát hiện ra tiềm thức, tôi chẳng qua chỉ khám phá ra những phương pháp khoa học để nghiên cứu tiềm thúc mà thôi” [Dẫn theo 46, tr. 177]. Freud rất quý trọng các nghệ sỹ vì ông tìm thấy ở họ, những người dễ dàng bước vào lĩnh vực của tiềm thức và vô thức. Kế tiếp S, Freud nhưng khác với người thầy của mình, K.G. Jung (1875-1961) đã đưa ra lý thuyết “vô thức tập thể”. Cống hiến khoa học và cũng là khác biệt của ông so với S. Freud là phát hiện “vô thức tập thể” nằm dưới “vô thức cá thể”. Ông cho rằng “Vô thức tập thể” có gốc gác sâu xa từ kinh nghiệm của nhân loại và chủng tộc, thậm chí có gốc gác cả đến hoạt động của loại thủy tổ tiền nhân loại. Và nói đến vô thức tập thể, ký ức cộng đồng không có nghĩa là mỗi con người có thể thâu tóm hoặc hồi tưởng tất cả những thể nghiệm của tổ tiên, mà chỉ là nói đến những khả năng tiềm tàng hoặc khuynh hướng tiên sử dụng những phương thức tương đồng với cha ông để nắm bắt và phản ứng trước thế giới. K.G. Jung khẳng định: vô thức tập thể chính là một số nội dung kinh nghiệm của loài người có từ thời nguyên thủy; trong cuộc sống nguyên thủy, có bao nhiêu cái điển hình thì có bấy nhiêu loại cổ mẫu: sinh nở, chết đi, sống lại, quyền lực, ma thuật, anh hùng, trẻ con, giống đực, giống cái, mẹ, cha, đất, nước, mặt trăng, mặt trời, biển, rừng, vũ khí,... Jung cho rằng, với tư cách là vô thức tập thể, những cổ mẫu này được bảo tồn trong thần thoại nguyên thủy, đồng thời cũng được biểu hiện trong 8
  15. những ảo giác, giấc mơ, cảm nhận của con người hiện đại. Trong bài báo nổi tiếng Về quan hệ của tâm lý học phân tích đối với sáng tạo văn học nghệ thuật, ông viết: “Mọi thái độ đối với cổ mẫu, dù đã trải nghiệm hay chỉ là nhắc đến, đều “động” đến chúng ta: nó tác động bởi vì nó khơi dậy trong ta một giọng nói to hơn giọng nói của chính ta. Người nói bằng nguyên tượng (tức cổ mẫu - PVD) dường như nói bằng hàng ngàn giọng, nó mê đắm và khuất phục, nó nâng cái mình mô tả từ chỗ ngắn ngủi một lần và tạm thời lên chỗ tồn tại muôn đời, nhờ đó giải phóng trong ta tất cả những sức mạnh cứu vớt vốn từ xưa đã giúp loài người tránh thoát được mọi tai họa và thậm chí nén chịu được qua cái đêm dài nhất” [Xem 65, tr.244]. Có thể nói, “Quan niệm cổ mẫu chứa đựng những vô thức tập thể mang những dấu ấn của tư duy thần thoại trong Tâm phân học của K.G. Jung chính là cơ sở lý thuyết của trường phái lý luận phê bình văn học cổ mẫu” [46, tr.211]. Sức hấp dẫn của học thuyết của C. Jung về cổ mẫu (archétype) được nhiều nhà nghiên cứu tiếp bước trong phê bình văn học. Đó là Ch.Bauduin, J.Campbell, M.Eliade, Gaston Bachelard, N. Frye, E. M. Meletinsky... Họ đã khai triển lý thuyết này theo những hướng khác nhau. Maud Bodkin, một nhà nghiên cứu người Anh, trong Những kiểu cổ mẫu trong thơ (Archetypal Patterns in Poetry,1934), Bodkin là người đầu tiên vận dụng một cách hệ thống tư tưởng cổ mẫu của Jung vào nghiên cứu văn học khi bà “cố gắng đưa sự phân tích tâm lý và sự nghiền ngẫm tâm lý quy vào cho kinh nghiệm tưởng tượng được thứ thơ ca tuyệt tác truyền tải và khảo sát những hình thức hay là những mẫu hình kinh nghiệm kia mà trong những mẫu hình ấy những sức mạnh vũ trụ của bản chất con người chúng ta tìm được sự thể hiện cụ thể” [11]. Ch.Bauduin tập trung vào cổ mẫu người anh hùng trong Iliade, 9
  16. Ramayana,... để phân tích tâm lí huyền thoại anh hùng nhằm tìm ra các tổ hợp về cái chết và sự tái sinh, người thế mạng,... [51]. J. Campbell dẫn ra các cổ mẫu: người anh hùng, vị thần, nhà tiên tri để tìm cách lí giải các giai đoạn biểu tượng thích hợp cho đời sống con người thời hiện đại. Qua các sáng tạo huyền thoại Ai Cập, Babilon, Ấn Độ, Trung Quốc, v.v, ông tìm ra những nguyên mẫu (cổ mẫu) và chức năng tâm lí như nhau của sự sống và cái chết, sự tái sinh,... Và theo ông, về mặt chức năng, nó chính là chìa khóa lí giải nguyên lí tổng hợp bất biến trong bản tính con người [51]. M. Eliade thì lưu ý rằng, “kí ức tập thể” mang tính phản lịch sử, nó chỉ thừa nhận các phạm trù và nguyên mẫu, chứ không thừa nhận các sự kiện lịch sử. Qua đó, ông đặt vấn đề về cách ứng xử của con người trong cuộc chống chọi với nỗi đau khổ và nỗi khiếp sợ muôn thuở trước lịch sử. G. Bachelard thay thế các “giấc mơ” (rêves) bằng “sự mơ mộng” (rêverie). Theo đó, ông cho rằng thơ ca chính là sự mơ mộng xoay quanh vật chất nguyên thủy, những yếu tố đầu tiên làm nên thế giới: đất, nước, lửa, không khí. Và theo ông, chính các Cổ mẫu đó đã làm nên đặc trong nghệ thuật của các thiên tài như: E. Poe, Novalis, Hoffmann,... Với G. Bachelard, cổ mẫu là các các hình tượng được tạo dựng vượt lên hiện thực, nó gắn liền với những giấc mơ nguyên thủy. Trong Nước và những giấc mơ, Bachelard thú nhận nghiên cứu Nước khó hơn nghiên cứu Lửa rất nhiều. Có lẽ vì Nước là nguyên tố có tuổi đời già nhất. Có lẽ, do bản chất “nữ”, “đằm sâu”, “bền vững” “kín đáo”, “đơn giản” của mình, Nước thường hiện ra trước mắt Con Người ở phương diện bề mặt, như là cái phông trang trí, hơn là tiếng gọi cội nguồn thẳm sâu của nó. Vậy nên, theo G. Bachelard, đi tìm những “nét đẹp tư duy của nước”, ta phải xuyên qua các bề nổi để thấy bề sâu, xuyên qua trí tưởng tượng hình thức để khai mở trí tưởng tượng về nội dung. Có thể 10
  17. nói, G. Bachelard đã khám phá và nhận diện Nước như một khám phá và nhận diện một con người. Hay nói khác đi, qua Nước, ông nhận thức lại về vũ trụ và con người. Theo ông, người nghiên cứu phải bám sát mối liên hệ giữa những mặc cảm nguyên bản và những mặc cảm văn hóa, dưới một hình thức tốt đẹp thì mặc cảm văn hóa làm cho một truyền thống được sống lại và trẻ ra, và ngược lại [75]. Từ lý thuyết cổ mẫu của Carl Gustave Jung và Gaston Bachelard, chúng ta thấy có Northrop Frye, E. M. Meletinsky... là những người tiếp bước đã tạo ra hệ phê bình riêng. Northrop Frye, trong cuốn Giải phẫu phê bình, đã vận dụng những ý hướng khác nhau trong lý thuyết tâm lí vào nghiên cứu văn học, huyền thoại học. Theo Northrop Frye, huyền thoại là một quyền lực thông tin trung tâm cung cấp ý nghĩa cổ mẫu (archétype) cho nghi lễ và cho lời sấm truyền. Vì thế, huyền thoại là cổ mẫu. Trong văn học, cổ mẫu hiện lên trong cấu trúc ngôn từ, thậm chí trong những con chữ được tác giả sử dụng một cách đặc biệt như trường hợp lặp phụ âm đầu chẳng hạn. Và như thế, hai thành tố chúng ta vẫn thường quan tâm của văn học đã có nguồn gốc trong huyền thoại (và nghi lễ). Về phương diện thể loại văn học, Northrop Frye đã thay thế khái nệm vô thức tập thể của những người khơi xướng bằng khái niệm vô thức của thể loại. Dưới cái nhìn của N. Frye, đó không đơn thuần là hiện tượng chuyển hoá của huyền thoại trong văn học mà là hiện tượng huyền thoại hoá văn học. Điều này gợi ra một hình thức phê bình tổng thể mà trước hết là phê bình huyền thoại, phê bình cổ mẫu. Theo Đào Ngọc Chương, trong Giải phẫu phê bình, N. Frye coi khái niệm cổ mẫu như là một sự kiện văn học tự thân, một hiện tượng lặp lại đặc biệt mang tính liên văn bản giống như một qui ước [11]. Phê bình huyền thoại còn gọi là giải huyền thoại, đến N. Frye, trở thành một hợp lưu, một dạng tổng 11
  18. đề, mở ra con đường thênh thang cho những khám phá mới, cho những trào lưu phê bình mới mở rộng phạm vi hoặc mang tính liên ngành. Họ đã triển khai rộng rãi các khái niệm vô thức cộng đồng, cổ mẫu để tiến hành những phân tích cụ thể nhằm khám phá tác phẩm văn chương. E. M. Meletinsky, tác giả cuốn Thi pháp của huyền thoại, đề cập nhiều lần tới thuật ngữ “nguyên mẫu” (thuật ngữ tiếng Nga hoặc tiếng Anh, đồng nghĩa với cổ mẫu). Khi dùng thuật ngữ này trong nghiên cứu về huyền thoại của các dân tộc trên thế giới, nhà ký hiệu học và folklore học này đã “đưa những hiệu chỉnh quan trọng vào cách hiểu kinh điển của Jung về những mẫu cổ đó. Từ việc nghiên cứu các mẫu cổ (thuật ngữ trong bản dịch, tương đương với thuật ngữ cổ mẫu, tác giả luận án nhấn mạnh) huyền thoại trong cốt truyện dân gian, ông chuyển sang phân tích những mẫu cổ trong các tác phẩm kinh điển của Nga,...” [51, tr.XII]. Thông qua đó, bằng cách đánh giá các cách nhìn nhận của các nhà nhân chủng học như: J. G. Frazer, Lévi Bruhl, Lévi Strauss,... ông đã vận dụng khá thành công các thuật ngữ trọng tâm của C. Jung vào nghiên cứu văn học dân gian cũng như văn học hiện đại, đặc biệt là khuynh hướng tiểu thuyết huyền thoại, giải huyền thoại của các nhà văn đương đại phương Tây. Thi pháp của huyền thoại là một đóng góp lớn cho phê bình và lí luận văn học hiện nay. Tuy vậy, khi đề cập đến các cổ mẫu, ông chỉ đề cập tới việc miêu tả mang tính sơ lược, hay nói đúng hơn là tác giả đã không đi sâu vào yếu tố cổ mẫu, mà chỉ đề cập như một vấn đề lý thuyết cần thiết và hết sức quan trọng trong nhiều xu hướng nghiên cứu văn học nghiêng về khuynh hướng phê bình huyền thoại, phê bình nghi lễ,... trong giới nghiên cứu khoa học văn học hiện nay, cả văn học dân gian và văn học viết. Từ đó, phê bình cổ mẫu chính thức bước từ lãnh địa phân tâm học sang lãnh địa nghiên cứu văn học, với tư cách vừa là một thuật ngữ vừa là một phương pháp đặc thù trong nghiên cứu văn học. 12
  19. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu phê bình văn học ở Việt Nam từ góc nhìn lý thuyết cổ mẫu Cổ mẫu là gì? Nó được mô tả và hiểu như thế nào? Và nếu như nó tham dự vào văn chương thì liệu chúng ta có những hi vọng gì? Các nhà văn và nhà nghiên cứu Việt Nam trong nỗ lực tìm tòi, thử nghiệm và sáng tạo đã tìm đến cổ mẫu như một chất liệu nghệ thuật mới để tháo dỡ hiện thực, lắp ghép và cấu trúc lại nó. Và như vậy, người đọc sẽ có cơ hội tìm thấy ở xu hướng phê bình Cổ mẫu/ phê bình Archétype những vẫy gọi mới, thực hiện “hành động đọc” từ những “mơ mộng” của những kẻ sáng tạo trong cái nhìn soi chiếu ở chiều sâu văn bản. Ở Việt Nam, thuật ngữ cổ mẫu xuất hiện khá muộn, cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI. Đã có một số công trình giới thiệu và vận dụng lý thuyết cổ mẫu trong nghiên cứu văn học. Phương Lựu, trong Lý luận Văn học hiện đại phương Tây đã dành một chương, chương XI (Tâm phân học) để giới thiệu lý thuyết “vô thức tập thể” của K.G. Jung và lý luận phê bình văn học “cổ mẫu thần thoại”. Đỗ Lai Thúy với Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực [62], Bút pháp của ham muốn [63], đã nhìn nhận cổ mẫu như một yếu tố tái sinh nghĩa và là mã nghệ thuật cơ bản khi đi tìm thông điệp thơ Hồ Xuân Hương, thơ Hoàng Cầm,... Từ đó, theo Đỗ Lai Thúy, tầng sâu trong sáng tác, nếu như ở hiện tượng bà chúa thơ Nôm là cách lí giải từ tín ngưỡng phồn thực và các biểu tượng mang tính siêu mẫu về văn hoá phồn thực, thì ở nhà thơ xứ Kinh Bắc là không gian văn hoá Quan họ cùng những hội hè đình đám, đặc biệt là phức cảm Oedipe,... Nguyễn Thị Thanh Xuân, trong bài Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam in trong Nghiên cứu văn học Việt Nam - Những khả năng và thách thức [54], đã xuất phát từ lý thuyết của C. Jung, G. Bachelard và N. Frye, để tìm cổ 13
  20. mẫu trong thơ Hồ Xuân Hương, thơ Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Bùi Giáng và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trong đó, các yếu tố Đất, Nước, Trăng, Máu, Biển,... được vực dậy từ vô thức tập thể - là những kinh nghiệm nguyên sơ nhất của con người về vũ trụ và cuộc sống. Tác giả cho rằng cái nhìn và bút pháp của Bùi Giáng, một nhà thơ hiện đại, đôi chỗ có cái gì đó gần với Hồ Xuân Hương: “thơ Hồ Xuân Hương ngả về bản năng, thơ Bùi Giáng thiên về bản nhiên. Đọc thơ Hồ Xuân Hương, ta chừng như thấy một người đàn bà Việt nghịch ngợm tai quái vục chiếc gáo dừa vào cái lu vô thức nhân loại, quậy chơi, và múc ra một hỗn hợp những Đất - Nước - Trời - Người, vung ra tung toé” [54, tr.194]. Trong trò chơi này, thiên nhiên không còn là Mẹ Đất, Cha Trời của Con Người, mà như một người đàn ông bị lôi kéo vào cuộc chơi kì thú của người bạn nữ Việt thông minh và tràn đầy sức sống. Dưới cái nhìn cổ mẫu, thơ Tản Đà đã vĩnh cửu hoá vầng trăng tự tại, biểu tượng thế giới an nhiên của chốn thiên thai, và thơ Hàn Mặc Tử thì tràn ngập Trăng “lai láng như nước và cần như hơi thở”. Đến đương đại, Nguyễn Huy Thiệp làm một cuộc nối mạch trở lại với huyền thoại. Đất, Nước, Biển, Sông, Rừng, Gió, Mưa, Lửa, Mẹ,... với tư cách là những cổ mẫu, ám ảnh Nguyễn Huy Thiệp không kém con người, và đây chính là một trong những yếu tố quan trọng làm cho trang viết của ông có chiều sâu. Chúng tham dự vào văn chương đầy mê đắm và khuất phục. Nguyễn Thị Thanh Xuân nhắc đến “Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm” (Thơ Hồ Xuân Hương) “Chồi thược dược mơ mòng thụy vũ” (Nguyễn Gia Thiều, Cung oán ngâm khúc), và các cổ mẫu: cổ mẫu Đầm xuất hiện như một phép lạ: Đầm Dạ Trạch trong truyện Chử Đồng Tử, motif bay về trời, cổ mẫu Giếng, đặc biệt, cổ mẫu Nước. Riêng Hồ Xuân Hương lại chỉ có cảm hứng với những nước trong hang, hẻm, kẽ, khe, lách, lạch, nước tát, vũng,... nghĩa là những hình thái nước tù đọng, trong quy mô nhỏ, hẹp, ở những vị trí khuất nẻo, hóc hiểm,... 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2