intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Sự chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cấu luận văn gồm phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn được cấu trúc làm 3 chương: Chương 1 - Tình hình kinh tế, xã hội huyện Tiên Du trước 1999; Chương 2 - Chuyển biến kinh tế huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2013; Chương 3 - Chuyển biến xã hội huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2013. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Sự chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRỊNH VĂN THẮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013 Chuyên ngành: Lịch sử việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh Thái Nguyên - 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được công bố. Người thực hiện Trịnh Văn Thắng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTn http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Xuân Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Khoa Lịch Sử Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này. Trong thời gian thực hiện Luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh, Huyện ủy, UBND huyện Tiên Du, cùng các phòng, ban, đoàn thể trong tỉnh Bắc Ninh đã cung cấp tư liệu để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá, góp ý quý báu của Hội đồng khoa học đánh giá luận văn. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2015 Tác giả Trịnh Văn Thắng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTn http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan............................................................................................................ i Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii Mục lục .................................................................................................................. iii Danh mục các bảng, biểu đồ ................................................................................... iv Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt. .......................................................................... v MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1 TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TIÊN DU TRƯỚC NĂM 1999 .......................................................................................................................10 1.1 Khái quát về huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh .................................................10 1.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.............................................................10 1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên chính .............................................................14 1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .............................................................................18 1.2.1. Đặc điểm kinh tế ................................................................................18 1.2.2. Đặc điểm xã hội .................................................................................19 1.3. Tình hình kinh tế, xã hội huyện Tiên Du trước năm 1999 ...........................23 1.3.1. Tình hình kinh tế ................................................................................23 1.3.2. Tình hình xã hội .................................................................................29 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................34 Chương 2 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013 ..........................................................................36 2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ địa phương ...........................36 2.1.1. Bối cảnh lịch sử .................................................................................36 2.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du....................38 2.2. Chuyển biến về kinh tế của huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2013 ...............40 2.2.1. Trong cơ cấu kinh tế ..........................................................................40 2.2.2. Trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ..........................................47 2.2.3. Trong thương mại, dịch vụ và du lịch .................................................53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii
  5. 2.2.4. Trong nông - lâm nghiệp - thủy sản ....................................................58 2.2.5. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng ............................................................66 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................70 Chương 3 CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI HUYỆN TIÊN DU TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013 ....................................................................................................71 3.1. Về dân số - lao động - việc làm ..................................................................71 3.2. Về thu nhập và đời sống .............................................................................75 3.3. Về văn hóa - giáo dục .................................................................................77 3.3.1. Về giáo dục ........................................................................................77 3.3.2. về văn hóa ..........................................................................................81 3.4. Về công tác y tế và bảo vệ môi trường.......................................................84 3.4.1. Y tế ....................................................................................................84 3.4.2. Về bảo vệ môi trường.........................................................................86 3.5. Về chính sách xã hội ..................................................................................88 3.6. Về an ninh, quốc phòng ..............................................................................90 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................94 KẾT LUẬN ...........................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 102 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 2.1-Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du giai đoạn 2005- 2013...............................................................................................................45 Bảng 2.2- Giá trị sản xuất công nghiệp huyện Tiên Dugiai đoạn 2005 - 2013. ........51 Bảng 2.3- Số cơ sở, lao động, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ- thương mại - du lịch huyện Tiên Du giai đoạn 2005 - 2013 ............................57 Bảng 2.4- GTSX nông - lâm nghiệp - thủy sản huyện Tiên Du giai đoạn 2005 - 2013 ...............................................................................................................64 Bảng 3.1- Biến động dân số huyện Tiên Du 2000 - 2006 ........................................72 Bảng 3.2-Thu nhập bình quân đầu người huyện Tiên Du giai đoạn 2005 - 2013 .....76 Bảng 3.3- Số trường, số lớp, số học sinh huyện Tiên Du năm 2013 ........................79 Bảng 3.4- Một số chỉ tiêu về y tế huyện Tiên Du từ năm 2000 đến năm 2007. ........86 Biểu đồ 2.1- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du, từ năm 2000 - 2013 ........47 Biểu đồ 2.2- Cơ cấu (%) giá trị sản xuất công nghiệp huyện Tiên Du, giai đoạn 2005 - 2013 ....................................................................................................53 Biểu đồ 2.3- Giá trị lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ huyện Tiên Du, từ năm 2000 - 2013.............................................................................................58 Biểu đồ 2.4- Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - hủy sản huyện Tiên Du, từ năm 2000 - 2013 ....................................................................................................66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT KÍ HIỆU NỘI DUNG BCH Ban Chấp hành CCN Cụm công nghiệp CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CN -TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp CNXH Chủ nghĩa xã hội HĐND Hội đồng Nhân dân KCN Khu công nghiệp KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KHKT Khoa học - kĩ thuật KHKT Khoa học - kĩ thuật NXB Nhà xuất bản TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TW Trung ương UBND Ủy ban Nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN TIÊN DU - TỈNH BẮC NINH. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng trong sự vận động và phát triển của lịch sử mỗi quốc gia, dân tộc. Sự phát triển kinh tế, xã hội là thước đo trình độ phát triển của bất cứ một quốc gia hay một chế độ chính trị, xã hội nào. Vì vậy, tất cả các quốc gia, dân tộc đều tìm cho mình một con đường phù hợp để phát triển đi lên cùng thời đại. Đại thắng mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cách mạng nước ta chuyển sang thời kì mới - thời kì độc lập, thống nhất và đi lên CNXH. Trong 10 năm đầu (1976 - 1986) cả nước đi lên CNXH, nhân dân ta đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức: Các thế lực thù địch tiến hành bao vây cấm vận một nước Việt Nam còn mang đầy mình vết thương chiến tranh, lại phải gồng mình gánh chịu vết thương mới do hai cuộc chiến tranh biên giới gây ra. Trong khi đó, cả nước thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH với một xuất phát điểm thấp, trình độ tổ chức, quản lí kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện 2 kế hoạch Nhà nước 5 năm do Đại hội IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982) của Đảng đề ra, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song khó khăn gặp phải cũng không nhỏ, chủ yếu do yếu kém, sai lầm trong chủ trương, chính sách lớn và việc chỉ đạo thực hiện, dẫn đến tình trạng đất nước lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, nhất là về kinh tế - xã hội. Để thoát khỏi tình trạng đó, Việt Nam cần phải có những bước đi mang tính đột phá. Từ ngày 15 đến 18/12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần VI được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo: “Nhiệm vụ cải tạo XHCN đặ ra cho chặng đường đầu tiên là kinh tế XHCN với khu vực quốc doanh làm nòng cốt, phải giành được vai trò quyết định trong nền kinh tế quốc dân” [12, tr. 59]. Kinh tế địa phương được ví như tế bào sống của nền kinh tế quốc gia. Do vậy, việc đầu tư phát triển kinh tế địa phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1
  10. được Đảng xác định là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên, mang tính lâu dài và tất yếu trên bước đường xây dựng, phát triển đất nước. Đường lối đổi mới do Đảng ta đề ra đã tác động mạnh mẽ và sâu rộng tới tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, các địa phương trong cả nước. Sau gần 30 năm (1986 - 2013) tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước đã từng bước vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, ổn định, phát triển và dần bắt kịp được tốc độ phát triển của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Thực tiễn cách mạng nước ta đã chỉ ra rằng, không thành công trên lĩnh vực kinh tế thì không giữ được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Để làm được điều đó, chúng ta cần xác định rõ bước đi cho quá trình phát triển. Việc nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội trong giai đoạn vừa qua là việc làm cần thiết. Huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh là một vùng quê có truyền thống lịch sử và văn hoá lâu đời. Trải suốt chiều dài lịch sử, những truyền thống tốt đẹp ngày càng được bồi đắp và phát huy. Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhân dân Tiên Du một lòng theo Đảng cùng với cả nước làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ thắng lợi. Sau khi đất nước thống nhất (năm 1975), nhân dân Tiên Du cùng cả nước bước vào thời kì xây dựng CNXH. Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), mặc dù đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng CNXH, nhưng Tiên Du vẫn là một địa phương chậm phát triển về kinh tế, xã hội; đến đầu những năm 80 thì rơi vào khủng hoảng cùng với cả nước. Bước vào thời kì đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Tiên Du đã vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng vào hoàn cảnh thực tế của địa phương. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là từ khi tái lập huyện (năm 1999), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tiên Du từng bước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh kinh tế của địa phương. Nhờ đó, kinh tế Tiên Du từng bước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển mạnh mẽ; sự nghiệp CNH, HĐH đạt được nhiều thành tựu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Bộ mặt kinh tế, xã hội ở huyện Tiên Du từng bước đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2
  11. Bên cạnh những thành tích, ưu điểm, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Du trong thời kì sau ngày tái lập vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém, bất cập cần được tổng kết rút kinh nghiệm để có những giải pháp đúng đắn, phù hợp nhằm đưa huyện phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo. Nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2013 chính là nhằm làm rõ những thành tựu, hạn chế trong quá trình vận dụng đường lối đổi mới của Đảng; thấy được sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương. Mặt khác, là một giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi nhận rõ trách nhiệm tìm hiểu và giáo dục cho các thế hệ học trò của mình niềm tự hào về quê hương, đất nước. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tôi mạnh dạn nêu lên một số giải pháp phát triển kinh tế, xã hội. Đây có thể là những gợi ý để các cấp chính quyền địa phương bổ sung, hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai. Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Sự chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử. Đề tài sẽ là một nguồn tư liệu quan trọng góp phần vào việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương vì đề tài đã đi sâu nghiên cứu những chuyển biến trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, làm nổi bật truyền thống lịch sử, văn hóa của nhân dân Tiên Du trong quá khứ và hiện tại. Đề tài góp phần tập hợp tự liệu, cung cấp cho một nguồn tư liệu cần thiết, xác đáng về huyện để các nhà khoa học, các nhà chính trị, kinh tế, văn hóa….nghiên cứu so sánh, đối chiếu và mở rộng phạm vi nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề kinh tế, xã hội đất nước nói chung và các địa phương nói riêng là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học dưới các góc độ khác nhau. Trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2010), vấn đề kinh tế, xã hội đã được nêu lên thành đường lối chung mang tính định hướng cho sự phát triển. Đăc biệt, Đại hội Đảng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3
  12. toàn quốc lần thứ IX đã thông qua 2 văn kiện quan trọng là “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001- 2005’’ và “Chiến lược ổn định sự phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010’’. Trong tác phẩm Nắm vững đường lối cách mạng XHCN tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh (Nxb Sự thật - Hà Nội 1968), Tổng Bí thư Đảng Lê Duẩn đã đề cập đến vai trò, vị trí của kinh tế địa phương đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đồng thời nêu rõ vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tác phẩm Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại (Nxb Sự thật - Hà Nội 1987) của đồng chí Trường Chinh đã phân tích chủ trương của Đảng đề ra trong Nghị quyết Đại hội IV, V, khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa của những thành tựu đạt được; đồng thời cũng chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm; từ đó nêu lên sự cần thiết phải tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Trong cuốn Có một Việt Nam như thế - đổi mới và phát triển (Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội 1987) do Trần Nhâm chủ biên, các tác giả đã phân tích sự phát triển của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, coi đổi mới là đòi hỏi bức thiết của chính sách dân tộc và sự phát triển của đất nước; những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới, những bài học và triển vọng; nguồn lực con người - yếu tố quyết định đối với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc XHCN… Trong tập giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - 2000) và Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay - Những vấn đề lí luận và thực tiễn của CNXH ở Việt Nam (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - 1998), PGS.TS Trần Bá Đệ đã nêu bật bối cảnh đất nước, nền tảng kinh tế-xã hội Việt Nam khi tiến hành công cuộc xây dựng CNXH, chủ trương, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế, chính trị, xã hội; coi đổi mới là đòi hỏi cấp thiết có ý nghĩa sống còn đối với CNXH của nước ta; những thành tựu và hạn chế trong bước đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Bộ kỉ yếu Việt Nam trong thế kỉ XX do Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành, gồm nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước đã làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4
  13. nổi bật những chuyển biến kinh tế - xã hội - văn hóa - chính trị của Việt Nam trong thế kỉ XX, nhất là công cuộc đổi mới toàn diện đất nước cuối thế kỉ XX. Về tình hình kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, các văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Du lần thứ XIV, XV, XVI và một số tài liệu khác, những thành tựu, tiến bộ và cả những khó khăn, hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện hiện công cuộc đổi mới của địa phương đã được đánh giá nghiêm túc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong các giai đoạn tiếp theo. Năm 2010, BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh cho xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (1926 - 2008) (Nxb Chính tri Quốc gia Hà Nội). Cuốn sách đã trình bày một cách đầy đủ, hệ thống điều kiện tự nhiên, xã hội; các giai đoạn lịch sử, truyền thống lịch sử, văn hóa, tiềm năng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược phát triển kinh tế, quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh. Các đề án: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Tỉnh ủy Bắc Ninh, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Du đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Du đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Huyện ủy Tiên Du; tập bài giảng Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lịch sử huyện Tiên Sơn của Đảng bộ huyện Tiên Sơn xuất bản năm 1994; Lịch sử Đảng bộ huyện Tiên Du (1926 - 2000) của BCH Đảng bộ huyện Tiên Du xuất bản năm 2003… là những tài liệu đã đề cập đến quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Tiên Du nói riêng. Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, BCH Đảng bộ huyện Tiên Du trong các kì Đại hội từ 1986 đến 2010 đã tổng kết tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh, huyện. Các báo cáo đó đã nêu lên những thành tựu, hạn chế…trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kì tiếp theo. Hệ thống sách, báo, tạp chí, báo cáo tổng kết hằng năm, đề án của UBND huyện, các sở, phòng, ban ngành của tỉnh, của huyện…đều đã nêu bật những thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5
  14. tựu đã đạt được; khó khăn, hạn chế, phương hướng phát triển…, song chỉ đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn mà mình phụ trách. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Thị Thúy Hường: Đánh giá tình hình thực hiện qui hoạch sử dụng đất huyện Tiên Du giai đoạn 2000 - 2010, đã đề cập đến hiện trạng sử dụng đất của huyện. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Xuân: Cuộc vận động khuyến học, khuyến tài ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh(2001 - 2007), có đề cập đến tình hình giáo dục của huyện Tiên Du từ năm 2001 - 2007. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Vũ Phương Mai: Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn ở Bắc Ninh, có đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ở huyện Tiên Du. Luận án Tến sĩ của tác giả Nguyễn Sỹ: Quá trình CNH - HĐH nông nghiệp- nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ 1986 - nay. Thực trạng, kinh nghiệm, giải pháp.Có đề cập đến tình hình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn huyện Tiên Du từ 1999 - 2007. Hệ thống niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Phòng Thống kê huyện Tiên Du từ năm 1986 đến năm 2013 đã phản ánh được tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du hằng năm trên tất cả các lĩnh vực: công - nông - lâm - thủy sản, văn hóa - giáo dục…Tuy nhiên, đó chỉ là những thống kê số liệu rời rạc, lẻ tẻ mang tính chất tin tức, thời sự chưa thành một hệ thống. Nhìn chung, những tư liệu trên đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề về chuyển biến kinh tế-xã hội của đất nước, tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Tiên Du nói riêng, ở những khía cạnh khác nhau đã đề cập được vấn đề đổi mới là bức thiết, là sự sống còn của Quốc gia, dân tộc; phản ánh những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước; nêu bật được các giai đoạn lịch sử, truyền thống lịch sử - văn hóa, khái quát được tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Du, những thành tựu và hạn chế. Song, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du từ khi tái lập đến nay (1999 - 2013). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6
  15. Tuy vậy, những công trình, tài liệu được công bố là nguồn tư liệu quý giúp tôi phương hướng tiếp tục đi sâu nghiên cứu để hoàn thành đề tài Luận văn Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 1999-2013. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài giới hạn trong huyện Tiên Du thuộc tỉnh Bắc Ninh, địa giới hành chính gồm 13 xã, 1thị trấn. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du từ sau khi tái lập (1999) đến năm 2013. Tuy nhiên, để làm rõ nội dung theo yêu cầu của đề tài, Luận văn đề cập tình hình kinh tế, xã hội của Tiên Du những năm trước đó. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài - Khái quát về huyện Tiên Du, làm rõ tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Du trước khi tái lập (1999). - Đi sâu phân tích những thành tựu, nêu bật những chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du trong những năm 1999 - 2013; đồng thời làm rõ những hạn chế, yếu kém trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trên địa bàn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong những giai đoạn tiếp theo. 3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả Luận văn đã sử dụng những nguồn tài liệu sau: Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng - Nhà nước về kinh tế, xã hội; các chỉ thị, nghị quyết, các báo cáo tổng kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7
  16. của Huyện ủy và UBND huyện Tiên Du từ 1999 - 2013; các tập Niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Phòng Thống kê huyện Tiên Du…cùng các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí… về những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác khoa học và làm phong phú hơn nội dung của Luận văn, tác giả còn sử dụng các nguồn tư liệu thu thập được thông qua các đợt khảo sát thực tế tìm hiểu những vấn đề về xây dựng và phát triển của huyện Tiên Du tại các KCN, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện; gặp gỡ phỏng vấn các cụ già cao tuổi, các cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích xuất sắc trong xây dựng phát triển kinh tế tại địa phương để có thêm thông tin bổ sung, thẩm định cho các tài liệu lưu trữ. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Để tái hiện quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du từ 1999 đến 2013, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, thông qua việc sử dụng các phương pháp chuyên ngành (diễn tiến theo các giai đoạn, các lĩnh vực), phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu để khôi phục lại tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở huện Tiên Du từ năm 1999 - 2013. - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tìm ra sự tác động giữa sự chuyển biến kinh tế đến sự chuyển biến xã hội trong thời kì tiến hành CNH, HĐH ở huyện Tiên Du, để từ đó rút ra nhận xét, kết luận khái quát. - Ngoài ra, tác giả cũng kết hợp sử dụng phương pháp phỏng vấn điều tra xã hội học, thống kê, so sánh, để chọn lọc, bổ sung tư liệu làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 4. Đóng góp của luận văn - Luận văn dựng lại một cách sinh động quá trình xây dựng và phát triển về kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du từ khi tái lập (1999) đến 2013. - Thông qua việc xử lí các nguồn tư liệu, Luận văn phát triển, làm rõ những thành tựu, ưu điểm, tiến bộ cũng như những hạn chế, yếu kém, bất cập trong quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du trong thời kì đổi mới đất nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8
  17. kể từ khi tái lập huyện. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp nhằm phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của huyện trong giai đoạn tiếp theo. - Luận văn dùng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy lịch sử ở địa phương. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn được cấu trúc làm 3 chương: Chương 1: Tình hình kinh tế, xã hội huyện Tiên Du trước 1999. Chương 2: Chuyển biến kinh tế huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2013. Chương 3: Chuyển biến xã hội huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2013. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9
  18. Chương 1 TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TIÊN DU TRƯỚC NĂM 1999 1.1 Khái quát về huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 1.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên Bắc Ninh - Kinh Bắc, mảnh đất địa linh nhân kiệt, cái nôi ra đời của thiên anh hùng ca Ông Gióng - một mô hình anh hùng cứu nước điển hình mà mọi người Việt Nam hôm nay vẫn rất đỗi xúc động, tự hào: Ngựa sắt linh thiêng lừng đất Bắc Giáo thần khua trỏ vững trời Nam Phật Tích rồng bay điềm sinh thánh Vũ Ninh voi thúc sáng công thần. Mảnh đất Bắc Ninh là nơi phát tích vương triều Lý - một vương triều giỏi võ công, văn trị, định đô Thăng Long và khai mở nền Văn minh Đại Việt. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Hưng Yên. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh Bắc Ninh thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tiên Du là một vùng đất cổ, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Ngược dòng lịch sử, trở về thời các vua Hùng dựng nước, Tiên Du nằm trong bộ Vũ Ninh - vùng đất trù phú của nước Văn Lang xưa. Khi Thục Phán chinh phục nước Văn Lang lập ra nước Âu Lạc thì cư dân Việt cổ ở vùng Tiên Du đã đóng góp một phần quan trọng trong việc xây đắp Loa thành. Thời Bắc thuộc, Tiên Du nằm trong địa vực của huyện Long Biên. Đời nhà Hán đô hộ, Tiên Du nằm trong quận Giao Chỉ; đời Nam Tấn là châu Vũ Ninh; đời Đường là châu Long. Thời kì đất nước độc lập tự chủ, lịch sử đã đặt tên Tiên Du - phản ánh một vùng đất vừa kì vĩ vừa lãng mạn. Sách Đại Việt sử kí ghi: “Tên của huyện Tiên Du được bắt nguồn từ tên của núi Tiên Du thuộc làng Phật Tích và tồn tại từ thời Trần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10
  19. trở về trước” [30, tr.14b]. Thời Trần, huyện Tiên Du được thành lập khi hai huyện Đông Ngàn và Tiên Du ra đời. Trải mấy trăm năm lao động sáng tạo, cả vùng đất này trở nên trù phú vào bậc nhất nước Đại Việt. Khu vực Phật Tích trở thành thư viện, cung điện Bảo Hòa và là nơi tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Thời thuộc Minh, Tiên Du vẫn thuộc châu Vũ Ninh và là một bộ phận cấu thành của tỉnh Bắc Giang. Thời Lê, huyện Tiên Du thuộc phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; đến đầu thời Nguyễn vẫn giữ cách sắp xếp như vậy [46, tr.99]. Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), trấn Kinh Bắc được đổi thành trấn Bắc Ninh, Tiên Du thuộc phủ Từ Sơn. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Tiên Du gồm 9 Tổng: Nội Duệ, Khắc Niệm, Chi Nê, Nội Viên, Thụ Triền, Đại Vi, Dũng Vi, Đông Sơn, Phù Đổng. Năm 1895, chính quyền thực dân Pháp lấy sông Cầu làm ranh giới, chia đôi tỉnh Bắc Ninh làm 2 tỉnh là Bắc Giang (phía Bắc sông Cầu) và Bắc Ninh (phía Nam sông Cầu); huyện Tiên Du thuộc phủ Từ Sơn. Sau Cách mạng tháng Tám, phủ Từ Sơn được giải thể, huyện Tiên Du được giữ nguyên địa giới cũ. Năm 1961, Quốc hội (khóa II) Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định cắt xã Phù Đổng và xã Trung Mầu về huyện Gia Lâm - Hà Nội. Ngày 27/10/1962, Quốc hội ra quyết định sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Ngày 14/3/1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 25/QĐ sáp nhập huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn thành huyện Tiên Sơn. Sau khi huyện Tiên Sơn thành lập, huyện lị đóng tại chân núi Lim (Hồng Vân Sơn) thuộc xã Vân Tương. Ngày 6/11/1996, tại kì họp thứ 10, Quốc hội (khóa IX) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra nghị quyết chia tách và điều chỉnh địa giới một số tỉnh trong cả nước. Tỉnh Hà Bắc được tách thành hai tỉnh: Bắc Ninh và Bắc Giang, có địa giới như trước khi hợp nhất (10/1962) và hoạt động theo đơn vị hành chính mới kể từ ngày 1/1/1997. Ngày 10/12/1998, Chính phủ ra Nghị định số 10/NĐCP thành lập thị trấn Lim. Ngày 9/8/1999, Chính phủ ra Nghị định số 68/NĐCP tách huyện Tiên Sơn thành huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn. Huyện Tiên Du được tái lập, huyện lị đặt tại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 11
  20. thị trấn Lim. Huyện Tiên Du gồm 13 xã và 1 thị trấn: Đại Đồng, Tri Phương, Hoàn Sơn, Phật Tích, Việt Đoàn, Minh Đạo, Cảnh Hưng, Tân Chi, Lạc Vệ, Hiên Vân, Liên Bão, Nội Duệ, Phú Lâm và thị trấn Lim. Như vậy, sau nhiều lần phân định địa giới hành chính, huyện Tiên Du vẫn giữ nguyên tên gọi từ thời cổ và khá ổn định về các đơn vị hành chính; chỉ có 2 xã Trung Mầu và Phù Đổng cắt về huyện Gia Lâm-Hà Nội (1961), xã Võ Cường cắt về thị xã Bắc Ninh (1985), xã Khắc Niệm và xã Hạp Lĩnh cắt về thành phố Bắc Ninh (2007). Huyện Tiên Du ngày nay là một trong 8 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Bắc Ninh; có tọa độ địa lí giới hạn từ 20005’30’’ đến 21011’ vĩ Bắc và từ 105058’15’’ đến 106006’30’’ kinh Đông. Nằm ở khu vực Tây Nam tỉnh Bắc Ninh, huyện Tiên Du cách trung tâm tỉnh 5km, cách thủ đô Hà Nội 25km; phía bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong, phía nam giáp huyện Thuận Thành, phía đông giáp huyện Quế Võ, phía tây giáp thị xã Từ Sơn [97, tr.7]. Huyện Tiên Du có tổng diện tích tự nhiên là 9.568,65 ha, chiếm 11,63% diện tích tự nhiên của tỉnh; trong đó đất nông nghiệp là 5.346,75 ha, chiếm 55,87% chủ yếu là đất trồng lúa với diện tích là 4.394,66 ha chiếm 45,92 % diện tích tự nhiên; nuôi trồng thủy sản diện tích là 493,74 ha, chiếm 5,16 % diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 4.169,24 ha, chiếm 43,57% diện tích tự nhiên, trong đó đất ở là 1.084,08 ha, chiếm 11,33% diện tích tự nhiên, còn lại là đất chưa sử dụng 52,66 ha, chiếm 0,55% diện tích tự nhiên. Tính đến năm 2013, dân số toàn huyện là 130.801 người; mật độ trung bình 1.367 người/km2, cao hơn mật độ trung bình của tỉnh (1.344 người/km2) [74]. Nằm giữa 2 trung tâm kinh tế, thương mại của tỉnh là thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du có vị trí đặc biệt thuận lợi: Có đường xe lửa Hà Nội- Lạng Sơn, Quốc lộ 1A, 1B đi qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thông thương với Lạng Sơn và thủ đô Hà Nội; Quốc lộ 38 với cầu Hồ bắc qua sông Đuống đi Hải Dương, Hưng Yên và thông thương với thành phố cảng Hải Phòng. Ngoài ra, Tiên Du còn có các tuyến đường tỉnh 276, 287, 295 cùng hệ thống các tuyến đường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2