Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại; sinh trưởng, phát triển và năng suất trên một số giống lúa lai tại Quảng ngãi
lượt xem 7
download
Mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm chọn ra được giống lúa lai có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt; sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao và có thời gian sinh trưởng không chênh lệch nhiều giống lúa hiện được trồng phổ biến tại địa phương nhằm bổ sung giống lúa cho tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và khu vực Duyên hải Nam trung bộ nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại; sinh trưởng, phát triển và năng suất trên một số giống lúa lai tại Quảng ngãi
- i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Thầy giáo TS. Lê Như Cương, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Sự giảng dạy, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện của các thầy giáo, cô giáo Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế. Tập thể cán bộ Trung tâm Khảo nghiệm giống và hậu kiểm giống cây trồng Miền Trung đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành đề tài tại trung tâm. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã góp ý, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Huế, tháng 7 năm 2016 Tác giả Võ Văn Vinh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan trên đây là công trình nghiên cứu của riêng bàn thân tôi. Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, tháng 7 năm 2016 Tác giả Võ Văn Vinh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. Tên đề tài Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại; sinh trưởng, phát triển và năng suất trên các giống lúa lai tại Quảng Ngãi 2. Mục đích Mục đích của đề tài nghiên cứu làm nhằm chọn ra được giống lúa lai có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt; sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao và có thời gian sinh trưởng không chênh lệch nhiều giống lúa hiện được trồng phổ biến tại địa phương nhằm bổ sung giống lúa cho tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và khu vực Duyên hải Nam trung bộ nói chung. 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 3.2. Các giống lúa thí nghiệm STT Giống Nguồn thu thập 1 Swift vàng Công ty Bayer Việt Nam 2 Syn NĐ 93 Công ty Sygenta Việt Nam 3 CNG 600 Công ty giống cây trồng Trung ương 4 SUT89 Công ty Seed Works 5 KC06-1 Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam 6 KC06-5 Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam 7 Bi013 Công ty Bioseed Việt Nam 8 HB 02 Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam 9 Nhị ưu 838 Đối chứng 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Áp dụng QCVN 01-166:2014/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, quy định kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa. - Áp dụng các quy phạm khảo nghiệm giống lúa QCVN 01- 55:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv lúa của IRRI năm 1996 và sổ tay phương pháp nghiên cứu khoa học ngành trồng trọt, Trường Đại học Nông lâm Huế. - Các chỉ tiêu nông – sinh học được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa (QCVN 01- 55:2011/BNNPTNT). Thí nghiệm gồm 9 công thức ứng với 9 giống lúa, được bố trí theo khối ngẫu nhiên (RCBD), với 03 lần nhắc lại (a,b,c). Diện tích ô thí nghiệm 10m2, tổng diện tích thí nghiệm 370m2. 4. Kết quả đạt được - Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại chính trên các giống thí nghiệm qua 2 vụ Đông Xuân 2014-2015 và Hè Thu 2015, từ kết quả trên khẳng định giống lúa thí nghiệm và tính khánh sâu bệnh tốt hay không. Các đối tượng gây hại gồm sâu cuốn lá, Sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn. Mức độ gây hại không cao. Trong các giống lúa thí nghiệm, giống có khả năng kháng sâu bệnh tốt gồm: Swift vàng, CNG 600, KC 06-1, KC06-5, Syn NĐ 93 và Nhị ưu 838. - Đánh giá về sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống thí nghiệm: Qua thực tế thí nghiệm chúng tôi đánh giá các giống có khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao đáp ứng được mong đợi khi tiến hành thí nghiệm. Trong các giống thí nghiệm giống sinh trưởng, phát triển nổi trội như Swift vàng, CNG 600, KC06-5, KC06-1, Syn NĐ 93. Hầu hết các giống thí nghiệm có năng suất cao, có một số giống cao hơn hoặc tương đương giống đối chứng. Giống cho năng suất cao nhất gồm các giống: Syn NĐ 93, CNG 600, Swift vàng, KC 06-5 trong vụ Đông Xuân và giống Syn NĐ 93, CNG600 trong vụ Hè Thu. Giống SUT 89 và HB02 cho năng suất thấp hơn đối chứng cả trong 2 thời vụ. - Các giống có chất lượng gạo cũng như chất lượng cơm tương đương giống đối chứng Nhị ưu 838. - Mở rộng khảo nghiệm sản xuất và trình diễn các giống lúa lai triển vọng đã qua 2 vụ khảo nghiệm như Swift vàng, Syn NĐ 93 và CNG 600 tại Quảng Ngãi để đưa các giống này vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lúa. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT IRRI : International Rice Research Institute FAO : Food and Agriculture Organization USD : United States dollar QCVN : Quy chuẩn Việt Nam BNNPTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn SXNN : Sản xuất nông nghiệp TCN : Tiêu chuẩn ngành P1000 : Khối lượng 1000 hạt TGST : Thời gian sinh trưởng đ/c : Đối chứng HT : Hè Thu ĐX : Đông Xuân BVTV : Bảo vệ thực vật ĐVT : Đơn vị tính g : gam PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN THẠC SĨ .......................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... v MỤC LỤC ...................................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài...................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu ................................................................. 3 1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu. ............................................................. 4 1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam.............................................. 4 1.4. Các kết quả nghiên cứu sâu, bệnh hại lúa trên Thế giới và Việt Nam ................... 10 1.5. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống lúa trên Thế giới và Việt Nam ................... 13 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 18 2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 18 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 19 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 19 2.4. Các chỉ tiêu và phương nghiên cứu ........................................................................ 22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 29 3.1. Tình hình sâu bệnh hại các giống thí nghiệm ......................................................... 29 3.1.1. Thành phần sâu bệnh hại chính trên lúa thí nghiệm ............................................ 29 3.1.2. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis Guenee) ............. 30 3.1.3. Diễn biến mật độ sâu đục thân (Scirpophaga incertulas) .................................... 33 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii 3.1.4. Diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) .......................................... 36 3.1.5. Diễn biến bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae) ........................................................ 39 3.1.6. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani) ..................................................................... 48 3.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm ............................. 53 3.2.1. Một số chỉ tiêu về mạ của các giống lúa thí nghiệm ........................................... 53 3.2.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm ...................... 55 3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ......................................................... 65 3.4. Chất lượng gạo và cơm của các giống lúa thí nghiệm .......................................... 67 3.4.1. Chất lượng gạo .................................................................................................... 67 3.4.2. Chất lượng cơm ................................................................................................... 70 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 73 4.1. Kết luận................................................................................................................... 73 4.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Diễn biến sản xuất lúa gạo trên thế giới (1995- 2014).................................... 5 Bảng 1.2. Diện tích gieo trồng, năng suất lúa và sản lượng lúa ở Việt Nam (2004-2014) ..................................................................................................................... 6 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2015 . ....................... 9 Bảng 2.1. Danh sách và nguồn gốc các giống lúa lai khảo nghiệm cơ bản .................. 18 Bảng 2.2. Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ Đông Xuân 2014 – 2015 ..................... 20 Bảng 2.3 . Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ Hè Thu 2015 ....................................... 20 Bảng 3.1. Mức độ phổ biến của một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên các giống lúa thí nghiệm ...................................................................................................................... 29 Bảng 3.2. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá (sâu non) trên các giống lúa thí nghiệm qua các ngày điều tra trong vụ Đông Xuân năm 2014-2015 và Hè Thu năm 2015 ............. 30 Bảng 3.3. Diễn biến tỷ lệ hại sâu đục thân trên các giống lúa thí nghiệm qua các ngày điều tra trong vụ Đông Xuân năm 2014-2015 và Hè Thu năm 2015 ............................ 34 Bảng 3.4. Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa thí nghiệm qua các ngày điều tra trong vụ Đông Xuân năm 2014-2015 và Hè Thu năm 2015 .................................... 37 Bảng 3.5a. Diễn biến tỷ lệ đạo ôn lá trên các giống lúa thí nghiệm qua các ngày điều tra trong vụ Đông Xuân năm 2014-2015 và Hè Thu năm 2015 .................................... 40 Bảng 3.5b. Diễn biến chỉ số đạo ôn lá trên các giống lúa thí nghiệm qua các ngày điều tra trong vụ Đông Xuân năm 2014-2015 và Hè Thu năm 2015 .................................... 42 Bảng 3.5c. Diễn biến tỷ lệ bệnh đạo ôn cổ bông trên các giống lúa thí nghiệm qua các ngày điều tra trong vụ Đông Xuân năm 2014-2015 và Hè Thu năm 2015 ................... 44 Bảng 3.5d. Diễn biến chỉ số bệnh đạo ôn cổ bông trên các giống lúa thí nghiệm qua các ngày điều tra trong vụ Đông Xuân năm 2014-2015 và Hè Thu năm 2015 ............. 45 Bảng 3.6a. Diễn biến tỷ lệ bệnh khô vằn trên các giống lúa thí nghiệm qua các ngày điều tra trong vụ Đông Xuân năm 2014-2015 và Hè Thu năm 2015 ............................ 49 Bảng 3.6b. Diễn biến chỉ số bệnh khô vằn trên các giống lúa thí nghiệm qua các ngày điều tra trong vụ Đông Xuân năm 2014-2015 và Hè Thu năm 2015 ............................ 51 Bảng 3.7. Tình hình sinh trưởng phát triển cây mạ của các giống lúa thí nghiệm ........ 54 Bảng 3.8. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm ...................................................................................................................... 56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix Bảng 3.9. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ........................................ 59 Bảng 3.10. Một số đặc trưng về hình thái của các giống lúa thí nghiệm ...................... 61 Bảng 3.11. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống lúa thí nghiệm ................... 63 Bảng 3.12. Một số đặc trưng hình thái của các giống lúa thí nghiệm ........................... 65 Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm .................... 66 Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Đông Xuân năm 2014-2015 và Hè Thu năm 2015 ......................................... 69 Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm ......................................................................................... 71 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1. Năng suất thực thu của các giống lúa lai trong vụ Đông Xuân 2014-2015 và Hè Thu 2015 tại Quảng Ngãi......................................................................................... 67 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới. Khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% trong số đó sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày (FAO 2012). Chính vai trò này, cây lúa được trồng rộng rãi trên toàn thế giới nói chung và Việt nam nói riêng. Với Việt nam, lúa là cây trồng chủ lực và được trồng ở hầu hết các vùng sinh thái khác nhau. Giống là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Sử dụng giống thích hợp là biện pháp nhanh nhất, kinh tế nhất để nâng cao năng suất cây trồng. Giống quyết định chất lượng nông sản, hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Hiện nay, trong sản xuất lúa, người dân sử dụng nhiều giống lúa lai mới để tăng năng suất cây trồng, nhưng bên cạnh đó việc duy trì và bảo tồn các giống lúa thuần địa phương là vấn đề cấp thiết để duy trì nguồn gen quý, là cơ sở chọn tạo giống mới thích hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương cụ thể. Cùng với sự phát triển của khoa học trong đó có di truyền và chọn tạo giống, hàng loạt giống lúa mới với những tính trạng mong muốn được con người tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu về lương thực ngày càng tăng cao. Lúa lai ra đời là một thành tựu khoa học rực rỡ cho thâm canh năng suất cây lúa. Chương trình lúa lai được thực hiện ở Nhật Bản vào năm 1980 đưa năng suất lúa nâng cao 50% so với các giống đối chứng (Yuan, 1998). Với những vùng có điều kiện thâm canh cao, lúa lai sẽ góp phần phá vỡ giới hạn về năng suất của lúa thuần để cho năng suất vượt trội. Công nghệ sản xuất lúa lai được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và đã mang lại nhiều thành tựu to lớn đặc biệt ở Trung Quốc (Ma và Yuan, 2015). Lúa lai đã mở ra hướng phát triển mới để nâng cao năng suất và sản lượng, góp phần giữ vững an ninh lương thực trên phạm vi toàn cầu. Thành tựu về lúa lai có thể coi như cuộc cách mạng xanh lần thứ hai trong nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới và tăng thu nhập của người nông dân trong các biện pháp kỹ thuật hiện nay. Việt nam là nước sử dụng lúa lai với số lượng lớn chỉ sau Trung Quốc (Nguyễn Thị Mai Hạnh và Võ Công Thành, 2010). Tuy nhiên hiệu quả kinh tế khi sử dụng lúa lai còn thấp do điều kiện sản xuất không thuận lợi cho đầu tư, chăm sóc cũng như các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa lai (Trong và Napasintuwong, 2015). Nghiên cứu của Vien và Nga (2009) cho thấy lợi nhuận thu được từ lúa lai ở Đồng bằng Sông Hồng chỉ cao hơn đối chứng 3%, ngược lại với nghiên cứu của Xie (2011) cho rằng lợi nhuận đạt từ 12,8-34,5%. Nguyên nhân lợi nhuận khi sử dụng lúa lai ở Việt nam thấp có thể liên quan đến khả năng thích ứng của giống ở các vùng trồng trọt cũng như điều kiện sản xuất của người sản xuất lúa. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Quảng Ngãi là tỉnh có diện tích sản xuất lúa chiếm tỷ lệ lớn ở Nam Miền Trung. Tuy nhiên, hiện nay nhiều vùng sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu gây ra như: lũ lụt, hạn hán, bão,… gây ảnh hưởng đến sản xuất lúa của khu vực. Nhu cầu cấp thiết hiện nay là nghiên cứu giống lúa lai để đảm bảo cây lúa sinh trưởng, phát triển và năng suất ổn định, đặc biệt là tránh được các rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra. Từ thực tiễn đó cho thấy để lúa lai phát huy được hiệu quả, cần đánh giả khả năng sinh trưởng, kháng sâu bệnh và cho năng suất ở các điều kiện trồng trọt cụ thể. Từ cơ sở đó chúng tôi thực hiện đề tài: Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại; sinh trưởng, phát triển và năng suất trên một số giống lúa lai tại Quảng ngãi. 2. Mục đích của đề tài Chọn ra được giống lúa lai có khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao và có thời gian sinh trưởng không chênh lệch nhiều giống lúa hiện được trồng phổ biến tại địa phương nhằm bổ sung giống lúa cho tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và khu vực Duyên hải Nam trung bộ nói chung. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1) Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp các cơ sở khoa học về sinh trưởng, phát triển và khả năng kháng sâu bệnh của các giống lúa lai phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Quảng Ngãi. - Làm cơ sở để đưa vào lai tạo giống mới. - Làm tài liệu phục vụ nghiên cứu và đào tạo. 2) Ý nghĩa thực tiễn Lựa chọn được giống lúa lai sinh trưởng phát triển tốt, kháng sâu bệnh hại cao và cho năng suất cao cung cấp cho sản xuất và lai tạo giống lúa. - Làm cơ sở khoa học cho việc khuyến cáo sản xuất các giống lúa lai, thích hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Quảng Ngãi. - Là cơ sở để xây dựng quy trình sản xuất lúa lai phù hợp với điều kiện sinh thái tại Quảng Ngãi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới. Khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% trong số đó sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Nghiên cứu lúa lai mới nhằm mục đích nắm được quy luật sinh trưởng, phát triển, khả năng kháng sâu bệnh các đặc trưng và tính trạng của giống. Công nghệ sản xuất lúa lai đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Đã có 17 nước nghiên cứu và sản xuất lúa lai, diện tích trồng lúa lai chiếm khoảng 20% tổng sản lượng lúa toàn thế giới. Lúa lai đã mở ra hướng phát triển mới để nâng cao năng suất và sản lượng, góp phần giữ vững an ninh lương thực trên phạm vi toàn cầu. Tại Hội nghị lúa lai Quốc tế lần thứ tư tổ chức tại Việt Nam đã tổng kết: Từ năm 1996 đến năm 2002, diện tích trồng lúa lai ở các nước ngoài Trung Quốc như Việt Nam, Ấn Độ, Philippines, Bangladesh, Myanmar…đã tăng từ 200.000 ha lên 700.000 ha. Một số nước như Indonesia, Mỹ đã ứng dụng công nghiệp hoá trong vấn đề sản xuất hạt giống lúa lai. Theo các nhà khoa học Trung Quốc đến năm 2002, diện tích lúa lai chiếm 60% diện tích trồng lúa và diện tích lúa lai hai dòng đạt 2,67 triệu ha. Thành tựu về lúa lai có thể coi như cuộc cách mạng xanh lần thứ hai trong nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới và tăng thu nhập của người nông dân trong các biện pháp kỹ thuật hiện nay. Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, chọn tạo giống cây trồng dần trở thành môn khoa học mang tính tổng hợp, có liên quan chặt chẽ tới các môn khoa học khác như thực vật học, di truyền học, côn trùng học,…Những năm gần đây các nhà chọn tạo giống đã chọn tạo và khuyến cáo vào sản xuất những giống lúa lai có năng suất cao song những giống lúa này chỉ phù hợp và năng suất cao ở những vùng trồng lúa có điều kiện thâm canh cao. Giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất và sản lượng, là tư liệu sản xuất không thể thay thế, là tiền đề mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất. Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất về giống ngắn ngày, chất lượng cao có khả năng chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh cũng như khả năng kháng sau bệnh. Các giống mới trước khi đưa vào sản xuất đại trà có một quá trình khảo nghiệm, đánh giá, tuyển chọn. Những giống lúa ngắn ngày thường có khả năng chống chịu sâu bệnh và năng suất thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế không được như mong muốn. Vì vậy, việc khảo nghiệm, tuyển chọn các giống lúa lai để thay thế những giống cũ, vừa bổ sung giống mới trong cơ cấu sản xuất ở địa phương là việc cần làm thường xuyên. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu. Hiện nay, với tăng dân số của tỉnh Quảng Ngãi trên 1,236 triệu người, việc đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, dân số tăng, diện tích sản xuất bình quân trên đầu người ngày càng thu hẹp, cùng với giá vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp tăng dẫn đến hiệu quả kinh tế thu lại thấp, người nông dân vất vả nhưng lợi nhuận thu lại quá thấp. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là phải chọn lựa được giống lúa có năng suất cao, ổn định và thích nghi tốt với điều kiện sinh thái tại tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, các giống lúa mới tốt ở vùng này nhưng chưa hẳn đã có năng suất nếu trồng ở vùng khác, bởi mỗi vùng sinh thái khác nhau thì điều kiện thời tiết diễn biến khác nhau. Vì vậy, công tác khảo nghiệm giống, đặc biệt là các giống lúa lai có năng suất cao là việc làm cần thiết, cần khảo nghiệm thích nghi qua nhiều vụ mới khuyến cáo vào sản xuất đại trà, đặc biệt là những vùng điều kiện sản xuất khó khăn, không có điều kiện thâm canh. Thực tiễn cho thấy, các giống lúa lai đưa vào sản xuất sau một thời gian sẽ bị thoái hóa qua 2 - 3 vụ sản xuất như: năng suất giảm, bị nhiễm sâu bệnh hại, chất lượng kém. Mặt khác, Quảng Ngãi và khu vực miền Trung – Tây Nguyên sản xuất lúa đang gặp nhiều khó khăn cả về giống và điều kiện thời tiết. Vì vậy, công tác chọn tạo và khảo nghiệm các giống lúa lai là một chiến lược lâu dài trong sản xuất tại tỉnh Quảng Ngãi. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại; sinh trưởng, phát triển và năng suất trên các giống lúa lai tại Quảng Ngãi" Nghiên cứu, tuyển chọn các giống lúa để chống chịu với điều kiện biến đổi khí hậu, đồng thời góp phần làm phong phú thêm bộ giống cho sản xuất nông nghiệp tại Quảng Ngãi. 1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam. 1) Tình hình sản xuất lúa trên thế giới Lúa gạo là một trong những cây trồng quan trọng nhất trên thế giới, được trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau để nuôi sống con người. Nó là cây lương thực quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của hàng tỷ người trên trái đất ở Châu Á, chân Phi và Mỹ latinh thuộc các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tổng sản lượng và diện tích đứng sau lúa mì, nhưng năng suất cao hơn lúa mì và nhiều cây cốc khác. Việc thuần hóa lúa Oryza sativa xảy ra cách đây khoảng 10.000 năm ở các thung lũng ven sông thuộc miền Nam, Đông Nam Á và Trung Quốc. Di tích cây lúa được tìm thấy ở Trung Quốc có niên đại khoảng 3.000 năm trước Công Nguyên. Từ Trung Quốc, cây lúa được đưa vào miền Nam Nhật Bản vào khoảng 100 năm trước Công PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Nguyên và mãi đến thế kỷ thứ 18 nó mới được đưa ra phía Bắc Nhật Bản. Người Bồ Đào Nha đưa cây lúa vào trồng ở Brazil, người Tây Ban Nha đưa lúa vào trồng ở miền Trung và một số vùng Nam Mỹ. Bảng 1.1. Diễn biến sản xuất lúa gạo trên thế giới (1995- 2014) Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 1995 149,4 36,6 547,0 2000 153,8 38,9 599,0 2008 156,9 41,5 651,7 2013 164,7 45,3 745,7 Nguồn: FAOSTAT © FAO Statistics Division 2014 Cây lúa được trồng ở vùng sông James, Virginia, Hoa Kỳ khoảng năm 1646, đến năm 1685 nó được trồng lần đầu tiên ở vùng thuộc địa Nam Carolina. Giống lúa “Carolina Goal” được đưa vào miền Nam Carolina, trong một cơn bão bắt buộc một chuyến tàu của Anh khởi hành từ Madagasca phải tìm nơi ẩn náu ở Chalesson. Trước khi rời cảng, người thuyền trưởng đã đưa cho cư dân vùng này khoảng 5kg giống lúa và khởi đầu cho nghề trồng lúa ở Carolina. Năm 1718 lúa được đưa vào trồng ở Louisiana mhưng đến năm 1887 cây lúa mới được coi trọng. Sản xuất hàng hóa ở thung lũng Sacramento, Calfornia bắt đầu vào năm 1912. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế thì hiện nay trên thế giới có khoảng 114 nước trồng lúa, được phân bố từ 53 vĩ độ Bắc đến 35 vĩ độ Nam. Trong đó vùng phân bố chủ yếu là Châu Á từ 30 vĩ độ Bắc đến 10 vĩ độ Nam, sản xuất khoảng 90% tổng sản lượng và Châu Á cũng là khu vực tiêu thụ khoảng 90% sản lượng gạo sản xuất toàn khu vực. Các nước ở Châu Phi, Châu Mỹ Latinh chưa cung cấp đủ lương thực trong nước nên tình trạng thiếu đói vẫn xảy ra hàng năm. 2) Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam Nằm gần giữa vùng Đông Nam Châu Á, khí hậu nhiệt đới gió Mùa, đặc biệt là lượng bức xạ mặt trời cao - Việt Nam rất thích hợp với sự phát triển của cây lúa. Với nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn có lượng phù sa bồi đắp, tương đối bằng phẳng và màu mỡ từ Bắc tới Nam (đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long…) cùng một loạt châu thổ nhỏ hẹp ở ven sông, ven biển miền Trung. Cũng giống như các đồng bằng của các nước Đông Nam Á khác, đồng bằng châu thổ Việt Nam đều được dùng trong sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa. Chính vì thế, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Việt Nam có thể là cái nôi hình thành cây lúa nước, từ lâu nó đã trở thành cây lương thực chủ yếu và có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế nước ta. Bảng 1.2. Diện tích gieo trồng, năng suất lúa và sản lượng lúa ở Việt Nam (2004-2014) Lúa cả năm Năm Diện tích Năng suất Sản lượng (1.000 ha) (tạ/ha) (1.000 tấn) 2004 7.328,0 48,6 35.700,1 2005 7.329,2 48,9 35.800,0 2006 7.324,8 48,9 35.800,0 2007 7.207,4 49,9 35.900,0 2008 7.414,3 52,5 38.700,0 2009 7.437,2 52,4 38.950,2 2010 7.489,4 53,4 40.005,6 2011 7.655,4 55,3 42.398,5 2012 7.761,2 56,3 43.737,8 2013 7.899,4 55,7 44.076,1 (Nguồn: FAOSTAT, USDA (*), 2015) Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở nước ta là 4,5 triệu ha, năng suất trung bình đạt 1,3 tấn/ha, sản lượng đạt 5,4 triệu tấn. Sở dĩ năng suất lúa thấp như vậy là do trình độ kỹ thuật lạc hậu, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên. Từ những năm 60 trở đi, do dân số ngày càng tăng dẫn tới nhu cầu lương thực ngày càng lớn trong khi diện tích đất nông nghiệp có phần bị thu hẹp. Vì vậy việc cung cấp đủ lương thực cho dân số ngày một tăng thực sự là một thách thức lớn. Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như việc sử dụng các giống lúa mới năng suất cao, thay đổi cơ cấu Mùa vụ, cải tạo đất, xây dựng hệ thống thuỷ lợi…dẫn tới năng suất lúa tăng đáng kể trong những năm gần đây. Ngày nay, cây lúa là một trong những cây trồng quan trọng hàng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 đầu trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta, nó không chỉ cung cấp lương thực cho người dân mà còn là cây trồng có giá trị xuất khẩu đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu của Việt Nam trong những năm tới là coi trọng an ninh lương thực mà chủ yếu là dựa vào sản xuất lúa, tiếp tục phát triển sản xuất những giống lúa cho năng suất cao ở những vùng đặc biệt khó khăn về lương thực. Nhưng trên phạm vi cả nước - đặc biệt những vựa lúa chính cần phải chuyển mạnh sang sản xuất lúa gạo có chất lượng cao, tạo ra những sản phẩm gạo có giá trị thặng dư cao nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng lúa. Tính đến năm 1939, ở Việt Nam có 2.450.000 ha, sản xuất được 2.407.000 tấn thóc, năng suất trung bình cả 2 miền xấp xỉ 13 tạ/ha. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, sản xuất lúa tại miền Bắc chủ yếu để tiêu thụ nội địa, ở miền Nam tiếp tục xuất khẩu nhưng không đáng kể (bình quân từ 1954-1960 khoảng 200.000 tấn). Bình quân năng suất lúa theo từng giai đoạn 5 năm ở Việt Nam tăng rất nhanh từ sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Trước năm 1975 năng suất lúa chỉ đạt khoảng 1,83 tấn/ha. Sau năm 1975 nhờ độc lập và thống nhất đất nước, những thay đổi về chính sách của nhà nước đã giúp nông dân đầu tư nhiều hơn vào sản xuất lúa gạo, năng suất lúa gạo tăng hàng năm. Giai đoạn 1979-1984 năng suất lúa đạt hơn 2 tấn/ha, đến giai đoạn 1990-1994 năng suất đạt 3 tấn/ha. Năng suất lúa liên tục tăng và đạt gần 4 tấn/ha trong giai đoạn 1995-1999. Giai đoạn 2000-2004 năng suất lúa bình quân đạt 4,5 tấn/ha. Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lúa lai vào những năm 1980, tại viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long... Nguồn vật liệu để nghiên cứu chủ yếu nhập từ Viện lúa quốc tế IRRI. Năng suất sản xuất hạt giống lúa lai bình quân đạt 2,3 tạ/ha, có những nơi đạt tới 3 - 3,5 tấn/. Đặc biệt việc sản xuất hạt lai tại một số tỉnh ở Nam Trung bộ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; ở đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Long An với kỹ thuật mới là cấy dòng bố, gieo thẳng dòng mẹ, năng suất đạt trên 30 tạ/ha có điểm đạt 40 tạ/ha, đánh dấu sự tiến bộ mới trong sản xuất hạt giống. Tổng sản lượng hạt giống sản xuất trong nước năm 2009 đạt 4.330 tấn. Kế hoạch năm 2010, diện tích sản xuất hạt lai F1 sẽ tăng lên 2.200 ha, sản lượng đạt 6.000 tấn, đáp ứng được khoảng 25% so với tổng nhu cầu giống lúa lai cả nước. Sản xuất lúa lai thương phẩm tại Việt Nam đã tăng nhanh chóng về diện tích và năng suất. Từ 615.000 ha vào năm 2005, đến năm 2009 diện tích lúa lai thương phẩm đã đạt 727.854 ha trong đó vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là: 230.043 ha; Bắc Trung bộ: 207.220 ha; miền Núi phía Bắc: 200.766 ha; Nam Trung bộ: 15.791 ha; Tây PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Nguyên: 10.126 ha; đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): 45.717 ha và Đông Nam bộ: 153 ha. Việc phát triển lúa lai vào ĐBSCL mở ra một hướng sản xuất mới, thay đổi tập quán canh tác, đặc biệt giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ trên 1 ha, đẩy nhanh sản lượng thóc ở vùng sản xuất hàng hóa rộng lớn của cả nước. Kết hoạch năm 2010, diện tích lúa lai thương phẩm của nước ta sẽ đạt 775.200 ha. Diện tích lúa lai thương phẩm của miền Bắc từ 655.987 ha sẽ tăng lên 750.000 ha; miền Nam từ 71.787 ha, tăng lên 85.200 ha . Năng suất lúa lai thương phẩm đạt bình quân 62,0 đến 63,0 tạ/ha/vụ. Trong vụ Xuân tại các tỉnh ĐBSH, năng suất đạt xấp xỉ 70,0 tạ/ha, có nơi đạt 72,0 - 75,0 tạ/ha trên diện rộng như: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương. Năng suất vượt so với lúa thuần khoảng 1,0 - 1,5 tấn/ha. Tại các tỉnh Trung du, miền Núi phía Bắc, năng suất bình quân 58,1 ta/ha, cao hơn lúa thuần 6,0 tạ/ha. Các tỉnh Bắc Trung bộ đạt 68,7 tạ/ha, cao hơn năng suất lúa thuần 11,1 tạ/ha. Hiện nay giống lúa lai được gieo trồng phổ biến chủ yếu là giống lúa lai nhập nội như: Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, Nhị ưu 986, Dưu 527, Dưu 6511, Khải phong số 1, Khải phong số 7, Q ưu số 1, Q ưu số 6, Syn 6, Thục hưng 6, CNR36, N ưu 69, Phú ưu số 1, Phú ưu số 4, Phú ưu 978, Nghi hương 2308, Vân Quang 14, đại dương 1, Bio404, BTE-1, Quốc hào 1, Thiên nguyên ưu 9, Thiên nhị ưu 16, Vân quang 14... Các giống phản ứng ánh sáng như Bác ưu 253, Bác ưu 903, Bác ưu 64 gần đây bị nhiễm bạc lá nặng, diện tích thu hẹp nhanh và đã được thay bằng một số giống mới như: Bắc ưu 903 KBL, Bác ưu 025... Các giống được chọn tạo trong nước như: Việt lai 20, Việt lai 24, TH3-3, TH3-4, TH3-5, HYT100, HYT103, LC25, HC1... cũng đang nhanh chóng mở rộng trong sản xuất vì có các ưu thế như thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất khá, cơm ngon, đặc biệt là sản xuất hạt giống F1 cho năng suất cao, góp phần hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các giống lúa lai nhập nội. Gần 20 năm nghiên cứu phát triển lúa lai, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định về chọn tạo giống, hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất giống và mở rộng sản xuất các giống lúa lai. Xuất phát từ những vấn đề đã nêu trên, Chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu tuyển chọn các tổ hợp lúa lai hai dòng mới có năng suất cao, chất lượng tốt là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, làm phong phú bộ giống lúa lai 2 dòng phục vụ sản suất, đóng góp cho sự nghiệp phát triển lúa lai ở Việt Nam. 3) Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, cũng giống như các tỉnh khác ở miền Trung, sản xuất nông nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán bão lụt thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng cây trồng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 Trước năm 2000, sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Ngãi cũng thực hiện chế độ canh tác 3 vụ lúa/năm, dẫn đến khai thác đất cạn kiệt, trên đồng ruộng luôn có nhiều trà lúa đan xen nhau tạo điều kiện cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh, tích lũy nguồn gây hại, làm cho năng suất lúa thấp, bấp bênh, không ổn định. Nhưng sau năm 2000 hầu hết đã chuyển thành sản xuất 2 vụ lúa/năm đã giảm rất nhiều sâu bệnh hại và cho năng suất tăng lên. Trong những năm gần đây sản xuất lúa ở Quảng Ngãi đạt năng suất rất cao so với khu vực Miền Trung - Tây nguyên. Sở dĩ có được thành công đó, trước hết phải kể đến sự ưu đãi của thiên nhiên đối với vùng này là hàng năm đều có ngập lụt nên mang một lượng lớn phù sa bồi đắp, mặt khác là do phương thức canh tác của người dân nơi đây ngày một tiên tiến, họ đã có ý thức và mối quan tâm đến đến nghề trồng lúa, coi cây lúa là một loại cây trồng chính mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên có một số khó khăn mà sản xuất lúa ở vùng này phải đối mặt đặc biệt là thời tiết khí hậu, thường xuyên xảy ra lũ lụt lớn, hạn hán ở các vùng trong năm. Chính vì vậy thời vụ trồng ở đây đòi hỏi khá khắt khe, vụ Đông Xuân thường phải gieo cấy sớm để kịp thời sản xuất vụ Hè Thu tránh gió bão, thiên tai tới sớm. Trong nhưng năm qua cùng với cả nước, Quảng Ngãi đã từng bước chuyển mình đi lên nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Các Trung tâm, các Viện nghiên cứu, Công ty giống cây trồng đã triển khai nghiên cứu, khảo nghiệm và đã tìm ra những bộ giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ cho Quảng Ngãi và khu vực Miền Trung -Tây Nguyên. Tình hình sản xuất lúa ở Quảng Ngãi thể hiện qua bảng 1.3. Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2015 . Lúa cả năm Năm Diện tích Năng suất Sản lượng (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 2009 72,5 51,0 3697,50 2010 72,7 53,8 3911,62 2011 72,5 52,5 3806,25 2012 73,5 55,3 4064,55 2013 74,8 55,1 4121,48 2014 75,4 57,6 4343,04 2015 75,4 56,6 4267,64 (Nguồn: Tổng cục thống kê 2015) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 1.4. Các kết quả nghiên cứu sâu, bệnh hại lúa trên Thế giới và Việt Nam 1) Các kết quả nghiên cứu sâu, bệnh hại lúa trên Thế giới Trên Thế giới có hơn 800 loài sâu hại lúa (Dale, 1994; Kiritani, 1979). Đông Nam Á đã phát hiện được khoảng hơn 100 loài (Norton và cs, 1990). Ở Trung Quốc đã phát hiện hơn 200 loài (Chiu, 1980; Li, 1982). Tuy nhiên trong số đó chỉ có một số ít loài gây hại nặng cho cây lúa, còn đa số không gây hại hoặc ít gây hại. Số loài gây hại giữa các vùng không giống nhau. Các nước trồng lúa khác nhau thì loài sâu hại chính cũng khác nhau. Ở châu Á có tới 20 loài sâu hại chính, ở châu Úc chỉ có 9 loài, châu Mỹ là 13 loài và châu Phi có 15 loài. Đa số các loài còn lại ít gây hại hoặc gây hại không đáng kể (Kiritani, 1979). Ở Ấn Độ có 4 loài sâu hại chính đó là sâu đục thân hai chấm, rầy nâu, rầy xanh đuôi đen và sâu năn (Nagarajan, 1994). Theo Chiu, 1980 ở Trung Quốc có 7 loài gây hại chính là: Sâu đục thân 2 chấm, sâu đục thân 5 vạch, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, sâu năn và bọ trĩ. Ở Nhật Bản có các loài sâu đục thân 2 chấm, sâu đục thân 5 vạch, rầy nâu, rầy xanh đuôi đen... (Karitani, 1979). Số lượng sâu gây hại chính phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng có khoảng 22 loài, giai đoạn làm đòng đến trỗ khoảng 8 loài và giai đoạn chín chỉ có 3 – 4 loài (Norton và cs, 1990). Nhiều loài dịch hại trên cây lúa làm giảm năng suất hoặc giá trị hạt gạo. Dịch hại lúa bao gồm nhiều loài như cỏ dại, côn trùng, nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, ốc (ốc bươu vàng), động vật gặm nhấm, và các loài chim. Một loạt các yếu tố có thể góp phần tạo sự bộc phát dịch hại, bao gồm cả việc lạm dụng thuốc trừ sâu, tưới tiêu không phù hợp, dùng phân bón hóa học với liều lượng cao, đặc biệt là phân đạm. Hiện nay, quản lý dịch hại lúa bao gồm các kỹ thuật tổng hợp, giống kháng sâu bệnh, điều khiển hệ sinh thái và cuối cùng là dùng thuốc bảo vệ thực vật. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã chứng minh trong năm 1993 giảm 87,5% trong việc sử dụng thuốc trừ sâu có thể dẫn đến giảm tổng thể với số lượng dịch hại. IRRI cũng tiến hành hai chiến dịch vào năm 1994 và 2003, khuyến khích sử dụng thuốc trừ dịch hại hợp lý và quản lý dịch hại thông minh hơn ở Việt Nam . Các nhà khoa học đang cố gắng để phát triển kỹ thuật quản lý dịch hại trên cây lúa theo quy trình canh tác bền vững. 2) Các kết quả nghiên cứu sâu, bệnh hại lúa ở Việt Nam Theo tính toán của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới (FAO) thì hàng năm sâu bệnh làm mất từ 15 – 30% tổng sản lượng nông nghiệp trên thế giới. Ở nhiều nước tỷ lệ này cao hơn, có trường hợp lên đến 50%. Riêng đối với lúa và ngũ cốc, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 hàng năm trên thế giới thiệt hại do sâu bệnh gây hại đạt đến 100 triệu tấn, số lương thực này đủ để nuôi 450 triệu người ăn trong một năm, sâu hại là một trong những nguyên nhân gây nên thiệt hại trên. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lịch sử trồng lúa lâu đời, địa hình rừng núi phân cách, kéo dài, mùa vụ nối tiếp nhau liên tục đã tạo cho Việt Nam hệ thực vật phong phú, đa dạng, từ đó cũng tạo điều kiện cho côn trùng nông nghiệp phong phú về chủng loại. Ở Việt Nam, thành phần sâu hại lúa và các đối tượng gây hại chính trên cây lúa được đề cập đến trong Giáo trình Côn trùng nông nghiệp (2004) và trong những nghiên cứu của Cục BVTV (1995), Nguyễn Công Thuật (1996), trung tâm BVTV phía Bắc (2005, 2006). - Về sâu hại: Theo PGS. Nguyễn Công Thuật ở phía Bắc điều tra cơ bản (1967 – 1968), đã phát hiện có 88 loài sâu hại lúa, còn ở miền Nam (1977 – 1979) đã phát hiện được 78 loài, trong đó có 6 loài gây hại chủ yếu như: rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân bướm 2 chấm, bọ xít dài, sâu năn, sâu phao và 15 loại gây hại thứ yếu. Theo Ths. Lê Văn Hai qua nhiều nghiên cứu điều tra sâu hại lúa vùng đàm phá tại Thừa Thiên Huế đã xác định được 6 loài sâu hại chính đó là: sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, sâu năn, bọ xít dài, châu chấu lúa, bọ xít xanh, trong đó sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít lúa và sâu năn là phổ biến nhất. Thành phần sâu hại lúa ở Việt Nam còn được một số tác giả khác công bố, trong đó có công trình nghiên cứu của Phạm Văn Lầm tổng hợp tất cả các tài liệu đã công bố và chỉ ra rằng: ở Việt Nam có 133 loài côn trùng và nhện nhỏ (thuộc 90 giống, 33 họ của 8 bộ côn trùng và nhện nhỏ) gây hại trên cây lúa (Phạm Văn Lầm, 2000). Trong tổng số 133 loài đó chỉ có khoảng trên 40 loài thường xuyên xuất hiện trên cây lúa và chỉ có một số loài gây hại chính là rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít dài, bọ trĩ, sâu năn... (Phạm Văn Lầm, 2000). - Về bệnh hại: Bệnh hại thực vật ngày càng được quan tâm nhiều bởi vì tác hại nghiêm trọng của bệnh gây ra. Bệnh không chỉ làm giảm năng suất, sản lượng, giá trị dinh dưỡng sản phẩm nông nghiệp mà còn gây hại đến môi trường và nhiễm độc thực phẩm. Sơ kết tình hình dịch hại chủ yếu trên lúa trong năm 2014 của Cục Bảo vệ thực vật, chi tiết như sau: - Sâu cuốn lá nhỏ: Tổng diện tích nhiễm 1.073 ngàn ha, tăng 49% so với năm 2013, diện tích nhiễm nặng 489,7 ngàn ha, tăng hơn 2 lần so với năm 2013. Sâu phát sinh gây hại chủ yếu vụ Hè Thu – Mùa tại các tỉnh phía Bắc. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 346 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 288 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 349 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 178 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 148 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 38 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 61 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 52 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 134 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 69 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn