intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng trừ cỏ lồng vực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor tại Quảng Nam

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:150

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nghiên cứu là xác định tình trạng gây hại, biện pháp phòng trừ cỏ dại hại lúa tại tỉnh Quảng Nam và tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng trừ cỏ lồng vực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor tại Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƢƠNG MINH TÂM ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CỎ DẠI HẠI LÚA VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TRỪ CỎ LỒNG VỰC CỦA THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT PRETILACHLOR TẠI QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƢƠNG MINH TÂM ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CỎ DẠI HẠI LÚA VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TRỪ CỎ LỒNG VỰC CỦA THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT PRETILACHLOR TẠI QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8.62.01.10 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VĨNH TRƢỜNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN GS.TS. TRẦN ĐĂNG HÒA HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng trừ cỏ lồng vực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor tại Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và thu đƣợc trong luận văn đều trung thực và chƣa đƣợc công bố. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đƣợc ghi rõ nguồn gốc theo quy định. Huế, ngày 07 tháng 7 năm 2018 Tác giả Lƣơng Minh Tâm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành báo cáo này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi còn may mắn nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Đầu tiên, cho tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã là chỗ dựa vững chắc để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và thực hiện các nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu Trƣờng đại học Nông Lâm - Đại học Huế, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học đã tạo những điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trƣờng, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi, đã tận tình chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các anh, chị em cán bộ của Chi cục Trồng trọt và BVTV Quảng Nam, Trạm Trồng trọt và BVTV các huyện: Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc, Thăng Bình, Phú Ninh và Núi Thành đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi thực hiện tốt các nội dung của đề tài. Tôi gửi lời cảm ơn đến gia đình anh Ung Nho Phong đã tạo điều kiện về địa điểm để tôi bố trí các nghiên cứu đồng ruộng; các em sinh viên của Trƣờng Đại học Nông lâm - Đại học Huế, Trƣờng Đại học Quảng Nam đã hỗ trợ tôi trong việc thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài này. Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến bạn bè thân thiết và gia đình của mình, đây là nguồn động viên và cũng là chỗ dựa tinh thần, luôn quan tâm, giúp đỡ tôi những lúc khó khăn. Do thời gian còn hạn hẹp, kinh nghiệm còn ít nên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài không thể tránh đƣợc những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo cùng bạn đọc để khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 07 tháng 7 năm 2018 Học viên thực hiện Lƣơng Minh Tâm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Lúa là loại lƣơng thực quan trọng trong những bữa ăn hằng ngày của hàng tỷ ngƣời ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Hiện tại, Việt Nam là quốc gia có sản lƣợng gạo xuất khẩu hằng năm đứng thứ 2 trên thế giới. Ở Quảng Nam, lúa là cây trồng có diện tích và sản lƣợng lớn nhất, với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông và lúa là cây trồng có đóng góp quan trọng đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Tuy nhiên, sản xuất lúa tại Quảng Nam trong những năm qua cũng bị nhiều tác động của điều kiện thời tiết, sự chuyển dịch cơ cấu lao động và đặc biệt là dịch hại. Trong đó, cỏ dại là một trong những dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa. Kết quả điều tra từ việc phỏng vấn nông dân và cán bộ làm công tác quản lý, chúng tôi nhận thấy hầu hết nông dân tham gia làm ruộng lúa nƣớc là nam giới, có trình độ từ tiểu học trở lên, cao nhất là THCS. Điều kiện kinh tế của các hộ sản xuất ở mức trung bình trở lên, có kinh nghiệm trồng lúa, am hiểu kỹ thuật canh tác. Diện tích lúa trung bình khoảng 0,29 ha/hộ. Hầu hết nông dân cho rằng, cỏ lồng vực là loại cỏ phổ biến nhất trên đồng ruộng và thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor đƣợc sử dụng với tần suất 1-2 lần/vụ, trong thời gian trên 20 năm qua. Hiện tại, hiệu quả trừ cỏ của loại thuốc này là không cao, nguyên nhân chủ yếu là do chƣa thực hiện tốt chế độ nƣớc tƣới. Kết quả điều tra tình hình cỏ dại trên ruộng lúa tại Quảng Nam cho thấy, thành phần cỏ dại trên ruộng lúa rất phong phú, bao gồm 23 loài gây hại thuộc 13 họ, các loại phổ biến nhất là lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ lác, cỏ chác, rau bợ, rau mƣơng, bèo, rau dừa,… với thành phần cỏ phong phú sẽ khó khăn cho việc phòng trừ bằng biện pháp hóa học, bởi khó có một loại thuốc hay hoạt chất nào có thể trừ hết tất cả các loại cỏ trên một diện tích lớn. Nghiên cứu tính kháng thuốc cỏ trong phòng thí nghiệm và nhà lƣới của 16 quần thể cỏ dại thu thập ở Quảng Nam với phƣơng pháp chủ yếu là xử lý hạt cỏ trong dung dịch H2SO4 đậm đặc trong thời gian 15- 20 phút, sau đó ngâm vào nƣớc 24 giờ, tiến hành gieo 10 hạt/đĩa peptri với 3 lớp giấy thấm, sau 1-3 giờ tiến hành quan sát. Chúng tôi tiến hành gieo hạt cỏ vào khay có kích thƣớc 40 x 50cm, sau đó phun thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor theo nồng độ khuyến cáo (0,3kg a.i/ha), quan sát khả năng nảy mầm của hạt cỏ sau 15 ngày. Kết quả xác định đƣợc 6 quần thể cỏ tại Duy Phú, Nam Phƣớc, Điện Minh, Điện Nam Đông, Bình An và Quế Xuân đang hình thành tính kháng. Thí nghiệm tại đồng ruộng bằng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor với liều lƣợng 0,5, 1,0, 1,5 và 2,0 nồng độ khuyến cáo, sau 14 ngày theo dõi hiệu lực trừ cỏ tăng dần khi tăng nồng độ thuốc. Kết quả so sánh năng suất giữa có và không phun thuốc trừ cỏ, năng suất lúa khi không sử dụng thuốc trừ cỏ giảm 12,3%. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................................................ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................................2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ..................................................................2 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC............................................................................................ 2 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ...........................................................................................2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4 1.1.1. Tầm quan trọng và giá trị kinh tế của cây lúa ........................................................4 1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới .....................................................7 1.1.3. Tình hình nghiên cứu cỏ dại hại cây lúa trên thế giới ..........................................13 1.1.4. Đặc tính của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachor ..........................................23 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................................. 24 1.2.1. Thực trạng sản xuất lúa gạo Việt Nam ................................................................ 24 1.2.2. Tình hình nghiên cứu cỏ dại trên cây lúa Việt Nam ............................................28 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............41 2.1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................41 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 41 2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 41 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................41 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................41 2.3.1. Điều tra tình hình và biện pháp phòng trừ cỏ dại lúa ở Quảng Nam. .................41 2.3.2. Phƣơng pháp điều tra thành phần cỏ dại .............................................................. 42 2.3.3. Nghiên cứu tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực hại lúa......................................................................................................................42 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................50 3.1. TÌNH HÌNH CANH TÁC LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................................................................................................... 50 3.1.1. Đặc điểm của các hộ canh tác cây trồng tại Quảng Nam ....................................50 3.1.2. Tình hình cỏ dại và biện pháp ph ng trừ cỏ dại hại lúa ở Quảng Nam...............53 3.1.3. Đánh giá khả năng gây hại của cỏ lồng vực đối với lúa sạ ở Quảng Nam..........64 3.1.4. Công tác tuyên truyền hƣớng dẫn về sử dụng thuốc trừ cỏ cho nông dân ..............65 3.1.5. Hoạt động quản lý của cơ quan với các đại lý kinh doanh thuốc trừ cỏ ..............67 3.1.6. Kết quả phân tích chất lƣợng thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam .................................70 3.2. THÀNH PHẦN CỎ DẠI HẠI LÚA Ở QUẢNG NAM .........................................71 3.2.1. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ trƣớc khi gieo sạ .....................71 3.2.2. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh ........73 3.2.3. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ trƣớc khi thu hoạch .................75 3.3. NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC TRỪ CỎ CHỨA HOẠT CHẤT PRETILACHLOR ĐỐI VỚI CỎ LỒNG VỰC Ở QUẢNG NAM ............................... 77 3.3.1. Nghiên cứu xác định tính kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực tại tỉnh Quảng Nam trong phòng thí nghiệm .........................................................................................77 3.3.2. Nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ dại ở Quảng Nam trên đồng ruộng ............................................................. 81 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 89 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................89 2. ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 91 PHỤ LỤC ......................................................................................................................94 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Cụm từ 1 BVTV Bảo vệ thực vật 2 CQQL Cơ quan quản lý 3 CT Công thức 4 FAO Tổ chức lƣơng thực thế giới 5 GDP Tổng sản phẩm nội địa 6 HTX NN Hợp tác xã nông nghiệp 7 IPM Hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp 8 IWM Quản lý tích hợp các cỏ dại 9 KHCN Khoa học công nghệ 10 KHKT Khoa học kỹ thuật 11 MĐGH Mức độ gây hại 12 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 13 NSS Ngày sau sạ 14 TNHH MVT Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 15 TĐVH Trình độ văn hóa 16 THCS Trung học cơ sở 17 THPT Trung học phổ thông 18 UBND Ủy ban nhân dân 19 USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ 20 VFA Hiệp hội lƣơng thực Việt Nam PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần hóa học của lúa gạo so với 3 loại hạt ngũ cốc ............................. 4 Bảng 1.2. Thị trƣờng giá gạo Việt Nam và thế giới năm 2017........................................6 Bảng 1.3. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2017 .........................................7 Bảng 1.4. Quan hệ giữa mật độ cỏ mật độ cây trồng và tổn thất năng suất lúa .............14 Bảng 1.5. Ảnh hƣởng đến năng suất lúa một số loài cỏ dại...........................................15 Bảng 1.6. Mật độ cỏ và tỉ lệ năng suất lúa .....................................................................15 Bảng 1.7. Cạnh tranh cỏ dại và tỷ lệ năng suất lúa .......................................................15 Bảng 1.8. Ảnh hƣởng của các loại cỏ tới năng suất lúa IR38 ........................................16 Bảng 1.9. Tình hình sản xuất lúa ở nƣớc ta từ năm 2007 đến 2016 ............................. 25 Bảng 1.10. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của tốp các nƣớc đứng đầu thế giới năm 2016 .......................................................................................................................26 Bảng 1.11. Thống kê tình hình sản xuất lúa gạo ở Quảng Nam....................................28 Bảng 2.1. Địa điểm thu thập mẫu cỏ lồng vực ở Quảng Nam ......................................43 Bảng 2.2. Công thức thí nghiệm đánh giá tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ lồng vực .................................................................................................................................45 Bảng 2.3. Các công thức thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trừ cỏ các quần thể cỏ dại .....................................................................................................47 Bảng 3.1. Đặc điểm các nông hộ canh tác lúa ở Quảng Nam .......................................50 Bảng 3.2. Diện tích, năng suất cây trồng chính tại Quảng Nam ...................................52 Bảng 3.3. Thành phần và mức độ phổ biến của các loại cỏ dại trên ruộng lúa .............53 Bảng 3.4. Địa hình canh tác lúa thích hợp cho cỏ lồng vực phát triển trên ruộng lúa tại Quảng Nam ....................................................................................................................54 Bảng 3.5.Biện pháp phòng trừ cỏ dại ............................................................................55 Bảng 3.6. Số lần sử dụng thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam .................................................56 Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng các loại thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam .....................................58 Bảng 3.8. Thời gian sử dụng các loại thuốc trừ cỏ phổ biến tại Quảng Nam ...............59 Bảng 3.9. Mức độ hiệu quả và hiểu biết trong việc sử dụng thuốc trừ cỏ của nông dân........................................................................................................................ 60 Bảng 3.10. Kinh nghiệm trừ cỏ của nông dân ở Quảng Nam .......................................61 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii Bảng 3.11. Ý kiến của nông dân về chiều hƣớng hiệu quả của thuốc Sofit đối với cỏ lồng vực ở Quảng Nam..................................................................................................62 Bảng 3.12. Thời gian và hiệu quả luân phiên các loại thuốc trừ cỏ .............................. 63 Bảng 3.13. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mật độ cỏ dại sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ .....64 Bảng 3.14. Sự phát triển của cỏ dại trên ruộng lúa sau khi sử dụng thuốc tại Quảng Nam ....................................................................................................... 65 Bảng 3.15. Hình thức tập huấn của cán bộ quản lý tại Quảng Nam .............................. 66 Bảng 3.16. Phƣơng tiện truyền đạt thông tin của cán bộ quản lý tại tỉnh Quảng Nam .66 Bảng 3.17. Số lƣợng sản phẩm thuốc trừ cỏ chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ........67 Bảng 3.18. Sự lựa chọn và xu hƣớng mua thuốc trừ cỏ trong những năm gần đây ......68 Bảng 3.19. Ý kiến đề xuất của cán bộ quản lý về cung ứng thuốc trừ cỏ ở Quảng Nam ...................................................................................................................... 69 Bảng 3.20: Kết quả phân tích chất lƣợng thuốc cỏ ở Quảng Nam qua các năm ..........70 Bảng 3.21. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ dại trên đồng ruộng trƣớc khi làm đất gieo sạ vụ Đông Xuân 2017-2018 .............................................................. 72 Bảng 3.22. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ chính trên ruộng lúa giai đoạn đẻ nhánh ở Quảng Nam vụ Đông Xuân 2017-2018. ..............................................74 Bảng 3.23. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ thuộc các nhóm cỏ chính trên đồng ruộng trong giại đoạntrƣớc thu hoạch vụ Đông Xuân 2017 - 2018 ................76 Bảng 3.24. Tỉ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam sau xử lý thuốc trừ có có chứa hoạt chất pretilachlor ....................................................................78 Bảng 3.25. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Pretilachlor đối với các quần thể cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam ................................................................................80 Bảng 3.26: Tỷ lệ sống của cỏ lồng vực sau khi xử lý thuốc qua các công thức thí nghiệm ........................................................................................................................... 82 Bảng 3.27. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor của cỏ lồng vực ở Quảng Nam ......................................................................................84 Bảng 3.28. Hiệu lực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với quần thể cỏ lồng vực và cỏ khác trên ruộng lúa sạ sau khi xử lý ..................................................................85 Bảng 3.29. Ảnh hƣởng của các nồng độ xử lý thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor đến mật độ cỏ dại và năng suất lúa .......................................................................................88 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Giá gạo thế giới từ năm 2013 - 2017 ............................................................... 8 Hình 1.2. Sản lƣợng gạo thế giới từ năm 2013 - 2017 ....................................................8 Hình 1.3. Tình hình tiêu thụ gạo ở Bangladesh và Indonesia năm 2017 ........................9 Hình 1.4. Tình hình tiêu thụ, sản lƣợng và nhập khẩu gạo của châu Phi cận Sahara ...10 Hình 1.5. Tình hình nhập khẩu gạo ở châu Phi và cận Sahara năm 2017 và dự kiến năm 2018 .......................................................................................................................10 Hình 1.6. Tình hình dự trữ gạo thế giới và các nƣớc năm 2017 ...................................11 Hình 1.7. Tình hình nhập khẩu gạo ở một số nƣớc năm 2018 ......................................12 Hình 1.8. Tình hình xuất khẩu gạo ở một số nƣớc năm 2017 .......................................13 Hình 1.9. Cơ chế tác động của thuốc trừ Sofit (pretilachlor) đối với cỏ dại và cây lúa 23 Hình 1.10. Sản lƣợng và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các năm ..................26 Hình 1.11. Các thị trƣờng xuất khẩu gạo chính của Việt Nam năm 2016 .....................27 Hình 3.1. Số lần sử dụng thuốc trừ cỏ cho lúa tại Quảng Nam .....................................56 Hình 3.2. Ý kiến của nông dân về chiều hƣớng hiệu quả của thuốc Sofit đối với cỏ lồng vực ở Quảng Nam ............................................................................................. 62 Hình 3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mật độ cỏ dại trên ruộng lúa sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ tại Quảng Nam .......................................................................................... 64 Hình 3.4. Số lƣợng sản phẩm thuốc trừ cỏ chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ..........67 Hình 3.5. Tỉ lệ sống của các quần thể hạt cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam sau xử lý thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor. ...................................................................79 Hình 3.6. Mức độ kháng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor đối với các quần thể cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam ................................................................................81 Hình 3.7. Tỷ lệ sống của cỏ lồng vực sau khi xử lý thuốc qua các công thức thí nghiệm.............................................................................................................. 83 Hình 3.8. Hiệu lực của thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với quần thể cỏ lồng vực và cỏ khác trên ruộng lúa sạ sau khi xử lý .............................................................. 86 Hình 3.9. Năng suất lúa trên các công thức thí nghiệm với các nồng độ xử lý thuốc trừ cỏ hoạt chất pretilachlor ................................................................................................ 88 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lƣơng thực chính của hơn một nửa dân số thế giới, tập trung tại các nƣớc châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Lúa gạo có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực và ổn định xã hội. Thế giới đang có nguy cơ thiếu hụt lƣơng thực do dân số tăng nhanh, biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng nghiêm trọng: tình trạng nắng nóng, khô hạn kéo dài, bão lụt..., quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh đã làm giảm đáng kể diện tích sản xuất lúa. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu lúa đứng thứ hai thế giới. Giá trị kinh tế của cây lúa không chỉ làm lƣơng thực cho con ngƣời, thức ăn cho gia súc, gia cầm, mà nó còn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau nhƣ: Công nghệ dƣợc phẩm, công nghiệp chế biến bia, rƣợu, cồn, sơn, mỹ phẩm, xà phòng… Ngoài ra, còn có sản phẩm phụ (rơm, rạ) dùng trong sản xuất giấy, nấm ăn, nấm dƣợc liệu, phân hữu cơ, biochar và là nguồn thức ăn không thể thiếu cho ngành chăn nuôi. Tuy vậy, một vấn đề đặt ra là ngƣời sản xuất lúa gạo phải làm sao cho năng suất cao nhất đó là trở ngại, băn khoăn hiện nay. Dù biết rằng năng suất lúa đƣợc quyết định bởi bốn yếu tố chính là giống, phân bón, nguồn nƣớc và khâu chăm sóc, cùng với mức độ thâm canh cao, tăng mùa vụ thì sự xuất hiện dịch hại ngày càng nghiêm trọng, nhất là cỏ dại ngày càng khó phòng trừ. Cỏ dại đƣợc xem là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa, cùng với sâu hại, bệnh hại và chuột. Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, dinh dƣỡng và nƣớc với cây lúa, là nơi trú ngụ, lƣu tồn và lan truyền nhiều loại sâu, bệnh hại khác nguy hiểm. Cỏ dại cũng là nơi trú ẩn của chuột phá hại lúa. Hạt cỏ lẫn trong lúa sau thu hoạch làm giảm chất lƣợng và giá trị của lúa gạo. Thiệt hại do cỏ dại gây đối với lúa là rất lớn. Theo thống kê ở các nƣớc trồng lúa châu Á, cỏ dại có thể làm giảm tới 60% năng suất lúa, trong đó nhóm cỏ chác lác chiếm trên 50% thiệt hại (Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng, 1999). Ở nƣớc ta có nhiều yếu tố làm ảnh hƣởng đến năng suất lúa, trong đó thiệt hại do cỏ dại là một trong những nhân tố chính. Trung bình cỏ dại làm giảm năng suất lúa sạ khoảng 46% (Dƣơng Văn Chín, 2000). Việc quản lý cỏ dại trên ruộng lúa đã đƣợc các nhà khoa học nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhằm góp phần khắc phục thiệt hại về năng suất cho nhiều vùng trồng lúa khác nhau. Những năm gần đây, cỏ dại trên ruộng lúa đã trở thành một trong những dịch hại quan trọng nhất tại Việt Nam nói chung và ở các tỉnh miền Trung nói riêng. Ở Quảng Nam cỏ dại trên ruộng lúa hầu nhƣ khó kiểm soát triệt để, điều này hằng năm đã làm ảnh hƣởng đến năng suất đáng kể. Toàn tỉnh diện tích lúa cả năm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 khoảng 42.000 ha/năm, nơi đây có điều kiện về đất đai, con ngƣời, khí hậu và có nguồn nƣớc dồi dào, hệ thống thuỷ lợi từ các con sông lớn nhƣ: sông Thu Bồn, sông Vu Gia và các hồ đập lớn nhƣ: Hồ thủy điện Sông Tranh 2, hồ Phú Ninh, hồ Đông Tuyển, hồ Phƣớc Hà,... kết hợp với nhiều hệ thống kênh mƣơng đạt chuẩn đã cung cấp lƣợng nƣớc lớn tƣới tiêu hàng năm đầy đủ, kịp thời nhất tạo điều kiện cho nông dân thâm canh cây lúa nƣớc. Quảng Nam có hai vụ lúa chính trong năm vụ Hè Thu từ tháng 5 đến tháng 9, vụ Đông Xuân từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thời gian triển khai giữa vụ Hè Thu và Đông Xuân dài thuận lợi cho việc chuẩn bị đất, vệ sinh đồng ruộng, giống. Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi vẫn còn có những mặt hạn chế khi tiến hành làm đất cày ải, cách quản lý nguồn nƣớc,…thời gian cho nƣớc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cộng với sự tích lũy mật số cỏ dại trong đất qua nhiều vụ liên tục đã làm cỏ dại ngày càng phát triển mạnh gây thiệt hại đáng kể đến năng suất lúa. Đặc biệt, trong vụ Đông Xuân, cỏ dại phát triển mạnh do khoảng cách thời vụ kéo dài, lƣợng cỏ dại rơi rụng sau thu hoạch lớn nên cỏ mọc lại để gây hại, nên nông dân sử dụng nhiều lần thuốc trừ cỏ (từ 2 đến 3 lần/vụ) làm tăng chi phí ph ng trừ cỏ dại mà hiệu quả không cao. Việc phòng trừ cỏ dại hại lúa ở các tỉnh miền Trung nói chung và tại Quảng Nam nói riêng còn lạm dụng về thuốc trừ cỏ. Đặc biệt thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất pretilachlor đã đƣợc sử dụng tại Quảng Nam cũng trên 20 năm. Quan sát từ thực tiễn sản xuất cho thấy năng suất lúa giảm, tăng chi phí sử dụng thuốc trừ cỏ để phòng trừ, tỉ lệ cỏ dại mọc trong ruộng lúa gia tăng. Điều này đặt ra giả thuyết, liệu các quần thể cỏ dại ở tỉnh Quảng Nam có thể đã làm ảnh hƣởng đến năng suất lúa và phát triển tính kháng thuốc trừ cỏ. Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu Đề tài: “Điều tra tình hình cỏ dại hại lúa và nghiên cứu khả năng kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam” là hết sức cần thiết. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Xác định tình trạng gây hại, biện pháp phòng trừ cỏ dại hại lúa tại tỉnh Quảng Nam và tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor đối với cỏ lồng vực. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học nhằm bổ sung các thông tin về tác hại của cỏ dại và góp thêm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp phòng trừ cỏ dại hại lúa. 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN - Đề tài cung cấp những dẫn liệu nhằm bổ sung các thông tin về việc phòng trừ cỏ dại hại lúa ở tỉnh Quảng Nam. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 - Xác định tính kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất pretilachlor của cỏ lồng vực ở tỉnh Quảng Nam. - Giúp ngƣời dân hiểu nhiều hơn về mối nguy hại từ cỏ dại và cách quản lý cỏ dại hiệu quả nhất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tầm quan trọng và giá trị kinh tế của cây lúa 1.1.1.1. Giá trị dinh dưỡng Gạo là thức ăn giàu dinh dƣỡng, so với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein thấp hơn, nhƣng năng lƣợng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo hơn (Bảng 1.1). Ngoài ra, nếu tính trên đơn vị 1 hecta, gạo cung cấp nhiều calo hơn lúa mì do năng suất lúa cao hơn nhiều so với lúa mì. Bảng 1.1. Thành phần hóa học của lúa gạo so với 3 loại hạt ngũ cốc Chỉ tiêu Gạo lúa Bắp Cao lƣơng Gạo lứt (Tính trên trọng lƣợng khô) mì Protein N x 6,25% 12,3 11,4 9,6 8,5 Chất béo % 2,2 5,7 4,5 2,6 Chất đƣờng bột % 81,1 74,0 67,4 74,8 Chất xơ % 1,2 2,3 4,8 0,9 Tro % 1,6 1,6 3,0 1,6 Năng lƣợng Calo/100g 436 461 447 447 Thiamin (B1) (mg/100g) 0,52 0,37 0,38 0,34 Riboplavin ( B2) (mg/100g) 0,12 0,12 0,15 0,05 Niacin( B3) (mg/100g) 4,3 2,2 3,9 4,7 Fe (mg/100g) 5,0 4,0 10,0 3,0 Zn (mg/100g) 3,0 3,0 2,0 2,0 Lysine ( g/16g N) 2,3 2,5 2,7 3,6 Threonine ( g/16g N) 2,8 3,2 3,3 3,6 Methionine + Cystine ( g/16g N) 3,6 3,9 2,8 3,9 Tryptophan ( g/16g N) 1,0 0,6 1,0 1,1 Nguồn: Mccanco và Widdowson,1960, Khan và Eggum,1978 và Eggum,1979 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5 1.1.1.2. Giá trị sử dụng và thương mại Giá trị sử dụng Ngoài cơm ra, gạo còn dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm môi trƣờng để nuôi cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ,…cất rƣợu, cồn,…Ngƣời ta không thể nào thống kê hết công dụng của nó. Cám hay đúng hơn là các lớp vỏ ngoài của hạt gạo do chứa nhiều protein, chất béo, chất khoáng, vitamin, nhất là vitamin nhóm B, nên đƣợc dùng làm bột dinh dƣỡng trẻ em và điều trị ngƣời bị bệnh phù thủng. Cám là thành phần cơ bản trong thức ăn gia súc, gia cầm và trích lấy dầu ăn,… Trấu ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic,… Giá trị thương mại Trên thị trƣờng thế giới, giá gạo xuất khẩu tính trên đơn vị trọng lƣợng cao hơn rất nhiều so với các loại hạt ngũ cốc khác. Nhìn chung, giá gạo xuất khẩu cao hơn gạo lúa mì từ 2- 3 lần và hơn bắp hạt từ 2 - 4 lần. Thời điểm khủng hoảng lƣơng thực trên thế giới vào khoảng những năm 1970 đã làm giá cả các loại ngũ cốc trên thị trƣờng thế giới tăng vọt đột ngột: Giá gạo từ 147 USD/tấn (1972) tăng lên đến 350 USD/tấn (1973), lúa mì từ 69 (1972) lên 137 USD/tấn (1973) và bắp từ 56 (1972) lên 98 USD/tấn (1973). Giá gạo đạt đỉnh cao vào năm 1974 là 542 USD/tấn, trong khi gạo thơm đặc sản Basmati (gạo số 1 thế giới) lên đến 820 USD/tấn. Sau đó, giá gạo giảm dần và tăng lên trở lại trên 430 USD/tấn trong những năm 1980 - 1981 để rồi giảm xuống và có khuynh hƣớng ổn định ở khoảng 200 - 250 USD/tấn, tức vẫn ở mức gấp đôi giá lúa mì và gấp 3 bắp. Nhìn chung, từ năm 1975 - 1995 giá gạo thế giới biến động khá lớn và ở mức cao. Giá gạo thế giới trong những năm 90 biến động khá lớn, trong đó năm 1993 thấp nhất, sau đó tăng dần lên và tƣơng đối ổn định từ năm 1997-1998. Giá gạo Việt Nam (5% tấm) bán trên thị trƣờng thế giới ở mức trung bình từ 220-290 USD/tấn. Từ năm 2000 trở đi, giá gạo thế giới tăng đều và ổn định ở mức 10% năm. Đầu năm 2016 giá gạo trên thị trƣờng thế giới tiếp tục tăng và ổn định. Giá gạo Thái Lan bán trên thị trƣờng thế giới ở mức trung bình từ 390-400 USD/tấn, Ấn Độ (5% tấm) 370-380 USD/tấn, Pakistan (5% tấm) 345-355 USD/tấn, Campuchia (5% tấm) 445-455 USD/tấn, Myanmar (5% tấm) 415-425 USD/tấn, Mỹ (4% tấm) 430-440 USD/tấn và Việt Nam (5% tấm) trung bình 365-375 USD/tấn (Bảng 1.2.) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 Bảng 1.2. Thị trường giá gạo Việt Nam và thế giới năm 2017 Giá Tăng, gảm Nƣớc xuất khẩu Loại gạo (USD/tấn) (%) Thái Lan 100% B 390 - 400 +1,3 Việt Nam 5% tấm 365 - 375 0 Ấn Độ 5% tấm 370 - 380 0 Pakistan 5% tấm 345 - 355 0 Myanmar 5% tấm 415 - 425 0 Campuchia 5% tấm 445 - 455 0 Mỹ 4% tấm 430 - 440 0 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2017 Năm 2017, gạo Việt Nam đã xuất khẩu đến khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thị trƣờng châu Á chiếm 68,41% tổng lƣợng gạo xuất khẩu, tiếp đến là thị trƣờng châu Phi chiếm 14,93% và thị trƣờng châu Mỹ chiếm 6,54%, châu Đại Dƣơng chiếm 5%. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam, năm 2017, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng đầu về thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam với 39,5% tổng lƣợng xuất khẩu, đạt 2,29 triệu tấn. Các thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 2 và 3 thuộc về Philippines và Malaysia với sản lƣợng lần lƣợt 552,9 nghìn tấn, tăng 40% so với năm 2016; Malaysia đạt 532,2 nghìn tấn, tăng 97,3%. Năm 2017, xuất khẩu gạo đã thành công trong tăng trƣởng trở lại ở các thị trƣờng Nam Á là Bangladesh và Iraq. Tính chung 2 thị trƣờng này, xuất khẩu năm 2016 chỉ đạt khoảng 16,1 nghìn tấn thì năm 2017 đã đạt 373,5 nghìn tấn. Thị trƣờng xuất khẩu lớn tiếp theo là Ghana, Cuba, Bờ Biển Ngà, Singapore, Hồng Kông. Theo Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam, Xuất khẩu gạo những tháng đầu năm 2017 gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng cả về giá cả và yêu cầu chất lƣợng trong khi các thị trƣờng nhập khẩu lớn tiếp tục tăng cƣờng thực hiện chính sách tự cung lƣơng thực, đa dạng hóa nguồn cung. Tuy nhiên, bắt đầu từ thời điểm giữa tháng 5/2017, xuất khẩu gạo đã duy trì xu hƣớng tích cực do tín hiệu nhập khẩu trở lại từ nhiều thị trƣờng, theo cả hợp đồng tập trung và hợp đồng thƣơng mại. Thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khí hậu đã làm sản lƣợng lúa gạo giảm mạnh tại một số nƣớc, kéo theo nhu cầu nhập khẩu gạo tăng mạnh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 Kết thúc năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2017 đạt 5,79 triệu tấn, tăng 20,4% so với năm 2016, trị giá đạt khoảng 2,62 tỷ USD, tăng 21,2%. Giá FOB bình quân xuất khẩu ở mức 451,9 USD/tấn, tăng 0,7%, tƣơng đƣơng mức tăng 3 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2016 (Bảng 1.3). Bảng 1.3. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2017 Năm 2016 Năm 2017 So sánh Thị trƣờng Lƣợng Tỷ trọng Lƣợng Tỷ trọng tăng/giảm (tấn) (%) (tấn) (%) (%) (+/-) xuất khẩu Trung Quốc 1.736.832 36,1 2.288.587 39,5 31,8 Philippines 394.827 8,2 552.854 9,5 40,0 Malaysia 269.721 5,6 532.226 9,2 97,3 Ghana 480.515 10,0 374.313 6,5 -22,1 Cuba 400.067 8,3 321.474 5,6 -19,6 Bangladesh 22 0,0 245.480 4,2 1.115.718,2 Bờ Biển Ngà 190.961 4,0 224.482 3,9 17,6 Iraq 16.069 0,3 128.035 2,2 696,8 Singapore 85.963 1,8 105.293 1,8 22,5 Hồng Kông 98.578 2,0 58.478 1,0 -40,7 Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội lương thực Việt Nam, năm 2017 1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới 1.1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo Cây lúa là một loại cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời, trải qua quá trình biến đổi và chọn lọc từ cây lúa dại thành cây lúa ngày nay. Nguồn gốc của cây lúa đƣợc đông đảo các nhà khoa học công nhận ở vùng Đông Nam Á, vì vùng này có khí hậu ẩm và điều kiện lý tƣởng cho phát triển nghề trồng lúa. Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên vừa qua, nguồn gốc đầu tiên của của cây lúa là ở Đông Nam Á và Đông Dƣơng. Từ Đông Nam Á, cây lúa đƣợc du nhập vào Trung Quốc, rồi sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay, trên thế giới các nƣớc trồng lúa và phân bố ở tất các cả các châu lục trên thế giới. Trong đó, châu Phi có 41 nƣớc trồng lúa, châu Á có 30 nƣớc, Bắc Trung Mỹ có 14 nƣớc, Nam Mỹ có 13 nƣớc, châu Âu có 11 nƣớc, châu Đại Dƣơng có 5 nƣớc. Diện tích lúa biến động và đạt khoảng 153 triệu ha, năng suất lúa bình quân xấp xỉ 4 tấn/ha. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 Trong báo cáo mới nhất công bố trung tuần tháng 5, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lƣợng gạo thế giới năm 2017 - 2018 sẽ thấp hơn năm trƣớc, do giảm mạnh ở Mỹ, trong khi đó tiêu thụ sẽ tăng nhẹ. Thƣơng mại gạo sẽ tiếp tục tăng, với nhập khẩu cao hơn năm trƣớc ở châu Phi cận Sahara và Đông Nam Á. Hình 1.1. Giá gạo thế giới từ năm 2013 - 2017 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2017 Sản lƣợng gạo toàn cầu dự báo sẽ giảm nhẹ xuống 481,3 triệu tấn, tuy nhiên sẽ vẫn vƣợt nhu cầu tiêu thụ. Sản lƣợng của Mỹ dự báo sẽ giảm 10% xuống 6,4 triệu tấn. Tại Ai Cập, sản lƣợng dự báo sẽ giảm do việc hạn chế sử dụng nƣớc. Sản lƣợng của Ấn Độ cũng sẽ giảm chút ít, trong khi của Sri Lanka sẽ hồi phục sau đợt hạn hán trầm trọng nhất trong vòng 9 năm. Sản lƣợng của Thái Lan dự báo cũng sẽ tăng do vụ mùa chính có đủ nƣớc. . Hình 1.2. Sản lượng gạo thế giới từ năm 2013 - 2017 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 1.1.2.2. Tình hình tiêu thụ lúa gạo Tiêu thụ gạo thế giới tiếp tục tăng mặc dù tốc độ chậm. Tiêu thụ gạo lƣơng thực tăng mạnh nhất ở Ấn Độ do dân số tăng. Tiêu thụ gạo chăn nuôi và trong công nghiệp dự báo sẽ tăng ở Thái Lan, do số gạo bán ra từ kho dự trữ của Chính phủ hiện tại và sắp tới chỉ đủ chất lƣợng dùng trong công nghiệp và chăn nuôi. Dự báo tiêu thụ gạo sẽ giảm ở Trung Quốc. Tại một số quốc gia Đông Nam và Nam Á, ngƣời dân có xu hƣớng chuyển từ gạo sang sử dụng các sản phẩm làm từ bột mì. Do vậy, mặc dù dân số tăng nhƣng tiêu thụ gạo ở Bangladesh dự báo sẽ vững, trong khi ở Indonesia sẽ giảm. Hình 1.3. Tình hình tiêu thụ gạo ở Bangladesh và Indonesia năm 2017 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2017 Tiêu thụ gạo tại châu Phi cận Sahara (SSA) tăng nhanh do dân số tăng và ngƣời dân chuyển dần từ sử dụng các loại củ truyền thống sang dùng gạo. Hiện gạo đã trở thành lƣơng thực chính của nhiều quốc gia châu Phi, trong khi tiêu thụ tăng nhanh hơn nhiều so với sản lƣợng khiến nhập khẩu tăng theo. Nhập khẩu gạo của SSA đã tăng gấp đôi kể từ 2001 và dự báo sẽ đạt 12,9 triệu tấn trong năm 2018. Đặc biệt, Bờ Biển Ngà sẽ trở thành nƣớc nhập khẩu gạo lớn thứ 5 thế giới trong năm 2018 với 1,5 triệu tấn. Mặc dù sản lƣợng tăng nhanh ở nƣớc này trong những năm gần đây, song tiêu thụ vẫn vƣợt xa cung và thị trƣờng này phải phụ thuộc vào nhập khẩu gạo tấm và gạo xay của Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ mới đáp ứng đủ nhu cầu. Các nƣớc Tây và Nam Phi thƣờng nhập khẩu gạo của Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ, trong khi các nƣớc Đông Phi nhập của Pakistan PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2