Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm phân bố, yêu cầu sinh thái loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain) phục vụ bảo tồn nguồn gen tại Vườn Quốc gia Yok Đôn
lượt xem 39
download
Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri) để làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp để vừa bảo đảm mục đích bảo tồn nguồn gen, vừa mang lại thu nhập cho người dân, đồng thời làm giảm sự tác động của con người vào tài nguyên rừng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm phân bố, yêu cầu sinh thái loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain) phục vụ bảo tồn nguồn gen tại Vườn Quốc gia Yok Đôn
- ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên rừng ở Việt Nam ña dạng và phong phú. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau: sức ép về gia tăng dân số, nạn phá rừng bừa bãi, nạn du canh du cư, ñô thị hoá,... nên diện tích và chất lượng rừng nước ta bị suy giảm liên tục trong thời gian dài, ñặc biệt trong giai ñoạn 1980-1985 trung bình mỗi năm chúng ta mất khoảng 235.000 ha rừng. Từ năm 1990 trở lại ñây diện tích rừng liên tục tăng lên do nhận ñược nhiều sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2008, diện tích rừng toàn quốc là 13,2 triệu ha (ñộ che phủ 38,7%) [47]. Mặc dù diện tích rừng tăng lên nhưng hiện nay tài nguyên rừng lại ñang bị suy giảm về chất lượng ña dạng sinh học, phá vỡ cân bằng sinh thái. Tình trạng săn bắt, khai thác các loài ñộng thực vật quý hiếm diễn ra phức tạp với tốc ñộ nhanh chóng là một trong các nguyên nhân chính làm cho số lượng các loài ñộng thực vật trong sách ñỏ Việt Nam tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là tác ñộng thô bạo của con người làm vượt quá khả năng tự phục hồi của rừng. Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân liên quan tới tính không hợp lý của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, hoặc những phát triển kinh tế xã hội phiến diện ñã làm gia tăng những tác ñộng tiêu cực ñến rừng gây tổn thất ña dạng sinh học một cách nghiêm trọng, dẫn ñến sự tuyệt chủng của nhiều loài thực vật có giá trị như Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain). Đây là thách thức lớn, ñòi hỏi chúng ta phải thay ñổi nhận thức và hành ñộng ñể ñạt ñược sự phát triển bền vững. Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri) là loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae) ñược sử dụng làm ñồ gỗ từ rất lâu và có giá trị kinh tế cao. Đây là loài ñặc hữu Đông Dương, cho gỗ rất quý, cứng, thớ mịn, dễ gia công, mặt cắt nhẵn, dễ ñánh bóng, ăn vecni, ñược dùng ñể ñóng ñồ ñạc cao cấp như giường, tủ, bàn ghế, làm ñồ mỹ nghệ, trang trí và ñồ tiện khảm. Trong tình hình hiện nay, trồng rừng cây gỗ lớn bản ñịa là một biện pháp tích cực góp phần bảo tồn phát triển những loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao ñồng thời duy trì ñộ che phủ của rừng. 1
- Hiện nay Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri) ñang bị săn lùng ráo riết ngoài tự nhiên và môi trường sống ñang bị thu hẹp nhanh chóng. Mặc dù có khu phân bố rộng nhưng bị chia cắt và chịu tác ñộng mạnh mẽ nên Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri) ñang bị ñe dọa nghiêm trọng ngoài tự nhiên. Theo sách ñỏ Việt Nam (năm 2007), loài cây này ñược xếp hạng EN (nguy cấp) [40]. Theo Nghị ñịnh số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ thì Cẩm lai vú là loài cây gỗ bị cấm khai thác và cần có các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt [47] Tỉnh Đăk Lăk, năm 1982 có hơn 1,2 triệu ha rừng, ñến năm 1999 còn khoảng 1 triệu ha rừng và ñến năm 2002 chỉ còn hơn 994 ngàn ha, với tỉ lệ che phủ 50,8% [47]. Trước tình hình ñó vấn ñề phục hồi rừng và phủ xanh ñất trống, ñồi núi trọc trở nên cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng. Do ñó, việc gây trồng Cẩm lai vú vừa nhằm bảo tồn nguồn gen, phát triển loài cây này vừa ñể gia tăng diện tích che phủ rừng là ñiều cần thiết. Vườn Quốc gia Yok Đôn (VQG Yok Đôn) ñược thành lập năm 1992 với diện tích ban ñầu là 58.200 ha. Ngày 18 tháng 3 năm 2002 Chính phủ ñã ra quyết ñịnh số 39/2002/QĐ - TTg về việc mở rộng diện tích của Vườn lên 115.545 ha. Phần diện tích mới mở rộng của Vườn Quốc gia Yok Đôn là diện tích của hai lâm trường Bản Đôn và Buôn Đrang Phok, trước ñây ñã qua khai thác hiện nằm trong phân khu phục hồi sinh thái của Vườn. Hiện nay, tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, Cẩm lai vú ñang bị khai thác lẻ bằng các phương tiện thủ công và diện tích phân bố ngày càng bị thu hẹp dần Chính vì thực tiễn ñó chúng tôi ñã chọn ñề tài: “Nghiên cứu ñặc ñiểm phân bố, yêu cầu sinh thái loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain) phục vụ bảo tồn nguồn gen tại Vườn Quốc gia Yok Đôn”. Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu ñặc ñiểm sinh thái học của loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri) ñể làm cơ sở cho việc ñề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp ñể vừa bảo ñảm mục ñích bảo tồn nguồn gen, vừa mang lại thu nhập cho người dân, ñồng thời làm giảm sự tác ñộng của con người vào tài nguyên rừng 2
- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước 1.1.1. Nghiên cứu về loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain) Những thông tin nghiên cứu trên thế giới về loài cây Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri) tuy còn ít so với những nghiên cứu về các loài cây phổ biến khác song các nghiên cứu này cũng tương ñối ña dạng và phong phú. 1.1.1.1. Tên gọi và phân loại Theo một số tài liệu nghiên cứu trên thế giới thì loài Cẩm lai vú có các tên khoa học sau: Dalbergia bariensis Pierr (1898) Dalbergia duperreana Pierr (1898) Dalbergia mamosa Pierr (1898) Dalbergia dongnaiensis Pierr (1898) Dalbergia oliveri Gamble ex Prain (1897) Trong khuôn khổ của ñề tài chúng tôi sử dụng tên khoa học của Cẩm lai vú là Dalbergia oliveri Gamble ex Prain [40], [41] Cẩm lai vú thuộc họ Đậu (Fabaceae). Theo ñịnh nghĩa của hệ thống phân loại sinh học thực vật APG (Angiosperm Phylogeny Group) thì ñây là một họ lớn. Tất cả các thành viên trong họ này ñều có hoa chứa 5 cánh hoa, trong ñó bầu nhụy lớn khi phát triển ñược sẽ tạo ra quả thuộc loại quả ñậu, hai vỏ có thể tách ñôi, bên trong chứa nhiều hạt trong các khoang riêng rẽ. Các loài trong họ này theo truyền thống ñược phân loại trong ba phân họ [47]: + Phân họ Vang (Caesalpinioideae) hay họ Vang - Caesalpiniaceae: Hoa của chúng ñối xứng hai bên, nhưng thay ñổi nhiều tùy theo từng chi cụ thể. Chi Cercis thì hoa tương tự như hoa của các loài trong phân họ Faboideae, trong khi tại chi Bauhinia thì có hoa ñối xứng với 5 cánh hoa bằng nhau. + Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), hay họ Trinh nữ - Mimosaceae: Các cánh hoa nhỏ và thông thường có dạng hình cầu hay là cụm hoa dạng bông và các nhị hoa là bộ phận sặc sỡ nhất của hoa. 3
- + Phân họ Đậu (Faboideae hay Papilionoideae) (họ Fabaceae nghĩa hẹp hay họ Papilionaceae): Một cánh hoa lớn và có nếp gấp trên nó, hai cánh hoa cận kề mọc bên cạnh còn hai cánh hoa dưới nối liền với nhau ở ñáy, tạo thành một cấu trúc tương tự như cái thuyền con. Cây Cẩm lai vú thuộc vào phân họ Đậu 1.1.1.2. Nghiên cứu về phân loại, hình thái, một số tính chất gỗ và giá trị sử dụng Việc mô tả hình thái loài nhìn chung có sự thống nhất cao giữa các tác giả ở nhiều quốc gia và tổ chức nghiên cứu. Theo Pierre (1897), loài Cẩm lai vú (Dalbergia olivei) thuộc họ Đậu (Fabaceae), thuộc bộ Đậu (Fabales), là cây gỗ lớn cao từ 25-30m, ñường kính có thể ñạt tới 80cm [5]. Theo Flore Forestiere de la Cochinchine (Pierre, 1879); Flore générale de l'Indo - chine (H.Lecomte, 1907) thì Cẩm lai Vú thuộc họ Đậu (Fabaceae). Theo Flore Forestiere de la Cochinchine (Pierre, 1879); Flore générale de l'Indo - chine (H.Lecomte, 1907), thì Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri) thuộc họ Đậu (Fabaceae), là cây gỗ lớn thường xanh, cao 20 - 30m, tán rộng, thưa. Vỏ màu xám ñiểm ñốm trắng, vàng nhẵn có sợi. Thân phân cành sớm, lúc non màu xanh nâu, sau chuyển thành xám nhạt [15]. Tán xoè rộng, cành lớn, cành non nhẵn, nhiều ñốm sần sùi. Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, dài 10-18cm. Cuống lá dài 9-13cm màu lục, có cạnh, mang 9-13 lá chét. Lá chét hình trứng trái xoan, ñầu nhọn dần, ñuôi gần hình tròn, dài 3-3.5cm, rộng 1-1.4cm, mặt trên xanh thẫm nhẵn bóng, mặt dưới nhạt hơn, gân bên 5-6 ñôi. Cuống lá chét dài 4-5mm. Lá kèm sớm rụng. Hoa tự hình xim, 2 ngả tập trung thành ngù hoặc viên chùy ở ñầu cành. Hoa lưỡng tính không ñều. Đài hợp hình ống, mép có 5 thùy tạo thành hai môi. Tràng màu trắng xanh, 5 cánh có móng. Nhị 10 xếp thành 2 bó. Bầu phủ lông, vòi nhụy dài. Quả ñậu bẹt, mỏng, mang 1-2 hạt. Quả dài 5-9cm, rộng 2.5-3.5cm, ñầu và ñuôi nhọn dần, mép quả mỏng thành cánh, nơi có hạt nổi gồ lên thành núm dày. Quả non màu xanh lục, khi chín màu nâu không tự nứt. Gỗ có giác lõi phân biệt, giác màu trắng nhạt sau chuyển thành màu vàng; lõi màu ñỏ sẫm sau chuyển thành tím ñen. Gỗ rất cứng, nặng, tỷ trọng d = 1,07 - 1,15. 4
- Tỷ lệ co rút lớn, thớ mịn, vân ñẹp, dễ ñánh bóng, không bị mối mọt. Gỗ có thể sử dụng ñể ñóng ñồ mộc cao cấp, ñồ mỹ nghệ, trang trí nội thất và chạm khắc. Gỗ có giác màu vàng nhạt, lõi màu nâu ñỏ có vân ñen, không bị mối mọt. 1.1.1.3. Nghiên cứu về vật hậu Theo Flore Forestiere de la Cochinchine (Pierre 1879), Cẩm lai vú ra hoa tháng 12 năm trước ñến tháng 1 năm sau, mùa quả từ tháng 2 – 4 [5]. 1.1.1.4. Nghiên cứu về ñặc tính sinh học, sinh thái, phân bố và cấu trúc quần thể * Nghiên cứu về ñặc tính sinh học, sinh thái và phân bố Theo Chanpaisang (1994), Shahunanu và Phanmnoda (1995) và Cole (1999) Cẩm lai vú phân bố trong các kiểu rừng rậm thường xanh và rừng nửa rụng lá ở Myanma, Thái Lan, Cam Pu Chia, Lào và Việt Nam. Theo Chanpaisang (1994), loài Cẩm lai vú chịu ñược chế ñộ mưa mùa và biên ñộ nhiệt lớn, nhiệt ñộ tối cao từ 37- 45oC, nhiệt ñộ tối thấp từ 4.2-12oC, lượng mưa bình quân 800- 3600mm/năm. Theo Bunyaveijchewin (1983), loài Cẩm lai vú sinh trưởng tốt ở vùng có lượng mưa 1200-1600mm/năm [15] * Nghiên cứu về cấu trúc quần thể Theo Kurintakan (1975) và Shahunalu (1995), Cẩm lai vú ít khi mọc thuần loài thành từng ñám, mà thường mọc hỗn giao với Căm xe (Xylia xylocarpa), Giáng hương (Pterocarpus macrocapus Kurz), Bằng lăng (Lagertroemia calyculata)… [47] Theo các tác giả Bunyaveijchewin (1983); Kurintaka (1975); Shahunalu và Phanmanonda (1995) [5] thì Cẩm lai Vú ít khi mọc thành ñám, thường mọc hỗn loại với Căm xe (Xylia xylocarpa), Giáng hương (Pterocapus macrocapus Kurz), Tếch (Tectona grandis), Bằng lăng (Lagertroemia calyculata), Bình linh (Vitex pinnata), Dầu ñồng (Dipterocapus tuberculatus), Trám (Canarium subulatum)... Tuy vậy, ñến nay vẫn chưa có công trình nào xem xét mối quan hệ giữa chúng với nhau. 5
- 1.1.2. Nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh thái W. Lacher (1978) ñã chỉ rõ vấn ñề cần nghiên cứu sinh thái thực vật, sự thích nghi thực vật ở các ñiều kiện tự nhiên khác nhau [33]. E.P. Odium (1975) ñã phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài. Trong trường hợp ñó chu kỳ sống và tập tính cũng như khả năng thích nghi với môi trường ñược ñặc biệt chú ý. Ngoài ra, các mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái, sinh trưởng có thể ñịnh lượng bằng phương pháp toán học, mô phỏng, phản ánh các quy luật tương quan trong tự nhiên [33]. Các phương pháp thực nghiệm sinh thái học nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài, phương pháp ñiều tra ñánh giá …ñược trình bày cụ thể trong “Thực nghiệm sinh thái học” của Stephen D. Wratten and Gary L.A. Fry (1980) [8] 1.1.3. Nghiên cứu về cấu trúc rừng Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái (tổ thành, dạng sống, tầng phiến, nhóm loài sinh thái); cấu trúc hình thái (tầng thứ, mật ñộ và mạng hình phân bố mật ñộ) và cấu trúc thời gian. Khác với cấu trúc rừng trồng, cấu trúc rừng tự nhiên dựa vào nhân tố tự nhiên thông qua các biện pháp kỹ thuật tác ñộng của con người ñể ñem lại hiệu quả cao nhất mà rừng mang lại. Cấu trúc rừng hợp lý là cơ sở quan trọng phát huy tối ña hiệu ích của rừng. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc lâm phần là nội dung không thể thiếu ñược khi nghiên cứu rừng tự nhiên[11]. Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần quần thể thực vật rừng theo không gian và theo thời gian. Việc nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao thông qua tài liệu ñã quan sát ñể từ cấu trúc thực tế tạo ra một cấu trúc ñịnh hướng cho việc ñề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp. Cấu trúc phản ánh kết quả của quá trình ñấu tranh và thích ứng lẫn nhau giữa 6
- các loài trong rừng. Cấu trúc là ñặc ñiểm "nổi bật nhất, là tác nhân chi phối sự tái sinh và diễn thế rừng" (Nguyễn Văn Trương, 1973). Phân tích ñược ñặc ñiểm cấu trúc của một kiểu rừng là yêu cầu ñầu tiên làm cơ sở cho việc ñề xuất các hướng tác ñộng như xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng, nuôi dưỡng rừng hoặc ñề xuất phương thức trồng rừng mô phỏng theo rừng tự nhiên ñể cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi [11]. Do ñó nghiên cứu ñặc ñiểm cấu trúc lâm phần có Cẩm lai vú phân bố là một trong các nội dung nghiên cứu của ñề tài ñể làm cơ sở cho việc phục hồi và bảo tồn loài cây này. Tổ thành loài là nhân tố quyết ñịnh tính chất quần xã thực vật rừng cũng là ñặc trưng cơ bản ñể giám ñịnh, phân biệt các loại hình quần xã thực vật rừng khác nhau [3] Nói ñến cấu trúc rừng, cấu trúc cần quan tâm ñầu tiên là cấu trúc tổ thành tầng cây cao, vì tổ thành là nhân tố cấu thành nên sinh thái và hình thái của rừng, nói lên khả năng thích nghi cũng như sự phân bố ñặc trưng của mỗi rừng, do ñó nghiên cứu tổ thành sẽ cho thấy mối quan hệ sinh thái giữa các cây trong quần xã thực vật rừng [11]. Vì vậy, nghiên cứu ñánh giá tổ thành loài cây ưu thế trong lâm phần có Cẩm lai vú phân bố sẽ ñánh giá ñược mối quan hệ sinh thái của Cẩm lai vú với các loài cây ưu thế làm cơ sở cho việc ñề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh ñể phục hồi loài cây có giá trị này * Cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng ñể biết ñược những mối quan hệ sinh thái bên trong của quần xã, từ ñó có cơ sở ñể ñề xuất các biện pháp kỹ thuật tác ñộng phù hợp làm cơ sở cho việc phục hồi và bảo tồn các loài cây rừng Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt ñới ñã ñược Richard P.W (1933 - 1934), Baur G.N (1962), Odum E.P (1971),... tiến hành. Các nghiên cứu này thường nêu lên quan ñiểm, khái niệm và mô tả ñịnh tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng. 7
- Baur G.N [3] ñã nghiên cứu các vấn ñề về cơ sở sinh thái học nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong ñó ñã ñi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Catinot (1965), Plaudy J. [37] nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc biểu diễn các phẫu ñồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến,... Odum E.P (1971) [42] ñã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. * Nghiên cứu ñịnh lượng cấu trúc rừng Việc nghiên cứu cấu trúc rừng ñã có từ lâu và ñược chuyển dần từ mô tả ñịnh tính sang ñịnh lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học, trong ñó việc mô hình hoá cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc rừng ñã ñược nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Các nghiên cứu ñịnh lượng cấu trúc rừng còn phát triển mạnh mẽ khi các hàm toán học ñược ñưa vào sử dụng ñể mô phỏng các quy luật kết cấu lâm phần. Rollet B. L. (1971) ñã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và ñường kính bằng các hàm hồi quy, phân bố ñường kính ngang ngực, ñường kính tán bằng các dạng phân bố xác xuất, Balley (1973) sử dụng hàm Weibull ñể mô hình hoá cấu trúc ñường kính thân cây loài Thông,... [42]. Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán học không thể phản ánh hết những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng theo hướng này không ñược vận dụng trong ñề tài này. Một vấn ñề nữa có liên quan ñến nghiên cứu cấu trúc rừng ñó là việc phân loại rừng theo cấu trúc ngoại mạo. Cơ sở phân loại rừng theo xu hướng này là ñặc ñiểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một số ñặc ñiểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hệ thống phân loại rừng theo hướng này có Humbold (1809), Schimper (1903), Aubreville (1949), UNESCO (1973),... Nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu hướng này, khi nghiên cứu ngoại 8
- mạo của quần xã thực vật ñã không tách khỏi hoàn cảnh sinh thái của nó, từ ñó hình thành xu hướng phân loại rừng theo ngoại mạo sinh thái [10]. 1.1.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng Tổ thành cây tái sinh sẽ là tổ thành rừng trong tương lai nếu như ñiều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây thân gỗ tái sinh. Kết quả nghiên cứu về tổ thành cây tái sinh cho phép dự ñoán và ñánh giá ñược tình hình rừng kế cận, do tính kế thừa giữa các thế hệ của các loài cây rừng. Vì vậy biết ñược tổ thành cây tái sinh có thể ñề xuất các giải pháp kỹ thuật tác ñộng nhằm ñiều chỉnh tổ thành một cách hợp lý theo hướng có lợi nhất cho mục ñích kinh doanh rừng. Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính ñặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dưới tán rừng, chỗ trống, ñất rừng sau khai thác, ñất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng chủ yếu là tầng cây gỗ [6]. Theo quan ñiểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng ñược xác ñịnh bởi mật ñộ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, ñặc ñiểm phân bố. Sự tương ñồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh tầng cây gỗ lớn ñã ñược nhiều nhà khoa học quan tâm. Khi ñề cập ñến vấn ñề ñiều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả ñã sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống do Lowdermilk (1927) ñề nghị, với diện tích ô ño ñếm ñiều tra tái sinh từ 1 ñến 4 m2. Với diện tích ô nhỏ nên việc ño ñếm gặp nhiều thuận lợi nhưng số lượng ô phải ñủ lớn và trải ñều trên diện tích khu rừng mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng [11]. Trong ñề tài này chúng tôi thiết lập các ô dạng bản có diện tích 4m2 (2m x 2m) ñể ñiều tra cây tái sinh Richards P. W (1952) [43] ñã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt ñới. Để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1955) ñã ñề nghị một phương pháp "ñiều tra 9
- chẩn ñoán" mà theo ñó kích thước ô ño ñếm có thể thay ñổi tuỳ theo giai ñoạn phát triển của cây tái sinh. Một số tác giả nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt ñới châu Á như Bara (1954), Budowski (1956), có nhận ñịnh, dưới tán rừng nhiệt ñới nhìn chung có ñủ lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, nên việc ñề xuất các biện pháp lâm sinh ñể bảo vệ lớp cây tái sinh dưới tán rừng là rất cần thiết. Nhờ những nghiên cứu này nhiều biện pháp tác ñộng vào lớp cây tái sinh ñã ñược xây dựng và ñem lại hiệu quả ñáng kể. Van Steenis (1956) [44] ñã nghiên cứu hai ñặc ñiểm tái sinh phổ biến của rừng nhiệt ñới ñó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ trống). Hai ñặc ñiểm này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy ở cả rừng thứ sinh - một ñối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt ñới. Khi nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái ñến tái sinh tự nhiên thì các nhân tố như ánh sáng (thông qua ñộ tàn che của rừng), ñộ ẩm của ñất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tươi ñược ñề cập thường xuyên. Baur G.N. (1962) [3] cho rằng, trong rừng nhiệt ñới sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng ñến sự nảy mầm và phát triển của cây con. Tuy nhiên, ảnh hưởng này thường không rõ ràng. Ngoài ra, các tác giả nhận ñịnh, thảm cỏ và cây bụi có ảnh hưởng ñến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Mặc dù ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng ñến cây tái sinh. Đối với rừng nhiệt ñới, số lượng loài cây trên một ñơn vị diện tích và mật ñộ tái sinh thường khá lớn. Số lượng loài cây có giá trị kinh tế thường không nhiều và ñược chú ý hơn, còn các loài cây có giá trị kinh tế thấp lại ít ñược quan tâm mặc dù có vai trò sinh thái quan trọng. Vì vậy, khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải ñề cập một cách ñánh giá chính xác tình hình tái sinh rừng và có những biện pháp tác ñộng phù hợp. Tóm lại, các công trình nghiên cứu ñược ñề cập trên ñây phần nào làm sáng tỏ việc nghiên cứu ñặc ñiểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên nói chung và rừng nhiệt ñới nói riêng. Đó là những cơ sở ñể lựa chọn cho việc nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng trong ñề tài này. 10
- Tái sinh rừng là quá trình phục hồi thành phần chủ yếu của rừng tầng cây gỗ (I.X.Melekhov, 1970) hay ñó là sự phủ ñịnh, sự thay thế cây gỗ già bằng thế hệ cây gỗ non diễn ra ở rừng (P.X.Pogrebniak, 1968). Tái sinh rừng là một biện pháp ñể thực hiện tái sản xuất tài nguyên rừng. Vì vậy, nghiên cứu ñặc ñiểm tái sinh của rừng ñể nắm ñược xu hướng, quy luật diễn thế, ñịnh hướng tác ñộng biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm dẫn dắt thế hệ rừng tương lai theo hướng có hiệu quả nhất [41]. Trong khuôn khổ của ñề tài chúng tôi xem xét ñặc ñiểm tái sinh trên các khía cạnh: mật ñộ và chất lượng ñể làm cơ sở cho việc phục hồi Cẩm lai vú trong tương lai 1.2. Các nghiên cứu trong nước 1.2.1. Nghiên cứu về loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain) 1.2.1.1. Tên gọi và phân loại Ngoài tên gọi thông thường, Cẩm lai vú còn có một số tên gọi khác mang tính ñịa phương ñó là: Cẩm lai bà rịa, Cẩm lai ñồng nai, Cẩm lai bông, Cẩm lai mật, Nênh, Padong deng. Về danh pháp quốc tế, Cẩm lai vú cũng ñược nhiều nhà khoa học gọi tên khác nhau. Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyền (2000) [5] Cẩm lai vú có các tên gọi khác nhau như: Dalbergia bariensis Pierr, 1898; Dalbergia duperreana Pierre, 1898; Dalbergia mamosa Pierr, 1898; Dalbergia dongnaiensis Pierr, 1898. Sau khi ñi sâu phân tích tác giả xác ñịnh ñây chính là một loài có tên là Dalbergia oliveri Gamble ex Prain,1897. Quan ñiểm này cũng ñược nhiều tác giả ủng hộ. Đây cũng chính là tên khoa học của loài Cẩm lai vú ñược tác giả sử dụng trong ñề tài này. Ở Việt Nam họ Đậu (Fabaceae) là một trong 10 họ có số loài lớn nhất (Nguyễn Tiến Bân, 1997) [1], (Viện Địa lý, 1999) [38]. Chính vì vậy, họ Đậu là ñối tượng nghiên cứu khá phức tạp, không những chúng có số loài lớn mà còn có vùng phân bố rộng, chủ yếu là cây gỗ lớn. Họ này ñôi khi còn có tên gọi khác là 11
- Papilionaceae. Theo các tác giả [1], họ Đậu ở Việt Nam có khoảng 90 chi: Abrus, Aeschynomene, Alysicarpus, Amphicarpaea, Antheroporum, Canavalia, Cyamopsis, Erythrina, Dalbergia, Pueraria, ….Họ Đậu có trên 450 loài trong ñó cây Cẩm lai vú thuộc chi Dalbergia Các kết quả nghiên cứu về số loài trong họ Đậu ở nước ta cũng rất khác nhau, tuy nhiên các kết quả ñều cho thấy là họ Đậu là họ có nhiều loài thuộc dạng bậc nhất nước ta. Về phân loại, do là một họ có số lượng loài rất lớn nên các nghiên cứu ở nước ta mới chủ yếu tập trung vào phân loại các phân họ và chi, việc phân loại ñến cấp loài còn rất ít nghiên cứu. 1.2.1.2. Nghiên cứu về hình thái, phân loại và giá trị sử dụng Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (1999), Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyền (2000) [5], Cẩm lai vú thuộc họ Đậu (Fabaceae) là cây gỗ lớn cao từ 25-30m, ñường kính có thể ñạt tới 80cm. Thân tròn thẳng. Vỏ màu nâu, nhiều vết loang trắng. Vết vỏ ñẽo dày màu vàng nhạt, có mùi sắn dây. Tán xoè rộng, cành lớn và thưa. Cành non nhẵn, nhiều ñốm sần sùi. Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, dài 10-18cm. Cuống lá dài 9-13cm màu lục, có cạnh, mang 9-13 lá chét. Lá chét hình trứng trái xoan, ñầu nhọn dần, ñuôi gần hình tròn, dài 3-3.5cm, rộng 1-1.4cm, mặt trên xanh thẫm nhẵn bóng, mặt dưới nhạt hơn, gân bên 5-6 ñôi. Cuống lá chét dài 4-5mm. Lá kèm sớm rụng. Hoa tự hình xim, 2 ngả tập trung thành ngù hoặc viên chuỳ ở ñầu cành. Hoa lưỡng tính không ñều. Đài hợp hình ống, mép có 5 thuỳ tạo thành hai môi. Tràng màu trắng xanh, 5 cánh có móng. Nhị 10 xếp thành 2 bó (9+1). Bầu phủ lông, vòi nhụy dài. Quả ñậu bẹt, mỏng, mang 1-2 hạt. Quả dài 5-9cm, rộng 2.5-3.5cm, ñầu và ñuôi nhọn dần, mép quả mỏng thành cánh, nơi có hạt nổi gồ lên thành núm dày. Quả non màu xanh lục, khi chín màu nâu không tự nứt. Gỗ có giác lõi phân biệt, giác màu trắng nhạt sau chuyển thành màu vàng; lõi màu ñỏ sẫm sau chuyển thành tím ñen. Gỗ rất cứng, nặng, tỷ trọng d = 1,07 - 1,15. Tỷ lệ co rút lớn, thớ mịn, vân ñẹp, dễ 12
- ñánh bóng, không bị mối mọt. Gỗ dùng ñóng ñồ mộc cao cấp, ñồ mỹ nghệ, trang trí nội thất và chạm khắc rất ñẹp. Gỗ có giác màu vàng nhạt, lõi màu nâu ñỏ có vân ñen, không bị mối mọt. Thường dùng ñóng ñồ quý và ñồ mỹ nghệ cao cấp. 1.2.1.3. Nghiên cứu về ñặc tính sinh học, sinh thái, phân bố và cấu trúc quần thể * Nghiên cứu về ñặc tính sinh học, sinh thái và phân bố Theo Viện ñiều tra Quy hoạch Rừng (FIPI, 1996) và Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyền (2000), Cẩm lai vú thường gặp ở trong các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh. Loài này phân bố ở ñộ cao từ 300-700m, trên nhiều loại ñất khác nhau và sinh trưởng tốt nhất ở loại ñất Bazan vàng ñỏ hoặc ñất bồi tụ tầng dày, thường gặp ven sông suối. Cẩm lai vú là loài cây ưa sáng, mọc tương ñối chậm và thường chiếm tầng cao của tán rừng Theo Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dũng (1992), Cẩm lai vú mọc rải rác trong rừng ẩm thường xanh, rừng nửa rụng lá, hoặc ở rừng khô, thưa, rụng lá theo mùa (rừng Khộp); thường gặp cây này ở ven sông, suối, vùng ñồi thấp dưới 1.000m. Là cây ñặc hữu Đông Dương; ở Việt Nam, Cẩm lai vú phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh Đông Nam Bộ. Là cây ưa sáng, sinh trưởng trung bình, tái sinh ít, nảy mầm kém, lúc non chịu bóng một phần *Nghiên cứu về cấu trúc quần thể Theo kết quả ñiều tra của Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (2001), Cẩm lai vú thường gặp trong các kiểu rừng hỗn giao lá rộng thường xanh, mọc xen lẫn với các loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Tử vi (Lythraceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Trinh nữ (Mimoraceae), họ Re (Lauraceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Sim (Myrtaceae). Tuy số lượng cá thể không nhiều, nhưng nhờ có kích thước lớn nên chúng thường chiếm tầng cao của tán rừng và giữ vai trò quan trọng trong kết cấu của lâm phần. [47] 13
- Rừng nửa rụng lá thường có cấu trúc tầng thứ ñầy ñủ 5 tầng, trong ñó cây rụng lá nằm ở tầng vượt tán và tầng chính của rừng. Cẩm lai vú thường mọc xen với các loài thuộc các họ thực vật chủ yếu trong kiểu rừng này là họ Tử vi (Lythraceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae),.... (Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, 2001,[47]). * Nghiên cứu về sinh trưởng ở vườn ươm và rừng trồng Cho tới nay, mới chỉ có một số người dân tiến hành trồng thử Cẩm lai vú ở vườn nhà, tuy nhiên kết quả cho thấy sinh trưởng chậm và có hiện tượng phân cành sớm hơn ở tự nhiên. Chưa có một cơ quan chức năng có thẩm quyền nào tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm trồng loài cây quý hiếm này. 1.2.2. Nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh thái Sinh thái cây rừng ñã ñược nhiều tác giả nghiên cứu, Bảo Huy (1997) nghiên cứu ñặc ñiểm sinh thái và sinh trưởng của loài Xoan mộc (Toona suremi Blume Merr) với các loài cây khác. Hà Thị Mừng (2000), nghiên cứu quan hệ sinh thái loài Giáng Hương ((Pterocapus macrocapus Kurz) với các loài cây khác trong rừng khộp. Các nghiên cứu này ñã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sinh thái loài kết hợp với xử lý thống kê trên máy vi tính ñể ñưa ra ñược quan hệ sinh thái loài nghiên cứu với các loài ưu thế khác trong quần xã làm cơ sở cho việc ñề xuất các giải pháp gây trồng phát triển. Có rất nhiều phần mềm ứng dụng ñể xử lý thống kê như SPSS, Statgraphics Plus, Excel... Microsoft Excel là phần mềm không chỉ có chức năng tính toán thông thường mà còn có chức năng chuyên sâu về ứng dụng thống kê trong sinh học, nông lâm nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường[18]. Vì vậy, ñề tài này ñã sử dụng phần mềm Excel trong việc xử lý ñánh giá các kết quả khảo sát ñược trong thực tế ñể xác ñịnh mối quan hệ sinh thái của cây Cẩm lai vú với các loài ưu thế làm cơ sở cho việc phục hồi loài cây này tại VQG Yok Đôn Võ Hùng (2006), nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh thái của loài Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium) tại Vườn Quốc gia Yok Đôn [22]. Các ñặc ñiểm sinh 14
- thái thu thập ñược ñã làm cơ sở cho việc lựa chọn giải pháp gây trồng thử nghiệm. Tìm hiểu các nhân tố sinh thái là một trong những vấn ñề quan trọng phục vụ cho việc trồng và kinh doanh rừng. Tác giả ñã sử dụng các phương pháp ñiều tra phân bố, thu thập số liệu, phân tích ñịnh tính, ñịnh lượng ñưa ra các nhân tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của Kim tiền thảo. Để xác lập mối quan hệ giữa số lượng cây Kim tiền thảo xuất hiện với các nhân tố sinh thái nhà nghiên cứu ñã sử dụng phần mềm thống kê Statgraphic ñể xây dựng và phân tích mối quan hệ ña biến. Các biến số ñịnh tính ñược mã hoá thống nhất theo chiều biến thiên thay ñổi, các biến số ñịnh lượng ñược sử dụng giá trị thực ñể xây dựng phương trình, làm cơ sở cho việc gây trồng thử nghiệm loài cây này. Phần mềm Statgraphics Plus là phần mềm thống kê ñược ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu, phân tích dữ liệu của nhiều ngành khác nhau về tự nhiên, xã hội. Để ñánh giá xác ñịnh các nhân tố sinh thái chính ảnh hưởng ñến phân bố cây Cẩm lai vú ñề tài ñã sử dụng phần mềm Statgraphics Plus ñể xây dựng hàm xác ñịnh mối quan hệ ña biến ñó Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh thái, phân bố, công dụng, bảo tồn của một số loài lâm sản ngoài gỗ quan trọng ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Bảo Huy và cộng sự (2007) [20]. Phương pháp ñiều tra có sự tham gia ñã ñược sử dụng ñể thu thập các thông tin. Đây là một phương pháp thu hút sự tham gia của người dân, cơ sở cho việc ñề xuất các giải pháp bảo tồn hợp lý. Bảo Huy, Hồ Viết Sắc và cộng sự, năm 2004, khi xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc ở vùng ñệm VQG Yok Đôn ñã tiếp cận tìm hiểu kiến thức sinh thái ñể xác ñịnh sinh cảnh và vùng phân bố của các loài cây thuốc. Tác giả ñã sử dụng phần mềm Mapinfo Professional ñể xây dựng bản ñồ phân bố các loài cây thuốc làm cơ sở dữ liệu ñể lưu trữ và giúp quản lý có hiệu quả tài nguyên cây thuốc tại VQG. 15
- Mapinfo Professional là phần mềm thuộc nhóm GIS ñược xây dựng nhằm giúp chúng ta xử lý bản ñồ số cũng như quản lý các thông tin ñịa lý. GIS là một hệ thống quản lý thông tin dữ liệu không gian ña dạng, ñược phát triển dựa trên cơ sở công nghệ máy tính, phần mềm, ảnh viễn thám với mục ñích lưu trữ, cập nhật, quản lý, hợp nhất, tổng hợp, mô hình hóa, phân tích và ñưa ra các giải pháp ở nhiều lĩnh vực, cấp ñộ khác nhau tùy theo mục tiêu của người sử dụng [21]. Tại Việt Nam công nghệ GIS ñược thí ñiểm khá sớm và ñến nay ñược ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng, lưu giữ tư liệu ñịa chất, ño ñạc bản ñồ, ñịa chính, quản lý ñô thị … ñã mang lại hiệu quả bước ñầu cho hoạt ñộng phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta và ñang có nhiều triển vọng phát triển nhanh trong thời gian sắp tới. Trong khuôn khổ của ñề tài chúng tôi ñã sử dụng phần mềm Mapinfo Professional ñể xây dựng bản ñồ mật ñộ phân bố Cẩm lai vú ñể tạo lập cơ sở dữ liệu phục vụ giám sát loài và tổ chức quản lý bảo tồn có hiệu quả. Cao Lý (2005, 2006) khi nghiên cứu mối quan hệ sinh thái giữa các loài thực vật thân gỗ nhằm phục hồi rừng khộp theo mục tiêu ña dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Yok Đôn ñã nhấn mạnh phương pháp luận là sử dụng kết hợp giữa phương pháp ñiều tra kỹ thuật với nghiên cứu có sự tham gia (Participatory Action Research - PAR). Phương pháp phân tích thống kê ñược sử dụng trong tiến trình phân tích và xử lý số liệu nhằm phát hiện các mối quan hệ sinh thái giữa các loài cây thân gỗ. Kiến thức sinh thái ñịa phương, qua tiếp cận cộng ñồng sẽ ñược kết hợp với các kiến thức kỹ thuật nhằm phục vụ việc phục hồi rừng khộp nhằm bảo tồn ña dạng sinh học trên quan ñiểm sinh thái, cảnh quan. [25]. Mối quan hệ sinh thái giữa các loài thực vật thân gỗ trong sinh cảnh rừng khộp là một trong những cơ sở quan trọng trong việc phục hồi tính ña dạng của sinh cảnh rừng khộp. Giữa các loài có mối quan hệ tác ñộng qua lại với nhau ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển. Tìm hiểu ñược các ñặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học của các loài ñộng thực vật rừng làm cơ sở cho việc ñề xuất các giải pháp kỹ thuật, gây trồng nuôi 16
- dưỡng sẽ ñáp ứng ñược các mục ñích khác nhau trong bảo tồn ña dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên rừng và góp phần dẫn dắt rừng phát triển ổn ñịnh. Ở nước ta nghiên cứu về sinh thái cây rừng cũng rất ñược quan tâm. Từ những nghiên cứu trên, chúng ta có thể kế thừa các phương pháp nghiên cứu sinh thái cây rừng, vận dụng trong công tác nghiên cứu của ñề tài. 1.2.3. Nghiên cứu về cấu trúc rừng Trần Ngũ Phương (1970) [29] ñã chỉ ra những ñặc ñiểm cấu trúc của các thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả ñiều tra tổng quát về tình hình rừng miền Bắc Việt Nam từ năm 1961 ñến năm 1965. Nhân tố cấu trúc ñầu tiên ñược nghiên cứu là tổ thành và thông qua ñó một số quy luật phát triển của các hệ sinh thái rừng ñược phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất Thái Văn Trừng (1978) [30] ñã tiến hành phân chia thực vật rừng nhiệt ñới Việt Nam ñiển hình thành 5 tầng: tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C). Việc áp dụng phương pháp vẽ "biểu ñồ phẫu diện" sau khi ñã ño chính xác vị trí, chiều cao và ñường kính thân cây, bề rộng và bề dày tán lá của toàn bộ những cây gỗ (tầng A) trên một dải hẹp ñiển hình của khu tiêu chuẩn theo Richards và Davids (1934) ñã thể hiện khá rõ sự phân chia theo tầng của thực vật trong hệ sinh thái rừng. Bên cạnh ñó, tác giả này còn dựa vào 4 tiêu chuẩn ñể phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, ñó là dạng sống ưu thế của những thực vật trong tầng cây lập quần, ñộ tàn che nền ñất ñá của tầng ưu thế, hình thái sinh thái lá và trạng thái mùa của tán lá. Như vậy, các nhân tố cấu trúc rừng ñược vận dụng triệt ñể trong phân loại rừng theo quan ñiểm sinh thái phát sinh quần thể. Trong những năm gần ñây, do có sự hỗ trợ của các phần mềm tính toán nên có rất nhiều công trình nghiên cứu ñịnh lượng về cấu trúc rừng, nổi bật là các công trình của các tác giả sau: Đồng Sỹ Hiền (1974) [13] dùng hàm Meyer và hệ ñường cong Poisson ñể nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu ñộ thon cây ñứng ở Việt Nam. Nguyễn Hải Tuất (1975) ñã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách ñể biểu diễn 17
- cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng,... Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trong thời gian qua cho thấy việc nghiên cứu cấu trúc rừng ở nước ta ñã có những bước phát triển nhanh chóng và có nhiều ñóng góp nhằm nâng cao hiểu biết về rừng, nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu cũng như sản xuất kinh doanh rừng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cấu trúc rừng gần ñây thường thiên về việc mô hình hoá các quy luật kết cấu lâm phần và việc ñề xuất các biện pháp kỹ thuật tác ñộng vào rừng thường thiếu yếu tố sinh thái nên chưa thực sự ñáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn ñịnh lâu dài. Bởi lẽ bản chất của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là giải quyết những mâu thuẫn sinh thái phát sinh trong quá trình sống giữa các cây rừng và giữa chúng với môi trường. Vì vậy, ñể ñề xuất ñược các biện pháp kỹ thuật lâm sinh làm cơ sở cho việc phục hồi và bảo tồn, ñòi hỏi nghiên cứu cấu trúc rừng một cách ñầy ñủ và phải ñứng trên quan ñiểm tổng hợp về sinh thái học, lâm học và sản lượng. Nghiên cứu xác ñịnh mối quan hệ sinh thái của các loài ưu thế trong lâm phần có Cẩm lai vú phân bố là một trong các nội dung nghiên cứu của ñề tài ñể làm cơ sở cho việc ñịnh hướng phục hồi loài cây này theo xu hướng tuân theo các quy luật tự nhiên 1.2.4. Nghiên cứu về tái sinh Vấn ñề nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên một cách hệ thống và ñầy ñủ ở nước ta còn hạn chế. Một số kết quả nghiên cứu về tái sinh thường ñược ñề cập trong các công trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học và một phần công bố trên các tạp chí. Khi bàn về vấn ñề ñảm bảo tái sinh trong khai thác, Phùng Ngọc Lan (1964) ñã nêu kết quả tra dặm hạt Lim xanh (Erythrophleum fordii) dưới tán rừng ở lâm trường Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ngay từ ñầu giai ñoạn nảy mầm, bọ xít là nhân tố ảnh hưởng ñáng kể ñến tỷ lệ nảy mầm. Trong giai ñoạn từ 1962 ñến 1969, Viện Điều tra - Quy hoạch Rừng ñã ñiều tra tình hình tái sinh tự nhiên theo các "loại hình thực vật ưu thế" rừng thứ sinh ở 18
- Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và Lạng Sơn (1969). Đáng chú ý là kết quả ñiều tra tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu (1962 - 1964) bằng phương pháp ño ñếm ñiển hình. Từ kết quả ñiều tra tái sinh, dựa vào mật ñộ cây tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) [23] ñã phân chia khả năng tái sinh rừng thành 5 cấp: rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu với mật ñộ tái sinh tương ứng là trên 12.000 cây/ ha, 8.000 - 12.000 cây/ha, 4.000 - 8.000 cây/ ha, 2.000 - 4.000 cây/ ha. Nhìn chung nghiên cứu này mới chỉ chú trọng ñến số lượng mà chưa ñề cập ñến chất lượng cây tái sinh. Cũng từ kết quả ñiều tra trên, Vũ Đình Huề (1975) ñã tổng kết và rút ra nhận xét, tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam mang những ñặc ñiểm tái sinh của rừng nhiệt ñới. Dưới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài cây tái sinh tương tự như tầng cây gỗ; dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ kém giá trị và hiện tượng tái sinh theo ñám ñược thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố số cây không ñều trên mặt ñất rừng. Những nhận xét trên sẽ ñược ñề tài vận dụng trong việc ñánh giá mật ñộ tái sinh của Cẩm lai vú ñể có thể nhận biết ñược chiều hướng phát triển của rừng trong tương lai. Khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978) [30] ñã nhấn mạnh tới ý nghĩa của ñiều kiện ngoại cảnh ñến các giai ñoạn phát triển của cây tái sinh. Theo tác giả, ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và ñiều khiển quá trình tái sinh tự nhiên ở cả rừng nguyên sinh lẫn rừng thứ sinh. Nguyễn Văn Trương (1983) [31] ñã ñề cập mối quan hệ giữa cấu trúc quần xã thực vật rừng với tái sinh tự nhiên trong rừng hỗn loài. Trong một công trình nghiên cứu về cấu trúc, tăng trưởng trữ lượng và tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài ở ba vùng kinh tế (sông Hiếu, Yên Bái và Lạng Sơn), Nguyễn Duy Chuyên ñã khái quát ñặc ñiểm phân bố của nhiều loài cây có giá trị kinh doanh và biểu diễn bằng các hàm lý thuyết. Từ ñó làm cơ sở ñịnh hướng các giải pháp lâm sinh cho các vùng sản xuất nguyên liệu [6]. Trần Cẩm Tú (1998) [34] tiến hành nghiên cứu tái sinh tự nhiên sau khai thác chọn ở Hương Sơn, Hà Tĩnh và ñã rút ra kết luận áp dụng phương thức xúc tiến tái sinh tự nhiên có thể ñảm bảo khôi phục vốn rừng, ñáp ứng mục tiêu 19
- sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật tác ñộng phải có tác dụng thúc ñẩy cây tái sinh mục ñích sinh trưởng và phát triển tốt, khai thác rừng phải ñồng nghĩa với tái sinh rừng, phải chú trọng ñiều tiết tầng tán của rừng; ñảm bảo cây tái sinh phân bố ñều trên toàn bộ diện tích rừng. Những kết luận trên ñây có thể sử dụng ñể tham khảo cho những ñề xuất biện pháp mở tán rừng, chặt cây gieo giống, phát dọn dây leo cây bụi và sau khi khai thác phải tiến hành dọn vệ sinh rừng. Đây là các cơ sở ñược tham khảo cho việc ñề xuất các biện pháp kỹ thuật tác ñộng vào rừng khi nghiên cứu phân bố cây tái sinh trên mặt ñất của loài Cẩm lai vú. Trần Ngũ Phương (2000) [29] khi nghiên cứu các quy luật phát triển rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam ñã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng tự nhiên như sau: "Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng, khi tầng trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp nếu chỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện sau khi nó tiêu vong, hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung gian xuất hiện thay thế, nhưng về sau, dưới lớp thảm thực vật trung gian này sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ ñược phục hồi". Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu quy luật phát triển của các loại hình rừng tự nhiên, xây dựng bảng cân ñối giữa một bên là mặt thoái hoá và một bên là mặt phục hồi tự nhiên, tác giả này và các cộng tác viên ñã kết luận: "mặt phục hồi tự nhiên không bao giờ cân ñối ñược với mặt thoái hoá về số lượng cũng như chất lượng, nên muốn ñảm bảo cho ñất nước một ñộ che phủ thích hợp, chúng ta không thể trông cậy vào quy luật tự tái sinh tự nhiên mà chỉ có thể ñi theo con ñường tái sinh nhân tạo và phương thức chặt tỉa kết hợp với tái sinh tự nhiên hiện nay phải bị lên án". Thực tế cho thấy, với ñiều kiện nước ta hiện nay, nhiều khu vực vẫn phải trông cậy vào tái sinh tự nhiên còn tái sinh nhân tạo mới chỉ ñược triển khai trên quy mô hạn chế. Vì vậy, những nghiên cứu ñầy ñủ về tái sinh tự nhiên cho từng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 278 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 207 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 55 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 49 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 132 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn