intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Giám sát sự lưu hành type vi rút và khảo sát yếu tố nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

44
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phát hiện sự lưu hành vi rút cúm gia cầm tại chợ và các hộ dân nuôi gia cầm ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và các yếu tố nguy cơ dẫn đến dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn huyện Quảng Ninh để từ đó giúp các ban, ngành của địa phương có cái nhìn tổng quan về sự thay đổi tỷ lệ lưu hành các chủng nhằm cảnh báo sớm dịch cúm gia cầm và thiết lập hệ thống dự báo và phòng, chống chủ động hiệu quả dịch bệnh do vi rút cúm gia cầm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Giám sát sự lưu hành type vi rút và khảo sát yếu tố nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giám sát sự lưu hành type vi rút và khảo sát yếu tố nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, nằm trong khuôn khổ đề tài Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình năm 2017 do PGS - TS. Nguyễn Xuân Hòa làm chủ nhiệm. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Quảng Bình, ngày 15 tháng 05 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm Huế đã tạo điều kiện cho tôi được theo học chương trình đào tạo trình độ Thạc sỹ tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, TS Vũ Văn Hải, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm Huế là người thầy hướng dẫn khoa học, trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tập thể Lãnh đạo và cán bộ Chi cục Thú y Quảng Bình, Phân viện Thú y Nha Trang, Đề tài khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình năm 2017 – 2018, nghiên cứu sinh Phạm Hồng Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Đặc biệt, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân đã nổ lực, cố gắng, song do kiến thức và thời gian hạn chế nên không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Vì vậy, kính mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý từ các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp cho các nội dung nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Thừa Thiên Huế, tháng 05 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Giám sát sự lưu hành type vi rút và khảo sát yếu tố nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” được thực hiện từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018. 100 hộ nuôi gia cầm tại 5 xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình được điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra. Các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch cúm gia cầm gồm: Không tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm (OR = 11,15); tập quán giết mổ gia cầm sống tại gia đình (OR = 25,67); nuôi gia cầm tiếp xúc với chim trời (OR = 7,5); Tập quán nuôi ghép nhiều gia cầm với nhau (OR = 11,07); Tập quán sử dụng nước ao hồ (OR =7,36). Với mục đích giám sát sự lưu hành vi rút cúm A , từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018 trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 72 mẫu swab gộp của gà và vịt đã được thu thập. Sự có mặt của vi rút cúm được phát hiện bằng phương pháp Real time RT - PCR. Kết quả xác định được 21 mẫu dương tính với vi rút cúm type A, cụ thể như sau: Tại chợ Võ Xá, qua 8 lần lấy mẫu với tổng số 32 mẫu giám sát, có 13/32 mẫu dương tính với gen M (tỷ lệ 40,625 %). Tiếp tục xét nghiệm 13 mẫu dương tính gen M để xác định subtyp H, thấy 1 mẫu dương tính với subtyp H5. Xét nghiệm mẫu này để xác định subtyp N1 và N6 phát hiện thấy 1 mẫu dương tính với subtype N6 (3,125%). Như vậy có sự lưu hành vi rút cúm A/H5N6 với tỷ lệ 3,125% trên địa bàn nghiên cứu. Giám sát tại đàn chỉ báo : Qua 8 lần lấy mẫu với tổng số 40 mẫu giám sát, có 8/40 mẫu dương tính với gen M (tỷ lệ 20%). Không có mẫu nào dương tính với subtyp H5 và H7. Như vậy, không có sự lưu hành cúm A/H5N6 tại hộ chăn nuôi trong thời điểm giám sát. Mẫu dương tính với vi rút cúm A/H5N6 tại chợ Võ Xá, Quảng Ninh, được tiến hành giải trình tự gen tại công ty 1st Base, Singapo. Quy trình được thực hiện bằng phương pháp Sanger dideoxy sequencing. Kết quả giải trình tự được trích xuất dưới dạng mặc định (*ab1) được đọc bằng phần mềm Bioedit như sau: Đánh giá bằng thuật toán Blast trên GenBank (NCBI), Trình tự gen H5 của chủng phân lập được tại huyện Quảng Ninh có mức tương đồng cao nhất (nhận dạng dể nhất) với các chủng H5 đã tìm thấy, hiển thị màu đỏ tương ứng mức điểm >200. Trình tự điểm phân cắt của chủng phân lập được có chứa chuỗi aminoacid RERRRKR/GLF tại các vùng phân cắt trong phân tử HA, Giống với trình tự điểm phân cắt của các chủng độc lực cao do tổ chức OIE công bố năm 2017. (Motiff cleavage site hpaiv h5 RERRRKR/GLF,OIE, 2017). Từ đó có thể kết luận chủng phân lập được tại Quảng Ninh có độc lực cao. Vẫn còn chủng H5N6 lưu hành trên đàn gia cầm cho thấy nguy cơ phát dịch còn tiềm ẩn do đó cần tăng cường công tác giám sát chủ động, đặc biệt hàng năm cần xây dựng kế hoạch lấy mẫu để xác định sự lưu hành vi rút cúm gia cầm nhằm cảnh báo sớm và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sẵn sàng ứng phó với dịch cúm gia cầm độc lực cao. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................viii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3 1.1. Khái niệm cúm gia cầm......................................................................................... 3 1.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm..................................................................................... 3 1.3. Tình hình bệnh cúm gia cầm trên thế giới và Việt Nam ......................................... 4 1.3.1. Tình hình bệnh cúm gia cầm trên thế giới .......................................................... 4 1.3.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam ........................................................... 6 1.3.3. Tình hình bệnh cúm gia cầm ở Quảng Bình. .................................................... 15 1.3.4. Tình hình dịch cúm gia cầm tại huyện Quảng Ninh. ......................................... 16 1.4. Vi rút học bệnh cúm gia cầm............................................................................... 17 1.4.1. Cấu trúc của vi rút cúm gia cầm ....................................................................... 17 1.4.2. Đặc điểm cấu trúc hệ gence cúm gia cầm ......................................................... 19 1.4.3. Đặc điểm kháng nguyên - miễn dịch ................................................................ 21 1.4.4. Độc lực của vi rút............................................................................................. 24 1.4.5. Cơ chế xâm nhập, nhân lên và gây bệnh của vi rút ........................................... 25 1.4.6. Sức đề kháng của vi rút .................................................................................... 26 1.5. Truyền nhiễm học ............................................................................................... 27 1.5.1. Động vật cảm nhiễm ........................................................................................ 27 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 1.5.2. Con đường truyền lây....................................................................................... 28 1.5.3. Mùa phát bệnh ................................................................................................. 28 1.6. Triệu chứng và bệnh tích ..................................................................................... 28 1.6.1. Triệu chứng...................................................................................................... 28 1.6.2. Bệnh tích .......................................................................................................... 29 1.7. Các phương pháp chẩn đoán ............................................................................... 30 1.7.1. Chẩn đoán dịch tễ học ...................................................................................... 30 1.7.2. Chẩn đoán lâm sàng ......................................................................................... 30 1.7.3. Chẩn đoán vi rút học ........................................................................................ 30 1.7.4. Chẩn đoán huyết thanh học .............................................................................. 30 1.8. Phòng bệnh ......................................................................................................... 31 1.8.1. Phòng bệnh bằng vệ sinh .................................................................................. 31 1.9. Hiểu biết về kỹ thuật Realtime RT-PCR.............................................................. 32 1.9.1. Thế nào là phản ứng Realtime RT-PCR ........................................................... 32 1.9.2. Cơ chế hoạt động của Real time PCR sử dụng Taqman probe làm chất phát huỳnh quang .............................................................................................................. 32 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..................................... 34 2.1. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài ....................................... 34 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 34 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 34 2.1.3. Nội dung .......................................................................................................... 34 2.2. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 34 2.3. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 35 2.3.1. Mẫu vật: ........................................................................................................... 35 2.3.2. Nguyên liệu...................................................................................................... 35 2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 37 2.4.1. Phương pháp lấy mẫu ....................................................................................... 37 2.4.2. Phương pháp xét nghiệm. ................................................................................. 37 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 42 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 43 3.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm tại huyện Quảng Ninh. ........................................... 43 3.1.1. Tổng đàn gia cầm ở Huyện Quảng Ninh từ năm 2012- 2017. ........................... 43 3.1.2. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn một số xã thuộc tỉnh Quảng Bình qua phiếu điều tra................................................................................... 44 3.2. Tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn một số xã thuộc huyện Quảng Ninh qua phiếu điều tra. ..................................................................................................... 47 3.3. Phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan bệnh Cúm gia cầm tại huyện Quảng Ninh. .................................................................................................... 48 3.3.1. Tỷ lệ tiêm phòng .............................................................................................. 48 3.3.2. Tập quán giết mổ gia cầm trong khu vực chăn nuôi.......................................... 49 3.3.3. Yếu tố tự nhiên ................................................................................................ 50 3.3.4. Nuôi ghép nhiều gia cầm với nhau ................................................................... 50 3.3.5. Nguồn nước ..................................................................................................... 51 3.4. Giám sát sự lưu hành vi rút cúm gia cầm tại huyện Quảng Ninh. ........................ 52 3.4.1. Kết quả giám sát vi rút cúm gia cầm tại chợ theo thời gian............................... 52 3.4.2. Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm tại đàn chỉ báo. ........................ 54 3.4.3. Kết quả giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm tại chợ và hộ chăn nuôi (đàn chỉ báo). .......................................................................................................................... 57 3.4.4. Kết quả giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm trên gà và vịt trong thời gian nghiên cứu ................................................................................................................. 58 3.5. Kết quả giải trình tự Gen HA chủng H5N6 phân lập được tại huyện Quảng Ninh59 3.5.1. Đánh giá kết quả thực hiện giải trình tự ............................................................ 59 3.5.2. Phân tích trình tự amino acid (do gen H5 quy định) của chủng phân lập tại Quảng Ninh, Quảng Bình........................................................................................... 63 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 64 4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 64 4.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 65 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 68 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT AI : Avian Influenza BNN và PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CGC : Cúm gia cầm Ct : Cycle of threshold DNA : Deoxyribonucleic acid ELISA : Emzyme Linked Immunosozbent Assay FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations HA : Haemagglutination test HEF : Hemagglutinin Esterase Fusion HI : Haemagglutination inhibitory test HPAI : Highly Pathogenic Avian Influenza IVPI : Intravenous Pathogenicity Index KN - KT : Kháng nguyên – kháng thể LPAI : Low Pathogenic Avian Influenza MA : Matrix NA : Neuraminidase NEP : Nuclear export protein NP : Nucleoprotein OIE : Organnisation international des epizooties PBS : phosphate buffered saline QCVN : Quy chuẩn Việt Nam RNA : Ribonucleic acid RNP : Ribonucleoprotein RR : Relative Rick RT-PCR : Reverse Transcription-Polymerase Chain Reaction WHO : World Health Organization PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình dịch CGC từ năm 2015 - 2017 ..................................................... 7 Bảng 1.2: Các tỉnh, thành phố có dịch CGC năm 2017 .............................................. 13 Bảng 1.3: Bảng phân bố các típ vi rút CGC lưu hành tại các địa phương năm 2017 ... 14 Bảng 1.4. Tình hình dịch bệnh cúm gia cầm từ năm 2012 - 2017 ............................... 17 Bảng 2.1. Cặp mồi phát hiện vi rút Cúm gia cầm ....................................................... 36 Bảng 2.2. Thành phần của master mix ....................................................................... 39 Bảng 2.3. Chu trình luân nhiệt của phản ứng real time RT-PCR ................................ 40 Bảng 3.1.Tổng đàn gia cầm từ năm 2012 – 2017. ...................................................... 43 Bảng 3.2. Cơ cấu chăn nuôi gia cầm, thủy cầm ở các hộ điều tra ............................... 44 Bảng 3.3. Phương thức chăn nuôi gia cầm ................................................................. 45 Bảng 3.4. Tình hình vệ sinh chuồng trại..................................................................... 46 Bảng 3.5. Xử lý chất thải chăn nuôi ........................................................................... 46 Bảng 3.6. Tỷ lệ tiêm phòng Cúm gia cầm .................................................................. 47 Bảng 3.7. Tình hình dịch cúm gia cầm từ năm 2012- 2017 ........................................ 47 Bảng 3.8. Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ không tiêm vắc xin phòng bệnh cúm...... 49 Bảng 3.9. Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ giết mổ gia cầm tại khu vực chăn nuôi ... 50 Bảng 3.10. Kết quả phân tích nguy cơ tiếp xúc chim trời ........................................... 50 Bảng 3.11. Kết quả phân tích về yếu tố nguy cơ nuôi chung lứa ................................ 51 Bảng 3.12. Kết quả phân tích về yếu tố nguy cơ nguồn nước ..................................... 51 Bảng 3.13. Kết quả giám sát vi rút cúm gia cầm tại chợ theo thời gian ...................... 52 Bảng 3.14. Kết quả giám sát vi rút cúm gia cầm tại đàn chỉ báo theo thời gian .......... 55 Bảng 3.15. Kết quả giám sát vi rút cúm gia cầm tại đàn chỉ báo và chợ ..................... 57 Bảng 3.16. Kết quả giám sát vi rút cúm gia cầm trên gà và vịt ................................... 58 Bảng 3.17. Đặc tính amino acid của hemaglutinin (HA) của chủng phân lập được tại Quảng Ninh năm 2017 ............................................................................................... 63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hình thái và cấu trúc vi rút cúm gia cầm .................................................... 18 Hình 1.2. Các hệ gen vi rút cúm ................................................................................ 19 Hình 1.3. Mô hình cơ chế xâm nhiễm và nhân lên vi rút cúm A ở tế bào chủ ............. 26 Hình 1.4. Mối quan hệ lây nhiễm và thích ứng các loài vật chủ của vi rút cúm A...... 27 Hình 1.5. Cơ chế phát huỳnh quang của Taqman probe ............................................. 33 Hình 3.1. Biểu đồ diễn biến tổng đàn gia cầm giai đoạn 2012-2017 ........................... 44 Hình 3.2. biến động lưu hành vi rút cúm tại chợ Võ Xá ............................................. 54 Hình 3.3. Biến động lưu hành vi rút tại đàn chỉ báo theo thời gian ............................. 56 Hình 3.4. Tỷ lệ lưu hành vi rút cúm tại đàn chỉ báo và chợ ........................................ 58 Hình 3.5. Tỷ lệ lưu hành vi rút cúm trên gà và vịt ...................................................... 59 Hình 3.6. Giản đồ giải trình tự tự động đoạn Gen H5 với primer Forward của chủng LC376800 .................................................................................................................. 60 Hình 3.7. Giản đồ giải trình tự tự động đoạn Gen H5 với primer Reverse của chủng LC376800 .................................................................................................................. 60 Hình 3.8. Đánh giá điểm sequence gen HA chủng LC376800 bằng Blast ................. 62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ngày nay, bệnh cúm gia cầm đã và đang xảy ra khắp nơi trên thế giới, gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế, chính trị và xã hội cho nhiều quốc gia. Do đó nó là mối lo ngại của toàn cầu. Cúm gia cầm có tên khoa học là Avian Influenza, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi vi rút cúm typ A thuộc họ Orthomyxoviridea. Vi rút cúm typA được chia thành các subtyp khác nhau tùy thuộc vào kháng nguyên bề mặt của chúng là Haemagglutinin (HA) và Neuraminidase (NA). Nhóm vi rút cúm A có 16 subtype HA (từ H1 đến H16) và 9 subtyp NA (từ N1 đến N9). Sự tổ hợp giữa các subtype HA và NA sẽ tạo ra nhiều subtyp khác nhau. Mặt khác, vi rút cúm A có đặc tính quan trọng là dễ dàng đột biến trong gen/hệ gen (đặc biệt ở gen NA và HA) hoặc trao đổi các gen với nhau, trong quá trình xâm nhiễm và tồn tại lây truyền giữa các loài vật chủ, dẫn đến việc tạo nên nhiều subtyp có độc tính và khả năng gây bệnh khác nhau. (De Wit Fouchier, 2008; Murphy, Webster, 1996; Ito et al., 1998). Bệnh cúm gia cầm được tổ chức Thú y thế giới (OIE) xếp vào danh mục bảng A các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật. Tại nước ta, bệnh cúm gia cầm nằm trong danh mục các bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch; Danh mục các bệnh truyền lây giữa động vật và người; Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh; Danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật nuôi và Danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp giám sát định kỳ. Từ khi dịch xuất hiện đến nay đã có 75 quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới xuất hiện dịch khiến hàng trăm triệu gia cầm ốm chết, phải tiêu hủy và đã có 844 người mắc bệnh, tử vong 449 người tại 16 quốc gia, diễn biến dịch ngày càng phức tạp. Ở Việt Nam dịch cúm gia cầm H5N1 lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 2003, bệnh lây lan một cách nhanh chóng với nhiều ổ dịch xuất hiện trong cùng thời điểm tại nhiều địa điểm từ các tỉnh miền Bắc đến miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam. Chính vì thế, chỉ trong 2 tháng, đến 27/02/2004 dịch đã làm cho gia cầm của 2.574 xã/phường thuộc 381 huyện/thị trấn của 51 tỉnh/thành phố của Việt Nam bị mắc bệnh. Tổng số gia cầm bị chết do bệnh và bị tiêu hủy hơn 43,9 triệu con và thủy cầm là 13,5 triệu con. Ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các loại chim khác bị chết và tiêu hủy (Nguyễn Tuấn Anh, 2006). Năm 2014, tại Việt Nam vi rút cúm A/H5N6 lần đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Lạng Sơn, Hà Tĩnh và cho đến nay vi rút cúm A/H5N6 đang được tiếp tục phát hiện tại nhiều tỉnh trên cả nước như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi. Trong khi đó, vi rút cúm A/H7N9 đã xuất hiện tại PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 2 nước láng giềng Trung Quốc và một số nước khác như Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan, Canada làm 683 người bị nhiễm bệnh. Tại Việt Nam tuy chưa xuất hiện chủng vi rút H7N9 nhưng nguy cơ bị xâm nhiễm là rất cao do nước ta có chung đường biên giới với Trung Quốc, việc giao thương đi lại, làm ăn buôn bán giữa hai nước là rất lớn. Cùng với đó do sự biến đổi khí hậu và bùng phát dịch cúm gia cầm ở Bắc Trung Bộ, đặc biệt là hai tỉnh giáp ranh Hà Tĩnh và Quảng Trị là những điểm nóng về cúm gia cầm sẽ làm tăng nguy cơ lây lan do vận chuyển. Do đó khả năng tăng nguy cơ lây lan vào tỉnh ta là điều khó tránh khỏi.Tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình các cơ sở chăn nuôi gia cầm thường nhỏ lẻ, không áp dụng hoặc áp dụng không đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học. Chăn nuôi gia cầm phần lớn theo hình thức thả rông trên đồng hoặc vườn, tự phát dẫn đến làm nguy cơ bùng phát dịch tại địa phương là rất cao. Do đó, với tình hình diễn biến phức tạp của bệnh cúm gia cầm hiện nay trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tôi thực hiện đề tài: “Giám sát sự lưu hành type vi rút và khảo sát yếu tố nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”. 2. Mục tiêu nghiên cứu + Điều tra tình hình dịch Cúm gia cầm tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình thông qua phiếu điều tra để nắm tình hình dịch bệnh nhằm có biện pháp phòng chống thích hợp. + Phát hiện sự lưu hành vi rút cúm gia cầm tại chợ và các hộ dân nuôi gia cầm ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và các yếu tố nguy cơ dẫn đến dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn huyện Quảng Ninh để từ đó giúp các ban, ngành của địa phương có cái nhìn tổng quan về sự thay đổi tỷ lệ lưu hành các chủng nhằm cảnh báo sớm dịch cúm gia cầm và thiết lập hệ thống dự báo và phòng, chống chủ động hiệu quả dịch bệnh do vi rút cúm gia cầm. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài sẽ giúp cho học viên chủ động trong công tác nghiên cứu khoa học đồng thời tiếp cận với phương pháp phân tích hiện đại chẩn đoán vi rút cúm gia cầm (RT- PCR) 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu góp phần đánh giá được sự lưu hành của vi rút trong tự nhiên giúp cho công tác dự báo dự phòng trước khi dịch xảy ra. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm cúm gia cầm Cúm gia cầm (Avian Influenza, AI) là bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm, do nhóm vi rút cúm A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Đây là nhóm vi rút có biên độ chủ rộng, được phân chia thành nhiều phân typ khác nhau dựa trên hai kháng nguyên bề mặt capsid của hạt vi rút là HA và NA (De Wit và Fouchier, 2008). Nhóm vi rút cúm A có 16 phân typ HA (từ H1 đến H16) và 9 phân typ NA (từ N1 đến N9), và sự tái tổ hợp (reassortment) giữa các phân typ HA và NA, về mặt lý thuyết, sẽ tạo ra nhiều phân typ khác nhau về độc tính và khả năng gây bệnh. Mặt khác, vi rút cúm A có đặc tính quan trọng là dễ dàng đột biến trong gen/hệ gen (đặc biệt ở gen NA và HA), hoặc trao đổi các gen kháng nguyên với nhau, trong quá trình xâm nhiễm và tồn tại lây truyền giữa các loài vật chủ. Họ Orthomyxoviridae đã được phát hiện bao gồm 4 nhóm vi rút, đó là: nhóm vi rút cúm A (Influenza A); nhóm vi rút cúm B (Influenza B); nhóm vi rút cúm C (Influenza C) và nhóm Thogotovirus. Các nhóm vi rút khác nhau bởi các kháng nguyên bề mặt capsid, ở vi rút cúm A và B là Hemagglutinin (HA), ở vi rút cúm C là Hemagglutinin Esterase Fusion (HEF), và ở Thogotovirus là Glycoprotein (GP) (Murphy và Webster, 1996; Ito et al., 1998). 1.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm. Lần đầu tiên dịch Cúm được mô tả vào năm 412 trước công nguyên bởi nhà khoa học có tên là Hyppocrates. Tuy nhiên, mãi đến năm 1580 mới bắt đầu bùng phát thành dịch. Đây được coi là trận dịch cúm đầu tiên mà con người biết tới. Dịch bắt nguồn từ châu Á lan sang châu Phi và tấn công vào châu Âu. Dịch cúm đã lây lan mạnh tới mức dẫn đến sự ra đời của từ chỉ dịch cúm “influenza”, bắt nguồn từ cụm từ tiếng Italy “influenza del freddo”, có nghĩa là “ảnh hưởng của cảm lạnh” và làm chết 8.000 người tại thành Rome, Italy. Đến năm 1901, Centanni và Savonuzzi đã xác định được căn nguyên gây bệnh là vi rút siêu nhỏ hơn cả vi khuẩn (vì nó có thể chui qua cả màng lọc vi khuẩn), nhưng mãi tới năm 1955, Schater đã xác định được vi rút gây bệnh thuộc nhóm vi rút Cúm typ A với kháng nguyên bề mặt là H và N. Tác giả đã nghiên cứu từ hai chủng vi rút Cúm H7N1 và H7N7 phân lập được từ gà, gà tây và chim hoang ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Cận Đông... (Lê Văn Năm, 2004). Chủng vi rút cúm A/H5N1 được phát hiện lần đầu tiên gây bệnh dịch trên gà tại Scotland vào năm 1959. Có thể gọi cúm A/H5N1 phân lập năm 1959 tại Scotland là vi rút cúm A/H5N1 cổ điển (danh pháp: A-Ck-Scotland-(59)(H5N1) (số đăng ký: X07869).Năm 1963, vi rút cúm typ A được phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ do loài thuỷ cầm di trú dẫn nhập vi rút vào đàn gà. Cuối thập kỷ 60, phân typ H1N1 thấy ở lợn và có liên quan tới sự tái tổ hợp gen của vi rút Cúm gia cầm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 4 1.3. Tình hình bệnh cúm gia cầm trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Tình hình bệnh cúm gia cầm trên thế giới Trên 80% gia cầm ở các nước Đông Nam Á và 60% gia cầm ở Trung Quốc được nuôi theo phương thức lạc hậu, hay phương thức thả rông. Hơn 100 triệu gia cầm bị tiêu hủy ở những nước có dịch, những cố gắng này đã không ngăn cản được sự lan truyền dịch bệnh H5N1 độc lực cao ở chính những nước đó và cả các nước khác. Ngoài gia cầm nuôi, vi rút cúm A/H5N1 còn được phân lập ở chim di cư, vịt, ngan, thiên nga và các loại chim hoang dã khác. Số ổ dịch cúm A/H5N1 xảy ra trên thế giới tăng lên không ngừng từ giữa năm 2008 cho đến giữa năm 2011, nhưng đã dần dần giảm xuống thời gian sau đó đã trở thành dịch bệnh địa phương tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam (OIE, 2016). Tuy nhiên, trong thời gian gần đây trên thế giới nhiều loại nhiều dịch bệnh cúm gia cầm mới xuất hiện như H7N9, H5N6, H5N2, H5N8 điều này khiến diễn biến càng trở nên khó lường và công tác phòng, chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn 1.3.1.1. Dịch cúm A/H5N1 Sự di trú của các loài chim, dã cầm mang mầm bệnh đã phân tán đi khắp các vùng trên các châu lục làm cho dịch cúm gia cầm xảy ra trong những năm trên phạm vi khắp toàn cầu. Vào năm 1971 bệnh được mô tả kỹ qua đợt dịch cúm khá lớn trên gà tây ở Mỹ. Các năm tiếp theo bệnh được phát hiện ở Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Nam Phi. Năm 1977 đã phát hiện dịch trên gà tây do chủng H7N7 gây ra tại Minesota. Đặc biệt năm 1983 - 1984 ở Mỹ, dịch cúm gia cầm do chủng H5N2 ở bang Pennsylvania, Virginia, New Jersey làm chết và tiêu hủy hơn 19 triệu con gà. Cũng trong thời gian này tại Ireland người ta phải tiêu hủy 270.000 con vịt, tuy không có triệu chứng lâm sàng nhưng đã phân lập được vi rút H5N8 và bệnh được loại trừ một cách nhanh chóng. (Phạm Sỹ Lăng, 2004). Dịch cúm gia cầm xảy ra giữa năm 2003 tại Đông Nam Á là dịch cúm gia cầm lớn nhất và nghiêm trọng nhất. Tác nhân gây bệnh là vi rút cúm A/H5N1, tiêu hủy khoảng 150 triệu con chim và gia cầm. Hiện nay, vi rút H5N1 được xem là tác nhân gây dịch tại Indonesia, Việt Nam, Cămpuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Lào và một số nước khác. Dịch cúm gia cầm ngày càng lan rộng. Tại Thái Lan, đợt dịch thứ nhất kéo dài từ ngày 23/01/2004 đến giữa tháng 03/2004, tiêu hủy 30 triệu con. Đợt dịch thứ hai xuất hiện từ ngày 03/07/2004 đến 14/02/2005. Ở Indonesia dịch xuất hiện đợt dịch thứ hai vào ngày 23/03/2005. Tháng 02/2004 một số nước đã tuyên bố khống chế được dịch, nhưng một số nước dịch lại tái phát dịch lần 2 như Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 5 Nam. Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử bệnh cúm gia cầm xảy ra nhanh trên diện rộng với diễn biến khá phức tạp. Năm 2017 dịch cúm gia cầm A/ H5N1 xảy ra tại Băng-la-đét, cam-phu-chia, Ca-mê- run, pháp, ấn Độ, Iran, Lào, Li-bi, Ma-lai-xi-a, My-an-ma, Ne-pan, Niger,Tô - gô.(Cục thú y, 2017) 1.3.1.2. Dịch cúm A/H5N6 Bộ Y tế cho biết ca nhiễm cúm A/H5N6 làm một bệnh nhân 49 tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc tử vong được phát hiện vào tháng 4/2014. Đây cũng là bệnh nhân đầu tiên trên thế giới nhiễm cúm A/H5N6. Ngày 3/5/2014, phòng thí nghiệm tham khảo Cúm gia cầm quốc gia Trung Quốc đã xác định đây là chủng vi rút H5N6, 1.338 con gia cầm đã bị tiêu hủy và gà ở các khu vực gần đó đang được giám sát, song lực lượng chức năng chưa phát hiện điều gì bất thường. Giới chuyên gia coi đây là một trường hợp đặc biệt và nguy cơ lây nhiễm từ người sang người rất thấp vì đến nay, trong số những người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân tử vong chưa có ai xuất hiện triệu chứng bệnh. Mặc dù toàn bộ gà ở Trung Quốc Đại Lục sẽ được tiêm phòng vắc xin H5N1, nhưng gen H5 trong chủng vi rút H5N6 này có thế rất khác so với gen H5 của loại vaccine phòng vi rút H5N1.Vì vậy vẫn có thể bùng phát dịch. Trong năm 2015 dịch cúm A/H5N6 đã xảy ra tại Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Lào. Trong năm 2017 dịch cúm A/H5N6 đã xảy ra tại Áo, Hy lạp, Hồng Kông, NHật bản, Hàn Quốc, Lào, My – an –ma, Phi- Líp- pin.(Cục thú y, 2017) 1.3.1.3. Dịch cúm A/H7N9 Tháng 3/2013 Trung Quốc thông báo ca nhiễm đầu tiên cúm A/H7N9 là một cụ già 87 tuổi, người đã chết vào ngày 4 tháng 3, tiếp đến là tỉnh Hà Nam được ghi nhận sự hiện diện với 2 bệnh nhân. Tính đến ngày 14/4/2013 con số người nhiễm A/H7N9 tăng lên 14 ca, trong đó tử vong 5 ca và đến ngày 30/6/2013 Trung Quốc có hơn 133 trường hợp nhiễm cúm 43 trường hợp tử vong.Trong năm 2015 Trung Quốc có thêm 225 ca mắc bệnh cúm A/H7N9 trên người, trong đó có 94 ca tử vong. Từ tháng 3/2013 đến nay, bệnh cúm A/H7N9 trên người đã liên tục xảy ra tại Trung Quốc, đã ghi nhận 683 ca bệnh (271 ca tử vong) tại 17 tỉnh, thành phố, Đặc khu hành chính Hồng Kông, Macao, Khu tự trị Ninh Hạ vàTân Cương, vùng lãnh thổ Đài Loan và một trường hợp khách du lịch Trung Quốc đến Malaysia. Cho đến nay, vi rút cúm H7N9 mới chỉ được phát hiện trên người và gia cầm ở Trung Quốc. Theo báo cáo của Cục y tế dự phòng, Việt Nam đã và đang triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp nhằm nhăn chặn không để vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào kể cả trên gia PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 6 cầm và trên người, do vậy cho đến nay Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nhân nào mắc cúm A/H7N9.(Cục thú y, 2017) 1.3.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam Trong những năm gần đây, ngoài sự lưu hành rộng của chủng cúm A/H5N1 và A/H1N1 thì đã có sự xuất hiện của chủng vi rút cúm gia cầm mới A/H5N6. Nguy cơ các chủng vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao khác (A/H5N2, H5N7) lây nhiễm sang Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Đây là sự thực đáng lo ngại vì những biến đổi khó lường của vi rút cúm A. Chúng đặc biệt nguy hiểm hơn bởi cơ thể các đối tượng lây nhiễm (người, gia cầm, thủy cầm, chim trời…) chưa có kháng thể chống lại những vi rút mới, trong khi đặc tính của vi rút cúm là luôn biến đổi để thích nghi. (Nguyễn Trần Hiển,10 - 2005).Tháng 4 năm 2014, Việt Nam phát hiện vi rút cúm A/H5N6 trên gà, vịt ở Lạng Sơn và Hà Tĩnh. Chủng vi rút này tương đồng với chủng gây tử vong ở người tại Trung Quốc. Kết quả giải trình tự gen cúm A/H5N6 tìm thấy tại Việt Nam cho thấy 99% tương đồng xuất xứ từ Trung Quốc (nơi phát hiện ca nhiễm bệnh gây tử vong trên người do cúm A/H5N6 trên thế giới). Đối với H7N9 cũng như H5N6 hoặc các chủng mới hầu như chưa có chương trình vắc xin mới thực sự hiệu quả. Đáng lo ngại hơn nữa là tình trạng gia cầm, thủy cầm mang mầm bệnh mà không có biểu hiện lâm sàng nhưng là nguồn lây bệnh cho con người. Điều này khiến cho việc kiểm soát bệnh gặp nhiều khó khăn. Tại Việt Nam đã ghi nhận 127 ca lây nhiễm từ 2003 đến 2014 và đã có 64 ca trường hợp tử vong do chủng vi rút cúm A/H5N1 chiếm 50,39%. Một đại dịch xảy ra khi xuất hiện sự thay đổi cơ bản về gen tạo nên một phân type vi rút cúm mới (thường xuất hiện sau một chu kỳ 10-15 năm). Kháng nguyên bề mặt được thay thế bằng một kháng nguyên mới hoàn toàn khác biệt. Chính vì vậy toàn bộ cộng đồng chưa có miễn dịch đối với phân type vi rút cúm mới này. (Lê Thanh Hòa, 2010). Công văn số 598/BYT-DP của Bộ Y tế ngày 26/01/2015 về việc tăng cường phòng chống bệnh cúm gia cầm lây sang người đã đề cập đến tính cấp thiết của về giám sát cúm gia cầm trong tình trạng thực phẩm không an toàn hiện nay. Năm 2017, toàn quốc đã xảy ra 40 ổ dịch cúm A/H5 (34 ổ dịch gây ra do vi rút cúm A/H5N1 và 06 ổ dịch do vi rút cúm A/H5N6; trung bình mỗi ổ dịch có 1.258 con gia cầm mắc bệnh) tại 83 hộ chăn nuôi gia cầm tại 31 huyện thuộc 21 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh là 50.316 con (gà 25.198 con, chiếm 50,08% tổng số gia cầm mắc bệnh; vịt 24.665 con, chiếm 49,02%; ngan 453 con, chiếm 0,90%) và tổng số gia cầm tiêu hủy là 73.835 con (gà 36.965 con, chiếm 50,06% tổng số gia cầm tiêu hủy; vịt 36.388 con, chiếm 49,28%; ngan 482 con, chiếm 1,30%). Ngoài ra, một số địa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 7 phương có một số ổ dịch và đã được cơ quan thú y và các cơ quan liên quan của địa phương phát hiện và xử lý kịp thời. So với năm 2016, diện tích và mức dộ dịch đều tăng, cụ thể: Số ổ dịch tăng 2,86 lần, số huyện có dịch tăng 2,58 lần, số tỉnh có dịch tăng 3 lần; số gia cầm mắc bệnh tăng gần 5,05 lần. Bảng 1.1: Tình hình dịch CGC từ năm 2015 – 2017 Số Số Số Số gà mắc Số vịt mắc Số ngan mắc Tổng mắc Năm tỉnh huyện xã bệnh (con) bệnh (con) bệnh (con) (con) 2015 21 34 39 19.370 12.403 1.055 32.828 2016 7 12 14 6.172 3.244 540 9.956 2017 21 31 40 25.198 24.665 453 50.316 (Cục thú y, 2017) 1.3.2.1. Dịch cúm A/H5N1 Dịch cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào cuối tháng 12/2003 tại trại giống của công ty CP làm 8.000 con gà ốm chết chỉ trong 4 ngày, sau đó lây lan nhanh cho hầu hết các tỉnh/thành trong cả nước làm cho hàng chục triệu con gia cầm buộc phải tiêu hủy, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Hàng năm dịch vẫn xảy ra tại nhiều địa phươngtrong cả nước.Có thể chia ra các đợt dịch cúm gia cầm từ năm 2003 đến nay như sau: Đợt dịch thứ 1 từ tháng 12/2003 đến 30/3/2004: Đây là lần đầu tiên bệnh xuất hiện tại Việt Nam, bệnh lây lan một cách nhanh chóng với nhiều ổ dịch xuất hiện trong cùng thời điểm tại nhiều địa điểm từ các tỉnh miền Bắc đến miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam. Chính vì thế, chỉ trong 2 tháng, đến 27/02/2004 dịch đã làm cho gia cầm của 2.574 xã/phường thuộc 381 huyện/thị trấn của 51 tỉnh/thành phố của Việt Nam bị mắc bệnh. Tổng số gia cầm bị chết do bệnh và bị tiêu hủy hơn 43,9 triệu con và thủy cầm là 13,5 triệu con. Ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các loại chim khác bị chết và tiêu hủy (Nguyễn Tuấn Anh, 2006). Đến đầu tháng 2/2004, bệnh cúm gia cầm đã lan ra hầu như khắp cả nước với diễn biến phức tạp. Trung bình 1 ngày có khoảng 13 - 230 xã thuộc 15 - 20 huyện phát sinh ổ dịch mới trong cả nước. Số gia cầm phải tiêu hủy lên tới 2 - 3 triệu con/ngày, ngày cao điểm lên tới 4 triệu con. Số lượng các ổ dịch cao nhất vào ngày 6/2/2004. Sau ngày 29/2/2004 không có thông báo về các ổ dịch mới, không còn gia cầm bị tiêu hủy. Đến ngày 30/3/2004, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố hết dịch cúm gia cầm trên toàn quốc. Như PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 8 vậy, trong đợt dịch đầu tiên này có 57/61 tỉnh/thành phố trong cả nước có dịch (trừ 4 tỉnh Tuyên Quang, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận). Hầu hết ở các tỉnh có dịch đều có trên 10% số xã có dịch. Theo thống kê của Trần Hữu Cổn (2004) cho đến đợt dịch cuối, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là những khu vực tỷ lệ số xã có gia cầm bị mắc bệnh cao nhất. Đợt dịch thứ 2 từ tháng 4 đến tháng 11/2004: Dịch bệnh tái phát tại 17 tỉnh, thời gian cao điểm nhất là trong tháng 7, sau đó giảm dần đến tháng 11/2004 chỉ còn một điểm phát dịch. Tổng số gia cầm tiêu hủy được thống kê trong vụ dịch này là 84.078 con. Trong đó, có gần 56.000 gà; 8.132 vịt và 19.950 con chim cút. Và đã có tới 27 người mắc bệnh virus cúm A/H5N1, trong đó có 9 ca tử vong. Đợt dịch thứ 3 từ tháng 12/2004 đến tháng 5/2005: Dịch cúm gia cầm xảy ra ở 670 xã của 182 huyện thuộc 36 tỉnh/thành phố trong cả nước. Số gia cầm bị tiêu hủy được Cục Thú y thống kê là 1.846 triệu con (gồm 470.495 gà, 825.689 vịt, ngan và 551.029 chim cút. Trong năm 2005 có 61 ca mắc cúm H5N1 ở người, đã có 19 ca tử vong. Đợt dịch thứ 4 từ tháng 10/2005 đến tháng 01/2006: Dịch xảy ra trên 3 miền Bắc, Trung, Nam với 24 tỉnh/thành mắc bệnh với tổng số gia cầm tiêu hủy là 3.972.081 con (1.338.523 con gà, 2.135.081 thủy cầm và loài khác). Đợt 5 từ tháng 12/2006 đến hết năm 2007: Dịch xảy ra nhiều đợt nhỏ, trong đó từ tháng 12/2006 đến tháng 3/2007: Dịch cúm gia cầm tái phát tại Cà Mau, Bạc Liêu, sau đó dịch xuất hiện ở 6 tỉnh khác của vùng đồng bằng sông Cửu Long là Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang, Sóc Trăng và 3 tỉnh (Hà Nội, Hà Tây và Hải Dương) thuộc đồng bằng sông Hồng. Dịch bệnh đã xảy ra tại 83 phường/xã thuộc 33 quận/huyện của 11 tỉnh/thành phố, tổng số gia cầm bị bệnh là 99.040 con trong đó có 11.950 gà, 87.090 vịt và ngan. Đợt dịch từ tháng 5/2007 đến 8/2007, dịch xảy ra ở 167 xã/phường của 10 huyện thuộc 23 tỉnh/thành. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 294.894 con (21.525 con gà, 264.549 con vịt, 8.775 con ngan), sau đó đến tháng 10/2007 dịch lại tái phát ở 15 xã/phường của 9 quận/huyện thuộc 6 tỉnh/thành phố. Dịch cúm gia cầm năm 2009: Từ đầu năm 2009 đến ngày 22/12/2009 có 129 ổ dịch tại 71 xã/phường của 35 huyện/quận thuộc 18 tỉnh/thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 112.847 con, trong đó gà 24.686 con (chiếm 21,87%), vịt 85.038 con (chiếm 75,35%) và ngan 3.123 con (chiếm 2,76%) (Nguyễn Ngọc Tiến, 2013). Qua những số liệu trên ta thấy năm 2009 dịch bệnh đã giảm về phạm vi (số xã/phường) tuy nhiên số lượng gia cầm chết và tiêu hủy năm 2009 tương đương năm 2008 và bằng 1/3 so với năm 2007. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 9 Dịch cúm gia cầm năm 2010: Trong năm 2010, cả nước đã có 62 xã/phường của 36 huyện/quận thuộc 23 tỉnh/thành phố phát dịch cúm gia cầm. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 75.769 con, trong đó có 21.938 gà (chiếm 28,95%), 52.809 vịt (chiếm 69,70%), 1.022 ngan (chiếm 1,34%). Dịch xảy ra mạnh nhất là tỉnh Hà Tĩnh, có số gia cầm tiêu hủy cao nhất 14.199 con chiếm 16,24%. Tại Cà Mau, dịch xảy ra trên 12 xã/phường của 5 huyện/thị trấn với số gia cầm phải tiêu hủy là 7.499 con chiếm 8,58% (Nguyễn Ngọc Tiến, 2013). Dịch cúm gia cầm năm 2011: Trong năm 2011, diễn biến dịch bệnh cúm gia cầm ngày càng phức tạp, tăng cả về số xã/phường lẫn số gia cầm tiêu hủy và số gia cầm mắc bệnh. Có 22 tỉnh/thành phố có dịch. Số xã/phường là 82 của 43 huyện/quận. Tổng số gia cầm mắc bệnh lên đến 11.0311 con, trong đó có 39.126 gà, 70.020 vịt và 1.165 ngan. Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 151.356 con, trong đó có 60.787 gà, 89.204 vịt và 1.365 ngan (Nguyễn Ngọc Tiến, 2013). Dịch cúm gia cầm năm 2012: Dịch bệnh cúm gia cầm diễn biến phức tạp hơn với những biến đổi nhiều về cấu trúc gen và độc lực. Năm 2012 tăng mạnh về số tỉnh/thành phố có dịch xảy ra, với 32 tỉnh/thành phố. Tổng số 296 xã/phường của 112 huyện/thị trấn có dịch. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 616.109 con trong đó có 117.946 gà (chiếm 19,14%), 479.859 vịt (chiếm 77,89%) và 18.304 ngan (chiếm 2,97%) (Nguyễn Ngọc Tiến, 2013). Dịch cúm gia cầm năm 2013: Tháng 1/2013 tại tỉnh Tây Ninh dịch cúm gia cầm xuất hiện ở 2 hộ gia đình tại thôn Bàu Tép, xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu và ấp Cỏ Đỏ, xã Bình Minh, tỉnh Tây Ninh. Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy tại Tây Ninh là 3.438 con.Tháng 2/2013, tại Khánh Hòa có trên 10.000 gà vịt bị bệnh cúm phải tiêu hủy.Tháng 3/2013, dịch cúm gia cầm xảy ra ở Bình Định, có trên 78.500 con vịt chết hoặc tiêu hủy. Theo Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, trong hai tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Cà Mau có ba ổ dịch cúm gia cầm tại xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), xã Tân Phú (huyện Thới Bình), xã An Xuyên (thành phố Cà Mau).Cũng trong tháng 3 năm 2013, mặc dù tại Tỉnh Đồng Tháp chưa xảy ra dịch cúm A/H5N1, nhưng qua kiểm tra 72 mẫu xét nghiệm gia cầm tại các chợ ở Đồng Tháp, ngành chức năng đã phát hiện 24 mẫu dương tính với vi rút cúm A/H5N1, chiếm tỷ lệ 33,3%. Ngoài ra một trường hợp tử vong được xác định do nhiễm virus cúm này là một cháu bé 4 tuổi. Dịch cúm gia cầm năm 2014: Tại Việt Nam, năm 2014 có 02 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 tại Bình Phước và Đồng Tháp, cả hai trường hợp đều tử vong, cả hai trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh. Dịch cúm gia cầm năm 2015:Các ổ dịch cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện tại 19 xã/phường của 18 huyện/thị xã thuộc 12 tỉnh/thành phố (Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 10 Long, Sóc Trăng, Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Cần Thơ, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Kon Tum, Nghệ An, Ninh Thuận, Thanh Hóa). Số gia cầm mắc bệnh là 56.138 con (gà 51.166 con, chiếm 91,14% tổng số mắc bệnh, vịt 4.922 con, chiếm 8,77% và ngan 50 con, chiếm
  20. 11 chiếm 2,76% và chim cút 14.063 con chiếm 38,80%); trong đó số tiêu hủy là 39.744 con (gà chiếm 44,20% trong tổng số chết, vịt chiếm 17,93%, ngan chiếm 2,49% và chim cút chiếm 35,38%) (Phòng Dịch tễ - Cục Thú y, 2015). Đến tháng 5/2016 dịch cúm A/H5N6 xảy ra trên 5 tỉnh bao gồm Tuyên Quang, Lạng Sơn, Nghệ An, Kon Tum, Quảng Ngãi làm cho 7.210 con gia cầm bị mắc bệnh và chết (6.136 con gà, 1.024 con vịt, 50 con ngan), tổng số gia cầm bị tiêu hủy là 9.850 con (Phòng Dịch tễ - Cục Thú y, 2016). Trong năm 2017, toàn quốc đã xảy ra 06 ổ dịch cúm A/H5N6 tại 05 huyện thuộc 05 tỉnh (Cao Bằng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Kon Tum). Số gia cầm mắc bện là 10.680 con (gà 2.280 con, chiếm 21,35% tổng số gia cầm mắc bệnh; vịt 8.400 con, chiếm 78,65%) và số gia cầm tiêu hủy là 17.710 con, bao gồm cả gia cầm khỏe mạnh trong cùng đàn mắc bệnh (gà 2.500 con, chiếm 14,12% tổng gia cầm tiêu hủy; vịt 15.210 con, chiếm 85,88%).Tháng 1/2018: Đã ghi nhận các ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản; cúm A/H5N1 tại Bang – la – đét, Ni- ge-ri-a; cúm A/ H5N8 Tại I-rắc, Ni-ge-ri-a, Nam Mỹ, Ả- rập Xê-út; cúm A/H5N2 và cúm A/H7N9 tại Trung Quốc.Hiện nay, cả nước không có dịch Cúm gia cầm xảy ra.(Cục Thú y, 2017) 1.3.2.3. Dịch cúm H7N9 Các chuyên gia dịch tễ cũng lưu ý với chủng vi rút cúm A/H7N9 gây dịch tại Trung Quốc khiến hàng trăm người mắc và tử vong, dù Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc nhưng nguy cơ cũng rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã phát hiện vi rút cúm A/H5N6 trên gia cầm giống với chủng vi rút ở Trung Quốc. Rất có thể vi rút cúm A/H5N6 xâm nhập theo các đoàn xe chở gia cầm lậu.Các chuyên gia OIE giả thuyết rằng người ta có thể bị nhiễm qua tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh trên thị trường hoặc môi trường bị ô nhiễm như thị trường gia cầm sống, nơi mà vi rút hiện diện. Họ tin rằng thị trường gia cầm sống có thể đóng một vai trò quan trọng trong nhiễm bệnh ở người và ngay cả khi mức độ tổng thể của bệnh là tương đối thấp, chợ gia cầm sống cung cấp một môi trường để khuếch đại và duy trì virus H7N9. Thanh sát viên của OIE cũng xác nhận rằng nhiễm H7N9 có thể không gây bệnh để nhìn thấy được ở gia cầm và do đó nhiệm vụ của thú y phải trở nên đặc biệt là tham gia vào việc ngăn ngừa lây lan của nó. (Cục Thú y, 2017) Bệnh cúm trên người : năm 2017 theo thông báo của Tỏ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quôc (FAO): Năm 2017 Trung Quốc đã ghi nhận 813 người bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9. Như vậy, tính từ cuối tháng 03/2013(phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm viruts cúm A/H7N9) đến ngày 19/12/2017 đã có 1.623 người Trung Quốc bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9 (bao gồm cả 03 trường hợp người PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2