intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng sản xuất rau tại vùng phụ cận Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

41
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu thực trạng sản xuất rau ở vùng phụ cận thành phố Đồng Hới - Quảng Bình nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau và rau an toàn, tiềm năng thuận lợi; những khó khăn hạn chế; đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sản xuất rau phát triển tốt theo hướng an toàn, bền vững vùng rau phụ cận này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng sản xuất rau tại vùng phụ cận Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

  1. i1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG XUÂN LƯƠNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU TẠI VÙNG PHỤ CẬN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60620110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ THỊ KHÁNH CHỦ TICH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. TRẦN THỊ LỆ HUẾ - 2016 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. 2 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rau là loại thực phẩm có nhu cầu thường xuyên và đều đặn quanh năm. Rau được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như ăn sống, nấu chín, chế biến, làm nước giải khát, làm mứt, làm tương... Bản thân rau có rất nhiều vitamin - là nguồn cung cấp các loại vitamin phong phú và rẻ tiền. Rau còn là nguồn cung cấp nhiều chất khoáng, năng lượng, các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi lượng, các xellulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn tốt hơn, phòng ngừa các bệnh về tim mạch áp huyết cao. Ngoài ra nhiều loại rau còn chứa các kháng sinh thực vật như linunen, carvon, pinen (ở cần tây), allixin (ở tỏi), hành có tác dụng như một dược liệu đối với cơ thể. Về giá trị kinh tế, rau là một mặt hàng xuất khẩu giá trị và có ý nghĩa chiến lược, là nguyên liệu của nghành công nghiệp thực phẩm, là nguồn thức ăn cho gia súc. Cây rau dễ trồng, có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cho năng suất cao, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, tận dụng được đất đai, thời tiết khí hậu, công lao động nông nhàn, quay vòng đồng vốn nhanh, có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy thế mạnh của vùng, tăng thu nhập hơn so với một số loại cây trồng khác cũng trồng trên chân đất ấy. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, thì nhu cầu tiêu thụ rau ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, với mức độ đô thị hóa nhanh, các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp, cũng như các khu du lịch sinh thái ngày càng phát triển, do đó diện tích đất trồng rau ngày càng bị thu hẹp. Những năm gần đây, trong xu thế phát triển của một nền nông nghiệp thâm canh, bên cạnh sự gia tăng về khối lượng, chủng loại rau đáng kể, ngành trồng rau đang bộc lộ mặt trái của nó là việc sử dụng ồ ạt, bừa bãi và thiếu chọn lọc các loại nông dược, phân bón hoá học, chất kích thích sinh trưởng ...đã làm tăng mức độ ô nhiễm rau ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời, người trồng rau có tập quán sử dụng phân tươi, cũng như còn thiếu ý thức chạy theo lợi nhuận bón quá nhiều đạm, phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật, chưa đảm bảo thời gian cách ly... dẫn đến rau không an toàn. Mặt khác do đặc điểm của rau chứa nhiều nước, vách tế bào mỏng, thâm canh cao, bón nhiều phân, trồng mật độ dày, tưới nhiều nước, độ ẩm ruộng luôn cao nên thường bị nhiều loại sâu, bệnh gây hại nặng, dẫn đến phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều gây ô nhiễm trên rau. Tình trạng ngộ độc thực phẩm, trong đó ngộ độc do ăn rau xảy ra thường xuyên.Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu là do dư lượng nitrat, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong sản phẩm rau vượt quá mức cho phép của tổ chức y tế thế giới - WHO. [17] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. 3 Quảng Bình là tỉnh nằm ở dọc quốc lộ 1, có lượng khách qua lại đông, đặc biệt là trung tâm du lịch của cả nước, nên nhu cầu rau ngày một tăng về khối lượng và chất lượng. Những năm gần đây, Tỉnh đã quan tâm đến sản xuất rau, quy hoạch vùng rau sản xuất tập trung tại các vùng phụ cận thành phố, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Gần đây, Tỉnh đã quan tâm đưa vào sản xuất nhiều giống rau mới, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, phát triển rau an toàn VietGAP, thu nhập của người trồng rau không ngừng được tăng lên. Diện tích trồng rau hàng năm của Tỉnh biến động từ 5.500 - 6.000 ha, nhưng năng suất rau chỉ đạt 9,5-10 tấn/ha (chỉ bằng một nửa NS trung bình chung cả nước). Diện tích rau ăn lá chiếm khoảng 60% trong đó chủ yếu là rau cải các loại, cải cúc/tầng ô, xà lách, rau ngót, ớt và gia vị...Sản xuất rau tập trung chủ yếu vùng phụ cận thành phố Đồng Hới. Các chủng loại rau còn nghèo, chỉ tập trùng sản xuất các loại rau ngắn ngày, thị trường có nhu cầu cao, dễ trồng, thích hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Mặt khác, người trồng rau còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ: Diện tích trồng rau, cơ cấu giống rau có nhiều biến động, vấn đề đầu tư thâm canh, các biện pháp kỹ thuật áp dụng trên rau để tăng năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế; chế độ phân bón, tưới tiêu còn hạn chế. Diện tích đất hẹp, manh mún khó áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, khả năng đầu tư tuỳ theo điều kiện kinh tế hộ gia đình, giá cả không ổn định... dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, việc quản lý sản xuất rau an toàn khó kiểm soát các yếu tố gây ô nhiễm... Đặc biệt, vấn đề thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn, quản lý các điều kiện đảm bảo rau an toàn cho người tiêu dùng, cũng như tiêu thụ sản phẩm rau trên địa bàn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Vùng phụ cận rau thành phố Đồng Hới chiếm khoảng 50-60% sản lượng rau tiêu thụ toàn Tỉnh, là vành đai thực phẩm và đáp ứng nhu cầu rau ngày càng tăng cho Thành phố trong nhiều năm qua. Sản xuất rau vùng này thực sự mang lại hiệu quả cao, bởi vì đây là vùng đất thích hợp cho trồng các loại rau, người trồng rau có điều kiện đầu tư kỹ thuật, vận chuyển gần, tiêu thụ nhanh, giải quyết đầu ra của sản phẩm tốt nên thu được lợi nhuận cao, do đó thúc đẩy sản xuất rau phát triển. Đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người dân, tận dụng công lao động nông nhàn, góp phần hạn chế một số tiêu cực của xã hội. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá thực trạng sản xuất rau tại vùng phụ cận Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu thực trạng sản xuất rau ở vùng phụ cận thành phố Đồng Hới - Quảng Bình nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau và rau an toàn, tiềm năng thuận lợi; những khó khăn hạn chế; đề xuất một số giải pháp phù PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. 4 hợpnhằm thúc đẩy sản xuất rau phát triển tốt theo hướng an toàn, bền vững vùng rau phụ cận này. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI * Ý nghĩa khoa học - Đề tài tìm hiểu, phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn nhằm giúp địa phương có cơ sở xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển vùng trồng rau, rau an toàn đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững. - Chứng minh khả năng phát triển rau, rau an toàn trong điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết ở vùng rau phụ cận Thành phố. - Bổ sung nguồn tư liệu cho việc học tập, nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất đối với cây rau trên địa bàn Tỉnh và các địa phương có điều kiện tương tự. * Ý nghĩa thực tiễn: Hiện nay, việc sản xuất rau và rau an toàn còn nhiều bất cập, dẫn đến tiêu thụ khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất rau của Tỉnh. Vì vậy đề tài nghiên cứu sẽ : - Làm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển rau, rau an toàn ở vùng phụ cận Thành phố. - Từ kết quả điều tra, đưa ra phương hướng phát triển rau phù hợp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái vùng trồng rau phụ cận Thành phố. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu hiện trạng sản xuất và các kênh tiêu thụ rau, hiệu quả kinh tế sản xuất rau - Một số xã trồng rau tập trung vùng phụ cận TP. Đồng Hới tỉnh Quảng Bình huyện Bố Trạch (xã Lý Trạch), Quảng Ninh (xã Võ Ninh, Gia Ninh), Đồng Hới (phường Bảo Ninh) - Thời gian: Từ tháng 12/2015 đến tháng 4/2016 - Địa điểm: Tỉnh Quảng Bình 1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN - Đánh giá đúng thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau vùng phụ cận TP. Đồng Hới - Tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân hạn chế sản xuất và tiêu thụ rau vùng phụ cận TP. Đồng Hới - Làm cơ sở khoa học để đề xuất một số biện pháp phù hợp góp phần thúc đẩy SX rau vùng phụ cận thành phố Đồng Hới phát triển tốt hơn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY RAU 1.1.1. Giá trị của cây rau - Giá trị dinh dưỡng: Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngoài nước, khẩu phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2.300 - 2.500 calo năng lượng hằng ngày để sống và hoạt động. Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ lương thực, rau góp phần đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể con người. Rau không chỉ đảm bảo cung cấp chỉ số calo trong khẩu phần ăn mà còn cung cấp cho cơ thể con người các loại vitamin và các loại đa, vi lượng không thể thiếu được cho sự sống của mỗi cơ thể. Hàm lượng Vitamin trong rau khá cao lại dễ kiếm và rẻ tiền. Chính vì vậy, rau là nguồn cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau phần ăn được của một số loại rau quả Chỉ tiêu Thành phần hoá học Vitamin (mg%) Calo/100g Nước Protic Gluxit Tro B1 B2 PP C Loại rau Cải bẹ 93,8 1,7 2,1 0,6 16 0,07 0,1 0,8 51 Dưa chuột 95,0 0,8 3,0 0,5 16 0,03 0,04 0,1 5 Ớt 91,0 1,3 5,7 0,6 29 ... ... ... 15 Cà tím 92,5 1,0 4,5 0,5 23 0,04 0,05 0,6 15 Cà chua 94,0 0,6 4,2 0,4 20 0,06 0,04 0,5 10 Cần tây 85,0 3,7 8,1 1,7 48 ... ... ... 150 Mướp đắng 91,4 0,9 3,0 0,6 16 0,07 0,04 0,3 22 Xà lách 95,0 1,5 2,2 0,8 15 0,14 0,12 0,7 15 Rau dền 92,3 2,3 2,5 1,8 20 0,04 0,14 1,3 35 (Nguồn: Lê Doãn Diên và Vũ Thị Thư, 2005)[50] Trong rau ăn lá và rau ăn quả, hàm lượng nước chiếm 85- 90%, chỉ có từ 5 - 10% là chất khô. Gía trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường (chủ yếu là đương đơn), chiếm tỉ lệ lớn hơn trong thành phần hydratcacbon nhờ khả năng hoà tan cao. Chúng làm tăng sự hấp thụ và lưu thông máu, tăng tính hoạt động trong quá trình oxy hoá năng lượng của các mô tế bào. Ngoài ra còn chứa một lượng chất xơ, mặc dù chất xơ không được coi là chất dinh dưỡng và không được hấp thu trong cơ thể, nó là thành phần hổ trợ sự di chuyển thức ăn qua đường tiêu hoá bằng cách giúp hoạt động PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. 6 co bóp đường ruột. Do vậy, ngăn ngừa được chứng táo bón, giúp ăn ngon miệng. Chất xơ có ảnh hưởng đến hàm lượng cholesrol trong máu, do vậy ảnh hưởng đến huyết áp và bênh tim mạch, ngăn ngừa và điều trị được bệnh béo phì, máu nhiễm mỡ... Đặc biệt các vitamin, khoáng chất, chất xơ này hoà tan trong nước giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng. Các loại rau quả tươi chứa các nhóm polyphenol có đặc tính chống oxy hoá giúp chống lại việc tạo lập các gốc tự do dư thừa trong cơ thể. Gốc tự do là những chất gây lão hoá tế bào làm cho con nguời mau già. Từ cơ thể tác động, polyphenol có thể bảo vệ chống lại và ngăn ngừa được các bệnh nguy hiểm Một số nhà dinh dưỡng học của Việt Nam cũng như của thế giới nghiên cứu về khẩu phần thức ăn cho người Việt Nam đã tính rằng hàng ngày chúng ta cần khoảng 2.300- 2.500 calo năng lượng để sống và hoạt động, tương đương với lượng rau dùng hàng ngày trung bình cho một người vào khoảng 250 – 300g/ ngày (tức khoảng 7,5 – 9kg/ người/tháng). Nghiên cứu của nhà khoa học Pháp, ông Dorolle (1942) đã cho biết: Nhu cầu rau ăn trung bình/người khoảng 360g/ ngày, tức khoảng 10,8kg/tháng/người (Trần Khắc Thi, Nguyễn Ngọc Hùng), 2001 [39]. Nghiên cứu của nhà khoa học Pháp, ông Dorolle (1942) đã cho biết : lượng rau phải cung cấp trung bình/người khoảng 360g/ngày, (tức khoảng 10,8kg/tháng/người) (Trần Khắc Thi, Nguyễn Ngọc Hùng) [39]. Theo bác sỹ Paul Talalay trường Đại học John Hopkin ở bang Marylan (Mỹ) (dẫn theo Đường Hồng Dật) [12] cho biết: Trong mầm cây súp lơ có chất Sulphoraphan có tác dụng phòng bệnh ung thư ở người. Ngoài cung cấp dinh dưỡng, rau còn cung cấp các chất xellulo có tác dụng khử chất độc và cholesterol thừa ra khỏi ống tiêu hoá, nên ăn rau, quả hàng ngày, đặc biệt các loại rau lá xanh và quả, củ màu vàng (đu đủ, cà rốt, bí ngô...) là những thực phẩm chứa nhiều - caroten là chất có khả năng phòng chống ung thư. Đặc biệt đối với trẻ em và người già, rau có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình tiêu hoá, hấp thu dinh dưỡng của màng ruột, phát triển và ngăn ngừa tình trạng lão hoá của các tế bào, các mô bào trong cơ thể. Trong một số loại rau có chứa chất dầu, đó là các chất kháng sinh, chất diệt khuẩn giúp bảo vệ con người chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của nhiều loại vi sinh vật. Mức đảm bảo 300gam rau/người/ngày hoặc 10kg rau/người/tháng. Tuy nhiên việc tiêu thụ rau quả của Việt Nam cũng còn rất thấp, khoảng 100gam/người/ngày, kể cả ở vùng nông thôn cũng ăn rất ít rau. [19]. So với các loại cây trồng chủ đạo khác thì rau có khả năng cung cấp dinh dưỡng trên một diện tích đất lớn hơn nhiều lần. - Giá trị kinh tế: Rau xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhiều ngành nghề khác nhau như chăn nuôi, công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm… PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. 7 Rau là mặt hàng xuất khẩu có giá giá trị và ý nghĩa chiến lược. Thị trường xuất khẩu rau qua các năm trở lại đây được mở rộng nhiều so với trước và đa dạng hơn về chủng loại. Các mặt hàng rau của Việt Nam đã có mặt gần 50 nước và lãnh thổ trên khắp các châu lục của thế giới, trong đó chủ yếu là Châu Âu, Bắc Âu, Mỹ. Xuất khẩu rau tươi nói chung còn ít, chỉ chiếm khoảng 10-15% kim ngạch xuất khẩu, nguyên nhân một phần do xuất khẩu rau tươi đòi hỏi phải tổ chức sản xuất chặt chẽ, trang thiết bị, công nghệ bảo quản tiên tiến. Những chủng loại rau tươi xuất khẩu gần đây chủ yếu là bắp cải, đậu quả, hành, tỏi, một số cây gia vị, nhiều loại rau củ đã cắt thái sẵn và đóng trong bao ướp lạnh xuất thẳng đến các siêu thị. Trong những năm qua, sản xuất rau ở Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ, khai thác được nguồn lực có giá trị và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Đặc thù của rau là thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể trồng nhiều lứa/năm. Do đó trồng rau có tác dụng làm tăng hệ số sử dụng đất, tận dụng tốt đất vườn, đất ruộng mạ. Mặc khác, sản xuất rau phù hợp với sản xuất kinh tế hộ gia đình, tạo cơ hội việc làm cho vùng nông thôn, đặc biệt là lao động ven thành thị; tăng thêm thu nhập trên mỗi đơn vị sử dụng đất, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển. Đối với chế biến đồ hộp và đông lạnh, Việt Nam có hơn 17 nhà máy với tổng công suất hơn 95 ngàn tấn sản phẩm/năm; năng suất cao nhất đạt 35 ngàn tấn sản phẩm đồ hộp rau quả, 25 ngàn tấn sản phẩm đông lạnh. Ngoài các nhà máy lớn còn có một sổ xưởng thủ công chế biến rau quả như sấy, làm muối với qui mô nhỏ. Thông qua chế biến sản phẩm rau, giá trị sản xuất của các chủng loại rau được chế biến được tăng lên nhiều. Ở Đài Loan, tổng thu nhập từ rau cao hơn lúa rất đáng kể, trong đó tỏi, cà chua, hành có thu nhập cao nhất tù 4.196-5.577 USD/ha (Bảng 1.2.) Bảng 1.2. So sánh chi phí sản xuất và tổng thu nhập từ rau và lúa ở Đài Loan Chỉ tiêu Chi phí sản xuất Năng suất Tổng thu nhập (USD/ha) (Tấn/ha) (USD/ha) Loại cây Lúa 7.663 5,6 399 Khoai tây 3.876 23,9 1.104 Cải 2.426 39,7 1.016 Súp lơ 4.411 23,9 1.836 Hành 6.421 59,5 4.196 Tỏi 6.834 9,5 5.677 Cà chua 16.199 60,1 4.860 (Nguồn: Trần Văn Lài và Lê Thị Hà, 2002) [27] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. 8 - Về mặt xã hội Cây rau đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Rau không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày mà các sản phẩm được chế biến từ rau với hình thức đẹp mắt và hương vị lôi cuốn khác nhau tạo một cảm giác sảng khoái, tươi mát cho người sử dụng. Ngoài ra rau còn góp phần tạo lên nét đẹp văn hoá đặc thù cho từng vùng, miền dân tộc. Cây rau còn là nhịp cầu nối cho nông dân tiếp cận với các chương trình khuyến nông, tiếp cận với khoa học kỹ thuật để mở mang kiến thức trồng trọt, làm cho các nhà sản xuất rau xích lại gần nhau hơn, hoàn thiện hơn. Ngoài ra cây rau còn góp phần tạo công ăn việc làm, giúp nâng cao năng suất và tinh thần lao động cho người dân. Trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam, khi các ngành công nghiệp và dịch vụ mới chỉ thu hút một phần nhỏ sức lao động, thì việc tạo công ăn, việc làm cho người dân từ việc sản xuất rau có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội và các quan hệ khác. Thông qua việc sản xuất rau, người nông dân đã có nhiều cơ hội hơn trong việc hoà mình với thế giới bên ngoài, tăng cường kỹ năng sản xuất, kỹ năng thị trường và khả năng giao tiếp .v.v... Sản xuất rau thu hút nhiều loại hình lao động, nhiều lao động thất nghiệp có tính thời vụ trong nông thôn . Sản xuấtrau bước đầu giúp người nông dân hình thành thói quen sản xuất nông nghiệp hàng hoá, gắn kết giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ. Phát triển sản xuất rau góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người nông dân, tạo công ăn việc làm, cho người lao động. Phát triển sản xuất rau sẽ nâng cao trình độ của người nông dân tử đó phát triển sản xuất hàng hoá, bảo vệ môi trường sinh thái, điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng có nhiều ảnh hưởng không tốt tới môi trường sinh thái. 1.1.2. Nguồn gốc và sự phân bố Trải dài hơn 15 vĩ độ,Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.000 km, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có thể trồng rau quanh năm với nhiều loại rau có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới. Rau có thể sản xuất quanh năm, rất phong phú về chủng loại (có tới 80 loài) trong đó có khoảng 30 loài rau chính (Lê Thị Khánh,2009) [ 23]. - Nhóm rau có nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới: Là những loại rau sống trong mùa lạnh có đặc điểm ưa khí hậu mát mẻ, ấm, có thể chịu được rét, nhiệt độ thấp nhưng không chịu nắng nóng. Nhóm này chủ yếu các loại rau sinh trưởng trong điều kiện vụ Đông Xuân nước ta như các loại rau trong họ thập tự, họ hành tỏi, họ đậu, bắp cải, cà rốt, hành, kiệu, tỏi, cải cúc, cần tây. - Nhóm rau có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới là những loại rau phát triển trong điều kiện mùa Hè nước ta như họ bầu bí, cà, đậu đũa, mướp, bầu, rau muống, rau PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 9 ngót, mồng tơi, … với đặc điểm là thích hợp với điều kiện khí hậu ấm áp, mưa nhiều, ánh sáng đầy đủ, không chịu rét. Trong số 70 loài rau trồng ở Việt Nam thì miền Trung có tới trên 51 loại và thuộc nhóm rau ăn lá, ăn quả, hạt là chủ yếu; nhóm rau gia vị cũng rất phong phú về chủng loại. Nhìn chung, rau trồng ở miền Trung có nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới (Lê Thị Khánh, 2000) [24] Miền Trung nói chung và Quảng Bình nói riêng, có vị trí nằm giữa hai miền Nam Bắc, mang đặc điểm thời tiết khí hậu của 2 miền, vì vậy cũng đa dạng phong phú về các chủng loại rau trồng. 1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU RAU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 1.2.1. Trên thế giới Hiện nay nhiều nước trên thế giới trồng rau với diện tích lớn, ở các nước đang phát triển tỷ lệ cây rau/cây lương thực là 2/1, còn ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 1/2. Diện tích rau trên thế giới không ngừng tăng. Về năng suất rau của thế giới không ổn định qua các năm, tuy mức độ không nhiều nhưng cũng là con số đáng lo ngại cho ngành trồng rau. Năm 2010 năng suất rau trên thế giới chỉ đạt 132,88 tạ/ha, giảm 13,96 tạ/ha so với năm 2000, giảm 2,01 tạ/ha so với năm 1990. Do năng suất giảm trong thập kỷ gần đây nên sản lượng rau của thế giới đạt cao nhất vào năm 2008 là 249.702.200 tấn Năm 2010 sản lượng rau chỉ còn 240.177.290 tấn, giảm 9.524.910 tấn so với năm 2008. Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2010 Diện tích Năng suất Sản lượng Vùng, châu lục (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) Châu Á 14.110,82 145,54 205.368,87 Châu Phi 2.747,52 61,39 16.867,03 Châu Âu 642,37 168,03 10.793,74 Châu Mỹ 541,62 121,57 6.584,47 Châu Đại Dương 32,97 167,16 551,13 Vùng Đông Nam Á 1.812,37 130,30 23.615,18 (Nguồn: FAO statistic, 2011) [15] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 10 Bảng 1.3 cho thấy: Tình hình sản xuất rau của các châu lục biến động khá lớn. Châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới. Năm 2010 toàn châu lục trồng được 14.110.820 ha, chiếm 78,07% diện tích rau của thế giới. Châu phi có diện tích trồng rau lớn thứ 2, đạt 2.747.520 ha, bằng 19,47% diện tích rau của châu Á. Châu Đại dương có diện tích trồng rau thấp nhất, chỉ có 32.970 ha bằng 0,23% diện tích rau của châu Á. Mặc dù châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới nhưng năng suất rau đứng hàng thứ 3 trong các châu lục. Năm 2010 năng suất rau của châu Á đạt 145,54 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình của thế giới là 12,66 tạ/ha. Châu Âu có năng suất rau cao nhất thế giới (168,03 tạ/ha), cao hơn năng suất trung bình của thế giới là 35,15 tạ/ha và cao hơn năng suất rau của châu Á là 22,49 tạ/ha. Châu Phi có năng suất rau thấp nhất thế giới, chỉ đạt 61,39 tạ/ha, bằng 46,2% năng suất rau của thế giới, 42,18% năng suất rau của châu Á. Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng rau của một số nước trên thế giới năm 2013 Quốc gia Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Toàn thế giới 19. 719. 167 141.862 279 .740. 040 Trung Quốc (đại lục) 9 .700. 022 165.979 161. 000 .000 Ấn Độ 2. 814. 994 117.986 33. 213. 000 Việt Nam 751. 893 166.254 12. 500. 531 Nigeria 739 995 83.514 6. 180. 000 Philippin 600. 002 83.333 5 000 000 Hoa Kỳ 10. 673 778.716 831. 124 (Nguồn : FAOstatistic, 2013)[16] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 11 1.2.2. Ở Việt Nam 1.2.2.1 Tình hình sản xuất rau Bảng 1.5. Diện tích, sản lượng rau của một số tỉnh trên cả nước năm 2011 Sản lượng Địa phương Diện tích (ha) (tấn) Hà Nội 28. 300 534.200 Hải Dương 28.600 643. 600 Thái Bình 28. 200 720. 400 Bắc Giang 19. 800 313. 800 Thanh Hóa 33. 000 375. 500 Nghệ An 26 900 347. 800 Lâm Đồng 47. 100 1 3.77.300 Tây Ninh 19. 900 286. 800 Tiền Giang 38 800 624. 300 Trà Vinh 28. 900 616. 900 Vĩnh Long 28. 900 437. 300 An Giang 36 300 854. 600 Sóc Trăng 35. 100 484 200 (Nguồn: Cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn, 2011) Năm 2012 diện tích trồng rau cả nước ước đạt khoảng 823.728 ha (tăng 103,7% so với năm 2011), năng suất ước đạt 170 tạ/ha (tăng 102% so với năm 2011), sản lượng ước đạt 14,0 triệu tấn (tăng 106% so với năm 2011); trong đó miền Bắc diện tích ước đạt 357,5 nghìn ha, năng suất ước đạt 160 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 5,7 triệu tấn; miền Nam diện tích ước đạt 466,2 nghìn ha, năng suất dự kiến đạt 178 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 8,3 triệu tấn. Bảng 1.6. Tình hình tiêu thụ rau tính trên đầu người Việt Nam và diện tích, năng suất, sản lượng rau ở Việt Nam năm 2000 - 2010 Tiêu thụ rau Diện tích Năng suất Sản xuất Năm (kg/người/năm) gieo trồng (ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 2000 82,3 500.000 135,2 6,760 2005 96,3 600.000 140,0 8,520 2010 105,9 700.000 145,0 10,105 Nguồn: Lê Thị Khánh, 2015 [21] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 12 Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, cả nước chia ra thành 7 vùng sinh thái nông nghiệp nên tạo ra được sự phong phú, đa dạng trong sản xuất nông nghiệp, cũng như trong sản xuất rau. Các vùng đều có những tiềm năng nhất định cho sự phát triển của nông nghiệp nói chung và rau, đậu nói riêng. Trong đó khu vực miền trung bao gồm 12 tỉnh kéo dài trên 8 vĩ độ rất phong phú về các giống rau trồng có nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới. Đặc biệt sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng qua 10 năm gần đây của cả nước và mỗi vùng rất đáng ghi nhận(Nguyễn Thế Nhã,2012) [ 30]: + Về diện tích: Từ năm 2001-2011, diện tích rau tăng từ 249,9 ngàn ha năm 2001 tăng lên 445 ngàn ha năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 19,5 ngàn ha, tăng 5,9%/năm (thời kỳ 2001-2005 tăng 5,8%/năm và thời kỳ 2005-2011 tăng 6,1%/năm). Nguyên nhân tăng là do nhu cầu về tiêu thụ rau ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu rau qua các năm trở lại đây được mở rộng nhiều so với trước. Các mặt hàng rau của Việt Nam đã có mặt gần 50 nước và lãnh thổ trên khắp các châu lục của thế giới. Giá trị kinh tế của rau ngày càng được khẳng định. + Năng suất Theo Nguyễn Thế Nhã, 2012 [31] trong 10 năm qua, năng suất rau bình quân cả nước ở mức chậm và không ổn định từ 231,8 tạ/ha năm 2011, tăng bình quân 2,7 tạ/ha, tăng 1,5%/năm (thời kỳ 2001-2011 giảm 0,1%/năm và năm 2001 – 2012 tăng 3,2%/năm). Như vậy, năng suất rau nhìn chung có xu hướng tăng nhanh. +Về sản lượng: Theo Nguyễn Thế Nhã, 2012 [30]: Sản lượng rau tăng từ 3,17 triệu tấn năm 2001 lên 7,95 triệu tấn năm 2012, mỗi năm tăng bình quân 478 ngàn tấn, tăng 8,5%/năm, năng suất rau bình quân cả nước ở mức chậm và không ổn định từ 231,8 tạ/ha năm 2011, tăng bình quân 2,7 tạ/ha, tăng 1,5%/năm (thời kỳ 2001-2011 giảm 0,1%/năm và năm 2001 – 2012 tăng 3,2%/năm). Nguyên nhân của tăng sản lượng là nhờ trong những năm qua đã mở rộng diện tích, mặt khác nhờ tác động của khoa học, kỹ thuật làm cho năng suất tăng dẫn đến sản lượng rau cũng tăng lên. Diện tích rau phân theo vùng sinh thái: +Vùng đồng bằng Sông Hồng: gồm 11 tỉnh là Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình với dân số hơn 17 triệu người, trong đó có 02 thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Đây là vùng thích hợp cho việc trồng rau quanh năm như rau muống, khoai tây, đậu các loại, cà chua, dưa chuột, bắp cải, cải xanh, su hào, hành, tỏi, xà lách….. Diện tích sản xuất rau ở các tỉnh này tăng từ 71,5 ngàn ha năm 2000 lên 124 ngàn ha năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 5,3 ngàn ha, tăng 5,7% (thời kỳ 2001-2011 tăng 2%/năm và thời kỳ 2005-2011 tăng 9,4%/năm). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 13 Về năng suất thì có tăng nhưng tốc độ tăng chậm, nhưng là vùng có năng suất bình quân cao nhất trong cả nước. Năng suất tăng từ 148,1 tạ/ha/năm, tăng 0,6%/năm (thời kỳ 2001 - 2011 tăng 1%/năm và thời kỳ 2005-2011 tăng 0,1%/năm). Sản lượng rau toàn vùng tăng từ 1,06 triệu tấn năm 2001 lên 1,94 triệu tấn năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 88,3 ngàn tấn tăng 6,3%/năm (thời kỳ 2001-2005 tăng 3,1%/năm và thời kỳ 2005-2011 tăng 9,5%/năm. Nguyễn Thế Nhã, 2012 [30]. +Vùng Đông Bắc: Bao gồm 11 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ và Quảng Ninh với dân số 8,95 triệu người. Đây là vùng có khí hậu và thổ nhưỡng đất thích hợp cho việc trồng rau quanh năm như rau muống, rau ngót, su hào, hành, tỏi, xà lách, mồng tơi. Diện tích trồng rau ở các tỉnh này tăng từ 43,4 ngàn ha năm 2000 lên 65 ngàn ha năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 2,2 ngàn ha, tăng 41%/năm (thời kỳ 2001-2005 tăng 3,2%/năm và thời kỳ 2005-2011 tăng 5,1%/năm). Do điều kiện đất đai không được màu mỡ cộng với kỹ thuật thâm canh chưa hợp lý nên năng suất của vùng này vẫn còn thấp, chỉ xấp xỉ trung bình mỗi năm tăng bình quân 0,9 tạ/ha, tăng 0,8%/năm). Sản lượng rau toàn vùng tăng từ 469,9 ngàn tấn năm 1990 lên 765 ngàn tấn năm 2000, mỗi năm tăng bình quân 29,5 ngàn tấn, tăng 5%/năm (thời kỳ 1991-1995 tăng 3,7%/năm và thời kỳ 1993-2000 tăng 6,3%/năm). +Vùng Tây Bắc: Bao gồm 3 tỉnh là Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình với dân số khoảng 2,4 triệu người. Đây là vùng núi cao thích hợp cho việc trồng các loại rau chịu lạnh như bắp cải, su hào, rau cải các loại, xà lách…Diện tích sản xuất ở đây tăng tương đối nhanh, cụ thể diện tích rau toàn vùng tăng từ 3,8 ngàn ha năm 2000 lên 7,5 ngàn ha năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 400 ha, tăng 7%/năm (thời kỳ 2001-2005 tăng 11,3%/năm và thời kỳ 2006-2011 tăng 2,9%/năm). Tuy nhiên, năng suất rau ở vùng này do tập quán canh tác còn thấp cũng như việc đầu tư thâm canh hạn chế nên năng suất rau hầu như không tăng trong 10 năm qua và thấp hơn trung bình cả nước. Sản lượng rau toàn vùng tăng 41,6 ngàn tấn năm 2000 lên 82 ngàn tấn năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 4 ngàn tấn, tăng 7%/năm (thời kỳ 2001-2005 tăng 11,4%/năm và thời kỳ 2006 – 2011 tăng 2,8%/năm). +Vùng Bắc Trung Bộ: Bao gồm 6 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quãng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế với dân số khoảng 10 triệu người đây là vùng khí hậu nóng, hay có gió Tây nam, thích hợp cho nhiều loại rau nhiệt đới. Về diện tích: Diện tích rau tăng 41,4 ngàn ha năm 1990 lên 52 ngàn ha năm 2000; mỗi năm tăng bình quân 1.000 ha, tăng 2,1%/năm (thời kỳ 1991-1995 tăng 0,1%/năm và thời kỳ 1996-2000 tăng 4,1%/năm). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 14 Về năng suất: Vùng này có năng suất rau tương đối thấp và tăng chậm từ 80,3tạ/ha/năm (năm 2000, mỗi năm tăng bình quân 0,5 ngàn ha, tăng 0,6%/năm (thời kỳ 2001-2005 tăng 0,2%/năm và thời kỳ 2006-2011 tăng 1,1%/năm). Về sản lượng: Sản lượng rau toàn vùng tăng từ 340,6 ngàn tấn năm 2000 lên 445 ngàn tấn năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 10,4 ngàn tấn, tăng 2,7%/năm (thời kỳ 2001-2005 tăng 0,3%/năm và thời kỳ 2006 – 2011 tăng 5,2%/năm). +Vùng Duyên hải nam Trung bộ: Bao gồm 6 tỉnh, thành phố là Đà nẵng, Quang Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa với dân số khoảng hơn 6,6 triệu người. Diện tích trồng rau ở vùng này tăng từ 15 ngàn ha năm 2000 lên 31,5 ngàn ha năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 7,7%/năm (thời kỳ 2001-2005 giảm 3,1%/năm và thời kỳ 2006 – 2011 tăng 12,5%/năm). Năng suất rau vùng này thấp và tăng chậm, từ 93,1 tạ/ha năm 2000 lên 112,4 tạ/ha năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 1,9 tạ/ha, tăng 1,9%/năm (thời kỳ 2001-2005 tăng 2,1%/năm và thời kỳ 2006 – 2011 tăng 1,7%/năm). Sản lượng rau tăng từ 139,7 ngàn tấn năm 2000 lên 354 ngàn tấn năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 21,4 ngàn tấn, tăng 9,7%/năm (thời kỳ 2001-2005 tăng 5,3%/năm và thời kỳ 2006 – 2011 tăng 15,4%/năm). +Vùng Tây Nguyên: Bao gồm 4 tỉnh Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc và Lâm Đồng với dân số gần 4,3 triệu người, đây là vùng có khí hậu và đất đai thích hợp cho việc trồng các loại rau chịu lạnh như cà chua, bắp cải, su hào, hành, tỏi, xà lách,... đặc biệt là vùng Lâm Đồng. Diện tích rau vùng này tăng từ 7,1 ngàn ha năm 2000 lên 9,1 ngàn ha năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 200 ha, tăng 2,5%/năm (thời kỳ 2001-2005 tăng 3,2%/năm và thời kỳ 2006 – 2011 tăng 1,9%/năm). Tuy nhiên, năng suất rau vùng này ngày càng giảm dần, từ 151,3 tạ/ha năm 2000 xuống còn 123,1 tạ/ha năm 2011, mỗi năm giảm bình quân 2,8 tạ/ha, giảm 2%/năm (thời kỳ 2001-2005 giảm 3,9%/năm và thời kỳ 2006 – 2011 tăng 0,1%/năm). Sản lượng rau vùng này tăng chậm, từ 107,4 ngàn tấn năm 2000 lên 112 ngàn tấn năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 500 tấn, tăng 0,4%/năm (thời kỳ 2001-2005 giảm 0,9%/năm và thời kỳ 2006 – 2011 tăng 1,7%/năm). +Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 8 tỉnh, thành phố là T.P Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu với dân số khoảng 12 triệu người. Đây là vùng thích hợp cho nhiều loại rau quang năm như cà chua, rau cải, dưa chuột, su hào, tỏi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 15 Diện tích sản xuất rau vùng này tăng từ 24,4 ngàn ha năm 2000 lên 62 ngàn ha năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 3,8 ngàn ha, tăng 9,8%/năm (thời kỳ 2001-2005 tăng 19,8%/năm và thời kỳ 2006 – 2011 tăng 0,6%/năm). Năng suất rau tăng 143,6 tạ/ha năm 2000 lên 150,8 tạ/ha năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 0,7 tạ/ha, tăng 0,5%/năm (thời kỳ 2001-2005 giảm 3%/năm và thời kỳ 2006-2011 tăng 4,1%/năm). Sản lượng rau toàn vùng tăng 350,3 ngàn tấn năm 2000 lên 935 ngàn tấn năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 58,5 ngàn tấn, tăng 10,3%/năm (thời kỳ 2001-2005 tăng 16,2%/năm và thời kỳ 2006 – 2011 tăng 4,8%/năm). + Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Bao gồm 12 tỉnh là Long An, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau với dân số khoảng 16 triệu người. Đây là vùng thích hợp cho việc trồng nhiều loại rau quanh năm như rau muống, cà, các loại cải, hoa lý, cà chua, dưa chuột, su hào, hành, tỏi, mồng tơi….. Diện tích sản xuất rau từ 42,3 ngàn ha năm 2000 lên 93,5 ngàn ha năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 5,1 ngàn ha, tăng 8,3%/năm (thời kỳ 2001-2005 tăng 9,5%/năm và thời kỳ 2006 – 2011 tăng 7,1%/năm). Năng suất rau giảm từ 155,8 tạ/ha năm 2000 146,9 tạ/ha năm 2011, mỗi năm giảm bình quân 1,5 tạ/ha, giảm 1%/năm (Thời kỳ 2001-2005 giảm 1,7%/năm và thời kỳ 2006-2011 tăng 0,3%/năm). Sản lượng rau toàn vùng tăng 659 ngàn tấn năm 2000 lên 1,32 triệu tấn năm 2011, mỗi năm tăng bình quân 65,8 ngàn tấn, tăng 7,2%/năm (thời kỳ 2001-2005 tăng 7,6%/năm và thời kỳ 2006 – 2011 tăng 6,8%/năm). Nhìn chung, ở mỗi tỉnh diện tích sản xuất rau tập trung đều ở vùng ngoài thành phố, ngoại ô và vùng công nghiệp, các vùng ven thành phố. Bảng 1.7 cho thấy : Diện tích rau miền Nam lớn hơn miền Bắc, trong đó vùng đồng bằng Sông Cửu Long (221.819 ha) có diện tích gieo trồng các loại rau nhiều nhất, tiếp đến là đồng bằng Sông Hồng (127.808 ha) và vùng Tây Nguyên 123.859 ha. Điều này cho thấy đây là tiềm năng phát triển rau của nước ta là rất lớn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 16 Bảng 1.7: Diện tích gieo trồng rau của các vùng miền trong nước Đơn vị: ha Vùng sản xuất Năm 2011 Năm 2012 Cả nước 794.243 823.728 Miền Bắc 302.808 357.551 ĐBSH 127.808 159.7690 Đông Bắc 90.293 94167 Tây Bắc 21.897 9.161 Bắc Trung Bộ 84.667 94.454 Miền Nam 491.435 466.177 DH Nam Trung Bộ 62.651 64.809 Tây Nguyên 123.859 87.361 Đông Nam Bộ 83.105 67.768 ĐBSCL 221.819 246.240 (Nguồn: Đào Ngọc Chính, Lê Thanh Tùng, 2013 [10] Diện tích rau sản xuất theo hướng an toàn (nông dân đã áp dụng quy trình sản xuất an toàn nhưng chưa được chứng nhận) là 16.796,71 ha. Số diện tích đã được 20 tỉnh quy hoạch sản xuất rau an toàn là 7.996,035 ha.Cũng qua tập hợp báo cáo của 46 Sở Nông nghiệp và PTNT và 12 tổ chức chứng nhận VietGAP đến hết tháng 9/2012 số diện tích rau được cấp Giấy chứng nhận VietGAP và các GAP khác (GlobalGAP, MetroGAP) là 491,19ha. Trong năm 2012, Cục Trồng trọt thành lập 3 Đoàn kiểm tra điều kiện sản xuất rau đảm bảo an toàn thực phẩm tại 22 tỉnh, thành phố (An Giang, Sóc Trăng, Bình Định, Gia Lai, Ninh Thuận, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang). Năm 2013, rau nước ta có diện tích gieo trồng rau các loại khoảng 850 ngàn ha, năng suất tính bình quân cho các loại rau nói chung cả nước mới đạt khoảng gần 18 tấn/ha; sản lượng rau các loại cũng ước đạt 15 triệu tấn.Diện tích rau được phân bổ đều khắp các vùng trong cả nước. Những tỉnh có năng suất đạt cao nhất là Lâm Đồng, Đăk Lăk (Tây Nguyên), Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng (ĐBSH), Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang (ĐBSCL), TP Hồ Chí Minh (ĐNB), năng suất rau trung bình đạt trên 200 tạ/ha. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 17 Năm 2014 Rau các loại: Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 873 ngàn ha, năng suất bình quân đạt xấp xỉ 175 tạ/ha, sản lượng ước đạt 15,3 triệu tấn; so với năm trước diện tích tăng 25,8 ngàn ha (tương đương 3%); năng suất tăng 2,3 tạ/ha (1,3%), sản lượng tăng gần 650 ngàn tấn (4,4%). - Tình hình xuất khẩu rau ở Việt Nam Theo số liệu của Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), kim ngạch xuất khẩu rau quả 9 tháng đầu năm 2015 đạt1,3 triệu USD, tăng 116% so với cùng kỳ 2014, xuất siêu khoảng 882 triệu USD. Các mặt hàng rau quả có mặt trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, 10 thị trường chủ lực gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Thái Lan... Thời gian qua, có nhiều diện tích rau quả đạt tiêu chuẩn VietGap, đã giúp tăng nguồn nguyên liệu đạt yêu cầu của các nước nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu rau quả, tiếp cận các thị trường khó tính như Mỹ, Australia, các nước EU hay Nhật Bản… Vì vậy, dù Bộ Công thương thận trọng đặt mục tiêu xuất khẩu năm nay là 1,65 tỷ USD (năm 2014 là 1,5 tỷ USD), nhưng nhiều chuyên gia cho rằng năm nay kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt con số 2 tỷ USD. Bảng 1.8: Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2015 ra thị trường một số nước trên thế giới và khu vực ĐVT: USD +/- (%) Thị trường 4T/2015 4T/2014 4T/2015 so cùng kỳ Tổng kim ngạch 507.002.513 394.741.716 +28,44 Trung Quốc 171.330.963 125.338.462 +36,69 Nhật Bản 22.081.591 21.574.740 +2,35 Hàn Quốc 21.682.488 14.456.885 +49,98 Hoa Kỳ 17.866.454 18.951.656 -5,73 Thái Lan 13.487.343 12.557.795 +7,40 Malaysia 12.427.900 10.899.186 +14,03 Hà Lan 10.972.604 11.662.573 -5,92 Đài Loan 9.737.528 8.961.410 +8,66 Singapore 8.302.167 8.959.930 -7,34 Nga 8.019.856 11.327.519 -29,20 Hồng Kông 7.724.106 2.457.683 +214,28 Canada 5.888.796 5.419.501 +8,66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 18 Australia 5.689.718 5.968.052 -4,66 Đức 4.596.987 3.554.554 +29,33 Pháp 3.204.506 3.478.076 -7,87 U.A.E 3.095.912 4.206.336 -26,40 Lào 2.648.615 3.069.566 -13,71 Anh 2.155.956 1.653.943 +30,35 Indonesia 1.918.175 7.000.416 -72,60 Cô Oét 1.899.967 1.145.502 +65,86 Campuchia 877.708 946.312 -7,25 Italia 510.059 820.351 -37,82 Ucraina 197.704 442.621 -55,33 (Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2015)[45] Theo quy hoạch phát triển đến năm 2015, diện tích trồng rau của cả nước ước đạt 900.000 ha tăng 15,4% và đến năm 2020 diện tích này là 1.200.000 ha tăng gần 54% so với hiện nay. Bộ Công Thương cho biết: Mặt hàng rau quả phải đến năm 2015 mới có khả năng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD/năm. Nguyên nhân là trong một thời gian khá dài, từ cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000, việc xuất khẩu mặt hàng rau quả tăng trưởng rất chậm. Từ năm 2007 trở lại đây, việc xuất khẩu mặt hàng này bắt đầu khởi sắc khi tốc độ tăng trưởng nhanh hơn bình quân 20- 25%/năm. Nếu như năm 2007 kim ngạch xuất khẩu rau quả chỉ đạt 305 triệu USD, thì đến năm 2012 tăng lên 770 triệu USD. Những tháng đầu năm 2013 kim ngạch xuất khẩu đạt 187 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2012. - Tình hình nhập khẩu rau ở Việt Nam Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2014 Việt Nam đã nhập khẩu gần 292 triệu USD mặt hàng rau quả từ 13 nước trên thế giới là Thái Lan, Trung Quốc, Mianma, Mỹ, Australia, New Zealand, Nam Phi, Chi Lê, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Isarel và Brazil. Giá trị nhập khẩu rau quả “ngoại” này tăng tới 32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, Việt Nam nhập mặt hàng rau quả nhiều nhất từ Thái Lan (tính theo giá trị), đạt gần 106 triệu USD, chiếm gần 1/3 tổng giá trị nhập khẩu rau quả, tiếp theo là từ Trung Quốc 71,4 triệu USD, tuy nhiên do giá rau quả Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với các nước khác nên nếu so sánh về số lượng thì chắc chắn lượng rau quả Trung Quốc nhập về Việt Nam sẽ áp đảo. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 19 Biểu đồ so sánh giá trị nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ các nước (triệu USD) Việt Nam nhập khẩu rau quả từ Úc đạt 20,5 triệu USD và từ New Zealand là 5,5 triệu USD, tổng giá trị nhập khẩu rau quả từ 2 nước này chỉ chiếm gần 9% tổng giá trị nhập khẩu rau quả các nước. (Tổng cục Hải quan, 2015)[45] Hình 2.1. So sánh giá trị nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ các nước (triệu USD) Việt Nam nhập khẩu rau quả từ Úc đạt 20,5 triệu USD và từ New Zealand là 5,5 triệu USD, tổng giá trị nhập khẩu rau quả từ 2 nước này chỉ chiếm gần 9% tổng giá trị nhập khẩu rau quả các nước. Trong 10 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang UAE đạt gần 11 triệu USD . Tại các chợ đầu mối, siêu thị của UAE, sản phẩm rau quả tươi của các nước như Philipin, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc được bày bán chiếm đa số. Với việc 02 hãng hàng không Emirates và Etihad đã mở đường bay trực tiếp tới Việt Nam (phục vụ chuyên chở hàng khách, và hàng cargo), bên cạnh thực tế các loại rau gia vị, rau tươi, quả tươi của Việt Nam đều có thể bán tại đây; các doanh nghiệp kinh doanh rau tươi, quả tươi Việt Nam cần những bước tiếp cận ngay với thị trường đầy tiềm năng này.(Tổng cục Hải quan, 2015)[45] 1.2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Việt nam Nhận thức rõ về tác hại của rau bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến môi trường nhiều tỉnh, thành phố đã có giải pháp, chính sách trong việc đầu tư, phát triển rau an toàn đặc biệt là các khu vực ven các đô thị lớn. Đi đầu trong việc phát triển thị trường rau là: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 20 - Thành phố Hồ Chí Minh: hiện có 3.200 ha sản xuất rau an toàn, đã xây dựng phòng thí nghiệm công nghệ cao để sản xuất các giống rau F1, đầu tư máy chẩn đoán dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và ứng dụng xe lưu động để kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các chợ đầu mối. Hiện có 37 tổ chức tham gia ký hợp đồng trực tiếp với nông dân hoặc trực tiếp sản xuất rau an toàn trên địa bàn. Thành phố đã phát triển 100 nhà lưới với diện tích bình quân 500-1000 m2/1 nhà lưới [Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011) [36] - Tại Đà Lạt: là vùng cung cấp rau an toàn chính cho khu vực phía Nam và xuất khẩu; ở đây đã sớm hình thành các mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới với công nghệ từ đơn giản đến có quy mô và mới đây đã hình thành nhà lưới có công nghệ cao sản xuất rau, hoa xuất khẩu. Khí hậu thời tiết đặc trưng nên có rất nhiều chủng loại rau đặc trưng đa dạng mà các khu vực khác không có nên rất thuận lợi cho phát triển rau an toàn. - Tại Sóc Trăng: được UBND tỉnh đầu tư trồng 80 ha rau an toàn ở thị xã Sóc Trăng, xã Đại Tây (Mỹ Xuyên), xã An Hiệp (Mỹ Tú) với khoảng 400 ha. Nông dân được tham gia tập huấn đào tạo kỹ thuật sản xuất [36] - Tại Nam Định: đã chuyển đổi một số diện tích trồng cây không hiệu quả sang trồng rau và theo tính toán: một vụ trồng rau xuất khẩu cho thu nhập từ 40-80 triệu đồng/ha, dưa bao tử từ 65-85 triệu đồng/ha, ớt Nhật Bản xanh khoảng 60 triệu đồng/ha, cải xanh Nhật cho thu nhập trên 40 triệu đồng /ha, cà chua đạt trên 50 triệu đồng/ha [36] Điển hình có hợp tác xã Minh Tân – huyện Vụ Bản trồng 10 ha rau xuất khẩu vụ Xuân và 15 ha trồng vụ Đông. Tại huyện Nghĩa Hưng, HTX Nghĩa Hưng đã mạnh dạn đưa 25 ha trồng lúa sang trồng rau xuất khẩu, trong đó 14 ha cà chua, 11 ha dưa bao tử xuất khẩu - Tại Hà Nội: Theo dự báo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến 2015 của UBND thành phố Hà Nội, thì diện tích rau sạch là 10.500-12.500 ha, năng suất 207-208 tạ/ha, đạt sản lượng 220-260 ngàn tấn. Tại thành phố Hà Nội đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất rau an toàn có hiệu quả như Hợp tác xã trồng rau Văn Đức, huyện Gia Lâm. Tại đây các hộ gia đình tự lên kế hoạch sản xuất, chưa có sản xuất theo hợp đồng. HTX làm dịch vụ cung ứng giống và công tác quy hoạch vùng rau, hướng dẫn kỹ thuật. Diện tích trồng rau an toàn ở đây là 120 ha chủ yếu là bắp cải (30 ha), cà rốt (10 ha) và cà tím PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2