Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Điều tra tình hình rầy nâu hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực trừ rầy của một số loại thuốc tại tỉnh Bình Định
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hiểu rõ tình hình gây hại rầy nâu hại lúa và xác định hiệu lực của một số loại thuốc trừ rầy, nhằm đề xuất các biện pháp phòng trừ rầy nâu có hiệu quả, phù hợp với địa phương góp phần tăng hiệu quả sản xuất lúa cho người dân địa phương tỉnh Bình Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Điều tra tình hình rầy nâu hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực trừ rầy của một số loại thuốc tại tỉnh Bình Định
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu này là trung thực, chưa được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn điều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Hoàng Dũng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ dẫn tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè và gia đình. Với tất cả tấm lòng mình, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Đăng Hòa, người đã dành cho tôi sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian học tập và hoàn thành đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo bộ môn Côn Trùng Nông Nghiệp – Khoa Nông Học và Khoa sau đại học – Trường đại học nông lâm Huế đã có sự giúp đỡ quý báu trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn chi Cục Bảo vệ thực vật và Trạm Bảo vệ thực vật An nhơn và Phù Cát đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo địa phương và bà con nông dân nơi tôi tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến các bạn bè, người thân và gia đình đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công việc nghiên cứu của mình. Huế, ngày….. tháng ….. năm 2015. Học viên Nguyễn Hoàng Dũng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỬ VIẾT TẮT .................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 Mục đích của đề tài ............................................................................................... 2 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và tính mới của đề tài.................................. 2 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 4 1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ........................................................... 4 1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới ........................................................... 4 1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam. ..................................................... 6 1.1.3. Thực trạng nghiên cứu lúa ở Bình Định. .................................................... 7 1.2. Tổng quan nghiên cứu tình hình nghiên cứu rầy nâu .................................... 9 1.2.1. Tình hình gây hại của rầy nâu trên Thế giới và Việt Nam.......................... 9 1.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh vật học của rầy nâu........................................ 13 1.2.3. Ký chủ và phương thức gây hại của rầy nâu ............................................. 17 1.2.4. Điều kiện phát sinh gây hại của rầy nâu ................................................... 19 1.2.5. Biện pháp phòng trừ rầy nâu ..................................................................... 22 1.3. Tình hình nghiên cứu thuốc trừ rầy trên Thế giới và Việt Nam. ................. 23 1.3.1. Tình hình nghiên cứu thuốc trừ rầy trên Thế giới ..................................... 23 1.3.2. Tình hình nghiên cứu thuốc trừ rầy tại Việt Nam. .................................... 25 1.3.3. Tình hình nghiên cứu thuốc trừ rầy tại Bình Định. ................................... 25 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 26 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 26 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 26 2.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 26 2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 26 2.5. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................. 26 2.5.1. Điều tra tình hình gây hại lúa của rầy nâu trên đồng ruộng...................... 26 2.5.3. Khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ rầy nâu hại lúa của các loại thuốc ........ 28 2.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 30 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 31 3.1. Điều kiện thời tiết khí hậu tại Bình Định. .................................................... 31 3.1.1. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Hè Thu 2014 tại Bình Định..................... 31 3.1.2. Điều kiện thời tiết khí hậu của vụ Đông Xuân 2014 – 2015. .................. 33 3.2. Tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa tại địa điểm nghiên cứu. ............ 35 3.3. Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa vụ Hè Thu 2014 .................... 38 3.3.1. Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa vụ Hè Thu thị xã An Nhơn. Bình Định...................................................................................................................... 38 3.3.2. Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa vu Hè Thu 2014 tại huyện Phù Cát ........................................................................................................................ 40 3.3.3. Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa vụ Hè Thu 2014 tại thị xã An Nhơn và Huyện Phù Cát tỉnh Bình Định............................................................. 42 3.4 Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa vụ Đông Xuân 2014-2015 .... 44 3.4.1. Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa vụ Đông Xuân 2014-2015 tại thị xã An Nhơn .................................................................................................... 44 3.4.2. Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa vụ Đông Xuân 2014 - 2015 tại huyện Phù Cát, Bình Định.............................................................................. 47 3.4.3. Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa vụ Đông Xuân 2014 - 2015 tại thị xã An Nhơn và Huyện Phù Cát tỉnh Bình Định. ...................................... 49 3.5. Tình hình sử dụng thuốc trừ rầy nâu tại An Nhơn và Phù Cát, Bình Định. 51 3.5.1. Chủng loại và hoạt chất thuốc trừ rầy được nông dân sử dụng trừ rầy trên lúa tại các địa phương huyện Phù Cát và Thị xã An Nhơn................................. 51 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 3.5.2. Các nhóm thuốc trừ sâu chủ yếu được nông dân sử dụng trừ sâu ở các điểm nghiên cứu. ................................................................................................. 52 3.5.3. Phương thức sử dụng thuốc trừ rầy ........................................................... 54 3.5.4. Số lần phun thuốc trừ rầy trên lúa và khoản cách giữa hai lần phun của nông dân ở các điểm nghiên cứu. ........................................................................ 55 3.6. Khảo nghiệm hiệu lực của một số thuốc trừ rầy .......................................... 56 3.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa ĐV108 tại các công thức thí nghiệm thuốc ................................................................................. 58 3.8. Hiệu quả kinh tế ........................................................................................... 63 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 65 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC CHỬ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật. LC50 Lethal concentration 50 LC95 Lethal concentration 95 LD50 Lethal doses 50 LSD0.05 Giá trị nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức α=0,05 NTP Ngày trước phun NSP Ngày sau phun NXB Nhà xuất bản PTNT Phát triển nông thôn FAO Food and agriculture organization CT Công Thức ĐC Đối chứng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1.Tình hình sản xuất lúa ở các châu lục trên thế giới năm 2013.............. 4 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của một số quốc gia trên Thế giới ............ 5 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam từ 2007 - 2013 ................... 7 Bảng 2.4. Tình hình sản xuất lúa ở Bình Định ..................................................... 8 Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Hè Thu 2014 tại Bình Định. ............... 31 Bảng 3.2. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2014-2015 tại Bình Định.33 Bảng 3.3. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài dịch hại trên ruộng thí nghiệm ..... 35 Bảng 3.4. Diễn biến mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng vụ Hè Thu tại thị xã An Nhơn (TB±SE). ............................................................ 38 Bảng 3.5: Mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng vụ Hè Thu tại huyện Phù Cát (TB±SE). ........................................................................ 40 Bảng 3.6. Diễn biến mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng vụ Hè Thu tại An Nhơn và Phù Cát (TB±SE).................................................... 42 Bảng 3.7. Diễn biến mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng vụ Đông Xuân 2014 – 2015 tại các phường thuộc thị xã An Nhơn (TB±SE). ... 44 Bảng 3.8. Diễn biến mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng vụ Đông Xuân tại ba xã thuộc huyện Phù Cát (TB±SE). ................................... 47 Bảng 3.9. Diễn Mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng vụ Đông Xuân 2014 – 2015 tại An Nhơn và Phù Cát (TB±SE) ............................. 49 Bảng 3.10. Số loại thương phẩm và số loại hoạt chất thuốc trừ rầy trên lúa đã được nông dân sử dụng tại Phù Cát và An Nhơn................................................ 51 Bảng 3.11. Các nhóm thuốc trừ rầy trên lúa được nông dân sử dụng ................ 52 tại Phù Cát và An Nhơn ...................................................................................... 52 Bảng 3.12. Cách thức sử dụng các loại thuốc trừ rầy ở các địa phương tỉnh Bình Định ..................................................................................................................... 54 Bảng 3.13. Số lần phun thuốc trừ rầy và khoảng cách giữa hai lần phun trong một vụ lúa......................................................................................................................... 55 Bảng 3.14. Hiệu lực của các loại thuốc đối với rầy nâu ..................................... 57 Bảng 3.15. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ................................... 61 Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của một số loại thuốc hóa học phòng trừ rầy nâu trên giống lúa ĐV 108 khảo nghiệm trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 ............ 63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. Vòng đời rầy nâu ................................................................................... 15 Hình 3.1. Diễn biến khí hậu thời tiết trong vụ Hè Thu 2014 tại Bình Định. ..... 32 Hình 3.2. Diễn biến khí hậu thời tiết trong vụ Đông Xuân 2014 – 2015 tại Bình Định. .................................................................................................................... 34 Hình 3.3: Mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng vụ Hè Thu 2014 tại thị xã An Nhơn (TB±SE) ............................................................... 39 Hình 3.4. Diễn biến mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng tại huyện Phù Cát (TB±SE). ............................................................................... 41 Hình 3.5. Diễn biến mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng vụ Hè Thu tại An Nhơn và Phù Cát (TB±SE).................................................... 43 Hình 3.6. Diễn biến mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng vụ Đông Xuân tại thị xã An Nhơn (TB±SE)....................................................... 45 Hình 3.7. Diễn biến mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng vụ Đông Xuân tại huyện Phù Cát. ....................................................................... 48 Hình 3.8. Mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng vụ Đông Xuân 2014 – 2015 tại An Nhơn và Phù Cát (TB±SE) ....................................... 50 Hình 3.9. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm 63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp (bao gồm: lúa mỳ, lúa gạo, ngô). Cùng với lúa mỳ, lúa gạo là một trong 2 cây lượng thực cơ bản nhất dùng cho con người. Trên thế giới, lúa chiếm gần 1/3 sản lượng lương thực, riêng châu Á chiếm đến 55% sản lượng lương thực. Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong sản xuất gạo. Từ một nước thiếu lương thực, phải nhập khẩu thường xuyên, đến nay hàng năm đã xuất khẩu 5–6 triệu tấn gạo, vươn lên đứng hàng nhất, nhì về xuất khẩu gạo. Mặc dù nghề trồng lúa ở nước ta đang có lợi thế như vậy, nhưng trong sản xuất cây lúa bị rất nhiều loài sinh vật gây hại như: sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu, chuột, trong đó rầy nâu là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm nhất vì ngoài việc chích hút gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus cho lúa như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Theo Reissig Henrichs (1993), sự gia tăng về số lượng và thành phần nhóm rầy hại thân do nguyên nhân, mở rộng diện tích trồng lúa, tạo điều kiện cho rầy pháp tán và lây lan trên diện rộng. Tăng số vụ lúa trong năm tạo điều kiện cho rầy phát triển thành dịch, cơ cấu giống thường xuyên được thay đổi, thay thế các giống chống chịu tốt năng suất thấp thay bằng các giống cho năng xuất cao nhưng ngược lại tính chống chịu sâu, bệnh lại kém. Trồng nhiều giống mới thay giống liên tục làm phát sinh nhiều loài rầy mới gây hại mạnh hơn. Ngoài ra, rầy lưng trắng và rầy xám cũng thường xuyên xuất hiện trên các giống lúa đặc biệt trên các giống nhiễm cùng với rầy nâu và được coi là những dịch hại quan trọng đối với trồng lúa nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á. Ở Việt Nam, vào năm 1958 rầy nâu phát sinh thành dịch phá hại lúa chiêm xuân giai đoạn trổ - chín ở các tỉnh phía Bắc. Ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng ven biển khu 5 và Tỉnh Bình Định. Năm 1974 diện tích lúa bị rầy nâu hại ở các tỉnh phía Nam lên tới 97.860 ha, đặc biệt từ tháng 11/1977, trong suốt 3 tháng 11-1, rầy nâu gây thành dịch trên diện tích rộng 200.000 ha. Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), trong những năm 1999-2003, diện tích lúa bị hại do rầy nâu và rầy lưng trắng gây ra trong cả nước là 408.908,4 ha trong đó miền Bắc là 213.208,8 ha, miền Nam là 195.699 ha. Năm 2006 tại các tỉnh thành phía Nam, tổng diện tích nhiễm rầy nâu toàn vụ là 200.039 ha chiếm 12,8% diện tích gieo trồng. Như vậy, diện tích lúa bị hại và hại nặng do rầy nâu gây ra xếp hàng thứ ba trong chín loài dịch hại lúa chủ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 yếu. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây đa số các giống đang gieo trồng chủ yếu các giống mẫn cảm với rầy nâu ở nước ta. Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, có diện tích trồng lúa trên 47.000 ha. Trong các năm gần đây rầy nâu trở thành dịch hại nghiêm trọng trên cây lúa, với mật độ rầy nâu cao và ngày càng tăng. Riêng vụ Đông Xuân 2008 – 2009 rầy nâu đột ngột bùng phát trên diện rộng, mật độ rất cao, có nơi lên đến 20.000 – 30.000 con/m2 các lứa rầy nối tiếp nhau gây hại rất nặng trong tháng 2 và tháng 03/2009 rộng khắp các Huyện. Trong vụ này có diện tích lúa nhiễm rầy nâu là 7.273,7 ha. Để khắc phục tình trạng trên việc đi sâu nghiên cứu về rầy nâu hại lúa và tìm ra biện pháp phòng chống hợp lý, góp phần tích cực cho công tác bảo vệ thực vật đạt hiệu quả cao, đồng thời đưa ra được những khuyến cáo trong việc bố trí cơ cấu giống cây trồng hợp lý để giảm áp lực của dịch hại, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật và lượng thuốc độc trên đơn vị diện tích là việc cần thiết. Để góp phần làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo và biện pháp phòng chống nhóm rầy chích hút thân lúa một cách thích hợp và có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra tình hình rầy nâu hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực trừ rầy của một số loại thuốc tại tỉnh Bình Định”. Mục đích của đề tài Hiểu rõ tình hình gây hại rầy nâu hại lúa và xác định hiệu lực của một số loại thuốc trừ rầy, nhằm đề xuất các biện pháp phòng trừ rầy nâu có hiệu quả, phù hợp với địa phương góp phần tăng hiệu quả sản xuất lúa cho người dân địa phương tỉnh Bình Định. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và tính mới của đề tài * Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học nhằm bổ sung các thông tin về rầy nâu hại lúa và góp thêm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa. - Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông tin về tình hình sử dụng thuốc BVTV của bà con nông dân trong phòng trừ rầy nâu hại lúa. - Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin ban đầu làm cơ sở cho những nghiên cứa về khả năng nhiễm rầy của giống lúa đối với rầy nâu gây ra. - Kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra loại thuốc phòng trừ rầy nâu hại lúa có hiệu quả nhất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 * Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài tiến hành để có những dẫn liệu bổ sung các thông tin về rầy nâu hại lúa và góp thêm tư liệu khoa học cho việc xây dựng biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa ở tỉnh Bình Định. - Bước đầu xác định một số giống lúa ít nhiễm rầy nâu, góp phần giúp người trồng lúa hạn chế được rầy nâu hại lúa. - Giúp người trồng lúa sử dụng thuốc để phòng trừ rầy nâu hại lúa có hiệu quả. * Tính mới của đề tài. - Xác định được diễn biến của các quần thể rầy nâu tại các điểm nghiên cứu. - Khảo nghiệm hiệu lực trừ rầy của một số loại thuốc trừ rầy để bổ sung vào danh mục thuốc trừ rầy nâu tại các điểm nghiên cứu. - Điều tra được tình hình sử dụng thuốc rầy của bà con nông dân tại các điểm nghiên cứu. - Xác định được các giống nhiễm rầy nâu của địa phương và đưa ra các biện pháp né rầy, cơ cấu giống hợp lý tại địa phương nghiên cứu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo 1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới Lúa là cây lương thực đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích sau lúa mì, là cây có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng và cho năng suất cao.Đặc biệt với các nước châu Á đây là lương thực chính để tạo ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống. Chính vì lý do trên lúa gạo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Vùng trồng lúa tương đối rộng lớn được phân bố từ 53 vĩ độ Bắc đến 35 vĩ độ Nam. Ở châu Á cây lúa phân bố từ 30 vĩ độ Bắc đến 10 vĩ độ Nam, chiếm trên 90% diện tích trồng lúa trên thế giới, nhưng năng suất lúa vẫn không cao hơn so với các châu khác. Các nước có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới là: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam [19], [ 31]. Bảng 2.1.Tình hình sản xuất lúa ở các châu lục trên thế giới năm 2013 Diện tích Năng suất Sản lượng Châu lục (ha) (kg/ha) (tấn) Châu Phi 10.894.197 26.382 28.742.087 Châu Mỹ 998.765 86.237 8.613.094 Châu Á 146.945.429 45.664 671.016.524 Châu Đại Dương 117.223 99.953 1.171.780 Thế giới 165.163.423 44.858 740.902.531 (Nguồn: FAOSTAT, [54]) Qua Bảng 2.1 cho thấy các diện tích trồng lúa ở các châu lục là không đồng đều. Châu Á có diện tích trồng lúa lớn nhất, hơn Châu Phi 13,4 lần, Châu Mỹ 147,1 lần. Về sản lượng của các châu lục cũng có sự biến động và không đồng đều. Năng suất lúa của các châu lục cũng chênh lệch nhau rất lớn. Châu Đại Dương, Châu Mỹ có năng suất cao vượt trội tương ứng đạt 99 tấn/ha và 86 tấn/ha. Ở Châu Á có diện tích lớn, khí hậu thích hợp nên năng suất lúa cao đạt 45 tấn/ha. Đối với Châu Phi do diện tích trồng lúa cạn chiếm 0- 20% và điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên năng suất lúa thấp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của một số quốc gia trên Thế giới Diện tích Sản lượng Năng suất Nước (triệu ha) (triệu tấn) (1000 tạ/ha) Australia 113,64 1.161,12 102,18 Trung Quốc 30.486,00 205.015,00 67,25 Việt Nam 7.902,81 44.039,29 55,73 Indonesia 13.835,25 71.279,71 51,52 Brazil 2.348,96 11.758,66 50,06 Bangladesh 11.770,00 51.500,00 43,76 Philippin 4.746,08 18.439,41 38,85 Myanmar 7.500,00 28.000,00 37,33 India 43.500,00 159.200,00 36,60 Thái Lan 12.373,16 38.787,70 31,35 Thế giới 164.721,66 745.709,79 45,27 [Nguồn: http//:faostat.fao, [54]] Theo thống kê ở Bảng 2.2, Australia là nước đạt năng suất cao nhất thế giới với 102.18 tạ/ha (Faostat, 2013), cao hơn gấp đôi so với bình quân của thế giới. Thành tựu này có được là nhờ áp dụng thành công các công nghệ khoa học kĩ thuật mới vào việc sản xuất lúa. Phần lớn diện tích trồng lúa và sản lượng thu được tập trung chủ yếu ở các nước châu Á. Trung Quốc là nước có sản lượng lúa lớn nhất châu Á do áp dụng thành công công nghệ khoa học vào sản xuất lương thực, đặc biệt là công nghệ sản xuất lúa lai. Thái Lan là nước có diện tích và sản lượng không cao nhưng là nước rất chú trọng đến quá trình chọn tạo và sản xuất gạo chất lượng. Năm 2005, Thái Lan đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng nhưng xuất khẩu lại lớn nhất thế giới. Sở dĩ Thái Lan PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 có được thành công đó là do chất lượng gạo Thái Lan tốt và đa dạng về chủng loại hàng hóa. Để tăng cường cạnh tranh xuất khẩu ra nước ngoài, Thái Lan thường xuyên chú trọng các chính sách nông nghiệp như: Bảo hộ nông phẩm trong nước, cho nông dân vay thế chấp bằng gạo, điều tiết cung cầu khi giá thị trường, thi hành những chính sách hỗ trợ xuất khẩu… Trong những năm vừa qua Việt Nam có những bước vựơt bậc trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước thiếu ăn trong những năm 80 của thế kỷ trước, hiện nay Việt Nam đã vươn lên sản xuất lúa gạo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và có xuất khẩu. Lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng và đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, nước ta từ mỗi năm góp từ 13-17% lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. 1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam. Ở Việt Nam, một trong những cái nôi của lúa gạo thế giới, sản xuất lúa gạo đã gắn liền với truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Hiện nay, sản lượng lúa chiếm trên 90% sản lượng của các cây lương thực có hạt, liên quan đến việc làm và thu nhập của khoảng 80% số hộ nông dân. Trong hơn 20 năm qua, năng suất và sản lượng lúa đã tăng gấp khoảng 2 lần, hiện nay năng suất bình quân đạt 5,3 tấn/ha/vụ, riêng vụ Đông Xuân, nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng đã đạt 7 tấn/ha. Việt Nam từ một nước nhiều năm thiếu lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của thế giới.Trong 22 năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu trên 75 triệu tấn gạo, trị giá 23 tỷ USD. Những năm trở lại đây, do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và sự thay đổi của thị trường trên thế giới nên tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam có nhiều biến động thay đổi, điều đó đước thể hiện trong Bảng 2.5. Qua kết quả của Bảng 2.5 chúng ta nhận thấy: từ năm 2007-2013 diện tích gieo trồng lúa giữ nguyên và không tăng lên, giữ ở mức trung bình 7 triệu ha. Năng suất trung bình đạt 49,9 đến 56 tạ/ha. Từ những năm 2000 năng suất lúa đạt 49,9 tạ/ha, trong những năm về sau nhờ việc áp dụng kỹ thuật, cải tiến trong nông nghiệp mà năng suất lúa đã tăng lên đáng kể đạt 56 tạ/ha trong năm 2012. Về sản lượng lúa thu được, tính đến năm 2010 sản lượng lúa đat xấp xỉ 39,9 triệu tấn, đây là mức kỷ lục trong vòng 20 năm qua, đến năm 2013 đạt mức 44,04 triệu tấn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam từ 2007 - 2013 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 2007 7,21 49,90 35,94 2008 7,42 52,30 38,73 2009 7,44 52,40 38,95 2010 7,49 53,40 40,01 2011 7,65 55,30 42,53 2012 7,750 56,00 43,40 2013 7,90 55,70 44,04 (Nguồn: FAOSTAT, [54]) Năm 2014, thị trường lúa gạo Việt Nam mang một số sự kiện nổi bật. Chính phủ cho phép bổ sung Vinafood 1 (Tổng công ty Lương thực miền Bắc) cùng Vinafood 2 (Tổng công ty Lương thực miền Nam) làm đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung tại các thị trường Philippines, Indonesia và Malaysia. Cạnh tranh xuất khẩu gạo vào Trung Quốc ngày càng tăng thêm, Việt Nam chiếm hơn nửa thị trường này, bên cạnh Pakistan, Thái Lan và Myanmar. Cũng giống 2013, VN mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo trong vụ Đông-Xuân ở đồng bằng sông Cửu Long với lãi suất hỗ trợ để hạn chế dao động giá cả lúa gạo trong nước. Từ 18/4, giá gạo xuất khẩu tối thiểu tăng thêm 20 đô la lên 375 đô la/tấn cho gạo 25% tấm. Suốt năm, giá gạo xuất khẩu bị tác động mạnh do cạnh tranh mãnh liệt với Ấn Độ và Thái Lan. Dù thế, giá gạo xuất khẩu VN tăng lên liên tục từ quý 2 đến tháng 9-2014 mới bắt đầu xuống thấp.Châu Á và Châu Phi là thị trường nhập khẩu chính của VN. 1.1.3. Thực trạng nghiên cứu lúa ở Bình Định. Bình Định là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung, với số dân hơn 1,5 triệu người, hơn 69% dân số sống bằng nghề nông, diện tích đất tự nhiên khoảng 605.060 ha, vùng đồi núi chiếm 67% diện tích, vùng đồng bằng chiếm 16%, còn lại là vùng cát và đầm phá ven biển. Với khí hậu khắc nghiệt quanh năm, nắng nóng mưa nhiều, đã ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp nơi đây. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Trong sản xuất nông nghiệp thì cây lúa có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân. Việc trồng lúa đã cung cấp lương thực cho người dân và cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam. Tuy nhiên diện tích, sản lượng và năng suất lúa ở Bình Định đều thấp hơn so với trung bình của cả nước. Các vùng trồng lúa của Bình Định thường bị chia cắt, phân tán, manh mún, không tập trung lớn để chuyên canh, đất đai có độ phì thấp. Nhưng nhìn chung tình hình sản xuất lúa trong những năm gần đây cũng có nhiều tiến bộ đáng kể, tình hình sản xuất lúa trong những năm qua được thể hiện ở Bảng 2.4: Bảng 2.4. Tình hình sản xuất lúa ở Bình Định Diện tích Năng suất Sản lượng Năm ( triệu ha ) ( tạ/ha ) (triệu tấn ) 2005 111,723 47,2 527,361 2006 120,962 50,2 607,782 2007 111,937 51,7 579,189 2008 115,105 54,1 622,145 2009 113,896 53,1 604,427 2010 113,132 56,0 633,269 2011 112,329 57,8 649,289 2012 111,242 58,6 651,734 (Nguồn:FAOSTAT, [54]) Nhìn chung diện tích sản xuất ngày càng giảm dần, năm 2005 diện tích là 120,962 nghìn ha dến năm 2012 giảm còn 111,242 nghìn ha. Nguyên nhân do nhiều yếu tố như: quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, sự gia tăng dân số, hiện tượng sa mạc hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ… Tuy diện tích sản xuất có xu hướng giảm, nhưng năng suất ngày càng tăng lên do Bình Định đã có nhiều chú trọng trong công tác giống, sử dụng các giống mới năng suất cao, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi vào sản xuất, thay thế những giống địa phương dài ngày, năng suất thấp, nên đã đưa năng suất sản xuất lúa của Bình Định tăng từ 47,2 tạ/ha (năm 2005) đến 58,6 tạ/ha (năm 2012). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 Về sản lượng : Do năng suất ngày càng tăng nên sản lượng cũng ngày càng tăng lên, từ 527,361 nghìn tấn (năm 2005) lên 651,734 nghìn tấn (năm 2012). 1.2. Tổng quan nghiên cứu tình hình nghiên cứu rầy nâu 1.2.1. Tình hình gây hại của rầy nâu trên Thế giới và Việt Nam 1.2.1.1. Trên Thế giới Rầy nâu xuất hiện ở tất cả các nước trồng lúa, nhất là các nước ở đồng bằng nhiệt đới Á châu như Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan, đảo Solomon, Indonesia, Fiji, Malaysia, Nhật, Phillipines, Thái Lan, Sri - Lanka, Tân Guinea, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam... ❖ Nhật Bản: Tổng kết những vụ dịch rầy nâu đã xuất hiện từ khoảng năm 700 đến năm 1950, Miyashita thấy dịch rầy nâu xuất hiện ngày càng nhanh hơn: từ năm 700 đến 1020, trung bình 22,5 năm mới có một vụ dịch, từ 1400 đến 1878 trung bình 5,6 năm và từ 1879 đến 1950 trung bình 1,4 năm có một vụ dịch. Năm 1879 ước tính rầy nâu làm thiệt 960.000 tấn thóc, bằng 18,49% sản lượng thóc của cả nước. Đến đầu thế kỷ 20, sự bùng phát rầy nâu xảy ra khá thường xuyên vào các năm 1912, 1926, 1929, 1935, 1940, 1944, 1960, 1966 và 1969. Năm 1966 và 1969 khoảng 1/3 diện tích trồng lúa ở Nhật Bản bị nhiễm rầy nặng, thiệt hại năng suất lúa lên đến 349.000 tấn năm 1966 và 176.500 tấn năm 1969 [10.]. ❖ Triều Tiên: Năm 1973 tổng kết có tất cả 200.996 ha bị rầy nâu gây hại, năm 1974 có 497.507ha đến năm 1975 có 1.745.500ha. Có thể coi năm 1975 là năm bị rầy gây hại nghiêm trọng nhất, mức thiệt hại là 24-38% ở nơi bị cháy rầy và 2-20% ở nơi có rầy nhưng chưa đến mức cháy lụi. Tổng giá trị thất thu lên đến khoảng 10.000.000 USD [10]. ❖ Trung Quốc: Năm 2005, sự bùng phát rầy nâu nghiêm trọng ở nước này đã đánh dấu sự phát triển tính kháng thuốc của rầy nâu (Cheng và Zhu 2006). Mặc dù đã có nhiều báo cáo về việc kháng thuốc của rầy nâu đối với nhóm lân hữu cơ và carbamate (Long 2005) nhưng thuốc trừ sâu vẫn được dùng ở Trung Quốc như là một biện pháp chính trong phòng trừ rầy nâu và thuật ngữ sử dụng “hỗn hợp thuốc trừ sâu”/“cocktail insecticide” cũng bắt đầu từ việc phun 3 - 5 lần thuốc/vụ bởi vì thiếu giống kháng và sự nhận thức của người dân (Cheng và cộng sự 1995 ). Một lý do nữa khiến rầy nâu gia tăng ở Trung Quốc là việc sử dụng các giống lúa lai năng suất cao, có khả năng thích ứng rộng nhưng các giống này lại không có khả năng kháng rầy nâu (Sogawa 2004 )[46] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 ❖ Philipines: năm 1954 rầy nâu bắt đầu xuất hiện gây hại ở Calamba và Laguna. Năm 1959, tất cả những ruộng cấy giống Milfor ở tỉnh này đều bị phá. Năm 1964, một số ô thí nghiệm ở IRRI cũng bị hiện tượng “cháy rầy”. Từ năm 1966 - 1975, sử dụng bẫy đèn theo dõi Rầy nâu đã được áp dụng ở IRRI và kết quả cho thấy mật độ rầy ngày càng gia tăng và cao điểm phát sinh được ghi nhận vào năm 1973. Cục trồng trọt của Philipines cho biết: 21 tỉnh bị thiệt hại nghiêm trọng và 14 tỉnh bị vừa phải. Số lượng rầy nâu đã đến mức bùng nổ. Ước tính cả nước là bị thiệt hại khoảng 150.000 tấn lúa với giá trị khoảng 20 triệu USD[10]. Năm 2002, có khoảng 173.5 ha lúa ở Camarines Sur bị rầy nâu tấn công (Umasenso 2002) và từ đó đến nay chưa có số liệu nào mới về thiệt hại rầy nâu ở Philippine được công bố. Thành tựu này có được do chính phủ nước này đã khuyến khích nông dân từ bỏ thói quen dùng thuốc hóa học; áp dụng IPM bao gồm việc sử dụng giống kháng, duy trì kẻ thù tự nhiên, dùng thuốc hóa học khi đến ngưỡng, làm giàu đa dạng sinh học nông nghiệp từ những quần thể côn trùng có ích để tạo ra một hệ sinh thái cân bằng và canh tác bền vững[43]. ❖ Bangladet: chính thức thấy rầy vào năm 1969. Năm 1976 thấy mật độ rầy cao trên ruộng lúa ở hai nơi gần Dacca, tổng số bị thiệt hại là khoảng 4ha, có một vài đám bị cháy lụi. Đây là trường hợp đầu tiên đuoẹc công nhận là lúa cháy lụi vì rầy. Cháy rầy thường xảy ra trong thời gian lúa từ phơi màu đến chắc xanh; ở những nơi cháy rầy mức tổn thất là 50-100% [10]. ❖ Ấn Độ: Rầy nâu đã xuất hiện trong các năm 1958 và 1962 nhưng từ cuối năm 1973 mới trở thành dịch lớn lần đầu tiên và gây thiệt hại nghiêm trọng ở bang Kerala. Năm đó gần 70.000ha lúa ở đây bị rầy phá, khoảng 8.000ha bị mất trắng. Năng suất giảm từ 10% ở ruộng bị rầy phá vừa phải đến 70% khi bị hại nặng, đôi khi đến 100%. Ước lượng mức thất thu cho cả Ấn Độ ít nhất cũng lên tới trên 20 triệu USD. Cramer H.H. (1967) tính bước đầu thấy riêng 3 bang Andhra Pradesh, Tamil Nadu và Orissa, hằng năm đã bị mất vì các loài sâu đến 1851.000 tấn thóc trị 277 triệu USD[10]. ❖ Indonesia: Trong vụ lúa 1968-1969 lần đầu tiên có dịch rầy nâu sau đó diện tích và mức thiệt hại ngày một tăng, đến năm 1974-1975 có đến 283.000 ha lúa bị rầy phá. Nếu tính cả những thiệt hại do bệnh hại mạ và cả chi phí phòng trừ thì mất đến trên 100 triệu USD. Có lẽ Indonesia là nước bị rầy nâu gây nhiều thiệt hại nhất so với các nước nhiệt đới khác[10]. ❖ Malaisia: rầy nâu vốn là loại sâu hại thứ yếu đối với lúa. Ở Tây Malaixia, năm 1967 trên 5.000ha lúa bị rầy nâu và rầy lưng trắng phá và mức thiệt hại khá PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 nghiêm trọng. Năm 1968 khoảng 8.000ha bị cháy lụi; năm 1975 lại thấy vài nơi bị dịch và vài ha bị cháy lụi. Giữa năm 1977 lại bị một trận dịch rầy nâu, khoảng 1620 ha bị hại nặng [10]. ❖ Thái Lan: Trước năm 1974 thì không có thiệt hại về lúa do rầy nâu. Nhưng trong mùa khô năm 1974 số lượng rầy này đã tăng nhiều ở đồng bằng trung tâm. Đến tháng 7/2009 rầy nâu đã bùng phát thành dịch được ghi nhận đầu tiên ở các tỉnh Suphan Buri, Ang Thong và Chainat, gây hại trên diện tích khoảng 7.500 ha lúa, đã gây cháy rầy 135 ha, làm mất sản lượng lúa khoảng 1.000 tấn. Sau đó dịch rầy nâu tiếp tục lan rộng sang 18 tỉnh khác thuộc miền Trung Thái Lan. Đến nay, dịch rầy nâu tiếp tục lan rộng sang các tỉnh trồng lúa chính ở phía Nam Thái Lan. Chỉ riêng trong tháng 12/2009, đã có hơn 300.000 ha lúa bị nhiễm rầy nâu nặng, làm giảm sản lượng 1,1 triệu tấn lúa, tổng giá trị thiệt hại ước tính lên đến 250 triệu USD. Vụ Đông Xuân năm 2011 rầy nâu bỗng nhiên tấn công Thái Lan rất sớm với khoảng 48.000 ha lúa ở các tỉnh Ayutthaya, Suphan Buri, Chainat và Buri. Năm 2010, cũng những cánh đồng này đã có 240.000 ha lúa buộc phá hủy vì bị rầy tấn công. 1.2.1.2. Việt Nam. Ở Việt Nam, rầy nâu được ghi nhận là đã xuất hiện trên ruộng lúa từ rất lâu đời, nhưng chưa gây ra những thiệt hại lớn. Ở miền Bắc từ những năm 1958 rầy nâu phát triển thành dịch hại lúa chiêm ở Hà Nam, sau đó thành dịch trên diện rộng gây hại nặng ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tây, Hà Bắc, Thái Bình, Nam Hà…[15]. Năm 1962, rầy nâu phát sinh mạnh tại Thanh Hoá, Nam Hà, Hải Phòng, Hà Bắc, Hà Tây, Tuyên Quang. Năm 1964, phát sinh mạnh ở Nghệ An, Nam Hà, Hải Phòng, Hải Hưng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Thái, Vĩnh Phúc. Từ năm 1971 trở lại đây rầy nâu trở thành loài dịch hại nguy hiểm. Rầy nâu đã gây hại nặng (cháy rầy) trong các năm 1978, 1991, 1992 và 2005. Ở Miền Nam ngay từ năm 1931 – 1932 rầy nâu hại nặng ở Mỹ Tho, Tân An, Gò Công, Cần Thơ, Rạch Giá, Bến Tre…Những năm tiếp theo trên đồng lúa luôn có mặt rầy nâu nhưng mật số thấp, gây hại nhẹ, không cần thiết tiến hành các biện pháp phòng trừ. Chỉ từ năm 1968 mức độ gây hại của rầy nâu càng ngày càng trở nên nghiêm trọng cho đồng lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đông Nam bộ và cả các tỉnh Miền Trung. Năm 1971 rầy nâu phát triển mạnh gây “cháy rầy” ở Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Mỹ Tho, Long An…[11]. Năm 1974 – 1978 rầy bùng phát thành dịch lớn, ngoài các tỉnh phía Nam, rầy nâu phá dữ dội ở các tỉnh Miền Trung như: Thuận Hải, Phú Khánh, Nghĩa Bình, Quảng Nam-Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế. Trong 2 năm 1977– 1978 rầy nâu gây hại nặng hơn 1 triệu hecta, nhiều nơi bị mất trắng [2]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 12 Từ năm 1978 đến nay rầy nâu đã liên tục phát sinh gây hại trên cả nước, khi thì cục bộ trên diện tích hẹp không đáng kể, khi thì bùng phát thành dịch trên diện rộng ở nhiều tỉnh, thành phố. Tại Đồng bằng sông Hồng có những đợt rầy nâu bùng phát vào các năm 1981–1982; 1986–1987; 1992–1993. Tại các tỉnh miền Trung và miền Nam rầy nâu bùng phát thành dịch lớn vào các năm 1990–1991; 1996–1997; diện tích nhiễm rầy liên tục gia tăng và đạt cao điểm vào năm 1992 là 1,5 triệu hecta, rất nhiều địa phương bị “cháy rầy” mất trắng. Sau một thời gian lắng dịu, Đông Xuân 2005–2006 rầy nâu lại bùng phát các đợt dịch mới mà cao điểm năm 2007 riêng các tỉnh phía Nam đã có 572.419 hecta nhiễm rầy nâu và kèm theo 149.215,5 hecta lúa nhiễm 2 bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu làm môi giới lan truyền bệnh [2]. Rầy nâu là tác nhân lan truyền virus gây ra bệnh rất nguy hiểm đó là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và đã gây thiệt hại nhiều trong các năm 1979, 1993, 1999, 2000, 2002 và 2006. Rầy nâu gây hại nặng khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh ở phía Nam. Hàng năm có hàng ngàn ha lúa bị cháy. Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đa số giống lúa hiện đang canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long đều đã bị nhiễm rầy nâu từ nhẹ đến trung bình, cá biệt có một số giống lúa đã bị nhiễm khá nặng như Jasmine 85, OM 2492, OM 3536, OM 2717, OM 2718, OM 1490... Sản lượng lúa năm 2006 của các tỉnh ĐBSCL đạt khoảng 18,75 triệu tấn, giảm gần 660 ngàn tấn so với năm 2005. 1.2.1.3. Tại Bình Định Năm 1992-1993, Bùi Văn Nhiều Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định đã có nghiên cứu về tình hình phát sinh và gây hại của rầy nâu tại Bình Định. Kết quả nghiên cứu đã xác định thời gian phát dục của trứng rầy, rầy non và trưởng thành; đánh giá khả năng nhiễm rầy của một số giống lúa; xác định hiệu quả phòng trừ rầy của một số loại thuốc, đề ra một số biện pháp phòng trừ [21]. Nguyễn Thị Thanh Hương (2009) đã có nghiên cứu sự phát sinh, diễn biến của rầy nâu và một số thiên địch của rầy trên đồng ruộng Bình Định (năm 2009). Kết quả cho thấy mật độ rầy nâu tăng dần qua các giai đoạn phát triển của cây lúa và đạt cao điểm khi cây lúa ở giai đoạn ngậm sữa và vào chắc; trong điều kiện nuôi rầy nâu có nhiệt độ trung bình 23,73 0C , ẩm độ 82% vòng đời của rầy nâu trung bình là 28,28 ngày; trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 33,7, ẩm độ 71 % vòng đời rầy nâu là 24,89 ngày. Năm 2009 Lưu Văn Quỳnh, Viện khoa học kỹ thật Nông nghiệp Duyên Hải Nam trung bộ đã có đề tài : “Nghiên cứu, đánh giá tính kháng và khả năng chống chịu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 280 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 58 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 50 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 133 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn