intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất nấm sò tại Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

34
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển của nấm sò trên giá thể nghiên cứu trong vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè. Đánh giá khả năng cho năng suất của nấm sò trên giá thể nghiên cứu trong vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè. Phân tích hiệu quả kinh tế của nấm sò trên giá thể nghiên cứu trong vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất nấm sò tại Thừa Thiên Huế

  1. 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN ANH ĐỨC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT NẤM SÒ TẠI THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên nghành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 60620110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN ĐÌNH THI Huế, 9/2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong cuốn luận văn này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 08 năm 2017. Học viên thực hiện Trần Anh Đức PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. ii LỜI CẢM ƠN Chặng đường hai năm không phải là dài nhưng cũng không phải ngắn. Mặc dù bản thân đã gặp không ít khó khăn, trở ngại nhưng bên cạnh đó tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và yêu thương từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Nên qua đây tôi muốn gửi những lời cảm ơn chân thành đến mọi người. Đầu tiên tôi muốn cám ơn TS. Nguyễn Đình Thi, người hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp! Thầy không những là người dẫn dắt tận tình trong công tác học tập mà còn là bậc tiền bối truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống. Tôi muốn gửi lời cám ơn sâu sắc đến người bạn đồng hành của tôi – Nguyễn Thị Hồng Nhung! Em là người cùng tôi vượt qua mọi gian khó của cuộc đời, chia sẽ buồn vui và hỗ trợ đắc lực cho tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Hơn hết, Tôi muốn tỏ lòng biết ơn vô bờ bến tới bậc sinh thành! Ba mẹ đã không quản khó khăn, gian khổ để nuôi dạy tôi và là hậu phương vững chắc cho con đường tôi đã chọn. Qua đây tôi cũng muốn cám ơn Ban giám hiệu nhà trường và quý Thầy cô giảng dạy đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn và khóa học! Cám ơn những người bạn mà tôi đã gặp trong cuộc đời này! Cuối cùng tôi kính chúc toàn thể Thầy cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao cả! Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 08 năm 2017 Trần Anh Đức PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ...................................................................................2 2.1. Mục đích của đề tài...................................................................................................2 2.2. Yêu cầu của đề tài .....................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................4 1.1. Giới thiệu chung về nấm sò ......................................................................................4 1.1.1. Phân loại nấm sò ....................................................................................................4 1.1.2. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của nấm sò ....................................................5 1.1.3. Giá trị của nấm sò ..................................................................................................8 1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ........................................................................11 1.2.1. Trên thế giới ........................................................................................................11 1.2.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................................14 1.2.3.Tại Thừa Thiên Huế .............................................................................................19 1.3. Các đối tượng sử dụng cho nghiên cứu ..................................................................20 1.3.1. Giống nấm sò nghiên cứu ....................................................................................20 1.3.2. Nguyên liệu mùn cưa keo tai tượng ....................................................................21 1.3.3. Cám gạo và các dinh dưỡng bổ sung ..................................................................21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................22 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................22 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................22 2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................22 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................22 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................22 2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu ............................................................24 2.4. Quy trình kỹ thuật ...................................................................................................25 2.4.1. Chuẩn bị ...............................................................................................................25 2.4.2. Xử lý nguyên liệu ................................................................................................26 2.4.3. Đóng túi – Cấy giống ..........................................................................................27 2.4.4. Ươm sợi ...............................................................................................................28 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iv 2.4.5. Chăm sóc – thu hái ..............................................................................................28 2.4.6. Phòng, trừ sâu – bệnh hại ....................................................................................29 CHƯƠNG 3. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................30 3.1. Ảnh hưởng của giá thể đến thời gian sinh trưởng phát triển của nấm sò ...............30 3.1.1. Giai đoạn phục hồi tơ nấm ..................................................................................30 3.1.2. Giai đoạn tơ nấm bám vào nguyên liệu ...............................................................32 3.1.3. Giai đoạn tơ nấm phủ kín bịch ............................................................................32 3.1.4. Thời gian hình thành quả thể đầu tiên .................................................................34 3.1.5. Thời gian quả thể thành thục ...............................................................................36 3.2. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng tăng trưởng tơ nấm .....................................36 3.2.1. Giai đoạn 7 ngày ..................................................................................................39 3.2.2. Giai đoạn 14 ngày ................................................................................................40 3.2.3. Giai đoạn 21 ngày ................................................................................................42 3.2.4. Tốc độ tăng trưởng (mm/ngày) ...........................................................................43 3.3. Ảnh hưởng của giá thể đến đặc trưng hình thái quả thể nấm .................................46 3.3.1. Số tai hữu hiệu/ lần thu hái ..................................................................................47 3.3.2. Chiều dài cuống nấm ...........................................................................................48 3.3.3. Đường kính mũ nấm ............................................................................................50 3.4. Khả năng nhiễm hại côn trùng và nấm dại trên các giá thể....................................52 3.4.1. Nấm dại hại nấm sò .............................................................................................54 3.4.2. Côn trùng hại nấm sò ...........................................................................................55 3.5. Ảnh hưởng của giá thể đến năng suất nấm sò ........................................................56 3.5.1. Năng suất lý thuyết ..............................................................................................58 3.5.2. Năng suất thực thu ...............................................................................................60 3.5.3. Hiệu suất sinh học ...............................................................................................61 3.6. Ảnh hưởng của giá thể đến hiệu quả kinh tế nuôi trồng ........................................65 3.6.1. Tổng chi ...............................................................................................................65 3.6.2. Tổng thu ...............................................................................................................65 3.6.3. Lợi nhuận .............................................................................................................67 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................69 4.1. Kết luận...................................................................................................................69 4.2. Kiến nghị ................................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Lượng dinh dưỡng sử dụng khi sản xuất nấm ăn ...........................................6 Bảng 1.2. Nhiệt độ thích hợp cho ủ tơ và ra quả thể của một số loài nấm sò .....................7 Bảng 1.3. Thành phần axít amin trong một số loài nấm sò (g/100g protein thô) ...........9 Bảng 1.4. Hàm lượng một số vitamin trong nấm sò .....................................................10 Bảng 1.5. Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong nấm sò .....................................10 Bảng 1.6. Sản lượng nấm ăn trên thế giới .....................................................................11 Bảng 1.7. Sản lượng nấm ăn Trung Quốc so với thế giới giai đoạn 1978 – 2011 ........14 Bảng 1.8. Số lượng loài của các nhóm nấm ở Thừa Thiên Huế ........................................19 Bảng 1.9. Thành phần hóa học của mùn cưa gỗ keo tai tượng .....................................21 Bảng 1.10. Thành phần và giá trị dinh dưỡng trung bình của cám gạo ........................21 Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm nuôi trồng nấm sò ...............................................23 Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí của mỗi thí nghiệm ...................................................................23 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến thời gian sinh trưởng phát triển nấm sò ..31 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tăng trưởng tơ nấm sò .............................38 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến hình thái quả thể nấm sò .........................46 Bảng 3.4. Mức độ nhiễm côn trùng và nấm hại trên các loại giá thể trồng ..................53 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến năng suất nấm sò .....................................57 Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất nấm sò trên các loại giá thể ..................64 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Thời gian hoàn thành giai đoạn phủ kín bịch của nấm sò (ngày) .................33 Hình 3.2. Thời gian hình thành quả thể đầu tiên của nấm sò (ngày) ............................35 Hình 3.3. Khả năng tăng trưởng tơ nấm của nấm sò trên các giá thể (cm) ..................40 Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng tơ nấm của nấm sò (mm/ngày) ......................................45 Hình 3.5. Số tai hữu hiệu của nấm sò trên các giá thể nuôi trồng ................................48 Hình 3.6. Chiều dài cuống nấm của nấm sò trên các công thức thí nghiệm.................49 Hình 3.7. Đường kính mũ nấm của nấm sò trên các giá thể nuôi trồng .......................51 Hình 3.8. Năng suất lý thuyết của nấm sò (kg/tấn nguyên liệu khô) ............................59 Hình 3.9. Năng suất thực thu của nấm sò (kg/tấn nguyên liệu khô).............................61 Hình 3.10. Hiệu suất sinh học nuôi trồng nấm sò trên các giá thể (%) ................ Error! Bookmark not defined. Hình 3.11. Tổng thu của nấm sò trên các giá thể nuôi trồng ........................................66 Hình 3.12. Lợi nhuận của nấm sò trên các giá thể nuôi trồng ......................................68 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hoạt động sản xuất nấm ăn là một lĩnh vực nông nghiệp có nguồn gốc từ rất lâu đời. Hiện nay hoạt động sản xuất này đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu vì những lợi ích mà nó mang lại. Sản xuất nấm đang dần thoát ra khỏi cái vỏ bọc của một ngành sản xuất nông nghiệp truyền thống, nó đã và đang được công nghiệp hóa để đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của loài người. Tại Việt Nam, sản xuất nấm mới được du nhập hơn 100 năm nay nhưng hiện tại nó là một ngành nông nghiệp phát triển hàng đầu. Ngày 16/ 4/ 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 439/QĐ- TTg, đưa nấm ăn, nấm dược liệu vào Danh mục sản phẩm quốc gia được ưu tiên đầu tư phát triển (Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam). Cùng với đó sản xuất nấm ăn đã và đang nhận được sự quan tâm, đầu tư mạnh mẽ của các tổ chức, cá nhân. Sản xuất nấm ở nước ta phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, tức là không những tăng quy mô mà nó đang tăng cả chủng loại nấm nuôi trồng. Hiện nay, nước ta đã nuôi trồng được 16 loại nấm phổ biến và đang nghiên cứu nhiều loài nấm quý hiếm khác. Ngày nay người ta không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra nhiều loại nấm ăn hiếm có giá trị cao nhằm phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã hoàn thiện Đề án phát triển nấm ăn và nấm dược liệu đến năm 2020. Nhằm đáp ứng mục tiêu chung trong thời gian tới là xây dựng ngành sản xuất nấm theo hướng hàng hóa, tập trung quy mô công nghiệp; từng bước ứng dụng công nghệ cao, có sự gắn kết chặt chẽ từ khâu nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ, tạo thương hiệu nấm Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo ra nguồn hàng hóa có giá trị cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2015, cả nước sản xuất và tiêu thụ khoảng 400 ngàn tấn nấm các loại, xuất khẩu đạt 150 - 200 triệu USD/năm. Đến năm 2020, sản xuất tiêu thụ nấm tăng lên 1 triệu tấn/năm tạo thêm 1 triệu việc làm cho lao động nông thôn và đưa giá trị xuất khẩu lên 450 - 500 triệu USD/ năm. (Quyết định số: 2690/QĐ-BNN-KHCN, ngày 12/11/2013) [12]. Nói đến nấm trồng, ta không thể không nhắc tới nấm sò hay còn gọi là nấm bào ngư (Pleurotus spp.). Đây là loại nấm có điều kiện thích nghi rộng nên được nuôi trồng phổ biến trên toàn cầu. Ở châu Âu nấm sò được mệnh danh là Á nấm. Nấm sò chiếm một thị phần rất lớn trong hoạt động sản xuất nấm của Việt Nam. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu và phát triển nấm: sản lượng nấm sò hàng năm đạt 60,000 tấn, chỉ đứng sau nấm mộc nhĩ và nấm rơm. Như vậy nấm sò có sản lượng gấp 12 lần so với nấm mỡ và gấp hàng trăm lần so với nấm linh chi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 2 Nấm sò là loại nấm mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống. Nấm sò được ví như là một loại thịt sạch bởi có số lượng và hàm lượng các chất dinh dưỡng của chúng không thua kém gì các loại thịt. Đồng thời trong nấm sò có chứa các chất mang giá trị dược liệu quý có thể phòng ngừa và chống các loại bệnh hiểm nghèo. Trong nấm sò có chứa hoạt chất pleurotin, đây là hoạt chất có khả năng ngăn ngừa, làm giảm và tiêu diệt được các tế bào ung thư. Tại các nước phát triển người ta sử dụng nấm sò làm thực phẩm thường xuyên trong các bữa ăn gia đình. Ngoài ra người ta còn nuôi trồng nấm sò làm nguyên liệu cho ngành sản xuất dược liệu. Tại Thừa Thiên Huế, nấm sò cùng với nấm rơm là hai loại nấm chủ lực, chiếm một phần rất lớn trong sản xuất và thị trường. Nuôi trồng nấm sò không đòi hỏi cao về điều kiện sản xuất, ở nước ta nấm sò được trồng trên các giá thể hữu cơ rơm rạ, bông phế thải... và được nuôi trồng nhiều nhất trên mùn cưa cao su. Tuy nhiên do một số yếu tố khách quan và chủ quan tác động khiến cho lượng mùn cưa cao su đang có xu hướng ngày càng giảm, không đủ để cung cấp cho hoạt động sản xuất nấm, nhất là ở các vùng xa nguồn cung cấp mùn cao su. Đồng thời giá bán mùn cưa cao su luôn biến động theo hướng không ngừng tăng làm ảnh hưởng đến công việc cũng như hiệu quả kinh tế cho người sản xuất nấm. Qua khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy trên địa bàn Thừa Thiên Huế có một trữ lưỡng lớn quanh năm mùn cưa gỗ keo từ các hoạt động khai thác và chế biến, giá thành thấp hơn nhiều (bằng khoảng 1/3) so với mùn cưa cao su. Loại mùn cưa này không chứa tinh dầu nên thỏa mãn điều kiện sản xuất nấm sò. Chính vì vậy, tôi đã triển khai nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất nấm sò tại Thừa Thiên Huế” và bước đầu thu được một số kết quả nhất định 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích của đề tài Nghiên cứu tìm ra loại giá thể phù hợp cho nuôi trồng nấm sò dựa trên nguồn phế phụ phẩm hữu cơ sẵn có trên địa bàn Thừa Thiên Huế. 2.2. Yêu cầu của đề tài Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển của nấm sò trên giá thể nghiên cứu trong vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè. Đánh giá khả năng cho năng suất của nấm sò trên giá thể nghiên cứu trong vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè. Phân tích hiệu quả kinh tế của nấm sò trên giá thể nghiên cứu trong vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung các dẫn liệu khoa học mới phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất nấm trồng nói chung và nấm sò nói riêng. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nghiên cứu về sử dụng giá thể mùn cưa gỗ keo để trồng nấm ăn. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu này là cơ sở để sử dụng hiệu quả hơn nguồn phụ phẩm mùn cưa gỗ keo tai tượng cho hoạt động sản xuất nấm sò đồng thời góp phần nhất định trong bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu sẽ xác định được tổ hợp giá thể mùn gỗ cưa keo tai tượng có khả năng thay thế giá thể mùn cưa cao su đối chứng, khắc phục sự thiếu hụt nguyên liệu nuôi trồng nấm sò. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu chung về nấm sò 1.1.1. Phân loại nấm sò Nấm sò còn gọi là nấm bào ngư, nấm hương chân ngắn, nấm bình cô, Oyester mushroom có tên khoa học là Pleurotus spp. được phân loại như sau [1]: Chi: Pleurotus Họ: Pleurotaceae Bộ Nấm tán: Agaricales Lớp phụ: Hymenomycetidae Lớp: Hymenomycetes Ngành phụ Nấm đảm: Basidiomycotina Ngành Nấm thật: Eumycota Giới nấm: Mycota (Fungi) Nấm sò thuộc về một chi có tới 50 loài khác nhau. Tuy nhiên chỉ có khoảng 10 loài được nuôi trồng phổ biến [2]. Dựa vào khả năng thích ứng khác nhau với nhiệt độ môi trường, người ta thường chia nấm sò thành 6 loại sau đây [2]: - Loài ưa lạnh: Nhiệt độ thích hợp để hình thành quả thể biến động trong phạm vi khoảng 5 – 15oC, nhiệt độ thích hợp nhất là 8 – 13oC. - Loài chịu rét: Qủa thể có thể hình thành ở nhiệt độ 5 – 20oC, tốt nhất là ở 8 – 18oC. - Loài ưa ấm: Qủa thể có thể hình thành ở nhiệt độ 8 – 25oC, tốt nhất là ở 12 – 22oC. - Loài thích nghi khá rộng: Qủa thể có thể hình thành ở nhiệt độ 8 – 28oC, tốt nhất là 12 – 24oC. - Loài thích nghi rộng: Qủa thể hình thành ở nhiệt độ 7 – 33oC, tốt nhất ở 15 – 25oC. - Loài ưa nhiệt: Qủa thể hình thành ở nhiệt độ 20 – 30oC. Khi nhiệt độ cao lên đến 35oC trong một thời gian ngắn cũng không ảnh hưởng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 5 1.1.2. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của nấm sò 1.1.2.1. Chất dinh dưỡng và môi trường Nguồn cacbon thích hợp cho sinh trưởng của sợi nấm là: tinh bột, glucose, fructose, maltose, sacharose, xenlulose, lignin, ethanol… nhưng axít citric, axít oxalic không có lợi cho sinh trưởng sợi nấm [2]. Nguồn nitơ cần cho sinh trưởng sợi nấm là pepton, tương ngô, bột đậu, bột men, asparaginate. Nhưng urê, leucin, axít glutamic, lysine không có lợi cho sinh trưởng của thể sợi nấm sò [2]. Môi trường thích hợp cho giống mẹ là môi trường thạch nghiêng [2]: PDA (250 g khoai tây, 20 g glucose, 20 g thạch, 1000 ml nước). GMy (10 g glucose, 10 g maltose, 4 g cao men, 20 g thạch, 1000 ml nước). OSA (100 g hành, 40 g xì dầu, 30 g đường cát, 20 g thạch, 1000 ml nước). Khoai tây (khoai tây, cà rốt, cắt thành hình khối chữ nhật, bỏ vào ống nghiệm, bỏ thêm ít đậu ván, bông để điều chỉnh độ ẩm) dùng để nuôi trồng nấm sò trắng và nấm sò xám. Môi trường nuôi trồng: Nấm sò mọc trên nhiều loài gỗ loài cây lá rộng, không xâm nhiễm cây sống, nếu cây bị vết thương thì nấm có thể sống theo kiểu kiêm ký sinh. Cho nên nhiều loại mùn cưa có thể dùng để nuôi nấm sò. Bản thân nấm sò có khả năng phân giải lignin rất mạnh, vì vậy trong thực tế cần sử dụng những loài cây giàu lignin, xenlulose và dinh dưỡng, chỉ cần thêm một ít trấu, cám, bột ngô hoặc 0,25 g NH4NO3 là có thể làm tăng tốc độ sinh trưởng của sợi nấm, tăng sản lượng nấm sò [2]. Hiện này ngoài việc trồng các loài nấm sò ngoài mùn cưa ra còn có thể dùng rơm rạ, vỏ hạt bông, bông thải, lõi ngô, xác giấy, vỏ hạt hướng dương, vỏ đậu, bã rượu, bã mía, lá chuối khô, các phế thải cành nhánh cây… PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 6 Bảng 1.1. Lượng dinh dưỡng sử dụng khi sản xuất nấm ăn Vật liệu Công thức Lượng dùng Pepton - 0,2 – 1,5% Cao men - 0,05 – 0,2% Ure CO(NH2)2 0,1 – 0,2% Trấu Nhiều chất dinh dưỡng 20% Cám - 15 – 20% Bánh đậu Sau khi ép 2 – 5% Bột ngô - 5 – 10% Muối vô cơ K,P,S,Mg,Ca,Fe,Na,Cu,Mn,B 100 – 500 mg/l Thạch cao CaSO4.(H2O) 1 – 2% Vôi CaO và Ca(OH)2 1 – 2% Peroxit Canxi Ca(H2PO4)2.H2O 1 – 2% Manhe sunphat MgSO4.7H2O 0,03 – 0,2% Muối photphat KH2PO4 hoặc K2HPO4 0,1 – 0,2% Chất sinh trưởng Vitamin B1, V.B2, V.B5, V.H, V.PP, V.B12 0,01 – 0,1 ml/l Chất sinh trưởng C10H12N5O6P (CAMP), NAA, IAA, IBA, GA 10-5 mol/l Nguồn: Nguyễn Lân Dũng (2008) Độ pH đối với nấm sò rất rộng từ 4 – 11, tốt nhất là 5,5 – 6,5. Nấm sò xám có phạm vi cao hơn: pH từ 6 – 9, nếu pH đạt 5,5 là sợi nấm bị ức chế. Nếu gặp nhiệt độ cao, vi khuẩn ưa chua phát triển làm cho môi trường bị thối, sợi nấm bị chết. pH = 10 nấm sò vẫn có thể sinh trưởng, sau khi phân giải tạo ra axít hữu cơ sẽ làm giảm pH xuống, cho nên tính thích ứng của nấm sò rất rộng. Vì vậy khi rửa rơm rạ bằng nước vôi chỉ cần rửa qua nước lã là có thể tiến hành cấy nấm. Trong khi nuôi trồng nấm sò rửa nguyên liệu bằng nước vôi có thể tránh được ô nhiễm nấm tạp và vi khuẩn xâm nhập [2]. 1.1.2.2. Yêu cầu điều kiện môi trường Ngoài yêu cầu điều kiện dinh dưỡng, nấm sò cần các điều kiện tổng hợp: nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ánh sáng. Các nhân tố đó hỗ trợ và khống chế lẫn nhau [17]. - Nhiệt độ + Nấm sò trắng và nấm sò đen: Nhiệt độ thích hợp cho sợi nấm sinh trưởng là 25 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 7 – 27oC (nấm P.florida 28 – 30oC), nhiệt độ thích hợp cho mọc quả thể là 12 – 14oC, nhiệt độ cao 37 – 42oC vẫn không làm cho chúng chết, nhiệt độ 10 – 15oC vẫn không ảnh hưởng đến phát triển quả thể. + Nấm sò xám: Nhiệt độ thích hợp cho sợi nấm phát triển là 27 – 28oC. Trong vòng 1 – 3 tuần, nhiệt độ trên 15oC sinh trưởng chậm, dưới 5oC ngừng sinh trưởng, cao 30oC sợi nấm dễ bị lão hóa. Nhiệt độ thích hợp cho hình thành quả thể là 22 – 24oC, thời gian 1,5 tuần. Có tài liệu cho rằng nhiệt độ 15 – 22oC là thích hợp hơn cả, dưới 15oC và trên 25oC quả thể mọc ít hơn, trên 30oC quả thể mọc chậm. Nhiệt độ dưới 10oC và trên 35oC không mọc quả thể. Nếu chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm từ 5 – 8oC có thể làm tăng sản lượng và chất lượng nấm sò xám. Bảng 1.2. Nhiệt độ thích hợp cho ủ tơ và ra quả thể của một số loài nấm sò Nhiệt độ cho phép Loài nấm Nhiệt độ nuôi tơ Nhiệt độ ra nấm sản xuất P.ostreatus 20o – 30oC 15oC 20o ± 5oC P.floridanus 25o – 30oC 20oC 25o ± 5oC P.cajor-saju 25o – 30oC 25oC 30o ± 5oC P.cortinatus 27o – 32oC 28oC 30o ± 5oC P.cystidiosus 27o – 32oC 25o – 28oC 30o ± 5oC P.flabellatus 20o – 28oC 20o – 25oC 25o ± 5oC P.eryngii 20o – 30oC 20o – 22oC 25o ± 5oC P.tuber-regium 35oC 28o – 30oC - P.abalonus 27o – 32oC 25oC 30o ± 2oC P.cornucopiae 25oC 15o – 25oC 20o ± 5oC Nguồn: Trần Văn Mão (2004) - Độ ẩm Nấm sò yêu cầu độ ẩm giá thể là 60 – 65%, trên 70% và dưới 30% không có lợi cho sinh trưởng quả thể. Nấm sò xám ưa ẩm hơn, độ ẩm giá thể 65 – 70% sinh trưởng tốt, thấp hơn 60% sinh trưởng chậm; trên 80% dễ gây ra nấm tạp, giá thể dễ bị chua, sợi nấm ngừng sinh trưởng. Độ ẩm không khí giai đoạn hình thành quả thể là 85 – 95%, ở độ ẩm 70% chỉ ra quả thể nhỏ, 65% không ra quả thể. Nếu độ ẩm không khí 100% nấm chỉ mọc cuống nấm không mọc tán. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 8 - Không khí Giai đoạn sinh trưởng sợi nấm có thể chịu được CO2, chỉ cần không khí buồng nuôi thay đổi là được. Nồng độ CO2 15 – 20% vẫn sinh trưởng tốt, nhưng lên 30% sinh trưởng của nấm sò giảm mạnh. Giai đoạn mọc quả thể chúng không chịu CO2, khi nồng độ CO2 trong phòng cao 0,06%, cuống nấm kéo dài, tán nấm nhỏ, xuất hiện hiện tượng ra hoa cải suplơ. Giai đoạn quả thể cần đảm bảo không khí lưu thông, nồng độ CO2 không vượt quá 0,1%. Nếu nồng độ cao có hại đến sinh trưởng quả thể, cuống dài, tán không bình thường, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng, thậm chí quả thể vàng và thối. - Ánh sáng Nấm sò ở giai đoạn phát triển khác nhau yêu cầu ánh sáng không như nhau. Thể sợi nấm nuôi ngoài ánh sáng không tốt bằng nuôi trong tối. Sợi nấm sò xám không cần ánh sáng. Giai đoạn mọc quả thể cần ánh sáng nhẹ (200 lux) chiếu trên 12 giờ, giai đoạn phát triển quả thể yêu cầu 50 – 500 lux mới thỏa mãn nhu cầu làm quả thể lớn lên. Nấm sò xám cần ánh sáng tán xạ để hình thành gốc nấm, nếu không sẽ không mọc quả thể, nếu thiếu ánh sáng lượng gốc nấm ít, cuống dài, tán trắng, hình dạng không bình thường. 1.1.3. Giá trị của nấm sò 1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng Nấm sò không chỉ ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Trong nấm sò khô, lượng chứa prôtein là khoảng 20%. Trong prôtein này có đầy đủ các axít amin với tất cả 8 axít amin không thay thế. Tỷ lệ các axít amin này trong 3 loài nấm sò thường gặp là như sau (g/100 g prôtein thô) [2]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 9 Bảng 1.3. Thành phần axít amin trong một số loài nấm sò (g/100 g protein thô) Loài nấm sò Axít amin P.sajor-caju P.cornucopiae P.ostreatus Izoleuxin 3,752 3,098 2,792 Leuxin 8,665 4,153 6,433 Lyxin 5,435 2,152 3,286 Phenylalanin 6,035 5,333 5,992 Tyrozin 2,272 1,580 1,524 Xistin 0,650 0,375 0,380 Metionin 2,043 1,398 1,235 Treonin 2,900 3,201 2,553 Triptophan - - - Valin 6,350 4,731 4,728 Arginin 2,463 1,694 - Histidin 1,025 1,122 4,203 Alanin 10,237 9,124 7,775 Asparaginic 1,237 2,032 4,294 Glutamic 7,983 3,644 5,975 Glyxin 4,371 3,130 5,165 Prolin 2,375 2,237 2,720 Serin 0,148 0,322 0,270 Nguồn: Nguyễn Lân Dũng (2008) Chỉ số axít amin không thay thế EAI (essential aminoaxít index) được xác định bằng cách so sánh với các axít amin không thay thế của trứng gà. EAI của nấm sò phượng vĩ là 65,24, của nấm sò hoàng bạch là 48,08 và của nấm sò tím là 47,33. Giá trị sinh học BV (biological value) theo Oser (1959) được tính bằng công thức: BV = 1,09 × (EAI) – 11,70 BV của nấm sò phượng vĩ là 59,41, của nấm sò hoàng bạch là 40,71 và của nấm sò tím là 39,89. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 10 Giá trị dinh dưỡng NI (nutritional index) theo Crisan và Sandr (1978) được tính theo công thức sau đây: 𝐸𝐴𝐼 × 𝑇ỷ 𝑙ệ protein (%) NI = 100 NI của nấm sò phượng vĩ là 17,57, của nấm sò hoàng bạch là 17,25 và của nấm sò tím là 12,96. Lượng chất béo của nấm sò phượng vĩ là 1,6% so với trọng lượng khô (của nấm rơm là 3,0%, của nấm hương là ,1%, của nấm mỡ là 3,1%, của mộc nhĩ là 1,3% và của ngân nhĩ là 0,6%). Bảng 1.4. Hàm lượng một số vitamin trong nấm sò Vitamin (mg/100 g nấm khô) Loài nấm Axít Axít Axít Vit. C Vit. B1 Vit. B2 nicontinic pantotenic folic P.sajor-caju 111 1,75 60,0 6,66 21,1 1278 P.floridanus 113 1,36 72,9 7,88 29,4 1412 Bảng 1.5. Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong nấm sò Nguyên tố khoáng (mg/100 g nấm khô) Loài nấm Na Ca Mg P Fe Cu Zn Mn P.ostreatus 11 5 174 1406 5,0 1,6 9,1 0,0013 P.cormucopiae 28 5 209 1840 21,4 1,0 9,9 0,0010 P.porrigens 89 79 94 985 12,4 3,6 7,8 0,0014 1.1.3.2. Giá trị dược liệu Ngoài giá trị dinh dưỡng phong phú, nấm sò còn có giá trị dược liệu. Nhiều nghiên cứu cho biết nấm sò cùng một số nấm ăn khác có tác dụng chống ung thư. Thử nghiệm về ung thư trên chuột bạch cho thấy dùng nước nóng chiết xuất loài nấm sò P. ostreatus có thể làm tiêu hoàn toàn khối u với tỷ lệ 50% chuột. Nghiên cứu của S. C. Tam (1986) cho thấy nấm sò phượng vĩ (P. sajor – caju) có tác dụng làm hạ huyết áp. Theo nghiên cứu của nhà khoa học Phó Liên Giang (1985) thì nếu ăn nấm sò với lượng 2,5 g/kg cơ thể, sau 40 ngày lượng cholesterol trong máu đã giảm từ 253,13 mg PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 11 xuống chỉ còn 193,12 mg. Nếu ăn nấm sò với lượng cao gấp đôi (5 g/kg cơ thể) thì sau 40 ngày lượng cholesterol trong máu giảm xuống chỉ còn 128,57 mg [2]. Nhiều loài nấm sò có tác dụng ức chế sự phát triển của không ít loài vi khuẩn như: Staphylococcus aureus, Mycobacterium phlei, Bacillus subtilis, Klebsiella pneumonia, Eacherichia coli, Bacillus mycoides, Mycobacterium smegma, Phytobacterium fischeri… Vòng ức chế vi khuẩn ở nấm sò non cao hơn ở nấm sò trưởng thành. 1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm 1.2.1. Trên thế giới Từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20, việc trồng nấm ăn đã phát triển mạnh vì đầu tư ít, chu kỳ ngắn, hiệu quả nhanh, dễ làm giàu, có một thời kỳ cung không đủ cầu. Nghề trồng nấm ăn, nấm dược liệu là một đề tài phát triển kinh tế nông thôn nhanh, có hiệu ích kinh tế, hiệu ích sinh thái và hiệu ích xã hội. Nấm ăn là một thực phẩm xanh nhiều dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe. Phát triển nghề trồng nấm ăn phù hợp với nhu cầu phát triển bền vững nông nghiệp là con đường làm giàu nhanh và hiệu quả. Một số nước đã xây dựng các xưởng trồng nấm sản xuất trên hàng nghìn tấn nấm tươi, có nơi còn phát triển vừa làm cảnh vừa làm nấm ăn. Thế kỷ 21 đã dùng kỹ thuật trồng nấm ăn gia đình và phát triển thể sợi nấm lên men để làm gia vị thực phẩm chủ yếu là thực phẩm chứa protein. Nấm ăn là nấm Lớn con người có thể ăn được quả thể, mô hạch nấm thuộc loại nấm bậc cao [17]. Nấm trồng không những là sản phẩm của các nước nông nghiệp, mà còn phát triển ở các nước công nghiệp. Ở châu Âu, trồng nấm trở thành một ngành công nghiệp lớn, được cơ giới hóa toàn bộ, nên năng suất và sản lượng cao. Năm 1983, Pháp sản xuất 200.000 tấn nấm mỡ tươi nhưng chỉ có hơn 6.000 người nuôi trồng [21]. Nấm sò được nuôi trồng rộng rãi nhiều nước trên thế giới. Ở châu Âu nấm sò được trồng ở Hungari, Đức, Ý, Pháp, Hà Lan [2]. Bảng 1.6. Sản lượng nấm ăn trên thế giới (Tấn tươi/năm) Số Năm Năm 1979 Năm 1986 Tên loài Tên thường gọi TT 1975 (1a) (1b) (1c) Agaricus bisporus Nấm mỡ, nấm 1 670.000 870.000 1.227.000 hay A. bitorquis trắng, nấm Paris Nấm đông cô, 2 Lentinus edodes 130.000 170.000 314.000 nấm hương 3 Volvariella Nấm rơm 42.000 49.000 178.000 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 12 volvacea Flammulina 4 Nấm kim châm 38.000 60.000 100.000 velutipes Nấm bào ngư, 5 Pleurotus spp 12.000 32.000 169.000 nấm sò, nấm dai 6 Pholiota nameko Nấm trân châu 15.000 17.000 25.000 Tremella Nấm tuyết nhĩ, 7 1.800 40.000 fuciformis nấm ngân nhĩ 10.000 Nấm mèo, mộc 8 Aricularia spp 5.700 119.000 nhĩ 9 Nấm khác 1.500 2.000 10.000 TỔNG CỘNG 916.000 1.210.000 2.182.000 (1a) J.R.Delcaire, (1b) J.R. Delcaire, (1c) S.T.Chang [8]. Nhật Bản là nước có sản lượng nấm lớn nhất thế giới chủ yếu gồm nấm đông cô, kim châm, trân châu và các loài nấm khác. Năm 1990 Nhật Bản sản xuất được 33,5 nghìn tấn nấm sò (gấp 7 lần so với năm 1975). Ngoài Nhật Bản, nấm sò còn được sản xuất ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippin, Pakistan,…[2]. Ở châu Á, trồng nấm mang tính chất thủ công, năng suất không cao, nhưng sản xuất quy mô gia đình với số đông, nên tổng sản lượng nấm rất lớn. Chỉ trong 10 năm diện tích nuôi trồng nấm của Đài Loan tăng hơn 900 lần, từ 13.200 m2 năm 1957 đến hơn 12 triệu m2 năm 1967. Trung Quốc bắt đầu trồng nấm trắng từ năm 1973, nhưng đến năm 1980 diện tích đã đạt được 20 triệu m2 và sản lượng đứng hàng thứ 3 thế giới [21]. Ngày nay, đã phát hiện trên 2.000 loài nấm, trong đó có khoảng 80 loài có thể ăn được và nuôi trồng thành công như nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, nấm kim châm, nấm đùi gà…, và nấm sử dụng trong lĩnh vực dược liệu như nấm linh chi, nấm phục linh, nấm vân chi, nấm đầu khỉ…. Có trên 100 quốc gia/ vùng lãnh thổ trồng nấm, sản lượng nấm thế giới đạt khoảng 25 triệu tấn/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 7 - 10%/năm. Các nước sản xuất nấm hàng đầu thế giới (số liệu năm 1994) là: Trung Quốc 2.850.000 tấn (trong đó Đài Loan 71.800 tấn), chiếm 53,79% tổng sản lượng nấm thế giới, Hoa Kỳ 393.400 tấn (7,61%), Nhật Bản 360.100 tấn (7,34%), Pháp 185.000 tấn, Indonesia 118.800 tấn, Hàn Quốc 92.000 tấn, Hà Lan 88.500 tấn, Ý 71.000 tấn, Canada 46.000 tấn và Anh 28.500 tấn [13]. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghiệp hoá PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 13 nghề nấm nên đã đạt mức tăng trưởng gấp hàng trăm lần trong vòng 10 năm qua. Nhật Bản đạt gần 1 triệu tấn nấm hương/năm. Hàn Quốc nổi tiếng với nấm linh chi, mỗi năm xuất khẩu thu về hàng trăm triệu USD. Trung Quốc có nhiều Viện, Trung tâm nghiên cứu nấm lớn và là đầu tàu để phát triển nghề trồng nấm mỗi năm đem lại hàng tỷ USD từ xuất khẩu [13]. Năm 2008 tổng giá trị sản xuất nấm ở Hàn Quốc đạt gần 8 tỷ USD, chiếm 3% tổng giá trị ngành nông nghiệp. Trong đó, nấm ngân nhĩ chiếm 27,8%, đùi gà 23,3%, nấm sò 20,2%, nấm hương 19,3%, nấm mỡ 5,4%... Hàn Quốc hiện là nước đang nhập khẩu nguyên liệu (mùn cưa, rơm rạ) từ Việt Nam, Trung Quốc để trồng nấm, đồng thời xuất khẩu nấm sang 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam (Hiệp hội nấm ăn Hàn Quốc, 2010) [13]. Trung Quốc là nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới. Năm 1995, sản lượng là 3 triệu tấn, chiếm 60% tổng sản lượng thế giới, riêng tỉnh Phúc Kiến 0,8 triệu tấn, chiếm 26,7% cả nước, 6,4% toàn thế giới. Năm 2008 Trung Quốc đã sản xuất được 18 triệu tấn nấm tươi các loại. Năm 2009 riêng tỉnh Phúc Kiến sản xuất gần 2 triệu tấn đạt giá trị trên 8,6 tỷ Nhân dân tệ thu hút trên 3 triệu lao động trồng nấm chuyên nghiệp. Năm 2010 Trung Quốc sản xuất được 20,2 triệu tấn, tương đương mức giá trị khoảng 300 tỉ NDT (Tổng cục thống kê Trung Quốc, 2011) [13]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2