Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Truyện Kiều và truyền thống văn hóa người Việt trong sự đối sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân
lượt xem 39
download
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Truyện Kiều và truyền thống văn hóa người Việt trong sự đối sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân tập trung tìm hiểu khái quát những điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm; truyền thống văn hóa người Việt trong truyện Kiều qua đối sánh với Kim Vân Kiều truyện; đời sống văn hóa Kiều.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Truyện Kiều và truyền thống văn hóa người Việt trong sự đối sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh ĐẶNG VĂN KIM TRUYỆN KIỀU VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT TRONG SỰ ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN CỦA THANH TÂM TÀI NHÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH – 2003
- MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 6 1. Lí do chon đề tài: ................................................................................................................. 6 2.Lịch sử vấn đề: ...................................................................................................................... 9 3.Mục đích nghiên cứu:......................................................................................................... 14 4.Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................................. 15 5. Phạm vi nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luân văn:.................................. 15 6. Cấu trúc của luân văn: ...................................................................................................... 16 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA HAI TÁC PHẨM .................................................................................................................... 18 1.1.Kim Vân Kiều truyện và Đoạn Trường Tân Thanh trong "tầm đón " của công chúng ................................................................................................................................................. 18 1.1.1.Đối với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. ........................................ 18 1.1.2.Đối với TK của Nguyễn Du....................................................................................... 21 1.2.Những điếm giông và khác nhau giữa hai tác phẩm ..................................................... 24 1.2.1.Về cốt truvên ............................................................................................................. 24 1.2.1.1.Tóm tắt cốt truyện. ............................................................................................. 24 1.2.1.2.Giống nhau. ........................................................................................................ 25 1.2.1.3.Những điểm khác nhau ( Phần sáng tạo của Nguyễn Du) ................................. 26 1.2.2.Về hệ thống nhân vật: ................................................................................................ 33 1.2.3.Về chủ đề. .................................................................................................................. 41 1.2.4.Về phong cách học: ................................................................................................... 44 3
- CHƯƠNG 2: TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT TRONG TRUYỆN KIỀU QUA ĐỐI SÁNH VỚI KIM VÂN KIỀU TRUYỆN......................................... 47 2.1.Văn hóa và truyền thông văn hóa: .................................................................................. 47 2.1.1.Văn hóa là gì? ............................................................................................................ 47 2.1.2.Truyền thông văn hóa. ............................................................................................... 48 2.2.Truyền thông văn hóa của người Việt ............................................................................ 49 2.2.1.Nội dung văn hóa tinh thần của người Việt ............................................................... 49 2.2.2.Đôi nét bản sắc văn hóa Trung Quốc......................................................................... 53 2.3.Truyền thông văn hóa người Viêt trong TK qua đối sánh với Kim Vân Kiều truyện ... 58 2.3.1.Triết lý TK là triết lý nhân dân. ................................................................................. 58 2.3.2.Truyền thông thương người như thương thân: .......................................................... 71 2.3.3.Văn hóa ứng xử giao tiếp .......................................................................................... 78 2.3.4.Truyền thống trong danh dự, giữ phẩm giá. .............................................................. 94 2.3.5.Khuynh hướng thẩm mỹ Vỉẽt Nam ......................................................................... 102 2.3.5.1.Người Việt ưa sự hài hòa cân đối, thích cái đẹp xinh khéo ............................. 102 2.3.5.2.Người Việt yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên ......................................... 104 CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA KIỀU.............................................................. 110 3.1.Truyện Kiều, một công trình văn hóa tổng hợp. .......................................................... 110 3.2.Đời sống văn hóa Kiều................................................................................................... 123 3.2.1.Truyên Kiểu sống trong ca dao tục ngữ................................................................... 124 3.2.2.Truyện Kiều với văn học viết. ................................................................................. 126 3.2.3.Truyện Kiều trong các sinh hoạt văn hóa giải trí .................................................... 128 3.2.3.1.Truyện Kiều với sân khâu truyền thống: .......................................................... 128 3.2.3.2.Tập Kiều, lẩy Kiều: .......................................................................................... 128 4
- 3.2.3.3.Đố Kiều, bói Kiều: ........................................................................................... 129 3.2.4.Thơ viết về TK và Nguyễn Du: ............................................................................... 131 3.2.4.1.Vịnh Kiều: ........................................................................................................ 131 3.2.4.2.Truyện Kiều - nguồn thi liệu phong phú cho các thi sĩ đời sau: ...................... 132 3.2.5.Truyện Kiều sống trong âm nhạc và hội họa: .......................................................... 137 3.2.6.Truyện Kiều sống trong báo chí .............................................................................. 138 3.2.7.Truyện Kiều trong nhà trường và hoạt động nghiên cứu khoa học. ........................ 140 3.2.8.Truyện Kiểu trong đời sống thường nhật: ............................................................... 141 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 156 I/ SÁCH VÀ TẠP CHÍ VĂN HỌC: ..................................................................................... 156 II/CÁC LOẠI BÁO VÀ TẠP CHÍ KHÁC: .......................................................................... 161 5
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chon đề tài: Cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX từ sau Đại hội 6 Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986, đất nước ta bước vào một thời kì mới: Thời kì đổi mới mở cửa giao lưu và bằng công nghiệp hoá - hiện đại hóa để đưa đất nước hướng đến mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cũng đồng thời đặt chúng ta trước một nhiệm vụ không kém phần quan trọng là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Một sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, kĩ thuật công nghệ, khoa học và việc bảo tồn phát huy nội lực văn hóa trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển chung của đất nước mới là sự thực hiện đường lối "văn hóa soi đường cho kiến quốc" (Hồ Chí Minh) một cách đúng đắn. Các nước thuộc dạng "rồng" ở Châu Á đã cho chúng ta những bài học kinh nghiệm qui báu về lĩnh vực này. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức một cách bén nhạy và sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này và đã dành hẳn một Hội nghị Trung ương (Hội nghị Trung Ương 5 khóa VUI diễn ra từ ngày 06 đến ngày 16 tháng 07 năm 1998 tại Hà Nội) để bàn về văn hóa trong tình hình mới. Hội nghị đã ra Nghị quyết với nội dung chiến lược là " xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" [2,7]. Trong tư tưởng và quyết tâm của Đảng, của dân thì trọng tâm của sự nghiệp văn hoa là thế phát triển, là hướng đến "tiên tiến" và truyền thống-bản sắc không những cần được giữ gìn bảo tồn mà phải "đậm đà" để đủ làm cái gốc vững. Trong Hội nghị Trung ương này đại kiệt tác TK của danh nhân văn hoa Nguyễn Du đã được huy động dùng làm tài liệu nghiên cứu (cùng với nhiều tư liệu khác) với vị trí: "TK tuyệt tác của Thi hào Nguyễn Du thật sự đã giữ vai trò quan trọng biết nhường nào làm những con người Việt Nam chúng ta xích lại gần nhau, sát cánh bên nhau thông cảm và đồng cảm ương đời sống thường nhật, trong lao động đấu tranh để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thân yêu của mình" (Tư liệu nghiên cứu Nghị quyết TW 5, Khoa VIII).[82,8] Các Mác khi nói về văn nghệ đã xem đó là văn hóa thứ 3-văn hoá mang tính nghệ thuật và cho rằng văn nghệ là một thứ "tinh thần thực tiễn". Như vậy, Mác đã khẳng định vai trò to lớn, vị trí không thể thay thế được của văn nghệ trong đời sống xã hội. Đồng chí Phạm Văn 6
- Đồng từng nói "cái cao quý của một đất nước của một dân tộc là ở giá trị văn hóa ...Văn học nghệ thuật có nhiệm vụ và có tác dụng to lớn trong việc sáng tạo nên những giá trị cao quí ấy" [71, 444]. Có thể nói rằng nếu nghệ thuật là một loại văn hoa đặc biệt thì văn học là gương mặt tiêu biểu cho nền văn hoa dân tộc và "Khi Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn" (Chế Lan Viên). Nói đến bản sắc văn hoa là nói đến truyền thống văn hóa. Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Văn Dân trong sách Nghiên cứu văn học lí luận và ứng dụng cho rằng truyền thống có một ý nghĩa vô cùng to lớn, vì: ". . . truyền thống vừa là một nguồn sống vừa là một nguồn sáng tạo. Nó là một nguồn sống bởi vì với tư cách là "bộ nhớ xã hội", nó cố định và bảo tồn mọi ý nghĩa và phương hướng chủ yếu của hoạt động của con người. Nó là nguồn sáng tạo vì nó chứa đựng những thông điệp thực chất của nhân loại và đề xuất kinh nghiệm cho mọi thời đại lịch sử. Truyền thống là một yếu tố vĩnh hằng trong quá trình sáng tạo văn hóa, nó gắn liền với khái niệm về tính trường tồn và liên tục của nhân loại (...) là tiền đề cho mọi sự sáng tạo của con người" [42,111]. Tạo nên bản sắc văn hoa dân tộc có sự đóng góp không nhỏ của truyền thống văn hóa nghệ thuật. Văn học thường được xem là "ngành công nghiệp nặng" của văn hóa tinh thần bởi nó không chỉ là một lĩnh vực nghệ thuật tinh nhạy nhất mà còn gắn rất chặt với con người. Không có con người sẽ không có văn học, không có con người sẽ không có tất cả nên không có gì thuộc về con người lại xa lạ đối với văn chương. Với một tác phẩm có sức sống kì lạ, và sự cuốn hút như TK thì Nguyễn Du đã thực sự trở thành anh hùng trong lòng nhân dân, nhân loại như Các-Mác từng nói: "Đừng trách các nhà thơ tại sao không trở thành anh hùng ngoài chiến trận, nếu thơ của họ được quần chúng chấp nhận thì họ đã trở thành anh hùng rồi đó" (Dẫn theo Trần Đình Sử) và Hồ Chí Minh cũng từng xác định "văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận" trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong lần giỗ thứ 176 (năm 1996) của Nguyễn Du do Trung tâm nghiên cứu quốc học tổ chức, Mai Quốc Liên khẳng định: "Nguyễn Du là đỉnh cao nhất, đỉnh cao càng nhìn càng thấy cao của văn hoa Việt Nam. Nguyễn Du là lời kêu gọi chúng ta trở về truyền thống và phát triển nó một cách sáng tạo thông minh. Nguyễn Du là nơi tập hợp mọi tấm lòng người Việt ở khắp nơi trên hành tinh, dù khác biệt do hoàn cảnh và chính kiến, vẫn chung nhau hồn Việt, tiếng Việt trong như ánh sáng, ngọt như mật ong, tinh tế và yêu thương (...). Nguyễn Du là mái ấm 7
- của ngôi nhà tổ phụ, là nơi những đứa con khắp bốn phương trời trở về sau những chặng đường lữ thứ ..." (...) "TK là sự tổng hợp của nền văn hoa dân tộc và là sự " tiếp biến" đối với nền văn hoa Trung Hoa vĩ đại từ nghìn xưa" [35,208,209]. Có một sự thực cần được ghi lại là trong khuôn khổ "những phạm trù văn hóa trung đại" các nước Korea, Nhật Bản, Việt Nam đã tiếp nhận ảnh hưởng của vãn hoa Trung Hoa một cách hệ thống và sâu sắc trên các lĩnh vực thiết chế tinh thần cũng như thiết chế tổ chức chính trị xã hội trong đó nổi bật là các hệ tư tưởng và tôn giáo: Nho, Phật, Lão Trang. Do vậy những điểm tương đồng về văn hoa giữa hai dân tộc Việt-Hoa là lẽ đương nhiên bởi hai lẽ: Thứ nhất là bản chất nhân loại của văn hoa: sáng tạo và thưởng thức-hưởng thụ văn hoa là nhu cầu tự thân, thứ hai là quá trình giao lưu ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa hai dân tộc "núi liền núi, sông liền sông..." không thể không diễn ra từ rất sớm "nhất cận lân nhì cận thân". Tuy nhiên mỗi dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển ở điều kiện của mình đã tạo nên dấu ấn bản sắc riêng, thành giá trị truyền thống không ai giống ai. Trong sách Thử xét văn hoá văn học bằng ngôn ngữ học [58,17], Phan Ngọc cho biết: Việt Nam thuộc một trong số ít các nước có nền văn hoa riêng (cả Thế giới có 34 nền văn hoá, nổi bật có 17 Quốc gia. Châu Á có 5 nước là Ẩn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam - Theo tư liệu của UNESCO). Lùi về quá khứ gần 600 trước trong Tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi đã từng khẳng định: Nước ta là một nước có nền văn hiến ngang hàng với Trung Quốc, "như nước Đại Việt ta từ trước...phong tục Bắc Nam cũng khác". Việc Nguyễn Du viết TK dựa vào tiểu thuyết KVKT của tác giả TTTN Trung Quốc là một hiện tượng thuộc quy luật giao lưu -"tiếp biến" văn hoa có tính toàn cầu. Song, số phận và đời sống của hai tác phẩm trong chiều dài lịch sử lại không giống nhau. Chúng tôi nghĩ đó là do bản sắc văn hoa giữa hai dân tộc khác nhau, tài năng hai tác giả khác nhau trong việc vận dụng truyền thống dân tộc trong quá trình sáng tạo. Việc so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa hai tác phẩm đã tốn rất nhiều giấy mực, nhưng một hiện tượng phức tạp như thế chưa dễ có hồi kết. Chúng tôi nhất trí với tác giả La Sơn Nguyễn Hữu Sơn ở chỗ: " Việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu so sánh văn bản, giải mã đặc điểm sáng tạo trong sự chuyển hoá từ loại hình văn xuôi tự sự tới thi ca, từ tiểu thuyết chương hồi vốn nghiêng về sự kiện tới loại truyện thơ với ưu thế phân tích, khái quát, nhấn mạnh yếu 8
- tố tâm lí, tâm trạng; và đặc biệt là sự chuyển tải nội dung tâm hồn dân tộc, ngôn ngữ dân tộc, lối cảm và lối nghĩ dân tộc... sẽ góp phần phát hiện sâu sắc, khách quan khoa học hơn giá trị TK-những cống hiến đích thực là của Nguyễn Du" [82,936]. Vì thế trọng tâm mà luận văn quan tâm là vấn đề: "Sự chuyển tải nội dung tâm hồn dân tác, ngôn ngữ dân tộc, lối cảm, lối nghĩ dân tác " hay nói cách khác luân văn sẽ tiếp cân TK ở phương diên bản sắc và truyền thống văn hoá của người Việt qua việc đối sánh vài KVKT. Chọn đề tài này, chúng tôi xuất phát từ những gợi ý đã nêu trên và về phía chủ quan là một người trực tiếp làm công việc dạy học môn ngữ văn, chúng tôi muốn tích lũy thêm tri thức về văn hóa văn học, nhất là các giá trị truyền thống của dân tộc, hy vọng có thể góp được phần nhỏ bé nào vào đại cuộc "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". 2.Lịch sử vấn đề: Theo chúng tôi truyền thống văn hoa là những gì gắn rất chặt với tâm thức văn hoa và không gian văn hoa của cư dân một tộc người. Có thể khái niệm vùng văn hoa đã có điểm xuất phát từ đây. Với một tộc người chiếm số đông và có lịch sử phát triển, sự phân bố cư dân rộng khắp trên tất cả các vùng miền của đất nước như dân tộc Việt thì việc xác định "chuẩn" những nét văn hoa truyền thống quả là một công việc chẳng dễ dàng gì. Đây là một thách thức rất lớn đối với người nghiên cứu văn hóa. Những hạn chế, sai sót của luận văn sẽ nảy sinh từ đây. Nhìn tổng thể tình hình nghiên cứu văn học văn hóa về TK, có thể nói hướng tiếp cận của luận văn không phải là một hướng đi hoàn toàn mới mẻ. Song những công trình chuyên về góc độ văn hóa, văn hóa truyền thống mà TK gợi ý thì chưa nhiều, vấn đề mà luận văn đề cập hãy còn rải rác trong các công trình nghiên cứu tổng hợp theo hướng nghiên cứu văn học chung và nó chỉ được đề cập ở từng khía cạnh đơn lẻ tuy thuộc vào yêu cầu phục vụ cho từng tiểu mục. Theo thống kê của nhà nghiên cứu Trần Đình sử (có thể chưa đầy đủ) đã có tới 661 đơn vị công trình nghiên cứu về TK của Nguyễn Du hoặc liên quan đến Nguyễn Du và TK. số lượng công trình đồ sộ như thế đã phản ánh tính chất phức tạp ,đa diện nhiều chiều, nhiều bí ẩn, sức gợi - dư ba có thể nói là vô cùng của kiệt tác. Đúng như Trần Đình Sử nói "TK nói mãi không cùng". Như vậy đến với TK sẽ là dấn bước vào cánh rừng đại ngàn và khó tránh khỏi tình trạng 9
- tiến thoái lưỡng nan "vào rừng chẳng biết lối ra". Và như thế tác giả luận văn sẽ phải tự lượng sức và cố gắng hết mình, khó thay! So sánh TK và KVKT đã có nhiều công trình đề cập, và kết quả lại theo nhiều hướng khác nhau, theo tìm hiểu của chúng tôi thì ít nhất đã có ba khuynh hướng như sau: *Thứ nhất: các nhà nghiên cứu cho rằng TK là một tác phẩm dịch; viết TK, Nguyễn Du chỉ làm việc sao chép lại KVKT. Khi phê bình cuốn văn học Việt Nam của G.Coocđiê, Hăngri Matspêrô đã viết: "Đối với tác phẩm của Nguyễn Du thì chữ dịch (Traduire) đúng hơn chữ phỏng theo (Adapter) mà ông Coocđiê đã dùng vì tác phẩm ấy không có gì khác nguyên thư trừ sự khác nhau về ngôn ngữ và thể văn thì không đáng kể" [49,34-54]. Ý kiến trên cho đến gần đây cũng còn có người ủng hộ. Chẳng hạn, nhà nghiên cứu Đổng Văn Thành khi so sánh Kim Vân Kiều của Trung Quốc và Việt Nam (thượng và hạ) đã viết: "Nhìn tổng thể, Tôi cảm thấy TK của Nguyễn Du bất luận về nội dung, hay về nghệ thuật đều không vượt được trình độ của TK là bản gốc mà nó mô phỏng, tức là Kiều truyện của Trung Quốc" [12,16]. Mô phỏng hay là dịch đều là những kết luận đáng được xem xét thật chu đáo, bởi đây là vấn đề hết sức tế nhị, hết sức nhạy cảm. Có điều nếu là tác phẩm dịch hay mô phỏng thì tại sao người ta lại dịch TK của Nguyễn Du ngược trở lại tiếng Trung Hoa. Có lẽ để làm tài liệu tham khảo chăng? *Khuynh hướng thứ hai cho rằng Nguyễn Du hoàn toàn sáng tạo TK. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là học giả Phan Khôi, khi ông cho rằng "TK không phải là tác phẩm dịch, cũng không phải phóng tác mà hoàn toàn sáng tạo" [52,68]. Ý kiến của ông Phan Khôi không phải hoàn toàn vì "tự hào dân tộc", cũng không phải thiếu nhãn quan văn học so sánh; về phương diện sáng tạo văn hoa không phải không có lí. Hơn nữa nếu khảo sát một cách toàn diện, khách quan cả hai tác phẩm, đây là một ý kiến cần tham khảo nghiêm túc. *Khuynh hướng thứ ba là khuynh hướng cho rằng TK được Nguyễn Du viết trên cơ sở tiếp thu và sáng tạo. Có thể đây là một hướng tiếp cận có khả năng phản ánh đúng bản chất vấn đề nên dễ được chấp nhận trong giới nghiên cứu chăng? Và độ tin cậy khoa học của hướng đi này đã được xác nhận: TK được sáng tạo trên cơ sở vay mượn cốt truyện của KVKT, chúng đã đi vào các sách giáo khoa và giáo trình cũng như các chuyên luận, tài liệu tham khảo. Hầu hết các 10
- Giáo sư, các nhà nghiên cứu tên tuổi đều có hướng tiếp cận này khi cần so sánh. Đây cũng là một hiện tương có tính qui luật. Chúng tôi tán thành ý kiến của ông Nguyễn Văn Dân, khi ông cho rằng: Vay mượn để sáng tạo là chủ động còn ảnh hưởng là khách quan. Vì hoạt động sáng tạo bao giờ cũng mang tính chủ quan và nói như Mác " ... sáng tạo theo qui luật của cái đẹp". Sự thực của hiện tượng vay mượn để sáng tạo là có tính toàn cầu, vàv sự thực là những tác phẩm sáng tạo theo kiểu vay mượn là những kiệt tác nên tự nó không ảnh hưởng gì đến sáng tác của nhà văn. Thậm chí, thời Phục Hưng, Chủ nghĩa cổ điển đã chủ trương "mô phỏng cổ đại" không cần che đậy đã tạo ra một khối lượng sản phẩm sáng tạo đồ sộ thấm đẫm tinh thần nhân văn của nhân loại. Các tên tuổi mà lịch sử văn hóa của thế giới không thể quên như Coocnây (Pháp) khi sáng tạo "Lơ xít" đã mượn cốt truyện của nhà văn Tây Ban Nha, Castơrô. Môlie(Pháp) khi "làm" Đông Gioăng cũng mượn truyền thuyết Tây Ban Nha. Rồi "Lão hà tiện" cũng được lấy đề tài từ " Cái nồi của Bờ-lô-tờ" và ở vài tác phẩm thời cổ đại khác để tạo ra một vở kịch nổi tiếng thế giới. Hay gần chúng ta hơn như tác phẩm "Dịch hạch" mang lại giải Nô-ben cho Anbe Camuy (Nhà văn Pháp, 1957), cũng mượn cốt truyện của một nhà văn Anh viết về bệnh dịch này xảy ra ở Luân Đôn. Lỗ Tấn (Trung Quốc) viết Nhật kí người điên cũng mượn cốt truyện tác phẩm cùng tên của Gôgôn. Ởkhuynh hướng này, chúng tôi chú ý đến công trình của tác giả: Lê Trí Viễn, Nguyễn Lộc, Trần Đình Sử, Đặng Thanh Lê, Hoài Thanh, Phan Ngọc, Nguyễn Thạch Giang, Vũ Hạnh, La Sơn Nguyễn Hữu Sơn ... Trong chương IV viết về Nguyễn Du Sách Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam tập III (1962)[20, mục 3, III], Giáo sư Lê Trí Viễn xem TK là một tác phẩm "diễn ca", nhưng "diễn ca có giá trị sáng tạo", " Nguyễn Du giữ nguyên cốt truyện, những sự việc lớn và chi tiết cũng vẫn giữ, chỉ thêm bớt một số. Sự sáng tạo của Nguyễn Du tập trung ở sự thêm bớt các chi tiết ấy, xây dựng nhân vật thành những tính cách rõ rệt, có diện mạo, có tâm lí sắc sảo hơn, đem thiên nhiên vào trong văn thơ, làm cho câu chuyện dồi dào sâu sắc hơn... về mặt ngôn ngữ, thì còn là một công trình sáng tạo bậc nhất của Nguyễn Du". 11
- Nguyễn Lộc trong Văn học Việt Nam nửa cuối Thế kỉ XVI1I đầu thế kỉ XIX, tập 2 [52], viết: "Sự sáng tạo của Nguyễn Du khi viết lại TK không phải chỉ là chuyện thêm hay bớt, và thêm bớt như thế nào mà ngay trong trường hợp Nguyễn Du giữ lại những chi tiết của TTTN; thì đó cũng không phải là giữ lại nguyên vẹn không có sáng tạo. Những chủ đề vốn nằm sẩn trong tác phẩm của TTTN một cách mờ nhạt và tản mạn, do chỗ nhà vãn chưa ý thức được một cách sâu sắc, đồng thời do khuynh hướng miêu tả có phần tự nhiên chủ nghĩa của tác giả, dưới ngòi bút đầy cảm xúc và tài hoa của Nguyễn Du trở thành hết sức đậm nét, nổi bật, bắt mọi người phải lưu ý, phải chấp nhận". Đặng Thanh Lê thì so sánh cụ thể giữa hai nhân vật Từ Hải để tìm sự sáng tạo của Nguyễn Du. Bà cho rằng điểm khác biệt trước hết giữa hai tác phẩm là do đặc điểm thể loại và ngôn ngữ nghệ thuật: Thơ ca và văn xuôi. Bà cũng đề xuất việc "Nghiên cứu quan niệm anh hùng của Nguyễn Du, cơ sở; nguồn gốc xã hội của nó sẽ giúp cắt nghĩa được căn nguyên chủ yếu đã quyết định sự khác nhau giữa hai tác giả và do đó, giúp phân tích, đánh giá nhân vật, đánh giá TK, đánh giá Nguyễn Du một cách chính xác hơn" [13]. Nhà vãn Vũ Hạnh trong Đọc lại Truyện Kiều [91] cho rằng: "Bút pháp của Nguyễn Tố Như không giống với bút pháp của Thanh Tâm Tài Tử. Từ bao nhiêu là việc vụng về lợn cợn của nhà tiểu thuyết tầm thường Trung Hoa, Nguyễn Du đã mượn chất liệu để dịch nên áng thơ dài bất hủ "Từ những chất liệu sần sùi thô vụng, Nguyễn Du đã làm nên một kiệt tác và trên dặm dài bất tử của Người, thỉnh thoang chúng ta nghe nhắc đến một tác giả - Thanh TâmTài Tử - và một tác phẩm KVKT. Không có Nguyễn Du, tác giả và tác phẩm ấy từ lâu đã vùi trong băng tuyết thời gian". Phan Ngọc xem công trình Tìm hiểu phong cách của Nguyễn Du trong TK [56] là một cách đọc TK, đó là cách đọc đối lập TK với KVKT để tìm sự khác nhau. Trong công trình ấy, nhà nghiên cứu đã nhìn thấy nét độc đáo của Nguyễn Du là việc sử dụng một phương pháp tự sự không có trong KVKT. Ông chỉ ra Nguyễn Du lược bỏ những chi tiết gì, viết lại TK ra sao (chẳng hạn đoạn Hồ Tổn Hiến dụ Từ Hải hàng trong KVKT gồm hai hồi 13 và 14 với 2.800 chữ với 13 chi tiết; TK rút lại chỉ còn 04 câu thơ lục bát). Cách làm của Phan Ngọc thật kĩ. Ông thấy con người cô độc của Nguyễn Du khác với con người "lăng xăng cả ngày" của TTTN, con 12
- người hay nói ( trung bình KVKT nói 6 lần thì trong TK Ì lần). TK có 222 câu thơ tả thiên nhiên còn KVKT không có một câu nào. Nguyễn Thạch Giang và cộng sự trong bài nghiên cứu Một số nhận xét về KVKT với Đoạn Trường Tân Thanh [82,920] cũng khảo sát khá kỹ hai tác phẩm, ông cho biết số trang mà Nguyễn Du đã lược bớt, và lược bớt những phần nào. Sáng tạo thêm cái gì, ở đâu. Cụ thể hơn nữa, ông nói có 1.313 câu Kiều được viết theo ý của TTTN, song " trên căn bản vẫn có phần sáng tạo đáng kể của Nguyễn Du". Ông cũng thấy rằng sự khác nhau giữa hai tác phẩm xuất phát từ "sự lựa chọn và cách xử lí các tài liệu để mô tả, và mô tả một cách có ý thức, có một dụng ý mô tả rõ ràng của Nguyễn Du, xuất phát từ thái độ của Nguyễn Du đối với các nhân vật, đối với các bức tranh giàu tính hình tượng..." Trần Đình sử, người đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực thi pháp, trong một công trình nghiên cứu khoảng 20 năm, Thi pháp TK, do yêu cầu của chuyên luận đã tiến hành xem xét đối sánh hai tác phẩm ở tầm vĩ mô. Ông cho rằng có nhiều vấn đề còn để ngỏ xung quanh mối quan hệ giữa TK và KVKT, với văn hoa Trung Quốc. Chẳng hạn TK và Nho giáo, hay so sánh TK và văn hoa1 Trung Quốc là một đề tài còn để ngỏ... Trần Đình Sử đề nghị phải "Nâng cấp nghiên cứu so sánh TK để thấy đó là một sự kiện giao lưu văn học đầy sáng tạo và điều đó chỉ thực hiện được khi tiến hành so sánh toàn diện, trên nhiều cấp độ" [75,63]. Giống như cách nói của Đào Duy Anh "Nguyễn Du đã hoán cốt đoạn thai KVKT mà tạo thành một tác phẩm hoàn toàn mớiTrần Đình Sử cũng viết rằng ". . .tiếng thương là linh hồn mới của TK, là hồn Trương Ba trong khi cốt KVKT chỉ là xác cha hàng thịt". Và chính điều ấy (theo Trần Đình sử) làm cho tác phẩm hết sức gần gũi với mọi tâm hồn Việt Nam. Ông khẳng định "TK không hề đơn giản là tác phẩm vay mượn. TK trước hết là sản phẩm của đời sống tinh thần Việt Nam, là kết quả lôgic của quá trình văn học Việt Nam, sự phát triển nội tại của nhận thức đời sống, của tiếng Việt nghệ thuật, sự chín muồi về thể thơ lục bát và truyện thơ Nôm. Vay mượn cốt truyện KVKT là sự gặp gỡ tinh thần của nhà văn Việt Nam và tác giả Trung Quốc trong nỗi đau trần thế" [75, 64]. Có thể xem những hướng tiếp cận mối quan hệ giữa TK và KVKT đã dẫn ra trên đây thuộc cấp độ so sánh trong quan hệ giao lưu ảnh hưởng (bởi không thể so sánh tương đồng giữa hai loại hình khác nhau). Và dù các nhà khoa học đã khá kĩ càng trong các "cấp độ " so sánh 13
- nhưng vẫn chưa thể nhất trí được với nhau, nói như Mai Quốc Liên, "TK vẫn luôn là vấn đề mới". Đáng chú ý và cũng là vinh dự cho TK là người ta đã đem nó ra so sánh với những kiệt tác của thế giới như : với Faust của Gớt (luận án tiến sĩ bảo vệ tại Đức năm 1984 của Trương Hồng Quang ), với Epghênhi Ônhêghin của Puskin ( Trần Thị Phương Phương, LATS TpHCM, 2000), với truyện Xuân Hương của Hàn Quốc (Luận án tiến sĩ ngữ văn, lang Soo Bae, 2001, ĐHSP Hà Nội). Chúng tôi rất chú ý tới bài Văn hoá truyền thống Việt Nam và triết lí chữ Tâm trong TK (Trần Thị Phương Phương và lang Soo Bae-Journal of the Institute of Asian Studies, ĐH Ngoại ngữ Busan, Hàn Quốc, 2-1999), nhưng không có điều kiện tham khảo. Những năm gần đây, nhà "Kiều học" Phạm Đan Quế đã rất công phu và lần lượt cho ra mắt nhiều công trình tư liệu về TK và KVKT. Các cuốn sách: Truyện Kiều đối chiếu (1991), Truyện Kiều và KVKT (2000) được tác giả thực hiện công phu, đối chiếu sát từng hồi từng đoạn giữa 2 tác phẩm, hai bản dịch khác nhau. Tuy nhiên, việc đối chiếu so sánh của Phạm Đan Quế mới chỉ dừng lại ở cấp độ tư liệu, có tính chất gợi ý, thích hợp cho việc nghiên cứu... Trên đây, chúng tôi đã lược ghi một số những công trình nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa hai tác phẩm trong quá trình sáng tạo của nhà nghệ sĩ Nguyễn Du. Đa số các nhận xét dù chưa hoàn toàn thống nhất nhưng đều đã gặp nhau ở những điểm cơ bản: Nguyễn Du đã viết TK trên cơ sở vay mượn cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện. TK là một kiệt tác văn chương. TK là một công trình sáng tạo văn hoá. Chúng tôi rất trân trọng những quan điểm, những ý kiến mà các nhà khoa học đã đề xuất; những ý kiến quí báu ấy sẽ giúp tác giả luận văn có những định hướng về mặt phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cũng như về mặt tư liệu tham khảo để có thể hoàn thành nhiệm vụ đặt ra của luận văn: Khám phá nội hàm văn hoa, triết lí trong văn học; những cống hiến của Nguyễn Du cho văn hoa nước nhà qua kiệt tác TK. 3.Mục đích nghiên cứu: Từ những lí do đã nêu, luận văn hướng đến các mục đích như sau: 14
- -Góp thêm một tiếng nói hi vọng có thể lí giải về sức sống kì lạ của TK trong lòng dân Việt và số phận đặc biệt của đại kiệt tác trong gần 200 năm qua, cũng như trong lòng bè bạn trên thế giới. -Cố gắng chỉ ra những nét có tính truyền thống của văn hoa Việt Nam mà nhân dân đã có thể nhìn thấy và sẽ tìm thấy trong TK qua sự đối sánh với Kim Vân Kiều truyện. -Khẳng định đóng góp to lớn của Thiên tài Mẹ Nguyễn Du đối với việc bảo tồn và phát huy văn hoa dân tộc trong hướng đi phù hợp với qui luật. 4.Phương pháp nghiên cứu: Để vươn tới những mục đích trên đây, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: - Tìm hiểu giá trị văn hóa, là tìm hiểu về những giá trị tương đối ổn định được tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, mặt khác một tác phẩm có đời sống kỳ diệu và đã tạo ra một không gian văn hóa rộng lớn như TK buộc tác giả luận văn sẽ phải dùng đến phương pháp lịch sử. - Muốn tìm ra được những nét truyền thống và đóng góp thực sự của tài năng Nguyễn Du phải dùng đến phương pháp so sánh đối chiếu và không thể không vận dụng phương pháp phân tích tổng hợp. - Thao tác thống kê được sử dụng để phục vụ cho việc so sánh đối chiếu. 5. Phạm vi nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luân văn: Lí thuyết tiếp nhận văn học chỉ ra rằng tiêu thụ văn học là hấp thu giá trị văn hóa. Những tác phẩm ưu tú, nhất là những kiệt tác hàm chứa trong nó rất nhiều giá trị văn hóa. Chiều sâu văn hóa lịch sử của các kiệt tác biểu hiện ở độ sâu của triết lí nhân sinh, ở bề dày những kinh nghiệm thẩm mĩ. Văn học không phải là bản thân sự thực, mà là cách nói về sự thực. Cách nói phong phú đa dạng bao nhiêu thì chất văn hóa càng thêm độ dày bấy nhiêu. 15
- Một đại kiệt tác như TK thì giá trị văn hóa văn học là vô cùng vô tận. Khai thác hệ thống các giá trị ấy là việc của nhiều người, nhiều đời. Với tính chất và khuôn khổ của luận văn, phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ là những nét văn hoa có tính truyền thống của người Việt có thể tìm thấy trong TK trong sự đối sánh với Kim Vân Kiều truyện. Đó là những nét tiêu biểu (tạm gọi như vậy) thuộc lĩnh vực tinh thần và sinh hoạt giao tiếp. Luận văn cố gắng hệ thống những nét văn hoa truyền thống ấy trong tác phẩm, đồng thời đối chiếu và so sánh với tác phẩm "gốc" để thấy cái tài và cái tâm của Nguyễn Du, cũng như nội lực văn hoa của dân tộc đã kết tinh trong con người danh nhân văn hoá họ Nguyễn - Người đã hấp thụ sâu sắc nền văn hoá Việt và làm vẻ vang cho nền văn hoá ấy. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi luôn có ý thức tránh cách làm văn hoa học so sánh, chúng tôi luôn tuân thủ mục đích: Tìm hiểu, giải thích sức sống kỳ diệu của TK và không gian, đời sống văn hóa mà TK tạo ra. Từ mục đích nghiên cứu và phạm vi của đề tài, luận văn sẽ tập trung tìm hiểu, khảo sát đối tượng ở bốn nhóm tài liệu có liên quan trực tiếp như: Ì, nhóm tác phẩm KVKT dịch sang quốc ngữ và các bản TK quốc ngữ; 2, nhóm tài liệu viết về văn hoa phong tục của người Việt; 3, nhóm những công trình nghiên cứu về TK và Nguyễn Du và các công trình tư liệu về TK; 4, nhóm công trình sưu tập tục ngữ ca dao của người Việt. Chúng tôi xem tục ngữ ca dao là lĩnh vực kết tinh các giá trị văn hoa, và là biểu hiện của truyền thống văn hoa người Việt, vì nói như Hồ Chí Minh "đó là những hòn ngọc quí". Các giá trị ấy đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn đời sống, trong trường kì lịch sử. Vì dung lượng có hạn của luận văn và hạn chế về tài liệu nghiên cứu (do chưa sưu tập được đầy đủ), cho nên có thể các giá trị truyền thống của văn hoa người Việt chưa được khái quát - hệ thống một cách đầy đủ, càng không được trọn vẹn. Chúng tôi xin được tiếp tục nghiên cứu ở những công trình khác. Các lĩnh vực đòi hỏi phương pháp nghiên cứu chuyên nghành như nhạc, họa . . . chúng tôi xin được điểm qua. 6. Cấu trúc của luân văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, luận văn được tổ chức thành 3 chương: 16
- - Chương 1: Khái quát những điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm (35 trang). Ở chương này chúng tôi nêu khái quát những dư luận chung về hai tác phẩm trong dòng thời gian từ khi chúng xuất hiện; đồng thời nêu những điểm giống và khác nhau ở một số phương diện như cốt truyện, hệ thống nhân vật, chủ đề...và khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Du. Chương 2: Truyền thống văn hóa người Việt trong TK qua đối sánh với Kim Vân Kiều truyện (75 trang ). Trong chương này, bước đầu chúng tôi tìm hiểu và khái quát những nét văn hóa tinh thần và sinh hoạt giao tiếp có tính truyền thống của người Việt mà nhân dân đã và sẽ tìm thấy trong TK qua đối sánh với Kim Vân Kiều truyện; khẳng định thiến tài mẹ Nguyễn Du trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Chương 3: Đời sống văn hoá Kiều (50 trang). Chương này chúng tôi tìm hiểu những hình thức sinh hoạt văn hóa có tính cộng đồng xuất phát từ TK gắn liền với không gian văn hóa và sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Việt. 17
- CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA HAI TÁC PHẨM 1.1.Kim Vân Kiều truyện và Đoạn Trường Tân Thanh trong "tầm đón " của công chúng 1.1.1.Đối với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa văn học Trung Quốc thì cùng với tư tưởng triết học (là một trong những cây cổ thụ của Phương Đông), thì lĩnh vực văn chương của Trung Quốc cũng làm cho nhân loại phải kính phục. Những bài dân ca trong Kinh thi, hàng chục ngàn bài thơ Đường cho đến nay vẫn là những mẫu mực kinh điển, vẫn là thành tựu độc đáo của thơ ca nhân loại (hiện còn 48900 bài của 2300 tác giả, sản phẩm của gần ba thế kỉ thơ ca gắn với sự tồn tại của nhà Đường từ năm 618 - 907). Nhưng những đại kì thư của Trung Quốc lại không phải là thơ ca mà là những pho tiểu thuyết đồ sộ hàng trăm hồi liến tục xuất hiện trong gần 600 năm (từ cuối thế kỉ XIV - XIX), gọi là tiểu thuyết cổ điển Minh - Thanh. Trong tâm thức sáng tạo văn hoá của người Trung Hoa, họ lúc nào cũng thích hướng tới những cái to tát hoành tráng kì vĩ, họ thích làm "những điều mà loài người không làm nổi" (chữ của Phan Ngọc). Họ thích khái quát vào các chữ đại (to lớn), và những cái tên Đại Hán, Đại Đường, Đại Minh, Đại Thanh không có gì là không giải thích được. Tiểu thuyết 20 hồi KVKT của TTTN ra đời vào thời Khang Hy nhà Thanh (khoảng 1662 - 1729). Đây là thời kì tiểu thuyết phát triển rực rỡ. Gần sáu trăm năm tiểu thuyết Trung Quốc với một khối lượng tác phẩm đồ sộ, nhưng loại của hiếm được gọi là "đại kì thư" (sách lạ) thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay, chưa quá chục bộ. Lịch sử Kì thư của Trung Quốc cũng có một quá trình, giai đoạn bởi phải chờ sự thẩm định của công chúng và thời gian. Đầu tiên là giai đoạn của "Tứ đại kì thư" gồm các anh tài như: Tam quốc chí diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy Hử truyện (Thi Nại Am), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần - Cao Ngạc) và Tây Du Kí (Ngô Thừa Ân). Giai đoạn "Lục tài tử" thêm hai bộ là Đông Chu Liệt Quốc (Phùng Mộng Long) và "đệ nhất dâm thư" Kim Bình Mai (Tiếu Tiếu Sinh). Thời kì của "bát đại kì thư" có thêm hai tác phẩm nữa là Nho lâm ngoại sử (Ngô Kính Tử) và Liêu Trai chí dị (Bồ Tùng Linh). 18
- Vậy là KVKT của TTTN chỉ là một tác phẩm "thường thường bậc trung", nó đã cùng chung số phận với các tác phẩm khác trong "rừng* tiểu thuyết ít tên tuổi kia: hầu như bị lãng quên ngay trên quê hương của nó. Có thể có nhiều lí do khác nữa, nhưng theo chúng tôi đây có thể là một trong những lí do mà Nguyễn Du đã chọn làm "nguyên liệu" ban đầu cho đại kiệt tác của mình. Từ một sự việc có thật trong lịch sử Trung Quốc, TTTN đã mở rộng qui mô thành một pho tiểu thuyết chương hồi (20 hồi) với một tham vọng kể lại một chuyện bất hủ "câu chuyện tốt đẹp truyền đến bất hủ vậy" (Kết thúc KVKT). Đương nhiên TTTN khi viết KVKT không thể ra khỏi tọa độ của truyền thống văn hóa văn học Trung Quốc. Là một tiểu thuyết chương hồi, KVKT có nhiều truyện nhỏ: truyện tình yêu nam nữ bi hoan li hợp, gặp gỡ, chia lìa, đoàn viên; truyện vu oan giá họa; truyện bán mình chuộc cha...Truyện nào cũng có đầu có cuối và rườm rà chi tiết. Để giải quyết câu chuyện phải dùng đến "cơ mứu mẹo mực", câu chuyện phải "Kì" , vô kì bất truyền (Kì là ngẫu nhiên, kì lạ, hiếm có, khác thường; không kì không lưu truyền được). Đây là một phạm trù mĩ học của Trung Quốc và do đó mà trở nên bất hủ. Từ đây nảy sinh tâm lí chuộng lạ. KVKT cũng lắm chuyện kỳ. Vương Thúy Kiều khóc mồ vô chủ giữa tiết thanh minh là kì, tự hứa việc trăm năm với bạn tình cũng kì, tự quyết định bán mình càng kỳ (Vì luật tục Trung Quốc không cho phép như vậy), bài học nghề của mụ Tú Bà càng kỳ hơn nữa...Cách bố trí câu chuyện lại phải "xảo" (xảo là khéo) vì "Vô xảo bất thành thư" (Không khéo thì không thành sách). "Khéo" trong chuyện là kể đến chỗ hay thì dừng lại, kể sang truyện khác (dùng công thức: Muốn biết thế nào xem hồi sau sẽ rõ), sắp xếp những sự việc ngẫu nhiên, tạo ra những sự hiểu lầm. KVKT cũng có nhiều chỗ "xảo", Vương Thúy Kiều nhiều lần lấy chồng, nhiều cuộc ra đi, nhiều lúc đi tu...Nhưng không lần nào giống lần nào. Cuốn tiểu thuyết của ông cũng không thể ra ngoài khu vực tình và khổ, hồng nhan bạc mệnh. Bởi thời điểm mà TTTN viết KVKT là thời điểm "cao trào" của loại tiểu thuyết tài tử giai nhân (Có khoảng trên dưới 50 bộ, mỗi bộ khoảng 16-20 hồi), vì nó kết hợp được với nhu cầu buông thả tình cảm kiểu thi dân với sự ca ngợi lễ giáo phong kiến (Thời nhà Minh, Trung Quốc đã manh nha những mầm mống của chủ nghĩa tư bản, đô thị phát triển, hàng hóa phong phú ...). 19
- Như đã nói, khi viết KVKT, TTTN muốn nói đến một cái gì đó bất hủ muôn đời. Nhưng ý nghĩa khách quan của tác phẩm trong tầm đón của độc giả (xin hiểu theo nghĩa rộng - cả phê bình nghiên cứu) lại không "chiều" theo quan niệm của ông. Đương thời khi tác phẩm ra mắt độc giả thì có nhà phê bình là Kim Thánh Thán đã viết lời bình trước mỗi hồi truyện mà tựu trung là ông ca ngợi cái khéo (cái "xảo") của truyện, là ở sự kết hợp chữ tình với lễ nghĩa, là nhà làm sách đã khéo xếp đặt cho cây tình nảy nở sum suê mà lễ nghĩa vẫn được bảo toàn, đó là cái thú chung thường thấy của loại chuyện tài tử giai nhân vậy. Kim Thánh Thán nói "chữ tình là một đại kinh, chữ khổ là một đại vĩ", nhưng đọc toàn truyện và xem hành động của Vương Thúy Kiều, cũng như nhận xét của Kim Thiên Lý thì chữ "lễ nghĩa" mới là một "đại vĩ". Có thật là Kim Thánh Thán đã là người "ngoại thư", là người ghi lời bình ở mỗi hồi truyện hay không còn phải tiếp tục nghiên cứu. Vì theo như Trần Đình Sử, TTTN viết KVKT đời Khang Hy (1662 - 1729) mà Thánh Thán đã là người thiên cổ từ năm 1661. Hơn nữa trong bản in KVKT của nhà xuất bản Hoa Hạ, 1995 không còn ghi là Thánh Thán ngoại thư nữa mà chỉ ghi TTTN biên thứ, cũng không có lời bình ở mỗi chương [75,34]. Ngoài ý kiến trên, cho đến nay vẫn chưa thấy có "những đánh giá" nào khác cho riêng KVKT. Các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc khi đề cập đến loại tiểu thuyết tài tử giai nhân (trong đó có KVKT) đều có nhận xét chung là "Chưa có sáng tạo mới về nghệ thuật, vẫn mang nhiều công thức cứng nhắc nên không được ưa chuộng" [Lư Hưng Cơ, nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc 28,221]. Trước đó, Tào Tuyết cần rồi Lỗ Tấn đều cho rằng: "Nghìn bộ chung một sáo, cốt truyện xây dựng sơ sài cốt sao kể được những truyện trộm ngọc cắp hương, hò hẹn tư thông, không hề khấc hoa được vài phần tình cảm chân thực của nữ giới" [84,3]. Còn giới nghiên cứu Việt Nam, khi so sánh KVKT và TK để chỉ ra sự sáng tạo của Nguyễn Du (thường so sánh bộ phận), đều có chung một ý kiến: So với KVKT thì TK đã đi rất xa, KVKT chỉ là nguyên liệu ban đầu còn thô nhám ... Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử khi nghiên cứu Thi pháp TK bằng cách so sánh lịch đại KVKT từ sự thật lịch sử đến sáng tạo nghệ thuật đã nhận xét như sau: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể
0 p | 429 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Lỗi chính tả của học sinh Tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh
122 p | 346 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
128 p | 183 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam
123 p | 117 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề tiếp nhận văn học đương đại và thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên ngày nay (Qua khảo sát tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Cần Thơ)
142 p | 134 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký
86 p | 192 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc
120 p | 87 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tiếng cười trong thơ ngụ ngôn La Fontaine
88 p | 103 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương
143 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tinh thần nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung
129 p | 127 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề dạy học “Nguyễn Du và Truyện Kiều” trong chương trình Văn ở trường trung học phổ thông
123 p | 133 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can
105 p | 105 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong luật tục Ê Đê
181 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
145 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)
100 p | 43 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
93 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan
127 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
26 p | 78 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn