Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (1991 - 2011)
lượt xem 5
download
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (1991 - 2011) với nội dung chủ yếu như: Hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thương mại dịch vụ, du lịch, đầu tư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (1991 - 2011)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ NGỌC THANH HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - TRUNG QUỐC QUA CỬA KHẨU QUỐC TẾ LÀO CAI (1991 - 2011) CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (1991 - 2011)” dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực. Những số liệu tham khảo và kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được trích dẫn rõ ràng. Những tư liệu không có trích dẫn là do tác giả trực tiếp sưu tầm trong quá trình sưu tầm tài liệu địa phương. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn và Nhà trường về sự cam đoan này. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2015 Tác giả luận văn Vũ Ngọc Thanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã động viên, chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn. Đồng thời tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành tỉnh Lào Cai: Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, Cục Hải Quan tỉnh Lào Cai, Cục Thống kê tỉnh Lào Cai, Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Lào Cai, Thư viện tỉnh Lào Cai…đã giúp đỡ nhiệt tình trong việc nghiên cứu thực tế, cung cấp số liệu, tài liệu và nhiều thông tin hữu ích liên quan đến luận văn. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn các bạn đồng nghiệp, gia đình và người thân đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn Thái Nguyên, tháng 04 năm 2015 Tác giả luận văn Vũ Ngọc Thanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan............................................................................................................ i Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii Mục lục ..................................................................................................................iii Danh mục bảng ...................................................................................................... iv Danh mục viết tắt .................................................................................................... v MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 NỘI DUNG ............................................................................................................ 9 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ CỬA KHẨU QUỐC TẾ LÀO CAI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG ................................. 9 1.1. Khái quát về cửa khẩu quốc tế Lào Cai ......................................................... 9 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao thương....................................... 12 1.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 12 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................... 18 1.2.3. Lịch sử truyền thống hữu nghị Lào Cai - Vân Nam.................................. 21 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 25 Chương 2. HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - TRUNG QUỐC QUA CỬA KHẨU QUỐC TẾ LÀO CAI (1991 - 2011) ..................................... 26 2.1. Hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai trước năm 1991 ........................................................................................... 26 2.2. Quá trình bình thường hóa Việt Nam - Trung Quốc và chủ trương phát triển quan hệ giao thương của tỉnh Lào Cai ............................................................... 30 2.2.1. Bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc .................................. 30 2.2.2. Chủ trương phát triển quan hệ giao thương Việt Nam - Trung Quốc của tỉnh Lào Cai ...................................................................................................... 33 2.3. Hoạt động gıao thương Vıệt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Caı (1991 - 2011) .............................................................................................. 38 2.3.1. Hoạt động xuất nhập khẩu ....................................................................... 38 iii
- 2.3.2. Các hình thức buôn bán, thương mại........................................................ 55 2.3.3. Hoạt động xuất nhập cảnh........................................................................ 58 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 61 Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG QUA CỬA KHẨU ĐỐI VỚI KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI (1991-2011) .............................. 62 3.1. Những tác động tích cực ............................................................................. 62 3.1.1. Về kinh tế ................................................................................................ 62 3.1.2. Về xã hội ................................................................................................. 80 3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 85 3.2.1. Những hạn chế......................................................................................... 85 3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................ 90 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 94 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 98 PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1: Dân số tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005 - 2011 ............................................ 18 Bảng 2.1: Kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai (1995 - 2000) ............................................................................................................. 41 Bảng 2.2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu qua CKLC (1995 - 2000) ................... 43 Bảng 2.3: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (1995 - 2001) ............................................................................................... 45 Bảng 2.4: Kim ngạch XNK qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (2001 - 2011) .............. 49 Bảng 2.5: Tình hình XNK qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (2001 - 2011) ............... 52 Bảng 2.6: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu qua CKLC (2001 - 2005)............... 53 Bảng 2.7: Thống kê tình hình XNC qua CKLC (2000 - 2011) .............................. 59 Bảng 3.1: Tình hình thu nộp ngân sách qua KKTCK Lào Cai (2000 - 2011) ......... 64 Bảng 3.2: Tổng hợp du lịch Lào Cai giai đoạn 2005 - 2010 ................................... 75 Bảng 3.3: Hiện trạng nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Lào Cai (2005 - 2010) ............................................................................................................ 83 Bảng 3.4: Tình trạng phạm tội mua bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai (2007 - 2011) ....................................................................... 88 Bảng 3.5: Kết quả xử lý vi phạm trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh trên địa bàn cửa khẩu quốc tế Lào Cai (2007 - 2011).................................................. 89 iv
- DANH MỤC VIẾT TẮT APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM Diễn đàn hợp tác Á - Âu CKLC Cửa khẩu Lào Cai CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa KKTCK Khu kinh tế cửa khẩu UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ WTO Tổ chức Thương mại Thế giới XNK Xuất nhập khẩu XNC Xuất nhập cảnh v
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trung Quốc - Việt Nam là hai quốc gia có nét tương đồng về kinh tế, văn hoá - xã hội. Trong suốt chiều dài lịch sử, mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung và mối quan hệ giữa nhân dân hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc) nói riêng luôn là mối quan hệ láng giềng hữu nghị, gắn bó thân thiết. Ở hai bên biên giới, hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam có nhiều dân tộc anh em như Dao, Giáy, Mông, Nùng... sinh sống từ nhiều thế kỷ nay, trong đó có những dân tộc di cư từ nơi khác tới. Nhiều bản làng, người dân có quan hệ hôn nhân, quan hệ dòng tộc gắn bó và thường qua lại thăm nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) tăng cường thúc đẩy hoạt động giao thương, nhằm gắn kết nhân dân hai địa phương, hai nước với nhau. Từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991 tới nay, hoạt động giao thương qua biên giới giữa hai nước đã không ngừng phát triển góp phần quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế của các tỉnh vùng núi phía Bắc, mà còn là đòi hỏi tất yếu trong quá trình mở rộng và phát triển kinh tế hai nước trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO và Trung Quốc đang trên con đường trở thành một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới. Kể từ khi tỉnh Lào Cai được tái lập vào tháng 10 năm 1991 (tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn), quan hệ giao thương giữa hai bên ngày càng được đẩy mạnh và có những bước phát triển tốt, bộ mặt cửa khẩu biên giới được quy hoạch khang trang, hiện đại hơn. Các hoạt động thương mại trao đổi hàng hóa, hoạt động đầu tư liên doanh liên kết, hợp tác kinh doanh, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa,... ngày càng sôi động, đa dạng và phong phú, đời sống kinh tế - xã hội cư dân biên giới được nâng cao, an ninh quốc phòng được củng cố, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa hai địa phương của hai quốc gia được tăng cường và phát triển. Với vị trí nằm chính giữa Côn Minh và Hải Phòng, Lào Cai là điểm nút quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế “Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”. Đặc biệt cửa khẩu quốc tế Lào Cai là cửa ngõ quan trọng với hành trình ngắn nhất nối Việt Nam với thị trường Tây Nam Trung Quốc (hơn 300 triệu dân), 1
- các nước ASEAN cũng như thế giới và ngược lại. Thông qua cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc), hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc có thể tới thẳng Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, từ đó tỏa đi khắp các vùng của Trung Quốc. Ngược lại, hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam có thể đến thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng rồi có thể dễ dàng chuyển sang các nước ASEAN và thế giới. Đây cũng là vùng đệm quan trọng nhất trong chiến lược xây dựng khu mậu dịch tự do ASEAN + Trung Quốc (đây là cung đường vận tải ngắn nhất nối Trung Quốc với các nước ASEAN. Đường sắt từ Côn Minh - Vân Nam qua Lào Cai ra cảng Hải Phòng dài 850km nhưng nếu từ Côn Minh ra cảng nội địa gần nhất bằng đường sắt Phòng Thành - Quảng Tây thì phải mất đến 1.800km; đường bộ cũng tương tự). Chính vì vậy, đây là địa điểm được cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đặc biệt quan tâm trong chính sách phát triển kinh tế của mình. Sau khi có sân bay Lào Cai, đây còn là cặp cửa khẩu chung duy nhất giữa hai nước Việt- Trung có tất cả các loại hình vận tải gồm đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai nằm trong lòng một thành phố trực thuộc tỉnh nên có hệ thống dịch vụ, cơ sở hạ tầng khá phát triển, phục vụ cho nhu cầu giao lưu kinh tế - thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch và dịch vụ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của hai nước. Vấn đề đặt ra là tìm kiếm những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lào Cai nói riêng. Để làm được điều đó chúng ta cần nắm rõ về thực trạng hoạt động giao thương giữa Việt Nam-Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, từ đó đánh giá được những tác động đối với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Lào Cai nói riêng và góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung. Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài “Hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (1991 - 2011)” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề giao thương giữa Việt Nam - Trung Quốc trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu dưới các mức độ và dưới các góc độ khác nhau. 2
- “Quan hệ kinh tế - Thương mại cửa khẩu biên giới Việt - Trung với việc phát triển kinh tế hàng hóa ở các tỉnh vùng núi phía Bắc” do PTS. Phạm Văn Linh chủ biên - NXB Thống kê, Hà Nội năm 1999. Tác giả đã làm rõ vị trí, vai trò và tiềm năng kinh tế của các cửa khẩu biên giới Việt Trung, phân tích sự tác động qua lại giữa các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ thương mại ở các cửa khẩu đối với việc phát triển kinh tế hàng hoá, tìm ra giải pháp thích hợp nhằm mở rộng thị trường, tăng cường trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới, tạo đà cho việc đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH ở khu vực này. “Khuyến khích đầu tư - thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam” của Nguyễn Mạnh Hùng - NXB Thống kê, Hà Nội năm 2000. Tác giả phân tích một số vấn đề lý luận, phương pháp luận, tình hình thực tế và chính sách đầu tư, thương mại các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam và góp phần vào công tác quy hoạch, xây dựng các kế hoạch hành động tích cực. “Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam” của Phạm Văn Linh - NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội năm 2001. Tác giả đã phân tích vị trí, tầm quan trọng của khu kinh tế cửa khẩu trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, hội nhập và mở cửa kinh tế, thực trạng quá trình hình thành, phát triển và tác động của bốn khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt Trung đã được phép thành lập (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng và Lào Cai), trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác dụng tích cực của mô hình kinh tế mới này. “Buôn bán qua biên giới Việt Trung Lịch sử - Hiện trạng - Triển vọng” của Nguyễn Minh Hằng chủ biên - NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội năm 2001. Tác giả đã trình bày quá trình buôn bán qua hai biên giới Việt Trung trong lịch sử, phân tích và đánh giá những mặt được và chưa được của buôn bán qua biên giới Việt Trung từ khi hai nước bình thường hoá đến nay và triển vọng của hoạt động buôn bán qua biên giới Việt Trung. “Thương mại Việt Nam - Trung Quốc hiện trạng và triển vọng”, đề tài cấp viện Lê Tuấn Thanh, Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn Quốc Gia, năm 2003. Tác giả đã nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế, thương mại trong nội bộ 3
- của hai nước sau đó tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về triển vọng cho thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong tương lai. “Hoạt động đối ngoại của một số tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc từ năm 1991 đến nay” đề tài cấp Bộ TS Phạm Thành Dung, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội năm 2005. Đây là công trình nghiên cứu tổng kết hơn 10 năm hoạt động đối ngoại của một số tỉnh biên giới phía Bắc trên từng mặt: kinh tế, thương mại, văn hóa xã hội và đầu tư của các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai. “Nghiên cứu về tình hình buôn bán biên giới ở vùng Tây Bắc Việt Nam” của PGS.TS Đỗ Tiến Sâm và Th.s Hà Thị Hồng Vân, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội năm 2007. Các tác giả nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động thương mại qua biên giới nói riêng, sau đó nêu lên một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội ở 4 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc bao gồm Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình. Các công trình nghiên cứu của tỉnh Lào Cai. “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai” tập I (1930 - 1954), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1994. Đề cập đến vị thế và truyền thống của Lào Cai trong lịch sử Việt Nam, việc khai thông luồng lạch trên tuyến sông Hồng, tăng cường trao đổi hàng hóa với vùng Vân Nam dưới các triều đại phong kiến nhà Lê, Nguyễn. “Lào Cai vận hội mới”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005. Đề cập đến mối quan hệ hợp tác về các mặt kinh tế, văn hóa… giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung và nhân dân hai tỉnh Lào Cai - Vân Nam nói riêng. “Lào Cai - cơ hội đầu tư và kinh doanh: Doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển” Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, xuất bản năm 2007 nhằm quảng bá cho hoạt động kinh tế thương mại của tỉnh. Cuốn sách đã chỉ ra vị trí, vai trò của cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. “Lào Cai - một thế kỷ phát triển và hội nhập”, NXB Thông tấn xã Việt Nam - Công ty văn hóa trí tuệ Việt, Hà Nội năm 2007. Đây là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc về con người, xã hội, kinh tế, văn hóa Lào Cai nhân kỷ 4
- niệm 100 năm thành lập tỉnh (12/7/1907 - 12/7/2007). Những bài viết nêu lên truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, tích cực khai thác tiềm năng, thế mạnh về kinh tế đối ngoại và kinh tế cửa khẩu của địa phương của Đảng bộ và nhân dân Lào Cai trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước. Ngày 28/11/2008, Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng, vai trò của tỉnh Lào Cai” được tổ chức tại Lào Cai. Các báo cáo tham luận tại hội thảo đã đề cập nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động trao đổi buôn bán giữa vùng Bắc Bộ Việt Nam với vùng Tây Nam Trung Quốc, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của tỉnh Lào Cai trong các hoạt động này. “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai” (1947- 2007), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2010. Đề cập đến quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Lào Cai trong sự nghiệp bảo vệ những thành quả cách mạng của Tổ quốc và địa phương, những chủ trương khai thác thế mạnh hoạt động mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) sau ngày tái lập tỉnh (tháng 10/1991), những kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc chỉ đạo thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp sau. “Đặc san báo Lào Cai - Vị thế Lào Cai”, Công ty cổ phần in và thương mại Lào Cai, xuất bản năm 2010. Viết về những nỗ lực khôi phục và tăng cường quan hệ hữu nghị trên tuyến biên giới Việt - Trung của Đảng bộ Lào Cai sau ngày tái lập tỉnh (tháng 10/1991). Những tài liệu trên tập trung nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên các phương diện chính trị, ngoại giao, kinh tế thương mại, hợp tác đầu tư, văn hóa - xã hội, đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp tác giả thực hiện đề tài của mình. Như vậy chưa có công trình nào nghiên cứu tổng kết 20 năm hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (1991-2011). Do đó nghiên cứu về “Hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (1991 - 2011)” là một đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa thực tiễn thể hiện đúng đắn đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Qua đề tài, chúng ta thấy 5
- được vị trí, vai trò của cửa khẩu quốc tế Lào Cai đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai nói riêng và của cả nước nói chung đồng thời đề tài này sẽ là nguồn tài liệu giúp ích cho công tác biên soạn lịch sử địa phương. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (1991 - 2011) với nội dung chủ yếu như: Hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thương mại dịch vụ, du lịch, đầu tư. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Hoạt động giao thương qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai bằng con đường chính ngạch và tiểu ngạch trên địa bàn thành phố Lào Cai. Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động giao thương giữa Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2011. Tuy nhiên trong chừng mực nhất định, luận văn có mở rộng về không gian nhằm làm rõ hơn những yếu tố xã hội khác có ảnh hưởng đến hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài Nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của hoạt động giao thương qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Làm rõ thực trạng hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (1991 - 2011). Thấy được những tác động, phát sinh trong hoạt động giao thương giữa Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ và xây dựng tổ quốc trong tình hình mới. Tổng kết những bài học kinh nghiệm thực tiễn bổ ích về hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai là cơ sở để khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước ta cũng như sự vận dụng linh hoạt của Đảng bộ tỉnh Lào Cai. 6
- 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Đề tài nghiên cứu dựa vào các nguồn tài liệu chủ yếu sau: nghị quyết của Đảng, Chính phủ về hoạt động giao thương, thương mại; nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai, của các sở ban ngành trong tỉnh; văn bản hợp tác giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc). Các tài liệu nghiên cứu của các cơ quan hữu quan: Bộ Công thương, Ban Biên giới chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê... Các sách báo, tài liệu đã được công bố, trong đó có sách tham khảo, chuyên khảo nghiên cứu về tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Một số luận văn, luận án có liên quan đến hoạt động thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc. Tư liệu điền dã. Nguồn tài liệu truyền thông quốc tế: Mạng Internet... 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: điều tra, khảo sát; thống kê - phân tích; phân tích - tổng hợp. 5. Đóng góp của luận văn Trình bày có hệ thống về thực trạng hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (1991 - 2011). Tổng kết những bài học kinh nghiệm thực tiễn bổ ích về hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Làm rõ những tác động, phát sinh trong hoạt động giao thương giữa Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai đồng thời thấy được vị trí, vai trò của cửa khẩu quốc tế Lào Cai đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai nói riêng và của cả nước nói chung. Luận văn cũng sẽ là nguồn tài liệu giúp ích cho công tác biên soạn lịch sử địa phương. 7
- 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về cửa khẩu quốc tế Lào Cai và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao thương. Chương 2: Hoạt động giao thương Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (1991 - 2011). Chương 3: Tác động của hoạt động giao thương qua cửa khẩu đối với kinh tế và xã hội của tỉnh Lào Cai (1991-2011). 8
- NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CỬA KHẨU QUỐC TẾ LÀO CAI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG 1.1. Khái quát về cửa khẩu quốc tế Lào Cai Hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng, thuộc tuyến hành lang kinh tế động lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là vùng đệm khu mậu dịch ASEAN + Trung Quốc. Những đặc điểm trên thực sự là lợi thế quan trọng giúp cho hai tỉnh đẩy mạnh giao lưu hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt - Trung. Với Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được ký kết tại Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 18/11/2009, có hiệu lực kể từ ngày 14/7/2010. Hiệp định đã chỉ rõ thuật ngữ “Cửa khẩu biên giới” và “Cửa khẩu” có nghĩa như nhau, là chỉ khu vực xác định ở hai bên biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dành cho người, hàng hóa, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải trực tiếp xuất - nhập cảnh tại khu vực nhất định, bao gồm cửa khẩu song phương và cửa khẩu quốc tế. Căn cứ theo tính chất có thể chia ra cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu đường thủy. Cửa khẩu song phương là cửa khẩu được mở cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm của hai bên xuất, nhập cảnh qua biên giới. Cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu được mở cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm của hai bên và nước thứ ba (khu vực) xuất, nhập cảnh qua biên giới. Hiệp định cũng chỉ rõ về vị trí, loại hình, thời gian mở, thời gian làm việc của cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Trong đó quy định cửa khẩu Lào Cai (đường bộ) - Hà Khẩu (đường bộ) nằm gần mốc giới số 102, 103 trên 9
- biên giới Việt - Trung. Hai bên cửa khẩu là thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Việt Nam và thị trấn Hà Khẩu, huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế. Thời gian làm việc phía Việt Nam là 7h00 - 22h00 giờ Hà Nội. Thời gian làm việc phía Trung Quốc là 8h00 - 23h00 giờ Bắc Kinh và cửa khẩu Lào Cai (đường sắt) - Hà Khẩu (đường sắt). Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 102, 103 trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Hai bên cửa khẩu là thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Việt Nam và thị trấn Hà Khẩu, huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế [7]. Đồng thời nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động giao lưu kinh tế thương mại qua biên giới đất liền giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 685 về việc mở cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành - Lào Cai thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) và đã được hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) thống nhất vận hành từ tháng 8 năm 2012. Vị trí cửa khẩu tại khu Kim Thành (Lào Cai, Việt Nam) - Bắc Sơn (Hà Khẩu, Trung Quốc), gần mốc giới số 99 và 100 trên biên giới Việt - Trung bên cửa khẩu là thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai, Việt Nam) và huyện Hà Khẩu (châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Loại hình, chức năng của cửa khẩu: Là cửa khẩu quốc tế dành cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm của hai bên và nước thứ ba (khu vực) xuất - nhập cảnh qua biên giới. Giai đoạn trước mắt chủ yếu dành cho hàng hóa xuất - nhập khẩu, có thể dành cho khách du lịch xuất - nhập cảnh, sau này sẽ từng bước dành cho hàng hóa xuất - nhập khẩu và khách du lịch xuất - nhập cảnh. Thời gian vận hành cửa khẩu bắt đầu từ 7h (giờ Hà Nội), 8h (giờ Bắc Kinh). Đây là cửa khẩu được nối với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (Việt Nam) với Côn Minh (Trung Quốc), có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế thương mại qua biên giới đất liền giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Việc mở cửa khẩu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất - nhập khẩu chính ngạch và các hoạt động giao lưu giữa hai nước. 10
- Để khuyến khích phát triển khu vực biên giới cũng như giao lưu kinh tế biên giới qua khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Quyết định số 100/TTg ngày 26-5-1998 về việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lào Cai và được chính thức áp dụng chính sách KKTCK theo Quyết định số 53/2001/QĐ -TTg ngày 19/4/2001. Hiện nay khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai với diện tích khoảng 50 ha nằm trong KKTCK tỉnh Lào Cai: là khu vực hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, thương mại, du lịch, dịch vụ. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai với 03 địa điểm làm thủ tục hải quan, bao gồm: Cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) (cầu Hồ Kiều 1); Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (cầu Sông Hồng); Cửa khẩu quốc tế đường sắt Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) (cầu Hồ Kiều 2) [55, tr.10]. Hai tỉnh Lào Cai - Vân Nam đã nỗ lực đầu tư, xây dựng hạ tầng khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu như: nhà liên ngành, kho bãi, hệ thống dịch vụ… nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập. Hiện tại, cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu là một trong những cặp cửa khẩu khang trang, hiện đại nhất trên tuyến biên giới Việt - Trung. Với vị trí chiến lược Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai là lối mở ngắn nhất, thuận tiện nhất cho tỉnh Vân Nam nói riêng, vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc nói chung để ra các cảng biển, nối với vùng Đông Nam Á và cả thế giới. Nếu đi bằng đường sắt từ thành phố Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam) qua Lào Cai về cảng biển Hải Phòng dài 854 km, trong khi đó tuyến đường sắt nội địa ngắn nhất đi từ Côn Minh ra cảng Phòng Thành tỉnh Quảng Tây Trung Quốc dài hơn 1.800 km. Tuyến đường bộ hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cũng là tuyến đường ngắn nhất, thuận tiện nhất trong vận chuyển hàng hóa XNK quá cảnh từ Vân Nam đi Việt Nam, ra các nước thứ ba và ngược lại. Cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu là cửa khẩu duy nhất giữa Việt Nam - Trung Quốc hội đủ tất cả các loại hình vận tải: Đường sắt, đường bộ, đường sông và trong tương lai sẽ có cả đường hàng không. Tuyến đường sắt Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng dài 854 km được Pháp xây dựng trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XX là 11
- tuyến vận tải ngắn nhất, hiệu quả nhất. Hiện nay được xác định là tuyến đường sắt xuyên Á: Côn Minh - Hà Nội - Hồ Chí Minh - Singapore. Tuyến đường bộ hành lang Côn Minh - Hải Phòng đi qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đã và đang là tuyến đường huyết mạch vận chuyển hàng hóa giữa hai nước Việt - Trung. Tuyến đường sông Hồng - con sông cái của vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam được bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc, qua Lào Cai, về Hà Nội cũng là tuyến giao thông quan trọng. Nếu được khai thông, nạo vét, tuyến giao thông này sẽ đem lại hiệu quả to lớn trong việc vận chuyển hàng hóa, phục vụ du lịch cho cả hai bên. Cửa khẩu Lào Cai là cửa khẩu nằm trong lòng một thành phố trực thuộc tỉnh, nên có cả hệ thống dịch vụ của một thành phố phục vụ cho nhu cầu giao lưu thương mại, XNK, quá cảnh và du lịch giữa hai nước. Đây là lợi thế rất quan trọng của cửa khẩu Lào Cai. Song song với những thuận lợi trên, đối diện với cửa khẩu Lào Cai là cửa khẩu Hà Khẩu của cả vùng Tây Nam Trung Quốc rộng lớn. Đây là vùng miền núi, nhiều dân tộc, trình độ sản xuất và mức sống của nhân dân chưa phát triển bằng vùng duyên hải Trung Quốc như: Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải. Nhằm cải thiện đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa miền Đông và miền Tây. Đặc biệt những năm gần đây, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành triển khai chính sách "Đại khai phá miền Tây", với nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, tập trung nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế thương mại cho vùng này. Nhu cầu về hàng hóa ở đây rất đa dạng, yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa không cao lắm, phù hợp với trình độ sản xuất hàng hóa hiện có của Việt Nam. Như vậy, Tây Nam là một trong những thị trường giàu tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam và việc phát triển khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai là tất yếu khách quan. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao thương 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lí Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường 12
- bộ. Tọa độ địa lí từ 22040’56” đến 22050’30” vĩ Bắc; 103030’24” đến 104038’21” kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Phía nam giáp tỉnh Yên Bái. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang. Phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu. Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 1/1/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước). Hiện nay tỉnh có 09 đơn vị hành chính (1 thành phố, 8 huyện - Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Sa Pa, Văn Bàn ). Lào Cai có đường biên giới chung với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 203 km, trong đó có 59 km đường đất liền và 144 km đường sông, suối. Đặc biệt Lào Cai có Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh cùng các tuyến quốc lộ 70, 4E, 79 nối Lào Cai với các tỉnh phía nam của tỉnh (Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội...) và với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ở phía bắc. Các quốc lộ 40, 32 nối Lào Cai với Lai Châu, đường 279 nối Lào Cai với các tỉnh Hà Giang, Sơn La. Ngoài giao thông đường sắt, đường bộ, Lào Cai còn tham gia vào mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng vào bậc nhất ở phía bắc với 130km sông Hồng chảy qua tỉnh, có đoạn là ranh giới chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trên suốt chiều dài khoảng 50km. Trong điều kiện liên kết kinh tế phát triển mạnh và trở thành xu thế phát triển không thể đảo ngược được của thế giới, đặc biệt ở khu vực Đông Á, vị thế Lào Cai trở nên vô cùng quan trọng, tạo cho tỉnh những tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Là một nút giao thông quan trọng, một bàn đạp cho hai hành lang, một vành đai kinh tế trên cơ sở phát triển giao thương với các tỉnh phía Tây Nam - Trung Quốc, các tỉnh, thành phố trong cả nước theo tuyến hành 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế - Văn hóa của tộc người Mông ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái nguyên từ năm 1975 đến năm 2015
90 p | 67 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997–2015)
92 p | 34 | 6
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (1994-2012)
104 p | 40 | 6
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2012
111 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (1986 -2015)
114 p | 43 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008-2014)
103 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2015
113 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Công cuộc xây dựng nông thôn mới của thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (2008-2013)
110 p | 50 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái
93 p | 38 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh (1986-2014)
104 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX
132 p | 34 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX
124 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015)
114 p | 49 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Khăm Muộn (Lào) từ năm 1947 đến năm 2015
89 p | 36 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hôn nhân và gia đình người Khơ Mú huyện Phương tỉnh Viêng Chăn (CHDCND Lào) từ năm 1975-2015
115 p | 38 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế văn hóa của dân tộc Thái Đen (Tày Đăm) huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015
95 p | 28 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (2001 -2015)
107 p | 32 | 3
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa của người Việt ở thành phố Viêng Chăn (Lào)(1975-2014)
96 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn